Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIỂU LUẬN CAO HỌC Chủ nghĩa xã hội khoa học những vấn đề cơ bản của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.99 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội là một trong ba bộ phận cấu thành nên Chủ nghĩa Mác
– Lênin. Nó trực tiếp luận giải con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trên con
đường đó, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần chúng ta giải quyết như: vấn đề dân
tộc, giai cấp; vấn đề văn hóa, con người; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân…Song nhạy cảm và phức tạp hơn cả là vấn đề tôn giáo, vì nó gắn với
đức tin của mỗi con người. Để giải quyết tốt vấn đề này trên con đường quá
độ lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết đúng đăn và nghệ
thuật ứng xử khéo léo trước mỗi đức tin của các tín đồ. Hiện nay, vấn đề tôn
giáo đang diễn biến hết sức phức tạp, để giữ vững lập trường và tránh xa vào
vòng quay của một số nhóm người hơn bao giờ hết chúng ta cần nắm vững
“Những vấn đề cơ bản của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội khoa học”. Đây
chính là lý do em lựa chọn vấn đề này là đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận này sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của chủ nghĩa
Mác – Lênin: biện chứng duy vật và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, sưu tầm, chứng
minh…
Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận giới hạn trong phạm vi vấn đề tôn
giáo trong chủ nghĩa xã hội khoa học.
Kết cấu của bài tiểu luận bao gồm: ngoài phần mở đầu và phần kết luận,
bài tiểu luận bao gồm bốn nội dung.

1


NỘI DUNG
I.

BẢN CHẤT CỦA TÔN GIÁO
1. Tôn giáo là gì
Tôn giáo là một hệ thống quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay nhiều


vị thần và những nghi lễ để thể hiện sự sùng bái ấy. Chủ nghĩa Mác – Lênin
cho rằng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang
đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo những sức
mạnh tự phát trong tự nhiên, xã hội đều trở thành thần bí, những sức mạnh
của thế giới thành sức mạnh của siêu thế gian.
2. Bản chất của tôn giáo
- Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên
và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện
tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự
nhiên và sức mạnh xã hội.
- Tôn giáo phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Trong
xã hội đầy bất công, áp bức của CNTB khi người lao động chưa tìm ra cách
giải thích về số phận nghèo khổ của họ - chưa biết được thực chất của áp bức,
bóc lột. Họ gán tất cả cho chúa trời.
- Tôn giáo phản ánh nguyện vọng thiết tha của nhân dân mong muốn thoát khỏi
nỗi khổ ở trần gian nên đưa lại cho con người một niềm hi vọng hư ảo về mặt
tinh thần quên đi nỗi đau hiện tại.
- Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp
đạo đức, đạo lý của xã hội.

II.

NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO
1. Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo
- Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém,
con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì
vậy họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn và bí ẩn, thần
2



thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu tượng tôn
giáo để thờ cúng.
- Khi xã hội phân chia giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức
mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của
sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác…Họ quy tất cả vào số phận và
định mệnh. Từ đó, họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng
có khả năng chi phối hành động và suy nghĩ của người khác mà sinh ra tôn
giáo.
2. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự
nhiên, xã hội và bản thân mình còn giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã
hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người
lại tìm đến tôn giáo. Sự nhận thức của con người có khi xa rời thực tiễn, thiếu
khách quan, dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.
3. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội
mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng đủ nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân. Góp phần bù đắp những hẫng hụt trong đời sống, nỗi trống vắng
trong tâm hồn, an ủi vỗ về, xoa dịu cho các số phận sa cơ, lỡ vận. Vì thế, dù
chỉ là hạnh phúc hư ảo nhưng nhiều người vẫn tin, vẫn bám vúi vào.
III. TÍNH CHẤT CỦA TÔN GIÁO
1. Tính lịch sử
Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó
chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo không phải xuất hiện cùng một lúc với
con người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con
người đạt tới mức độ nhất định.

3



Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn của lịch sử, tôn
giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại
đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo.
Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản
chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã
hội, làm chủ được bản thâm mình, và xây dựng được niềm tin cho mỗi con
người thì tôn giáo sẽ không còn.
2. Tính quần chúng
Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần
chúng, nhân dân lao động. Hiện nay, số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỉ
lệ khá cao trong dân số thế giới.
Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của
những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Bởi vì tôn
giáo thường có tính nhân văn, nhân đọa, hướng thiện. Vì vậy, còn nhiều người
trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.

4


3. Tính chính trị của tôn giáo
Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp,
các giai cấp chính trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
Trong nội bộ các tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều
khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn
giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.
IV. CHỨC NĂNG CỦA TÔN GIÁO
1. Chức năng đền bù hư ảo
Luận điểm nổi tiếng của C. Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
đã làm nổi bật chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo. Giống như thuốc phiện,

tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự giảm nhẹ” tạm thời những nỗi đau
khổ của con người, an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt của con người
trong cuộc sống.
Chức năng đền bù hư ảo không chỉ là chức năng chủ yếu, đặc thù mà còn
là chức năng phổ biến của tôn giáo. Ở đâu có tôn giáo, ở đó có chức năng đền
bù hư ảo.
Tôn giao là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó không chỉ thực hiện một
chức năng mà gồm một hệ thống chức năng xã hội. Mặc dù, là chức năng chủ
yếu nhưng chức năng đền bù hư ảo không thể tách rời các chức năng khác của
tôn giáo.
2. Chức năng thế giới quan
Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo có tham vọng tạo ra
một bức tranh của mình về thế giới nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con
người dưới một hình thức phi hiện thực. Bức tranh tôn giáo ấy bao gồm hai
bộ phận: thế giới thần thánh và thế giới trần tục. Trên cơ sở đó mà tôn giáo
giải thích các vấn đề của tự nhiên cũng như của xã hội. Sự lý giải của tôn giáo
về thế giới nhằm hướng con người tới các siêu nhiên, thần thánh, do đó nó đã

5


xem nhẹ đời sống hiện thực. Quan điểm này có thể tác động tiêu cực đến ý
thức giáo dân, đến thái độ của họ đối với xung quanh.
3. Chức năng điều chỉnh
Tôn giáo đã tạo ra một hệ thống các chuẩn mực, những giá trị nhằm điều
chỉnh hành vi của những con người có đạo. Những hành vi được điều chỉnh ở
đây không chỉ là những hành vi trong thờ cúng mà ngay cả trong cuộc sống
hàng ngày trong gia đình cũng như ngoài xã hội của giáo dân. Vì vậy, hệ
thống chuẩn mực, giá trị trong lý thuyết đạo đức và xã hội mà tôn giáo tạo ra
đã ảnh hưởng quan trọng đến mọi hoạt động của con người. Tất nhiên ở đây

chúng ta cần chú ý rằng những chuẩn mực, giá trị tôn giáo đã bị tước bỏ khá
nhiều những đặc trưng khách quan và phụ thuộc vào những giá trị siêu nhiên,
hư ảo.
4. Chức năng giao tiếp
Chức năng giao tiếp của tôn giáo thể hiện khả năng liên hệ giữa những
người có chung một tín ngưỡng. Sự liên hệ (giao tiếp) được thể hiện chủ yếu
trong hoạt động thờ cúng, sự giao tiếp với thánh thần được coi là sự giao tiếp
tối cao. Ngoài mối liên hệ giao tiếp trong quá trình thờ cúng, giữa các giáo
dân còn có sự giao tiếp ngoài tôn giáo có thể lại củng cố, tăng cường các mối
liên hệ tôn giáo của họ.

6


5. Chức năng liên kết
Trong các xã hội trước đây, tôn giáo với tư cách là bộ phận tất yếu trong
cấu trúc thượng tầng đã đóng vai trò quan trọng của nhân tố liên kết xã hội,
nghĩa là nhân tố làm ổn định trật tự xã hội đang tồn tại, dựa trên những hệ
thống giá trị và chuẩn mực chung của xã hội. Tuy nhiên không nên quan niệm
một cách sai lầm rằng tôn giáo bao giờ cũng là nhân tố liên kết xã hội chủ
yếu, bảo đảm sự thống nhất của xã hội. Sự thống nhất của xã hội trước hết
được bảo đảm bởi hệ thống sản xuất vật chất xã hội chứ không phải bằng
cộng đồng tín ngưỡng. Hơn nữa, trong những điều kiện xã hội nhất định, tôn
giáo có thể biểu hiện như là ngọn cờ tư tưởng của sự chống đối lại xã hội,
chống lại chế độ phản tiến bộ đương thời.

7


KẾT LUẬN

Với việc phân tích những vấn đề cơ bản của tôn giáo trên quan điểm duy
vật biện chứng của chủ nghĩa xã hội khoa học đã cho ta cái nhìn sâu sắc, toàn
diện về tôn giáo. Từ đó, giúp chúng ta có thái độ đúng đắn và tinh thần kiên
định trước mỗi hiện tượng tôn giáo diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, tôn giáo đang có chiều hướng phát triển đa dạng, phức tạp
không chỉ ở quốc gia mà còn cả Phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ
chức quốc tế của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt: chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với
tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Song trên thực tế đã và đang bị các
thế lực chính trị - xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngoái tôn giáo của họ.
Do đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải học tập, nghiên cứu và có
những hiểu biết đúng đắn, toàn diện về những vấn đề cơ bản của tôn giáo trên
lập trường chủ nghĩa Mác – Lênin.
Tuy nhiên, trong qua trình nghiên cứu của mình, do hạn chế về thời gian
và điều kiện nghiên cứu nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy (cô) giáo để
bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – Học viện Báo chí và tuyên truyền.

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – Bộ Giáo dục và đào tạo.
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – Hội đồng lý luận trung ương.
Văn kiện đại hội X.

9


MỤC LỤC

10



×