BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG THỊ MỸ NHI
QUAN HỆ VĂN HÓA PHÁP – VIỆT TRONG LĨNH VỰC
GIÁO DỤC Ở NAM KỲ ( 1867 – 1945)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THANH THANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................... 2
1T
T
1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 4
1T
T
1
1) Mục đích nghiên cứu................................................................................................................................. 4
1T
1T
2) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 4
1T
1T
3)Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................................................... 4
1T
1T
4) Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................... 6
1T
1T
CHƯƠNG 1: NAM KỲ TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP ................................ 7
1T
T
1
1.1. Những con đường tiếp xúc văn hóa với Pháp và phương Tây.................................................................. 7
1T
T
1
1.1.1. Con đường truyền giáo .................................................................................................................... 7
T
1
1T
1.1.1.1. Các cuộc phát kiến địa lí – tiền đề cho công cuộc truyền giáo .................................................. 7
T
1
T
1
1.1.1.2 Cuộc truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam ...................................................................... 10
T
1
T
1
1.1.2.Con đường buôn bán ...................................................................................................................... 21
T
1
1T
1.2. Thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ..................................................................................................... 24
1T
1T
1.3. Nội dung văn hóa trong chính sách đô hộ của Pháp đối với Nam Kỳ .................................................... 29
1T
T
1
1.3.1 Giai đoạn 1867-1897...................................................................................................................... 29
T
1
1T
1.3.2 Giai đoạn 1897 – 1914 ................................................................................................................... 31
T
1
1T
1.3.3 Giai đoạn 1914-1918...................................................................................................................... 33
T
1
1T
1.3.4 Giai đoạn 1918-1939...................................................................................................................... 34
T
1
1T
1.3.5 Giai đoạn 1939-1945...................................................................................................................... 36
T
1
1T
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ VIỆT-PHÁP TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở NAM KỲ ( 1867 –
1945) ................................................................................................................................................... 38
1T
T
1
2.1. Yếu tố văn hóa tác động đến nền giáo dục ............................................................................................ 38
1T
T
1
2.1.1 Đạo Thiên Chúa ............................................................................................................................. 38
T
1
1T
2.1.2 Chữ quốc ngữ ................................................................................................................................ 40
T
1
1T
2.1.3 Văn học ......................................................................................................................................... 42
T
1
1T
2.1.4 Báo chí .......................................................................................................................................... 44
T
1
1T
2.1.5 Nội dung giáo dục trong các trào lưu canh tân, cải cách ................................................................. 50
T
1
T
1
2.1.5.1 Các cuộc canh tân cuối thế kỷ XIX ......................................................................................... 50
T
1
T
1
2.1.5.2 Các cuộc canh tân ở đầu thế kỷ XX ........................................................................................ 54
T
1
T
1
2.2. Quan hệ Việt – Pháp trong lĩnh vực giáo dục ở Nam Kỳ ....................................................................... 59
1T
T
1
2.2.1 Giáo dục Nho học ở Nam Kỳ ......................................................................................................... 59
T
1
1T
2.2.2 Tác động của giáo dục Nho học đến mọi lĩnh vực xã hội ở Nam Kỳ ............................................... 62
T
1
T
1
2.2.3 Các yếu tố Pháp và Việt trong lĩnh vực giáo dục ............................................................................ 65
T
1
T
1
2.2.4 Chính sách giáo dục và hệ thống giáo dục của Pháp tại Nam Kỳ .................................................... 67
T
1
T
1
2.2.4.1 Từ 1867 – 1897 ...................................................................................................................... 67
T
1
1T
2.2.4.2 Từ 1897 đến 1918................................................................................................................... 73
T
1
1T
2.2.4.3 Từ 1918 - 1945 ....................................................................................................................... 75
T
1
1T
2.2.5 Ảnh hưởng văn hóa Pháp đến văn hóa Việt trong lĩnh vực giáo dục .............................................. 78
T
1
T
1
2.2.6. Vai trò của chính quyền thực dân trong nền giáo dục ở Nam Kỳ ................................................... 81
T
1
T
1
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 89
1T
T
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 90
1T
1T
PHỤ LỤC........................................................................................................................................... 94
1T
T
1
MỞ ĐẦU
1) Mục đích nghiên cứu
Đất nước ta bước vào thế kỷ XXI trong bối cảnh một thế giới văn minh và xu hướng toàn
cầu hóa (globalisation). Các quốc gia có xu hướng hòa nhập vào một cộng đồng, “một nền kinh
tế toàn cầu không biên giới”. Những thành tựu về khoa học kỹ thuật, sự phát triển của kinh tế
thế giới làm tăng cường sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc. Những
tiến bộ của trao đổi quốc tế, sự bùng nổ thông tin cùng với những ưu việt của hệ thống truyền
thông sẽ tạo điều kiện cho tính toàn cầu của nền văn hóa nhân loại. Xu thế đó đặt mỗi quốc gia
trước yêu cầu phải kết hợp hài hòa yếu tố toàn cầu của văn hóa thế giới với yếu tố bản sắc của
văn hóa dân tộc. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa thế giới (UNESCO) đã ra tuyên bố
toàn cầu về đa dạng văn hóa vào tháng 11 năm 2001 và lấy ngày 21 tháng 5 hằng năm là “Ngày
đa dạng văn hóa vì đối thoại và phát triển”. Nghị quyết năm 1998 của UNESCO lấy năm 2001
là năm đối thoại giữa các nền văn minh.
Sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc là một vấn đề thuộc lịch sử của tất cả các
nước trên thế giới. Trong nhiều nội dung của lịch sử Việt Nam, đề tài “Quan hệ văn hóa Việt Pháp trong lĩnh vực giáo dục ở Nam Kỳ (1867-1945)” là một vấn đề có ý nghĩa khoa học, thực
tiễn và thời sự trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với thế giới.
Việc nghiên cứu đề tài này còn góp phần hệ thống hóa, bổ sung, nâng cao nhận thức về
lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử vùng đất Nam Kỳ thời Cận đại nói riêng, góp phần phục
vụ cho công tác giáo dục và đào tạo.
2) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu và phạm vi về nội dung, không gian, thời
gian của đề tài nghiên cứu là: Quan hệ văn hóa Việt - Pháp trong lĩnh vực giáo dục ở Nam Kỳ
từ khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của thực dân Pháp (1867) đến khi Cách mạng tháng Tám
thành công (1945).
3)Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây những công trình của các nhà hoạt động chính trị và các nhà hoạt động nghiên
cứu khoa học – xã hội tiến bộ chỉ tập trung vào đối tượng là những người da trắng đi khai thác
thuộc địa và tội ác dã man của họ, gần đây có một khuynh hướng nghiên cứu mới lấy đối tượng
là những người da màu, những người dân tộc thuộc địa qua ứng xử với nền văn hóa đô hộ đã
tiếp biến văn hóa phương Tây để tạo ra những giá trị mới có nghĩa là không đặt trọng tâm vào
tác động phá hoại và dã man của chế độ thực dân nhưng chắc chắn vấn đề không phải đặt ra
theo kiểu ca ngợi “sứ mệnh truyền bá văn minh” hay “gánh nặng nhiệm vụ của người da trắng
đối với da màu”, các công trình nghiên cứu nhằm phát hiện về mặt văn hóa, những phản ứng đa
dạng và phức tạp của dân tộc bị trị đối với nền văn hóa của kẻ đi chinh phục như David Marr,
Pierre, Brocheux, Daniel Hémery, Trịnh Văn Thảo, Nguyễn Văn Ký,…(thời Pháp thuộc) hay
tác phẩm của giáo sư Heinz Schuette “Nguồn gốc dao và rìu”. Bài viết của Lương Thị Thoa
đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 4/1998 cũng đã nêu lên một vài ý kiến về giao lưu văn
hóa Đông – Tây trong tình hình hiện nay hay Sakurai Kiyohiko trong bài viết ở tạp chí “Xưa và
Nay” số 71B, 1/2000 cũng đã nêu vấn đề về giao lưu văn hóa Đông – Tây qua con đường tơ lụa
trên biển,…
Tác phẩm “Những sự gặp gỡ của Đông phương và Tây phương trong ngôn ngữ và văn
chương” của Vũ Bội Liêu (một liệt sĩ hy sinh vào đầu kháng chiến chống Pháp) sách in lần đầu
năm 1944 và mới vừa được tái bản và trong tác phẩm Vũ Bội Liêu cũng đã rất thích thú về sự
gặp gỡ văn chương Việt – Pháp, trong mỹ từ Pháp, sự đối ngẫu của người Pháp và văn biền
ngẫu của ta. Tác giả cũng đưa ra nhiều ví dụ so sánh giống nhau như “nhanh như chớp”, “nói
như vẹt”, “ngọt như mật”,…Tác phẩm của ông cũng là một minh chứng cho sự gặp gỡ giữa văn
hóa Đông – Tây.
Đã có nhiều bài viết của các học giả liên quan đền nội dung về giáo dục Việt từ khi Pháp
xâm lược đến sau cách mạng tháng Tám như “ Chính sách giáo dục của Pháp ở Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Trọng Hoàng, khởi đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 96 năm 1967 và “
Vài nét về giáo dục Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất”
của Ngyễn Anh, đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 98 ( tháng 5 – 1967) đã nêu một cách
khái quát những bước đi của thực dân Pháp trong lĩng vực giáo dục ở Việt Nam từ những ngày
đầu cho đến khi Pháp bỏ hẳn nền giáo dục cũ với chế độ khoa cử của nó và thay thế bằng nền
giáo dục thực dân.
Tác giả Nguyễn Q. Thắng với tác phẩm “Khoa cử và giáo dục ở Việt Nam” đề cập đến hệ
thống giáo dục Việt Nam từ thời phong kiến sang đến thời Pháp thuộc và khi Việt Nam được
độc lập.
“Lịch sử giáo dục Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945” Nguyễn Đăng Tiến
chủ biên là công trình nghiên cứu giá trị, khái quát toàn bộ nền giáo dục Việt Nam từ cách
mạng tháng Tám trở về trước.
“Giáo dục Việt Nam thời Cận đại của Phan Trọng Báu” nghiên cứu hai hệ thống giáo dục
chính: nền giáo dục của Pháp trên đất nước ta và dòng giáo dục yêu nước và cách mạng do
những nhà yêu nước tổ chức.
Tiếp theo những bài trên diễn đàn văn hóa thế giới và một số nghiên cứu riêng biệt về ảnh
hưởng của văn hóa Pháp lên văn hóa Việt, nội dung của luận văn này cũng muốn góp phần tìm
hiểu thêm quá trình quan hệ văn hóa Việt - Pháp trong lĩnh vực giáo dục ở Nam Kỳ (18671945) để thấy sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam và thế giới vì trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay sự đa dạng hóa về văn hóa là chìa khóa cho sự hòa bình.
4) Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: trong hoàn cảnh nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, trong sự
giao lưu với văn hóa Pháp, văn hóa Việt nói chung và văn hóa Việt ở Nam Kỳ nói riêng trong
lĩnh vực giáo dục là quá trình vừa đối đầu, đề kháng vừa tiếp thu, tiếp biến, vừa mang tính áp
đặt - “Tây hóa”, vừa mang tính chọn lọc - “Việt hóa”… Lĩnh vực giáo dục được đặt trong hệ
thống các yếu tố văn hóa được tiếp thu từ phía văn minh phương Tây nói chung và Pháp nói
riêng.
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Nghiên cứu vấn đề theo nội dung lịch sử và
trình tự thời gian, nêu những nhận định khái quát về bản chất của các sự kiện lịch sử.
CHƯƠNG 1: NAM KỲ TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP
1.1. Những con đường tiếp xúc văn hóa với Pháp và phương Tây
1.1.1. Con đường truyền giáo
1.1.1.1. Các cuộc phát kiến địa lí – tiền đề cho công cuộc truyền giáo
Ở Tây Âu từ thế kỷ XV, trong lòng nền phong kiến suy yếu đã manh nha kinh tế tư bản
chủ nghĩa. Nền kinh tế manh nha ấy đang đòi hỏi phải có sự tích lũy tư bản nguyên thủy. Sự
tước đoạt tư liệu sản xuất tại chỗ cũng như lợi nhuận thương mại trong vùng chỉ đáp ứng một
cách chậm trể nhu cầu trên. Thương nhân phương Tây muốn vươn đến những vùng đất mới hơn
giàu tài nguyên, hàng hóa quí hiếm để đưa đến lợi nhuận cao và nhanh nhằm xúc tiến sự định
hình của tư bản chủ nghĩa và nâng cao địa vị chính trị của giai cấp tư sản.
Đúng thời điểm này các nước sớm phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu, đặc biệt là
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có công nghệ đóng tàu và kỹ thuật hàng hải đã có những tiến bộ
lớn. Những tiến bộ trong kỹ thuật hàng hải cho phép các nhà thám hiểm tổ chức những chuyến
đi xa nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mới.
Đó là các cuộc thám hiểm của Bồ Đào Nha như thám hiểm của Vax – co đơ Ga - ma năm
1497, của Tây Ban Nha như cuộc thám hiểm của C. Cô – lôm - bô vào các năm
1492,1493,1498,1502…Những cuộc thám hiểm trên đã khẳng định sự tồn tại của tân lục địa “
America” và phát hiện nhiều con đường khác nhau để đi tới tân lục địa đó, cũng như các con
đường ngắn nhất để đi đến vùng Viễn Đông xa xôi.
Cuộc phát kiến đó đã thúc đẩy các nhà chinh phục, các thương nhân đi tìm thị trường mới
béo bở và trong các cuộc thám hiểm và chạy đua xâm lược thuộc địa đó còn có mặt thường
xuyên và đông đảo của các giáo sĩ của nhiều dòng tu lớn của các nước phương Tây được phái đi
theo để thực hiện sứ mạng truyền bá đạo Thiên Chúa khiến cho Đạo thiên Chúa cùng với sự
hình thành hệ thống thuộc địa của Phương Tây đã có mặt ở những mức độ khác nhau ở hầu
khắp hệ thống thuộc địa nói trên.
Như vậy những phát kiến địa lí đã tạo điều kiện cho việc truyền bá đạo Thiên Chúa ra bên
ngoài.
Về động cơ của việc mở rộng việc truyền bá đạo Thiên Chúa ra bên ngoài thì phần lớn các
nhà Thiên chúa cho rằng chỉ có một động cơ tôn giáo và coi đó như một sự tiếp nối tự nhiên của
sứ mạng truyền giáo của đạo Thiên Chúa từ khi nó mới ra đời. Còn nếu một lúc nào đó, ở nơi
nào đó chịu sự tác động của động cơ ngoài tôn giáo thì đó cũng là những trường hợp bất thường
và nhất thời mà thôi.
Không ai phủ nhận động cơ nói trên , mỗi tôn giáo sau khi định hình phải truyền bá tôn
giáo khi có cơ hội và điều kiện. Đó cũng là lý do khiến tôn giáo tồn tại và phát triển. Sự mở
rộng truyền bá đạo Thiên Chúa ra phạm vi toàn thế giới từ những phát kiến địa lý cũng nằm
trong thông lệ đó.
Cuộc truyền giáo từ phát kiến địa lý ( thế kỷ XV đến thế kỷ XIX) nằm trong bối cảnh tư
bản đã thắng thế ở Tây Âu, giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, đóng vai trò quyết định trên
chính trường. Quyền lực chính trị và kinh tế của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã bị hạn chế
nhưng giai cấp tư sản không thể thủ tiêu giáo hội nhưng không thể vì chính quyền của tư sản
vẫn cần có sự quy phục của nhân dân ở chính quốc cũng như các thuộc địa và Thiên Chúa giáo
là công cụ tích cực để duy trì sự quy phục đó.Vì lý do đó mà chính quyền mới đã thỏa hiệp với
Giáo hội. Không những vẫn để cho giáo hội tự do hành đạo ở chính quốc mà còn tài trợ cho các
tổ chức truyền giáo ra bên ngoài.
Theo ý kiến của nhiều giáo sĩ thừa sai thì tôn giáo cùng ngôn ngữ ( sự thay thế ngôn ngữ
bản địa bằng ngôn ngữ chính quốc) là phương thức hữu hiệu nhất để đồng hóa và biến những
vùng đất này trở thành những vùng đất vĩnh viễn của chính quốc. Đó cũng là lý do vì sao các
cuộc thám hiểm, xâm lược thuộc địa cũng như cuộc thực dân ở vùng đất bên ngoài bao giờ
cũng gắn liền mật thiết với việc truyền bá đạo Thiên Chúa.
Thêm nữa từ phát kiến địa lý, giáo hội Thiên Chúa mà cơ quan đầu não là tòa thánh La Mã
thấy được tiềm năng của việc mở rộng nước Chúa. Nếu những vùng đất này được Thiên Chúa
giáo hóa, các vua chúa ở đây được cải giáo và phục tùng tòa thánh La Mã thì đó sẽ là hậu thuẫn
vô cùng to lớn cho địa vị của giáo hội Thiên Chúa, có tác dụng như một đối trọng trước sức ép
ngày càng lớn của giai cấp tư sản phương Tây.
Song cuộc truyền giáo ra nước ngoài lại chỉ có thể được thực hiện với sự hỗ trợ vật chất
của các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ở thế kỷ XV, XVI
đầu thế kỷ XVII và sau đó là Pháp ở giữa thế kỷ XVII.
Các quốc gia này đã chủ động đứng ra tổ chức và tài trợ cho các đoàn truyền giáo, chuyên
chở các giáo sĩ thừa sai đến những vùng đất xa xôi để truyền đạo, nuôi dưỡng, bảo vệ họ, cung
cấp cho họ tiền bạc, những tặng phẩm quý để lấy lòng các vua bản địa.
Để đáp lại, các giáo sĩ thừa sai, dù muốn hay không vẫn phải làm một số việc cho quốc gia
đã cử họ đi và tài trợ cho họ như làm môi giới buôn bán cho thương nhân nước đó với bản địa,
cung cấp thông tin cho nhà chức trách về miền đất truyền đạo qua thư từ, báo cáo hoặc các tập
du ký, hồi ký, tạo ra trong giáo dân lòng biết ơn và cảm tình đối với quốc gia đã cử họ tới và
trong nhiều trường hợp trong đó có Việt Nam tạo cớ cho cuộc xâm lược vũ trang.
Như vậy cuộc truyền đạo Thiên Chúa ngoài động cơ thiêng liêng là truyền giảng Phúc Âm
còn có những động cơ xuất phát từ lợi ích của tòa thánh La Mã muốn củng cố thế lực của mình
và lợi ích của các quốc gia đã tổ chức cho cuộc truyền giáo này.
Việc mở rộng truyền giáo ra phạm vi thế giới từ phát kiến địa lí đã ảnh hưởng sâu sắc của
tư tưởng thực dân chủ nghĩa tư bản vừa mới hình thành ở phương Tây, đó là tư tưởng của giai
cấp tư sản tự cho mình có nhiệm vụ khai hóa văn minh. Mặc dù Giáo hội Thiên Chúa giáo La
Mã đã nhắc nhở các giáo sĩ thừa sai tôn trọng các nền văn hóa bản địa và phong tục địa phương,
thực hiện phương thức truyền đạo mềm dẻo, kiên trì , không dính đến chính trị nhằm tránh sự
chống trả của dân bản địa và chính quyền nhưng lời nhắc nhở không có hiệu quả vì cuộc truyền
giáo đã không tránh khỏi sự chi phối của yếu tố lịch sử và thời đại.
Thiên chúa giáo ngay khi trở thành quốc giáo trong Đế quốc La Mã đã mang nặng tính tự
cao được thể hiện ở thái độ miệt thị đối với các niềm tin của tôn giáo khác và coi đó là mê tín.
Ở Châu Mỹ và châu Phi dân bản xứ khi được cải giáo bắt buộc phải đoạn tuyệt với tất cả hệ
thống tôn giáo tín ngưỡng truyền thống, thậm chí cả nếp sống văn hóa cổ truyền, khiến họ trở
nên xa lạ với cộng đồng đã sinh ra họ. Ở Châu Á thì cuộc “ xâm lược văn hóa” gặp nhiều khó
khăn hơn. Phần lớn các quốc gia ở đây là các quốc gia phong kiến đã định hình từ nhiều thế kỷ
với những thể chế kinh tế, chính trị cùng với đời sống văn hóa tinh thần tương đối ổn định. Để
có thể xâm nhập vào các quốc gia này các giáo sĩ dòng Jésuites của Bồ Đào Nha có lúc chủ
trương mềm dẻo, chấp nhận một số lễ tục như cho phép một số người cải giáo quỳ lại trước bàn
thờ tổ tiên…nhưng chủ trương này bị giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã phản đối. Phương thức
truyền giáo phổ biến là là các giáo sĩ thừa sai dùng nguồn vật chất để quyến rũ người bản xứ
chủ yếu là dân nghèo theo đạo gây cho họ niềm hi vọng sẽ đổi đời khi theo tôn giáo một quốc
gia giàu mạnh phương Tây. Cùng lúc dùng lễ vật lấy lòng vua chúa để được tự do truyền đạo,
thậm chí cải giáo các vua chúa với hi vọng các vua chúa sau khi cải giáo sẽ đưa Thiên Chúa
giáo lên địa vị độc tôn. Khi chính quyền các quốc gia này cản trở cuộc “ xâm lược văn hóa” thì
các giáo sĩ sẽ nắm lấy cơ hội đó nêu ra vấn đề bảo vệ giáo dân cũng như bảo vệ sự an toàn của
công dân các nước phương Tây thành cái cớ cho cuộc xâm lược.
Như vậy việc mở rộng truyền bá Thiên Chúa giáo ra phạm vi thế giới từ thế kỷ XV đến thế
kỷ XIX đã có sự gắn kết chặt chẽ với sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây, thể
hiện ở động cơ của nó và vai trò của nó trong sự hợp thức hóa chủ nghĩa thực dân và có phần
đóng góp quan trọng vào sự bành trướng thực dân này.
Sự truyền đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam nằm trong một bộ phận truyền bá đạo Thiên
Chúa ra phạm vi thế giới cũng phải tuân thủ quy luật lịch sử, thời đại đã chi phối cuộc truyền
giáo đó.
1.1.1.2 Cuộc truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam
1.1.2.1 Thời kỳ của các giáo sĩ dòng Tên ( Jésuites )
Từ thế kỷ XV nhất là thế kỷ XVI, vùng Viễn Đông là nơi lui tới của nhiều nhà thám hiểm,
thương nhân và các giáo sĩ phương Tây để buôn bán, truyền đạo và qua đó chiếm đất đai vùng
này làm thuộc địa. Ấn Độ rơi vào vòng kiểm soát của Anh, Philippin thành thuộc địa của Tây
Ban Nha, Inđônêxia bị Hà Lan chiếm….Bồ Đào Nha lúc này suy yếu chỉ chiếm được một vài
thương điếm quan trọng nhất là Goa ( Ấn Độ) và Ma Cao. Cùng lúc Nhật bản và Trung Quốc là
hai quốc gia mà các nước phương Tây đặc biệt quan tâm và tìm cách xâm nhập. Song song với
quá trình bành trướng nói trên là sự mở rộng việc truyền bá đạo Thiên Chúa vào các vùng đất
này. Các giáo sĩ Bồ Đào Nha chủ yếu thuộc dòng Jésuites đã thâm nhập Ấn Độ, Trung Quốc,
Nhật Bản mà Goa, Ma Cao là nơi đặt bộ phận điều hành.
Việt Nam tuy nằm trong vùng Viễn Đông nhưng ít được chú ý đến thỉnh thoảng các giáo sĩ
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có dừng chân giảng đạo nhưng chưa đạt kết quả gì đáng kể. Từ
năm 1615 trở đi khi trung tâm truyền giáo của Bồ Đào Nha cử hai giáo sĩ Francois Bujomi và
Diego Carvalho sang Hải Phố, thuộc Quảng Nam ( Đàng Trong), việc truyền bá đạo Thiên
Chúa mới thực sự bắt đầu.
Vào thời điểm nói trên nhiều giáo sĩ Jésuites truyền giáo ở Nhật Bản đang phải dừng chân
ở Ma Cao vì ở Nhật đang có sự cấm đạo rất gắt gao. Trong khi đó Hải Phố nơi buôn bán sấm
uất ở Đàng Trong với nước` ngoài có mặt nhiều thương nhân Nhật Bản có đạo và cùng với họ là
nhiều giáo dân Nhật Bản đến cư trú để tránh bắt đạo trong nước. Họ đang cần sự có mặt của các
giáo sĩ thừa sai để duy trì đời sống đạo của mình, hai giáo sĩ trên thuộc biên chế các thừa sai đi
Nhật Bản, được cử sang Hải Phố trước hết để đáp ứng yêu cầu này sau đó là có nhiệm vụ khai
thác các cơ hội thuận lợi để tiến hành cuộc truyền giáo ở đây.
Ngay sau khi đến hai giáo sĩ đã làm một Thánh lễ với một số giáo dân Nhật Bản. Một năm
sau họ cải giáo được 300 người Việt các vùng xung quanh. Tiếp đó Ma Cao lại cử hai giáo
Francois Barreto và Francois de Pina sang tăng viện và mở rộng địa bàn truyền giáo. Họ rất
được quan trấn thủ Bình Định tại Qui Nhơn quan tâm nên các giáo sĩ đi lại truyền giáo được dễ
dàng. Số giáo dân cứ tăng dần.
Trước sự thuận lợi đó, 1624 Ma Cao gửi tiếp sang Đàng Trong thêm 6 giáo sĩ do Gabriel
de Mattos đứng đầu, trong đó có giáo sĩ Alexandre de Rhodes, người có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc xây dựng nền móng cho giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã ở Việt Nam trong
nữa đầu thế kỷ XVII.
A. de Rhodes có mặt ở Việt nam từ tháng 12 năm 1624 đến 1645 1 song lại có tác dụng đặc
F
0
P
P
biệt trong việc mở mang việc đạo ở đây.
Nguyễn văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội khoa học lịch sử Việt
Nam – Trung tâm Unesco bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, trang 52
1
A. de Rhodes có năng khiếu đặc biệt trong việc học các thứ tiếng nước ngoài. Sau sáu
tháng đến Đàng Trong đã có thể giảng đạo bằng tiếng Việt. Sau đó A. de Rhodes kế tục các
giáo sĩ đến trước hoàn chỉnh dạng chữ viết tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh và trong thời gian ở
Việt Nam A. de Rhodes đã hoàn chỉnh cuốn từ điển Việt – Bồ Đào Nha – La Tinh. A. de
Rhodes cũng là giáo sĩ áp dụng thành công phương pháp tiếp cận vua chúa, qua lại bằng lễ vật
quí, nhất là những người thân thích của vua chúa, quan lại để được tự do truyền đạo và lôi kéo
thêm nhiều người theo đạo. Sau khi đến Hội An A. de Rhodes đã tiếp xúc với Sãi Vương và cải
giáo cho một người bà con của chúa có tên thành là Maria Madeleine, Maria Madeleine đã
thuyết phục những người xung quanh theo đạo và che chở cho các giáo sĩ, lại lập một nhà
nguyện tại nhà của mình.
Vào năm 1627, ở Đàng Ngoài A. de Rhodes cũng dùng lễ vật quí dâng Trịnh Tráng ở cửa
Bạng ( Thanh Hóa) và được phép về Hà Nội giảng đạo và được chúa Trịnh cho dựng ngôi nhà
lớn ở gần dinh mình để vừa làm nhà ở vừa làm nhà thờ. A. de Rhodes cải giáo cho người chị
của chúa và kéo thêm 17 người trong gia đình theo đạo.
Song song với truyền đạo A. de Rhodes quan tâm đến việc đào tạo tầng lớp cốt cán để hổ
trợ cho mình trong việc truyền đạo và giúp duy trì đời sống cho giáo dân khi vắng thừa sai hay
linh mục.
Cho đến trước khi rời khỏi Việt Nam A. de Rhodes cùng với các cộng sự gây dựng nền
móng đầu tiên cho giáo hội Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Ở Đàng Trong Thiên Chúa giáo được
truyền bá rộng rãi ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thuận Hóa, Quảng Bình với
số giáo dân khoảng 50.000 người.
Thành tích của A. de Rhodes không chỉ dừng lại đó. Khi rời Ma Cao về Châu Âu A. de
Rhodes còn nhận nhiệm vụ trọng đại do các cha bề trên không phải quốc tịch Bồ Đào Nha giao
cho nhiệm vụ là vận động tòa thánh La Mã chọn một nước bảo trợ mới, đủ sức phục vụ cho việc
phát triển đạo đang thuận lợi ở Viễn Đông, nhất là ở Việt Nam để thay thế cho Bồ Đào Nha
không còn đủ sức đảm đương.
Cuộc vận động này đã dẫn đến việc Tòa thánh La mã cử các Thế diện Tông tòa người Pháp
đảm đương việc điều hành truyền giáo ở Viễn Đông và sự ra đời của Hội Thừa sai Pari nhằm
đào tạo các thừa sai Pháp làm nhiệm vụ truyền giáo ở vùng này.
1.1.2.2 Thời kỳ các thế diện Tông tòa Pallu, Lambert.
Cuộc vận động tòa thánh Vatican tìm một quốc gia khác thay thế Bồ Đào Nha ở Viễn
Đông gặp nhiều khó khăn vì bị nước này phản đối. Đến 1658 với áp lực và nhiệt tình của nước
Pháp, Giáo hoàng đồng ý cho giáo sĩ Pháp sang Viễn Đông với điều kiện tự lo liệu chi phí và
phương tiện đi lại. Các giáo sĩ quốc tịch Pháp là Pallu, Lambert, Cotolendi được cử làm thế diện
Tông tòa ở Viễn Đông. Các giáo sĩ thuộc quốc tịch Pháp nếu hoạt động ở Viễn Đông đều phải
phục tùng giám mục Pháp.
Trước khi sang Viễn đông Pallu đã cùng giáo sĩ Pháp nhiệt tình với cuộc truyền giáo ở
Viễn Đông, đứng ra thành lập tổ chức lấy tên là Hội thừa sai Pari lo việc đào tạo các giáo sĩ để
gửi sang Viễn Đông. Hội được vua Louis XIV và các quý tộc nhiệt liệt ủng hộ cả về vật chất lẫn
tinh thần, chính thức ra mắt vào ngày 27/10/1663, trụ sở đặt tại phố Bac, Paris “ Người ta khâm
phục lòng nhiệt thành của các vị yếu nhân này cho việc Chúa đồng thời cũng là cho sự bành
trướng thế lực Pháp” và “ nước Pháp sang Á Châu, mang theo đạo Thiên Chúa giống như người
Tây Ban Nha hay người Bồ Đào Nha trước đây” 1
F
1
P
Hai sự kiện lớn trên đã đánh dấu bước ngoặt lớn của cuộc truyền bá Thiên Chúa giáo vào
Việt Nam. Kể từ đây, nước Pháp nắm độc quyền truyền giáo cũng như bành trướng thế lực ở
đây. Hai phương diện đó không tách rời trong nhận thức và hành động của các giáo sĩ thừa sai
Pháp đến truyền giáo ở Việt Nam.
Năm 1662, Pallu cùng 9 đạo sĩ lên đường sang Viễn Đông và tới Juthia thủ đô cũ của Thái
Lan năm 1664. Tại đây Pallu cùng với Lambert tổ chức cuộc với các giáo sĩ thừa sai Pháp tổ
chức họ thành giáo đoàn, đề ra một qui chế hoạt động nghiêm ngặt. Một chủng viện cũng được
lập ở đây thu nhận chủng sinh người Việt và người Trung Hoa, Pallu cũng định ra cho các giáo
sĩ Pháp phương hướng ứng xử hòa nhã đối với các giáo sĩ Bồ Đào Nha. Do có khó khăn không
Nguyễn văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội khoa học lịch sử Việt
Nam – Trung tâm Unesco bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, trang 57
1
thể ra Đàng Ngoài làm nhiệm vụ, năm 1665 Pallu ủy nhiệm cho thừa sai Deydier ra Bắc làm Cố
chính điều hành việc đạo, rồi trở về Châu Âu, đến Rô -ma vận động Giáo hoàng xác định quyền
hành của giám mục Pháp đối với thừa sai thuộc các quốc tịch khác. Năm 1681, Pallu cử hai
giáo sĩ Lefebre và Geffrard đem lễ vật và thư đến Đàng Ngoài yêu cầu cho phép công ty Ấn Độ
được phép lập thương điếm ở Bắc Kỳ cho phép được tự do truyền đạo, giáo dân được tự do theo
đạo và mong mỏi nhà vua cải giáo. Trong khi Pallu lo việc truyền đạo thì ở Pháp một công ty
thương mại lấy tên công ty Ấn Độ được thành lập năm 1664 với quy mô và hoạt động đúng như
dự kiến của Pallu đã phác thảo trước khi đi Viễn Đông. Công ty này sau đó đã hỗ trợ đắc lực
cho các giáo sĩ Pháp trong cuộc truyền giáo ở Viễn Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Sau Pallu là Lambert. Tháng 6 – 1664, Lambert cử thừa sai Chevreuil sang thăm dò mang
theo thư ủy nhiệm và một tiền khá lớn cùng với một thông ngôn người Nhật đến Hải Phố rồi lên
huế. Nhân buổi lễ Đức Mẹ lên trời do giáo sĩ Dòng tên tổ chức, Chevreuil tuyên bố là giám mục
chính thức của địa phận rồi sau đó trở lại cửa Hàn. Tại nơi này, Chevreuil bị các giáo sĩ Dòng
Tên tẩy chay và làm khó dễ. Năm 1665, có lệnh cấm đạo của Hiền Vương cả các giáo sĩ Dòng
Tên và Chevreuil bị trục xuất. Tháng 8 năm 1665 Chevreuil cùng với thừa sai Hainques mang
theo giấy xác nhận của Lambert cử hai người làm giám mục Đàng Trong. Chevreuil bị ốm nằm
ở Bà Rịa rồi sau đó về Thái Lan. Hainques cùng Brindeau ra miền Trung ra sức hoạt động
truyền giáo bất chấp sự cấm đạo của chính quyền. Vào thời điểm này Hainques gửi hai thầy
giảng là Trang và Bền sang Thái chịu chức linh mục và trở về cùng Hainques tham gia truyền
đạo. Năm 1670 cả hai linh mục Hainqueus và Brindeau mất. Hai linh mục Trang và Bền trốn
sang Thái Lan. Đàng Trong trong một thời gian dài không có linh mục.
Cũng vào năm này Lambert đi kinh lý Đàng Ngoài. Trước đó vào năm 1665, Pallu cử thừa
sai Deydier ra Bắc với tư cách là Cố chính. Deydier giả làm lái buôn, ẩn náu trong nhà các giáo
dân và làm việc đạo rất tích cực, có hiệu quả. Deydier triệu tập các thầy giảng ngày ngày bồi
dưỡng thêm về giáo lý. Năm 1669, Lambert cùng thừa sai Bourges và một thừa sai khác ra kinh
lý Đàng Ngoài, đến Phố Hiến trốn lên đất liền gặp Deydier tiến hành một số việc quan trọng,
trước hết Lambert truyền chức thêm 7 thầy cả, 20 thầy bổn, 20 thầy chịu phép cắt tóc, được coi
như hàng giáo sĩ khởi đầu cho Đàng Ngoài. Ngày 14/2/1670, Lambert triệu tập Công đồng Nam
Định nhằm lập lại kỹ luật địa phận. Cùng lúc Lambert lập một dòng nữ tu bản xứ lấy tên là
dòng chị em mến Câu Rút sau đổi tên Dòng chị em mến Thánh giá. Chính những nữ tu của
Dòng chị em mến Thánh giá trong suốt thời kỳ truyền giáo đã có những đóng góp hết sức to lớn
cho việc củng cố, phát triển đạo và gây dựng uy tín với người dân. Ngoài việc ngắm nguyện,
đọc kinh, tự kiểm và sám hối, các nữ tu còn hoạt động xã hội nhất là chữa bệnh cho dân, tự
nguyên phục vụ trong cô nhi viện, các trại hủi do giáo hội mở.
Tháng 4 năm 1670 Lambert trở về Thái sau đó cùng các thừa sai khác vào Đàng Trong để
thực hiện chức vụ giám mục của mình. Sau khi đi kinh lí ở các tỉnh phía nam, Lambert lập tu
viện Dòng chị em mến Thánh giá ở Quảng Ngãi rồi về Hải Phố. Ở đây Lambert kêu gọi sự hòa
hợp trong giáo hội và. Tháng 2 năm 1672 Lambert về Thái Lan mang theo 12 học dinh người
Việt và trở lại Đàng Trong gặp chúa Hiền Vương nhưng không gặp được vì có tang. Lambert
gữi lễ vật cho chúa rồi về Hải Phố. Năm 1679 qua đời tại Thái Lan.
Lambert là giám mục tiền khởi của Tòa thánh La Mã và giáo sĩ thừa sai Paris có những
đóng góp cụ thể và thiết thực cho cuộc truyền bá của Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Bằng những
hành động của mình, Lambert khẳng định quyền truyền giáo của pháp ở Việt Nam trước sự
kháng cự bền bỉ của Thừa sai dòng Tên. Với hai công đồng Nam Định và Hải Phố, Lambert đã
củng cố đội ngũ các thừa sai Pháp, đội ngũ các linh mục và thầy giảng bản xứ đưa cuộc truyền
giáo vào nề nếp, tạo đà cho các giám mục địa phận sau đó đẩy mạnh việc phát triển đạo.Ngoài
ra việc lập dòng chị em Mến Thánh giá càng tô điểm thêm công lao của Lambert trong công
cuộc truyền giáo ở Việt Nam.
Nhờ công lao của Pallu và Lambert, việc truyền giáo ở Việt Nam vào nề nếp và có tổ chức.
Từ thế kỷ XVII – XVIII là thời kì truyền giáo của các giám mục địa phận. mặc dù bối cảnh Việt
Nam thời kỳ này là chiến tranh, nội chiến và cấm đạo nhưng việc truyền giáo vẫn duy trì khi có
cớ hội.
Ở Đàng Trong, năm 1670 khi Lambert mất ở Thái Lan, thừa sai Mahot được cử làm giám
mục địa phận Đàng Trong. Thời gian tại chức, Mahot triệu tập công đồng Hải Phố để chỉnh đốn
việc đạo và bàn việc đào tạo linh mục bản xứ.
Năm 1684, giám mục Mahot mất, thừa sai Joseph Duchêne thay thế nhưng cũng qua đời
sau hai ngày nhậm chức.
Từ 1684 đến 1691, Đàng Trong không có giám mục. Pérez thừa sai Tây Ban Nha được cử
làm giám mục Đàng Trong năm 1891 nhưng không được thừa sai Pháp chấp nhận. Pérez chết
năm 1727, Alexander ( Thừa sai người Ý) thay thế nhưng gặp nhiều khó khăn về tranh chấp
quyền hành và bất đồng về lễ nghi tôn giáo. Trong khi các giáo sĩ Dòng Tên muốn tha cấm việc
thờ cúng tổ tiên thì các giáo sĩ Thừa sai Paris kiên quyết phản đối và xung đột xảy ra. Alexander
mất năm 1728, Đàng Trong lại một thời gian dài không có giám mục. Trong khi đó sự xung đột
các dòng kéo dài và căng thẳng tới mức Tổng hội truyền giáo cử cha Achards de la Baume với
cương vị Khâm sai Tòa thánh đến để dàn xếp.
Tháng 5 năm 1739, Baume đi thẳng đến Hải Phố rồi Huế triệu tập giáo sĩ các dòng kí giấy
hoàn toàn tuân thủ các quyết định của Khâm sai Tòa thánh, tiếp đó phân chia Đàng Trong làm
các địa phận nhỏ và giao cho mỗi dòng cai quản một địa phận .
Tuy có những rắc rối nội bộ trên nhưng giáo hội Đàng Trong may mắn được hưởng 10
năm tha cấm dưới thời chúa Ninh Vương ( 1721 – 1737) nên việc đạo vẫn tiến triển. Năm 1743
địa phận Đàng Trong có 300 nhà thờ, 70.000 bổn đạo với 29 linh mục ngoại quốc và 200 thầy
giảng. Riêng ở Huế có 5 nhà thờ 1
2F
P
Năm 1743, thừa sai Lefebre được cử làm giám mục Đàng Trong. Theo lệnh Giáo hoàng,
Lefebre triệu tập công đồng Huế bàn về việc thống nhất quan điểm về lễ nghi tôn giáo tồn tại
dai dẳng nhưng không đi đến kết quả. Năm 1750 Võ Vương ban hành việc cấm đạo, có 26 thừa
sai bị bắt rồi trục xuất. Lefebre trốn qua Cao Miên rồi mất ở đó năm 1760. Việc đạo ở Đàng
Trong phó mặc trong tay 3 linh mục và các thầy giảng bản xứ.
Thừa sai Piguel được cử thay thế Lefebre, nhưng không đến Đàng Trong được do chính
sách cấm đạo. Đến khi Võ Vương mất, Huệ Vương lên ngôi việc cấm đạo có phần nới lỏng,
Piguel mới đến Đàng Trong, đi thăm các xứ đạo sau 15 năm không có giám mục. Do sức yếu
Piguel trở về Cao Miên và mất năm 1771. Trước khi mất đã chỉ định thừa sai Pigneau de
Béhaine ( Bá Đa Lộc) làm phó giám mục Đàng Trong. Pigneau đến Đàng Trong từ 1767, được
cử làm giám đốc chủng viện Hòn Đất. Đầu năm 1770 tình hình Hà Tiên bất ổn, Pigneau đem
Nguyễn văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội khoa học lịch sử Việt
Nam – Trung tâm Unesco bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, trang 67
1
chủng viện qua Pondicheri ( Ấn Độ). Năm 1774 được phong làm giám mục rồi trở về Hà Tiên
năm 1775.
Thời gian này ở Đàng Trong bùng nổ phong trào nông dân Tây Sơn, tình hình khá hỗn
loạn, Pigneau đã cứu thoát hậu duệ duy nhất của chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh và từ đó giữa
Pigneau và Nguyễn Ánh có mối quan hệ khắng khít cho đến khi Pigneau từ trần 1899. Trong
khoảng 20 năm đó Pigneau có vai trò đặc biệt trong việc tồn tại và trở lại ngôi vua của Nguyễn
Ánh
Cuộc truyền giáo trong ba thập kỷ cuối thế thế kỷ XVIII không được tiến triển nhiều vì
trong thực tế với khởi nghĩa Tây Sơn Đàng Trong bị chia cắt làm hai phần: miền Nam ( Nam
Kỳ sau này) và Bắc ( Trung Kỳ sau này). Từ 1775 Pigneau phong cho Labartette làm giám mục
phó phụ trách miền Trung. Song việc đạo không tiến triển do ở những vùng Tây Sơn kiểm soát
đều bị cấm đạo.
Tuy nhiên từ 1789 trở đi khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định thì việc đạo được khôi
phục ở những vùng đất Nguyễn Ánh kiểm soát.
Tính đến năm 1800, ở Đàng Trong có: 1 giám mục Thế diện Tông Tòa, 5 thừa sai, 15 linh
mục bản xứ, 50.000 giáo dân 1
3F
P
Khi chủ động cứu vớt Nguyễn Ánh vào khoảng 1777 và sau đó tích cực giúp đỡ Nguyễn
Ánh, Pigneau nuôi hi vọng Nguyễn Ánh sẽ cải giáo và Thiên chúa giáo hóa Việt Nam. Nhưng
điều mong đợi của Pigneau không hề xảy ra vì dù chịu ơn Pigneau nhưng Nguyễn Ánh không
thích đạo Thiên chúa, không chấp nhận đạo này vì những tín ngưỡng truyền thống của dân tộc
nhất là việc thờ cúng ông bà tổ tiên không được duy trì ở Thiên chúa giáo.. Trong nhiều lần
tranh luận Nguyễn Ánh cũng đã bày tỏ thái độ kiên quyết của mình với Pigneau. Trong sắc lệnh
về tôn giáo năm 1804 Gia Long công khai Thiên Chúa giáo là thứ dị đoan và ra lệnh “ …từ nay
trong các tổng , các làng có nhà thờ của Thiên chúa giáo cấm sửa chữa hoặc xây lại những ngôi
nhà thờ bị hư nát, còn cất nhà thờ mới ở những nới chưa có tuyệt nhiên cấm hẳn”.
Nguyễn văn Kiệm, Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội khoa học lịch sử Việt
Nam – Trung tâm Unesco bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, trang 67
1
Tuy nhiên trong suốt thời gian ở ngôi Gia Long không hề ra một sắc chỉ cấm đạo nào và
Thiên Chúa giáo được bình yên. Tuy nhiên ở những năm này Giáo hội Pháp vừa trải qua cơn
bão táp của cách mạng tư sản nên không đủ sức cung cấp cho Việt Nam những giáo sĩ thừa sai
cần thiết. Năm 1812, ở phía Nam chỉ còn giám mục Labartette, cha chính địa phận Jarot và thừa
sai Audemar. Vì thế trong thời gian dài ấy việc truyền đạo không phát triển mà chỉ là thời gian
để Giáo hội Việt Nam củng cố và ổn định tổ chức để đối phó với những đợt cấm đạo ngày càng
gay gắt từ thời Minh Mạng trở đi.
Khoảng thời gian 20 năm dưới thời Minh Mạng, lực lượng truyền giáo được tăng cường.
Các giám mục như Labartette mất năm 1822 rồi Taberd nhận chức giám mục 1827 ở Trung và
Nam Kỳ, Havard nhận chức năm 1829, Retord được phong giám mục 1839, đều là những người
có năng lực và tận tụy.
Cùng thời gian này nhiều giáo sĩ thừa sai được cử đến tăng cường nhất là cho miền Trung
và miền Nam. Nhưng cũng trong thời gian này giáo hội ở Việt Nam chịu nhiều tổn thất do các
đợt cấm đạo của Minh Mạng.
Là người có học vấn và có những đóng góp trong việc trị nước, Minh Mạng coi việc đi đến
hạn chế Thiên chúa giáo cũng là cách để bình ổn trật tự xã hội và phòng ngừa sự dòm ngó của
phương Tây nhất là thực dân Pháp.
Ngày 12 – 02 – 1825 Minh Mạng cấm tất cả thương nhân nước ngoài để các giáo sĩ ở lại
Việt Nam sau mỗi lần đến buôn bán “Phải canh chừng mọi nẻo cửa khẩu trên núi, trên đường
bộ cũng như đường thủy, không cho một Tây Dương đạo trưởng nào có thể lén lút xâm nhập rồi
trà trộn trong dân, rao giảng những điều tà giáo ở trong nước”.
Cuối năm 1832 nhân vụ án Lê Văn Duyệt – nhân vật trước đó dám công khai lên tiếng bảo
vệ một số giáo sĩ mà ông cho là đã ít nhiều có công với triều đình. Minh Mạng liền hạ lệnh bắt
kế khai tất cả những người lính nào là tín đồ Thiên Chúa giáo. Kết quả có 12 ngưới bị bắt.
Ngày 6 – 1 – 1833 lần đầu tiên Minh Mạng ban chiếu chỉ cấm đạo với lời lẽ rất kiên quyết:
“Trẫm truyền cho tất cả những ai đã theo tà đạo, từ quan lại cho đến thứ dân, nếu còn biết sợ uy
quyền của Trẫm thì phải thật lòng cải tà quy chính. Các khanh đều phải kiểm soát đạo này trong
địa hạt của mình xem chúng có tuân thượng lệnh hay không và bắt chúng phải đạp lên cây thập
tự. Các nhà và quán của đạo này đều phải triệt hạ hết. Sau này nếu còn ai theo đạo thì phải
nghiêm trị. Trẫm muốn tiêu diệt tận gốc tà đạo. Đó là thành ý của Trẫm, thần dân phải nghe
theo và thi hành”.
Ngày 15-7-1834, nhân cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1832-1835) và của Nông Văn Vân (
1833-1835), Minh Mạng đã ban hành Thập điều huấn dụ. Trong đó điều thứ bảy có nội dung
phê phán rất gay gắt với Thiên Chúa giáo: “ Thứ đạo ấy quy tụ rất nhiều điều sai trái mà ta
không nên làm theo, đạo ấy phi lý và vô luân hơn mọi thú đạo xấu xa khác, vì đàn ông và đàn
bà chung sống như thú vật, đua nhau phạm tội ác, gieo rắc sự bất hòa, ngu muội đâm đầu vào
chốn cực hình và vào chổ chết, phá hoại lời giáo huấn chân chính và gây thương tổn cho nhân
bản”
Ngày 25 – 01 – 1836, Minh Mạng lại ban chỉ dụ cấm đạo lần thứ hai và lần này việc cấm
đạo còn có vẻ nghiêm ngặt hơn lần trước: “Trẫm cấm việc mở cửa biển cho tàu bè của bọn mọi
rợ vào, trừ cửa Hàn. Hễ bắt được bọn đạo trưởng của Tây Dương theo tàu vào nước thì phải
đem xử tử ngay. Hễ bắt được đạo trưởng nào của Tây Dương lén lút ở lại trong nước thì củng
phải đưa đi xử tử. Xử tử luôn những kẻ đã chứa chấp bọn đạo trưởng ấy trong nhà mình. Địa
phương nào có bọn đạo trưởng ẩn náo thì quan lại của địa phương ấy cũng bị xử tử vì đã không
cố sức tìm hết cách để bắt”
Ngày 18 – 01 – 1839, một lần nữa Minh Mạng lại ban chiếu cấm đạo. Lần này Minh Mạng
ra sức đốc thúc các quan địa phương phải ráo riết thực hiện những tờ chiếu cấm đạo mà Min h
Mạng đã ban hành trước đó
Thời Thiệu Trị (1841-1847) thái độ chung của triều Nguyễn đối với Thiên Chúa giáo có
phần dễ chịu hơn. Trong một giới hạn nhất định nào đó hiện tượng bài xích tuy vẫn tiếp tục
nhưng không khí căng thẳng đã giảm bớt rất nhiều.
Thời Tự Đức (1848-1883)là thời triều đình nhà Nguyễn ban hành nhiều chiếu chỉ cấm đạo
nhất. Hiện tượng này cò lẽ xuất phát từ hai nguyên nhân khác nhau. Một là thực dân Pháp đã đi
từ chỗ dòm ngó đến can thiệp rồi cuối cùng là nổ súng xâm lược nước ta. Giáo sĩ và cả giáo dân
bị nghi ngờ là lực lượng đã cam tâm hợp tác với thực dân Pháp nên bị triều đình trấn áp. Hai là
ngoài sự thiếu tỉnh táo và sâu sắc của triều đình, Tự Đức còn chịu áp lực mạnh mẽ của lối tư
duy cực đoan trong một bộ phận những giáo sĩ yêu nước. Chính họ là nhưng người đã hô ban
khẩu hiệu “Bình Tây sát tả” và một số chủ trương vội vã khác. Tất nhiên là còn có rất nhiều
nguyên nhân khác nữa nhưng người chịu trách nhiệm cao nhất và trước hết vẫn là Tự Đức.
Chiếu chỉ cấm đạo của Tự Đức ban hành khá nhiều nhưng tinh thần và mức độ cấm đạo thì
cũng tương tự nhau. Từ năm 1848 đến 1861 Tự Đức đã ban hành 6 chiếu chỉ cấm đạo
Với những sắc lệnh này đã làm các địa phận Thiên chúa giáo trong cả nước phải trải qua
giai đoạn sóng gió và thiệt hại lớn.
Sóng gió chỉ tạm yên khi triều đình Huế ký điều ước 1862, trong đó có hai khoản quy định
“ Những thần dân của hai quốc gia Pháp và Tây Ban Nha được phép truyền bá đạo Thiên chúa
trong vương quốc An Nam và các thần dân của vương quốc này, bất kể ai, muốn đi theo đạo
Thiên chúa giáo thì đều tự do và không có sự ép buộc, nhưng cũng không ai được ép buộc mọi
người đi theo đạo này nếu họ không muốn.”
Từ sau điều ước 1862, thái độ của vua Tự Đức đối với Thiên Chúa giáo có phần bớt gay
gắt. Một phần do thấy không đủ sức chống đối với Pháp ở Nam Kỳ, lại lo Bắc Kỳ rơi vào tay
các cuộc khởi nghĩa nên Tự Đức và đa số các đình thần chủ trương hòa hoãn với Pháp để tập
trung đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Kỳ, mặc khác dùng biện pháp thương lượng với Pháp
để Pháp không mở rộng việc chiếm đóng sang các tỉnh Miền Tây Nam Kỳ. Do đó, vào dịp sinh
nhật của mình ngày 4 tháng 7 năm 1862 Tự Đức ra lệnh ân xá cho các giáo dân đang bị giam
cầm nhất là những người già, phụ nữ và trẻ em, trả lại cho họ nhà cửa, ruộng vườn, cho miễn
thuế thân, đồng thời vẫn còn giữ lại một số điều lệnh quản thúc các giáo sĩ thừa sai.
Năm 1863, Tự Đức cử phái đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp để thương lượng chuộc lại
ba tỉnh miền Đông. Được chính phủ Pháp tiếp đón hứa sẽ cử người sang thương lượng ngay tại
Huế. Đại tá Aubaret được cử cầm đầu phái đoàn của Pháp. Ngày 15 tháng 7 năm 1864, hai bên
đã tạm thời nhất trí một dự thảo điều ước mới thay thế cho điều ước 1862. Trong khi điều ước
mới đang chờ chính phủ Pháp phê duyệt thì ở kinh thành Huế, nhân kì thi năm đó đã nổ ra cuộc
phản đối kịch liệt của văn thân, sĩ tử, chống lại sự nhượng bộ của triều đình với Pháp.
Sợ rằng hành động của văn thân ảnh hưởng đến cuộc điều đình, Tự Đức ra lệnh đàn áp họ
và ngay sau đó ra chỉ dụ kêu gọi sự bình tĩnh của văn thân và sự hòa hợp lương giáo. Tháng 4