ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
---------------o0o---------------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI
ÂU THUYỀN, CẢNG CÁ THỌ QUANG VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP XỬ LÝ
GV hướng dẫn
: TS. ĐẶNG QUANG VINH
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU HẰNG-Lớp: 11QLMT
Mã số sinh viên
: 117110112
Đà Nẵng, tháng 6/2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA: MÔI TRƯỜNG
----------------------
-------------------
Đà Nẵng, ngày ….. tháng ….. năm 2016
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên :NGUYỄN THỊ THU HẰNG
Lớp: 11QLMT
MSSV:117110112
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại (doanh nghiệp, phòng thí nghiệm…): Phòng thí nghiệm
Thời gian làm đồ án tốt nghiệp: Từ ngày / /2016
đến
/ /2016
1. Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại khu vực Âu thuyền, cảng cá Thọ
Quang và đề xuất biện pháp quản lý.
2. Nội dung đồ án tốt nghiệp:
a) Số liệu ban đầu:
-
Điều kiện khí tượng, thủy văn tại khu vực
-
Hiện trạng chất lượng nước mặt, nước thải tại khu vực Âu Thuyền Cảng Cá Thọ Quang, cửa
Vịnh Đà Nẵng, KCN DVTS Đà Nẵng.
-
Báo cáo ĐTM KCN DVTS Đà Nẵng; ĐTM Khu Âu Thuyền Cảng Cá Thọ Quang; Báo cáo
giám sát môi trường KCN DVTS Đà Nẵng, Trạm xử lý nước thải Sơn Trà.
-
Bản vẽ thiết kế hệ thống thoát nước Khu Âu Thuyền và Cảng cá Thọ Quang
b) Nội dung cụ thể (thuyết minh, bản vẽ, mô hình…):
Thuyết minh bao gồm các nội dung:
Chương 1: Tổng quan Âu Thuyền Thọ Quang, Cảng cá Thọ Quang; HTXL nước
thải chợ cá Thọ Quang, công nghệ xử lý nước thải MBBR
Chương 2: Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, nước thải tại Âu Thuyền và
Cảng cá Thọ Quang
(gồm khảo xác lập kế hoạch quan trắc chất lượng nước mặt Âu thuyền, nước thải cảng cá Thọ
Quang; thực hiện quan trắc chất lượng môi trường qua các đợt; Kết quả khảo sát ý kiến cộng
đồng tại khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang; khảo sát mô hình xử lý nước thải cảng cá
Thọ Quang bằng công nghệ MBBR, …)
Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý
(Căn cứ hiện trạng đề xuất các giải pháp kỹ thuật; giải pháp quản lý nhằm bảo vệ môi trường
khu Âu Thuyền Cảng Cá Thọ Quang).
Chương 4: Kết luận và kiến nghi
THUYẾT MINH VÀ BẢN VẼ
•
Thuyết minh
- Trình bày các kết quả tìm hiểu, tính toán, nhận xét,...
- Thuyết minh đóng bìa cứng, khổ giấy A4, khoảng 50-80 trang.
•
Bản vẽ
Bản vẽ trình bày nội dung thực hiện và kết quả nghiên cứu: 06-08 bản A1
3. Ngày hoàn thành và nộp về khoa: 25 / 05 /2016.
4. Giảng viên hướng dẫn:........................................... Phần hướng dẫn:
1. TS. Đặng Quang Vinh.
2............................................
......................................................
3............................................
......................................................
Ngày
tháng
năm 2016
TRƯỞNG BỘ MÔN
GV HƯỚNG DẪN
TS. PHAN NHƯ THÚC
TS. ĐẶNG QUANG VINH
TRƯỞNG KHOA
SINH VIÊN THỰC HIỆN
PGS.TS TRẦN VĂN QUANG
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
LỜI CẢM ƠN
Sau 5 năm học tập và rèn luyện tại trường, thực hiện đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ
cuối cùng để em hoàn thành hết chương trình đào tạo kỹ sư tại trường, ngoài ra còn là
cơ sở để đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Quý Thầy Cô trường
Khoa Môi Trường, những người đã dìu dắt em tận tình, đã truyền đạt những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong thời gian em học tập tại trường.
Em xin đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy TS.Đặng Quang Vinh đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức giúp em hoàn thành ĐATN này.
Với đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước tại Âu Thuyền, Cảng cá Thọ
Quang và đề xuất biện pháp quản lý” cùng với sự giúp đỡ quý báu, hướng dẫn tận tình
của TS.Đặng Quang Vinh cùng các giảng viên khoa Môi Trường đã giúp tôi củng cố
và nắm vững hơn kiến thức, kinh nghiêm.
Đây cũng chính là lần đầu tiên tôi tiếp cận với những đề tài lớn như vậy nên tôi
đã cố gắng trình bày một cách đầy đủ nhất những nội dung chính một cách có thể. Tuy
nhiên với kinh nghiệm còn hạn chế nên việc thiếu sót là không thể tránh khỏi, mong
quý thầy cô góp ý cho tôi để tôi có thể hoàn thiện hơn đồ án của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Phòng thí nghiệm Khoa Môi Trường đã
tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thiện đồ án.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong thời
gian làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng ngày 25 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hằng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để hướng đến xây dựng Đà Nẵng- Thành Phố Môi Trường, một trong những
việc cấp bách mà các cơ quan chức năng cần thực hiện là giải quyết, khắc phục các
điểm nóng trên địa bàn Thành Phố. Có thể kể đến như Kênh Phú Lộc, Khu công
nghiệp Hòa Khánh, Bãi rác Khánh Sơn, Âu thuyền và Cảng Cá Thọ Quang, và nhiều
điểm nóng khác.
Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, bên cạnh những lợi ích kinh tế mà nơi này
mang lại thì còn có nhiều vấn đề tiêu cực cần quan tâm, như ô nhiễm chất thải rắn, ô
nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường nước
Việc điều tra nguyên nhân, lấy mẫu quan trắc chất lượng nước để từ đó đưa ra
biện pháp quản lý là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “ Đánh giá
hiện trạng môi trường nước tại Âu thuyền, Cảng cá Thọ Quang và đề xuất biện
pháp xử lý” làm đề tài kết thúc khóa đào tạo kỹ sư tại trường Đại học Bách Khoa Đà
Nẵng.
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại Âu thuyền, Cảng cá Thọ
Quang và đề xuất các biện pháp quản lý.
Nội dung đồ án gồm có 4 chương
Chương 1: Tổng quan khu công nghiệp DVTS Đà Nẵng, Âu Thuyền, cảng cá
Thọ Quang
- Trình bày tổng quan sơ lược về Âu thuyền, cảng cá Thọ Quang và khu công
nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng.
- Trình bày tổng quan về hệ thống xử lý nước tại tại Chợ đầu mối thủy sản Thọ
Quang.
- Trình bày tổng quan về công nghệ MBBR.
Chương 2: Hiện trạng môi trường nước tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang
- Khảo sát hiện trạng của Âu thuyền Thọ Quang, KCN DVTS Đà Nẵng và chợ
Đầu mối Thủy sản Đà Nẵng.
- Lập mạng lưới quan trắc nước mặt và tại các cửa xả.
- Phân tích các mẫu quan trắc
- Khảo sát, thu thập được ý kiến cộng đồng về hiện trạng môi trường tại Âu
thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
- Tổng hợp ý kiến cộng đồng
Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý
- Dựa trên những số liệu đã phân tích để đưa ra nhận xét về hiện trạng môi
trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
- Từ các đánh giá trên đưa ra được các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường tại khu vực.
- Đề xuất thu gom triệt để nước thải về trạm xử lý nước thải chợ đầu mối thủy
sản. Đề xuất công nghệ xử lý MBBR thay cho aeroten hiện có.
Chương 4: Kết luận và kiến nghi
Đưa ra kết luận về kết quả mà đề tài làm được và trình bày các kiến nghị.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân khu neo đậu
Bảng 2.1: Các cửa xả tại Âu thuyền Thọ Quang.
Bảng 2.2: Kết quả phân tích nước thải tại cửa xả số 1
Bảng 2.3: Kết quả phân tích thông số ô nhiễm COD trong nước thải sau xử lý Trạm
XLNTKCN DVTS Đà Nẵng năm 2015
Bảng 2.4: Tổng hợp lượng nước thải từ tàu cá
Bảng 2.5: Tổng hợp lượng rác thải từ tàu cá
Bảng 2.6: Các thông số kỹ thuật của các đơn vị xử lý
Bảng 2.7: Kết quả phân tích nước thải đầu vào của HTXL nước thải chợ cá………….
Bảng 2.8: Kết quả nước thải đầu ra của trạm
Bảng2.9: Ký hiệu, vị trí, tọa độ các điểm lấy mẫu
Bảng 2.10: Kết quả phân tích các điểm lấy mẫu nước đợt I khi triều đứng, triều lên và
triều xuông tại Âu Thuyền Thọ Quang………………………………………………………
Bảng 2.11: Kết quả phân tích các điểm lấy mẫu nước đợt I khi triều đứng, triều lên và
triều xuống tại Âu Thuyền Thọ Quang.
Bảng 2.12: Kết quả phân tích các điểm lấy mẫu nước đợt III khi triều đứng, triều
lênvà triều xuống tại Âu Thuyền
Bảng 3.1. Giá trị các thông số trong giai đoạn thích nghi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí địa lý của Âu thuyền Thọ Quang
Hình 1.2: Phân khu neo đậu tàu thuyền
Hình 1.3: Tàu thuyền cập cảng để xếp sản phẩm thủy
sản………………………………
Hình 1.4: Chợ Đầu mối Thủy Sản Thọ Quang
Hình 1.5: Hoạt động mua, bán thủy sản tại chợ Đầu Mối Thủy sản Thọ Quang
Hình 1.6 :Các khay mực và cá được tập trung tại khu vực chợ
Hình 1.7: Mặt cắt điển hình của hệ thống xử lý bằng công nghệ MBBR
Hình 2.1: Rác thải nổi trắng trên Âu Thuyền
Hình 2.2: Nhân viên xịt nước và quét dọn tại Chợ đầu mối
Hình 2.3: Cống thu nước trong chợ
Hình 2.4: Cá heo bày bán ngoài khu vực chợ
Hình 2.5: Tiểu thương buôn bán ngoài khu vực chợ
Hình 2.6: Nước thải chảy từ xe chở hàng
Hình2.7: Hệ thống cánh khuấy ngưng hoạt động
Hình 2.8: Bể aeroten nổi bọt trắng…………………………………………………….
Hình 2.9 : Vệ sinh và an toàn điện tại khu vực xử lý………………………………….
Hình 2.10: Mạng lưới quan trắc nước tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang
Hình 2.11: Hình ảnh đo đạc , lấy mẫu tại hiện trường
Hình 2.12: Phân tích tại PTN
Hình 2.13: Kết quả phân tích hàm lượng chất lơ lửng TSS đợt I
Hình 2.14: Kết quả phân tích nồng độ chất lơ lửng COD đợt I
Hình 2.15: Kết quả phân tích nồng độ chất dinh dưỡng NH4+ đợt I
Hình 2.16: Kết quả phân tích nồng độ chất dinh dưỡng PO43- đợt I
Hình 2.17: Kết quả phân tích SS đợt II
Hình 2.18: Kết quả phân tích COD đợt II
Hình 2.19: Kết quả phân tích nổng độ chất dinh dưỡng NH4+ đợt II
Hình 2.20: Kết quả phân tích nổng độ chất dinh dưỡng PO43- đợt II
Hình 2.21: Kết quả phân tích hàm lượng chất lơ lửng TSS đợt III
Hình 2.22: Kết quả phân tích nồng độ chất hữu cơ COD đợt III
Hình 2.23: Kết quả phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng NH4+ đợt III……………...
Hình 2.24: Kết quả phân tích hàm lượng chất dinh dưỡng PO43- đợt III
Hình 2.25: Mức độ ô nhiễm tại Âu thuyền và Cảng Cá Thọ Quang
Hình 2.26: Xử lí nước thải trong sinh hoạt và hoạt động kinh doanh
Hình 2.27: Thu gom chất thải rắn……………………………………………………...
Hình 2.28: Nguyên nhân ô nhiễm tại ATTQ CC………………………………………
Hình 3.1: Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải
Hình 3.2: Giá thể………………………………………………………………………
Hình 3.3: Sơ đồ mô hình MBBR
Hình 3.4: Quá trình dính bám của vi sinh vật………………………………………….
Hình 3.5: Hiệu suất xử lý COD, SS, N-NH3 trong thí nghiệm xác định Thq
Hình 3.6: Hiệu suất xử lý theo TSS, NH4+,COD khi thay đổi nồng độ đầu vào
Hình 3.7: Kết quả chạy mô hình liên tục của các thông số COD, BOD, SS, T-N, T-P..
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CV: Công xuất tàu thuyền
HTXL: Hệ thống xử lý
UASB: Upflow Anaerobic Sludge Blanket)
KCN DVTS: Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản
COD: Nhu cầu oxy hóa học
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa
SS: Chất rắn lơ lửng
T-N: Tổng nitơ
T-P: Tổng photpho
BTH: Bể tự hoại
MBBR: Moving Bed Biofilm Reactor
TXL: Trạm xử lý
XLNT: Xử lý nước thải
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
BQL: Ban Quản lý
BVMT: Bảo vệ môi trường
NTSH: Nước thải sinh hoạt
NTSX: Nước thải sản xuất
CTR: Chất thải rắn
UBND: Ủy ban nhân dân
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. KHU VỰC ÂU THUYỀN THỌ QUANG
1.1.1. Vị trí địa lý
Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang được xây dựng tại Vũng Thùng thuộc phường
Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Toạ độ vị trí địa lý của dự án theo bản
•
•
•
•
đồ UTM ở vào khoảng 106015’ kinh độ Đông và 16006’ vĩ độ Bắc.
Phía Đông : Giáp khu công nghiệp thuỷ sản Thọ Quang.
Phía Tây
: Giáp các doanh nghiệp đóng sửa tàu thuyền.
Phía Nam
: Giáp khu dân cư An Hoà - Nại Hiên Đông - Sơn Trà.
Phía Bắc
: Giáp khu vực sửa chữa tàu thuyền X50 Hải Quân
Âu thuyền
Thọ Quang
Hình 1.1: Vị trí địa lý của Âu thuyền Thọ Quang
Đây là khu trú bão và neo đậu tàu thuyền, chợ đầu mối thủy sản và Cảng cá Thọ
Quang theo quy hoạch do Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt với 25ha mặt đất và
khoảng 50ha mặt nước nhằm giúp cho tàu thuyền vào neo đậu trú bão an toàn.
1.1.2.
Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Tình hình khí tượng
11
Theo kết quả quan trắc đo đạc của Tổng cục khí tượng thủy văn tại bán đảo Sơn
Trà, kết quả quan trắc của Hải Quân và thông tin thiết kế dự án nâng cấp khu neo đậu
tránh trú bão cho tàu cá Thọ Quang – Thành phố Đà Nẵng.
• Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 25,60C.
- Nhiệt độ cao nhất trung bình nhiều năm: 29,80C.
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình nhiều năm: 22,50C.
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 40,50C.
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 12,00C.
- Tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 đến tháng 8 còn tháng có nhiệt độ thấp nhất
là từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm.
• Mưa
- Mùa mưa thường từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 12 hàng năm.
- Lượng mưa: Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 12. Lượng
mưa trung bình hàng năm 1782mm với 119 ngày có mưa.
- Lượng mưa ngày cao nhất: 590mm.
• Nắng
- Ngày nắng thường tập trung và kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9, giai đoạn nắng nhất
là từ tháng 5 đến tháng 6 trong năm.
- Số giờ nắng cao nhất (tháng 5): 248 giờ
- Số giờ nắng thấp nhất (tháng 9): 120 giờ
- Tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm: 2158 giờ
• Độ ẩm không khí
- Độ ẩm trung bình hàng năm: 82%.
- Độ ẩm cao nhất: 95%.
- Độ ẩm thấp nhất:64%.
- Các tháng có độ ẩm thấp: Từ tháng 4 đến tháng 6.
•
Gió
- Gió là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới sự lan truyền của các chất ô nhiễm trong
không khí. Sự phân bố nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ gió. Tốc độ gió
-
càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn.
Hướng gió tại khu vực tương đối phân tán do bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và
-
địa hình.
Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc thường xuất hiện
từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau và mang theo không khí lạnh, tốc độ
gió lớn nhất là 24m/s. Gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 9 và mang
-
theo nhều hơi nước, tốc độ gió lớn nhất là 15m/s.
Tốc độ gió trung bình trong năm là 2,5m/s.
Tốc độ gió lớn nhất: 24m/s.
12
Tốc độ gió quan trắc khi có bão: 40m/s.
• Bão, lũ
- Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, cấp bão lớn nhất lên đến
-
cấp 11, 12. Mỗi năm có ít nhất là 5 cơn bão gây ảnh hưởng hay trực tiếp đổ bộ lên
đất liền. Mưa lớn thường xảy ra cùng thời kỳ có bão kèm theo gió xoáy và giật vô
-
hướng, tốc độ gió khi có bão lên đến 40m/s.
Lũ tiểu mãn thường xuất hiện vào tháng 5, 6. Lũ chính thường xuất hiện vào tháng
10 đến tháng 12. Lũ kéo dài do ảnh hưởng lượng mưa từ thượng nguồn sông Hàn.
Do khu vực dự án nằm ở Vũng Thùng ở phía ngoài cửa ra sông Hàn nên hoàn toàn
phụ thuộc vào thủy triều và lũ không gây ảnh hưởng lớn đến khu vực.
1.1.2.1.
Tình hình thủy văn
• Thủy triều
-
Thuỷ triều trong khu vực này thuộc chế độ bán nhật triều không đều chiếm ưu thế,
phần lớn các ngày trong tháng (khoảng 20 -25 ngày) có 2 lần nước lên và 2 lần nước
xuống, không đều về pha và biên độ. Số ngày nhật triều nhiều nhất trong tháng 8 là 8
ngày, ít nhất là 1 ngày, trung bình là 3 ngày.
- Biên độ thủy triều trung bình 0,9m; cực đại 1,6m; cực tiểu 0,2m.
• Dòng chảy:
- Chế độ dòng chảy có ảnh hưởng rất lớn đến việc pha loãng và phát tán chất ô nhiễm.
Dòng chảy tại vùng biển Đà Nẵng chịu tác động của gió, do vậy dòng chảy chủ yếu là
-
Đông Bắc vào mùa đông và Tây Nam vào mùa hè.
Vịnh Đà Nẵng có bờ dạng vòng cung, được núi Sơn Trà và Hải Vân che chắn nên tạo
ra các dòng chảy gần như một xoáy nước lớn và kèm theo các xoáy nhỏ phụ thuộc vào
hướng gió, địa hình và các dòng chảy khác. Dòng chảy trong vịnh Đà Nẵng có thành
phần hết sức phức tạp, bao gồm dòng chảy mật độ, dòng chảy nước dân, dòng chảy
triều, dòng chảy gió và dòng chảy sông. Trong đó dòng chảy triều chiếm ưu thế.
•
Quá trình xáo trộn nước trong vũng thùng
Quá trình xáo trộn của nước biển trong vịnh Đà Nẵng chịu tác động của:
-
Hệ thống hải lưu của biển đông khi tiếp cận đất liền.
-
Tác động kết hợp giữa sông, hải lưu và triều.
-
Thời tiết (gió, mưa, bão).
-
Chịu tác động thủy lực của sông Hàn.
13
-
Ngoài ra quá trình xáo trộn này còn chịu tác động rất lớn của địa hình, địa mao, cấu
tạo địa chất của vịnh nên trên thực tế sự xáo trộn của nước biển Vịnh Đà Nẵng nói
riêng và nước biển nói chung rất phức tạp.
-
1.1.2.3. Địa chất nền của công trình :
Theo tài liệu khảo sát địa chất, thì địa chất khu vực Âu thuyền được phân chia thành
các lớp chính như sau:
• Lớp 1: Cát hạt vừa màu vàng xám đến xám xanh. Trạng thái tự nhiên ẩm, bão hoà
nước, kết cấu rời rạc, lớp này có bề dày khoảng 1m, diện tích phân bố hẹp không đáng
kể với toàn tuyến.
• Lớp 2: Sét lẫn vỏ sò, vỏ hến màu xanh xám. Trạng thái dẻo chảy, kết cấu kém chặt lớp
này có bề dầy khoảng 0.4m, diện tích phân bố hẹp không đáng kể so với toàn tuyến
như lớp 1.
• Lớp 3: Cát hạt nhỏ, màu xám xanh đến xám đen, lẫn vỏ sò, vỏ hến. Trạng thái tự nhiên
•
bão hoà, kết cấu rời rạc, dễ dàng tan ra khi có nước. Chiều dày trung bình từ 0.6-1m.
Lớp 4: Cát hạt thô lẫn nhiều vỏ sò, vỏ hến, màu xám xanh. Trạng thái tự nhiên bão
hoà, kết cấu kém chặt đến chặt vừa, dễ dàng tan ra khi có nước. Chiều dày từ 1.1m đến
•
2.8m.
Lớp 5: Cát hạt vừa lẫn vỏ sò, vỏ hến màu xanh xám. Trạng thái tự nhiên bão hoà, kết
cấu rời rạc, dễ dàng tan ra khi có nước.
1.1.3. Thông tin chung về các đối tượng chính xung quanh Âu thuyền Thọ Quang
- Khu neo đậu tránh bão cho tàu cá Thọ Quang có chiều dài khoảng 1900m, chiều rộng
trung bình khoảng 500m. Chiều dài theo hướng Bắc Nam chạy song song với đường
Ngô Quyền, xuất phát từ đường Yết Kiêu đến giáp khu quy hoạch dân cư An Hoà,
Quận Sơn Trà. Chiều rộng theo hướng Đông Tây đi từ bờ ra phía Vũng Thùng. Luồng
-
vào đi từ cảng Tiên Sa vào, cửa thông thuyền đi bố trí phía gần bờ cửa luồng.
Khu neo đậu tránh trú bão có mặt nước được bao bọc bởi tuyến đê bao chắn sóng, phía
trong bờ là các tuyến kè chạy dọc từ Bắc xuống Nam song song với đường Ngô
Quyền.
1.1.3.1.
Các vi trí neo đậu tàu
Căn cứ vào điều kiện khí hậu, thuỷ văn và thuỷ triều cũng như tuỳ theo số lượng,
kích thước và công suất tàu thuyền, khu neo đậu được phân bổ theo từng khu vực phù
hợp với từng loại tàu thuyền như sau:
-
Khu vực I
14
Là khu vực dành riêng cho tàu có công suất từ 250CV trở lên được bố trí ngay
cửa thông thuyền sát bờ phía Bắc dọc theo tuyến bờ kè của đường dẫn lên cầu Mân
Quang.
Khu vực này được bố trí 05 cụm phao neo, khoảng cách giữa bờ và phao là 100m
và khoảng cách giữa các phao là 85m, trên các phao được đánh ký hiệu số từ 22B đến
28B.
Theo thiết kế mỗi phao được neo buộc tối đa 04 tàu (đối với tàu có công suất
250CV đến 500CV).
-
Khu vực II
Là khu vực dành cho tàu có công suất từ 90CV đến 250CV, đây là khu vực chủ
yếu của Âu thuyền, được bố trí tại vùng nước ngay chính giữa Âu thuyền và dọc theo
phía bờ Tây.
Khu vực này được bố trí 09 cụm phao neo và tạo thành 03 dãy khoảng cách giữa
bờ và phao là 114m,khoảng cách giữa các phao là 80m, trên các phao được đánh ký
hiệu số từ 13B đến 21B.
Theo thiết kế mỗi phao được neo buộc tối đa 05 tàu (đối với tàu có công suất từ
90CV đến dưới 250CV).
-
Khu vực III
Là khu vực dành cho tàu có công suất từ 45CV đến dưới 90CV nằm phía trong
khu vực I và khu vực II dọc theo tuyến bờ kè phía Nam và phía Tây.
Khu vực này được bố trí 14 cụm phao neo, khoảng cách giữa phao với bờ phía
Tây là 90m, bờ phía Nam là 75m và bờ phía Đông là 86m. Khoảng cách giữa các phao
là 60m, trên các phao được đánh ký hiệu số từ 1A đến 4A và 1B đến 12B.
Theo thiết kế mỗi phao được neo buộc tối đa là 08 tàu đối với tàu có công suất từ
45CV đến dưới 90CV. Trong trường hợp số tàu nhỏ hơn 90CV quá nhiều, có thể sử
dụng các phao ở khu vực dành cho tàu lớn để neo đậu tàu nhỏ, nhưng số lượng tàu neo
trên một phao phải đúng theo quy định.
15
Ngoài ra, trên bờ dọc các bờ kè của phía Đông, phía Nam và phía Tây được bố trí
78 cọc bích dành cho các tàu có công suất dưới 45CV.
Trong đó: Bờ Đông: 155 tàu, bờ Nam: 60 tàu, bờ Tây: 50 tàu
Mỗi khu vực dành cho các loại tàu neo đậu đều có biển báo khu neo đậu theo
công suất (Panô).
Giữa các khu vực có luồng đảm bảo hàng hải rộng khoảng 100mét cho tàu
thuyền xoay trở và đi lại dễ dàng, thuận lợi. Do đó, để đảm bảo an toàn yêu cầu các
tàu, thuyền di chuyển theo phân luồng trên.
Bảng 1.1: Phân khu neo đậu
Khu vực
Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực 3
Neo vào
Công suất tàu
(CV)
250 đến 500
90 đến 250
Nhỏ hơn 90
Nhỏ hơn 45
cọc bích
Tổng cộng
Số
lượng
phao
Số
Số lượng tàu tối
Tổng số
đa neo vào 01
lượng tàu
phao, cọc bích
neo đậu
04 tàu
05 tàu
08 tàu
28
45
112
53
05 tàu
265
53
22
450
lượng
cọc
bích
07
09
14
28
Khu vực trên bờ rộng khoảng 31000 m 2 kéo dài từ dưới chân Cầu Mân Quang
đến đường Bình Than – Phường Nại Hiên Đông – Quận Sơn Trà.
16
Hình 1.2: Phân khu neo đậu tàu thuyền
1.2. CẢNG CÁ THỌ QUANG
1.2.1. Các công trình tại Cảng cá Thọ Quang:
-
Chợ đầu mối có diện tích 6.000 m2, được đầu tư khá hiện đại với quy mô nhà hai tầng,
có kho bảo quản lạnh, kho bảo quản hàng khô và các dịch vụ khác.
-
Nhà tiếp nhận và phân loại hải sản với diện tích 900 m2.
-
Sân tuyển lựa hải sản 845 m2.
-
Bãi xe ô tô khoảng 2500 m2.
-
Khu chợ tạp hóa có diện tích 525 m2.
-
Khu chợ ăn uống có diện tích 304 m2.
-
Đường, sân, bãi, hệ thống cung cấp điện, nước ngọt, nước mặn, xăng dầu…
1.2.2. Cập cầu, rời cầu, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa.
Do đây là cảng cá nên sẽ có nhiều tàu bè neo đậu ở đây, cách để điều động tàu ra
vào cảng rất khó khăn,nên các thuyền trưởng phải quay trở nhiều lần, tới lui liên tục để
vòng quay trở thu nhỏ lại. Các nhân viên điều độ luôn nhắc nhở kiểm tra các tàu phải
thực hiện quy tắc tránh va.
Trong những ngày có nhiều tàu yêu cầu cập cảng cùng lúc thì bố trí, sắp xếp cho
tàu cập mũi (không cho cập mạn) để cho nhiều tàu được cập, tàu chưa bốc dỡ hải sản,
tàu không có hải sản, kiên quyết điều động ra ngoài neo đậu.
Quy định của cảng là tàu có đăng ký mới được phép cập cầu cảng. Tàu đến trước,
đăng ký trước được ưu tiên cập cầu cảng trước, tàu đến sau, đăng ký sau cập cầu cảng
sau. Thứ tự ưu tiên bố trí, sắp xếp tàu được cập cảng lần lượt là tàu vào bán cá, bốc dỡ
17
hải sản, sau đó mới đến tàu tiếp nhận nhiên liệu, hậu cần, rồi mới đến tàu vào neo đậu
bình thường (tàu không bán/bốc dỡ hải sản, không tiếp nhận nhiên liệu, hậu cần).
Trách nhiệm của nhân viên điều độ: Trực 24/24h tất cả các ngày tại cầu cảng và chịu
trách nhiệm trước Lãnh đạo Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang về công
tác điều độ tàu thuyền tại các cầu cảng.
Tổ chức cho chủ tàu (hoặc người đại diện của tàu) đăng ký cập cảng theo thứ tự
và hướng dẫn, điều độ, sắp xếp nơi neo đậu cho tàu thuyền, bảo đảm an toàn, hợp lý,
khách quan, công tâm, đúng quy định.
Ghi sổ nhật ký tàu thuyền vào cảng, rời cảng (số đăng ký tàu, tên chủ tàu/thuyền
trưởng, thời gian cập cảng, thời gian rời cảng, nơi cập cảng, sản lượng/chủng loại hải
sản,…).
Thông báo về tình hình sử dụng cầu cảng, neo đậu và các yêu cầu liên quan cho
thuyền trưởng hoặc người đại diện của tàu biết, chấp hành.
Trường hợp, tàu thuyền về nhiều, phức tạp, vượt quá khả năng giải quyết thì yêu
cầu lực lượng bảo vệ và cán bộ, chiến sỹ Biên phòng 252 đến phối hợp, hỗ trợ.
Hình 1.3: Tàu thuyền cập cảng để xếp sản phẩm thủy sản
1.2.3. Hoạt động tại chợ Đầu Mối:
Chợ Đầu mối hoạt động từ 1h sáng cho đến 6h sáng. Các tàu từ Quảng Nam, Phú
Yên cũng như các vùng lân cận đều cập bến cá này để cho các vựa thu mua cá lớn tại
Đà nẵng cũng như các vùng khác. Hải sản được chuyển về kho bảo quản hoặc được
18
đóng thùng ngay ra Cảng.Do chợ cá họp về đêm nên các nhân viên thu phí phải trực từ
12h sáng đến 8h sáng kể cả đội an ninh cũng phải trực trong thời gian đó.
Hình 1.4: Chợ Đầu mối Thủy Sản Thọ Quang
Hình 1.5: Hoạt động mua, bán thủy sản tại chợ Đầu Mối Thủy sản Thọ Quang
Hình 1.6 :Các khay mực và cá được tập trung tại khu vực chợ
1.3.
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CHỢ ĐẦU MỐI THỦY SẢN
THỌ QUANG
19
1.3.1.
Nước thải sản xuất
Phần lớn nước thải chợ cá sinh ra từ khâu rửa hàng, khu tiếp nhận, xử lý nguyên
liệu và vệ sinh chợ.
Lượng nước thải này khá lớn, khoảng 236 m 3/ngày đêm (16h). Toàn bộ lượng
nước này sẽ theo mương dẫn riêng về HTXL chung.
Nước thải được xử lý bằng phương pháp sinh học trong điều kiện kỵ khí có lớp
bùn kỵ khí (lớp cặn lơ lửng) và dòng hướng lên (UASB - Upflow Anaerobic Sludge
Blanket) kết hợp sục khí.
Phương này có các ưu nhược điểm sau:
• Ưu điểm:
+ Chiếm diện tích mặt bằng nhỏ .
+ Chi phí đầu tư thấp.
+ Chi phí vận hành thấp, vận hành đơn giản.
• Nhược điểm:
Nếu không kết hợp sục khí thì hiệu quả xử lý theo phương pháp này thường đạt
từ 75-85% (tính theo giá trị COD), nên nước thải sau xử lý khó đạt tiêu chuẩn loại B
(hoặc C khi KCN có HTXL tập trung) của TCVN 40:2011/BTNMT. Do vậy, để đảm
bảo đat tiêu chuẩn nước thì phải kết hợp sục khí tại bể Aeroten với thời gian lưu
khoảng 4-5h trước khi qua để tiếp xúc và bể lắng.
20
•
Sơ đồ công nghệ:
•
Thuyết minh dây chuyền công nghệ
HTXL có công suất thiết kế 300 m3/ngày.
Nước thải từ quá trình rửa và vệ sinh khu chợ sẽ theo đường thoát nước tự chảy
đến bể gom của HTXL nước thải. Trong đường cống thoát nước của chợ có các hố ga
đặt các Khí
songnén
chắn rác để tách và thu rác trong quá trình vệ sinh chợ
1. Bể thu gom - B1: Nước thải sẽ được bơm qua bể điều hòa nhờ bơm chìm P1-1 và P12. Tại đây cũng đặt 1 giỏ chắn rác khe hở 10mm để ngăn cản lượng rác mà ở hố ga
nhỏ không thu gom triệt để được. Người vận hành phải kiểm tra định kỳ ở giỏ chắn
rác, nếu thấy rác đầy phải tiến hành thu dọn rác, tránh trường hợp để rác đầy và trôi
vào bể thu gom B1.
2. Bể điều hòa - B2: Nước thải từ bể thu gom sẽ được bơm sang bể điều hòa. Bể này có
Khí nén
tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải chợ
Bể thu gom và bể điều hòa đôi khi có rác nổi trên bề mặt nên người vận hành phải chú
ý vớt lên tránh ảnh hưởng đến thiết bị.
3. Bể UASB - B3: Nước thải sẽ được bơm từ bể điều hòa sang bể UASB. Tại đây sẽ diễn
ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ hệ vi sinh vật kỵ khí lơ lửng qua 2 giai đoạn
( Pha phân hủy)
Các chất hữu cơ
(Pha axit)
Các hợp chất dễ tan trong nước
( Pha kiềm)
4. Bể aeroton – B4: Nước sau khi qua quá trình kỵ khí sẽ tự chảy sang bể aeroten nhờ
Các áp.
axitTại
hữu đây
cơ, axit
béo, rượu
CH4,các
CO2,
N2,hữu
H2 cơ nhờ hoạt
quá trình chênh
sẽ diễn
ra quá trình phân hủy
chất
21
động của hệ vi sinh vật hiếu khí lơ lửng. Khí nén sẽ được cấp vào bể nhờ 2 máy thổi
khí BG1, BG2.
Các vi sinh vật hiếu khí sẽ oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ quá trình bổ
xung oxi qua hệ thống ống phân phối khí. Quá trình phân hủy hiếu khí xảy ra như sau:
5. Bể lắng- B5: Bể lắng có nhiệm vụ giữ lại các màng vi sinh vật từ bể aeroten chảy sang
nhờ trọng lực. Phần nước trong sẽ tự chảy qua bể khử trùng. Màng sinh vật sẽ lắng
xuống đáy bể lắng và được 2 bơm bùn
P3-1 và P3-2 bơm ngược 1 phần về lại aeroten để bổ xung vi sinh cho bể và 1 phần về
bể chứa bùn.
6. Bể khử trùng- B6: Nước thải sau khi qua bể lắng sẽ chảy qua bể khử trùng. Bể khử
trùng nhằm trộn lẫn nước và hóa chất để loại bỏ các vi sinh vật gây hại trong nước thải
nhờ lượng hóa chất khử trùng. Nước thải sau khi được khử trùng sẽ được thải vào
cống thoát nước chung.
7. Bể chứa bùn- B7: Bùn sau lắng được xả vào bể chứa bùn. Tại đây, bùn được nén lại
nhờ trọng lực và được phân hủy 1 phần, làm giảm thể tích bùn cần xử lý. Bùn sau nén
và xử lý sẽ được bơm đi xử lý hợp vệ sinh.
Vi khuẩn kiếu khí
CxHyOzNt + O2
1.3.2.
CO2 + H2O + sinh khối mới + các sản phẩm khác
Nước thải sinh hoạt
Số lượng cán bộ, công nhân viên và một số người tham gia giao dịch tại chợ ước
tính là 725 người. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho mỗi người trung bình là 35 lít/
người/ ngày, lượng nước thải sinh ra là Qn=26 m3/ngđ.
Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng BTH 3 ngăn.Tại đây nước thải sẽ được xử
lý bằng 2 quá trình lắng cặn và lên men cặn. Nước sau khi qua BTH sẽ theo ống dẫn
vào HTXL nước thải tập trung của KCN. Trong quá trình làm sạch không sinh ra thêm
loại chất thải nào.
1.3.3. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua mặt chợ (khu không có mái che), sân bãi sẽ chảy tập
trung vào mương thu dẫn nước mưa riêng, đi qua song chắn rác, sau đó đổ vào cống
chung của KCN.
Vào mùa mưa, công nhân vệ sinh thường xuyên theo dõi hệ thống dẫn nước mưa,
1.4.
song chắn rác để vớt bùn và rác ứ đọng.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MBBR
22
1.4.1.
1.4.1.1.
Giới thiệu công nghệ:
Khái niệm:
MBBR là một dạng của quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bởi lớp
màng sinh học (biofilm).Trong quá trình MBBR, lớp màng biofilm phát triển trên giá
thể lơ lửng trong lớp chất lỏng của bể phản ứng.Những giá thể này chuyển động được
trong chất lỏng là nhờ hệ thống cánh khuấy hoặc hệ thống sục khí cung cấp oxy cho
nước thải.
Aerobic
Anoxic reactor
Hình 1.7: Mặt cắt điển hình của hệ thống xử lý bằng công nghệ MBBR
Công nghệ MBBR là công nghệ kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi của quá
trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và bể lọc sinh học.Bể MBBR hoạt động giống như
quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí trong toàn bộ thể tích bể. Đây là quá trình xử lý
bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá mang mà những giá mang này
lại di chuyển tự do trong bể phản ứng và được giữ bên trong bể phản ứng được đặt ở
cửa ra của bể. Bể MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí.
Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuyếch
tán của những bọt khí có kích thước trung bình được từ máy thổi. Trong khí đó ở bể
thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng
cánh khuấy. Hầu hết các bể MBBR được thiết kế ở dạng hiếu khí có lớp lưới chắn ở
cửa ra, nghhày nay người ta thường thiết kế lớp lưới chắn có dạng hình trụ đặt thẳng
đứng hay nằm ngang.
Ưu điểm hơn Aeroten:
-
Tăng khả năng xáo trộn, tiếp xúc giữa vi sinh vật và chất bẩn, tăng hiệu suất xử lý
-
Giảm tải cho bể lắng II do giảm lượng bùn qua bể lắng II.
-
Các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt với hệ vi sinh vật đa dạng thay
đổi từ hiếu khí, tùy tiện, kỵ khí tăng khả năng xử lý chất hữu cơ và dinh dưỡng.
23
1.4.1.2.
Giá thể động
Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng
biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế sao cho diện tích bề
mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt giá thể và tạo điều kiện
tối ưu cho hoạt dộng của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lửng trong nước.
Tất cả các giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với tỷ trọng của nước, tuy nhiên mỗi
loại giá thể có tỷ trọng khác nhau.Điều kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là
mật độ giá thể trong bể, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ
giá thể tối đa trong bể MBBR nhỏ hơn 67%. Trong mỗi quá trình xử lý bằng màng
sinh học thì sự khuếch tán của chất dinh dưỡng(chất ô nhiễm) ở trong và ngoài lớp
màng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả
của lớp màng cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử
lý. Chiều dày của lớp màng rất mỏng để các chất dinh dưỡng khuếch tán vào bề mặt
của lớp màng.Để đạt được điều này độ xáo trộn của giá thể trong bể là nhân tố rất quan
trọng để có thể di chuyển các chất dinh dưỡng lên bề mặt của màng và đảm bảo chiều
dài của lớp màng trên giá thể mỏng.
Hiện tượng bào mòn các giá thể động xảy ra khi các giá thể chuyển động trong
bể lớn, các giá thể va chạm vào nhau, làm cho lớp màng hình thành trong giá thể bong
1.4.1.3.
tróc và giảm hiệu quả của quá trình xử lý.
Lớp màng biofilm
Lớp màng biofilm là quần thể các vi sinh vật phát triển trên bề mặt giá thể. Hầu
hết các vi sinh vật trong màng biofilm thuộc loại dị dưỡng (chúng sử dụng cacbon hữu
cơ để tạo ra sinh khối mới) với vi sinh vật tùy tiện chiếm ưu thế. Các vi sinh vật tùy
tiện có thể sử dụng oxy hòa tan trong hỗn hợp nước thải, nếu oxy hòa tan trong nước
thải không có sẵn thì những vi sinh vật này sử dụng Nitric/Nitrat như chất nhận điện
tử. Tại bề mặt của màng biofilm và lớp chất lỏng ứ đọng để phân lập lớp màng bioflim
với chất lỏng được xáo trộn trong bể phẩn ứng.Chất dinh dưỡng và oxy khuếch tán và
oxy khuếch tán qua lớp chất lỏng ứ đọng từ hỗn hợp chất lỏng xáo trộn trong bể
MBBR tới lớp màng biofilm.Trong khi chất dinh dưỡng và oxy khuếch tán thông qua
lớp ứ đọng tới lớp màng biofilm, sự phân hủy sinh học sản xuất ra những sản phẩm
khuếch tán từ lớp màng biofilm tới hỗn hợp chất lỏng được xáo trộn trong bể MBBR.
Quá trình khuếch tán vào và ra lớp màng biofilm vẫn tiếp tục xảy ra khi các vi sinh vật
24
phát triển sinh khối phát triển ngày càng dày đặc. Bề dày của sinh khối ảnh hưởng đến
hiệu quả hòa tan oxy và chất bề mặt trong bể phản ứng đến các quần thể vi sinh vật.
Những hoạt động vi sinh vật khác nhau xảy ra trong mỗi lớp màng này vì những
vi sinh vật đặc trưng phát triển trong những môi trường khác nhau trên biofilm. Ví dụ
như các vi sinh vật trong mỗi lớp màng biofilm sẽ có một mật độ thích hợp nhất đối
với môi trường oxy hoặc cơ chất trong lớp màng này. Ở lớp màng phía trên của màng
biofilm khi nồng độ oxy hóa tan và nồng độ cơ chất cao thì số lượng vi sinh vật hiếu
khí sẽ chiếm ưu thế. Ở lớp biofilm ở sâu hơn khi nồng độ oxy và cơ chất giảm thì
những vi sinh vật tùy tiện chiếm ưu thế hơn những vi sinh vật khác . Trong những lớp
này, quá trình Nitrat hoát xảy ra khi Nitrat trở thành chất nhận điện tử đối với vi sinh
vật tùy tiện. Vì vậy, những vi sinh vật ở lớp màng biofilm hay dính bám trên bề mặt
giá thể sẽ bị ảnh hưởng bởi sự khuyếch tán oxy và cơ chất giảm dần qua lớp màng.
Khi những vi sinh vật dính bám trên lớp màng biofilm ban đầu yếu thì hoạt động xáo
trộn những giá thể đó sẽ bị rửa trôi lớp màng biofilm ra khỏi giá thể.
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý bằng công nghệ MBBR
1.4.2.1. Giá thể
Diện tích thực tế của giá thể lớn, do đó nồng độ biofilm cao trong bể xử lý dẫn
đến thể tích bể nhỏ.Theo các báo cáo cho thấy, nồng độ biofilm dao động từ 3000 –
4000 gTSS/m3, tương tự với những giá trị có được trong quá trình bùn hoạt tính với
tuổi bùn cao.Điều này được suy ra rằng, vì tải trọng thể tích trong MBBR cao hơn gấp
vài lần trong quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính nên sinh khối sinh ra trong bể MBBR
cao hơn nhiều.
Mật độ của các giá thể trong bể MBBR nhỏ hơn 70% so với thể tích nước trong bể,
với 67% là giá trị đặc trưng.Tuy nhiên mật độ của giá thể được yêu cầu dựa trên đặc tính
của nước thải và mục tiêu xử lý cụ thể. Thường được sử dụng giá trị thấp hơn 67%
1.4.2.2. Độ xáo trộn
Yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu suất là dòng chảy và điều kiện xáo trộn trong
bể xử lý.Độ xáo trộn thích hợp là điều kiện lý tưởng đối với hiệu suất của hệ
thống.Lớp màng biofilm hình thành trên giá thể rất mỏng, phân tán và vận chuyển cơ
chất và oxy đến bề mặt biofilm.Vì vậy, lớp màng biofilm dày và mịn không được
mong đợi đối với hệ thống.Độ xáo trộn thích hợp có tác dụng loại bỏ những sinh khối
25