Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết của ngôn vĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.02 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ ĐIỆP

NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA NGÔN VĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ ĐIỆP

NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA NGÔN VĨNH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
MÓ SỐ: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn KHOA HỌC

TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH



HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo - TS . Nguyễn Thị
Kiều Anh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy các chuyên đề
trong thời gian học tập tại trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng sau Đại học
- trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và gia đình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Điệp


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của TS . Nguyễn Thị
Kiều Anh. Tôi cam đoan rằng:
- Luận văn này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực.
- Kết quả nghiện cứu này không hề trùng khít với bất cứ công trình nghiên cứu
của tác giả nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Điệp



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................4
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................................4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu: .....................................................................................5
7. Đóng góp của luận văn .........................................................................................5
8. Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGÔN VĨNH ...................................................................6
1.1. Quan niệm chung về nhân vật văn học .............................................................6
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học .......................................................................6
1.1.1.1. Về phƣơng diện thuật ngữ ...................................................................6
1.1.1.2.Một số quan niệm trong nghiên cứu và phê bình về nhân vật văn học7
1.1.2. Các chức năng của nhân vật văn học .........................................................8
1.1.3. Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học ...................................................10
1.1.3.1.Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm
(xét từ góc độ kết cấu) .....................................................................................10
1.1.3.2.Phân loại theo quan hệ thuận – nghịch giữa nhân vật và lí tƣởng (xét
từ góc độ nội dung tƣ tƣởng hay phẩm chất nhân vật) ...................................11
1.1.3.3.Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật........................................12
1.1.3.4.Phân loại nhân vật theo thể loại ..........................................................15
1.1.4. Vài nét về nhân vật trong tiểu thuyết và một số đặc điểm của nhân vật

trong tiểu thuyết việt nam thời kì đổi mới ..........................................................15


1.1.4.1.Vài nét về nhân vật trong tiểu thuyết..................................................15
1.1.4.2. Một số đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết việt nam thời kì đổi
mới ...................................................................................................................17
1.2. Hành trình sáng tác của ngôn vĩnh ..................................................................20
CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ..................23
NGÔN VĨNH ..............................................................................................................23
2.1. Bảng thống kê, phân loại các nhân vật trong tiểu thuyết của ngôn vĩnh ........23
2.1.1 Bảng thống kê, phân loại. ..........................................................................23
2.1 1.1. Số lƣợng .............................................................................................23
2.1.1.2 Thống kê, phân loại theo tiêu chí dựa vào đặc điểm nổi bật trong cuộc
đời, số phận, phẩm chất, tính cách của nhân vật............................................24
2.1.2. Nhận xét chung .........................................................................................26
2.2 . Các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết của ngôn vĩnh ................................27
2.2.1. Nhân vật thuộc lực lƣợng cách mạng .......................................................29
2.2.1.1 Nhân vật ngƣời chiến sĩ công an ........................................................29
2.2.1.2 Những ngƣời dân thƣờng ....................................................................39
2.2.1.3. Những ngƣời giác ngộ cách mạng .....................................................47
2.2.2 Nhân vật thuộc lực lƣợng phản cách mạng. .............................................54
2.2.2.1 Những ngƣời trong gia đình “vua mèo” ..............................................54
2.2.2.2 Những ngƣời ngoài gia đình vua mèo. ..............................................66
2.2.2.3 Nhân vật cầm đầu fulrô .......................................................................70
2.2.2.4 Những ngƣời đại diện cho đế quốc thực dân.....................................77
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGÔN VĨNH ....................................................................................................83
3.1 Nhân vật đƣợc thể hiện qua miêu tả ngoại hình ..............................................83
3.2 Nhân vật đƣợc thể hiện qua miêu tả hành động...............................................87
3.3 Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại ..............93

3.3.1 Ngôn ngữ đối thoại ....................................................................................94
3.3.2 Ngôn ngữ độc thoại....................................................................................99


3.4. Không gian, thời gian nghệ thuật .................................................................105
3.4.1. Không gian nghệ thuật...........................................................................105
3.4.1.1. Không gian văn hoá tây bắc, tây nguyên ........................................106
3.4.1.2. Không gian sinh hoạt .......................................................................112
3.4.2. Thời gian nghệ thuật ............................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..............................................................................................................118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................120


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Kể đến những thành tựu trong chặng đƣờng phát triển của văn xuôi Việt
Nam sau năm 1975 đến nay, không thể không nhắc đến nhà văn Ngôn Vĩnh và
những đóng góp đáng kể của ông đối với nền văn học nƣớc nhà.
Nhà văn Ngôn Vĩnh là một trong những cây bút chủ lực của văn học tƣ liệu đề
tài công an nhân dân. Hơn 30 năm gắn với nghiệp văn, sự tâm huyết và niềm say
mê đã cho nhà văn Ngôn Vĩnh động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên mặt trận
văn hoá nghệ thuật, xứng đáng với danh hiệu nhà văn - chiến sĩ.Trong các trang viết
của mình, cây bút ấy luôn tỏ rõ sự già dặn, từng trải, sâu đằm và hấp dẫn. Cùng với
xu thế chung của văn xuôi hiện nay, sáng tác của Ngôn Vĩnh đã bám sát đời sống
hiện thực ở nhiều mặt, quan tâm đến đời sống con ngƣời cá nhân trong cuộc sống
thƣờng nhật. Ngay từ những sáng tác đầu tay, Ngôn Vĩnh đã ghi tên mình vào danh
sách các nhà văn công an có những dấu ấn trong đề tài Vì An ninh Tổ quốc và bình
yên cuộc sống. Và chính ở mảng đề tài này, nhà văn đã đạt những thành công đáng

kể.
1.2. Là cây bút trƣởng thành sau ngày đất nƣớc thống nhất, nhƣng đề tài mà
Ngôn Vĩnh say sƣa sáng tạo lại là những vấn đề, những sự kiện xảy ra trong quá
khứ của cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc. Sáng tác của
ông có nhiều thể loại khác nhau nhƣ: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện ký, phóng sự.
Ở thể loại nào nhà văn cũng tỏ rõ tài năng, thế mạnh của mình trong việc khám phá
hiện thực cuộc sống, con ngƣời. Song nhắc tới ông là nhắc tới những cuốn truyện
ký và tiểu thuyết; đặc biệt là tiểu thuyết của ông đã có sự thành công nhất định một thể loại hấp dẫn thuộc diện đặc sản của lực lƣợng công an, gây đƣợc sự chú ý
của giới văn học và đông đảo bạn học.
1.3. Với quan niệm: “ Viết văn để thức tỉnh lƣơng tri con ngƣời” và một mực
tâm huyết với đề tài công an, một trong hai cuốn tiểu thuyết: Bên kia Cổng Trời
(1985) của ông đã đạt giải thƣởng văn học Bộ nội vụ (1995).


2

Là một nhà văn có những đóng góp nhƣ vậy cho nền văn học hiện đại Việt Nam
nói chung và văn học trong lực lƣợng công an nói riêng, nhƣng chúng tôi nhận thấy
chƣa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về
tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh. Thực tế đó gợi ý cho chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài:
Nhân vật trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh.
2. Lịch sử vấn đề
Ngôn Vĩnh vinh dự mang tên gọi “ Nhà văn công an”, bởi ông không chỉ là ngƣời
chiến sĩ trên mặt trận gìn giữ an ninh mà còn là ngƣời luôn lấy đề tài ngƣời chiến sĩ
công an làm cảm hứng sáng tác, phục vụ sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trong
sự nghiệp sáng tác của mình, Ngôn Vĩnh có hai cuốn tiểu thuyết : Fulro và Bên kia
Cổng Trời, hai cuốn sách này đã nhận đƣợc một số ý kiến bàn luận (đặc biệt là tiểu
thuyết Bên kia Cổng Trời).
Lê Tri Kỷ trong lời giới thiệu cuốn Bên kia Cổng Trời đã có những cảm xúc
dạt dào: “ Tôi đọc đi đọc lại cuốn bên kia cổng trời với niềm xúc động và tự hào dễ

hiểu. Có chuyện xảy ra cách đây hơn nửa thế kỉ - nhƣ cuộc đời phiêu bạt của mụ
Síu. Chuyện mới nhất thì cũng bị bức màn thời gian 25 năm che khuất. Nhƣng
những chuyện cổ xƣa và rời rạc ấy đƣợc dựng lại có hệ thống, chặt chẽ, trên một
sân khấu chính trị sống động, đƣợc miêu tả khá chân thật, bỗng trở nên đậm đà tính
thời sự, có tác dụng vừa bồi bổ kiến thức đấu tranh ở vùng dân tộc, vừa đem lại cho
tình cảm những rung động mới về tình đồng nghiệp, tình dân, về đức tính dũng cảm
và trung thành, về sự hi sinh thầm lặng và kéo dài cho những sự nghiệp cao cả” [ Tƣ
liệu cho bộ sách “Nhà văn Việt Nam thế kỉ 20” – Nxb Hội nhà văn (2001)].
Đỗ Trung Lai, trong báo Quân đội Nhân dân ra ngày 05 tháng 10 năm 1985
cũng viết: “Trong tình hình hiện nay, cuốn sách lại càng có ích. Nó giúp đồng bào
và chiến sĩ đang chiến đấu ở phía trƣớc hiểu rõ mảnh đất dƣới chân mình mà càng
yêu Tổ quốc, cùng sát cánh bên nhau bảo vệ từng tấc đất vốn đã thấm đầy mồ hôi,
máu và nƣớc mắt của các dân tộc nhiều thế hệ đã qua. Sau Fulro, Bên kia Cổng
Trời là cố gắng đáng hoan nghênh của anh Ngôn Vĩnh và của Nhà xuất bản CAND,
một nhà xuất bản còn rất trẻ. Hai cuốn sách trên của anh Ngôn Vĩnh đã vƣợt hẳn lên


3

một loạt truyện biệt động, truyện trinh thám, viết và xuất bản gần đây của một số tác
giả ít chịu lao động nghiêm túc, ít chịu chú ý đến chất lƣợng. Nó có tác dụng kích
thích, kêu gọi các tác phẩm văn học xứng danh với đề tài này”.
Trong báo Văn hoá văn nghệ Công an, số 11, tháng 11- 1996, Phan Quế có
viết: Có thể nói “ Cuộc chiến đấu bảo vệ Đồng Văn” (tiền thân của cuốn “Bên kia
Cổng Trời”) là một trong những tiểu thuyết tƣ liệu có ấn tƣợng về đề tài lực lƣợng
vũ trang và chiến tranh cách mạng của ta trong những năm gần đây”. Trong hồi ức
của mình đƣợc viết trên báo Văn hoá văn nghệ Công an, số 11 tháng 11, 1996 ,
Phan Quế cũng đã có những ấn tƣợng thật sâu sắc về Ngôn Vĩnh và hành trình sáng
tác cuốn Bên kia Cổng Trời: “ Dép tiền phong, ba lô cóc, mũ mềm - Ngôn Vĩnh
giống nhƣ một anh bộ đội vừa ở chiến trƣờng ra bến xe làm chuyến đi vƣợt núi,

Anh đƣợc lãnh đạo Ty Công an Hà Giang lúc ấy tận tình giúp đỡ. Rồi Mã Chính
Lâm (Con trai Mã Học Văn - Tổng chỉ huy quân đội Mèo trƣớc cách mạng), bấy
giờ là trung tá QĐNDVN, Tỉnh đội phó Tỉnh đội Hà Giang, dẫn đƣờng. Ngôn Vĩnh
theo xe lên Quảng Bạc. Thật không may đƣờng lở, xe bị ách lại. Một ham mê vụt
đến: Ngôn Vĩnh muốn đƣợc đi bộ qua cổng trời. Ai đến Hà Giang mà chƣa qua
Cổng Trời chót vót nơi vƣơng quốc của đá nhọn này thì chƣa thể nói là đã biết Hà
Giang. Với lại Cổng Trời đối với trang viết sắp tới của Ngôn Vĩnh là không thể
thiếu nếu nó muốn đỏ da thắm thịt. Và...đằng đẵng nhƣ thế hơn năm chục cây số
theo Mã Chính Lâm cùng bạn bè Hà Giang khác vừa đi vừa thở và hỏi chuyện.
Chuyện về hôm nay, hôm qua, nhiều nhất là hôm qua. Những phong tục tập quán,
những biến cố vui buồn”.
Cũng trong báo Văn hoá văn nghệ Công an, số 4, tháng 8 năm 1995, Nhƣ
Phong viết: “Tôi đọc một mạch hết cuốn tiểu thuyết tƣ liệu đó và cứ có cảm giác là
mình đang đi vào thế giới kì lạ, huyền ảo. Cái thật cái ảo xen nhau. Những ngƣời
hảo hán, những mối quan hệ kiểu “ba anh hùng kết liễu ở vƣờn đào”, những mối
tình nồng cháy, những cuộc hôn nhân ma quái, những mƣu mô xảo quyệt...đựơc tái
hiện rất sinh động, khiến cho Cuộc chiến đấu bảo vệ Đồng Văn trở thành một tiểu


4

thuyết - tƣ liệu có bản sắc riêng biệt, vừa nhƣ Thuỷ Hử, Tam Quốc lại vừa nhƣ một
truyện trinh thám thời hiện đại”.
Điểm qua một số những ý kiến bàn bạc, những nhận định về văn chƣơng
Ngôn Vĩnh, chúng tôi nhận thấy hầu nhƣ chƣa có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu
một cách có hệ thống thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh. Bởi vậy,
đây là một hƣớng nghiên cứu còn để ngỏ chƣa đƣợc chú ý tìm hiểu thích đáng.Thực
tế đó gợi ý cho chúng tôi đi sâu vào đề tài: “Nhân vật trong tiểu thuyết của Ngôn
Vĩnh”. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu, chúng tôi hy
vọng đóng góp một tiếng nói vào việc tìm hiểu, khám phá thế giới nhân vật nhƣ một

cách tiếp cận để hiểu về một cây bút có cái tâm trong sáng trong văn học của ngành
công an.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi triển khai đề tài này là khám phá, khẳng định thế
giới nhân vật phong phú trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh; chỉ ra những nét độc đáo,
đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Đồng thời qua đó khẳng định những
đóng góp của Ngôn Vĩnh đối với mảng đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc
sống nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là chỉ ra các loại
nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh: nghệ
thuật miêu tả ngoại hình, hành động, nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ,
không gian, thời gian nghệ thuật.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Nhân vật trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu;
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích
trong phạm vi hai cuốn tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh:
Cổng Trời” (1985).

Fulrô (1982) và “Bên kia


5

6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng đồng thời các
phƣơng pháp sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại

Khảo sát, thống kê toàn bộ hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh,
từ đó tiến hành phân loại nhân vật theo những tiêu chí riêng.
- Phương pháp phân tích
Tiến hành phân tích cụ thể các loại hình nhân vật chủ yếu đƣợc xây dựng trong
hai cuốn tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh .
- Phương pháp so sánh
Tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các nhân vật trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh
với nhân vật trong một số truyện ngắn cùng viết về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và
bình yên cuộc sống của một số tác giả khác cùng thời để thấy đƣợc những sáng tạo
của Ngôn Vĩnh.
- Phương pháp loại hình
Vận dụng những kiến thức lí luận về thể loại tiểu thuyết để làm tiền đề cho việc
đi vào nghiên cứu các vấn đề cụ thể về nhân vật trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh.
7. Đóng góp của luận văn
- Tìm ra những đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh.
- Đánh giá những đóng góp của Ngôn Vĩnh ở mảng đề tài Vì an ninh Tổ quốc và
bình yên cuộc sống. Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Ngôn
Vĩnh trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn
đƣợc triển khai thành ba chƣơng:
Chương 1. Những vấn đề chung về nhân vật văn học và hành trình sáng tác của
Ngôn Vĩnh.
Chương 2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Ngôn Vĩnh.


6


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGÔN VĨNH

1.1. Quan niệm chung về nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Đối tƣợng chung của văn học là cuộc đời nhƣng trong đó con ngƣời luôn giữ
vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên
nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho tác
phẩm văn học nhƣng cái quyết định chất lƣợng tác phẩm văn học chính là việc xây
dựng nhân vật. Đọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn ngƣời
đọc thƣờng là số phận, cảm xúc, suy tƣ của những con ngƣời đƣợc nhà văn thể hiện.
Vì vậy, Tô Hoài đã có lý khi cho rằng “nhân vật là nơi duy nhất, giải quyết hết thảy
trong mọi sáng tác”
1.1.1.1. Về phương diện thuật ngữ
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hy lạp: persona, tiếng Anh:
personage, tiếng Nga: pesonoy). Hơn hai nghìn năm trƣớc đây, trong tiếng Hi Lạp
cổ, “persona” vốn mang nghĩa là “cái mặt nạ” một dụng cụ biểu diễn của diễn viên
trên sân khấu. Nhƣng sau đó nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật văn học.
Đôi khi nhân vật văn học còn đƣợc ngƣời ta gọi bằng các thuật ngữ khác nhƣ
“vai” (actor), “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữ này có một nội hàm
hẹp hơn so với “nhân vật”. Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành
động của cá nhân, thích hợp với loại nhânvật hành động còn thuật ngữ “tính cách”
lại thiên về chỉ những nhân vật có tính cách. Trong thực tế sáng tác, không phải
nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt là những nhân vật thiên về suy tƣ và cũng
không phải nhân vật nào cũng có tínhc ách rõ rêt (nhân vật vô danh). Từ đó, có thể
thấy, các thuật ngữ “vai”, “tính cách” không bao quát đƣợc hết những biểu hiện khác
nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học.



7

Nhƣ vậy, “nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng bao
quát những hiện tƣợng phổ biến của hiện tƣợng văn học ở mọi bình diện và cấp độ.
1.1.1.2.Một số quan niệm trong nghiên cứu và phê bình về nhân vật văn học
Đã có nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong giới nghiên cứu,
phê bình;
* Các tác giả “Từ điển văn học” (tập 2) đã xác nhận: “Nhân vật là yếu tố cơ
bản nhất trong tác phẩm văn học, tâm điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng, đề tài và
đến lượt nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc
hoạ. Nhân vật, do đó, là nơi tập trung giá trị, tư tưởng- nghệ thuật của tác phẩm
văn học” [34, tr.86] . Với định nghĩa này, các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận
nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm văn học và từ mối
quan hẹ của nó với các yếu tố hình thức tác phẩm. Có thể coi đây là một định nghĩa
tƣơng đối toàn diện về nhân vật văn học.
* Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”, tác giả Lại Nguyên Ân đề xuất một
quan điểm khác. Ông xem xét nhân vật trong mối tƣơng quan với cá tính sáng tạo,
phong cách nhà văn, trƣờng phái văn học:
“Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng
tác của nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật
văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn
tại tonà vẹn của con người trong nghệ thuật. Bên cạnh con người nhân vật văn học
có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho
những đặc điểm giống con người” [1, tr.241].
Theo Lại Nguyên Ân, nhân vật văn học sẽ là một trong những yếu tố tạo nên
phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trƣờng phái văn học. Nhà nghiên cứu
này chỉ ra những đối tƣợng tiềm tàng khả năng trở thành nhân vật văn học.
* Khái niệm “nhân vật văn học” còn đƣợc định nghĩa trong cuốn “Từ điển
thuật ngữ văn học” của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi:
“Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.

Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha...), cũng có thể


8

không có tên riêng (thằng bán tơ,...). Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử
dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật
nào đó trong tác phẩm...Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước lệ, không thể
đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [16, tr.235].
Quan niệm trên của nhóm tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” về nhân
vật văn học có phần thu hẹp hơn.
* Một số nhà nghiên cứu khác lại định nghĩa nhân vật dựa trên tiêu chí chức
năng phản ánh hiện thực của tác phẩm văn học. Nhân vật là phƣơng tiện để nhà văn
tái hiện đời sống, mở rộng thế giới nghệ thuật cho tác phẩm:
“Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong
tác phẩm bằng phương tiện văn học” [23, tr.277].
Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học, bằng cách này hay cách
khác đã đƣa ra những quan điểm, định nghĩa cụ thể về nhân vật văn học trên cơ sở
tìm hiểu những nét nổi bật về nhân vật. Song, xét một cách chung nhất, các ý kiến
vẫn cơ bản gặp nhau trong sự khẳng định: thứ nhất, nó phải là đối tƣợng mà văn
học miêu tả, thể hiện bằng phƣơng tiện văn học. Thứ hai, đó là những con ngƣời
hoặc những con vật, sự vật, đồ vật, hiện tƣợng mang linh hồn con ngƣời, là hình
ảnh gần gũi của con ngƣời. Thứ ba, đó là đối tƣợng mang tính ƣớc lệ và có cách
điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã đƣợc khúc xạ qua lăng kính chủ quan của
nhà văn. Nghiên cứu về tác phẩm văn chƣơng cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra
cái mới trong ngòi bút nhà văn và đƣa ra kết luận về những đóng góp riêng nhà văn
đó.
Những quan niệm về nhân vật văn học nhƣ trên là những chỉ dẫn cho chúng tôi
trong quá trình tìm hiểu về nhân vật nói chung và nhân vật trong các tiểu thuyết của
Ngôn Vĩnh nói riêng.

1.1.2. Các chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật đóng vai trò là tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác phẩm văn
học. Nó không chỉ là “tiêu điểm để bộc lộ chủ đề” mà còn là nơi “tập trung giá trị tƣ
tƣởng, nghệ thuật của tác phẩm”. Một tác phẩm có thể vắng nhân vật những văn học


9

nói chung không thể thiếu nó. Khi nhân vật xuất hiện, cái gọi là “hiện thực cuộc
sống” không còn tồn tại nhƣ một khái niệm khô khan trừu tƣợng nữa mà trở nên có
hình khối rõ ràng, mời mọi ngƣời đọc tƣởng tƣợng, khám phá suy ngẫm, những vấn
đề có ý nghĩa về cuộc đời.
Thứ nhất, nhân vật trong tác phẩm văn học có chức năng khái quát các loại tính
cách xã hội. Với chức năng này, nhân vật chứng tỏ đƣợc ƣu thế vô song của văn
học trong việc phản ánh bản chất của xã hội trong một hiện tƣợng mang tính chất
kết tinh là tính cách. Trong đời sống, ta đƣợc tiếp xúc với nhiều loại tính cách khác
nhau. Đây là hiện tƣợng thú vị của thực tế khách quan, đòi hỏi đƣợc văn học nghiên
cứu và tìm hiểu. Mỗi nhân vật có phẩm chất riêng nổi bật. Với nhân vật HămLet
trong vở kịch “HămLet” của W.Shakespeare, ta bắt gặp một tính cách cao thƣợng,
đặc trƣng của thời phục Hƣng. Với nhân vật Grăngđê (trong tiểu thuyết Euge’nie
Grandet), H.de Banlzac đã tạo ra một loại tính cách keo kiệt, bủn xỉn đặc trƣng của
giai cấp tƣ sản (thời tích luỹ Tƣ bản),...
Nhà văn Nga – Xô viết K.A Fedin từng hình dung nhân vật giống nhƣ “một
công cụ” hữu hiệu giúp ngƣời viết nhân ra bản chất của đời sống và giúp độc giả
thấu hiểu những quy luật sâu xa đang ngầm chi phối mọi diễn biến lịch sử. Quả vậy,
nếu không có một nhân vật mang tính cách đa diện của thời Âu hoá và số phận may
mắn lạ lùng của Xuân tóc đỏ làm sao Vũ Trọng Phụng có thể thâu tóm thần tình đến
vậy bản chất của một xã hội (xã hội thực dân nửa phong kiến) mà ông gọi là xã hội
“chó đểu”.
Thứ hai, ngoài chức năng khái quát các loại tính cách xã hội, nhân vật văn học

còn có chức năng tương tự “chức năng của một chiếc chìa khoá” giúp nhà văn mở
một cánh cửa bƣớc vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài, chủ đề mới mẻ.
Đề cập hai chức năng cụ thể nói trên của nhân vật cũng chính là nhấn mạnh
vào khả năng tái hiện bức tranh thế giới khách quan của thế giới văn học.
Thứ ba, nhân vật văn học có chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của
nhà văn về thế giới và con người. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn


10

liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập trong tác phẩm, cần nhận ra hiện
thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật thể hiện.
Một chức năng khác của nhân vật trong tác phẩm văn học là chức năng tạo nên
mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm và cốt truyện. Nhờ nhân vật mà kết
cấu của nhiều tác phẩm đạt đƣợc sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và nhiều tiềm
năng biểu đạt các phƣơng tiện ngôn từ đƣợc phát lộ, để rồi tự chúng trở thành
những phƣơng tiện nghệ thuật độc lập có thể đƣợc nghiên cứu riêng nhƣ một đối
tƣợng thẩm mĩ chuyên biệt.
Nhƣ vậy, nhân vật văn học có nhiều chức năng tƣơng ứng với nhiều vai trò
khác nhau trong tác phẩm. Hiểu đƣợc đúng đắn chức năng của nhân vật văn học của
ngƣời viết có thên cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài này.
1.1.3. Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tƣợng hết sức đa dạng. Những nhân vật đƣợc xây
dựng thành công từ xƣa tới nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo không lặp
lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tƣ tƣởng, kết cấu, chất lƣợng miêu tả..., có thể
thấy những hiện tƣợng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Để nắm
đƣợc thế giới nhân vật văn học đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại dƣới
nhiều góc độ, theo nhiều tiêu chí khác nhau.
1.1.3.1.Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm (xét
từ góc độ kết cấu)

Xem xét vai trò và vị trí của nhân vật trong tác phẩm văn học có thể chia thành:
Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
*Nhân vật chính
Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều trong tác phẩm, tham gia hầu hết
các sự kiện chính đƣợc miêu tả, giữ vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát
triển của cốt truyện và là cơ sở quan trọng để nhà văn triển khai đề tài trung tâm hay
tƣ tƣỏng nghệ thuật cơ bản của mình.
Nhân vật chính thƣờng đƣợc tập trung miêu tả, khắc hoạ tỉ mỉ từ ngoại hình,
nội tâm, quá trình phát triển tính cách. Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tuỳ


11

theo dung lƣợng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.Trong “Truyện
Kiều” (Nguyễn Du), nhân vật chính là Thuý Kiều, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú
Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thƣ, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến. Trong “Chí Phèo”
(Nam Cao) nhân vật chính là Chí Phèo, Bá Kiến. Ở những tác phẩm có nhiều cốt
truyện hoặc có quy mô sử thi đồ sộ, số lƣợng nhân vật có thể lên đến hàng chục,
thậm chí hàng trăm. Đó là trƣờng hợp của những tác phẩm nhƣ: “Tam Quốc Diễn
Nghĩa” (La Quán Trung), “Thuỷ Hử” (Thi Lại An),...
* Nhân vật trung tâm
Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính, nhân vật chính có vai trò quan
trọng hơn cả xuyên suốt toàn bộ tác phẩm đƣợc gọi là nhân vật trung tâm. Ở một số
tác phẩm, số lƣợng nhân vật trung tâm không phải chỉ có một, do chỗ các nhân vật
đó đều có vai trò tƣơng đƣơng nhau trong việc thể hiện những xung đột cơ bản của
tác phẩm. Tào Tháo, Lƣu Bị, Quan Công, Trƣơng Phi, Gia Cát Lƣợng, Tôn Quyền
đều là những nhân vật trung tâm của “Tam Quốc Diễn Nghĩa”,...
* Nhân vật phụ
Trong hệ thống nhân vật của một tác phẩm, ngoài nhân vật chính (bao hàm
trong đó cả nhân vật trung tâm) còn lại là nhân vật phụ. Nhân vật phụ giữ vai trò thứ

yếu so với nhân vật chính trong quá trình phát triển diễn biến của cốt truyện, của
việc thể hiện chủ đề tác phẩm. Nhân vật phụ góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật
chính nhƣng không đƣợc làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn
đƣợc nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân
vật khác trong tác phẩm tạo nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh
(Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao, thầy thơ lại trong Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân)...
1.1.3.2.Phân loại theo quan hệ thuận – nghịch giữa nhân vật và lí tưởng (xét từ góc
độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật)
Có thể chia ra làm nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản
diện (nhân vật tiêu cực).


12

* Nhân vật chính diện: là loại nhân vật chiếm đƣợc tình yêu và niềm tin khẳng
định của nhà văn, mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, có thể trở thành đại
diện cho những giá trị tƣ tƣởng, đạo đức thẩm mĩ mà nhà văn cùng thời đại nhân vật
đó hƣớng tới. Đó là những nhân vật Ôtenlô, HămLét,
Rômêô, Juliet trong các vở kịch của W.Shakespeare; Chị Út Tịch, Chiến, Việt trong
các tác phẩm của Nguyễn Thi,...
* Nhân vật phản diện: là loại nhân vật có phẩm chất ngƣợc lại với nhân vật
chính diện, bị miêu tả trong tác phẩm với thái độ phê phán phủ định. Đó là những
nhân vật nhƣ: Giave trong “Những ngƣời khốn khổ” của V.HuyGô, thằng Xăm
trong “Hòn Đất” của Anh Đức, Bá Kiến trong “Chí Phèo” của Nam Cao...Nhân vật
chính diện và nhân vật phản diện là những phạm trù lịch sử. Việc miêu tả và đối lập
chúng với nhau chỉ diễn ra khi trong xã hội có sự đối kháng giai cấp và khi nhà văn
đã xác định rõ lập trƣờng chỉ đứng về một phía nhất định của mình.
Trong quá trình phát triển của văn học, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau,
việc xây dựng các loại hình nhân vật chính diện và phản diện cũng khác nhau. Nếu

nhƣ trong thần thoại chƣa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và phản
diện thì trong truyện cổ tích, các truyện thơ Nôm, các nhân vật thƣờng đƣợc xây
dựng thành hai tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật
chính diện thƣờng tập trung vào những tính chất tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì
hoàn toàn ngƣợc lại. Trong văn học hiện đại nhiều khi khó phân biệt đâu là chính
diện đâu là phản diện. Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện, phản diện chỉ
có ý nghĩa tƣơng đối.
1.1.3.3.Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật
Với tiêu chí phân loại này, theo gợi ý của E.M. Forster trong cuốn “Diện mạo
tiểu thuyết” (1972), có thể nói tới nhân vật dẹt, nhân vật tròn. Ngoài ra còn có thể
nhắc tới nhân vật tƣ tƣởng, nhân vật tâm lý.
* Nhân vật dẹt: là loại nhân vật không đƣợc khắc hhoạ đầy đặn các mặt, “ít
giống thực” nhất theo đánh giá của một kiểu tri giác đơn giản về nghệ thuật.


13

Trong loại nhân vật dẹt, có thể nói tới: Nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân
vật loại hình (các thuật ngữ này do L.Ghinzburg đề xuất).
Nhân vật chức năng: chủ yếu xuất hiện trong văn học cổ đại và trung đại (nhất
là ở cổ tích). Đây là loại nhân vật “đƣợc giao cho nhiệm vụ” thực hiện một chức
năng nhất định trong tác phẩm và phản ánh đời sống. Chẳng hạn, nhân vật Bụt có
chức năng ban hạnh phúc, đem lại điều may mắn cho ngƣời lƣơng thiện, giúp họ
vƣợt qua những trở ngại của cuộc sống; nhân vật phù thuỷ có chức năng gieo rắc
những rủi ro, những điều xấu, ngăn trở cuộc sống của ngƣời lƣơng thiện...Các nhân
vật của “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”... đều là
những nhân vật chức năng.
Nhân vật chức năng không có đời sống nội tâm, các phẩm chất, đặc điểm nhân
vật cố định không thay đổi từ đầu tới cuối, nó hành động gần nhƣ theo công thức đã
vạch sẵn. Do đặc điểm này mà chúng dễ dàng trở thành cái biểu trƣng trong đời

sống tinh thần và hình thức hoá trong sáng tác. Những vai trung, vai nịnh trong văn
học cổ, tuồng đều ít nhiều mang tính chất chức năng nhƣ vậy. Vai trung thực hiện
đạo lý, cƣơng trực. Vai nịnh thể hiện sự phản trắc, hãm hại ngƣời tốt. Phân tích các
nhân vật này cần tìm hiểu vai trò và chức năng mang nội dung xã hội thẩm mỹ của
chúng.
Loại nhân vật chức năng không hoàn toàn mất bóng trong văn học các thời đại
sau này, chỉ có điều nó không tồn tại ở dạng thuần tuý nhƣ trƣớc. Chẳng hạn, những
nhân vật Giăngvangiăng, Giave,...trong tiểu thuyết “những người khốn khổ” (Victo
HuyGô) đều có những nét gợi nghĩ đến các nhân vật chức năng.
Nhân vật loại hình: là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo
đức của một loại ngƣời nhất định của một thời. Đó là nhân vật khái quát chung về
“loại” của các tính cách và nhờ vậy mà đƣợc gọi là điển hình. Apagông ((Lão hà
tiện của Môlie) thể hiện tập trung cho thói keo kiệt. Ông Giuốcđanh (Trưởng giả
học làm sang của Môlie) là hiện thân cho thói phù phiếm, hiếu danh của các gã tƣ
sản muốn làm quý tộc.


14

Hạt nhân của loại nhân vật này là nét khu biệt về mặt tính cách xã hội của
một loại ngƣời nào đó. Đúng nhƣ Puskin nhận xét: “Ở Môlie ngƣời keo kiệt thì keo
kiệt, và chỉ có thế”. Dĩ nhiên, nhân vật điển hình loại này, nhƣ mọi loại nhân vật văn
học khác, đòi hỏi một cá tính nhất định đƣợc thực hiện qua một số chi tiết chân
thực, sống động nào đó chứ không phải là một khái niệm trừu tƣợng, điều đáng nói
là trong khi đắp da, đắp thịt cho tính cách, nhà văn không quên chủ đích của mình là
làm sao gọi cho đúng cái “thần” của “loại”. Nhân vật chị Út Tịch trong „Người mẹ
cầm súng” của Nguyễn Thi mang nhiều đặc điểm của nhân vật loại hình. Chị chính
là “khái niệm” về ngƣời phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm
đang”. Tuy vậy, vẫn có nét hấp dẫn nhất định của một cá tính.
* Nhân vật tròn

Là loại nhân vật đƣợc khắc hoạ soi chiếu trên nhiều bình diện, đƣa tới cho độc
giả cảm tƣởng “thực” về nhân vật.
Nhân vật tròn thực chất cũng là nhân vật tính cách (theo một kiểu gọi tên khác
của L.Ghinzburg). Khi xây dựng nhân vật tính cách, điều nhà văn chú ý trƣớc hết là
cái cá tính làm nên một nhân cách độc lập. Cá tính đó luôn có mối liên hệ sống
động với môi trƣờng xung quanh. Qua việc nhìn vào những mối liên hệ đó ngƣời ta
nhận ra những quy luật tồn tại của con ngƣời. Sức hấp dẫn cảu loại tính cách này
nằm ở cá tính cùng cấu trúc phức tạp của nó. Nhân vật tính cách thƣờng đa diện,
chứa đầy mâu thuẫn và chính những mâu thuẫn ấy làm cho tính cách không tĩnh tại
mà vận động phát triển, đôi khi làm bất ngờ cả ngƣời sáng tạo ra nó.
* Nhân vật tư tưởng
Trong văn học, có những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải là
cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình, mà là một tƣ tƣởng, một ý
thức. Xây dựng loại nhân vật này, các nhà văn nhằm tới việc phát biểu hoặc tuyên
truyền cho một tƣ tƣởng nào đó về đời sống. Các nhân vật nhƣ Hoàng, Độ trong các
sáng tác của Nam Cao; nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn
Minh Châu,... đều mang những nét cơ bản của nhân vật tƣ tƣởng.
* Nhân vật tâm lí


15

Với loại nhân vật này, nhà văn tập trung vào việc tái hiện “hiện thực tâm lí”,
vào những hành động bên trong chứ không phải hành động bên ngoài của nhân
vật. Nhiều khi hiện thực tâm lí đó không chỉ làm nên nhân vật mà còn làm nên
chính câu chuyện, làm nên những tác phẩm đƣợc gọi là “truyện không có cốt
truyện”. Từ đây, vô số các thủ pháp miêu tả đƣợc thể hiện, dẫn đến sự ra đời của thủ
pháp “dòng ý thức”. Loại nhân vật này xuất hiện nhiều trong văn học hiện đại (sáng
tác của Nguyễn Bình Phƣơng).
1.1.3.4 Phân loại nhân vật theo thể loại

Có thể phân thành: Nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình.
* Nhân vật tự sự: là loại nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm truyện. Đó là
những con ngƣời bình thƣờng, hàng ngày đựơc thể hiện một cách tập trung và sống
động trong tác phẩm. Đây là loại nhân vật hành động, có đời sống nội tâm phong
phú.
* Nhân vật trữ tình: là loại nhân vật nghiêng về cảm xúc, không có hành động, ít
đƣợc chú ý miêu tả về ngoại hình. Mọi tác động của môi trƣờng sống chỉ dẫn đến
cảm xúc của nhân vật chứ không dẫn đến hành động.
* Nhân vật kịch: là loại nhân vật hành động, xuất hiện vào thời điểm sóng gió
nhất, trong vòng xoáy cuộc đời. Mọi tác động của môi trƣờng sống đều dẫn đến
hành động của nhân vật.
Trên đây là các loại nhân vật thƣờng gặp. Trong văn học còn có thể gặp một số
kiểu loại nhân vật khác nữa. Sự phân loại trên đây chỉ có tính tƣơng đối vì trong loại
này có thể bao hàm một số yếu tố của loại kia và ngƣợc lại. Không có gì khó hiểu
khi ta thấy một nhân vật cụ thể nào đó có mặt trong nhiều “danh sách” khác nhau.
Thực tế ấy đòi hỏi việc nghiên cứu nhân vật phải tránh sự cứng nhắc, tuyệt đối hoá.
1.1.4. Vài nét về nhân vật trong tiểu thuyết và một số đặc điểm của nhân vật trong
tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
1.1.4.1.Vài nét về nhân vật trong tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại thuộc phƣơng thức tự sự. Nó có sức bào chứa dung
lƣợng hiện thực rộng lớn, có khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động


16

hiện thực đời sống theo hƣớng tiếp xúc hết sức gần gũi từ nhiều chiều khác nhau.
Cũng giống nhƣ tác phẩm tự sự khác, nhân vật trong tiểu thuyết có một vị trí vài trò
và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là hạt nhân của sự sáng tạo, là trọng điểm để nhà
văn lí giải tất cả mọi vấn đề của xã hội. Nhân vật tiểu thuyết đƣợc xây dựng theo
những cách riêng nhằm đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu nhận thức hiện thực theo

cả chiều rộng và chiều sâu của thể loại này.
M.Bakhtin – tác giả của công trình nghiên cứu nổi tiếng “Lí luận và thi pháp
tiểu thuyết” - đã dành nhiều công sức để tìm hiểu về đặc trƣng của tiểu thuyết trên
nhiều bình diện, trong đó có nhân vật. Những nhận định của M.Bakhtin về đặc
trƣng nhân vật tiểu thuyết rất xác đáng, có giá trị lí luận cao và còn nguyên tính thời
sự. Theo nhà nghiên cứu, nhân vật tiểu thuyết cần và phải đựơc phân biệt với nhân
vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại ở những đặc trƣng cơ bản sau:
Trước hết, nhân vật tiểu thuyết được thể hiện ở thì hiện tại chưa hoàn thành,
trong quá trình biến đổi, trưởng thành và chịu mọi tác động của đời sống. Do đó,
nhân vật tiểu thuyết sẽ là những “con ngƣời nếm trải”, những con ngƣời chƣa hoàn
kết” và phải tự làm ra chính mình bằng hành động của mình. Trong khi đó, nhân vật
trong các thể loại kia lại đƣợc thể hiện trong thì quá khứ, là những nhân cách đã
đựơc hình thành.
Nhân vật tiểu thuyết không tương hợp với số phận và vị thế của nó bởi thực tế
con ngƣời không thể hoá thân đến cùng vào cái thân xác lịch sử – xã hội hiện hữu.
Trong tiểu thuyết, tính tuần hoàn của con ngƣời biến mất. Thay vào đó, xuất hiện sự
phân lập giữa con ngƣời bên ngoài và con ngƣời bên trong. Ở nhân vật tiểu thuyết,
luôn luôn tồn tại “con ngƣời bên trong con ngƣời”. Tuy nhiên, sự phân lập đó không
làm giảm đi sức sống và tính chân thực trong hình tƣợng nhân vật. Ngƣợc lại, sự
sống đích thực của cái bản ngã diễn ra dƣờng nhƣ ở chính cái điểm con ngƣời
không trùng khớp với bản thân mình ấy, ở cái điểm con ngƣời vƣợt ra ngoài giới
hạn của toàn bộ cái hiện hữu của nó, nhƣ một vật thể sinh tồn mà ta có thể rình xem,
có thể nhận định, tiên đoán ngoài ý muốn của nó, sau lƣng nó.


17

M.Bakhtin còn khẳng định: nhân vật trong tiểu thuyết chủ yếu đựoc khám phá
từ chiều sâu tâm lí. Tiểu thuyết truyền thống hay hiện đại đều hƣớng tới tìm tòi và
thể hiện thế giới bên trong đầy ảo diệu của con ngƣời, cái đƣợc gọi là “sự thật ý

thức của bản thân” hay “ẩn mật bản ngã”. Nhân vật tiểu thuyết, trong tƣ cách là một
quan điểm, một cách nhìn về thế giới và bản thân, đƣợc miêu tả thực sự, không hoà
lẫn với tác giả, không trở thành cái loa phát tiếng nói tác giả. Cái đƣợc khám phá và
thể hiện ở nhân vật không phải là “hiện thực về nó” mà là “cái kết quả cuối cùng của
sự tự ý thức của nó”, xét cho cùng là “lời nói cuối cùng của nhân vật về bản thân và
về thế giới của mình”. Và đó mới là trọng tâm xây dựng nhân vật.
Nhƣ vậy, có thể nói, với những đặc trƣng thể loại riêng, tiểu thuyết là một
phƣơng thức tự sự khá nhạy cảm, linh hoạt và năng động trong việc nắm bắt và thể
hiện vấn đề của con ngƣời trong cuộc sống, nhất là ở thì hiện tại. Những nhà tiểu
thuyết lớn xƣa nay đều bộc lộ tài năng và phong cách của mình rõ rệt nhất trong
lĩnh vực sáng tạo nhân vật. Thông qua những nhân vật đã đƣợc khắc hoạ trong các
tác phẩm tiểu thuyết, ngƣời đọc không chỉ nhìn rõ bộ mặt của xã hội đƣơng thời,
những biến chuyển của thời đại mà sâu xa hơn “đọc” đƣợc những vấn đề muôn thuở
của thân phận con ngƣời.
1.1.4.2. Một số đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
Văn học là tấm áo khoác của thời đại, “thời đại nào văn học ấy” bởi văn
chƣơng là tấm gƣơng phản ánh hiện thực cuộc sống ở mỗi thời kì khác nhau. Mỗi
thời đại khác nhau sẽ có những quan niệm nghệ thuật khác nhau về con ngƣời, do
đó sẽ có quan niệm khác nhau về nhân vật cũng nhƣ cách thức xây dựng nhân vật
trong tác phẩm.
Có thể nói, sau 1975 khuynh hƣớng sử thi đã nhƣờng chỗ cho cảm hứng thế
sự trong sự phản ánh của văn học. Với cái nhìn thế sự, đời sống riêng của cá nhân,
kinh nghiệm cá nhân đƣợc xem là đối tƣợng khám phá chủ yếu của văn học. Tƣ duy
hiện thực về con ngƣời giờ đây đã thay đổi dẫn đến sự thay đổi trong hệ thống nhân
vật, cũng nhƣ nguyên tắc xây dựng nhân vật, nhân vật trở nên đa dạng và phức tạp
hơn. Cách nhìn nhận của nhà văn đối với nhân vật cũng đa chiều và linh hoạt hơn.


18


Các nhà văn thời kì đổi mới đã thấy rõ sự đan xen hai mặt tốt – xấu trong mỗi con
ngƣời, “con ngƣời trong con ngƣời”. Cho dù con ngƣời có đại diện cho giai cấp nào
đi nữa thì cũng không thể hoặc tốt đẹp, hoặc xấu xa một cách tuyệt đối. Nếu trong
văn học trƣớc 1975, con ngƣời hiện lên chủ yếu là con ngƣời cộng đồng, con ngƣời
đại diện cho “cái ta” thì ở văn học thời kì đổi mới các nhà văn còn thấy rõ con ngƣời
ngoài là con ngƣời cộng đồng còn là con ngƣời cá nhân với chiều sâu bí ẩn của tâm
hồn. Chính điều này đã góp phần làm cho nhân vật thời kì đổi mới có chiều sâu, sức
ám ảnh lớn. Các nhà văn đƣơng đại đã bứt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của các xây
dựng nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống để đi tìm những yếu tố, chất liệu mới
mẻ trong việc phản ánh đời sống ở bề sâu bí ẩn. Nhân vật đƣợc soi chiếu từ nhiều
chiều, nhiều hƣớng, đặt trong nhiều mối quan hệ khác nhau, tránh đƣợc tính chất
phiến diện, giản đơn một chiều. Trong văn xuôi sau 1975, “tính riêng” của mỗi nhân
vật trở thành phẩm chất nghệ thuật quan trọng bậc nhất. Mỗi nhân vật là một con
ngƣời cá nhân cụ thể cần tìm hiểu, khám phá. Cái mà nhà văn quan tâm đối với
nhân vật không còn là cái đặc điểm, thuộc tính xã hội của nó nữa mà chính là cá
tính, là những mâu thuẫn nội tại, những nghịc lý đan xen trong bản thân nó.
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã có sự đột phá lớn về nhiều mặt, nhiều bình
diện, kết đọng ở nhiều thành tựu nổi bật của những tác giả, những cây bút tiểu biểu
nhƣ: Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng,
Võ Thị Hảo,....Chúng ta có thể nhận thấy đổi mới cơ bản của các cây bút này trên
nhiều lĩnh vực, xong tập trung nhất vẫn là trong cách tiếp cận và xây dựng nhân vật
để phản ánh đời sống.
Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, về cơ bản có những đặc
điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, nếu nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam trƣớc 1975 (đặc biệt là
giai đoạn 1945 – 1975) đƣợc khai thác trong tƣ cách công dân đơn phiến, đƣợc nhìn
nhận đánh giá theo quan điểm chính trị thì nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời
kì đổi mới đƣợc khai thác toàn diện, là con ngƣời đa trị, lƣỡng cực với các mối quan
hệ xã hội vô cùng phức tạp. Nhà văn nhận diện con ngƣời đích thực trong nhu cầu



×