Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt huyện xuân trường tỉnh nam định và đề xuất các biện pháp bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.57 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

TRẦN VĂN CẦM

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT HUYỆN XUÂN
TRƯỜNG- TỈNH NAM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: KHMT

Khoa

: MÔI TRƯỜNG

Khoá học

: 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận


Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi
sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn
bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa
Môi Trường, em đã về thực tập tại phòng TN&MT huyện Xuân Trường – tỉnh
Nam Định. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường
đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập
và rèn luyện tại nhà trường.
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của phòng
TN&MT huyện Xuân Trường và UBND các xã trên địa bàn nghiên cứu đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của
thầy giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Nhuận đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động
viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng
thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện
khóa luận
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về
công tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhạy cảm trong giai đoạn hiện
nay, nên em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!

Xuân Trường, ngày...tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Trần Văn Cầm


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 2.1 Trữ lượng nước mặt ở các sông năm 2012...................................... 18
Bảng 4.1: Tình hình phát triển các cụm công nghiệp
trên địa bàn huyện Xuân Trường ......................................................... 29
Bảng 4.2: Tình hình xây dựng nhà máy, xí nghiệp độc lập
trên địa bàn huyện Xuân Trường ..................................................... 30
Bảng 4.3: Tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Xuân Trường......... 30
Bảng 4.4: Tốc độ gia tăng dân số huyện Xuân Trường năm 2010 - 2012....... 32
Bảng 4.5: kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt
sông Hồng năm 2012........................................................................... 34
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nước mặt sông Ninh Cơ
khu vực huyện Xuân Trường năm 2012 .............................................. 35
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt
tại một số khu vực Huyện Xuân Trường năm 2012 ............................. 37
Bảng 4.8: Kết quả Phân tích hiện trạng môi trường nước mặt
tại một số khu vực huyện Xuân Trường năm 2012 .............................. 38
Bảng 4.9: Lượng phân chuồng, phân hóa học, thuốc BVTV sử dụng trong
năm 2010- 2012 .................................................................................. 40
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hiện trạng nước thải Huyện Xuân Trường tại
một số khu vực năm 2012.................................................................... 43
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải
huyện Xuân Trường tại một số khu vực năm 2012 .............................. 44
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải

huyện Xuân Trường tại một số khu vực năm 2012 .............................. 45
Bảng 4.13: Hiện trạng cung cấp nước phục vụ làng nghề địa bàn
huyện Xuân Trường năm 2012 ............................................................ 47
Bảng 4.14: Hiện trạng cung cấp nước phục vụ cho các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp huyện Xuân Trường năm 2012 ................................ 48
Bảng 4.15: Hiện trạng cung cấp nước phục vụ các nhà máy,xí nghiệp
Huyện Xuân Trường năm 2012 ........................................................... 48
Bảng 4.16: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại trạm thủy văn
huyện Xuân Trường ngày 18/02/2014 ................................................. 49


Bảng 4.17: Kết quả phân tích mẫu nước mặt
huyện xuân trường tháng 3/2014 ......................................................... 51
Bảng 4.18. Kết quả điều tra hiểu biết của người dân về
chất lượng môi trường nước mặt ......................................................... 52
Bảng 4.19. Kết quả điều tra nguồn nước sử dụng
của các hộ gia đình trong địa bàn huyện .............................................. 53
Bảng 4.20. Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân về
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt huyện Xuân Trường ......... 54
Bảng 4.21: Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân về
chất lượng nước sinh hoạt nơi sinh sống.............................................. 55


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

BYT
BTNMT
BVMT
CNH – HĐH
GHCP

NĐ – CP
ONMT
PTBV
PVS
QCVN

QH
TB
TCCP
TCVN
TN&MT
TNTN
TT
TTCN
UBND
UNICEF
VSMTNT
VSV
XLNT

Bộ y tế
Bộ tài nguyên môi trường
Bảo về môi trường
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Giới hạn cho phép
Nghị định chính phủ
Ô nhiễm môi trường
Phát triển bền vững
Phân vi sinh
Quy chuẩn Việt Nam

Quyết định
Quốc hội
Trung Bình
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn việt nam
Tài nguyên và môi trường
Tài nguyên thiên nhiên
Thông tư
Tiểu thủ công nghiệp
Uỷ ban nhân dân
Qũy nhi đồng Liên Hợp Quốc
Vệ sinh môi trường nông thôn
Vi sinh vật
Xử lý nước thải


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3. Yêu cầu................................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................... 4
2.1.2. Các chỉ tiêu hóa lí ................................................................................. 8
2.1.3. Các chỉ tiêu vi sinh ............................................................................. 13
2.2. Cơ sở pháp lí ......................................................................................... 14
2.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 15
2.3.1. Cơ sở khoa học công nghệ .................................................................. 15

2.3.2. Cơ sở kinh tế ...................................................................................... 15
2.4. Các tiêu chuẩn so sánh........................................................................... 16
2.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước.................................... 16
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ..................................................... 16
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................ 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 22
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Xuân Trườngtỉnh Nam Định.................................................................................... 22
3.3.2. Tình hình quản lí môi trường huyện Xuân Trường- tỉnh Nam Định .... 22
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu ...... 22
3.3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường nước mặt
huyện Xuân Trường- tỉnh Nam Định .................................................. 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22


3.4.1. Phương pháp kế thừa .......................................................................... 22
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 22
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................... 23
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích .......................................................... 23
3.4.5. Phương pháp so sánh .......................................................................... 23
3.4.6. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm............................... 24
3.4.7. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................... 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 25
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Xuân Trường .................. 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Xuân Trường ....................................... 25

4.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Xuân Trường ..................................... 28
4.2. Thực trạng môi trường nước mặt huyện Xuân trường- tỉnh Nam Định .. 32
4.2.1.Hiện trạng môi trường nước mặt .......................................................... 32
4.2.2. Chất lượng nguồn nước ...................................................................... 33
4.2.3. Các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước..................................... 39
4.2.4. hiện trạng khai thác, sử dụng nước phục vụ sinh hoạt ......................... 47
4.2.5. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước phục vụ cho các làng nghề .......... 47
4.2.6. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước phục vụ
cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp........................................ 48
4.3. Kết quả khảo sát môi trường nước mặt huyện Xuân Trường
tỉnh Nam Định.................................................................................... 49
4.3.1. Kết quả phân tích mẫu nước mặt huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định 49
4.3.2. Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân về chất lượng môi trường
nước mặt huyện Xuân Trường ............................................................ 52
4.4. Biện pháp cải thiện và bảo vệ môi trường nước mặt huyện Xuân Trường
tỉnh Nam Định.................................................................................... 56
4.4.1. Quản lí và xử lí vi phạm .................................................................... 56
4.4.2. Về quy hoạch, xây dựng ..................................................................... 57
4.4.3. Tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng .......................................... 57
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 59
5.1. Kết luận ................................................................................................. 59
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 60


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết

định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Tuy nhiên sự gia tăng dân
số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng cao đòi hỏi lượng
nước cung cấp cho sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều,
nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố
tình bỏ qua các tác động đến môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đã
ảnh hưởng xấu tới nguồn tài nguyên này. Hiện nay, có rất nhiều địa phương bị
ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng do hoạt động khai thác, quản lí chưa
hợp lí cùng với lượng rác thải từ các khu công nghiệp, các nhà máy,làng nghề,
khu dân cư đô thị … chưa qua xử lí hoặc xử lí chưa đạt hiệu quả mà thải ra
ngoài môi trường đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động của con người.
Xuân trường là huyện ở phía Đông Nam của tỉnh Nam Định, với diện
tích đất tự nhiên là 112,8 km2 và dân số trên 18 vạn người. Là huyện thuộc
vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu,
màu mỡ, với nền kinh tế phát triển chủ yếu là nền Nông nghiệp thuần túy. Địa
bàn huyên được bao bọc bởi 3 con sông lớn: phía Bắc là sông Hồng, phía Tây
là sông Ninh Cơ, phía Đông là sông Sò, trên địa bàn huyện còn có hệ thống
sông ngòi, mương máng chằng chịt thuận tiện cho giao thông vận tải,
tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh
những thuận lợi đó, môi trường nước của huyện cũng đang đứng trước nhiều
nguy cơ và thách thức. Trong bối cảnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất
nước, số lượng nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng nhiều, kéo
theo hàng loạt các vấn đề, áp lực về ô nhiễm môi trường. Hệ thống thoát nước
thải và rác thải từ các cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạt của người dân trên
địa bàn huyện không qua xử lý, ý thức bảo vệ môi trường chung của người
dân chưa được coi trọng. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm nước từ các làng nghề,
nhà máy, nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nước thải từ các cánh đồng
1.1.



2

sản xuất nông nghiệp, từ các trang trại chăn nuôi, lạm dụng các loại hóa chất
bảo vệ thực vật đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, thu hút rất nhiều sự
quan tâm của các cơ quan quản lí và người dân. Yêu cầu đặt ra phải giải quyết
và xử lí kịp thời, đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất nước
lượng nguồn nước mặt tại huyện Xuân Trường.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu
nhà trường Ban Chủ Nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường – Trường đại
học nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện
trạng môi trường nước mặt huyện Xuân Trường- tỉnh Nam Định và đề
xuất các biện pháp bảo vệ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt huyện Xuân Trường- tỉnh
Nam Định.
- Cảnh báo về các vấn đề cấp bách và các nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm
môi trường nước tại địa bàn huyện.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, nâng cao chất
lượng nước nhằm phục vụ các hoạt động của địa phương.
1.3. Yêu cầu
- Điều tra thu thập số liệu đánh giá chính xác, khách quan.
- Thu thập mẫu, phân tích mẫu theo đúng quy đinh.
- Số liệu phân tích khách quan, trung thực.
- So sánh, phân tích số liệu theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu
vào thực tiễn.
nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực
tế cho bản thân sau này

Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các
vấn đề đang được xã hội quan tâm
- Ý nghĩa thực tiễn:


3

Đưa ra được các kết quả, đánh giá chính xác nhất về chất lượng môi
trường nước, giúp cơ quan quản lí về môi trường có biện pháp thích hợp để
bảo vệ.
Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của người dân trong địa bàn huyện.
Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho cộng đồng dân cư.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lí luận
2.1.1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan:
- Khái niệm môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người và có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật.
- Chức năng của môi trường:
• Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

• Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người.
• Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
• Môi trường là nơi giam nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất.
• Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất
lương thực và tái tạo môi trường. con người có thể gia tăng không gian sống cần
thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại
không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. việc
khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho
chất lượng không gian sống mất đi kha năng tự phục hồi.[2]
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo luật bảo vệ Môi trường của Việt Nam: ô nhiễm môi trường là sự
làm thay đổi tính chất của môi trường, phạm vi tiêu chuẩn môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khỏe con người,đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thai ở dạng khí( khí thải),


5

lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên moi trường chỉ bị coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân đặt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu.[6]
- Tiêu chuẩn môi trường:

Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam: “ Tiêu chuẩn môi trường
là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để
quản lý môi trường.
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển
bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình
khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản
lý và tiềm lực kinh tế- xã hội có tính đến dự báo phát triển. cơ cấu của hệ
thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
Những quy định chung.
• Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển
và ven biển, nước thải…..
• Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải( các chất thải)vv…
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác,sử dụng phân bón trong
sản xuất nông nghiệp.
• Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa
dạng sinh học.
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích
lịch sử, văn hóa.
• Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác
khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v…[3]
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi nói chung do con người
đối với chất lượng nước làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con
người, cho động vật nuôi và các loài hoang dã, ảnh hưởng tới sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá.


6


Như vậy, sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính
chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người
và sinh vật. khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một
ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số
bệnh cho người.
Hiến chương châu Âu đã có định nghĩa ô nhiễm nước như sau: “ sự ô
nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng
nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loại
hoang dã”.
• Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão,lũ
lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các chất thải bẩn,các sinh vật
có hại kể cả xác chết của chúng.
• Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt , công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông và môi trường nước.
• Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ,hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lí
• Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.[5]
- Nước sạch
Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
• Nước sạch là nước trong không màu.
• Không mùi, không vị và không có tạp chất.
• Không chứa chất tan.
• Không có vi sinh vật gây bệnh cho người.[8]
- Bảo vệ môi trường là việc của ai?
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường,

khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.


7

Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất
quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi
trường,có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa
học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi
trường. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam ghi rõ trong điều 6: “ bảo vệ môi
trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức,cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ
môi trường,thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm
phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.[11]
2.1.1.2 Vai trò của nước:
Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống
trên Trái Đất và cần thiết cho các hoạt dộng kinh tế - xã hội của loài người. Ở
đâu có nước ở đó có sự sống. Trong cơ thể sống nước chiếm tỷ lệ lớn, Nước
chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng thành,
50% cơ thể nữ trưởng thành. Ở các nước đang phát triển, mỗi người cần 100 120 lít nước sạch mỗi ngày, còn ở các nước chậm phát riển mỗi người cần 40
- 50 lít nước sạch dùng cho sinh họa mỗi ngày. Mức trung bình có thể đảm
bảo nhu cầu vệ sinh, sinh hoạt của mỗi người, mỗi người cần khoảng 60 - 80
lít. Trong số này chỉ có 2,5 - 3 lít nước sạch dùng cho ăn uống. Do đó không
phải ngẫu nhiên mà chương trình Liên Hợp Quốc đã chọn chủ đề cho ngày
Môi Trường Thế Giới năm 2003 là : ‘‘Nước - Hai tỷ người đang khát’’.[17]
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn
trong năm tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá năm ngày và nhịn thở
không quá năm phút. Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết
lượng glycogen,toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng prôtêin để duy trì sự sống.
Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng
và mất 20 - 22% nước sẽ dẫn đến tử vong.[9]

Hơn nữa nước sạch còn đưa vào cơ thể chúng ta nhiều yếu tố cần thiết
cho sự sống như iot, sắt, fluo, kẽm, đồng… Tuy nhiên nước bẩn lại chứ nhiều
các chất độc hại như chì, thủy ngân, thạch tím(As), thuốc trừ sâu và các chất
hóa học gây ung thư khác.
Do đó, nước dùng cho cuộc sống phải đủ về số lượng và đảm bảo về
chất lượng.


8

2.1.2. Các chỉ tiêu hóa lí
2.1.2.1. Độ đục :
Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn, chất
hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước
có nhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm.
2.1.2.2. Độ Ph :
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh
hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như
tính ăn mòn,hòa tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo
cợn, làm mềm, khử sắt diệt khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh
chất lượng và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong kỹ thuật môi trường.
pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước cấp và nước thải.
pH ảnh hưởng đến vị của nước, ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh
hưởng đến hệ men tiêu hoá.[16]
2.1.2.3. Hàm lượng các chất rắn :
Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể
thích nghi ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc đi
đây đó khi sử dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng
nhuận tràn cấp tính hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên

đối với dân địa phương, sự kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể.
Trong ngành cấp nước, hàm lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ
thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l.
Các chất rắn có trong nước là :
- Các chất vô cơ là dạng các muối hòa tan (chủ yếu là magie, canxi,
kali, natri, bicacbonat, clorua và sulfat) hoặc không hòa tan như đất đá ở dạng
huyền phù lơ lửng.
- Các chất hữu cơ như xác vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, động thực
vật phù du… các chất hữu cơ hỗn hợp như phân bón, các chất thải công nghiệp.
Chất rắn ở trong nước làm trở ngại cho việc sử dụng và lưu chuyển
nước, làm giảm chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất, gây trở ngại cho việc
nuôi trồng thủy sản.
Chất rắn ở trong nước phân thành hai loại (theo kích thức hạt):


9

- Chất rắn qua lọc có đường kính hạt nhỏ hơn 10-6m (1µm), trong đó có
chất rắn dạng keo có kích thước hạt từ 10-6 đến 10-9m và chất rắn hòa tan (các
ion và phân tử hòa tan
- Chất rắn không qua lọc có đừng kính trên 10-6 m (1µm) , các hạt là xác
rong tảo, vi sinh vật có kích thước từ 10-5 - 10-6 m ở dạng lơ lửng, các sạn cát
nhỏ có kích thước trên 10-5 có thể lắng cặn.
• Tổng chất rắn (TS) : là tính chất vật lý đặc trưng quan trọng của nước
thải, bao gồm chất rắn nổi, chất rắn lơ lửng (hay huyền phù), chất rắn keo và
chất rắn hoà tan. Được xác định là phần coi lại sau khi cho bay hơi mẫu nước
thải trên bếp cách thuỷ, tiếp tục sấy khô ở nhiệt độ 103oC cho tới khi khối
lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l (hoặc g/l).
• Chất rắn lơ lửng ở dạng huyền phù (SS): Hàm lượng các chất huyền
phù (SS) là trọng lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh,

khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 103 - 1050C tới khi trọng
lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l hoặc g/l.
• Chất rắn hòa tan (DS): Hàm lượng chất rắn hòa tan chính là hiệu số
của tổng chất rắn với huyền phù: DS = TS - SS.
• Chất rắn bay hơi (VS): Hàm lượng chất rắn bay hơi là trọng lượng
mất đi khi nung một lượng chất rắn huyến phù SS ở 5500C trong khoảng thời
gian xác định. Thời gian này tùy thuộc vào loại mẫu nước (nước cống, nước
thải hay bùn). Đơn vị tính mg/l hoặc % SS hay TS.
• Hàm lượng chất rắn bay hơi trong nước thường biểu thị cho CHC có
trong nước.
Chất rắn có thể lắng: là số ml phần chất rắn của 1 lít nước đã lắng
xuống đáy phễu sau một khoảng thời gian (thường là 1 giờ). Đơn vị tính là
mg/l[16][15]
2.1.2.4. Độ cứng :
Độ cứng củ nước: là sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước quá
mức tiêu chuẩn cho phép.
Nước tự nhiên thường được phân thành nước cứng và nước mềm. Độ
cứng của nước thường không được coi là ô nhiễm vì không gây hại cho người
và có nhiều biện pháp để xủ lý trong gia đình để bảo đảm về chất lượng nước


10

phục vụ cho cuộc sống nười dân. Nhưng độ cứng lại gây ảnh hưởng lớn đối
với công nghệ, như cặn lò hơi, các thiết bị có gia nhiệt nước… Trong nước
thải không cần quan tâm đến thống số này.[15]
2.1.2.5. Màu :
Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy
dưới nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh
hoạt, công nghiệp. màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các

ion có tính kim khí như sắt, mangan.
Nước có thể có độ màu, đặc biết là nước thải thường có màu nâu đen
hoặc đỏ nâu, nghuyên nhân là do:
- Các chất hữu cơ trog xác động, thực vật phân rã tạo thành.
- Nước có sắt và mangan ở dạng keo hoặc hòa tan.
- Nước có chất thải công nghiệp ( crom, tannin, lighin).
Màu cả nước được phân thành hai dạng: màu thực vật do các chất hòa
tan hoặc dạng keo, màu biểu kiến là màu của các chất lơ lửng trong nước tạo
nên. Trong thực tế người ta xác định màu thực của nước, nghiã là sau khi loại
bỏ các chất không tan. Có nhiều phương pháp xác định màu của nước , nhưng
thường dùng ở đây là phương pháp so mầu với các dung dịch chuẩn là
clorophantinat coban.
2.1.2.6. Sắt
Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu.
Vì thế sắt với hàm lượng 0,3mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh
hoạt. Vượt qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt.
Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III)
hydrat hình thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt
cho người sử dụng.
Cũng với lý do trên, nước có sắt không thể dùng cho một số ngành công
nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,…
Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng
lưới phân phối nước.


11

2.1.2.7. Oxy hòa tan (DO)
Giới hạn lượng hòa tan (dissolved oxygen) trong nước thiên nhiên và
nước thải tùy thuộc vào điều kiện hóa lý và hoạt động sinh học của các loại vi

sinh vật. Việc xác định hàm lượng oxy hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô
nhiễm do mọi hoạt động của con người và kiểm tra hậu quả của việc xử lý
nước thải.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước thải là hàm lượng
oxy hoà tan vì oxy không thể thiếu được đối với tất cả các cơ thể sống trên
cạn cũng như dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng
lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất.
Oxy là loại khí khó hoà tan và không tác dụng với nước về mặt hoá học.
Độ hoà tan của oxy phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và các đặc
tính khác của nước (thành phần hoá học, vi sinh, thuỷ sinh sống trong nước...).
Khi thải các chất thải sử dụng oxy vào các nguồn nước, quá trình oxy
hoá sẽ làm giảm nồng độ oxy hoà tan vào các nguồn nước này, thậm chí có
thể đe doạ sự sống của các loài cá, cũng như các loài sống dưới nước.
Việc xác định thông số về hàm lượng oxy hoà tan có ý nghĩa quan
trọng trong việc duy trì điều kiện hiếu khí của nước tự nhiên và quá trình phân
huỷ hiếu khí trong quá trình XLNT. Mặt khác, hàm lượng oxy hoà tan còn là
cơ sở của phép phân tích xác định nhu cầu oxy sinh hoá.[15]
2.1.2.8. Chỉ số BOD ( Nhu cầu oxi sinh hóa – Biochemical Oxigen Demand) :
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) được xác định dựa trên kinh nghiệm phân
tích đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệp chuẩn, trong việc tìm sự liên
hệ giữa nhu cầu oxy đối với hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc
dòng chảy bị ô nhiễm.
Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô
nhiễm của nước thải đô thị và chất thải hữu cơ của công nghiệp và là thông số
cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Thường viết tắt là BOD,
là lương oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng visinh
vật (chủ yếu là vi khuẩn, hoại sinh, hiếu khí). Quá trình này được gọi là quá
trình oxy hóa sinh học.
Qúa trình này được tóm tắt như sau:



12

CHC + O2
CO2 + H2O
Vi sinh vật
Tế bào mới (tăng sinh khối)
BOD được tính bằng miligam hoặc bằng gam, dùng để oxy hoá các chất
hữu cơ nhờ vi khuẩn hiếu khí ở điều kiện 2000C, đơn vị tính là mg/l. Phương
trình tổng quát của phản ứng:
Chất hữu cơ + O2 Vi khuẩn CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm cố định.
Quá trình này đòi hỏi thòi gian dài ngày, vì phải phụ thuộc vào bản chất
của chất hữu cơ, vào các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước, cũng
như một số chất có độc tính xảy ra trong nước. Bình thường 70% nhu cầu oxy
được sử dụng trong 5 ngày đầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo, 99% ở ngày thứ
20 và 100% ở ngày thứ 21.
Xác định BOD được sủ dụng rộng rãi trong môi trương:
- Xác định gần đúng lượng oxy cần thiết để ổn định sinh học các chất
hữu cơ có trong nước thải
- Làm cơ sở tính toán thiết bị xử lý.
- Xác định hiệu xuất xử lý của một quá trình.
- Đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý được phép xả vào nguồn nước.
Trong thực tế, người ta không thể xác định ượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn
đoàn chất hữu cơ, vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà chỉ xác định được lượng
oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhệt độ ủ 2000C. kí hiệu là BOD5.[29]
Trong nước thải thường có hàm Lượng chất hữu cơ khá cao, và lượng
oxy hòa tan không đủ đáp ứng cho 5 ngày ở 200C. Để xác định BOD5, thường
dùng phương pháp pha loãng mẫu nước, bằng cách bổ sung vào nước một số
chất khoáng và làm bão hòa oxy hòa tan.[16]
2.1.2.9. Chỉ số COD ( Nhu cầu oxi hóa học – Chemical Oxigen Demand) :

Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy tương đương của các cấu trúc
hữu cơ trong mẫu nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy hóa
mạnh. Đây là một phương pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để
khảo sát các thông số của dòng nước và nước thải công nghiệp, đặc biệt trong
các công trình xử lý nước thải. Phương pháp này không cần chất xúc tác
nhưng nhược điểm là không có tính bao quát đối với các hợp chất hữu cơ (thí
dụ axit axetic) mà trên phương diện sinh học thực sự có ích cho nhiều loại vi


13

sinh trong nước. Trong khi đó nó lại có khả năng oxy hóa vài loại chất hữu cơ
khác nhau như celluloz mà những chất này không góp phần làm thay đổi
lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời điểm hiện tại.
Chỉ số COD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong
nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá
toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết
để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
Chỉ số này được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng CHC của
nước thải và sự ô nhiễm, mà còn là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxy hóa
toàn bộ các CHC trong mẫu nước thành CO2 và H2O.
Để xác định COD người ta dùng một số chất oxi hóa mạnh trong môi
trường axit. Chất ôxi hóa hay được dùng là Kalibicromat (K2Cr2O7).
Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H+
CO2 + Fe3+ + H2O
Xúc tác, AgSO4, to
Lượng bicromat dư được chuẩn độ bằng dung dịch muối Mohr
Fe(NH4)(SO4)2 với chất chỉ thị là Feroin.
Cr3+ + Fe3+ + H2O
Cr2O7 + Fe2+ + H+

Chỉ thị chuyển từ màu xanh lam xang màu đỏ nhạt.
2.1.3. Các chỉ tiêu vi sinh
2.1.3.1. Fecal coliform (Coliform phân)
Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô
nhiễm phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở
35 – 370 C với sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h.
2.1.3.2. Escherichia Coli (E.Coli)
Escherichia Coli, thường được gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng,
thường sống trong ruột người và một số động vật. E.Coli đặc hiệu cho nguồn
gốc phân, luôn hiện diện trong phân của người và động vật, chim với số lượng
lớn. Sự có mặt của E.Coli vượt quá giới hạn cho phép đã chứng tỏ sự ô nhiễm
về chỉ tiêu này. Đây được xem là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại của các vi
sinh vật gây bệnh trong đường ruột như tiêu chảy, lị… [15]


14

2.2. Cơ sở pháp lí
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
26/12/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 117/2007/NĐ - CP ngày 11/07/2007 của Chính Phủ về
sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Quyết định số 09/2005/QĐ - BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng Y
tế về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.
- Quyết định số 22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và môi trường về bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường.

- Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ TN&MT Quy
định quản lý và BVMT khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và
cụm công nghiệp
- Thông tư 48-2011/TT-BTNMT sửa đổi bổ sung Thông tư
08/2009/TT-BTNMT
- Ngày 17 tháng 06 năm 2009, Bộ Y tế đã ra Thông tư số 04/2009/TTBYT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” ký
hiệu là QCVN 01:2009/BYT. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định mức giới hạn
các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ
sở chế biến thực phẩm
- Chỉ thị số 02/2004/CT - BTNMT ngày 02/06/2004 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và môi trường về việc tăng cường công tác quản lý Tài nguyên
nước dưới đất.
- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước
Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý Nhà
Nước về bảo vệ môi trường.


15

2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Cơ sở khoa học công nghệ
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường,
các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp
xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở hình thành và phát

triển của các nghành khoa học môi trường.
Nhờ sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra nhiều tài
liệu nghiên cứu về môi trường được tổng kết và biên soạn.
Nhờ kỹ thuật khoa học công nghệ môi trường các vấn đề ô nhiễm do
hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu xử lý và ngăn ngừa
phòng tránh. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường
như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước trên thế giới
Vì vậy quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống
tự nhiên - con người - xã hội đã được phát triển trên nền phát triển bền vững.[4]
2.3.2. Cơ sở kinh tế
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động và sản xuất của cải vật chất diễn
ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa nào có chất
lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó loại hàng hòa
nào kém chất lượng có giá thành đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì thế, chúng ta
có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng
hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm thuế, phí và lệ phí, hệ thống đặt
cọc-hoàn trả (kỹ quỹ hoàn trả), côta ô nhiễm, nhãn sinh thái, hệ thống tiêu
chuẩn ISO.[10]


16

2.4. Các tiêu chuẩn so sánh
Để đánh giá chính xác chất lượng nước, tùy theo từng mục đích sử
dụng loại nước mà có những tiêu chuẩn, quy chuẩn khác nhau. Cụ thể trong
khóa luận sử dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn sau để đánh giá chất lượng nước:
- QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp.
- QCVN 08:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm
- TCVN 5942:1995 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước - tiêu
chuẩn chất lượng nước mặt
- TCVN 5944: 1995: Chất lượng nước ngầm.
-TCVN 6492:2011 Tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước - Xác định pH
- TCVN 6001: 1995: Chất lượng nước. Xác định nhu cầu oxy sinh hóa
- TCVN 6491-1999 : Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá học
- TCVN 6625-2000: Chất lượng nước- Xác định chất rắn lơ lửng bằng
cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.
- TCVN 5945:2005 : Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải
- TCVN 5993 : 1995: Chất lượng nước - lấy mẫu, hướng dẫn bảo quản
và xử lý mẫu.
2.5. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Trên thế giới tổng lượng nước ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối. Trong
đó nước đại dương chiếm 94,4% còn lại khoảng 2% tồn tại dạng băng tuyết ở
các cực và 0,6% các bể chứa khác. Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cực
và chỉ có hơn 10% ở Bắc cực, phần còn lại là các đỉnh núi hoặc sông băng.
Lượng nước ngọt chúng ta có thể sử dụng ở các sông, suối, hồ nước ngầm chỉ
khoảng 2 triệu dặm khối (0,6% tổng lượng nước) trong đó nước mặt chỉ có
36.000km3 còn lại là nước ngầm. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước ngầm
để sử dụng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Do vậy nguồn nước
mặt đóng vai trò rất quan trọng.[14]


17


Sự biến đổi khí hậu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước làm ô nhiễm
chất hữu cơ trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô nhiễm hữu cơ rõ
rệt. Ô nhiễm dinh dưỡng khoảng 10% số con sông trên thế giới có nồng độ
nitrat rất cao. Ô nhiễm do kim loại nặng, do các chất hữu cơ tổng hợp, do vi
sinh vật gây bệnh, việc ô nhiễm nguồn nước gây ra hiệu quả rất nghiêm trọng,
Vì vậy hầu hết các nước đã có các giải pháp. [13]
Nước Anh là nước đầu tiên đề cập đến vấn đề quản lý các lưu vực nước
chống ô nhiễm. Hiện nay hầu như tất cả các nước phát triển đều coi công tác
quản lý tốt các vực nước chống ô nhiễm là cần thiết. Các luật lệ quy định về
vệ sinh môi trường chống ô nhiễm cho các lưu vực nước đã ra đời ở quy mô
quốc gia, quy mô vùng và toàn thế giới.
Nhân loại đang đối mặt với “ khủng hoảng nước toàn cầu”. Theo báo
cáo của tổ chức khí tượng Thế giới (WMO, 1998), hiện nay trến thế giới có
khoảng 500 triệu người ở 29 quốc gia không có đủ nước sử dụng, và dự báo
đến năm 2025 sẽ có khoảng 2/3 dân số trên Thế giới có thể bị ảnh hưởng do
sự suy giảm nguồn nước, trong đó 1/2 tỷ người bị thiếu nước nghiêm trọng
(tạp chí BVMT, 2007).
Theo ước tính của quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại khu
vực Đông và Nam Á cho thấy chất lượng ở khu vực này ngày càng trở thành
mối đe dọa đối với trẻ em. Tình trạng ô nhiễm asen (thạch tín) và flo trong
nước đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của của 50 triệu người
dân trong khu vực.
Tại diễn đàn của trẻ em Thế Giới tổ chức tại Mehico 21/3 UNICEF cho
biết 400 triệu trẻ em trên Thế Giới đang phải vật lộn với sự sống vì không có
nước sạch.
Căn cứ vào chất lượng nước nguồn của các vực nước tự nhiên có thể
xác định các TCCP thải vào nguồn nước này. Khi nói đến chất lượng nước,
nước dùng vào các mục đích khác nhau, người ta thường dùng thuật ngữ. Chỉ
tiêu chất lượng nước. Các chỉ tiêu như vậy được nghiên cứu cho từng vùng,

từng mục đích sử dụng và được tiêu chuẩn hóa thành tiêu chuẩn chất lượng
môi trường nước. Nhìn chung người ta xây dựng các loại tiêu chuẩn liên quan
đến môi trường như sau [14]


18

Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm dùng cho các mục đích như cấp nước
sinh hoạt dân cư ở đô thị, nông thôn, cho từng lĩnh vực hoạt động sản xuất
nông nghiệp hay công nghiệp riêng biệt, nguồn nước dùng để vui chơi - giải
trí - thể dục thể thao, nuôi trồng thủy sản…
Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp trực tiếp (sau khi xử lý nước nguồn)
cho từng đối tượng trên như cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, công nghiệp,
thực phẩm, cấp nước cho công nghiệp dệt, tẩy nhuộm…
Tiêu chuẩn chất lượng nước của các dòng thải cho phép xả vào các
mực nước tự nhiên như sông, hồ, biển…
Trên cơ sở đó nước là vấn đề sống còn của nhân loại. Nguồn nước bị ô
nhiễm vô cùng nghiêm trọng trên thế giới từ các hội nghị đã đưa ra những
biên pháp nhưng vẫn còn nhiều ảnh hưởng vì vậy cần hành động để có môi
trường xanh, sạch, đẹp bảo vệ nhân loại con người.[13]
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tài nguyên nước mặt
Trên lãnh thổ Việt Nam có 2360 sông dài trên 10 km có dòng chảy
thường xuyên. 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 1000 km2 đó là: Mê
Kông, Hồng, cả , Mã, Đồng Nai, Ba, Bằng Giang, Kỳ Cùng và Vũ Gia-Thu
Bồn. Sông ngòi Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm.
Bảng 2.1 Trữ lượng nước mặt ở các sông năm 2012
Tổng lượng nước
Diện tích lưu vực (km2)
(km3/năm)

Nhóm sông
Trong
Ngoài
Toàn Trong Ngoài
Toàn bộ
nước
nước
bộ
nước
nước
Nhóm 1. Thượng 45.705
43.725
1.980
38,75 37,17 1,68
nguồn nằm trong
lãnh thổ
Nhóm 2. Trung và 1.060.400 199.230
861.170 761,90 189,62 524,28
hạ lưu nằm trong
lãnh thổ
55.602
66,50 66,50
Nhóm 3. Các sông 55.602
nằm trong lãnh thổ
Tổng cộng
298.557
822,15 293,29 535,96
Cả nước
330.000
853,80 317,90 535,96

(Nguồn: báo cáo hiện trạng môi trường bộ NN và PTNT)


×