Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Báo cáo đề tài khoa học cấp trường về sản xuất rau an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.69 KB, 61 trang )

BÁO CÁO THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2015

Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển rau an toàn trên địa bàn huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang

Mã số:
Họ tên chủ nhiệm đề tài: Sv. Nguyễn Văn Tâm – Lớp DL-KETOAN 3A
Giảng viên hướng dẫn:Ts. Nguyễn Hải Nam – Giảng viên Khoa Kinh tế - Tài chính

Bắc Giang, Tháng 12 Năm 2015
1


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã phát triển đã tạo ra nguồn cung
cấp lương thực, thực phẩm phong phú và ổn định cho người tiêu dùng trong nước.Tuy
nhiên, các kỹ thuật sản xuất vẫn còn tập trung chủ yếu vào phát triển số lượng hơn là chất
lượng sản phẩm, đặc biệt còn hạn chế trong việc áp dụng các qui phạm thực hành nông
nghiệp tốt.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng tăng
cao, chính vì vậy nhu cầu cuộc sống cũng tăng cao hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn.
Trước kia chúng ta chỉ cần ăn no, mặc ấm nhưng ngày nay thì muốn ăn ngon mặc đẹp,
đặc biệt là khi chúng ta đang gia nhập AFTA và tổ chức thương mại quốc tế (WTO) và
này 5/10/2015 đã ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) yêu cầu lớn
nhất trong thời đại hiện nay của chúng ta là sản xuất và bán ra những thực phẩm an toàn
đáp ứng được nhu cầu cao của trong nước và thế giới.
Rau là thực phẩm rất cần thiết đối với con người và là sản phẩm không thể thay
thế, bởi rau xanh cung cấp các chất quan trọng cho sự phát triển của con người như
vitamin và chất khoáng, chất xơ... Rau còn có ý nghĩa kinh tế khác như là loại cây lương


thực, là loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao, và là nguồn nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp chế biến.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng, thuốc bảo
vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy, vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc
biệt quan tâm. Sản xuất rau an toàn đang là yếu tố quan trọng trong phát triển nông
nghiệp theo hướng hàng hóa hiện nay.
Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ sản xuất mới chỉ quan tâm đến năng suất và sản
lượng rau mà ít quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên tình trạng sử
dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng lúc, đúng cách vẫn thường xuyên xảy
ra như: bón quá nhiều đạm, bón phân muộn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh
mục trên các loại rau ăn lá và không bảo đảm thời gian cách ly gây ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ người tiêu dùng. Biểu hiện trước mắt có thể là ngộ độc, rối loạn tiêu hoá,
trụy tim mạch có thể gây tử vong, còn về lâu dài các chất độc hại tích luỹ trong cơ thể là
nguy cơ phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.

2


Tại Việt Nam, việc sản xuất rau an toàn hiện đang là xu thế mới và là hướng đi
đúng đắn của nhiều bà con nông dân.Việc sản xuất rau a toàn luôn đòi hỏi một sự quản lí
chặt chẽ, đòi hỏi sự ghi chép các chi tiết từ khâu xử lý đất trồng, nguồn nước tưới tiêu, sử
dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thời gian cách ly với phân thuốc trước khi thu hoạch đến
khâu thu hoạch sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản xuất
rau an toàn bao giờ cũng cao hơn giá rau sản xuất bằng phương pháp truyền thống, nhờ
đó giá trị thu được trên cùng một diện tích canh tác rau được nâng lên đáng kể góp phần
tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn vẫn gặp khó khăn do chưa có đơn vị
nào đứng ra xác nhận chất lượng nên người tiêu dùng khó phân biệt được rau an toàn hay
không an toàn. Mặc dù vậy, sản phẩm rau bảo đảm vệ sinh vẫn là sự lựa chọn hàng đầu

của các tổ chức, trường học, doanh nghiệp có bếp ăn tập thể với số lượng lớn và lâu dài.
Vấn đề cơ bản hiện nay việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý, kết hợp
với đầu tư hệ thống nhà lưới, xây dựng vùng sản xuất tập trung với khối lượng lớn và
chủng loại phong phú, đi liền với việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ có sự xác nhận chất
lượng của các cơ quan chức năng để cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.
Việt Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang , có điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho phát triển kinh tế, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ
tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nên sản xuất rau của huyện Việt Yên những năm
qua đạt hiệu quả cao. Một trong những lợi thế để phát triển nông nghiệp sạch ở Việt Yên
là phát triển các vùng rau an toàn cùng với nâng cấp các vùng hoa.Tuy nhiên, để mở rộng
quy mô phát triển nông nghiệp sạch Việt Yên cũng đang đứng trước những khó khăn về
quy hoạch vùng sản xuất và tạo dựng thương hiệu sản phẩm. Đồng thời việc lạm dụng
phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật cùng với tập quán canh tác truyền thống làm
cho chất lượng rau nói chung và rau an toàn nói riêng không đảm bảo làm ảnh hưởng đến
việc phát triển bền vững trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Vì vậy việc xây dựng hệ
thống sản xuất rau an toàn theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ góp phần vào việc bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ người tiêu dùng đang là vấn đề được các cấp,
các ngành và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
Trước những nhu cầu tiêu thụ rau an toàn ngày càng tăng về số lượng và đòi hỏi
nghiêm ngặt về chất lượng rau. Sản xuất rau an toàn bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng,
không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay, mà còn góp phần nâng
cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và
ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất. Xuất phát từ lợi ích của người sản xuất rau
và tình hình thực tế sản xuất rau của huyện, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng và
3


giải pháp phát triển rau an toàn trên địa bàn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang ” nhằm
góp phần thực hiện tốt đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2015-2020” ở
Bắc Giang và đưa ra những giải pháp phù hợp với địa phương để phát triển sản xuất rau

an toàn theo hướng phát triển bền vững.
1.2.MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển rau an toàn trên địa bàn huyện Việt Yên , từ đó đưa
ra giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Viêt
Yên.
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng về số lượng chất lượng và an toàn thực phẩm đến năm 2020
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung 1: Cơ sở khoa học về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Nội dung 2: Thực trạng phát triển và tiêu thụ rau an toàn của huyện Việt Yên tỉnh Bắc
Giang
Nội dung 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại
huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu phát triển rau an toàn tại huyện Việt Yên –Tỉnh Bắc Giang.
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn huyện Việt Yên –Tỉnh Bắc Giang.
1.3.3 Phạm vi thời gian:
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 20104


2015.Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 01/01/2015 đến tháng 31/12/2015
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT RAU AN TOÀN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp sạch
Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất
nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm
không khí, đất và nước, tối ưu về sức khoẻ và hiệu quả của các cộng đồng sống phụ
thuộc lẫn nhau giữa cây trồng, vật nuôi và con người (Codex Alimentarius, FAO/WHO,
2001).
Ngoài ra, còn có thể hiểu “nông nghiệp hữu cơ (còn gọi là nông nghiệp sinh thái,
nông nghiệp sạch) là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả đảm
bảo hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và
công bằng xã hội. Hệ thống sản xuất hữu cơ là nhiều hơn hệ thống sản xuất mà bao gồm
hoặc loại trừ một số vật tư đầu vào” (IFOAM - Liên đoàn các phong trào nông nghiệp
hữu cơ quốc tế, 2002).
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có hai quan niệm về nền nông
nghiệp sạch, đó là Nông nghiệp sạch tuyệt đối và Nông nghiệp sạch tương đối.
- Nông nghiệp sạch tuyệt đối là nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học. Ở
nền nông nghiệp này, người ta áp dụng các biện pháp hữu cơ và sinh học, trở lại chế độ
canh tác tự nhiên, không dùng các loại phân bón hóa học hay thuốc BVTV. Các loại cây
trồng được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới và cách ly với các yếu tố độc hại của môi
trường bên ngoài. Hầu như, nền nông nghiệp này chỉ được áp dụng ở các nước phát triển,
vì họ có điều kiện về tài chính để đầu tư vốn và cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp.
- Nông nghiệp sạch tương đối là nền nông nghiệp có sự kết hợp các biện pháp
thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về khoa học công nghệ sinh học, kỹ thuật
cao với các biện pháp hữu cơ, sinh học để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc sử dụng
phân bón hóa học và thuốc BVTV, nhằm hạn chế tối đa tác động xấu của sản xuất đến
môi trường. Đồng thời các sản phẩm sản xuất ra có dư lượng chất hóa học, kim loại nặng
và độc tố ở mức cho phép. Nền nông nghiệp này đang được áp dụng ở các nước đang
phát triển.
5



2.1.1.2 Phương pháp sản xuất nông nghiệp sạch
“Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô
nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường” (Luật
Bảo vệ Môi trường Việt Nam, 1994). Thực hiện phương pháp sản xuất nông nghiệp sạch
đồng nghĩa với thực hiện loại bỏ sử dụng hoá chất nông nghiệp tổng hợp, bảo vệ đất,
phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng giống cây, con đảm bảo đúng
tiêu chuẩn của nông nghiệp sạch.
Nâng cao độ phì cho đất được coi là nền tảng của phương pháp canh tác hữu cơ.
Các giải pháp được đưa ra bao gồm luân canh, gieo trồng che phủ, phủ bồi thảm mục, sử
dụng phân xanh và phân chuồng ủ ngấu. Đặc điểm then chốt của phương pháp canh tác
hữu cơ là không chấp nhận các sản phẩm biến đổi gen, cả thực vật và động vật. Kể từ
năm 1998, các sinh vật biến đổi gen bị loại bỏ tuyệt đối ra khỏi phương pháp sản xuất
hữu cơ. Tuy nhiên, người ta vẫn lo ngại phấn hoa từ các cây trồng biến đổi gen đang
ngày càng gây ô nhiễm cho các cây sản xuất theo phương pháp hữu cơ, tạo ra ô nhiễm di
truyền.
2.1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về rau an toàn
2.1.2.1.Khái niệm rau an toàn
Theo cách hiểu thông thường hiện nay thì rau an toàn là loại rau được sản xuất
trong điều kiện bình thường, có thể sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu nhưng phải
đảm bảo thời gian cách ly để tránh gây ngộ độc khi sử dụng.
- Theo quy định hiện hành của nhà nước (tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN
ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT); được sản xuất, sơ chế theo quy trình
sản xuất, sơ chế rau an toàn; tiến tới sản xuất, sơ chế theo quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt cho rau quả tươi tại Việt Nam (VietGAP).
- RAT là sản phẩm rau tươi đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng kim
loại nặng, hàm lượng Nitrat (NO3-), vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
theo quy định hiện hành của nhà nước (tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày
15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT); được sản xuất, sơ chế theo quy trình sản
xuất, sơ chế RAT; tiến tới sản xuất, sơ chế theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp

tốt cho rau quả tươi tại Việt Nam (VietGAP).

6


Theo Trần Khắc Thi [9], sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu sau:
+ Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn và tạp chất, thu và đóng gói đúng
độ chín, không có triệu chứng bệnh, có bao bì vệ sinh, hấp dẫn.
+ Sạch, an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc BVTV, dư
lượng nitrat (NO3), dư lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây hại không vượt quá
ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới.
Theo quan điểm của các nhà khoa học thì nông nghiệp hữu cơ là một phương thức
sản xuất cấm dùng các hóa chất tổng hợp mà dựa trên trên cở sở sử dụng các chất hữu cơ
và luân canh cây trồng có mục tiêu tôn trọng môi trường và bảo vệ các mối cân bằng của
đất và hệ sinh thái nông nghiệp. Đây là hướng sản phẩm an toàn, do vậy rau hữu cơ là
rau được canh tác bằng phương pháp canh tác hữu cơ, cùng với sự kiểm soát chặt chẽ từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Tóm lại, rau an toàn là loại rau không dập nát, úa, hư
hỏng, không có đất, bụi bám quanh, không chứa các hóa chất độc hại, hàm lượng nitrat
(NO3), kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV cũng như vi sinh vật gây hại phải được hạn
chế theo tiêu chuẩn an toàn và được trồng trên các vùng đất không bị ô nhiễm kim loại
nặng. Canh tác theo những quy trình kỹ thuật tổng hợp, hạn chế sử dụng phân bón hóa
học và thuốc BVTV.
2.1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất rau an toàn
Hiện nay, ở nước ta đang áp dụng nhiều quy trình sản xuất rau an toàn như quy
trình IPM, quy trình rau hữu cơ... và gần đây nhất Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn đã ban hành quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) trong sản xuất rau.
a, Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM
Quản lý dịch hại tổng hợp (gọi tắt là IPM) là một hệ thống điều khiển dịch hại
bằng cách sử dụng hài hòa những biện pháp kỹ thuật một cách thích hợp trên cơ sở phân

tích hệ sinh thái đồng ruộng một cách hợp lý để giữ cho chủng quần dịch hại luôn ở dưới
ngưỡng gây hại kinh tế.
IPM trong sản xuất rau được biểu hiện dưới 3 hình thức cơ bản đó là:
+ Trồng rau an toàn ngoài đồng ruộng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Với
đặc điểm là quá trình sản xuất diễn ra hoàn toàn ngoài điều kiện tự nhiên nên phụ thuộc
7


khá nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu và thường bị các loại sâu hại phá hại, nhưng do
chi phí sản xuất thấp nên đây và là hình thức được người nông dân áp dụng rộng rãi.
+ Trồng rau an toàn trong điều kiện có che chắn (nhà lưới, nhà kính...). Ưu điểm
của phương pháp này là hạn chế được sâu bệnh hại, cỏ dại nên ít phải sử dụng thuốc
BVTV đồng thời rút ngắn được thời gian sinh trưởng của rau, mang lại năng suất cao.
Nhược điểm của phương thức này đó là chi phí đầu tư lớn, giá thành sản xuất cao nên
chưa được sản xuất trên diện rộng.
+ Phương pháp thủy canh trong sản xuất rau an toàn mới được áp dụng những
năm gần đây. Phương pháp này có ưu điểm là có thể sản xuất rau sạch, rau an toàn trong
điều kiện thiếu đất, nước hoặc là nguồn đất, nước bị ô nhiễm, giúp giảm được công lao
động do ít phải chăm sóc, ít sâu bệnh và năng suất cao. Hiện nay đầu tư cho hình thức
sản xuất này còn khá cao và còn nhiều vấn đề về dung dịch trồng rau nên vẫn chưa được
phát triển nhân ra diện rộng.
b, Quy trình sản xuất rau hữu cơ
Dự án trồng rau hữu cơ do Hội Nông dân Việt Nam kết hợp với tổ chức phát triển
nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch (ADDA) triển khai tại Việt Nam từ năm 2005. Cách
trồng rau hữu cơ này có đặc điểm khác so với rau an toàn đó là rau an toàn được sản xuất
theo quy trình nghiêm ngặt, nhưng vẫn có thể sử dụng thuốc BVTV nếu cần và chỉ cần
đủ thời gian cách ly còn rau hữu cơ thì sản xuất với 3 điều kiện cơ bản đó là: không phân
bón – hóa chất; không phun thuốc trừ sâu độc hại; và không có tồn dư chất kháng sinh.
c, Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap)
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam gọi tắt

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices): là những nguyên tắc, trình tự, thủ
tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao
chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu
dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Là quy trình do Bộ Nông nghiệp và nông thôn ban hành vào tháng 1/2008 về các
quy định trong sản xuất rau an toàn từ sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, chế biến và
vận chuyển nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đến
mức tối đa những mối nguy tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý.

8


2.1.2.4 Điều kiện và tiêu chuẩn cơ bản để sản xuất rau an toàn
a, Điều kiện sản xuất rau an toàn
- Nhân lực:
+ Người sản xuất phải được huấn luyện, đào tạo qua các lớp huấn luyện IPM rau
(nếu sản xuất theo VietGAP thì phải được huấn luyện về kỹ thuật sản xuất RAT theo
VietGAP) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đào tạo và cấp Giấy chứng nhận.
+ Người sản xuất phải thực hiện đúng Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT.
+ Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT phải có cán bộ chuyên ngành trồng trọt hoặc
BVTV từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất RAT.
- Đất trồng và giá thể:
+ Vùng đất sản xuất RAT phải ở trong Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất
RAT. Không chịu ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ
các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao
thông lớn.
+ Giá thể sản xuất RAT phải làm từ những vật liệu an toàn, phù hợp với sản xuất
rau, không bị nhiễm bẩn, không được pha trộn các loại hóa chất và phân bón độc hại,
ngoài danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam.
+ Hàm lượng một số kim loại trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá

trình sản xuất phải dưới mức quy định tối đa cho phép theo quy định hiện hành. Trường
hợp có kim loại trong đất vượt ngưỡng cho phép thì phải được cơ quan chuyên môn lấy
mẫu rau đại diện để kiểm tra kim loại nặng đó trong rau. Nếu hàm lượng kim loại nặng
trong rau dưới mức quy định tối đa cho phép thì vẫn công nhận vùng đất đó đảm bảo để
sản xuất RAT nhưng định kỳ hàng năm phải lấy mẫu rau phân tích kiểm tra.
- Nước tưới:
+ Chỉ sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện
hành. Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải đô thị, nước thải từ bệnh viện,
khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới rau.
+ Hàm lượng một số hóa chất và kim loại nặng trong nước trước khi sản xuất và
trong quá trình sản xuất nằm dưới mức quy định tối đa cho phép theo quy định hiện
hành.
9


+ Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho
người theo quy định hiện hành.
- Phân bón:
+ Chỉ sử dụng phân hữu cơ hoại mục, tuyệt đối không được sử dụng phân tươi.
Nghiêm cấm xây các bể chứa phân tươi trên đồng, ruộng để bón, tưới cho rau.
+ Sử dụng hợp lý, cân đối tỷ lệ các loại phân vô cơ, hữu cơ theo quy định cụ thể
trong quy trình kỹ thuật sản xuất RAT.
- Thuốc BVTV:
Sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng trên rau theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ưu tiên sử dụng thuốc
BVTV sinh học, nguồn gốc sinh hoạt. Nghiêm cấm sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc
hóa học có độ độc cao và thuốc BVTV cấm. Hạn chế sử dụng chất kích thích sinh trưởng
trên rau. Đảm bảo thời gian cách ly theo quy định trên nhãn thuốc khi thu hái sản phẩm.
- Quy trình sản xuất RAT:
Người sản xuất RAT phải tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất RAT do cơ quan có

thẩm quyền ban hành đối với từng loại rau. Trường hợp loại rau chưa được ban hành quy
trình thì áp dụng tương tự theo quy trình sản xuất RAT của loại rau khác cùng nhóm.
- Người sản xuất: phải thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất RAT và cam kết đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
b, Tiêu chuẩn về quy trình sản xuất rau an toàn
- Môi trường sản xuất rau an toàn: bao gồm đất, nước, không khí... phải
đảm bảo trong lành, không bị bẩn do nước thải của khu công nghiệp, bệnh viện.
- Phương thức và trình độ sản xuất: rau an toàn cần phải được sản xuất trong vùng
đã được quy hoạch, có tổ chức và quản lý chặt chẽ. Người sản xuất phải tự nguyện, tự
giác, có kiến thức và tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật mới.
- Đất trồng: phải cao ráo, dễ thoát nước, thích hợp với sinh trưởng và phát triển
của cây rau. Đất không nhiễm độc kim loại nặng, thuốc BVTV hóa học và dư lượng
nhiều chất hữu cơ chưa phân hủy hết. Bên cạnh đó, đất trồng rau an toàn phải xa khu
công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, đường quốc lộ ít nhất 200m và các vùng gây ô
nhiễm.
10


- Giống và thời vụ gieo trồng: phải chọn giống tốt, những cây con phải khỏe
mạnh, không mang mầm bệnh, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Trước khi gieo
trồng, hạt giống cần được xử lý cẩn thận theo đúng quy trình hướng dẫn. Thời vụ gieo
trồng phải thích hợp với từng loại giống.
- Nước tưới: do rau chiếm 90% là nước nên nước tưới ảnh hưởng rất lớn đến sản
lượng và chất lượng của rau. Rau an toàn cần phải tưới bằng nước sạch hay nước đã qua
xử lý, lọc bẩn và các chất ô nhiễm khác.
- Phân bón: nghiêm cấm dùng phân tươi để bón hay tưới cho cây rau, chỉ được
dùng phân chuồng đã ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ hỗn hợp, khoáng
theo tỷ lệ cân đối. Sử dụng phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng của các đơn vị
được phép sản xuất, dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn.
- Phòng trừ sâu bệnh: thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng

hợp IPM. Không được dùng các loại thuốc hóa học đã cấm sử dụng, những loại tiêu diệt
cả thiên địch. Thuốc BVTV được sử dụng phải đảm bảo có độ phân giải nhanh, đúng liều
lượng và đảm bảo thời gian cách ly cho phép.
2.1.3 Đặc điểm và tiêu chuẩn của rau an toàn
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên các
diện tích đất có thành phần hoá thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng
kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật
và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình
nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước). Nhờ vậy,
rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý có thẩm
quyền của Nhà nước đặt ra.
Trong quá trình sản xuất rau an toàn, người ta phải sử dụng những loại phân bón
có nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Mặc dù trong rau
an toàn còn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại nhưng không đến mức ảnh hưởng
tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của sản
phẩm rau an toàn được thể hiện trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng như sau:
- Về tiêu chuẩn hình thái: Sản phẩm rau được thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu
cầu cảu từng loại rau, đúng độ chin kỹ thuật (hay thương phẩm); không dập nát, hư thối,
không lẫn tạp chất, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp
- Về chỉ tiêu nội chất: rau an toàn phải đảm bảo các quy định mức cho phép:
11


+ Dư lượng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng nitrat (NO3) tích luỹ trong sản phẩm rau (Phụ lục 1 - Bảng 2.1)
+ Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như E. coli, Samonella sp… và ký sinh
trùng đường ruột như trứng giun đũa Ascaris sp… (Phụ lục 1 - Bảng 2.2)
+ Hàm lượng tích luỹ của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb), thuỷ ngân
(Hg), Asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu)… (Phụ lục 1 - Bảng 2.3)
Sản phẩm rau chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàm lượng tồn dư

của các chỉ tiêu nêu trên không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn quy định.
Trong đời sống hàng ngày, rau an toàn thường được gọi là rau sạch. Vì vậy, cần có sự
phân biệt một cách chính xác hơn. Khái niệm rau sạch sử dụng để chỉ các loại rau có chất
lượng tốt, với dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd...), nitrat
cũng như các vi sinh vật có hại đối với sức khoẻ con người ở dưới mức tiêu chuẩn cho
phép theo tiêu chuẩn của FAO, WTO hoặc tiêu chuẩn Việt Nam. Đây là các chỉ tiêu quan
trọng nhất nhằm xác định mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho rau quả “sạch”.
Rau sạch (sạch hoàn toàn) là loại rau được sản xuất bằng công nghệ sinh học, hoàn toàn
không sử dụng phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật. rau sạch được sản xuất theo quy
trình vệ sinh đồng ruộng, bón phân sinh học và phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh
học. Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn
nhiều so với rau an toàn.
Sản xuất rau an toàn là một bộ phận của ngành sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh
những đặc điểm chung thì sản xuất rau an toàn còn có những đặc điểm riêng:
Khi trồng rau an toàn người sản xuất phải xử lý kỹ vườn ươm để phòng chống
sâu, bệnh cho cây giống.
Rau an toàn là loại rau yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như lao động
lớn hơn cây trồng khác.
Là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có nhiều loại sâu bệnh hại, cần phải
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng quy định (về liều lượng, chủng loại, thời
gian…) và tổ chức sử dụng lao động hợp lý, khoa học để vừa cho năng suất, sản lượng
cao, vừa đảm bảo chất lượng.
Có sự đòi hỏi rất nghiêm ngặt của thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, người
sản xuất phải tôn trọng các tiêu chuẩn chất lượng thì sản phẩm mới tồn tại được trên thị
12


trường.
Rau an toàn là sản phẩm tươi sống, có hàm lượng nước cao, cồng kềnh, dễ hư
hỏng, khó vận chuyển và bảo quản nên thường được tiêu thụ tại chỗ.

Tiêu thụ rau mang tính thời vụ nên lượng cung cấp và giá bán là hai yếu tố biến
động tỷ lệ nghịch với nhau. Sự khan hiếm vào đầu vụ và cuối vụ làm cho giá bán tăng và
giá bán giảm vào giữa vụ do lượng cung tăng.
Môi trường sản xuất rau an toàn như đất, nước, không khí cần phải sạch, trong
lành, không bị nhiễm bẩn do nước thải, chất thải của thành phố, của các khu công nghiệp,
bệnh viện và khí thải xe cơ giới.
Rau phải được sản xuất ở những nơi đã quy hoạch và có sự quản lý chặt chẽ về
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Người sản xuất phải tự nguyện, tự giác, có kiến thức và
tiếp thu được quy trình sản xuất mới.
Hạt giống được kiểm định chất lượng, có khả năng kháng sâu bệnh cao, không
chứa mầm bệnh gây hại. Trước khi gieo hạt giống hoặc cây con, cần được xử lý bằng hoá
chất hoặc bằng nhiệt và cần gieo trồng đúng thời vụ thích hợp nhất cho từng loại cây.
Đất trồng rau không được nhiễm bẩn, nhiễm độc của thuốc bảo vệ thực vật và kim
loại nặng. Cấu trúc đất trung bình, pH từ 5,5 - 6,8. Hàm lượng mùn > 1,5%. Không chứa
tàn dư sâu bệnh. Đất cao ráo, dễ thoát nước thích hợp với sinh trưởng và phát triển của
cây rau. Phải chọn đất xa khu công nghiệp, xa bệnh viện, nghĩa trang, đường quốc lộ ít
nhất 200m trở lên.
Nguồn nước sử dụng phải được lấy trực tiếp từ sông Hồng, sông Đuống hoặc từ
giếng khoan. Phải dùng nước sạch để tưới cho cây, không được dùng nước bẩn để tưới
hoặc rửa rau sau thu hoạch.
Không được dùng phân tươi để bón hoặc tưới mà chỉ dùng phân chuồng đã được ủ
hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, phân hỗn hợp hữu cơ, khoáng theo tỷ lệ cân đối. Sử dụng
phân bón qua lá, chất kích thích của các đơn vị được phép sản xuất, dùng đúng liều lượng
và theo hướng dẫn.
Áp dụng nghiêm ngặt phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (chọn giống
chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng…), không dùng thuốc bảo vệ thực
vật đã cấm sử dụng, chỉ sử dụng thuốc có độ độc thấp, thời gian phân huỷ nhanh, đảm
bảo thời gian cách ly cho phép.
13



Cần thu hoạch tại thời điểm rau đạt chất lượng tốt nhất (đúng tiến độ chín của sản
phẩm và đúng thời gian cách ly). Rau cần được phân loại theo tiêu chí chất lượng và phải
được bán ngay. Đồng thời phải có điều kiện chế biến và bảo quản theo đúng kỹ thuật
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất.

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau an toàn
Quá trình sản xuất rau an toàn không chỉ bó hẹp trong các hoạt động sản xuất mà
còn cả trong thu hoạch, chế biến, lưu thông và phân phối. Vì vậy, để có thể sản xuất ra
các loại rau an toàn đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cần phải
tính đến các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rau an toàn.
2.1.4.1 Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
Điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, chất đất, nguồn nước phục vụ cho quá
trình sản xuất là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, do rau an toàn là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư cơ sở hạ
tầng lớn nên nếu khu vực nào mà cơ sở hạ tầng không đảm bảo thì khó có thể tổ chức sản
xuất rau an toàn được.
Chính vì vậy, khác với việc sản xuất rau truyền thống, sản xuất rau an toàn đòi hỏi
phải có sự đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngăn dùng như các loại nhà che, nhà
lưới, nhà vòm, nhà kính... Nhà lưới, nhà vòm là những phương tiện sự xâm nhập của côn
trùng, bướm gây hại rau, qua đó hạn chế được sự sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - một
yêu cầu khắt khe của sản xuất rau an toàn. Ngoài ra, nhà che còn hạn chế những tác động
bất lợi của thiên nhiên như mưa to, gió lớn, nắng gắt, mưa đá, sương muối…, từ đó giúp
cho rau không bị thương tổn do va chạm cơ học. Điều này góp phần đáng kể vào việc giữ
chất lượng cho rau an toàn.
Bên cạnh hệ thống nhà che là hệ thống tưới nước khoa học, phù hợp với yêu cầu
của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Yếu tố thứ ba là các trang
thiết bị phục vụ khâu thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch như dao, kéo, các loại rổ,
khay đựng sản phẩm…Sử dụng công cụ chuyên dùng làm cho rau không bị tổn thương
trong quá trình thu hoạch, giữ được vẻ đẹp tự nhiên, làm tăng vẻ hấp dẫn của sản phẩm.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng năng suất lao động, qua đó góp phần hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả để phát triển bền vững. Sơ chế sản
phẩm sau thu hoạch nhằm giữ cho rau an toàn không bị nhiễm bẩn trong quá trình lưu
thông phân phối là rất cần thiết. Vì vậy, người sản xuất cần nhận thức đầy đủ về tầm
14


quan trọng của công nghệ sau thu hoạch và vận chuyển lưu thông. Như vậy, có thể nói,
các yếu tố vật chất cơ bản như nhà lưới, nguồn nước sạch, đường điện, giao thông,
phương tiện vận chuyển, trang thiết bị phục vụ sơ chế có ảnh hưởng nhất định đối với
việc sản xuất rau an toàn. Nếu muốn sản xuất rau an toàn phát triển thì cần có cơ sở hạ
tầng chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đảm bảo cơ sở chuẩn cho sản xuất rau an toàn là
một vấn để khó khăn đối với người sản xuất khi kinh phí hạn hẹp, đòi hỏi phải có sự hỗ
trợ cần thiết.
2.1.4.2 Yếu tố kỹ thuật canh tác
Kinh nghiệm, tập quán và trình độ kỹ thuật của người sản xuất ảnh hưởng nhiều
đến việc bố trí cơ cấu cây trồng và chất lượng sản phẩm. Trong đó, kỹ thuật canh tác rau
an toàn là yếu tố ảnh hưởng khá mạnh để tạo ra rau an toàn. Sản xuất rau an toàn phải
tuân thủ các quy định chặt chẽ về đất, nước, môi trường và quy trình kỹ thuật canh tác
thân thiện với môi trường. Nếu không tuân thủ các quy định đó thì sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm và rau an toàn sẽ không còn là rau an toàn.
Để sản xuất được rau toàn thì đất trồng rau an toàn phải có các đặc điểm lý, hoá,
sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây rau. Đất không bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, lò
giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, không được ở gần đường giao thông lớn.
Quá trình sản xuất phải tuân thủ các quy định về sử dụng phân bón, chỉ sử dụng
các loại phân bón trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam,
phân hữu cơ đã qua xử lý, bảo đảm không còn nguy cơ ô nhiễm hoá chất vi sinh vật gây
hại. Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như phân chuồng tươi,
nước giải, phân chế biến từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp để bón trực tiếp cho

rau. Sử dụng phân bón đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và cách bón theo quy
trình trồng trọt rau an toàn cho từng loại rau.
Nước tưới cho rau phải là nguồn nước không bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật và hoá
chất độc hại. Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý; nước thải từ các
bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước
phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau.
Người sản xuất cần có ý thức và tuân thủ các quy định về luân canh, xen canh hợp
lý giữa các loại rau và giữa rau và các cây trồng khác để không tạo điều kiện cho sâu
bệnh phát triển. Thực hiện thường xuyên khâu vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nguồn sâu
bệnh hại và ô nhiễm khác.
15


Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau và sản xuất rau an toàn
theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Sử dụng nhà lưới, nhà màng cách ly côn
trùng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại rau và điều kiện sinh thái của từng
vụ, từng vùng. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu bệnh hại để phòng
trừ kịp thời, áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt
bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá
học để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hoá học
phải tuân thủ 4 nguyên tắc; đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng cách và đúng thời
gian.
Rau an toàn được thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời điểm để đảm bảo năng suất
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Rau sau khi thu hoạch phải được bảo quản
bằng biện pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm.
2.1.4.3 Yếu tố về tổ chức sản xuất
Sản xuất rau an toàn muốn thành công và ngày càng phát triển thì cần có vùng
chuyên canh trồng rau an toàn vì không thể có rau an toàn khi ruộng trồng rau an toàn
nằm sát ruộng trồng hoa hoặc canh các cây trồng khác hoặc cạnh ruộng của gia đình khác
trồng rau truyền thống. Trên cơ sở quy hoạch vùng chuyên canh, cần tổ chức sản xuất

theo các mô hình hợp tác như tổ, nhóm, câu lạc bộ hoặc hợp tác xã. Nếu không tổ chức
sản xuất theo mô hình hợp tác, rất khó kiểm tra, giám sát các cá nhân vi phạm các quy
định về sản xuất rau an toàn. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu của sản
phẩm. Đồng thời, tổ chức sản xuất ở dạng hợp tác sẽ giúp cho việc liên kết trong tiêu thụ
dễ dàng hơn.
Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm cũng cần được tính đến, nếu các hộ trồng
rau có hệ thống kiểm tra nội bộ, thường xuyên ghi chép và cung cấp thông tin về quy
trình sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, lịch thời vụ gieo trồng và thu
hoạch, chủng loại rau cùng với diện tích, năng suất, chất lượng thì các sản phẩm bán ra
đều đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Song song với quá trình sản xuất rau an toàn, cần phải hình thành hệ thống thu
mua và bán buôn. Hệ thống này được trang bị kho mát để thu mua và bảo quản, dự trữ
rau quanh năm để cung cấp cho những người bán lẻ. Nhưng trên thưc tế, thực sự chưa
hình thành được các nhà phân phối lớn với đầy đủ điều kiện vật chất cần thiết để thu mua
rau an toàn cho người sản xuất vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau, trong
đó yếu tố kinh phí cũng là một lý do cơ bản. Do đó, việc tiêu thụ thẳng cho người bán lẻ
không giải quyết hết đầu ra cho người sản xuất, không khuyến khích được người sản
16


xuất.

2.1.4.4 Yếu tố thị trường
Trên thực tế, mặc dù tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của sản xuất nhưng lại
là khâu rất quan trọng đối với sản xuất, quyết định sự sống còn của sản xuất. Sản phẩm
có tiêu thụ được mới ra khỏi được khâu sản xuất, mới có thể đi vào khâu lưu thông phân
phối và sang lĩnh vực tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì vậy, tiêu thụ được sản
phẩm sẽ kích thích sản xuất, mở rộng quy mô và ngược lại, nếu sản phẩm không được
tiêu thụ sẽ hạn chế sản xuất, ảnh hưởng đến sự tồn tại của quá trình sản xuất.
Tiêu thụ RAT đòi hỏi có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và nhà kinh

doanh. Hiện nay, RAT sản xuất ra nhưng chưa đến được với người tiêu dùng là do thiếu
hoặc chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người lưu thông phân phối. Vì
vậy, đang xảy ra tình trạng rau an toàn có nguy cơ không đứng vững được trong siêu thị.
Tuy nhiên, để có thể đứng vững trên thị trường, chất lượng rau an toàn và cung
cấp rau đều đặn quanh năm là yếu tố mang tính quyết định. Muốn vậy, người sản xuất
phải thay đổi cách thức tổ chức gieo trồng truyển thống, thực hiện gieo trồng rải vụ để
giải quyết tốt đầu ra cho sản xuất, đảm bảo cung cấp rau thường xuyên và ổn định, hạn
chế tính thời vụ trong cung ứng rau. Cùng với việc cung cấp rau đầy đủ, đều đặn về số
lượng là sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Có như vậy, sản xuất rau an toàn mới có
thể tồn tại và đứng vững được.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
2.2.1 Tình hình phát triển rau an toàn trên thế giới
Trên thế giới, nhu cầu đảm bảo lương thực thực phẩm cho con người về số lượng
và chất lượng luôn được quan tâm, nhất là khi thế giới đang phảỉ đối mặt với các nguy cơ
ô nhiễm các loại nông sản. Trong đó, chất lượng của các loại rau xanh luôn được chú
trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ cho con người. Vì vậy, vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn được đặt ra và nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của nhiều nước trên thế giới.
Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất có thể đưa vào trồng trọt một lượng lớn các loại rau an
toàn khác nhau và khối lượng rau an toàn đáp ứng được khá đầy đủ nhu cầu của người
tiêu dùng.
Hiện nay có khoảng 120 chủng loại rau được sản xuất ở khắp các lục địa nhưng
chỉ có 12 loại chủ lực được trồng trên 80% diện tích rau toàn thế giới. Loại được trồng
17


nhiều nhất là cà chua 3,17 triệu ha, thứ hai là hành với 2,29 triệu ha và thứ ba là bắp cải
với 2,07 triệu ha. Riêng ở châu Á, rau được trồng nhiều nhất là đậu Hà Lan, kế đến là các
loại rau như cà chua, dưa chuột, hành, cải bắp…
Sản lượng rau trên thế giới tăng nhanh qua từng năm, theo thống kế năm 2001 của
FAO, sự gia tăng về sản lượng rau trên thế giới qua các năm đạt 375 triệu tấn vào năm

1980, 441 triệu tấn vào năm 1990, năm 2001 đạt 602 triệu tấn, lượng rau tiêu thụ bình quân
đầu người 78 kg/người/năm.
Ở các nước phát triển, công nghệ sản xuất rau, quả sạch đã hoàn thiện ở trình độ cao.
Rau sạch được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới và công nghệ thuỷ canh. Vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm nói chung và rau nói riêng đều được quy định hết sức nghiêm ngặt. Nhiều
nước ở Tây Âu, Bắc Mỹ đã có hàng chục nghìn cửa hàng bán rau sạch sinh thái để phục vụ
bữa ăn hàng ngày cho người tiêu dùng. Mỗi loại sản phẩm đưa ra bán trên thị trường đều
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và có tem nhãn rõ ràng. Tuy nhiên, mấy năm
gần đây, phương pháp phân tích dư lượng hoá chất dư lượng trên sản phẩm của Mỹ khác xa
so với sản phẩm của Anh. Điều này đặt ra yêu cầu thống nhất về phương pháp phân tích hoá
học đối với sản phẩm và thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn để kiểm tra dư lượng hoá chất
bảo vệ thực vật trong thực phẩm nói chung.
Trung Quốc là một quốc gia có tới 150 triệu người trồng rau với tỷ lệ rau cung cấp
cho thế giới khá cao, bao gồm rau tươi, rau đông lạnh và rau chế biến; các loại rau rất đa
dạng, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của từng châu lục như xuất sang châu Âu và Mỹ các
loại rau củ, hạt; sang Hàn Quốc, Nhật Bản các loại rau ăn lá. Xuất khẩu nhiều rau nhưng
Trung Quốc rất ít nhập khẩu rau, chủng loại nhập khẩu chủ yếu là ngô ngọt đông lạnh.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và sản xuất kinh doanh rau an toàn nói
riêng được quan tâm tại Trung Quốc khoảng từ năm 2000 trở lại đây, khi mà Trung Quốc đã
nhận thức được vai trò của rau an toàn. Vấn đề rau an toàn đã trở thành một vấn đề kinh tế
xã hội. Người Trung Quốc cho rằng, rau có chất lượng cao là rau phải tươi, đa dạng về
chủng loại, sạch và có ít hoá chất trong rau.
Giai đoạn 1988-1994, Chương trình quốc gia về rau được khởi xướng và mục tiêu
của chương trình là đáp ứng nhu cầu về số lượng của rau cho người tiêu dùng. Mục tiêu của
chương trình đã đạt được nhưng người tiêu dùng lại mong muốn có nhiều chủng loại rau để
lựa chọn. Trên cơ sở đó, Chương trình quốc gia về rau của Trung quốc chuyển sang một giai
đoạn mới (từ năm 1995-2001) với mục tiêu là đa dạng hoá giống rau để đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng và cũng đạt được những thành công đáng kể, từ 10 giống rau cung cấp cho
thị trường, nay là 40 giống với hệ thống nhà lưới phát triển rộng khắp. Người tiêu dùng có
18



thể mua rau tươi quanh năm. Những năm gần đây, rau Trung Quốc chuyển sang thời kỳ
mới. Chính phủ Trung Quốc đã triển khai giai đoạn 3 của Chương trình quốc gia về rau.
Trước những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, giai đoạn này được xây dựng với mục
tiêu là cung cấp rau an toàn và có chất lượng cho người tiêu dùng.
Cùng với sự phát triển của đất nước Trung Quốc, rau Trung Quốc cũng có những
bước phát triển mạnh mẽ, xu hướng phát triển đang chuyển dịch từ tăng trưởng về số
lượng sang phát triển về cơ cấu chủng loại và nâng cao chất lượng. Chính phủ Trung
Quốc đang dần hoàn thiện về hành lang pháp lý cho sự phát triển của rau, đặc biệt là rau
an toàn và có chất lượng cao. Từ đó đảm bảo sự phát triển sản xuất bền vững rau an toàn,
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với nền nông nghiệp Mỹ sản xuất rau quả là một ngành sản xuất quan trọng
và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Dù sản xuất trong nước không
đáp ứng đủ nhu cầu nội địa nhưng nó chính là công cụ để cân bằng cán cân thương mại
cho Mỹ trong nhập khẩu hàng nông sản.
Công nghệ trồng rau chủ yếu là trồng trong nhà lưới (xấp xỉ 90%). Mặc dù sản
xuất dưới hình thức hộ nông dân nhưng mỗi nông dân có một hệ thống nhà lưới cho
trồng rau. Tuy nhiên, sản xuất rau trong nhà lưới ở Mỹ chi phí rất cao, phải mất
30.000USD đến 50.000USD cho 4000 dặm vuông nhà lưới với những chi phí chủ yếu là
các dụng cụ và thiết bị xây dựng nhà lưới, chưa tính đến các đầu vào biến đổi
(R.C.Hochmuth và cộng sự, 2007)
Mặc dù sản xuất dưới quy mô hộ gia đình nhưng diện tích bình quân/hộ là rất lớn,
trung bình khoảng từ 5 đến 10 ha. Sản phẩm rau phải có đầy đủ giấy chứng nhận về chất
lượng trước khi đưa ra thị trường. Bên cạnh các sản phẩm hữu cơ thì trồng rau ở Mỹ vẫn
sử dụng các đầu vào bình thường cho một quy trình sản xuất rau như phân bón hoá học,
thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, Người nông dân sử dụng đúng quy trình kỹ thuật như đúng liều
lượng và thời gian cách ly. Người nông dân Mỹ xem sự không an toàn của rau, cũng như
chất lượng rau là một vấn đề rủi ro cuả họ mà họ luôn luôn phải đề phòng.
Ở các nước phát triển công nghệ sản xuất rau sạch đã được hoàn thiện ở một trình

độ cao, sản xuất rau sạch trong nhà lưới, nhà kính, trong dung dịch đã trở nên quen
thuộc. Một số nước như Thái Lan, Singapore... cũng đã phát triển mạnh công nghệ sản
xuất rau sạch để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các kỹ thuật sản xuất rau như
trồng rau không đất, cung cấp chất dinh dưỡng qua nước tưới, che phủ bằng nilon đã trở
nên thông dụng ở các nước này. Đặc biệt là ở Thái Lan, mặc dù điều kiện đất đai tương
tự nước ta nhưng kim ngạch xuất khẩu của nước ta chỉ bằng 2,7% kim ngạch xuất khẩu
19


của Thái Lan (12 triệu USD/445 triệu USD). Sở dĩ đạt được kết quả cao như vậy là do
Thái Lan đã rất nỗ lực trong việc chú trọng đầu tư trang thiết bị dẫn truyền công nghệ sản
xuất và chế biến tiên tiến bảo đảm điều kiện, yêu cầu chất lượng của EU, Mỹ, Nhật
Bản,... đặt ra đối với thị trường phát triển.
Tóm lại, đứng trước nguy cơ các sản phẩm nông sản, trong đó có các sản phẩm
rau bị ô nhiễm, gây nguy hại đến sức khoẻ của cả cộng đồng xã hội, người ta đã đặt ra
vấn đề là cần xây dựng và phát triển sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Vì vậy, rau an toàn
hiện nay được trồng ở mọi địa phương, mọi vùng, mọi quốc gia khác nhau. Đây chính là
cơ sở để phát triển sản xuất bền vững rau an toàn.
2.2.2 Tình hình phát triển rau an toàn ở Việt Nam
Rau là ngành hàng sản xuất đa chủng loại, có địa bàn phân bố trên hầu khắp lãnh
thổ cả nước. Sự đa dạng của các giống rau cho thấy khả năng thích nghi với điều kiện
nóng ẩm mùa hè, lạnh khô mùa đông hoặc những giống rau trái vụ, rau nhập nội có
nguồn gốc ôn đới.
Việt Nam có khả năng sản xuất đủ rau cho tiêu dùng và xuất khẩu, giá thành rau
tại ruộng rẻ. các vùng trồng rau hàng hoá và rau chuyên canh gồm vùng Trung du Bắc
Bộ, đồng bằng sông Hồng, vùng rau Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực
lân cận, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhu cầu tiêu thụ rau của thị trường trong nước
và xuất khẩu tăng nhanh trong những năm gần đây. Việc khai thác lợi thế về điều kiện
khí hậu, địa hình đã kích thích, tạo điều kiện cho nghề trồng rau phát triển.
Các chủng loại rau ở nước ta rất phong phú và có chất lượng cao. Chủng loại rau

hiện đang có tại đồng ruộng và thị trường rau Việt Nam khoảng hơn 60 loại, trong đó có
các giống rau nhập nội và lai tạo (gần 10 loại). Rau mùa đông có nhiều chủng loại hơn
rau vụ hè và năng suất cao hơn nên rau vụ đông là thế mạnh của ta so với các nước trong
khu vực. Phân nhóm theo cách sử dụng thì loại rau ăn thân và lá chiếm từ 55-56%, rau ăn
củ quả chiếm 30-35%, rau thơm và rau gia vị chiếm từ 2-3%.
Trong những năm gần đây, trước nhu cầu về thực phẩm sạch nói chung và rau an
toàn nói riêng nhằm bảo vệ sức khoẻ và chống ô nhiễm môi trường, thực hiện chủ trương
của Nhà nước, nhiều địa phương trong cả nước đã hình thành và phát triển các vùng
trồng rau an toàn gắn với tiêu thụ.
Bên cạnh các hợp tác xã rau, các doanh nghiệp cũng tích cực tham gia sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm rau an toàn như Trung tâm Sao Việt thuộc Công ty Dịch vụ bảo vệ
thực vật An Giang (thành lập từ năm 2002). Công ty cổ phần công nghệ nông lâm nghiệp
20


Việt Nam là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc đăng ký mã vạch với
thương hiệu Bảo Hà tại thị trường Hà Nội.
Sản xuất rau an toàn đang được tạo điều kiện nhằm phát triển nhanh, mạnh trong
thời gian tới. Sự phát triển của quy trình rau an toàn đã được đảm bảo và có những kết
quả đáng khích lệ. Từ đó, đang dần dần từng bước làm biến đổi thói quen tiêu dùng của
những khách hàng dễ dãi nhất và góp phần vào việc giảm thiểu những rủi ro về ô nhiễm
sinh thái, những vấn đề đang tạo ra nguy cơ thực sự cho một nước nông nghiệp như Việt
Nam. Vì vậy, phát triển bền vững sản xuất rau an toàn là một xu hướng tất yếu nhằm đáp
ứng nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng hàng hoá.
2.2.2 Tình hình phát triển rau an toàn ở Bắc Giang
Theo Quyết đinh số 245/QĐ – UBND ngày 28 tháng 12 năm 2010 của UBND
Tỉnh Bắc Giang về việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và rau chế biến tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020 trong đó có nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện cho phát triển rau
an toàn. Năm 2013, toàn tỉnh Bắc Giang có diện tích trồng rau chế biến và rau an toàn
lên 2.100 ha, trong đó vụ xuân 500 ha, vụ mùa 100 ha và vụ đông 1.500 ha. Các huyện có

diện tích trồng lớn gồm Tân Yên (480 ha), Lạng Giang (260 ha), Lục Nam (230 ha). Việt
Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận lợi
cho việc phát triển rau an toàn.
Năm 2015 diện tích rau chế biến, rau an toàn đạt 3 - 4 nghìn ha, sản lượng 49 - 60
nghìn tấn, gồm các loại rau như: dưa chuột bao tử, cà chua bi, ngô bao tử, hành, tỏi, cà
rốt…, tập trung ở các huyện Lục Nam, Lạng Giang, Việt Yên, Tân Yên và thành phố Bắc
Giang. Tiếp tục phát triển nấm hàng hoá, nâng sản lượng lên 5.000 tấn nấm thương phẩm
vào năm 2015, tập trung ở các huyện Hiệp Hoà, Yên Dũng, Lục Nam, Lạng Giang, Tân
Yên, Việt Yên...
Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch vùng rau chế biến, rau an toàn giai đoạn 20102020; hướng dẫn nông dân thực hiện chặt chẽ các qui trình sản xuất; tập trung chỉ đạo
xây dựng một số vùng chuyên canh sản xuất rau hàng hóa đủ lớn, đảm bảo số lượng và
chất lượng phục vụ các nhà máy chế biến xuất khẩu.
Đầu tư nguồn lực hỗ trợ tập huấn, chuyển giao công nghệ mới về sản xuất; xây
dựng các mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP để nâng giá trị.
Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, thuốc kích thích tăng trưởng; kịp thời ngăn chặn việc sử dụng phân
21


tươi, nước ô nhiễm.

PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lí: Là huyện trung du nằm ở phía nam và cách tỉnh lị Bắc Giang 10 km. Diện
tích tự nhiên 17.135 ha, gồm 18 xã, thị trấn. Phía bắc giáp huyện Tân Yên, phía nam giáp
thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ (Bắc Ninh), phía đông giáp huyện Yên Dũng và thị xã
Bắc Giang, phía tây giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà.


- Đặc điểm địa hình: Địa hình không đồng đều, đồi núi thấp ở một số xã phía bắc và phía
nam huyện, gò đồi thấp ở các xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đông và giữa
huyện. Độ nghiêng theo hướng từ bắc xuấng nam và tây tây bắc sang đông đông nam.
22


- Khí hậu: Việt Yên cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 23oC - 24oC, nóng nhất vào các tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào các
tháng 1, 2.Lượng mưa trung bình là 1.500 mm.
* Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 1.150 ha, chiếm 59%
tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 715 ha, chiếm 4,2%... Nhìn chung đất đai khá
đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm và công nghiệp.
Nguồn nước: Huyện có nguồn nước tự nhiên khá dồi dào từ sông Cầu, ngòi Sim,
hệ thống kênh dẫn thuỷ nông sông Cầu hàng năm cung cấp nước tưới cho phần lớn diện
tích đất nông nghiệp toàn huyện. Ngoài ra còn có gần 500 ao hồ mặt nước phục vụ sản
xuất và đời sống.
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - Xã hội
* Nguồn nhân lực
Năm 2014, dân số toàn huyện là 17,3 vạn người. Số người trong độ tuổi lao động
70.000 người, chiếm 45% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp, chiếm 95%.
Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội: là
đầu mối của một số tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 37, tỉnh lộ 298, nối vùng
đồng bằng tỉnh Bắc Giang với các huyện miền núi phía Tây Bắc và Bắc của tỉnh và các
tỉnh lân cận ; có các tuyến giao thông huyết mạch Xuyên Việt như quốc lộ 1A, đường sắt
Bắc Nam và giao thông đường thuỷ trên sông Cầu ; Nằm tương đối gần với thủ đô Hà
Nội (cách 42 km) và một số trung tâm kinh tế - văn hoá - du lịch như thành phố Bắc
Giang, thành phố Bắc Ninh,… . Với vị trí của mình Việt Yên có điều kiện để phát huy
tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa

bàn nói riêng và toàn tỉnh Bắc Giang nói chung
* Cấp điện: Tính đến năm 2014, điện lưới quốc gia đã về tới 100% số xã, thị trấn, phục
vụ cho 100% hộ gia đình.
* Cấp nước: Dân chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng đào, còn một phần dùng nước từ
sông suối tự nhiên hoặc nước mưa. Toàn huyện có 26.374 giếng đào, 1.834 giêng khoan
và 2.653 bể nước mưa.Hiện nay, tại khu trung tâm huyện đã có công trình cấp nước sạch
sinh hoạt.Còn hơn 2.267 hộ dùng nước sông suối tự nhiên. Nhìn chung khoảng trên 80%
dân cư đã có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
23


* Giao thông: Toàn huyện có 328,7 km đường bộ, trong đó đường quốc lộ có 23 km,
tỉnh lộ 60 km, huyện lộ 48 km, xã lộ 197 km. Ngoài ra còn khoảng 520 km đường thôn,
xóm xe cơ giới qua lại được. Hàng năm cứng hoá thêm mặt đường bằng bê tông nhựa và
bê tông xi măng khoảng 15 - 20%. Đường sắt chạy qua 15 km với ga Sen Hồ. Đường
sông qua huyện có khoảng 10 km thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.
* Thông tin liên lạc: Tất cả các xã đều có cơ sở bưu điện văn hoá xã tại khu trung tâm.
Như hộ gia đình ở các thôn, xóm, bản, làng đã có điện thoại.Báo chí hàng ngày luôn bảo
đảm tới người đọc trong ngày.
3.1.3. Tình hình phân bố và sử dụng đất
Đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu, không thể thay
thế được trong sản xuất nông nghiệp, là điều kiện tồn tại và phát triển của sản xuất nông
nghiệp. Vị trí và vai trò của đất đai càng trở nên quan trọng hơn đối với sản xuất nông
nghiệp ở huyện Việt Yên vì ở đây vẫn còn mang nặng nền sản xuất nông nghiệp truyền
thống.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Việt Yên là 17.014,8 (ha) ha, trong đó diện
tích đất nông nghiệp năm 2013 là 9002,7 ha chiếm 52.91% tổng diện tích đất tự nhiên,
năm 2014 là 8.923,3 ha chiếm 52.44% và tính đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp
chỉ còn có 8.766,6 ha chiếm 51.52 % trong tổng diện tích đất tự nhiên. Nguyên nhân của
việc đất nông nghiệp ngày càng giảm qua các năm có thể giải thích là do quá trình CNH

– HĐH của đất nước, cùng với quá trình đô thị hóa đã lấy dần đất nông nghiệp sang dành
cho xây dựng các khu công nghiệp, các khu dân cư... làm cho diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp .
Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất trồng rau tăng, giảm không ổn
định qua các năm. Năm 2013 thì diện tích trồng rau 2.200 ha chiếm 24,43% trong tổng
diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2014 thì tăng lên ở mức 2.230 ha nhưng đến năm
2015 thì diện tích trồng rau 2.240ha chiếm 25,18% trong tổng số.

24


Bảng 3.1:Phân bố sử dụng đất nông nghiệp theo các xã của huyện Việt Yên
Tổng

17014,8
TỔNG SỐ
Phân theo đơn vị cấp xã
Việt Tiến
1140,6
876,6
Tự Lạn

Trong đó
Đất sản xuất
nông nghiệp

Tỷ lệ

9002,7


53%

699,4
539,3

61%
62%

Hương Mai

945,8

555,1

59%

Tăng Tiến

479,2

301,4

63%

Vân Trung

967,2

298,2


31%

Bích Sơn

670,9

345,6

52%

Trung Sơn

1230,9

706,1

57%

Ninh Sơn

810,4

575,3

71%

Tiên Sơn

1434,1


871,9

61%

Quang Châu

906,6

328,3

36%

Quảng Minh

572,3

381,2

67%

Hoàng Ninh

683,4

198,9

29%

Hồng Thái


590,4

343,5

58%

Nghĩa Trung

1479,1

715,5

48%

Minh Đức

1834,9

950,9

52%

Thượng Lan

988,0

558,1

56%


Vân Hà

285,3

123,0

43%

547,0
216,0
39%
T.T Bích Động
T.T Nếnh
572,2
295,1
52%
Nguồn: Bảng niên giám thống kê huyện việt yên năm 2014

25


×