Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chuyên đề sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.54 KB, 11 trang )

Chuyên đề: Sinh thái học
Câu 1: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh
vật nhưng chưa gây chết được gọi là
A. Khoảng thuận lợi.

B. Giới hạn sinh thái.

C. Ổ sinh thái.

D. Khoảng chống chịu.

Câu 2: Những nhân tố sinh thái nào sau đây được xếp vào nhân tố sinh thái không phụ
thuộc mật độ?
A. Quan hệ cùng loài, quan hệ cạnh tranh, nguồn thức ăn.
B. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm, quan hệ kí sinh - vật chủ.
D. Chế độ dinh dưỡng, quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Câu 3: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể.
B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới.
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp.
Câu 4: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng
của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần
thể là 0,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ
lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, tỉ lệ sinh sản
theo phần trăm của quần thể là
A. 8%.

B. 10,16%.


C. 10%.

D. 8,16%.

Câu 5: Trong một quần xã, nhóm loài nào sau đây có vai trò quan trọng nhất?
A. Loài ngẫu nhiên.

B. Loài chủ chốt.

C. Loài ưu thế.

D. Loài đặc trưng.

Câu 6: Khi nói về diễn thế sinh thái, điều nào sau đây là không đúng?
A. Diễn thế là quá trình phát triển thay thế của quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật
khác.
B. Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một quần xã ổn định.
C. Trong quá trình diễn thế, luôn kéo theo sự biến đổi của ngoại cảnh.
D. Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thế.
Câu 7: Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa dạng sinh học cao nhất?


A. Hoang mạc.

B. Thảo nguyên.

C. Rừng lá kim.

D. Rừng mưa nhiệt đới.


Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã
sinh vật?
A. Trong tự nhiên, chỉ có một loại thức ăn, đó là loại chuỗi được khởi đầu bằng sinh vật tự
dưỡng.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi chuỗi thức ăn thường chỉ có 1 loài nhưng mỗi lưới thức
ăn thì có nhiều loài.
C. Khi đi từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng
trở nên phức tạp hơn.
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì số lượng chuỗi thức ăn càng ít
nhưng số lượng mắt xích của mỗi chuỗi càng nhiều.
Câu 9: Khi nói về tháp sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Tháp số lượng là loại tháp luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.
B. Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị
diện tích hay thể tích tại một thời điểm nào đó.
C. Tháp năng lượng thường có đáy rộng và đỉnh hẹp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngược
lại.
D. Tháp sinh khối được xây dựng trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên
một đơn vị diện tích hoặc thể tích của mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 10: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
B. Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng số sinh khối lớn nhất.
C. Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào động vật tiêu thụ bậc 1.
D. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
Câu 11: Hãy chọn kết luận đúng về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ
sinh thái?
A. Sự chuyển hóa vật chất diễn ra trước, sự chuyển hóa năng lượng diễn ra sau.
B. Trong quá trình chuyển hóa, vật chất bị thoái hóa còn năng lượng được quay vòng và tái
tạo trở lại.
C. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, cả năng lượng và vật chất đều bị thất thoát khoảng 90%.
D. Vật chất và năng lượng được chuyển hóa theo chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái.



Câu 12: Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên

A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn
so với hệ sinh thái tự nhiên.
B. Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao
hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C. Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa
dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
Câu 13: Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu
kcal/m2/năm. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40%
năng lượng được tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của
giáp xác. Biết diện tích môi trường là 10 5 m2. Số năng lượng tích tụ trong giáp xác là bao
nhiêu?
A. 36. 107 kcal.

B. 9.108 kcal.

C. 36. 109 kcal.

D. 3.108 kcal.

Câu 14: Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây là không
đúng?
A. Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến
bậc dinh dưỡng thấp liền kề.
B. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật.
C. Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.

D. Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng
nhiệt.
Câu 15: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết thành chất vô cơ.
B. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
C. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
D. Chỉ có các loài động vật mới được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
Câu 16: Khi nói về diễn thế sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng
với sự biến đổi của môi trường.


B. Trong quá trình diễn thế, xu hướng của diễn thế luôn dẫn tới hình thành quần xã
đỉnh cực có tính ổn định.
C. Trong diễn thế, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các
điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng.
D. Diễn thế sinh thái xảy ra do các nguyên nhân tác động từ bên ngoài quần xã hoặc do tác
động của nhân tố bên trong quần xã.
Câu 17: Trong một hệ sinh thái, xét các nhóm loài sinh vật:
1. Các loài vi khuẩn phân giải xác chết của động, thực vật thành mùn cung cấp cho cây.
2. Các loài động vật ăn thực vật và bài tiết ra chất thải môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho
đất.
3. Các loài động vật ăn thịt sử dụng các loài động vật khác làm thức ăn và phân giải thức ăn
thành chất thải.
4. Các loài nấm sử dụng các nguyên liệu thực vật để sinh trưởng và phát triển.
5. Một số loài động vật không xương sống có khả năng sử dụng các chất mùn hữu cơ làm
thức ăn và biến chất mùn hữu cơ thành các chất vô cơ.
Sinh vật phân giải bao gồm
A. 1, 4, 5.


B. 2, 3.

C. 1, 2, 3.

D. 4, 5.

Câu 18: Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp thô là sản lượng
A. Được sinh vật sản xuất tạo ra trong quá trình quang hợp.
B. Được tạo ra từ quá trình phân giải của vi sinh vật.
C. Được sinh vật sản xuất tích lũy làm thức ăn cho sinh vật tiêu thụ.
D. Được sinh vật tiêu thụ tổng hợp và chuyển hóa từ thức ăn của nó.
Câu 19: Trong chu trình sinh địa hóa, loại sinh vật có vai trò như một cầu nối giữa môi
trường và quần xã sinh vật
A. Sinh vật tiêu thụ bậc I.

B. Sinh vật sống cộng sinh.

C. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.

D. Vi sinh vật sống hoại sinh.

Câu 20: Người ta chia sinh vật trong hệ sinh thái thành 3 nhóm loài là sinh vật sản xuất,
sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Cơ sở để chia thành phần sinh vật thành 3 nhóm đó là
dựa vào
A. Trình độ tiến hóa của mỗi loài.

B. Bậc dinh dưỡng của từng loài.

C. Hình thức dinh dưỡng của từng loài.


D. Hiệu suất sinh thái của từng loài.

Câu 21: Nội dung nào sau đây là không đúng?


A. Quần thể là một tổ chức sống có những thuộc tính mà cá thể không có.
B. Quần thể thường gồm nhiều loài, mỗi loài có một khu vực phân bố xác định.
C. Số lượng cá thể tối đa mà quần thể có thể đạt được phù hợp với sức chịu đựng của môi
trường.
D. Các loài có vùng phân bố rộng, điều kiện môi trường không đồng nhất thường có nhiều
quần thể.
Câu 22: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể
theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể
tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do
A. Số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi
trường.
B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
C. Nguồn sống của môi trường cạn kiệt.
D. Kích thước của quần thể còn nhỏ.
Câu 23: Vi khuẩn gây bệnh do kích thước nhỏ, tuổi thọ ngắn, sức sinh sản cao nên số lượng
bùng phát rất nhanh nhưng do nguyên nhân chủ yếu nào không cho phép chúng gia tăng số
lượng để thường xuyên gây bệnh hiểm nghèo cho người, vật nuôi cây trồng?
A. Thiếu nguồn dinh dưỡng.
B. Luôn bị kiểm soát bởi các loại kháng sinh.
C. Luôn bị các vi sinh vật khác sử dụng để làm nguồn thức ăn.
D. Rất mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố môi trường vô sinh.
Câu 24: Ở nhiều vùng nông thôn, ruồi nhà xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất
định trong năm, còn vào các khoảng thời gian khác thấy giảm hẳn. Hiện tượng trên được
giải thích:
A. Có sự biến động số lượng theo chu kì mùa.

B. Có sự biến động số lượng do nguồn thức ăn.
C. Có sự biến động số lượng theo chu kì năm.
D. Có sự biến động số lượng theo sự ngẫu phát.
Câu 25: Các biến động số lượng có chu kỳ của quần thể được kí hiệu:
I. Chu kì ngày đêm, II: Tuần trăng, III: Chu kì mùa, IV: thủy triều, V: chu kì nhiều năm.
và các yếu tố liên quan a. ánh sáng, b. chế độ chiếu sáng ngày và đêm, c. thời tiết, khí hậu,
d. sự biến động của khí hậu ở các vùng rộng lớn.


Chọn các cặp ghép đúng.
A. I (a), II (b).

B. II (a), III (b).

C. III (c), II (a).

D. I (b), V (c).

Câu 26: Căn cứ vào các định nghĩa về quần thể và quần xã, em hãy sắp xếp các nhóm ính
vật được liệt kê theo các ký hiệu sau đây vào cùng nhóm:
Nhóm I: Quần thể, Nhóm II: Quần xã.
M : Tôm, cá sống vùng cửa sông.
N: Chim cảnh nuôi trong vườn bách thú.
O: Cánh đồng cỏ vùng cao nguyên.
P: Chó sói lửa vùng núi Langbiang.
Q: Các con chó nuôi để chăn đàn gia súc.
R: Các bầy thú ăn thịt trong rừng rậm châu Phi.
S: Vooc quần đùi trắng vùng Đông Trường Sơn.
A. I (M, P), II (O, Q, R).


B. I (P, S), II (M, Q, R).

C. I (N, P), II (O, Q, R).

D. I (P, S), II (M, O, R).

Câu 27: Vùng đệm giữa các quần xã sinh vật là
A. Vùng tập trung nhiều cá thể nhất so với các quần xã đó.
B. Vùng có các loài sinh vật của cả hai quần xã kế tiếp nhau.
C. Vùng tập trung một loài có số lượng cá thể cao nhất của các quần xã đó.
D. Vùng chuyển tiếp giữa các quần xã có số lượng loài nhiều hơn cả hai quần xã.
Câu 28: Trong một số hồ tương đối giàu dinh dưỡng, đang trong trạng thái cân bằng, người
ta thả vào đấy một số loài cá ăn động vật nổi với mong muốn tăng sản lượng thu hoạch
nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân trên là do
A. Cá khai thác quá mức các động vật nổi trong hồ.
B. Cá thải phân, chất bài tiết gây ô nhiễm nước trong hồ.
C. Hoạt động của cá làm đục nước hồ cản trở quá trình quang hợp của tảo.
D. Hoạt động của cá gây xáo động nước hồ ức chế sự sinh trưởng, phát triển của tảo.
Câu 29: Các cặp đôi có mối quan hệ sinh thái được liệt kê theo thứ tự:
1. Hải quỳ - tôm ký cư.

2. Cừu - thỏ.

3. Rắn - chuột.

4. Trâu rừng - chim sáo.

tương ứng với mối quan hệ nào?
I. vật ăn thịt - con mồi, II: hội sinh, III: Cạnh tranh, IV: Hợp tác, V: Cộng sinh.



A. I (3), II (2), III (1), IV (4).

B. I (3), II (1), III (2), IV (1).

C. I (3), III (2), IV (4), V(1).

D. I (1), II (3), III (2), IV (4).

Câu 30: Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ - kí sinh là
A. Hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
B. Một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.
C. Một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi kích thước
nhỏ.
D. Một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi kích thước to.
Câu 31: Sự cân bằng sinh học trong tự nhiên là
A. Trạng thái cân bằng số lượng cá thể trong quần thể.
B. Hiện tượng khống chế sinh học diễn ra trong quần xã.
C. Là trạng thái đỉnh cực trong diễn thế sinh thái.
D. Là sự cân bằng tương đối về số lượng của các loài trong quần xã trong quan hệ vật
ăn thịt - con mồi và các mối quan hệ sinh thái khác.
Câu 32: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
1. Sự xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
2. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
3. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều
kiện tự nhiên của môi trường.
4. Luôn dẫn tới quần xã đỉnh cực.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A. (3) và (4).


B. (1) và (4).

C. (1) và (2).

D. (2) và (3).

Câu 33: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn

A. Sinh khối ngày càng giảm.
B. Tính ổn định của quần xã càng lớn.
C. Độ đa dạng của quần xã càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
D. Độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đa dạng.
Câu 34: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.


C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô
cơ.
D. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu
cơ thành các chất vô cơ.
Câu 35: Hãy chọn phương án đúng
Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào
đó tảo lục và vi sinh vật phân hủy. Hệ đó được gọi đúng là
A. Quần thể sinh vật.

B. Quần xã sinh vật.

C. Hệ sinh thái.


D. Một tổ hợp sinh vật khác loài.

Câu 36: Chiều dài của chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên cạn thường ngắn hơn (ít hơn 5
mắt xích chuỗi thức ăn) vì:
A. Sinh vật sản xuất thường khó tiêu đối với sinh vật tiêu thụ.
B. Mùa đông quá dài và nhiệt độ thấp làm hạn chế sản lượng sơ cấp.
C. Quần thể của động vật ăn thịt bậc cao nhất thường có số lượng rất lớn.
D. Chỉ có khoảng 10% năng lượng trong mắt xích thức ăn được chuyển hóa cho bậc
dinh dưỡng kế tiếp.
Câu 37: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quần xã, hợp chất cabon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
B. Khí cabonic trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp và lên men của sinh
vật.
C. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang
hợp.
D. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng
tuần hoàn kín.
Câu 38: Các nội dung được liệt kê sau:
1. Chuỗi thức ăn thường nhiều hơn 5 mắt xích.
2. Độ dài chuỗi thức ăn bị hạn chế bởi sự tiêu tốn năng lượng qua mỗi mắt xích (mỗi bậc
dinh dưỡng) là rất lớn.
3. Phần lớn sản lượng trên cạn được sử dụng trực tiếp bởi nhóm sinh vật ăn mùn bã.
4. Năng lượng có được là phần còn lại của năng lượng đồng hóa được trừ năng lượng đã
dùng cho hô hấp.
Những nội dung đúng là:


A. 2, 3, 4.


B. 2.

C. 1, 3.

D. 2, 3.

Câu 39: Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng hệ sinh thái?
1. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
2. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
3. Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
4. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
5. Bảo vệ các loài thiên địch.
6. Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Phương án đúng là
A. 1, 2, 3, 4.

B. 2, 3, 4, 6.

C. 2, 4, 5, 6.

D. 1, 3, 4, 5.

Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần
xã sinh vật?
A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất
định.
C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã
càng phức tạp.

D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại thức ăn được khởi đầu bằng sinh
vật tự dưỡng.
Câu 41: Thường thì các giá trị của các bậc dinh dưỡng cao là thấp hơn so với bậc dinh
dưỡng đứng trước nó, nói khác đi thì tháp bị lộn ngược. Các điều kiện nào dẫn đến tháp lộn
ngược?
A. Tháp sinh khối, trong đó sinh vật sản xuất có chu kì sống rất ngắn so với sinh vật tiêu
thụ.
B. Tháp số lượng trong đó ở mức sinh vật tiêu thụ bậc I có một loài đông đúc chiếm ưu thế.
C. Tháp số lượng trong đó khối lượng cơ thể sinh vật sản xuất lớn hơn nhiều lần so với khối
lượng cơ thể của sinh vật.
D. Cả A, B và C.


Câu 42: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển tù bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao
liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có khoảng 70% năng lượng bị tiê
hao do
A. Chất thải (phân động vật và chất bài tiết).
B. Hoạt động hô hấp, tạo nhiệt, vận động cơ thể..
C. Cung cấp năng lượng cho bậc dinh dưỡng phía sau liền kề.
D. Các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
Câu 43: Hệ sinh thái nào có sức sản xuất thấp nhất?
A. Hệ sinh thái đồng cỏ nhiệt đới.
B. Hệ sinh thái vùng nước khơi đại dương.
C. Hệ sinh thái cửa sông.
D. Hệ sinh thái rừng lá kim phương Bắc.
Câu 44: Trong các chu trình sinh địa hóa, chu trình nào không xếp cùng nhóm với các chu
trình còn lại?
A. Chu trình cacbon

B. Chu trình photpho.


C. Chu trình nito.

D. Chu trình oxy.

Câu 45: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn
như sau:
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 kcal.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 kcal.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 kcal.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh
dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn lần lượt là
A. 9 % và 10 %.

B. 12 % và 9%.

C. 10% và 12%.

D. 10% và 9%.

Các dữ kiện sau dùng cho các câu hỏi 46, 47
Ở một vùng biển nhiệt đới, lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt 2,5 triệu kcal/m 2/ngày,
các loài tảo biển đồng hóa được 0,35% tổng năng lượng đó. Giáp xác chân chèo khai thác
30% năng lượng tích lũy trong tảo, còn cá ăn giáp xác khai thác 12% năng lượng của giáp
xác.
Câu 46: Năng lượng tích tụ trong giáp xác và trong cá là


A. 8750 kcal và 3500 kcal.


B. 8750 kcal và 420 kcal.

C. 3500 kcal và 420 kcal.

D. 8750 kcal và 4200 kcal.

Câu 47: Hiệu suất chuyển hóa năng lượng ở bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tảo biển là
A. 4,8%.

B. 10%.

C. 12%.

D. 83,3%

Câu 48: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng
thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)
A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các
hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
B. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới
nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.
C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp, rơi rụng của
thực vật.
D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt
đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.
Câu 49: Trong các quan hệ sinh thái sau đây, mối quan hệ nào thuộc dạng quan hệ hợp tác?
A. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn.
B. Sâu bọ sống trong các tổ kiến, tổ mối.
C. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn.

D. Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ Đậu.
Câu 50: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh
A. Cấu trúc tuổi của quần thể.
B. Kiểu phân bố cá thể của quần thể.
C. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
D. Sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×