Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Chính sách của hoa kỳ đối với cộng hòa nhân dân trung hoa trong cuộc chiến tranh triều tiên (1950 – 1953)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.43 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ THÙY LINH

CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ
ĐỐI VỚI CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG
HOA TRONG CUỘC CHIẾN TRANH
TRIỀU TIÊN
(1950 – 1953)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ THÙY LINH

CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ
ĐỐI VỚI CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
TRONG CUỘC CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN
(1950 – 1953)
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ PHỤNG HOÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHND

Cộng hòa nhân dân

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CIA

Central Intelligence Agency
0T

Cơ quan tình báo trung ương Mỹ
COCOM

Uỷ ban khống chế xuất khẩu với các nước cộng sản

ĐCS

Đảng Cộng sản

NSC


Natinal Security Council
Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ

JSC

Joint Chiefs of Staff
Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ

QDĐ

Quốc dân Đảng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. 1
5T

5T

MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 2
5T

T
5

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 5
5T

T

5

1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 10
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 10
5. Nguồn tài liệu ...................................................................................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................................ 12
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................................. 12
T
5

T
5

T
5

5T

T
5

T
5

T
5

5T


T
5

5T

T
5

5T

T
5

5T

Chương 1 : .................................................................................................................................... 14
5T

T
5

KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC TRƯỚC NĂM 1950
5T

T
5

....................................................................................................................................................... 14
1. 1. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh Thái Bình

5T

Dương (1941) ............................................................................................................................ 14
T
5

1. 1. 1. Vị trí của Trung Quốc .................................................................................................. 14
5T

5T

1. 1. 2. Chính sách “Mở cửa” và cơ hội ngang nhau ................................................................ 15
5T

T
5

1. 2. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong chiến tranh Thái Bình Dương (1941 –
5T

1945).......................................................................................................................................... 17
T
5

1. 2. 1. Sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ............................................... 17
5T

T
5


1. 2. 2. Đường lối chung của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ....................................................... 18
5T

T
5

1. 2. 3. Từ đường lối chung đến thực tiễn ................................................................................ 19
5T

T
5

1. 2. 3. 1. Chuẩn bị cho vai trò cường quốc thế giới của Trung Quốc ................................... 19
T
5

T
5

1. 2. 3. 2. Thúc đẩy kết hợp các lực lượng vũ trang ở Trung Quốc ....................................... 21
T
5

T
5

1. 3. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong cuộc nội chiến (1945 – 1949) ........... 24
5T

T

5

1. 3. 1. Những cố gắng của Wedemeyer và sứ mệnh của Marshall .......................................... 24
5T

T
5

1. 3. 1. 1. Những cố gắng của Wedemeyer ........................................................................... 24
T
5

T
5

1. 3. 1. 2. Hoạt động của G. Marshall................................................................................... 24
T
5

T
5

1. 3. 2. Sự chuyển hướng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ........................... 27
5T

T
5

Chương 2 : CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CHND TRUNG HOA TRONG CUỘC
5T


CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (6/1950 - 6/1951) ....................................................................... 31
T
5


2. 1. Nước CHND Trung Hoa và mối quan hệ với Liên Xô ...................................................... 31
5T

T
5

2. 2. Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ ....................................................................... 32
5T

T
5

2. 2. 1. Quan điểm của Hoa Kỳ về “sự sụp đổ của Trung Quốc” .............................................. 32
5T

T
5

2. 2. 2. Lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á .................................................................... 34
5T

T
5


2. 2. 3. Văn kiện NSC - 68 ...................................................................................................... 35
5T

5T

2. 3. Từ NSC - 68 đến cuộc chiến tranh Triều Tiên .................................................................. 36
5T

T
5

2. 3. 1. Bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới II ............................................................ 36
5T

T
5

2. 3. 1. 1. Sự thành lập hai nước Triều Tiên ......................................................................... 36
T
5

T
5

2. 3. 1. 2. Quan điểm của hai bên về cuộc chiến tranh ở Triều Tiên ..................................... 38
T
5

T
5


a)
T
5

b)
T
5

Phía Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên ............................................................................... 38

T
5

T
5

T
5

T
5

Phía Liên Xô và Bắc Triều Tiên ................................................................................ 39
T
5

T
5


2. 3. 2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (6/1950 – 6/1951) ........................................................... 40
5T

T
5

2. 3. 3. Sự tham chiến của Chí nguyện quân Trung Quốc ........................................................ 43
5T

T
5

2. 3. 3. 1. Quan điểm của CHND Trung Hoa trước khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ
T
5

T
5

............................................................................................................................................ 43
2. 3. 3. 2. Nước CHND Trung Hoa chuẩn bị tham chiến ...................................................... 44
T
5

T
5

2. 3. 3. 3. Chí nguyện quân Trung Quốc “kháng Mỹ viện Triều” ......................................... 46
T
5


T
5

2. 3. 4. Phản ứng của Hoa Kỳ .................................................................................................. 47
5T

5T

2. 3. 4. 1. Phán đoán về khả năng tham chiến của Trung Quốc ............................................. 47
T
5

T
5

2. 3. 4. 2. Thay đổi quan điểm đối với Đài Loan .................................................................. 48
T
5

T
5

2. 3. 4. 3. Chính sách thù địch và gây sức ép đối với Trung Hoa mới ................................... 51
T
5

T
5


Chương 3 :CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI CHND TRUNG HOA TRONG CUỘC
5T

CHIẾN TRANH TRIỀU TIÊN (7/1951 - 7/1953) ...................................................................... 57
T
5

3. 1. Đàm phán tại Kaesong ...................................................................................................... 57
5T

5T

3. 1. 1. Quan điểm của hai bên ................................................................................................ 57
5T

5T

3. 1. 2. Bế tắc ở Kaesong ......................................................................................................... 58
5T

5T

3. 2. Từ Kaesong đến Panmunjom ............................................................................................ 59
5T

5T

3. 2. 1. Hai cuộc tấn công của Hoa Kỳ..................................................................................... 59
5T


T
5

3. 2. 2. Đàm phán đình chiến ở Panmunjom ............................................................................ 60
5T

T
5

3. 2. 2. 1. Tranh luận những vấn đề cơ bản........................................................................... 60
T
5

T
5

3. 2. 2. 2. Hoa Kỳ vừa đánh vừa đàm ................................................................................... 61
T
5

T
5

3. 3. Bước phát triển mới của cuộc chiến tranh ........................................................................ 63
5T

T
5

3. 3. 1. Chính quyền Eisenhower với cuộc chiến tranh Triều Tiên ........................................... 63

5T

T
5


3. 3. 2. Những thay đổi trong quan điểm của Liên Xô và CHND Trung Hoa đối với chiến tranh
5T

Triều Tiên ............................................................................................................................... 66
T
5

3. 3. 2. 1. “Chính sách mới” của Liên Xô ............................................................................. 66
T
5

T
5

3. 3. 2. 2. Quan điểm của CHND Trung Hoa ....................................................................... 67
T
5

T
5

3. 3. 3. Hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên .............................................................. 68
5T


T
5

3. 3. 4. Tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên đến chính sách của Hoa Kỳ đối với toàn vùng
5T

Châu Á – Thái Bình Dương..................................................................................................... 71
5T

KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 76
5T

T
5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 80
5T

T
5

PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 87
5T

T
5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu

B
3
5

“Không ai được lợi gì nếu Mỹ và Trung Quốc coi nhau là đối thủ”. Đó là lời tuyên bố của
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào ngày 28/10/2010 tại Hawaii trong bài phát biểu mang tính
tổng quát nhất về chiến lược Châu Á của Mỹ nhằm bác bỏ những suy đoán về việc Mỹ muốn kiềm
chế Trung Quốc [114].
Quả đúng như vậy, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đại cường hàng đầu trong vùng Châu Á –
Thái Bình Dương. Cũng chính vì thế, mối quan hệ Mỹ - Trung đã trở thành cặp quan hệ quan trọng
nhất, có tính chất chiến lược ở khu vực này. Suốt hơn 40 năm chiến tranh lạnh, quan hệ Mỹ - Trung
luôn luôn thay đổi và sau chiến tranh lạnh quan hệ đó vẫn chưa thể gọi là ổn định. Những thăng
trầm trong mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dù trong tình trạng tốt hay xấu
cũng luôn tạo nên những hệ lụy to lớn đối với an ninh, hòa bình và ổn định của khu vực cũng như
của toàn thế giới. Và những sóng gió trong mối quan hệ này phần lớn xuất phát từ những chính sách
của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Quan hệ quốc tế vốn dĩ rất phức tạp nhưng chưa có mối quan hệ nào lại phức tạp như quan hệ
giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa. Trong quá khứ cũng như hiện tại, quan hệ giữa
hai nước trải qua nhiều bước thăng trầm, mà một trong những lúc xấu nhất là cuộc đối đầu trực tiếp
bằng bạo lực quân sự giữa Trung Quốc với Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. Đó là sự mở đầu cho giai
đoạn thứ nhất của quan hệ Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa - giai đoạn căng thẳng và xung đột là chủ
yếu.
Trong cuộc đụng đầu trực tiếp đầu tiên và cũng là duy nhất ấy, Mỹ đã có những toan tính gì
đối với một đối thủ mới ở khu vực Châu Á? Tại sao Omar Bradley – Chủ tịch SJC – đã phải thốt lên
khi nhận xét cuộc chiến tranh Triều Tiên là một cuộc chiến tranh không đúng thời điểm, không
đúng chỗ và không đúng đối tượng (The wrong war, in the wrong place, at the wrong time, with the
wrong enemy) [95, 3]... Những câu hỏi và vấn đề đại loại như thế còn có thể nối dài thêm đã từ lâu
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả trong và ngoài nước. Nhất là trong thời điểm hiện
nay, tình hình bán đảo Triều Tiên liên tục ở trong tình trạng căng thẳng. Nguy cơ tái diễn một cuộc
chiến tranh vốn đã tạm ngưng ở đây suốt hơn nửa thế kỷ lại trở nên cận kề hơn bao giờ hết. Chính vì

thế cho tới nay, cuộc chiến tranh Triều Tiên vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và vẫn
đang được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong giai
đoạn đầu mới thành lập tới khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc để thấy tác động của nó đến
mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn này lại không được chú trọng trong một thời gian dài,
cho đến ngày hôm nay. Cho nên, đã đến lúc chấm dứt tình trạng “bỏ ngỏ” này bởi quan hệ Mỹ -


Trung hiện nay đang bước vào một giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh quốc tế đã có nhiều thay
đổi sâu sắc. Hiểu về quá khứ để rút ra những lý giải cho hiện tại và là cơ sở dự báo cho tương lai
luôn là một nhu cầu, một đòi hỏi được đặt ra cho giới học giả.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Chính sách của Hoa Kỳ đối
với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
Qua việc khảo cứu có hệ thống những tiền đề, xuất phát điểm và quá trình hình thành chính
sách của Hoa Kỳ, chúng ta sẽ có cơ hội nhận thức đầy đủ những chính sách mà Hoa Kỳ đã đề ra và
thực hiện đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng như những hệ quả của
những chính sách đó đối với quan hệ giữa hai nước. Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi luận
văn sẽ góp phần lấp đi một khoảng trống trong nghiên cứu của chúng ta về một mảng quan hệ quốc
tế đã tồn tại trong thực tế và có liên quan mật thiết đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, quan hệ Mỹ - Trung đang đứng trước những cơ hội to lớn cho sự nâng cấp và
phát triển mạnh mẽ hơn. Vấn đề đặt ra là các quan hệ phải được xây dựng trên những nền tảng nào,
trong cấu trúc nào, theo cách thức nào để đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích to lớn cho cả hai
phía. Đề tài sẽ góp phần giải quyết vấn đề này thông qua những phân tích, kết luận mang tính khoa
học về vị trí của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, những nhân tố thuận hay
không thuận chi phối quan hệ Mỹ - Trung, tác động của các mối quan hệ quan trọng khác đối với
mối quan hệ quan trọng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; và từ đó có những cơ sở dự báo,
tác động đến hướng phát triển trong tương lai.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

B
4
5

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc từ trong quá khứ tới hiện tại không
còn là một vấn đề mới mẻ, đặc biệt tìm hiểu về chính sách của Hoa Kỳ đối với nước Trung Quốc lại
càng không phải là chưa có ai khai thác. Song trên thực tế, tìm hiểu về chính sách của Hoa Kỳ đối
với nước CHND Trung Hoa trong giai đầu thành lập tới khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc để
thấy tác động của nó đến mối quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn này và là bản lề để tìm hiểu về
các giai đoạn tiếp theo lại là một khoảng trống, là mảnh đất ít người khai phá. Những nghiên cứu
liên quan còn khá lẻ tẻ, không tập trung và chưa thành hệ thống.
Trước tiên phải kể đến tác phẩm “China and the Cold war” của Michael Lindsay (1955) với
hai chương liên quan tới đề tài luận văn là chapter 3: “Korea” và chapter 9: “America policy”. Tác
giả đã bước đầu phác họa được chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu chiến tranh lạnh
cũng như đã dựng lại được đôi nét về cuộc chiến tranh Triều Tiên. Song do tác phẩm chỉ được
nghiên cứu tới năm 1953 nên chưa tiếp cận được đầy đủ những tư liệu cần thiết.


Robin W. Winks năm 1964 có “The Cold war from Yalta to Cuba”. Trong đó, chapter 4: “The
compass points South Asia (1945 – 1963)” liên quan chặt chẽ tới đề tài. Tác giả đã khái quát được
chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ sau chiến tranh thế giới II và trong cuộc chiến tranh
Triều Tiên. Tuy nhiên, đây chỉ là những đánh giá khái quát, thiếu chi tiết và không đầy đủ.
Năm 1965, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân cho xuất bản cuốn sách “Lịch sử cuộc chiến
tranh chính nghĩa giải phóng tổ quốc của nhân dân Triều Tiên” của Viện nghiên cứu Lịch sử nước
CHDCND Triều Tiên (do Lê Anh dịch). Cuốn sách đã khôi phục lại một cách chân thực, sinh động
cuộc chiến tranh Triều Tiên mà ở đó, hành động và thái độ của hai phía Hoa Kỳ - Trung Quốc đã
được bộc lộ một cách rõ nét.
Năm 1979, John Spanier cho xuất bản cuốn sách “American foreign policy since World War
II” dày hơn 400 trang gồm 14 chương đề cập một cách toàn diện, chi tiết và sống động về chính
sách đối ngoại và quá trình thực hiện của Hoa Kỳ. Đây là một tài liệu tham khảo quý báu cho những

ai quan tâm tới các vấn đề chính trị quốc tế hay quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II.
Trong đó, chương 4: “Containment in the Far East” (Chính sách ngăn chặn ở vùng Viễn Đông) có
liên quan mật thiết đến luận văn. Song tác giả trình bày chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND
Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên khá sơ lược.
Viết về cuộc chiến tranh Triều Tiên - bối cảnh cụ thể để những toan tính, quan điểm và chính
sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc được thể hiện - có cuốn “The forgotten war” của Clay Blair
(1987). Công trình này viết về cuộc chiến tranh Triều Tiên một cách đầy đủ, chi tiết tới từng mốc
thời gian, từng địa điểm và đơn vị quân đội cụ thể. Tuy nhiên, cuốn sách thiên về tường thuật các
trận đánh, các chiến dịch mà chưa trình bày được chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc cũng
như chưa đưa ra được những đánh giá, nhận xét.
Năm 1988, cuốn sách“Waging peace and war, Dean Rush in Truman, Kennedy and Johnson
years” của Thomas J. Schoenbaum được xuất bản. Chương 6: “The Far East in Ferment: the Fall of
China and war in Korea” có đề cập tới quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ đối với hai sự kiện lớn
của thế giới trong thời kỳ đầu chiến tranh lạnh: nước CHND Trung Hoa ra đời và chiến tranh Triều
Tiên.
Đặc biệt, cuốn “From Pusan to Panmunjom” của Paik Sun Yup (1992) dày hơn 300 trang là
hồi ký chiến tranh của một vị tướng bốn sao chỉ huy sư đoàn 1 của Hàn Quốc. Tác giả đã phục dựng
lại một cách tỉ mỉ về cuộc chiến tranh mà ông không chỉ chứng kiến mà còn là người trực tiếp tham
gia. Bên cạnh đó, Paik Sun Yup còn tiết lộ mối quan hệ cá nhân của ông với tướng W. Walker,
tướng Ridgway, tướng Van Fleet…Những phát ngôn và quan điểm của các tướng lĩnh Hoa Kỳ cũng
được trình bày một cách rõ nét, chân thực. Đây chính là nguồn tài liệu cần thiết cho việc hoàn thành
luận văn này.


Năm 2000, nhà xuất bản W.W. Norton & Company, Inc đã cho ấn hành cuốn “American
foreign policy the dynamics of choice in the 21st century” của Bruce W. Jentleson. Cuốn sách đã tập
P

P


trung trình bày cơ sở lý luận và lịch sử hình thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; đồng thời đi
sâu làm rõ mục tiêu và động cơ lựa chọn, những thay đổi và điều chỉnh trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ đối với các nước và từng sự kiện có liên quan.
Năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản cuốn “Chiến tranh lạnh và di sản
của nó” của Trương Tiểu Minh. Cuốn sách đã tập trung trình bày một số vấn đề quan trọng trong
thời kỳ chiến tranh lạnh: nguồn gốc, xung đột Đông – Tây, vai trò của Liên Hợp Quốc và thế giới
thứ 3 trong chiến tranh lạnh, những bài học rút ra từ cuộc chiến tranh này. Trong đó, tác giả đã khôi
phục lại cuộc chiến tranh Triều Tiên mà ở đó nước CHND Trung Hoa vừa mới ra đời đã thể hiện
sức mạnh và vai trò.
Đặc biệt cuốn sách “America, Russia, and the Cold war, 1945 - 2000” của giáo sư Walter
LaFeber (2002) là chỗ dựa quan trọng cho luận văn của chúng tôi về quan điểm đánh giá. Liên quan
đến đề tài của luận văn là chương 5: “Korea: The War for Both Asia and Europe (1950 – 1951)”.
Mặc dù chỉ dừng lại ở năm 1951, song tác giả đã dựng lại được bức tranh cuộc chiến tranh Triều
Tiên trong giai đoạn đầu mà ở đó những phát ngôn quan trọng về Trung Quốc của các quan chức
cấp cao Hoa Kỳ đã được thể hiện rõ nét.
Năm 2003, cuốn sách “Những sự kiện quan trọng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”
của Khuất Thạch được xuất bản. Cuốn sách đã đề cập một cách sống động về bức tranh ngoại giao
Trung Quốc từ khi mới thành lập cho tới nay. Đây chính là một trong những nguồn gốc của những
thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm mục đích đối phó và ngăn chặn.
Năm 2004, Thomas J. Mc Comick xuất bản cuốn “Nước Mỹ nửa thế kỷ chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh”. Tác giả đã đưa ra một cách hiểu mang tính lý thuyết về
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đây là một nguồn tài liệu quan trọng để tìm hiểu về chính sách
đối ngoại của Hoa Kỳ trong suốt kỷ nguyên được biết đến với tên gọi Chiến tranh lạnh, trong đó có
cuộc chiến tranh Triều Tiên với sự tham gia của chí nguyện quân Trung Quốc…Tuy nhiên, công
trình này mới chỉ dừng lại ở việc mô tả đại cương hệ thống chính sách đối ngoại của nước Mỹ, mà
chưa đề cập trực tiếp và đi sâu phân tích được chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa
trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Năm 2006, nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản lần thứ hai cuốn sách“Các vấn đề chính trị
quốc tế ở Châu Á – Thái Bình Dương” của Michael Yahuda. Trong chương 1: “Chiến tranh lạnh
1945 – 1989”, tác giả đã chỉ ra được tác động của chiến tranh lạnh lên toàn bộ vùng Châu Á – Thái

Bình Dương, trong đó có sự hình thành hai nước Triều Tiên và cuộc chiến tranh tại bán đảo này.


Đồng thời, tác giả cũng phân tích chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương, cơ sở để đưa quan hệ Mỹ - Trung trở thành mối quan hệ quan trọng nhất trong khu vực.
Cùng năm này, Mộ Kiệt có cuốn“Bảy cuộc đàm phán siêu cấp”. Công trình đã đề cập tới 7
cuộc đàm phán quan trọng trong lịch sử nước CHND Trung Hoa, trong đó có hội nghị hòa đàm tại
Panmunjom nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. Từ đó, những quan điểm của Mỹ trong
cuộc chiến tranh này đã được thể hiện qua các phát ngôn của các nhân vật cao cấp. Mặc dù mang
một số “thành kiến chính trị”, song tác giả đã cố gắng bám sát các sự kiện để dựng lại bức tranh quá
khứ, dựng lại không khí của cuộc chiến tranh Triều Tiên hết sức sôi động mà ở đó Hoa Kỳ và
CHND Trung Hoa đã trở nên đối đầu căng thẳng.
Năm 2008, cuốn sách “Trung – Xô – Mỹ cuộc đối đầu lịch sử” của Lý Kiện được xuất bản.
Cuốn sách đã đề cập tương đối có hệ thống và toàn diện những sự kiện lớn của nền chính trị thế giới
trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, đồng thời cụ thể về đường lối, chính sách đối ngoại của từng
nước và các mối quan hệ phức tạp của lịch sử thế giới đương đại. Đây là một tài liệu tham khảo quý
báu khi cuốn sách đã tường thuật khá chi tiết các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, họp bàn, hội nghị giữa các
quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Từ đó, những quan điểm của Mỹ trong cuộc chiến
tranh Triều Tiên cũng được thể hiện rõ qua các phát ngôn của các nhân vật cao cấp.
Năm 2009, khoa Quốc tế học trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã cho dịch
sang tiếng Việt cuốn sách “We all know: Rethinking Cold war history” (Giờ chúng ta mới biết, suy
nghĩ lại về lịch sử chiến tranh lạnh) của John Lewis Gaddis (được xuất bản năm 1998 với sự tài trợ
của Quỹ Ford). Cuốn sách đã tìm hiểu một cách toàn diện về lịch sử chiến tranh lạnh từ khi nó bắt
đầu cho tới khi kết thúc với những khám phá, những kiến giải khoa học mới mẻ. Trong sách có hai
chương liên quan đến đề tài luận văn là chương 3: “Các đế quốc chiến tranh lạnh: Châu Á” và
chương 6: “Thế giới thứ ba” …
Nhìn chung các tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản, những vấn đề quan trọng của lịch
sử quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong đó, chiến tranh Triều Tiên là một biểu hiện cụ
thể của sự đối đầu Đông – Tây trong giai đoạn đầu, mà ở đó chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND
Trung Hoa được bộc lộ ít nhiều. Ngoài ra, còn có các công trình có liên quan rải rác đến nội dung

của đề tài và rất nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, đặc biệt là tạp chí
“Nghiên cứu Quốc tế”, tạp chí “Châu Mỹ ngày nay”... Tuy nhiên, tất cả đều còn tản mạn, thiếu hệ
thống và không thế khái quát một cách đầy đủ về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa
trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Với những công trình nghiên cứu như trên, thật sự đó là một thuận lợi mà chúng tôi có được,
nhưng đó cũng là khó khăn không nhỏ mà chúng tôi đã phải rất cố gắng để xử lý tư liệu, lựa chọn,
phân tích và tổng hợp, đúc kết nhằm giải quyết vấn đề theo nội dung khoa học mà đề tài đòi hỏi.


Bởi vì khối lượng các công trình, bài viết được công bố và đăng tải rất đa dạng và phong phú nhưng
chưa có một công trình nào tập trung chuyên sâu và có hệ thống về chính sách của Hoa Kỳ đối với
CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Huống hồ, những ý kiến về chính sách của
Hoa Kỳ rải rác trong các công trình đã biết lại có những quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược
nhau, như vấn đề Trung Quốc tham chiến, vấn đề Mỹ có ý định tấn công Trung Quốc và dùng bom
nguyên tử, vấn đề trao trả tù binh, và những nhân tố chi phối chính sách của Hoa Kỳ…Tất cả đã
được bàn tới nhưng dường như vẫn còn bỏ ngỏ, bởi chúng chưa được tập trung, khảo sát một cách
cụ thể, hệ thống và sâu sắc.
Luận văn của chúng tôi một mặt kế thừa những thành tựu của những học giả, những nhà
nghiên cứu đi trước; mặt khác cố gắng giải quyết thêm một vài vấn đề liên quan đến chính sách của
Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
B
5

Vấn đề mà luận văn đặt ra chỉ nhằm tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong mảng nghiên cứu về lịch
sử quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh lạnh, cũng chỉ là một khúc ngắn trong một bản nhạc với
nhiều đoạn thăng trầm của mối quan hệ Mỹ - Trung. Bản thân vấn đề đã tạo sự giới hạn nhất định
cho đề tài.
Như tên đề tài luận văn đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách của Hoa Kỳ

đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Trong luận văn, chúng
tôi tập trung nghiên cứu lĩnh vực chính trị đối ngoại là chủ yếu, tiếp đó là lĩnh vực quốc phòng bởi
“Quốc phòng là chính sách luôn đi kèm ngoại giao trong trường hợp Mỹ” [12, 661] và kinh tế đối
ngoại, mà chưa có điều kiện nghiên cứu các lĩnh vực khác của chính sách của Hoa Kỳ đối với
CHND Trung Hoa trong giai đoạn này.
Thời gian mà luận văn đề cập chủ yếu được gói gọn trong quãng thời gian của cuộc chiến tranh
Triều Tiên (từ 1950 cho tới 1953). Đây là thời gian tiêu biểu cho một thời kỳ đọ sức giữa hai quốc
gia thuộc về hai hệ thống xã hội đối lập. Chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong
cuộc chiến tranh Triều Tiên sẽ được chúng tôi trình bày qua hai giai đoạn: 6/1950 – 6/1951 (chương
II) và 7/1951 – 7/1953 (chương III).
Tuy nhiên, lịch sử là một dòng chảy, là chuỗi sự kiện kế tiếp nhau và có mối quan hệ ảnh
hưởng chặt chẽ với nhau. Thật khó để hiểu chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong
cuộc chiến tranh Triều Tiên mà không nghiên cứu giai đoạn lịch sử trước đó. Do đó, chúng tôi giành
hẳn chương I để tìm hiểu chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trước năm 1950.

4. Phương pháp nghiên cứu
B
6
5

Cơ sở lý luận có tính nền tảng chung nhất của luận văn này là hệ thống nhận thức luận Marxit,
bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Việc dựa vào chủ


nghĩa duy vật lịch sử với những quan điểm, học thuyết cơ bản của nó đã giúp chúng tôi giải quyết
được những vấn đề mang tính lý luận được đặt ra trong quá trình thực hiện đề tài này.
Hệ thống nhận thức luận Marxit và các quan điểm về xung đột trong quan hệ quốc tế là kim
chỉ nam để chúng tôi xử lý những nguồn tài liệu và tiếp cận với quan điểm của các học giả, chính
khách phương Tây.
Trong khi xây dựng các luận điểm khoa học, tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp lịch sử

và phương pháp logic. Trong đề tài cụ thể này, khi mà cả yêu cầu tái hiện, phục dựng lại quá trình
lịch sử của mối quan hệ lẫn yêu cầu nắm bắt được cái bản chất, cái chung nhất trong những chính
sách của Mỹ đều có ý nghĩa quan trọng thì việc kết hợp sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu này
là điều có tính chất bắt buộc. Dựa vào phương pháp lịch sử, tác giả cố gắng dựng lại toàn bộ hệ
thống chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa qua những sự kiện, dấu mốc và giai đoạn
phát triển căn bản. Phương pháp logic giúp tác giả từ những cứ liệu lịch sử rút ra được cái chung
nhất, bản chất nhất mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc, trên cơ sở này tìm ra chiều
hướng phát triển của mối quan hệ Mỹ - Trung.
Sự kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và phương pháp logic đã thể hiện tính lịch sử sâu sắc
và tính khoa học của luận văn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành (đặc
biệt là phương pháp nghiên cứu của ngành quan hệ quốc tế) để tìm hiểu một cách tổng thể về chính
sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và giải quyết những
vấn đề khác mà đề tài luận văn đặt ra.

5. Nguồn tài liệu
B
7
5

Luận văn được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau đây:
- Các tư liệu bậc I: bao gồm các văn bản thư từ trao đổi chính thức giữa tổng thống Truman với
Lý Thừa Vãn, Tưởng Giới Thạch và các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ; biên bản các cuộc đàm
phán ngoại giao hay các cuộc gặp gỡ cấp cao của các nhân vật quan trọng trong chính phủ Hoa Kỳ;
biên bản các cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ; các bài phát biểu của Tổng thống
Truman và Eisenhower cùng các Ngoại trưởng Hoa Kỳ trên đài phát thanh truyền hình…mà chúng
tôi khai thác được từ nguồn chính thức của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (), trang
U
T
5


T
5
U

web của Thư viện và bảo tàng Tổng thống Truman () và trang web về
U
T
5

T
5
U

lịch sử Chiến tranh lạnh (http://www. cwihp.org).
U
5T

T
5
U

- Những ấn phẩm của các tác giả nước ngoài bao gồm cả sách, bài báo, tạp chí có liên quan
đến nội dung đề tài.
- Những công trình, bài viết của các tác giả Việt Nam như các loại sách chuyên sâu về lịch sử
Hoa Kỳ, lịch sử quan hệ quốc tế…


6. Đóng góp của luận văn
B
8

5

Nội dung nghiên cứu của luận văn được thực hiện trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên
cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy vậy, qua việc tập trung làm sáng tỏ các nội
dung chính, chúng tôi cố gắng đóng góp một số điểm mới trong luận văn của mình:
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung
Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, dựng lại bức tranh tổng thể về những chính sách ấy một
cách khách quan và trung thực; để người đọc trước hết hiểu được tương đối rõ ràng, mạch lạc chính
sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa là gì và nó đã diễn ra như thế nào trong giai đoạn đầu
rất quan trọng ấy của lịch sử chiến tranh lạnh.
Không chỉ dừng lại ở việc mô tả, khôi phục lịch sử, luận văn còn tập trung phân tích, lý giải tại
sao chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên lại diễn ra
như thế? Đâu là những nhân tố chi phối và kết quả của những chính sách đó? Chính sách của Hoa
Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên có những đặc điểm gì? Và chính
sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều Tiên có gì giống và khác
so với chính sách của Hoa Kỳ đối với các nước và lãnh thổ khác trong cùng khu vực?
Từ việc nghiên cứu chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh
Triều Tiên, luận văn mạnh dạn đưa ra những ý kiến tổng kết, đánh giá nhận xét bước đầu; từ đó có
cơ sở dự báo hướng phát triển của mối quan hệ Mỹ - Trung trong tương lai.
Luận văn còn góp phần làm sáng tỏ thêm những luận điểm khoa học về vị trí của Việt Nam
trong chính sách của Mỹ cũng như trong mối quan hệ Mỹ - Trung giai đoạn này.
Cuối cùng, nội dung và tư liệu của luận văn có thể sử dụng phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng
dạy về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nói riêng và lịch sử quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh
lạnh nói chung; và phục vụ cho nhu cầu tham khảo của bạn đọc quan tâm tới lịch sử Hoa Kỳ cũng
như lịch sử quan hệ quốc tế.

7. Bố cục của luận văn
B
9
5


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn có kết cấu
gồm 3 chương:
Chương 1: “Khái quát chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trước năm 1950”, có mục
đích khái quát một cách hệ thống chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX
cho đến khi nước CHND Trung Hoa ra đời để làm rõ vị trí của Trung Quốc trong chính sách của
Hoa Kỳ và từ năm 1950 trở đi, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đứng trước những vấn
đề gì cần giải quyết.


Chương 2: “Chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều
Tiên (giai đoạn 6/1950 – 6/1951)”, tìm hiểu sự điều chỉnh trong chính sách của Hoa Kỳ đối với
CHND Trung Hoa trong một năm đầu của cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Chương 3: “Chính sách của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Triều
Tiên (giai đoạn 7/1951 – 7/1953)”, sẽ tập trung vào chính sách của Hoa Kỳ trong thời gian vừa
đánh vừa đàm để đi đến kết thúc cho cuộc chiến tranh ở bản đảo Triều Tiên. Đồng thời, chương này
cũng phân tích tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên đến chính sách của Hoa Kỳ đối với toàn
vùng Châu Á – Thái Bình Dương.


Chương 1 :
B
0

KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC
1B

TRƯỚC NĂM 1950
1. 1. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh Thái
B

4

Bình Dương (1941)
1. 1. 1. Vị trí của Trung Quốc
B
3
1

Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời với bề dày truyền thống hơn 5000 năm và là đất
nước có diện tích lãnh thổ rộng lớn với 9,6 triệu km2 (đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Nga và
P

P

Canada). Nằm ở phía đông Châu Á, bờ tây Thái Bình Dương, Trung Quốc có đường biên giới đất
liền dài hơn 20.000 km. Phía Đông giáp Triều Tiên; phía Đông Bắc giáp Nga; phía Bắc giáp Mông
Cổ; phía Tây Bắc giáp Nga, Kazacxtan; phía Tây giáp Kyrgyzstan, Tajikistan, Afganistan, Pakistan;
phía Tây Nam giáp Ấn Độ, Nepal, Butan; phía Nam giáp Mianmar, Lào và Việt Nam. Đông và
đông nam trông ra biển.
Trung Quốc còn có đường bờ biển dài, bằng phẳng, có nhiều hải cảng đẹp, phần lớn quanh
năm không đóng băng. Phía bên kia bờ biển là các nước láng giềng: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Philippines, Brunei, Malaysia và Inđônêxia.
Là quốc gia đông dân, lãnh thổ rộng lớn, núi sông tráng lệ, tài nguyên thiên nhiên vô cùng
phong phú…đã từ lâu, Trung Quốc trở thành miền đất hứa, là miếng mồi hấp dẫn các nước đế quốc
phương Tây đang trong cơn khát nguyên liệu và thị trường.
Và điều này rất phù hợp với một trong những nhận thức cơ bản về đối ngoại của Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ: “Ngoại giao để phát triển kinh tế và mở rộng liên tục sản lượng tiềm năng” [12, 591].
Chẳng phải thế mà Tổng thống Theodore Roosevelt (1901 – 1909) đã ý thức rất rõ về quan hệ buôn
bán với Trung Quốc. Và trước đó, vào ngày 9/1/1900, tại Thượng viện, Albert Beveridge đã phát
biểu về lợi ích chính trị và kinh tế của nước Mỹ: “Philippines mãi mãi sẽ là của chúng ta…và phía

xa Philippines sẽ là thị trường vô hạn của Trung Quốc…Chúng ta sẽ không từ bỏ phần của chúng
ta…Thái Bình Dương là của chúng ta…Liệu chúng ta có đi đâu để tìm người tiêu thụ cho lượng
hàng hóa dư thừa của chúng ta? Địa lý đã trả lời câu hỏi đó. Trung Quốc là khách hàng tự nhiên
của chúng ta…” [66, 381].
Rõ ràng, duy trì vị trí kinh tế số một là điều kiện cần và đủ để duy trì sức mạnh và chính sách
ngoại giao nước lớn. Điều này cũng đã được nhà sử học người Mỹ là Marilyn Young khẳng định
khi đề cập tới các lý do thương mại khiến công ty American China Development mở rộng ảnh
hưởng của Mỹ ở Trung Quốc và chỉ thị của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đối với các phái viên tại Trung


Quốc nhằm “triển khai tất cả các biện pháp thích hợp bảo đảm mở rộng các lợi ích của Mỹ tại
Trung Quốc” [66, 365].
Nhưng sự quan tâm của Hoa Kỳ ở Trung Quốc còn vượt ra ngoài việc kinh doanh. Người Mỹ
đã bị thôi miên bởi nền văn minh, nghệ thuật và những phong tục cổ xưa của người Trung Quốc. Họ
cũng xem Trung Hoa là một lãnh thổ hứa hẹn cho việc truyền giáo. Có thể nói, người Mỹ đã bị
Trung Quốc mê hoặc cả về sự huyền bí của lãnh thổ và một thị trường rộng lớn cho hàng hóa Mỹ.
Và rồi người Mỹ đã không chỉ xem Mỹ Latinh là khu vực chịu ảnh hưởng của mình mà bắt đầu nghĩ
đến Thái Bình Dương: Hawaii, Nhật Bản và đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Đó cũng là lí do vì sao từ cuối thế kỷ XIX, Mỹ đã cố gắng mau lẹ xác lập vị thế của mình ở
khu vực xa xôi này, dù xét trên nhiều phương diện quyền lợi của Mỹ ở đây chưa có gì đáng kể.

1. 1. 2. Chính sách “Mở cửa” và cơ hội ngang nhau
B
4
1

Ngoại thương và thương mại đã đưa nước Mỹ vượt Thái Bình Dương đến với Trung Quốc.
Mặc dù mãi đến năm 1784, thuyền buôn của Mỹ mới cập bến các cảng ở Trung Quốc (sau Bồ Đào
Nha, Hà Lan, Anh và Pháp) nhưng sau đó, quan hệ buôn bán của Mỹ phát triển nhanh hơn nhiều
nước khác ở Trung Quốc. Đầu thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đã vươn lên đứng hàng thứ hai về buôn bán

thuốc phiện ở Trung Quốc với tỷ trọng bằng 10 – 20% khối lượng của Anh [52, 70]. Trong những
năm 40 của thế kỷ XIX, các tàu thủy của Mỹ đã chở bông đến Trung Quốc và đổi lại là những tàu
chở đầy chè khi quay về [33, 107].
Tuy nhiên, từ thập niên 40 của thế kỷ XIX đến khi cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha bùng
nổ (năm 1898), do lưu lượng có hạn lại không có những lực lượng hải quân ủng hộ cho các đại diện
ngoại giao như Anh và Pháp nên Mỹ chỉ có thể thi hành chính sách hợp tác với các nước mạnh
Châu Âu là Anh và Pháp…trong cuộc xâu xé Trung Quốc với mục đích được “chia phần”.
Và tới tháng 7/1844, nước Mỹ dưới thời Tổng thống John Tyler cũng đã đoạt được từ tay nhà
Mãn Thanh một trong các hiệp ước thương mại đầu tiên trong lịch sử quan hệ Trung – Mỹ. Đó
chính là Hiệp ước Vọng Hạ, quy định Trung Quốc phải mở năm cửa khẩu gồm Quảng Châu, Hạ
Môn, Phúc Châu, Ninh Ba và Thượng Hải thông thương với Hoa Kỳ; đồng thời phải cho Hoa Kỳ
được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc. Đặc biệt, về quyền lãnh sự tài phán, Hiệp ước ghi rõ “Nếu
người Mỹ ở Trung Quốc có kiện cáo với một người nước ngoài nào thì cả đôi bên đều phải đưa ra
tòa án Mỹ xét xử, quan lại Trung Quốc không có quyền hỏi đến” [52, 95]. Theo đó, Hoa Kỳ cũng đã
được hưởng tất cả những đặc quyền mà Anh có được trong Hiệp ước Nam Kinh (29/8/1842) và các
hiệp ước bổ sung Trung – Anh. Hơn thế, Hiệp ước Vọng Hạ còn làm cho Hoa Kỳ được pháp quyền
cai trị bên ngoài ở Trung Quốc. Không dừng lại, Mỹ còn cùng với Anh và Pháp giúp đỡ nhà Thanh
về vũ khí, thuyền chiến và tổ chức một đội quân chiến đấu với quân Thái Bình Thiên Quốc (1856 –
1864) nhằm gây sức ép đòi hỏi những điều kiện, những nhượng bộ mới.


Mặc dù vậy, do đang vướng bận vào cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, Mỹ đã phần nào chậm
chân hơn các đế quốc khác trong cuộc xâu xé “chiếc bánh” Trung Quốc. Và điều này đã ảnh hưởng
đến mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Để khắc phục tình trạng này mà vẫn có thể xâm nhập
vào thị trường Trung Quốc một cách êm thấm, cuối năm 1898, Tổng thống McKinley đã bày tỏ phải
áp dụng một thủ đoạn “tương thích” để bảo vệ lợi ích to lớn của Hoa Kỳ ở Trung Quốc. Do không
có lực lượng thực tế đầy đủ để dùng vũ trang công khai xâm lược Trung Quốc, tư bản Mỹ chỉ có thể
tấn công về mặt nào mà mình mạnh nhất, trước hết là sử dụng sức mạnh kinh tế. Trong điều kiện có
những khả năng ngang nhau, dựa vào nền công nghiệp phát triển nhất trong thế giới tư bản chủ
nghĩa, không những Mỹ có thể đuổi kịp các nước lớn khác trong việc cướp bóc Trung Quốc mà còn

có thể loại Anh và các địch thủ khác để cuối cùng thống trị Trung Quốc.
Thủ đoạn “tương thích” mà Tổng thống McKinley nói đến đã được Ngoại trưởng Mỹ John
Hay đề xuất không lâu sau đó với tên gọi Chính sách “Mở cửa” (Open door). Ngày 6/9/1899, John
Hay đã gửi công hàm về vấn đề chính sách đối với Trung Quốc đến các nước Anh, Pháp, Đức, Nga,
Nhật Bản và Italia; yêu cầu các nước thỏa thuận và đồng ý ba nguyên tắc: “1) Trong phạm vi thế
lực của mình, các nước không được can thiệp vào quyền mậu dịch của nước khác; 2)Do quan chức
Trung Quốc trưng thu thuế quan đối với tất cả hàng nhập khẩu theo quy định của Trung Quốc; 3)
Trong phạm vi thế lực của mình, các nước không được trưng thu thuế vào cảng và phí vận tải
đường sắt có tính kỳ thị đối với các nước khác” [34, 273].
Rõ ràng, bằng chính sách “Mở cửa”, Hoa Kỳ muốn bảo vệ lợi ích của mình ở Trung Quốc qua
việc khẳng định dù không giành được một khu vực ảnh hưởng nào ở Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn có
quyền tiến hành mọi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước này và ngang bằng với các cường quốc đến
trước khác. Điều này bắt nguồn từ địa vị quốc tế mới của Mỹ sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban
Nha, và đúng như lời nhận định của William Rockhill – Cố vấn chính sách Viễn Đông của John
Hay: “Công hàm mở cửa làm cho Mỹ nắm được lưu lượng khống chế cân bằng ở Trung Quốc” [34,
274], có nghĩa Hoa Kỳ đã trở thành một trong những vai chính cùng các nước mạnh đấu tranh với
nhau trên trường đua Châu Á – Thái Bình Dương. Cũng từ đây, chính sách “Mở cửa” đã trở thành
“một trong những hòn đá tảng vĩ đại” trong lịch sử nước Mỹ, là một trong những thủ đoạn chủ yếu
nhằm che đậy chính sách xâm lược của Mỹ.
Đi đôi với hoạt động xâm chiếm những vị trí kinh tế ở Trung Quốc, giới cầm quyền Mỹ còn
hết sức tích cực chống lại phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc. Đầu tháng
8/1900, McKinley đã phái 5000 quân tham gia vào Liên quân tám nước tiến công Bắc Kinh – nơi
các nhà truyền giáo và các nhà ngoại giao phương Tây đang bị Nghĩa Hòa Đoàn bao vây. Để rồi sau
Hiệp ước Tân Sửu (1901), Hoa Kỳ (mà trước đó là Anh và Nhật Bản) đã buộc nhà Thanh phải kí
những điều ước bất bình đẳng mới. Mỹ tiếp tục chính sách đàn áp lực lượng cách mạng Trung Quốc


thông qua việc ủng hộ Viên Thế Khải lên làm hoàng đế và khôi phục lại nền quân chủ sau cuộc
Cách mạng Tân Hợi (1911). Và quan trọng hơn là từ đó, Hoa Kỳ có thể giành được quyền lợi ở
Trung Quốc khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914).

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là từ 1901 đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào
năm 1918, chính sách ngoại giao mở cửa và can thiệp, chia sẻ các vấn đề quốc tế từ thời Tổng thống
T. Roosevelt đến Wilson đều không thành công. Người Mỹ vẫn quyết tâm với chủ nghĩa Monroe
truyền thống và chủ nghĩa chính trị biệt lập.
Nhưng việc mở rộng sự quan tâm tới vùng Châu Á – Thái Bình Dương cũng đồng nghĩa với
việc Mỹ đã đụng độ với Nhật đang muốn bá chủ nơi đây. Mâu thuẫn với Nhật Bản, không muốn
thấy Nhật có thể độc chiếm và lũng đoạn Trung Quốc, ngay từ tháng 7/1928, chính phủ Hoa Kỳ đã
thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với chính phủ Nam Kinh. Và trước đó, ngày 6/2/1922, tại
Hội nghị Washington, trong lúc bàn về vấn đề Trung Quốc, Hoa Kỳ đã tạo cho mình “một ảnh
hưởng có tính chất ưu việt” [21, 179] trên phần lục địa của đất nước này khi nguyên tắc “Mở cửa”
được chính thức thừa nhận, quyền lực chính trị ở Trung Quốc rơi vào tay Quốc Dân Đảng (QDĐ)
mà giới lãnh đạo Trung Quốc vốn có những mối quan hệ sâu xa và rộng rãi với các tầng lớp thượng
lưu ở Mỹ. Và còn hơn thế, với nguyên tắc “tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ và quyền hành chính ở Trung Hoa”, Mỹ đã hạn chế được ảnh hưởng của Nhật Bản ở Trung
Quốc. Đặc biệt, tới năm 1931, Hoa Kỳ đã khởi thảo một kế hoạch thành lập “khoản vay bạc” để
chuộc lại từ tay Nhật những đường sắt ở Trung Quốc [52, 187]. Buôn bán của Hoa Kỳ với Trung
Quốc cũng tăng lên nhanh chóng. Trong năm 1931, buôn bán giữa hai nước đã vươn lên dẫn đầu, bỏ
xa Anh và Nhật Bản. Ngân hàng của Mỹ ở Thượng Hải cũng quyết định thành lập hàng chục chi
nhánh của mình ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Các công ty của Mỹ có tới 400 chi nhánh lớn nhỏ ở
Thượng Hải. Và đến năm 1932, Mỹ đã vươn lên trở thành nước giữ vị trí hàng đầu trong việc nhập
khẩu hàng hóa vào thành phố lớn nhất này của Trung Quốc [52, 190].
Về phía mình, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là từ đầu thập niên 1930, Nhật đã
không tôn trọng chính sách này của Trung Quốc. Mâu thuẫn Mỹ - Nhật cũng vì thế mà tăng lên.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc chiến tranh Thái Bình Dương vào năm 1941.

1. 2. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong chiến tranh Thái Bình Dương
B
5

(1941 – 1945)

1. 2. 1. Sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
B
5
1

Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm chuyển biến hoàn toàn định hướng chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ. Diến biến chiến tranh và những đòi hỏi ngoại giao của nó là hiện trạng tác động quan
trọng nhất trong việc chuyển hướng suy nghĩ của các nhà hoạt động chính trị và cả nhân dân Hoa
Kỳ, tạo ra trong chính giới và nhân dân nước này một ý thức rõ rệt về vai trò tích cực hơn của Hoa


Kỳ đối với tiến trình phát triển của toàn thế giới. Chính quá trình dính líu và giải quyết những bất
đồng trên thế giới, an ninh và quyền lợi của nước Mỹ mới được bảo vệ một cách bền vững nhất.
Vì thế ngay từ mùa thu năm 1939, F. Roosevelt một mặt đề nghị điều chỉnh “Luật trung lập”
nhằm tương thích với tình hình mới đang diễn ra ở Châu Âu, mặt khác ông cố gắng hướng dẫn dư
luận và cử tri Mỹ chú ý đến chiến tranh. Và Roosevelt đã thành công trong việc thuyết phục Quốc
hội chấp nhận nới lỏng “Luật cấm vận vũ khí” và chuẩn y Hiệp ước bán vũ khí cho Anh và Pháp
theo hình thức trả tiền mặt và tự chuyên chở. Đến năm 1940, đích thân ông lại ra chỉ thị tiến hành
những cuộc nghiên cứu chi tiết về những vấn đề mà thời hậu chiến đặt ra. Và cho tới tháng 3/1941,
Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Lend – Lease nhằm tài trợ cho các nước đồng minh đang tham
chiến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người Mỹ đã chính thức từ bỏ hoàn toàn chính sách ngoại
giao cách ly mới mà họ đã trung thành suốt 20 năm (1920 – 1941).
Tháng 8/1941, Roosevelt đã cùng với Thủ tướng Anh, Winston Churchill, có cuộc tiếp xúc bí
mật thống nhất tám điểm về mục tiêu chiến tranh mà sau này trở thành Hiến chương Đại Tây Dương
– một văn kiện ngoại giao nổi tiếng chứng tỏ Mỹ không thể đứng ngoài cuộc chiến ở Châu Âu. Để
rồi chỉ bốn tháng sau đó, với sự kiện ngày 7/12/1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Tổng
thống Roosevelt đã đưa nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến bằng cửa sau, làm thay đổi hoàn toàn học
thuyết đối ngoại xưa nay của Hoa Kỳ. Chính sách cô lập đã chấm dứt vĩnh viễn, tham gia vào các
vấn đề quốc tế là một chuyện không còn có thể thay đổi.
Và trong thời gian chiến tranh, chính Tổng thống Roosevelt đã là người đề xướng, tổ chức và

tham dự tích cực vào các hội nghị nổi tiếng từ Cairo (11/1943), Teheran (11- 12/1943), đến Yalta
(2/1945) để bàn tính đường lối tiến hành chiến tranh và cả cục diện thế giới thời hậu chiến.
Tất cả các chính sách và hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ này hầu hết được thiết kế
một cách trực tiếp từ Tổng thống Roosevelt và được sự tán đồng hầu như nhất loạt của Quốc hội. Và
năm 1943, Quốc hội Mỹ lại một lần nữa nhất trí thông qua Đạo luật lập pháp tuyên bố nước Mỹ cần
phải gia nhập một tổ chức quốc tế có quyền lực nhằm ngăn chặn tình trạng xâm lăng và những đe
dọa hòa bình. Tổ chức quốc tế ấy năm 1945 đã ra đời với tên gọi Liên Hợp Quốc.

1. 2. 2. Đường lối chung của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc
B
6
1

Trở về từ Hội nghị Washington (4/1942), Churchill đã tuyên bố khám phá lớn nhất ở thủ đô
Hoa Kỳ đã khiến ông sững sờ là “Trung Quốc” [23, 182]. Có thể nói, Trung Quốc đã trở thành một
trong những trọng tâm trong chính sách của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương và trên
toàn thế giới mà mối bận tâm trước nhất là lĩnh vực quân sự. Trong các tính toán chiến lược quân sự
của Hoa Kỳ ngay từ thời gian đầu của cuộc chiến tranh, Roosevelt đã dành cho Trung Quốc một vị
trí đáng kể. Vẫn tiếp tục chính sách của thời kỳ trước, Mỹ muốn Trung Quốc kìm giữ càng nhiều
càng tốt lực lượng quân sự của Nhật Bản. Đặc biệt sau sự kiện Trân Châu Cảng, Mỹ đã thực sự coi



×