Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Con người trong tiểu thuyết người cùng quê của phan tứ (LV01811)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.37 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
-------------------

NGUYỄN THỊ PHỤNG

CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
-------------------

NGUYỄN THỊ PHỤNG

CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. PGS.TS Hà Công Tài



HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Hà Công Tài. Sự giúp đỡ và hướng dẫn
tận tình, nghiêm túc của thầy trong suốt quá trình thực hiện luận văn này đã
giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều trong cách tiếp cận một vấn đề mới. Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn, lòng kính trọng sâu sắc nhất đối với thầy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, phòng Sau đại học, các thầy cô trong nhà trường đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ,
dộng viên và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học Thạc sĩ cũng
như hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Phụng


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Hà Công Tài.
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã kế thừa

những thành quả khoa học của các nhà khoa học và đồng nghiệp với sự trân
trọng và biết ơn.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Phụng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. LÞch sö vÊn ®Ò................................................................................................ 3

3. Mục đích nghiên cứu........................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 8
7. Đóng góp của luận văn: ...................................................................... 9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CON NGƯỜI VÀ SỰ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ. .................... 10

1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người ...................................................... 10

1.2. Sự đổi mới quan niệm về con người trong tiểu thuyết Người cùng
quê của Phan Tứ ................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. KHÁM PHÁ VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT

NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ ................................................................ 20

2.1. Con người bền bỉ trong chiến đấu . ....................................................... 26
2.2. Con người chấp nhận hi sinh vì quê hương ............................................ 31
2.3. Những số phận đầy biến động. .............................................................. 38
2.4. Những người lạc đường ......................................................................... 50
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRONG TIỂU
THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ. .......................................... 55

3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật ........................................................... 55
3.2. Nghệ thuật trần thuật, miêu tả. ............................................................... 61
3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu. ........................................................................... 68
KẾT LUẬN ................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 79


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phan Tứ ( 1930-1995) là một trong những nhà văn xuất sắc viết về
đề tài chiến tranh cách mạng. Văn ông được viết từ những trải nghiệm xương
máu trong cuộc sống chiến đấu, từ sự gắn bó mật thiết, sống và hi sinh cho
cách mạng, cho đất nước. Tác phẩm của ông tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử,
quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc và đặc biệt là con người trong cuộc
đấu tranh ấy.
1.2. Tài năng và sự sáng tạo mạnh mẽ của Phan Tứ được khẳng định qua
số lượng khá lớn những sáng tác của ông để lại cho đời. Phan Tứ viết trên
nhiều thể loại: bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết... nhưng thành công và nổi
tiếng hơn cả là tiểu thuyết. Những cuốn tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, Gia

đình má Bảy, Mẫn và Tôi ...và đặc biệt là với gần một ngàn rưỡi trang vẫn còn
dang dở, tiểu thuyết Người cùng quê là bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất của Phan Tứ
đã bao trọn một giai đoạn lịch sử hào hùng của một vùng đất anh hùng, cuộc
trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đấu tranh chống Mỹ, thống
nhất Tổ quốc của nhân dân vùng Linh Lâm, huyện Tây Quảng, tỉnh Quảng
Nam...Tiểu thuyết của Phan Tứ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả
và khẳng định vị trí của ông trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xin tập trung điểm lại các ý kiến bàn luận
về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của nhà văn.
Có thể nói xây dựng hình tượng con người trong hoàn cảnh lịch sử cách
mạng là một thành công độc đáo của Phan Tứ. Bởi con người trong sáng tác
của ông chịu sự tác động nhiều chiều, nhiều mặt của hoàn cảnh lịch sử. Nhà
văn đã tạo ra sự đa dạng trong thế giới nhân vật của mình nói chung và sự
phong phú trong tính cách của từng nhân vật nói riêng. Đặc biệt Phan Tứ
thành công trong việc xây dựng con người trong khối quần chúng cách mạng


2
ụng o vi nhiu th h, nhiu tng lp. V tng ngi trong tp th ln lao
ú u cú tớnh cỏch riờng, s phn riờng. Nhng nh vn cựng thi nh
Nguyờn Ngc, Nguyn Thi... thng chn hỡnh nh ngi anh hựng i thc
a vo trang sỏch cũn Phan T thỡ chn nhng con ngi bỡnh thng
trong qun chỳng cỏch mng, do va p trong cuc sng chin u m tr
thnh ngi anh hựng. S tỡm tũi v khỏm phỏ th hin hỡnh nh con ngi
trong chin tranh l nột c ỏo, mi m trong trang vit ca Phan T. Nhng
trang vn em n cho ngi c mt s lun gii mi v con ngi trong hai
cuc chin tranh ho hựng v v i ca dõn tc.
Vit v sỏng tỏc ca Phan T, nhiu tỏc gi đã đề cập đến hiện thực cách
mạng của nhân dân vùng Trung Trung Bộ. Từ tập truyện ngắn Về làng, đến
tiểu thuyết Gia đình má Bảy và Mẫn và Tôi nh vn đã tái hiện lại hình ảnh

những con người bình thường vươn lên trong chin u . Với một trình độ
ngày càng cao hơn, dung lượng tác phẩm được triển khai trên những diện rộng
hơn, nh vn ó cp vn về quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, sự
trung thành của một tập thể quần chúng qua diễn biến của phong trào đồng
khởi ở các xã vùng Trung Trung Bộ.
Mai Hương trong "Lê Khâm - Phan Tứ, nhà văn chiến sĩ" núi đến những
khát vọng sống và viết của Phan Tứ về hiện thực cách mạng. Từ kháng chiến
chống Pháp cho đến kháng chiến chống Mỹ. Sau khi hoàn thành hai bộ tiểu
thuyết Trước giờ nổ súng, Bên kia biên giới - tác phẩm th hin tinh thần đấu
tranh của tình nguyện quân Việt Nam trên đất nước Lào. Phan Tứ lại trở về để
viết tiếp những tác phẩm phản ánh chân thực hiện thực cách mạng miền Nam.
Mt hin thc luôn giục giã, thôi thúc Phan Tứ "trở về", "vào trong kia", "lên
chiến khu", "lao vào chỗ khó khăn nhất" với khát khao viết được một tiểu
thuyết về miền Nam đấu tranh. Phan Tứ đã thực hiện được nguyện vọng đó
của mình thông qua quá trình lăn lộn "trải đời, trải đạn".


3
Vi tiu thuyt Ngi cựng quờ, Phan T ó th hin nhng bin c lch
s ln nht ca t nc t nhng ngy u chun b tng khi ngha thỏng
Tỏm nm 1945 n trc ngy tng tin cụng v ni dy mựa xuõn nm 1975.
Tuy cũn dang d nhng cun sỏch ln nht i Phan T ó th hin thnh
cụng mt vựng t anh hựng vi nhng con ngi anh hựng trong cuc khỏng
chin chin chng thc dõn Phỏp v quc M au thng m anh dng
ca dõn tc. Phan T ó bỏm sỏt lch s u tranh ca mt gia ỡnh, mt vựng
t anh dng ca nhng con ngi cựng quờ nh C Chanh, Hai Thựy, Nm
Phi ao, Sỏu Cam, Hai Khỏnh... bao quỏt tm lch s rng ln. Vit v lch
s u tranh ca dõn tc Phan T khụng hng ti miờu t nhng trn chin
ln m i sõu vo phõn tớch nhng n lc u tranh bn b ca nhõn dõn,
nhng bin ng tõm lớ ca h khi tham gia chin u, nhng mt mỏt hi sinh

m con ngi phi gỏnh chu.
Trờn c s k tha v tip thu ý kin ca nhng nh nghiờn cu i trc
v tiu thuyt Ngi cựng quờ ca Phan T, ti nghiờn cu ny hy vng
úng gúp mt phn nh tỡm hiu nhng khỏm phỏ v con ngi ca mt cõy
bỳt y ti nng v tõm huyt, úng gúp vo s i mi ca nn vn hc Vit
Nam ng i.
2. Lịch sử vấn đề
Trong sự phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam, quan nim v
con ngi luụn là vấn đề đặt ra đối với người nghệ sĩ. Con ngi trong sáng
tác của Phan Tứ đã có nhiều bài viết khác nhau của các tác giả giới thiệu, phân
tích, chứng minh cho điều đó. Chúng tôi xin đưa ra một số bài viết sau đây:
1. Nguyễn Văn Sĩ - Chương 18 - "Phan Tứ - Văn học giải phóng miền
Nam" (Nxb Đại học và THCN, Hà Nội, 1976).
2. Phan Tứ, Tập bản thảo ấy, trích từ "về một vùng văn học", Hội Văn
học nghệ thuật Quảng Nam Đà Nẵng, 1983.


4
3. Phan Tứ, Nhật ký trích từ "Mẫn và tôi sống mãi", Nxb thanh niên, Hà
Nội 2001.
4. Mai Hương- "Lê Khâm, Phan Tứ nhà văn chiến sĩ", "Phan Tứ toàn
tập", Nxb giáo dục, 2002.
Trong cuốn "Văn học giải phóng miền Nam 1954 - 1970", Phạm Văn Sĩ
đã đề cập đến hiện thực cách mạng của nhân dân vùng Trung Trung Bộ. Từ
tập truyện ngắn "Về làng", đến tiểu thuyết "Gia đình má Bảy" và "Mẫn và
Tôi" người viết đã tái hiện lại hình ảnh những con người bình thường vươn lên
trong cách mạng, vươn lên tính cách anh hùng. Với một trình độ ngày càng
cao hơn, dung lượng tác phẩm được triển khai trên những diện rộng hơn, về
quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, về sự trung thành của một tập thể quần
chúng qua diễn biến của phong trào đồng khởi ở các xã vùng Trung Trung Bộ.

Mai Hương trong "Lê Khâm - Phan Tứ, nhà văn chiến sĩ" đã đề cập đến
những khát vọng sống và viết của Phan Tứ về hiện thực cách mạng. Từ kháng
chiến chống Pháp cho đến kháng chiến chống Mỹ. Sau khi hoàn thành hai bộ
tiểu thuyết "Trước giờ nổ súng", "Bên kia biên giới" - tác phẩm đề cập đến
tinh thần đấu tranh của tình nguyện quân Việt Nam trên đất nước Lào. Phan
Tứ lại trở về với hiện thực quê hương để viết tiếp những tác phẩm phản ánh
chân thực cuộc cách mạng miền Nam. Hiện thực cách mạng miền Nam luôn
giục giã, thôi thúc Phan Tứ "trở về", "vào trong kia", "lên chiến khu", "lao vào
chỗ khó khăn nhất" với khát khao viết được một tiểu thuyết về miền Nam đấu
tranh. Phan Tứ đã thực hiện được nguyện vọng đó của mình thông qua quá
trình lăn lộn "trải đời, trải đạn".
Nhìn chung, các bài viết dù đề cập tới vấn đề gì cũng đã khái quát được
những vấn đề cơ bản trong các tác phẩm của Phan Tứ. Tiếp thu những ý kiến
trên đồng thời bổ sung thêm suy nghĩ của cá nhân, trong điều kiện cho phép
của luận vn, chúng tôi sẽ lm rừ quan nim ngh thut v con ngi trong


5
c¸c s¸ng t¸c cña Phan Tø thêi kú kh¸ng chiÕn chèng Ph¸p vµ chèng Mü. Đặc
biệt là trong tiểu thuyết Người cùng quê
Là cách hiểu, cách cắt nghĩa về con người, quan niệm nghệ thuật về con
người quyết định đến việc miêu tả, thể hiện chủ đề, đề tài, nhân vật, ngôn
ngữ… trong sáng tác. Với vị trí quan trọng như vậy, vấn đề con người luôn
được các nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm, đặc biệt là con người
trong văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều tác giả đã đề cập và lựa chọn nó như
cơ sở lý thuyết về mặt quan niệm tư duy nghệ thuật có tác động trực tiếp đến
mọi yếu tố của văn học. Chúng tôi xin đề cập một số công trình nghiên cứu
trực tiếp vấn đề này.
Đối với văn học trước 1975, các công trình tập trung nghiên cứu quan
niệm con người và biểu hiện của nó trong từng thời kỳ. Cụ thể:

Lê Thị Dục Tú có công trình Quan niệm về con người trong tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn. Nguyễn Văn Long với Quan niệm nghệ thuật về con người
và những đặc điểm của sự thể hiện con người trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1975. Tác giả Phùng Ngọc Kiếm trong chuyên luận Con người
trong truyện ngắn Việt nam 1945 - 1975 (bộ phận văn học cáchmạng). Đồng
tác giả Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình ra mắt cuốn Quan niệm nghệ thuật
về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám. Trong bài
viết Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ
XX, Trần Đình Sử nhận định con người trong văn học mất dần tính nguyên
phiến sử thi mà hiện ra chiều sâu mâu thuẫn, nhất là trong tình cảm, đạo đức.
Ở bài Con người trong văn học Việt Nam sau 1945, tác giả đã nhận định năm
1986 các vấn đề của văn học tiền đổi mới, trong đó vấn đề về con người thế
sự đời tư, triết lý văn hóa mới thực sự trở thành bước ngoặt.
Sau 1975, văn học có sự vận động nội tại theo quy luật của văn học thời
bình. Đặc biệt, sự cởi trói tư tưởng cho văn học của thời kỳ đổi mới, các thế


6
hệ nhà văn đã có một sự thay đổi căn bản về tư duy nghệ thuật, khi họ có điều
kiện đánh giá lại tính chất “văn học minh họa” một thời, được tiếp xúc giao
lưu với các thành tựu văn học hiện đại phương Tây trong bầu không khí cởi
mở, dân chủ của văn học. Nhờ vậy, việc tìm hiểu về con người trong văn học
cũng được giới nghiên cứu tiếp cận, lý giải tập trung, đầy đủ từ những nhân tố
tác động khách quan và chủ quan, với sự thay đổi cả về lượng và chất qua
những bài viết tiêu biểu sau:
Bài viết của Lê Ngọc Trà về vấn đề con người trong văn học khẳng định:
Văn học là sự thật về con người. Huỳnh Như Phương với Văn xuôi những
năm 80 và vấn đề dân chủ hóa nền văn học. Bùi Việt Thắng trong Tạp chí
Văn học số 6/1991 qua bài viết Văn xuôi gần đây và quan niệm con người lý
giải tính chất “áp sát” tới cuộc sống và con người của văn học trong đó bộc lộ

một “quan niệm tiến bộ về con người”. Tôn Phương Lan với Một vài suy nghĩ
về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới ở Tạp chí Văn học số 9/2001 đã
nêu ra vấn đề con người trong thế tương quan so sánh qua đó khẳng định cái
mới trong việc thể hiện con người. Trong bài Đổi mới văn học vì sự phát
triển, Vũ Tuấn Anh cho rằng “đổi mới văn học khởi đầu từ 1986 là sự tự ý
thức của văn học trên một chặng đường mới của lịch sử và của chính nó”.
Nguyễn Bích Thu có bài Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau
1975.
Ngoài ra có một số luận án, trong quá trình nghiên cứu đã xem quan
niệm con người là tư duy nghệ thuật có tác động trực tiếp đến sự thay đổi của
tư duy văn học, là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa khám phá các hình tượng
văn học như: Nguyễn Thị Bình với Văn xuôi
Việt Nam 1975 - 1995 những đổi mới cơ bản. Nguyễn Văn Kha - Đổi
mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 - 2000. Mai Hải
Oanh năm 2007 với đề tài Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt


7
Nam giai đoạn 1986 - 2006. Trần Thị Mai Nhân (2008) -Những đổi mới trong
tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 - 2000.
Nhìn chung các công trình nêu trên đã khẳng định vị trí trung tâm của
văn học là con người - mối quan tâm hàng đầu để khám phá những biểu hiện
mới của văn học Việt Nam qua từng thời kỳ. Vấn đề về con người trong văn
học được các nhà nghiên cứu xem xét ở nhiều bình diện, qua đó phần nào đã
cho thấy sự vận động của văn học thể hiện đầu tiên ở những biến chuyển
trong quan niệm nghệ thuật về con người. Mối quan tâm đó được các bài viết
khảo sát và khai thác sâu chủ yếu ở giai đoạn 1945 - 1975. Mặt khác, qua
nhiều bài viết, các tác giả đều cho rằng, sự thay đổi về tư duy văn học gắn với
việc kinh tế xã hội, văn hóa tư tưởng đã có những tác động, đòi hỏi nhà văn
có một cái nhìn mới trong việc mô tả con người sau 1986. Điều này sẽ giúp

cho giới nghiên cứu có điều kiện khai thác nhiều góc độ, nhiều chiều hướng,
nhiều cách hiểu khác nhau trong văn học để đi đến tận cùng cái con người
chiều sâu phức tạp của đời sống hiện đại.Tiếp nối và kế thừa mối quan tâm về
vấn đề đa dạng này, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này nhằm đánh giá rõ
ràng hơn “mối bận tâm” của văn học về con người qua thể loại tiểu thuyết
Người cùng quê. Trong sự thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người theo
chúng tôi cũng bộc lộ toàn diện và mang tính chất đồng thuận rõ rệt.

3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về con người trong
tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ, nhằm xác định nét độc đáo trong sự
khám phá về con người và nghệ thuật xây dựng hình tượng con người trong
sáng tác của nhà văn. Từ đó thấy được những thành công trong việc khắc họa
rõ nét nhiều số phận nhân vật, chứng tỏ phong cách tiểu thuyết vững vàng, tư
duy nghệ thuật của ông. Qua đó luận văn góp phần khẳng định vị trí, vai trò
và sự đổi mới cách viết của Phan Tứ trong nền văn học dân tộc.


8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận văn là:
Làm rõ quan niệm nghệ thuật về con người của Phan Tứ thể hiện trong
tiểu thuyết Người cùng quê, điều này chi phối việc lựa chọn nhân vật, cách
thể hiện nhân vật đầy mới mẻ, sáng tạo của tác giả.
Phân tích thế giới nhân vật, đặc biệt tập trung làm rõ các khía cạnh về
hình tượng con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ.
Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật, điểm mạnh và chưa mạnh trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật, cụ thể là hình tượng con người trong tiểu
thuyết viết về chiến tranh của Phan Tứ.


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu về con người trong tiểu thuyết Người cùng
quê dài ba tập của Phan Tứ. Trong trường hợp cần thiết luận văn chú ý các
tiểu thuyết khác của nhà văn và các nhà văn cùng thời để làm rõ các luận
điểm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận về
đối tượng của văn học, về nghệ thuật xây dựng hình tượng con người trong
tiểu thuyết. Đặc biệt, luận văn khảo sát tiểu thuyết Người cùng quê của Phan
Tứ gồm 3 tập cùng một số sáng tác của nhà văn khi cần thiết.

6. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể tìm hiểu những khám phá về con người trong tiểu thuyết
Người cùng quê và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, luận văn vận
dụng kết hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học
+ Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh


9
+Phương pháp phân tích theo hướng thi pháp học, tự sự học.

7. Đóng góp của luận văn:
Khảo sát hình tượng con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của
Phan Tứ và các yếu tố nghệ thuật có liên quan, luận văn làm rõ những khám
phá của nhà văn về tâm hồn con người, những biến động trong tâm lý của họ,
những nét đặc sắc trong bút pháp xây dựng hình tượng con người trong kháng
chiến của Phan Tứ. Từ đó góp phần khẳng định đóng góp to lớn cũng như tài

năng nghệ thuật của nhà văn cho nền văn học nước nhà.


10

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CON NGƯỜI VÀ SỰ ĐỔI MỚI QUAN NIỆM
VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ
1.1 . Quan niệm nghệ thuật về con người
Con người và cuộc sống của con người là đối tượng nghiên cứu của
nhiều môn khoa học, nghệ thuật...Trong văn học, con người là điểm xuất phát,
đồng thời là đích cuối cùng của mọi sáng tạo. Toàn bộ thế giới nghệ thuật
trong văn học bộc lộ một quan niệm thẩm mỹ về con người. M. Gorki cho
rằng: “ Văn học là nhân học”, có ý nghĩa là văn học lấy con người làm đối
tượng miêu tả, phản ánh. Con người trong văn học thể hiện ý thức về con
người và sáng tạo của nhà văn. Viết về con người- những tiểu vũ trụ tiềm ẩn
với biết bao điều bí mật, để hiểu được sâu sắc những biến thái tinh vi trong
tâm hồn, tình cảm của con người là một thách thức lớn đối với người nghệ sĩ.
Lịch sử văn học là lịch sử khám phá tâm hồn con người và sự khám phá ấy là
vô cùng vô tận. Cùng viết về con người nhưng mỗi nhà văn lại thể hiện quan
niệm riêng của mình và quan niệm về con người cũng có sự thay đổi qua các
thời kì lịch sử. Mỗi một thời đại, một giai đoạn văn học có các quan niệm thể
hiện con người khác nhau. Quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là : “
thể hiện tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lý giải
con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của nó
vào các miền khác nhau của cuộc đời”. [16, tr.12]
Sự miêu tả con người trong văn học không bao giờ là sự sao chép, chụp
ảnh và tâm hồn nhà văn cũng không như một tấm gương trong cho sự phản
chiếu nào. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, kể ra, miêu tả nhân vật và nhân vật

bao giờ cũng hiện ra theo cách hình dung, cách cảm nhận của tác giả, tức là


11
mỗi nhà văn đều có một quan niệm khác nhau về con người. Trong lịch sử
văn học chẳng những con người với tư cách là đối tượng của văn học đổi
thay, mà ngay quan niệm nghệ thuật về con người cũng thay đổi làm cho khả
năng chiếm lĩnh con người trong văn học ngày càng sâu sắc, phong phú và tạo
thành lịch sử của sự miêu tả con người trong văn học.
Trong “ Giáo trình Thi pháp học” Trần Đình Sử viết “Nhà văn không
thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng. Quan niệm là
một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật” [38, tr.22] . Ý kiến này
xem quan niệm vừa là cái chi phối đối tượng vừa chuyển hóa vào cách xây
dựng hình tượng. Quan niệm nghệ thuật về con người gắn liền với thế giới
quan, với quan điểm triết học, chính trị. Nhưng nó có sự chuyển hóa từ quan
niệm chính trị, quan niệm triết học sang quan niệm nghệ thuật. Quan niệm ấy
gắn liền với phương tiện nghệ thuật (…). Khi nhà văn thay đổi quan niệm
nghệ thuật thì cũng thay đổi luôn phương tiện. Quan niệm này đã phân biệt
quan niệm nghệ thuật về con người với quan niệm về con người của triết học,
khoa học, xã hội học, đồng thời xem quan niệm là cái giúp đánh giá sự đổi
mới tư duy nghệ thuật của tác phẩm. “Không phát hiện được quan niệm nghệ
thuật về con người thì không thể tiếp cận nghệ thuật một cách nghệ thuật.
Quan niệm nghệ thuật về con người gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà văn,
gắn liền với sự vận động của lịch sử”. Đây là sơ sở lịch sử xã hội văn hóa của
quan niệm nghệ thuật về con người.
Trong tập tiểu luận “Lý luận và phê bình văn học ”, Trần Đình Sử còn
cho rằng “sự hứng thú với vấn đề quan niệm nghệ thuật đánh dấu sự đổi thay
đáng kể trong hệ hình tư duy, sự chuyển dịch chú ý từ đối tượng, từ sự phản
ánh khách thể sang chủ thể và hệ quy chiếu của nó. Một thời gian dài quan
niệm sáng tác bị đồng nhất vào thế giới quan, mà thế giới quan được hiểu một

cách quy phạm như một phạm trù bất biến (…)trong khi thực chất của sáng


12
tạo nghệ thuật là trên cơ sở hấp thụ các yếu tố thế giới quan nhất định của thời
đại, tạo ra quan niệm của mình về thế giới và con người. Do vậy, khái niệm
“quan niệm” đòi hỏi phải nhìn sâu vào thực chất sáng tạo tư tưởng của nhà
văn, phân biệt tác giả có quan niệm và tác giả không có quan niệm”. Ý kiến
này xem quan niệm là sự thể hiện chủ quan rất riêng của người nghệ sĩ. Đồng
thời trong nghệ thuật, thế giới được quan niệm hóa trên cơ sở sự cảm thụ cá
nhân về một thế giới thỏa mãn nhu cầu về sự tồn tại của nó. Nghệ thuật nâng
sự cảm thụ thế giới lên tầm quan niệm về thế giới, ứng với một quan niệm
nghệ thuật là một thế giới nghệ thuật. Với ý nghĩa này quan niệm nghệ thuật
là phạm trù về các chỉnh thể nghệ thuật, là công cụ để tư duy về các hiện
tượng nghệ thuật cũng như những chỉnh thể. [39, tr.52]
Theo Trần Đình Sử trong “Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại ”
“Phạm trù quan niệm nghệ thuật thuộc phạm vi ý thức của văn học, gắn liền
với ý thức về chức năng, nhiệm vụ, khả năng của văn học, nó là cách cắt
nghĩa của văn học đối với con người” [40, tr.42] . Như vậy quan niệm nghệ
thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ của chủ thể. Quan niệm nghệ
thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm nhận của con người được
thể hiện trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ. Nhân vật là
hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học. Tuy nhiên, lâu nay
người ta chỉ chú trọng phương diện khách thể của nhân vật mà xem nhẹ các
nguyên tắc lí giải, cảm thụ và biểu hiện chủ quan của chủ thể sáng tạo.
Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và
miêu tả con người trong văn học. Nhưng các nguyên tắc ấy có cơ sở sâu xa
trong thực tế lịch sử. Do đó, quan niệm nghệ thuật về con người là một sản
phẩm của lịch sử. Chẳng hạn như quan niệm nghệ thuật về con người trong
văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trước hết gắn liền với thế giới quan Mac-



13
Lênin, với thực tế đấu tranh cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo và nhất là
gắn với quan niệm về con người mới và cuộc sống mới .
Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là sản phẩm của văn hóa tư
tưởng. Chẳng hạn như quan niệm về con người vũ trụ trong văn học trung đại
Việt Nam gắn liền với cảm thức xã hội của con người trung đại. Đó là quan
niệm Thiên Địa Nhân hay “ Thiên- Nhân thương cảm” , con người là tiểu vũ
trụ trong đại vũ trụ, con người có mối liên hệ mật thiết với thiên nhiên. Chính
vì thế con người trong văn học trung đại thường cảm nhận mình trong mối
quan hệ với đât trời với những cái lớn lao cao cả.
Quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng tạo của người
nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn của người nghệ sĩ. Trong các thể loại văn học
khác nhau, chức năng và hệ thống phương tiện biểu hiện khác nhau, quan
niệm nghệ thuật về con người cũng khác nhau. Con người trong thần thoại là
con người siêu phàm như năng lực, một sức mạnh để chế ngự thiên nhiên hay
thực hiện một công việc nào đó,con người trong truyện cổ tích là hiện thân
của một quy ước xã hội,…
Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận
động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Quan
niệm nghệ thuật về con người không phải là bất kì cách cắt nghĩa nào về con
người mà là cách cắt nghĩa mang tính phổ quát, mang ý nghĩa triết học. Nghệ
sĩ suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu
về con người. Do đó càng khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thì
càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh giá đúng thành tựu của
họ.
Con người trong văn học không chỉ là con người có trong thực tế, mà còn
là quan niệm về con người ấy một cách thẩm mĩ và nghệ thuật. Chẳng những



14
đề tài văn học không ngừng đổi thay, mà quan niệm nghệ thuật về nó cũng
luôn luôn phát triển, làm cho đối tượng được nhìn từ góc độ mới.
Bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn đến hiểu đơn giản bản
chất phản ánh của văn nghệ. Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực
chất là vấn đề về tính năng động của nghệ thuật trong việc phản ánh hiện
thực, lí giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là vấn đề về giới hạn,
phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm
nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời.
Chừng nào chưa có đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì
sự tái hiện các đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng
một chiều sâu. Thật khó nói tới sự phát triển của tư duy nghệ thuật mà thiếu
sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người.

1.2 . Sự đổi mới quan niệm về con người trong tiểu thuyết Người
cùng quê của Phan Tứ
1.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm nghệ thuật về con
người trong tác phẩm của Phan Tứ.
Phan Tứ là một trong những nhà văn xuất sắc viết về đề tài chiến tranh
cách mạng. Ông đã gắn bó mật thiết, sống và hy sinh cho cách mạng, cho đất
nước và viết nên hàng ngàn trang sách, góp phần xứng đáng vào thành tựu
chung của nền văn học cách mạng nước nhà.
Phan Tứ tên thật là Lê Khâm (có một số tác phẩm ông dùng bút danh Lê
Khâm), sinh ngày 20-12-1930 tại Quy Nhơn, Bình Định, quê gốc ở Quế
Phong, Quế Sơn, Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống yêu nước
và cách mạng.
Ông ngoại là nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, bố là Lê Ấm, vốn là
Đốc học Quy Nhơn. Lê Khâm sớm giác ngộ cách mạng và có ý thức hoạt
động xã hội. Ông hăng hái tham gia làm liên lạc chuyển báo chí tài liệu bí mật



15
cho Việt Minh huyện Quế Sơn (Quảng Nam) rồi tham gia khởi nghĩa giành
chính quyền Cách mạng tháng 8 năm 1945 khi mới 14, 15 tuổi. Sau đó ông
làm cán bộ thiếu nhi Hiệu đoàn thuộc các tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc
Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 1950, ông gia nhập quân đội. Sau một thời
gian học Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn ở Thanh Hóa, ông tham gia chiến
đấu tại Hạ Lào.
Vốn sống phong phú trong quá trình tham gia chiến đấu ở Hạ Lào cùng
với những nhận thức về tinh thần chiến đấu hy sinh của quân đội hai nước
Việt - Lào; tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc là sức
mạnh tạo nên chiến thắng của quân dân Lào và quân tình nguyện Việt Nam,
đã giúp cho ông sáng tác nên những tác phẩm văn học sau này.
Tháng 11-1954, ông tập kết ra Bắc. Với vốn sống và nhận thức phong
phú ở trên, ông bắt đầu viết truyện Những người tình nguyện. Ông được nhà
thơ Chính Hữu và nhà văn Vũ Tú Nam dìu dắt, góp ý và đưa ông tham gia trại
viết quân đội mở ra cho những cây bút trẻ lúc đó. Sau bốn lần viết đi viết lại
tác phẩm, ông hoàn thành tiểu thuyết với tên mới là Bên kia biên giới.
Tháng 8-1958, ông chuyển ngành vào học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng
hợp Hà Nội. Trong thời gian này, với vốn sống những năm tháng chiến đấu ở
Lào, ông vừa học vừa viết tác phẩm Trước giờ nổ súng và xuất bản vào năm
1961. Bên kia biên giới và Trước giờ nổ súng là 2 quyển sách có giá trị cao
trong nền văn học cách mạng Việt Nam là 2 tác phẩm xuất sắc và đầu tiên
viết về mối tình hữu nghị chiến đấu của 2 dân tộc Việt - Lào.
Giữa năm 1961, tiếng gọi tha thiết đòi giải phóng của quê hương đang bị
kẻ thù giày xéo đã thúc giục ông trở về. Ông lên đường vào Nam, công tác ở
Ban Tuyên huấn Khu ủy V. Thời gian này, Phan Tứ tham gia vào công tác
trọng điểm của Khu: giải phóng vùng Tứ Mỹ. Đây là mảnh đất đồng bằng
được giải phóng đầu tiên ở chiến trường Quảng Nam và Khu V, khởi đầu



16
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho 14 tỉnh, thành của Khu sau khi
Trung ương Đảng cho phép cách mạng miền Nam “cầm súng” để chống lại
tội ác của Mỹ - ngụy.
Ông tham gia công tác phát động quần chúng đồng khởi, sinh hoạt và
chống càn cùng cán bộ và nhân dân vùng này. Với đôi quang gánh, một đầu là
tài liệu và bản thảo, một đầu là quần áo, gạo, muối lúc sống với đồng bào dân
tộc, lúc sống với đồng bào Kinh giữa hiểm nguy và gian khổ nhưng ông cảm
thấy tự hào vì đã trực tiếp góp phần vào giải phóng quê hương. Ông ghi trong
nhật ký: “Những tính toán riêng tư cháy vèo đi bên những gương anh hùng
chói lọi” [49, tr.26]. và ông tâm niệm: “Phải tắm mình trong cuộc sống” [49,
tr.27] , vừa cùng mọi người chiến đấu vừa rèn giũa chắt chiu mỗi ngày để tìm
ra những nét đặc biệt và suy nghĩ tìm cách tái hiện nó. Vừa công tác, ông vừa
viết những truyện ngắn nảy sinh từ cuộc chiến đấu, đưa cho cán bộ, chiến sĩ
và nhân dân đọc. Tập Về làng đã được hình thành như vậy. Trong tác phẩm là
hình ảnh những người nông dân (ông Sần trong Về làng), những người nghèo
như cô Cúc (trong Làm đĩ), những em thiếu nhi trong Trong đám mía
v.v...Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, trải qua quá trình đấu tranh gay gắt
của bản thân đã giác ngộ, đã đứng trong hàng ngũ cách mạng. Phan Tứ cho ta
thấy quá trình chuyển biến khó khăn mà tất yếu của quần chúng, đặc biệt là
quần chúng trung gian đến với cách mạng. Như Lênin đã nói: “Cách mạng sẽ
thành công khi quần chúng trung gian ngả về phía cách mạng”. Phan Tứ đã
nhận ra được điều cốt lõi này.
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Người
cùng quê
Là nhà văn từng sống nhiều năm trong quân ngũ nên các sáng tác của
Phan Tứ đều tập trung phản ánh không khí chiến đấu ở những chiến trường
mà nhà văn đã từng đặt chân đến. Cuộc sống chiến đấu đã mở cho nhà văn



17
một cách nhìn về con người. Những người chiến sĩ tình nguyện Việt Nam
chiến đấu gian khổ trên chiến trường đã được ông miêu tả khá cảm động và
sắc sảo. Đó là những con người dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, nhưng
cũng hết mực thủy chung, son sắt trong tình cảm. Đặc biệt Phan Tứ dành
nhiều trang văn viết về tập thể anh hùng, bất khuất, hình ảnh những người
nông dân, những người nghèo...mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, trải qua
quá trình đấu tranh gay gắt của bản thân đã giác ngộ, đứng trong hàng ngũ
cách mạng....Đặc biệt trong tiểu thuyết Người cùng quê, con người cá nhân đã
được nhà văn khám phá sâu sắc ở những biến động tâm lí trong mối quan hệ
riêng chung khi tham gia chiến đấu , những hi sinh mất mát mà họ phải gánh
chịu trong chiến tranh.
Có thể thấy con người trong tiểu thuyết viết về chiến tranh nói chung và
con người trong tiểu thuyết Người cùng quê của Phan Tứ rất phong phú. Khi
xây dựng nhân vật, ông chú ý đến tác động nhiều chiều, nhiều mặt đối với sự
phát triển tính cách nhân vật. Nhân vật của ông có số phận, tính cách riêng
không lẫn vào đâu được. Con người không chỉ với tính cách của người chiến
sĩ trong cách mạng như con người sử thi, con người anh hùng mà con người
có số phận, tâm trạng riêng như các nhân vật trong gia đình ông Tư Chua, Cả
Chanh, Tư Quýt, Năm Bưởi, Sáu Cam, Bảy Bòng và các nhân vật khác ở làng
Linh Lâm như Năm Chò... Chính điều đó đã làm nên đặc điểm nổi bật trong
quan niệm về con người của Phan Tứ trong tiểu thuyết Người cùng quê nói
riêng và con người trong những sáng tác viết về hai cuộc chiến tranh chống
Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc nói chung.
Con người trong tiểu thuyết Người cùng quê được Phan Tứ dựng lên từ
thực tế khốc liệt của cuộc chiến tranh.Với gần một ngàn rưỡi trang, Người
cùng quê là bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất của Phan Tứ trong khát vọng bao trọn
một giai đoạn lịch sử hào hùng của một vùng đất anh hùng: cuộc trường kỳ



18
kháng chiến chống thực dân Pháp và đấu tranh chống Mỹ thống nhất Tổ quốc
của nhân dân vùng Linh Lâm, huyện Tây Quảng, tỉnh Quảng Nam.
Viết tiểu thuyết đồ sộ này, Phan Tứ đã thể hiện được những biến cố lịch
sử lớn nhất của đất nước, đồng thời phản ánh sự trưởng thành của nhiều tầng
lớp quần chúng cách mạng trong suốt chặng đường lịch sử dân tộc từ Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Từ sau giải phóng, vừa công tác với cương vị Ủy viên Thư ký Hội Nhà
văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng, đại biểu Quốc
hội, vừa chống chọi với nhiều bệnh tật, Phan Tứ đã gồng mình viết được 3 tập
trong tiểu thuyết “Người cùng quê”, còn tập 4 phải dang dở. Ông ra đi ngày
17-4-1995…
Con người trong tiểu thuyết Người cùng quê đã khẳng định những đổi
mới quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Phan Tứ. Ông thường nói
với đồng nghiệp: “Người ta đang nô nức viết theo phong cách này, phong
cách nọ, tôi chỉ theo hiện thực nghiêm ngặt”. Xuất phát từ quan điểm đó với ý
nghĩ: Hiện thực bao giờ cũng có cái xấu cái tốt, cái cao cả và cái đớn hèn
thường đi bên nhau nên ông nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan. Nhờ
thế trang viết của ông không đơn giản, phiến diện một chiều. Ông không né
tránh những mất mát, tổn thất, những giằng co quyết liệt, những hiện tượng
hèn nhát, đầu hàng.
Là người trong cuộc- trong suốt cuộc đấu tranh gian lao,đầy biến động nên Phan Tứ nhận ra những vấn đề cơ bản của cuộc chiến đấu: Sự gắn bó giữa
cách mạng dân tộc và dân chủ, bản chất anh hùng và lòng nhân đạo của quân
đội ta, tinh thần quốc tế vô sản, vấn đề tình yêu và lý tưởng, cá nhân và tập
thể… Do nhận thức và giải quyết được những vấn đề đó nên tác phẩm của
ông có sức lôi cuốn và có giá trị cao. Ông đã dựng lên được một bức tranh



19
hiện thực lớn của cuộc chiến đấu với nhiều chủ đề, nhiều loại nhân vật, nhiều
địa điểm và thời khắc khác nhau.
Khi xây dựng nhân vật, ông cũng chú ý đến tác động nhiều chiều, nhiều
mặt đối với sự phát triển tính cách nhân vật. Vì thế, ông đã tạo nên sự đa dạng
trong thế giới nhân vật của mình nói chung và sự phong phú trong tính cách
của từng nhân vật nói riêng. Ông đặc biệt thành công trong việc xây dựng một
khối quần chúng cách mạng đông đảo với nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp cùng
nhau tham gia cách mạng. Từng người trong tập thể lớn lao đó đều có tính
cách riêng, số phận riêng như ông Tư Chua, Cả Chanh, Hai Thùy, Sáu Cam,
Hai Khánh, Mỹ Duyên, ông Phủ Đỉnh.. Phan Tứ thường chọn những con
người bình thường trong quần chúng cách mạng do va đập trong cuộc sống
chiến đấu mà trưởng thành và trở thành anh hùng. Phan Tứ đã thành công
trong việc khắc họa rõ nét nhiều số phận nhân vật, chứng tỏ phong cách tiểu
thuyết vững vàng, tư duy thấu đáo của ông. Nhiều nhân vật của ông có số
phận, tính cách rất riêng là vì thế.
Đọc tiểu thuyết Người cùng quê, bạn đọc vẫn nhận ra những trải nghiệm
bằng xương máu của tác giả, vẫn cảm nhận được tình yêu, lòng tin và sự gắn
bó của nhà văn với nhân dân, đất nước. Phan Tứ đã chung thủy với đề tài
chiến tranh cách mạng đến trọn đời. Đúng như nhận xét của nhà thơ Hữu
Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đọc trong lễ truy điệu nhà văn Phan
Tứ tại Đà Nẵng: “Phan Tứ là một trong những cây bút xuất sắc về đề tài chiến
tranh cách mạng, đặc biệt xuất sắc trong việc thể hiện mối tính gắn bó keo sơn
trong mọi hoàn cảnh của hai dân tộc Việt - Lào”.


20

CHƯƠNG 2. KHÁM VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU
THUYẾT NGƯỜI CÙNG QUÊ CỦA PHAN TỨ

Con người với tư cách là đối tượng chủ yếu của văn họ. Vấn đề con
người giữ vị trí trung tâm của mọi khoa học, là vấn đề cốt lõi của các lý luận
xã hội và nhân văn, kinh tế, quản lý… Trong văn học con người là điểm xuất
phát, đồng thời cũng là đích cuối cùng của mọi sáng tạo. Toàn bộ thế giới
nghệ thuật trong văn học bộc lộ một quan niệm thẩm mỹ về con người. Một
tác phẩm văn học có thể không có nhân vật người nhưng nó luôn phải là câu
chuyện về cõi nhân sinh. Có như vậy, văn học mới làm cho con người lương
thiện hơn, nhân ái hơn và cũng làm cho con người đa dạng, phong phú, từng
trải và hiểu biết hơn.
Quan niệm nghệ thuật về con người - một phạm trù thi pháp họcQuan
niệm là một điều cốt lõi của sáng tạo nghệ thuật. Nó cung cấp một mặt bằng
để trên đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ
thuật, thậm chí có thể biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả “không chính
xác” về đời sống. Theo D.X. Likhachiev, quan niệm nghệ thuật gắn với sự
miêu tả con người, cái nhìn nghệ thuật về con người trong sự miêu tả đó. Cho
nên quan niệm nghệ thuật về con người như là cơ sở trung tâm đưa văn học
vào đúng quỹ đạo “nhân học” của nó. Chừng nào chưa có sự đổi mới trong
quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống
khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu. Điều này
chứng tỏ sự phát triển của tư duy nghệ thuật phải song hành cùng sự mở rộng,
đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con người.
Một khi đã là đối tượng của văn học, con người phải được nhìn nhận như
một nhân cách đích thực và toàn vẹn, được soi ngắm từ nhiều mối quan hệ,
được thừa nhận ở mọi giá trị lien quan tới nó. Vì vậy quan niệm nghệ thuật về
con người trong văn học cũng sẽ khác với quan niệm về con người trong các


×