Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức bản địa trong xây dựng mô hình cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LƯỜNG VĂN BẮC

Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG XÂY
DỰNG MÔ HÌNH CÂY TRỒNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: KHMT

Khoa

: TN&MT

Khoá học

: 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Điền



Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là việc hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên, đó là
thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những
kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường, nó chính là hành trang quan
trọng trước khi ra trường để vận dụng vào công tác và xây dựng quê hương,
đất nước.
Được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và
Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện
đề tài: “ Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức bản địa trong xây dựng mô hình cây
trồng thích ứng với biến đổi khí hậu tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn ”.
Để hoàn thành bản khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ tận tình của:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
Ban chủ nhiệm khoa cùng tập thể thầy, cô giáo khoa Môi trường đã
truyền đạt kiến thức và giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Cán bộ trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông Lâm nghiệp miền núiADC và Ủy ban nhân dân xã Mai Lạp đã tạo điệu kiện cung cấp thông tin, tài
liệu trong quá trình thực tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của
thầy giáo hướng dẫn: TS.Trần Văn Điền Hiệu trưởng trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Với trình độ năng lực và thời gian có hạn của bản thân, lần đầu tiên xây
dựng khóa luận, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo
và các bạn để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn./.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày25tháng 5 năm 2014

Sinh viên
Lường Văn Bắc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mức tăng nhiệt độ trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu ở nước ta
..................................................................................................................... 16
Bảng 2.2: Thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu nước ta.
..................................................................................................................... 17
Bảng 2.3: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp(cm)......................... 21
Bảng 2.4: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình(cm) ............... 21
Bảng 2.5: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao(cm) .......................... 22
Bảng 2.6 : Mực nước biển qua các năm theo các kịch bản............................ 22
Bảng 2.7: Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp trong 50
tới ................................................................................................................. 23
(Nguồn: trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn, 2011) ................................. 34
Bảng 4.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ ................. 36
1980 - 1999 ở vùng Đông Bắc Việt Nam...................................................... 36
Bảng 4.2. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 ở vùng
Đông Bắc Việt Nam ..................................................................................... 36
Bảng 4.3. Đánh giá của người dân xã Mai Lạp về các hiện tượng thời tiết cực
đoan ở địa phương 10 năm gần đây .............................................................. 37
Bảng 4.4. Sự hiểu biết của người dân xã Mai Lạp về BĐKH........................ 38
Bảng 4.5. Hình thức tiếp cận thông tin về BĐKH của người dân xã Mai Lạp
..................................................................................................................... 38
Bảng 4.6. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở xã Mai Lạp .... 40
Bảng 4.7. Kết quả phân loại nhóm cây trồng tại Mai Lạp ............................ 49
Bảng 4.8. Tiêu chí lựa chọn mô hình trồng chuối xen gừng và củ đậu .......... 51
Bảng 4.9. Danh sách trồng gừng xen chuối vụ mùa 2013 xã Mai Lạp .......... 57

Bảng 4.10. Năng suất sinh khối khô của chuối-gừng và củ đậu .................... 57
Bảng4.11 : Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong mô hình khoai tây và đỗ
xanh ở xã Mai Lạp ....................................................................................... 62
Bảng 4.12. Chi phí đầu tư cho mô hình 1000m2 ........................................... 62
Bảng 4.13. Tổng thu nhập năm đầu .............................................................. 63
Bảng 4.14. Ý kiến của người dân khi mở rộng mô hình................................ 65
Bảng 4.15 Thang đánh giá đạm tổng số trong đất ......................................... 65
Bảng 4.16. Ý kiến của người dân khả năng cải taọ đất của mô hình ............. 66
Bảng 4.17. Phân tích đất của mô hình......................................................... 67


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( 0C ) trong 50 năm qua .......... 15
Hình2.2: Mức tăng lượng mưa trung bình năm (%) trong 50 năm qua.......... 16
Hình 2.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỉ 21 theo kịch
bản mức phát thải cao.(Nguồn Bộ TNMT,2012) .......................................... 18
Hình 2.8: Mức thay đổi lượng mưa năm( %) vào cuối thế kỉ 21theo kịch bản
phát thải cao. ................................................................................................ 20
Hình 4.1: Cơ cấu sử dụng đất xã Mai Lạp năm 2012.[23] ............................ 29
Hình 4.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Bắc Kạn từ 2001-2011
..................................................................................................................... 34
Hình 4.3: Lượng mưa các tháng trong năm ở Bắc Kạn từ 2001-2011 ........... 35
Hình 4.4 Giống chuối để trồng ..................................................................... 56
Hình 4.5: Sinh khối chuối-gừng và cây củ đậu ............................................. 58
Hình 4.6 Sự phát triển của mô hình xen canh chuối-gừng và củ đậu trồng 2
tháng ............................................................................................................ 60
Hình 4.7.Sự phát triển của mô hình xen canh chuối-gừng và củ đậu trồng 6
tháng ............................................................................................................ 60
Hình 4.8.Sự phát triển của mô hình xen canh chuối-gừng và củ đậu............. 61

Hình 4.9. Thu hoạch chuối ........................................................................... 64
Hình 4.10. Trồng xen theo kỹ thuật chuối, gừng........................................... 66


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

ADC
APO
BĐKH
BVTV
IPCC

Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông Lâm nghiệp
miền núi phía bắc
Tổ chức năng suất châu á
Biến đổi khí hậu
Bảo vệ thực vật
Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

HTTTCĐ
KTBĐ

(Intergovernmental Panel on Climate Change)
Hiện tượng thời tiết cực đoan
Kiến thức bản địa

MNPB
SXNN

Miền núi phía bắc

Sản xuất nông nghiệp

NBD
UBND
IMHEM
ĐBSCL
TNMT
NTTS

Công ước chung về biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
Nước biển dâng
Ủy ban nhân dân
Viện khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường
Đồng bằng sông Cửu Long
Tài nguyên môi trường
Nuôi trồng thủy sản

WHO
NXS

Tổ chức y tế thế giới
Năng suất xanh

UNFCCC


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài ...................................................... 3
1.2.1. Mục đích đề tài ..................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................ 3
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 4
2.1.1 Cơ sở lí luận .......................................................................................... 4
2.1.2 Cơ sở pháp lí ......................................................................................... 8
2.2 Nghiên cứu BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam ..................................... 10
2.2.1 Nghiên cứu BĐKH trên thế giới .......................................................... 10
2.2.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam ............................................... 13
2.2.3 Các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam........................................... 17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 24
3.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 24
3.4.2 Hoạt động sinh kế của người dân ......................................................... 26
3.5 Phương pháp tổng hợp xử lí số liệu ........................................................ 27
PHẦN 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........ 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội .......................................................... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 30
4.1.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật .......................................................... 31



4.1.4. Đặc điểm dân tộc, văn hóa xã Mai Lạp ............................................... 33
4.1.5. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở xã Mai Lạp ............................................ 34
4.1.6. Các kịch bản BĐKH liên quan đến vùng nghiên cứu .......................... 35
4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống cây trồng, vật nuôi và sinh kế
của người dân ở xã Mai Lạp ......................................................................... 39
4.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thông cây trồng và vật nuôi ..... 39
4.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sinh kế của người dân .. 43
4.3. Phương thức canh tác - biện pháp kỹ thuật để thích ứng với BĐKH ...... 44
4.3.1 Phương thức canh tác - biện pháp kỹ thuật để thích ứng với BĐKH .... 44
4.3.2. Thay đổi thời vụ gieo trồng phù hợp ................................................... 48
4.3.3. Thay đổi giống, loại cây trồng phù hợp để thích ứng với BĐKH ........ 48
4.3.4. Nhóm các loại cây trồng tại xã Mai Lạp ............................................. 49
4.4 Mô hình xen canh chuối- gừng và cây củ đậu ......................................... 51
4.4.1.Tiêu chí lựa chọn mô hình. .................................................................. 51
4.4.2. Kỹ thuật nhân giống, thời vụ và chọn đất ........................................... 52
4.5. Khả năng sinh trưởng tạo sinh khối của mô hình ................................... 56
4.5.1. Tổng sinh khối .................................................................................... 56
4.5.2. Các yếu tố cho phát triển sinh khối ..................................................... 58
4.5.3. Hiệu quả và năng suất kinh tế của mô hình chuối-gừng và củ đậu ...... 60
4.6. Khả năng cải tạo đất của mô hình xen canh chuối-gừng và củ đậu ........ 65
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 69
5.1 Kết luận .................................................................................................. 69
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 70


1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là một vấn đề được các nhà khoa học

trên thế giới rất quan tâm, những cơn bão bất thường, những đợt hạn hán,
cháy rừng…xảy ra trái với chu kì của nó hàng thập kỷ qua, điều này dẫn đến
những thiệt hại hết sức nặng nề cả về con người và sự phát triển của các nền
kinh tế. Theo RSEX – báo cáo đặc biệt về quản lí rủi ro của các sự kiện cực
đoan và thảm họa, nhận định rằng Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên 193 quốc
gia về chỉ số chịu thương tổn do các tác động của BĐKH trong vòng 30 năm
tới. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi được xem là vựa lúa của cả
nước, sản xuất ra hơn 1/2 lượng thủy sản và trái cây của cả nước, UNDP ước
tính, đến năm 2030, nước biển dâng sẽ làm cho 45% diện tích đất bị tổn
thương do hiện tượng mặn hóa cực đoan. Tình trạng này khiến cuộc sống của
hơn 4 triệu người đói nghèo tại đây có nguy cơ tổn thương cao.Ông RK
Pachauri - chủ tịch IPCC cho rằng: nền nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải
nghiên cứu giống cây chịu sự thay đổi nhiệt độ nếu cần thiết Việt Nam phải
tính đến việc thay đổi cơ cấu mùa vụ.
Ai cũng biết tác hại của biến đổi khí hậu mang lại, có thể thấy tác hại
theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: Gia tăng mực
nước biển, băng hà lùi về 2 cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai
biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và
phá hủy hệ sinh thái. việt nam có đường bờ biển dài với hai phần ba lãnh thổ
là diện tích đất đồi núi, nên là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất
trong khu vực Đông Nam Á khi phải đối mặt với biến đổi khí hậu. Chưa bao
giờ vấn đề biến đổi khí hậu lại được đề cập nhiều và nóng bỏng như thời điểm
này. Theo nghiên cứu của liên hợp quốc, việt nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng
nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á từ sự biến đổi khí hậu này.
Khu vực trung du và miền núi phía Bắc được đánh giá là khu vực chịu
tác động mạnh của biến đổi khí hậu không kém so với các tỉnh ven biển và
các tỉnh trung bộ, về mùa đông những đợt không khí lạnh kéo dài, những trận


2

lũ ống, lũ quét, các dịch bệnh,….. trong khi người dân nơi đây sống dựa vào
nguồn thu nhập chính từ các hoạt động thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp,
những thay đổi khí hậu sẽ làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất
nông nghiệp: năng suất giảm, cây sinh trưởng chậm, gia súc chết,…..làm cho
đời sống người dân trở nên khó khăn. Chính vì vậy mà việc tìm ra các mô hình
trồng trọt, chăn nuôi để thích ứng với thực trạng BĐKH đối với khu vực này là
rất quan trọng. Một trong những hướng đi mà hiện nay các nhà khoa học đang
quan tâm để giải quyết vấn đề này là đó là dựa vào kiến thức của người dân bản
địa để tìm ra các mô hình sản xuất nông nghiêp thích ứng với BĐKH.
Bắc Kạn một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc là nơi
sinh sống của bảy dân tộc anh em bao gồm Tày, Dao, Việt (Kinh), H’Mông,
Nùng, Sán Chay, Hoa. Trong 5 năm gần đây là tỉnh phải chịu thiệt hại lớn
nhất trong sản xuất nông nghiệp do sự xuất hiện tượng thời tiết cực đoan
(CARE international in Viet Nam, 2010). Do vậy trong những năm qua tỉnh
đã và đang được tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam và nhiều tổ chức khác
triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo và giảm thiểu các tác động xấu của
biến đổi khí hậu. Do nơi đây có nhiều dân tộc cùng sinh sống cùng với việc
hoạt động nông nghiệp là chủ yếu nên vốn kiến thức truyền thống và kinh
nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi của họ rất phong phú, những kinh
nghiệm quý giá này được lưu truyền có chọn lọc từ thế hệ này qua thế hệ
khác, giúp cho người nông dân có các mô hình canh tác phù hợp với sự biến
đổi của khí hậu.
Cộng đồng dân ở Bắc Kạn nói riêng và miền núi phía bắc nói chung có
vốn kiến thức truyền thống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp giúp họ linh
hoạt hơn với những biến đổi khắc nghiệt trong môi trường sống. Nhiều cộng
đồng bản địa là dân tộc thiểu số ở Bắc kạn đã có rất nhiều kinh nghiệm trong
canh tác nông nghiệp bền vững và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Những kiến
thức và các kỹ thuật bản địa nãy đã được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác trong từng cộng đồng dân tộc thiểu số (Tran Van Đien, 2012).
Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu, ứng

dụng kiến thức bản địa trong xây dựng mô hình cây trồng thích ứng với biến
đổi khí hậu tại Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn”.


3
1.2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích đề tài
- Xác định kiến thức bản địa của người dân trong ứng phó với biến đổi
khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.
- Xác định được mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất
nông nghiệp của địa phương.
- Đánh giá hiệu quả, khả năng tạo sinh khối, năng suất và khả năng cải tạo
đất của một số mô hình cây trồng trong điều kiện biến biển khí hậu hiện nay.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thông tin số liệu thu thập phải trung thực, khách quan, chính xác.
- Đánh giá được hiệu quả, khả năng tạo sinh khối, khả năng cải tạo đất
và tính phù hợp của một số mô hình cây trồng trên cơ sở áp dụng kiến thức
bản địa của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Xã Mai Lạp, Huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đối với việc học tập và nghiên cứu
+ Nâng cao được kĩ năng và kiến thức thông qua các hoạt động thực tế.
+ Vận dụng được những kiến thức đã được học.
+ Nâng cao khả năng tự học, khả năng tìm kiếm, chọn lọc tài liệu.
+ Hiểu biết rõ hơn về những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
+ Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập
tại cơ sở.
- Đối với hoạt động thực tiễn
+ Từ các mô hình thử nghiệm tại địa phương từ đó tìm ra mô hình thích
hợp nhất cho người dân.

+ Góp phần giảm thiểu được các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
đối với sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía bắc.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lí luận
2.1.1.1Các khái niệm có liên quan :
+ Biến đổi khí hậu : là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc
sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng
phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến
hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của
con người. (Liên Hiệp Quốc, 1992).
+ .Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ
mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc
không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
+ Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm
thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
+ Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong sinh quyển
hoặc số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích vùng.
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên
hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích
giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc
tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
+ Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức bao gồm kiến thức kỹ thuật
bản địa và kiến thức địa phương, nhưng được cụ thể hóa trong khía cạnh liên
quan đến sinh thái, đến quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên: rừng, đất
rừng, nguồn nước. Nó phản ánh những kiến thức kinh nghiệm của từng nhóm

cộng đồng đang cùng sinh sống trong từng vùng sinh thái nhân văn, đây là hệ
thống kiến thức kết hợp các hiểu biết bên trong lẫn bên ngoài, sự giao thoa kế
thừa giữa kinh nghiệm của các dân tộc đang chung sống, sự kiểm nghiệm các
kỹ thuật mới du nhập và sự thích ứng nó với điều kiện sinh thái địa phương.


5
2.1.1.2 Nguyên nhân của BĐKH
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH đó là do thiên nhiên và do
con người. Trong những thập niên gần đây các hoạt động kinh tế - xã hội của
con người ngày một phát triển dẫn đến lượng khí thải nhà kính không ngừng
tăng lên, cùng với đó việc khai thác các bể hấp thụ khí nhà kính như rừng, hệ
sinh thái biển....làm cho hàm lượng các khí nhà kính trong không khí luôn ở
mức cao. Một số loại khí nhà kính điển hình :
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng
sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai
lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất
magiê.
Hiện nay, Nghị định thư kyoto vẫn là một công cụ hữu hiệu được hầu hết
các quốc gia ủng hộ nhằm hạn chế và ổn định các loại khí nhà kính nói trên.
2.1.1.3 Vai trò của kiến thức bản địa đối với việc thích ứng BĐKH
Hiện nay BĐKH được coi là một trong những thách thức lớn nhất của
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ở thế kỉ 21. Nhận thức được điều
đó, chương trình mục tiêu quốc gia nhằm ứng phó với BĐKH đã chỉ rõ: Ứng

phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của
các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân; trong nội dung huy động mọi
tiềm năng có thể. Một trong các tiềm năng để thực hiện nội dung đó chính là
kiến thức bản địa của người dân địa phương, việc áp dụng kiến thức bản địa
vào việc thích ứng với BĐKH cũng đang là một hoạt động chiến lược ứng
phó với BĐKH của các ban ngành tại địa phương. Khác với các kiến thức tiếp


6
thu từ bên ngoài( kiến thức qua quá trình học tập), kiến thức bản địa( KTBĐ)
là một kho tri thức vô cùng quý giá của cộng đồng dân cư, được kết tinh từ
các kinh nghiệm hoạt động sản xuất thực tế qua các mùa vụ, các thế hệ ( sửa
chữa thiếu sót của những kiến thức chưa đúng của thế hệ trước, giữ lại những
kiến thức đúng và tiếp tục phát triển chúng qua thời gian) hoặc qua quá trình
truyền khẩu để phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội của vùng tạo môi
trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Đặc trưng của kiến thức bản địa.
- Kiến thức bản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ
trong một cộng đồng địa phương nhất định.
- Kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của
từng địa phương - nơi đã hình thành và phát triển kiến thức đó.
- Kiến thức bản địa rất đơn giản, chi phí thấp và bền vững đối với điều
kiện tự nhiên địa phương.
- Kiến thức bản địa do toàn thể cộng đồng trực tiếp sáng tạo ra qua lao
động trực tiếp.
- Kiến thức bản địa không được ghi chép bằng văn bản cụ thể mà được
lưu giữ bằng trí nhớ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền
miệng, thơ ca, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau.
- Kiến thức bản địa luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa
phương.

- Kiến thức bản địa có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát
triển nông thôn bền vững.
- Tính đa dạng của kiến thức bản địa rất cao.
2.1.1.4 Một số kiến thức bản địa của người dân trong sản xuất nông nghiệp
thích ứng BĐKH
Thực chất khái nhiệm ứng phó và thích ứng với BĐKH là một cụm từ
mới được đưa vào trong truyền thông và các hoạt động của các chương trình
và dự án ở Việt Nam cũng như các tỉnh MNPB. Tuy nhiên bản chất các hoạt
động thích ứng với biến đổi khí hậu đã được hình thành, tích lũy và lưu truyền
nhiều thế hệ trong các cộng đồng dân tộc thiếu số. Với đời sống phụ thuộc


7
vào sản xuất nông nghiệp là chính nên KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp
được xác định là phong phú đa dạng và đang đóng một vai trò quan trọng
trong phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH
ngày nay.
KTBĐ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay được áp dụng phổ biến và
nhiều nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là sử dụng các giống cây
trồng và vật nuôi bản địa. Vũ Văn Liết và cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng cộng
đồng người Thái ở MNPB hiện nay đang sử dụng rất phổ biến các giống bản
địa bao gồm: 7 giống cây lương thực thực phẩm, 13 giống cây rau quả, 7
giống gia cầm và 9 giống gia súc. Tác giả cũng cho rằng các cộng đồng dân
tộc thiểu số MNPB đang quản lý và sử dụng một tập đoàn giống cây trồng và
vật nuối rất phong phú và rất có giá trị cho sản xuất nông nghiệp do có tính
chống chịu cao với các điều kiện bất lợi. Ví dụ cộng đồng người Tày ở Bắc
Kạn đang sử dụng tới 20 giống cây trồng và 3 giống vật nuôi bản địa phổ
biến, trong khi đó cộng đồng người Dao ở Bắc Kạn cũng đang sử dụng tới 19
giống cây trồng và 4 giống vật nuôi bản địa trong phát triển sinh kế của mọi
gia đình (Vũ Văn Liết, Vũ Thị Bích Hạnh, Phan Đức Thịnh, Nguyễn Văn Hà,

Nhâm Xuân Tùng, Nguyễn Thị Hảo, Phạm Mỹ Linh, Đàm Văn Hưng, Vũ
Quốc Đại, Nguyễn Bằng Tuyên, Phạm Quang Tuân, 2011) [6]. Các giống bản
địa này đang góp phần quan trọng giúp cho sản xuất của người dân tránh
được hiện tượng thời tiết cực đoan xẩy ra mấy năm gần đây.
Kiến thức bản địa còn được ứng dụng nhiều trong kỹ thuật canh tác
trong điều kiện thời tiết khí hậu cực đoan. Với điều kiện canh tác chủ yếu trên
đất dốc nhiều biên pháp kỹ thuật truyền thống đã được áp dụng để han chế xói
mòn đất do mưa to như tạo ruộng bậc thang, xếp đá tạo đường đồng mức, để
bang cỏ tự nhiên theo đồng mức, trồng xen canh để che phủ mặt đất. Đặc biệt
kỹ thuật bản địa tưới nước và giữ nước trong điều kiên địa hình đồi núi phức
tạp đã được áp dụng rất phổ biến ở nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số như làm
guồng, cọn tát nước, ống bương dẫn nước. đào giếng tại ruộng giữ nước. ... đã
giúp cho cây trồng tránh được khô hạn. Đặc biệt những kiến thức về thời vụ
gieo trồng và dự báo thời tiết khi hậu bất lợi đã giúp cho các cộng đồng dân


8
tộc thiểu số giảm thiệu thiệt hại do thiên tai. Ví dụ người Dao cho biết “khi
thấy trâu đang thả trong rừng mà chạy bỏ về nhà là trời sắp có mưa to chuẩn
bị tránh lũ. Hay mặt nước ao đang bình thường chuyển sang màu xanh rêu 2-3
ngày là trời sẽ mưa to (Huyền Nữ Phương Vinh và Trần Đình Hữu Ái, 2009)
[19]. Kiến thức bản địa thực sự giúp cho việc sản xuất nông nghiệp của cộng
đồng các dân tộc thiểu số được phát triển bền vững qua nhiều thế hệ.
2.1.2 Cơ sở pháp lí
- Tháng 12 năm 1998, Việt Nam tham gia ký Nghị định thư Kyoto và
chính thức phê chuẩn Nghị định thư này vào tháng 9/2002;
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2003 của
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững
ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam);
- Quyết định số 35/2005/QĐ-TTg ngày 17/12/2005, Thủ tướng Chính
phủ ban hành về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam;
- Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007, Thủ tướng Chính phủ ra phê
duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2007-2010;
- Năm 2007, Việt Nam công bố Chiến lược Quốc gia về phòng chống,
thích nghi và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007);
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 12 năm 2008, của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH ;
- Quyết định số 1002/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 07 năm 2009 của Thủ
tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;


9
- Quyết định số 2139/QĐ-TTg, ngày 5/12/2011, của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH;
- Quyết định số 1781/QĐ – TTg ngày 24/09/2010 v/v bổ sung kinh phí
năm 2010 để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu.
- Quyết định số 669/QĐ- TTg ngày 05/6/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc bổ sung kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn vụ
Đông - Xuân năm 2011 – 2012.
• Một số văn bản, chính sách thực hiện chương trình BĐKH quốc gia
được triển khai ở tỉnh Bắc Kạn :
- Quyết định số 799/QĐ – UBND ngày 25/12/2012 về việc ban hành kế
hoạch hoạt động ứng phó với BĐKH của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2020

- Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 26/7/2012 về việc thực hiện kế
hoạch hoạt động ứng phó với BĐKH của tỉnh.
- Quyết định số 420/QĐ – UBND ngày 18/03/2011 của UBND tỉnh
Bắc Kạn v/v giao sở tài nguyên môi trường thực hiện 2 đề án BĐKH
- Quyết định số 1113/QĐ-UBND ngày 27/6/2011 của UBND tỉnh Về
việc Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Dự án: Đánh giá mức độ BĐKH
, xây dựng các kịch bản BĐKH của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010-2020
- Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 27/6/2011 của UBND tỉnh Về
việc Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Dự án: Kế hoạch hành động ứng
phó với BĐKH của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020.
• Trong sản xuất nông nghiệp: các văn bản, chỉ thị sản xuất nông
nghiệp và các văn bản khắc phục hậu quả thiên tai như:
- Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 13/4/2011 của UBND tỉnh Về
việc quy định mức hỗ trợ trực tiếp về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để
khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn
- Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 10/7/2012 về việc cấp bổ sung
kinh phí thực hiện phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán vụ đông –
xuân năm 2011 – 2012.


10
2.2 Nghiên cứu BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Nghiên cứu BĐKH trên thế giới
Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí
nhà kính, chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí
quyển sẽ "nhốt” hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy
làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên.
Nhiều hậu quả không diễn tiến theo một con đường thẳng. Thí dụ về
mặt sinh thái, khí CO2 tăng sẽ ảnh hưởng có lợi cho sự phát triển rừng, nhưng

khi khí hậu biến đổi thì rừng sẽ bị phá hủy – đây là tác động có hai hậu quả
đối nghịch với điều chúng ta dự kiến trong tương lai ( Nhóm công tác biến đổi
khí hậu, 2011)[4].
• Núi băng biến mất
Hậu quả thấy rõ nhất của việc khí hậu nóng lên là lượng núi băng giảm
xuống. Dù chúng ta không có các số liệu đo đạc chắc chắn từ các trạm đo khí
tượng, nhưng các hình chụp tư liệu trước đây và các băng tích của núi băng là
một dấu hiệu rõ ràng về sự biến đổi khí hậu. Nó đã làm băng hà biến mất dần
dần. Những lãnh nguyên bao la từng được bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cữu
rất dày giờ đây được cây cối bao phủ.
Các hiểu biết khoa học hiện nay (và trong thời gian gần tới đây) chưa
đủ để đưa ra một dự báo chắc chắn về sự phát triển tương lai của băng phủ.
Khí hậu càng nóng thì rủi ro băng giá bắt đầu tan nhanh càng nhiều và một
khi nó đã bắt đầu tan thì sẽ rất khó ngăn chặn.
• Mực nước biển đang dâng lên
Người ta đã từng quan sát hiện tượng này trong lịch sử phát triển của
khí hậu. Vào cao điểm của thời băng giá (cách đây khoảng 20 000 năm), lúc
khí hậu toàn cầu lạnh hơn khoảng 4 đến 70C thì mực nước biển thấp hơn hiện
nay khoảng 120m và người ta có thể đi bộ mà không bị ướt chân từ châu Âu
lục địa sang Anh quốc. Vào cuối thời băng giá, mực nước biển tăng nhanh,
đến khoảng 5m cho mỗi thế kỷ ( Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng, Hoàng Đức
Cường, 2012)[17].


11
• Dòng hải lưu biến đổi
Từ cái nhình khoa học không có một dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi
bi thảm của dòng hải lưu, vì vậy kịch bản loại này được xem như không xuất
hiện. Nhưng về mặt lâu dài và nhiệt độ khí tăng lên – như đến khoảng giữa
của thế kỷ này – thì nó sẽ trở thành một yếu tố nguy hiểm đáng lo ngại. Khí

hậu nóng lên có thể làm các chuyển động hải lưu yếu đi bằng hai cách: sức
nóng làm giảm độ đậm đặc của nước biển do nước giãn nở ra và gia tăng tăng
lượng nước mưa cũng như nước ngọt từ các núi băng tuyết tan, nhất là ở
Greenland đổ vào. Hai yếu tố này làm cản trở sự hình thành dòng hải lưu dưới
sâu và trong trường hợp xấu nhất có thể làm chúng biếm mất hoàn toàn (
Nhóm công tác biến đổi khí hậu, 2011) [4].
• Thời tiết cực đoan
Những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lụt lội hay khô hạn là hậu
quả của sự biến đổi khí hậu mà nhiều người phải trực tiếp chịu đựng.
Những đợt nắng nóng gay gắt
Trái đất đang ngày một nóng lên “nhờ” khí thải cũng như hiệu ứng nhà
kính cùng sự phát triển công nghiệp quá mức. Hàng loạt những kỷ lục về
nhiệt độ bị xô đổ, hạn hán, cháy rừng cùng những hệ lụy xấu chưa bao giờ
xuất hiện nhiều và liên tục đến như thế. Chính con người chứ không phải ai
khác phải hứng chịu tất cả những hậu quả này. Bắt đầu với những năm đầu
thế kỷ 20: Lần đầu tiên trên thế giới ghi nhận những trận hạn hán, nắng nóng
ghê gớm xảy ra tại các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi. Năm 1900, ở Ấn Độ
đã xảy ra một trận nắng nóng gay gắt, không mưa và nhiệt độ tăng cao từ 40 45 độ C trong suốt nhiều ngày liên tục. Điều này đã dẫn tới hạn hán lớn, số
người thiệt mạng dao động từ 250.000 tới gần 3,25 triệu người. Đợt nắng
nóng quét qua Châu Âu hồi năm 2003 đã làm thiệt mạng khoảng 20 đến 30
ngàn người. Đó thật sự là dấu hiệu đáng báo động của những thay đổi ngày
càng tồi tệ của khí hậu ( Nguyễn Văn Thắng, Đào Thị Thúy và các cộng tác
viên, 2009) [15].
Bão lụt:


12
Để dự đoán các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thời tiết, các nhà
khoa học phải dùng đến các thiết bị hiện đại. Nhưng chẳng cần có thiết bị
hiện đại cũng thấy được những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn.

Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng những cơn giông bão Theo ước tính,
chỉ riêng ở Mỹ, trong vòng 100 năm qua (từ 1905 đến 2005), số lượng những
cơn bão mạnh đã tăng không ngừng. Nếu từ 1905 - 1930 chỉ có khoảng trung
bình 3,5 cơn/năm thì con số này là 5,1 trong khoảng 1931-1994, và lên đến
8,4 từ 1995-2005. Mức độ thiệt hại về sinh mạng và vật chất do các cơn bão
và các trận lụt lội gây ra cũng đang ở mức kỷ lục ( Nguyễn Văn Thắng, Đào
Thị Thúy và các cộng tác viên, 2009) [15].
Hạn hán:
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì
một số nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán
làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nền nông nghiệp của nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung
cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu
cảnh đói khát.
• Các hệ sinh thái bị phá hủy
Tại nhiều hội nghị quốc tế, các công trình nghiên cứu ở địa phương về
ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đén hệ thống sinh thái nhạy cảm đã đưa ra thảo
luận. Kết quả của các cuộc hội thảo là một kịch bản đầy nguy cơ. Chỉ cần
nhiệt độ khí hậu tăng lên 10C thì hệ thống sinh thái nhạy cảm sẽ bị ảnh
hưởng: san hô, rừng nhiệt đới trên vùng cao ở Queensland, Úc và các vùng
đất khô trồng các giống cây thấp ở Nam Phi (đặc biệt là loài xương rồng
Karoo). Nếu nhiệt độ tăng lên từ 1 đến 20C thì nó sẽ gây hại đến hệ sinh thái
này, ngoài ra còn gây hại thêm hệ sinh thái ở vùng Bắc cực và vùng núi Trung
Đông sẽ xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn lớn và sẽ bị nhiều loài côn trùng tấn công.
Một tai họa sẽ xuất hiện và không thể đạo ngược lại, có thể làm cho rừng
nhiệt đới Amzon “chết cứng”. Nếu nhiệt độ tăng lên 30C thì băng tuyết ở Bắc
cực sẽ biến mất, tai họa sẽ đến với các loại gấu tuyết và các loài khác. Vườn
quốc gia ở Nam Phi sẽ mất hai phần ba số động vật của mình.



13
• Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc
có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với
nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến
6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa,
do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã
có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt
độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ
thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.
• Dịch bệnh
Cho đến nay, công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về hậu quả của sự biến
đổi khí hậu là do WHO thực hiện năm 2002 đưa ra báo cáo rằng các dịch
bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết.
Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh
nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan
đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô
hấp và tiêu chảy, sốt rét ( Burton, I., Feenstra, J.F., Smith, J.B. & Tol, R.S.
Introduction. In: Feenstra, J.F, 1998) [26].
2.2.2. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Các nghiên cứu có tính bước ngoặt như Báo cáo đánh giá thứ tư của Ủy
ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) phát hành năm 2007 (IPCC 2007), Báo
cáo Phát triển con người của UNDP (2007-2008), Nghiên cứu của Ngân hàng
Thế giới về tác động của mực nước biển dâng tới các nước đang phát triển
(World Bank 2007), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH
(MoNRE 2008), cũng như một số báo cáo khác của Viện khoa học Khí tượng,
Thủy văn và Môi trường gần đây và Các kịch bản BĐKH cho Việt Nam
(MoNRE 2009), tất cả đã chỉ ra rằng Việt Nam "đặc biệt dễ bị tổn thương bởi
những ảnh hưởng bất lợi của BĐKH" như được nêu ra theo Công ước khung
của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC).Các quan sát của Viện khoa học

Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (IMHEN) cho thấy những tác động lớn


14
của BĐKH đến Việt Nam bao gồm mực nước biển dâng tương ứng vớisự gia
tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan, dần dần làm gia tăng áp lực khí hậu đối
với tài nguyên và cộng đồng. Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC định
nghĩa về “kịch bản khí hậu” như sau: "Sự thể hiện đáng tin cậy và đơn giản
hóa, về khí hậu trong tương lai dựa trên một tập hợp thống nhất nội tại các
mối quan hệ khí hậu học được xây dựng để sử dụng trong tìm ra những hậu
quả tiềm tàng của BĐKH do con người gây ra, thường được coi như là đầu
vào của các mô hình tác động ... Kịch bản BĐKH là sự khác biệt giữa kịch
bản khí hậu và khí hậu hiện hành".Trong năm 2009, IMHEN áp dụng các kịch
bản BĐKH toàn cầu để xây dựng các kịch bản BĐKH ở Việt Nam (MoNRE,
2009). Các kịch bản BĐKH toàn cầu được lấy từ Báo cáo đánh giá lần thứ tư
của IPCC. Đây là các kịch bản kinh tế xã hội toàn cầu khác nhau liên quan
đến các mức độ cụ thể của phát thải khí nhà kính trong tương lai, và làm thay
đổi khí hậu theo ở các mức độ khác nhau (UNDP, 2008).
IMHEN đã chọn ra ba (B1, B2 và A2) trong sáu kịch bản (xem Phụ lục
4) để xây dựng kịch bản BĐKH ở Việt Nam. Ba kịch bản này bao gồm kịch
bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm kịch bản
trung bình (B2), và kịch bản phát thải trung bình của nhóm kịch bản cao (A2).
Giai đoạn cơ sở được xác định là 1980-1999, đây cũng là giai đoạn được sử
dụng trong Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC. Trong số những kịch bản
được lựa chọn để sử dụng tại Việt Nam, kịch bản phát thải môi trường B2
được chínhthức đề xuất là cơ sở chính để lên kế hoạch và quy hoạch ứng phó
với biến đổi khí hậu.
Nhiều nghiên cứu kết luận rằng Việt Nam là một trong những quốc gia
chịu những tác động nặng nề nhất


của BĐKH và nước biển dâng sau

Banglades và các quốc gia nhỏ khác (Thayer, 2007; UN, 2009) [30].


15

( Nguồn Bộ TNMT,2012)
Hình 2.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( 0C ) trong 50 năm qua
Ở Việt Nam trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng
0,5oC trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và
tăng ở phía Nam lãnh thổ ( Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [2].
Nhiệt độ: Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng của mùa đông), nhiệt độ
tháng VII ( tháng đặc trưng mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên
phạm vi cả nước trong 50 năm qua, nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với
mùa hè. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.1 và hình 2.1 ( Bộ Tài nguyên và Môi
trường , 2012) [2] .


16
Bảng 2.1: Mức tăng nhiệt độ trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu ở nước ta
Vùng khí hậu

Nhiệt độ( oC)
Tháng I

Tháng VII

TB năm


Tây Bắc Bộ

1,4

0,5

0,5

Đông Bắc Bộ

1,5

0,3

0,6

ĐB Bắc Bộ

1,4

0,5

0,6

Bắc Trung Bộ

1,3

0,5


0,5

Nam Trung Bộ

0,6

0,5

0,3

Tây Nguyên

0,9

0,4

0,6

Nam Bộ

0,8

0,4

0,6

(Nguồn: Bộ TNMT,2012)

( Nguồn Bộ TNMT,2012)
Hình2.2: Mức tăng lượng mưa trung bình năm (%) trong 50 năm qua

Lượng mưa: Lượng mưa mùa khô ( tháng XI – IV) tăng ít hay không
thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng


17
khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa ( tháng V – X)
giảm từ 5% đến 10% trên đa phần diện tích phía Bắc và tăng khoảng từ 5%
đến 20% ở các vùng khí hậu phia Nam, kết quả được thể hiện ở bảng 2.2 và
hình 2.2. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [2].
Bảng 2.2: Thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu nước ta.
Vùng khí hậu

Lượng mưa(%)
Tháng XI- VI
6

Tháng V - X
-6

Cả năm
-2

Đông Bắc Bộ

0

9

-7


ĐB Bắc Bộ

0

-13

-11

Bắc Trung Bộ

4

-5

-3

Nam Trung Bộ

20

20

20

Tây Nguyên

19

9


11

Nam Bộ

27

6

9

Tây Bắc Bộ

(Nguồn: Bộ TNMT,2012)
Bão và áp thấp nhiệt đới: Trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão
và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông trong đó thì 45% số cơn bão
nảy sinh ở ngay trên biển Đông và 55% là do di chuyển từ Thái Bình Dương
di chuyển vào. Số lượng xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực biển Đông có xu
hướng tăng nhẹ, khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt
Nam có xu hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta, số lượng các cơn bão
rất mạnh có xu hướng gia tăng, mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong
những năm gần đây.(Trần Thục, 2012) [17] .
2.2.3 Các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
2.2.3.1 Về nhiệt độ
• Theo kịch bản phát thải thấp, đến cuối thế kỉ 21 nhiệt độ trung bình
năm tăng 1,6 0C đến hơn 2,2 0C trên đại bộ phận diện tích phía Bắc. Mức tăng
nhiệt từ 10C đến 1,60C ở đại bộ phận các tỉnh phía Nam.( Hình 2.3). (Bộ Tài
nguyên và Môi trường , 2012) [2].


18

• Theo kịch bản phát thải trung bình đến cuối thế kỉ 21 nhiệt độ tăng
từ 1,90C đến 3,10C hầu khắp diện tích cả nước, nơi có mức tăng cao nhất là
khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị với mức tăng trên 3,10C. một phần Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ có mức tăng thấp nhất, (Hình 2.4). ( Bộ Tài nguyên
và Môi trường , 2012) [2].
• Theo kịch bản phát thải cao đến cuối thế kỉ 21 nhiệt độ trung bình
năm có mức tăng chủ yếu từ 2,50C đến 3,70C trên hầu khắp diện tích cả nước.
Nơi có mức tăng thấp nhất từ 1,6oC đến 2,5oC là ở một phần diện tích thuộc
Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, ( hình 2.5). ( Bộ Tài nguyên và Môi trường,
2012) [2].

Hình 2.5: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) vào cuối thế kỉ 21 theo kịch
bản mức phát thải cao.(Nguồn Bộ TNMT,2012)


×