Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quy luật di truyền Sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.35 KB, 15 trang )

Chuyên đề 1: Quy luật di truyền của Menden
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Tính trạng và cặp tính trạng tương phản
1.1. Tính trạng
- Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo và sinh lí của từng cơ thể, giúp chúng ta phân
biệt được cá thể này với cá thể khác.
Ví dụ: Ở cây đậu Hà Lan có thân cao, quả lục, hạt vàng chịu hạn tốt.
1.2. Cặp tính trạng tương phản
- Là hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
Ví dụ: Hoa đỏ và hoa trắng là hai trạng thái tương phản của tính trạng màu sắc hoa Đậu.
1.3. Tính trội hoàn toàn
- Là trường hợp gen quy định tính trạng trội lấn át hoàn toàn gen quy định tính trạng lặn ở
kiểu gen dị hợp và biểu hiện tính trội.
Ví dụ: Gen A quy định hạt vàng ở đậu Hà Lan, gen a quy định hạt xanh, gen trội A át hoàn
toàn a, biểu hiện hạt vàng ở kiểu gen Aa.
1.4. Tính trội không hoàn toàn
- Là trường hợp gen quy định tính trạng trội không hoàn toàn lấn át gen lặn tương ứng, biểu
hiện kiểu hình trung gian giữa trội và lặn ở kiểu gen dị hợp
Ví dụ: Ở hoa đậu thơm, kiểu gen AA quy định hoa phấn đỏ, aa quy định hoa phấn trắng, Aa
quy định hoa phấn hồng.
1.5. Tính trạng trung gian
- Là tính trạng được biểu hiện trung gian giữa hai tính trạng trội và tính trạng lặn, xuất hiện
ở kiểu gen dị hợp, do gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn cùng cặp.
1.6. Tính trạng số lượng
- Là tính trạng có thể cân đo, đong đếm được.
Ví dụ: Số lượng quả trên cây, số hạt trên một bông lúa, số trứng trên một lứa đẻ cùa gà....
Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, biến đổi rõ rệt khi môi trường sống thay đổi.
1.7. Tính trạng chất lượng
- Là các tính trạng thuộc về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hóa của cơ thể, không cân đo,
đong đếm được.
Ví dụ: Tính trạng về màu sắc hoa, khả năng chống chịu, hàm lượng vitamin trong nội nhũ


của hạt...


- Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, rất ít hoặc biến đổi khi môi trường sống thay
đổi.
Ví dụ: Trong điều kiện chăm sóc tốt, số lít sữa bò tăng nhưng tỉ lệ bơ trong sữa không đổi.
2. Alen và cặp alen
2.1. Alen
- Là trạng thái của gen quy định tính trạng thái tương ứng của tính trạng
Chú ý: Mỗi gen có thể có từ hai hay nhiều alen gọi là dãy alen.
2.2. Cặp alen (Gen alen)
- Một gen có thể có nhiều alen khác nhau, nhưng trên cặp NST tương đồng, các alen tồn tại
từng cặp gồm hai alen gọi là gen alen.
- Hai alen có cùng cặp có cùng vị trí (locus) trên cặp NST tương đồng. Mỗi alen nằm trên
một NST của cặp tương đồng, cùng xác định sự phát triển một tính trạng nào đó.
- Hai alen cùng cặp có quan hệ cơ bản sau đây trong việc quy định tính trạng
+ Trội hoàn toàn
+ Trội không hoàn toàn
+ Hiện tượng đồng trội
2.3. Gen không alen
- Các gen khác locus, nằm trên cùng một cặp NST tương đồng hoặc trên các cặp NST tương
đồng khác nhau.
- Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng di truyền liên kết, các gen
không alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau sẽ phân li độc lập, tổ hợp tự do với
nhau.
4. Giao tử thuần khiết
- Trong quá trình giảm phân, mỗi giao tử chỉ mang một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố
di truyền tương ứng.
- Do vậy, trong giao tử thuần khiết không có sự hòa lẫn nhau giữa các nhân tố di truyền của
bố mẹ, mà vẫn giữ nguyên bản chất như ở giao tử của bố, của mẹ.

5. Nhân tố di truyền ( hay còn gọi là gen)
- Là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định
6. Hiện tượng đồng tính
- Là hiện tượng con lai đồng loạt xuất hiện một tính trạng duy nhất giống nhau.


Ví dụ: Lai giữa đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với đậu hạt xanh thuần chủng, đời F 1 xuất
hiện 100% hạt vàng.
7. Hiện tương phân tính
- Là hiện tượng con lai có sự phân li tính trạng theo nhiều hướng khác nhau.
Ví dụ: Tự thụ phấn đậu hạt vàng đời F1, F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 3 vàng : 1 xanh.
8. Hiện tượng phân li độc lập
- Là trường hợp gi truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp
tính trạng khác và ngược lại.
- Hiện tượng phân li độc lập xuất hiện khi các cặp gen quy định các cặp tính trạng nghiên
cứu nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Do vậy, trong quá trình giảm phân và thụ
tinh, khi các cặp NST tương đồng phân li độc lập, tổ hợp tự do sẽ dẫn đến các cặp gen cũng
phân li độc lập, tổ hợp tự do với nhau.
9. Kiểu gen - Kiểu hình
9.1. Kiều gen
- Là tập hợp tất cả các gen trong tế bào của cơ thể.
- Trong các bài tập di truyền, khi nói tới kiểu gen, người ta chỉ xét đến kiểu gen của một vài
tính trạng đang được quan tâm
+ Kiểu gen đồng hợp: Cơ thể có kiểu gen, mỗi gen gồm hai hay nhiều alen giống nhau
Ví dụ: AA, AABB, aaBB...
+ Kiểu gen dị hợp: Cơ thể có kiểu gen, mỗi gen gồm hai hay nhiều alen khác nhau.
Ví dụ: Aa, Bb, AaBb...
9.2. Kiểu hình
- Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- Trong các bài tập di truyền, khi nói tới kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét những

tính trạng có liên quan
Ví dụ: Kiểu hình tóc thẳng, tóc quăn....
10. Dòng thuần - Giống thuần
- Dòng hay giống thuần chủng là tập hợp các cá thể sinh vật đều có đặc điểm di truyền nhất
định và những đặc điểm này được di truyền ổn định cho các thế hệ con cháu. Xét ở gốc độ
di truyền học, dòng hay giống thuần chủng được hiểu là tập hợp các cá thể có kiểu gen
giống nhau và đều ở trạng thái đồng hợp.
11. Lai thuận - Lai nghịch


- Là phép lai theo 2 hướng khác nhau, ở hướng thứ nhất dạng này được dùng làm bố thì ở
hướng thứ hai nó được dùng làm mẹ.
- Xác định vị trí của gen:
+ Nếu kết quả lai thuận bằng lai nghịch thì gen nằm trên NST thường.
+ Nếu kết quả lai thuận khác lai nghịch thì gen nằm trên NST giới tính.
12. Lai phân tích hay còn gọi là lai kiểm nghiệm
- Là phép lai giữa cơ thể có kiểu hình trội (cần kiểm tra kiểu gen) với cơ thể có kiểu gen
đồng hợp lặn nhằm xác định chính xác kiểu gen quy định kiểu hình trội là đồng hợp hay dị
hợp.
II. Quy luật phân li
1. Phương pháp nghiên cứu của Menden - Phương pháp phân tích cơ thể lai
1.1. Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan:
+ Tự thụ phấn nghiêm ngặt.
+ Dễ tạo dòng thuần.
+ Thời gian sinh trưởng ngắn.
+ Có nhiều tính trạng tương phản dẫn đến dễ
theo dõi kết quả.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng
- Trước khi tiến hành thí nghiệm, Menden đã thận trọng cho các cây đậu có các đặc điểm

tương phản tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo ra các dòng thuần chủng đối với từng tính
trạng.
Bước 2: Lai từng cặp tính trạng tương phản riêng rẽ
- Menden đã tiến hành các phép lai giữa các cá thể khác nhau về một cặp tính trạng tương
phản và phân tích kết quả lai ở đời F1, F2 và thâm chí cả ở đời F3. Ngay cả khi tiến hành các
phép lai hai cặp tính trạng tương phản, Menden cách tiến hành theo dõi sự di truyền của
từng cặp tính trạng một cách riêng rẽ và đồng thời tìm hiểu xem sự di truyền của cặp tính
trạng này có ảnh hưởng tới sự di truyền của cặp tính trạng khác hay không. Đây là một
phương pháp nghiên cứu độc đáo và rất khoa học. Với cách bố trí thí nghiệm hợp lí như vậy,
Menden có thể sử dụng các phương pháp toán thống kê, xác suất để xử lí kết quả lai.
Bước 3: Áp dụng phương pháp toán thống kê xác suất


- Khi tiến hành các phép lai, Menden đã lặp lại thí nghiệm nhiều lần và tiến hành trên quy
mô tương đối lớn.
- Vì thế ông đã thu được số lượng con lai lớn và có thể dùng quy luật xác suất để xử lí kết
quả lai.
Bước 4: Tiến hành lai kiểm nghiệm để kiểm tra.
1.3. Kết quả thí nghiệm: Sử dụng lai thuận nghịch
P (t/c)
F1
F1 x F1

Lai thuận
bố (hạt đỏ ) x mẹ (h.trắng)
100% hạt đỏ
bố (h.đỏ) x mẹ (h.đỏ)

Lai nghịch
bố (h.trắng)x mẹ (h.đỏ)

100% hạt đỏ
mẹ (h.đỏ) x bố (h.đỏ)

F2

3 h.đỏ : 1 h.trắng

3 h.đỏ : 1 h. trắng.

1.4. Phân tích và giải thích của Menden
1. Kết quả lai thuận = lai nghịch dẫn đến vai trò của bố mẹ ngang nhau.
2. F1 toàn hoa đỏ

Hoa đỏ : tính trạng trội

Lai 1 cặp tính trạng

Hoa lặn : tính trạng lặn

F1 đồng tính trội
F 2 phân tính 3 trội: 1 lặn

3. F2: 3 đỏ :

1/3 đỏ thuần chủng
2/3 đỏ không thuần chủng

1 trắng
1.5. Giả thuyết của Menden
+ Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định

+ Khi giảm phân, mỗi thành viên của cặp nhân tố di truyền đi về 1 giao tử (gọi là
giao tử thuần khiết).
Vậy: - Xác suất của mỗi giao tử là 50%.
- Trong tế bào hai nhân tố di truyền không hòa lẫn với nhau.
+ Qua thụ tinh: tỉ lệ mỗi hợp tử = tích xác suất 2 giao tử tạo thành nó.
Vậy: bố (mẹ) truyền cho con một trong 2 nhân tố của cặp nhân tố di truyền (hay con
chỉ nhận một nửa nhân tố di truyền của bố và một nửa nhân tố di truyền của mẹ).
* Cơ sở tế bào học của quy luật phân li
- Nhân tố di truyền hay còn gọi là gen.
- Mỗi gen nằm trên một NST.
- Quy ước:

A : đỏ
a: trắng


- Sơ đồ lai:

P(t/c):

AA x aa

GP:

A

F1:

Aa


a

x Aa

GF1 A, a

A, a

F2:1 AA : 2Aa : 1aa
* Kết luận:
- Sự phân li, tổ hợp của cặp NST/giảm phân và thụ tinh là cơ sở tế bào học của sự
phân li, tổ hợp của cặp gen (nhân tố di truyền) quy định cặp tính trạng.
- F2 có 4 tổ hợp giao tử với 3 kiểu gen 1 AA : 2Aa : 1aa và 2 kiểu hình (3 A - : 1aa).
số tổ hợp giao tử = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.
* Chú ý:
- Hợp tử đồng nghĩa với tổ hợp giao tử.
- Kiểu tổ hợp giao tử đồng nghĩa với kiểu gen.
Tổ hợp giao tử # kiểu tổ hợp giao tử.
2. Nội dung quy luật phân li
- Mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định.
- Cặp NST mang cặp alen phân li đồng đều trong giảm phân do đó mỗi giao tử chỉ
nhận 1 trong 2 alen của cặp alen đó.
* Lưu ý: Thực chất của quy luật phân li chỉ sự phân li của alen chứ không nói về
phân li tính trạng.
3. Điều kiện nghiệm đúng
- Quá trình giảm phân xảy ra bình thường.
- Tính trạng trội lặn hoàn toàn.
- P phải thuần chủng, F1 dị hợp.
- Các giao tử và các kiểu gen có khả năng thụ tinh và sống sót như nhau.
III. Quy luật phân li độc lập

1. Kết quả thí nghiệm
- Đối tượng nghiên cứu: 2 cặp tính trạng (màu sắc và hình dạng hạt) của đậu Hà Lan.
- P:

vàng, trơn x xanh, nhăn

- F1:

100% vàng, trơn

- F2: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 3 xanh, nhăn.


2. Phân tích và giải thích của Menden
2.1. Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của từng tính trạng
Xác định sự di truyền của từng tính trạng thấy
+ Vàng : xanh = 3 : 1

vàng : trội, xanh : lặn

+ trơn : nhăn = 3 : 1

trơn : trội, nhăn : lặn

Vậy:
+ Mỗi tính trạng tuân theo quy luật di truyền phân li
+ Tính trạng nào = 3/4 là tính trạng trội.
+ Tính trạng nào = 1/4 là tính trạng lặn.
2.2. Xét tỉ lệ phân li đồng thời của hai tính trạng
Xác định mối quan hệ giữa các tính trạng.

Thấy F2: 9/16 vàng, trơn = 3/4 vàng x 3/4 trơn
3/16 vàng, nhăn = 3/4 vàng x 1/4 nhăn
3/16 xanh, trơn = 1/4 xanh x 3/ 4 trơn
1/16 xanh, nhăn = 1/4 xanh x 1/4 nhăn.
- Như vậy, tỉ lệ một loại kiểu hình nào đó/F2 = tích xác suất của các tính trạng hợp
thành nó.
* Kết luận: Hai cặp tính trạng di truyền độc lập, không phụ thuộc vào nhau là do 2
cặp nhân tố di truyền quy định hai cặp tính trạng phân li độc lập với nhau trong quá trình tạo
giao tử
3. Cơ sở tế bào học
* Theo quan niệm hiện đại
Gen A: vàng:

Cặp NST số 1

Gen a: xanh
Gen B: trơn

Cặp NST số 2

Gen b: nhăn
* Sơ đồ lai:
P (t/c):
GP:

AABB

GF1:

aabb


AB

ab

F1:
F1 x F1 :

x
AaBb

AaBb
AB, Ab, aB, ab

x

AaBb
AB, Ab, aB, ab


F2:
1AABB : 2AaBB: 1aaBB
2AABb : 4AaBb : 2 aaBb
1 AAbb : 2 Aabb: 1 aabb
4 kiểu hình = ( 3 vàng : 1 xanh ) x ( 3 trơn : 1 nhăn)
* Lưu ý:
- Mỗi thể đồng hợp 1/16
- Mỗi thể dị hợp 1 cặp là 1/16
- Mỗi thể dị hợp hai cặp là 4/16.
* Kết luận:

- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân và sự tổ hợp
ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh là cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc
lập.
4. Nội dung của quy luật phân li độc lập
- Sự di truyền của các cặp tính trạng độc lập không phụ thuộc vào nhau là do các gen
quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do
với nhau
* Điều kiện nghiệm đúng
- Mỗi tính trạng do một cặp gen quy định.
- Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
- Quá trình giảm phân bình thường.
- Khả năng thụ tinh của các giao tử và sức sống của các loại hợp tử là ngang nhau.
* Ý nghĩa:
- Làm xuất hiện biến dị tổ hợp - cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa
và chọn giống.
- Là cơ sở dự đoán được tỉ lệ phân li kiểu hình ở các phép lai

có tính quy luật.

IV. Một số điều lưu ý khi làm bài tập di truyền
- Cần đọc kĩ đề bài:
- Tóm tắt lại các thông tin dưới dạng sơ đồ lai: Viết lại đề bài dưới dạng sơ đồ lai để
biết xem kiểu hình và kiểu gen nào đã được xác định, kiểu gen nào chưa biết cần phải xác
định.


- Xác định tính trạng trội, lặn hoàn toàn hay trội lặn không hoàn toàn: Ta có thể xác
định được tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn theo hai cách sau:
Cách 1: Dựa vào kiểu hình ở đời con. Nếu lai hai cá thể thuần chủng mà cho đời con
F1 đều có chung một loại kiểu hình đó là trội, còn kiểu hình không được biểu hiện ở F 1 là

lặn.
Cách 2: Dựa vào sự phân li kiểu hình. Nếu cả bố và mẹ đều có cùng kiểu hình nhưng
đời con lại có sự phân li kiểu hình 3 : 1 thì kiểu hình biểu hiện ở 3/4 số cá thể con là kiểu
hình trội, kiểu hình còn lại là kiểu hình lặn.
Để xác định tính trạng trội không hoàn toàn, ta có thể dựa vào kết quả lai giữa hai bố
mẹ thuần chủng. Nếu đời F1 cho toàn kiểu hình khác cả bố lẫn mẹ thì tính trạng đó là tính
trạng trội không hoàn toàn. Hoặc dựa vào kết quả lai F1 với F1 cho ra tỉ lệ phân li kiểu hình ở
F2 là 1 : 2 : 1 thay vì 3 : 1 thì cũng có thể kết luận tính trạng đó là tính trạng trội không hoàn
toàn.
- Xác định các gen phân li độc lập: Trong trường hợp đề bài đề cập phép lai nhiều
tính trạng, ngoài việc xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn, cần xác định các
tính trạng đó có di truyền một cách độc lập với nhau hay di truyền liên kết. Nói một cách
khác, ta cần xác định xem hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng có nằm trên hai cặp NST
tương đồng khác nhau hay chúng nằm trên cùng một cặp NST. Để xác định hai cặp tính
trạng có di truyền độc lập với nhau hay không ta chỉ cần kiểm tra xem tỉ lệ phân li kiểu hình
đồng thời của hai cặp tính trạng có bằng tích tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng
riêng rẽ hay không.
Ví dụ: Nếu cả hai bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử AaBb (hoa đỏ, hạt trơn ) x AaBb
(hoa đỏ, hạt trơn) cho ra đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình 9 hoa đỏ, hạt trơn : 3 hoa đỏ, hạt
nhăn : 3 hoa trắng, hạt trơn : 1 hoa trắng, hạt nhăn thì hai cặp tính trạng màu hoa và hình
dạng hạt di truyền độc lập với nhau vì tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1= (3 đỏ : 1 trắng) x ( 3 đỏ : 1 trắng).
Ta cũng có thể xác định qua phép lai phân tích. Ví dụ lai cây hoa đỏ, hạt trơn (AaBb)
với cây hoa trắng hạt nhăn (aabb). Nếu kết quả đời con cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 1 đỏ, trơn :
1 đỏ, nhăn : 1 trắng, trơn : 1 trắng, nhăn thì hai cặp tính trạng phân li độc lập vì tỉ lệ 1 : 1 :
1 : 1 = (1 đỏ : 1 trắng ) x (1 trơn : 1 trắng).
- Viết sơ đồ lai
IV. Câu hỏi
Câu 1: Nêu các đặc điểm về phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden



Menden đã dùng phương pháp lai giống và phương pháp phân tích di truyền của giống lai
khi lai giữa các dạng bố mẹ thuần chủng khác nhau vè các cặp tính trạng tương phản để theo
dõi sự xuất hiện các tính trạng, phân tích sự di truyền tính trạng đã chọn lọc ở các thế hệ sau
- Các phương pháp trên có nội dung và đặc điểm sau:
+ Chọn đối tượng nghiên cứu
+ Chọn dòng thuần chủng về các tính trạng nghiên cứu bằng cách cho tự thụ phấn liên tục ở
thực vật, còn giao phối cận huyết liên tiếp qua nhiều thế hệ ở động vật.
+ Phân tích tính di truyền rất phức tạp của sinh vật . Nghiên cứu nhiều tính trạng khác nhau
của đậu
+ Đối với mỗi thí nghiệm, lặp đi lặp lại nhiều lần và trên nhiều đối tượng khác nhau.
+ Ông sử dụng phép lai thuận nghịch để thay đổi vai trò làm bố mẹ.
+ Các thí nghiệm được tiến hành qua nhiều thế hệ và số lượng cá thể thu được trong mỗi
thế hệ là số lượng lớn.
+ Menden dùng toán thống kê để xử lí số liệu thu được trong thí nghiệm rồi đúc kết thành
xu hướng biểu hiện các tính trạng qua các thế hệ bằng các định luật.
+ Đặc biệt, Menden dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen của những cá thể mang
kiểu hình trội ở các cá thể lai.
Câu 2: Vì sao nói phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden là phương pháp độc
đáo?
- Chọn đối tượng thí nghiệm là đậu Hà Lan: + Tự thụ phấn nghiêm ngặt.
+ Dễ tạo dòng thuần.
+ Thời gian sinh trưởng ngắn.
+ Có nhiều tính trạng tương phản dẫn đến dễ
theo dõi kết quả.
- Phương pháp phân tích cơ thể lai: + Tạo các cơ thể thuần chủng.
+ Lai các cơ thể thuần chủng đối lập nhau về từng cặp
tính trạng tương phản.
+ Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính
trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng thống kê toán học phân tích số liệu thu được,

rút ra quy luật di truyền.


+ Việc tìm ra phép lai phân tích để kiểm tra tính thuần
chủng của giống lai cũng là điểm đặc biệt trong phương pháp của Menden.
Câu 3: Nội dung của quy luật phân li. Điều kiện nghiệm đúng. Cơ sở tế bào học.
Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di
truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Cơ sở tế bào học:
+ Trong tế bào lưỡng bội (2n), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên các gen trên
chúng cũng tồn tại thành cặp tương đồng.
+ Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nhờ sự phân li của NST hình thành bộ NST đơn
bội (n) nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST của cặp NST.
+ Qua quá trình thụ tinh, nhờ sự tổ hợp giao tử n, phục hồi các cặp NST tương đồng trong
các hợp tử, bội NST sẽ trở lại dạng lưỡng bội.
Vậy sự phân li và tổ hợp của các NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh sẽ dẫn đến sự
phân li và tổ hợp của các gen trong cặp alen.
Như vậy, sự phân li của cặp NST tương đồng trong quá trình hình thành giao tử và sự tổ hợp
tự do của chúng trong quá trình thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của hai gen trong cặp
alen
Điều kiện nghiệm đúng
- Thế hệ xuất phát phải thuần chủng, khác nhau về các tính trạng tương phản.
- Gen quy định tính trạng nằm trong nhân và trên NST thường.
- Mỗi gen quy định tính trạng trội, lặn hoàn toàn.
- Tính trạng đang xét phải mang tính di truyền bền vững, không bị thay đổi khi môi trường
sống biến đổi.
- Số lượng cá thể thu được trong phép lai phải lớn.
- Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không xảy ra đột biến.
- Khả năng sống và phát triển của các cá thể trong thí nghiệm là như nhau.
Ý nghĩa

- Trong thực tiễn, khi lai các giống khác nhau sẽ tập trung các tính trạng trội có lợi của bố
hoặc mẹ cho cơ thể lai F1 biểu hiện ưu thế lai, mang các đặc điểm tốt hơn cả bố mẹ.
- Cơ sở để giải thích hiện tượng thoái hóa giống do giao phối gần.


- Trong chăn nuôi và trồng trọt, ngay ở F2, người ta có thể chọn những cá thể mang tính
trạng tốt, loại bỏ những cá thể mang tính trạng xấu và dùng phép lai phân tích để chọn lọc
những cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen AA để nhân giống thuần chủng.
- Dùng cá thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội trong
phép lai phân tích.
Câu 4: Nội dung quy luật phân li độc lập. Điều kiện nghiệm đúng. Ý nghĩa.
Nội dung: Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) phân li độc lập với nhau trong quá trình phát
sinh giao tử.
Cơ sở tế bào học: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong quá
trình giảm phân và thụ tinh dẫn đến phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.
Điều kiện nghiệm đúng:
- Các cặp gen quy định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương
đồng khác nhau.
- Các cặp gen tác động riêng rẽ nên sự hình thành tính trạng.
Ý nghĩa:
- Làm tăng biến dị tổ hợp, nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, giải thích sự đa
dạng của sinh vật.
Câu 5: Việc sử dụng cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu di truyền có ưu điểm
gì?
- Tự thụ phấn nghiêm ngặt nên dễ tạo dòng thuần chủng.
- Dễ tiến hành lai giữa các cặp bố mẹ theo mong muốn. Nếu các cá thể giao phối ngẫu nhiên
không tự thụ phấn thì khó có thể ngăn cản sự phát tán hạt phấn giữa các cá thể làm cho các
phép lai không có kết quả chính xác.
Câu 6: Thế nào là cơ thể dị hợp? Cơ thể dị hợp được sinh ra bằng cách nào?
- Cơ thể mang cặp gen dị hợp. Cặp gen gồm các alen khác nhau.

- Cơ thể dị hợp được sinh ra bằng 2 cách:
+ Tiến hành phép lai giữa 2 cơ thể thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
+ Tiến hành gây đột biến các cá thể thuần chủng sẽ làm phát sinh dạng dị hợp.
Câu 7: Tại sao nhân tố di truyền lại tồn tại thành từng cặp? Tại sao mỗi giao tử chỉ có
một nhân tố di truyền?


- Nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp là do: Nhân tố di truyền nằm trên NST. Trong tế
bào lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên nhân tố di truyền tồn tại thành
từng cặp.
- Mỗi giao tử chỉ có một nhân tố di truyền là vì: NST tồn tại thành cặp, khi giảm phân mỗi
NST trong cặp phân li về một giao tử (mỗi giao tử chỉ có 1 NST của cặp) nên mỗi giao tử
chỉ có một nhân tố di truyền của cặp nhân tố di truyền.
Câu 8: Trong trường hợp nào nhân tố di truyền không tồn tại thành cặp? Trong
trường hợp nào không tạo ra giao tử thuần khiết?
- Nhân tố di truyền chỉ tồn tại thành cặp khi nhân tố di truyền đó nằm trên NST và NST tồn
tại thành cặp tương đồng.
+ Nếu nhân tố di truyền không nằm trên NST thì nhân tố di truyền đó không tồn tại thành
từng cặp.
+ Nếu nhân tố di truyền nằm trên NST nhưng NST lại không tồn tại thành từng cặp (loài
đơn bội, tam bội) thì nhân tố di truyền không tồn tại thành cặp.
- Giao tử thuần khiết là giao tử mang nhân tố di truyền có bản chất như ở thế hệ P.
- Khi phát sinh đột biến gen thì sẽ không tạo ra giao tử thuần khiết. Nguyên nhân là vì đột
biến gen làm thay đổi cấu trúc và chức năng của gen (nhân tố di truyền) dẫn đến tạo các
giao tử mang gen khác với gen của bố mẹ.
Câu 9: Lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích
- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội (chưa biết kiểu gen) với cơ thể
mang tính trạng lặn.
- Mục đích: nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
+ Nếu ở đời con có 100% cá thể mang tính trạng trội thì sẽ có kiểu gen đồng hợp.

+ Nếu ở đời con có tỉ lệ 1 trội : 1 lặn thì sẽ có kiểu gen dị hợp.
Câu 10: Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào để xác
định một cơ thể có kiểu hình trội đồng hợp hay dị hợp?
- Cho cơ thể đó tự thụ phấn
+ Nếu kết quả thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp.
+ Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ phân tính 3 : 1 thì cơ thể đem lai là dị hợp
Câu 11: Biến dị tổ hợp là gì? Vì sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị lại phong phú
hơn so với các loài sinh sản vô tính?


- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P trong quá trình sinh sản, làm xuất hiện
kiểu hình khác P.
- Nguyên nhân: + Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau nên trong quá
trình giảm phân và thụ tinh, khi các cặp NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do sẽ
dẫn đến các cặp gen cũng sẽ phân li độc lập và tổ hợp tự do.
+Như vậy, sẽ làm tăng tính đa dạng của giao tử và hợp tử.
- Ý nghĩa: + Giải thích tính đa dạng của loài, sự khác nhau giữa con cháu với nhau và với
ông bà, bố mẹ.
+ Các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn lọc các
giống tốt và là nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên, thúc đẩy loài tiến hóa.
- Ở những loài sinh sản hữu tính, biến dị phong phú vì:
+ Do có sự phân li và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo
ra nhiều loại hợp tử.
+ Các giao tử này được tổ hợp lại khi thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất
hiện biến dị tổ hợp.
- Ở những loài sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ
tinh. Cơ thể con được hình thành từ một phần hay 1 nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên
phân nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.
Câu 12: Dòng thuần chủng là gì? Phương pháp kiểm tra dòng thuần chủng?
Một tập hợp gồm các cá thể có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen được

gọi là dòng thuần chủng.
Có 2 cách để kiểm tra độ thuần chủng của giống:
+ Cho các cá thể trong dòng tự thụ phấn hoặc lai với nhau.
+ Cho các cá thể trong dòng lai phân tích.
Câu 13: Phân biệt trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn? Cho ví dụ minh họa.
- Trội hoàn toàn là hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn, dẫn đến thể dị hợp biểu hiện
kiểu hình trội, còn F2 có tỉ lệ phân tính 3 trội : 1 lặn.
- Trội không hoàn toàn là hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn, dẫn đến thể dị hợp
biểu hiện kiểu hình trung gian giữa tính trạng trội và tính trạng lặn, ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là
1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
Câu 14: So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn trong phép lai 1 cặp tính trạng
ở đời con F1 và F2


+ Giống nhau:
- Cơ sở : đều có hiện tượng gen trội lấn át gen lặn
- Cơ chế: quá trình di truyền của tính trạng đều dựa trên sự phân li của cặp gen trong quá
trình giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử.
- Kết quả:
+ Nếu P thuần chủng thì F1 đồng tính.
+ F1 đều mang cặp gen dị hợp.
+ F2 giống nhau về sự phân li kiểu gen.
+ Khác nhau
Trội hoàn toàn
- Gen trội át hoàn toàn gen lặn
- Kiểu hình F1 đồng tính biểu hiện giống
một bên bố hoặc mẹ.
- Cần sử dụng phép lai phân tích để xác
định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng
trội.


Trội không hoàn toàn
- Gen trội át không hoàn toàn gen lặn
- Kiểu hình F1 đồng tính biểu hiện tính
trạng trung gian giữa bố và mẹ.

- Không cần dùng phép lai phân tích vì
mỗi kiểu hình tương ứng với một kiểu
gen.
Nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau là
+ Giống nhau
- Gen quy định tính trạng đều nằm trên NST thường và trong nhân tế bào.
- Tính trạng được quy định bởi một cặp alen.
- Cặp alen gồm hai alen có vị trí tương ứng nhau trên NST tương đồng, phân li và tổ hợp
trong giảm phân và thụ tinh, dẫn đến cặp gen alen cũng phân li và tổ hợp trong giảm phân
và thụ tinh.
+ Trong cơ thể lưỡng bội, các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên alen ứng với nhau
thành từng cặp và có vị trị tương ứng nhau.
+ Trong quá trình thụ tinh, NST trong giao tử kết hợp từng cặp tương đồng, phục hồi cặp
NST tương đồng nên trong hợp tử alen đứng với nhau thành từng cặp.
+ Thế hệ xuất phát thuần chủng chỉ tạo ra một kiểu giao tử mang alen A hay a , F 1 dị hợp tử
Aa, tạo hai giao tử với tỉ lệ bằng nhau, F2 xuất hiện 4 kiểu tổ hợp giao tử gồm 3 kiểu gen là
1 AA : 2 Aa : 1aa.
+ Khác nhau
- Sự tương quan giữa hai alen cùng cặp có mức độ lấn át không giống nhau.



×