Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

ứng dụng phần mềm mapinfo trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất vườn quốc gia kirirom - campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN


BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAPINFO THÀNH LẬP
HỆ THỐNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
KHU VỰC DỰ KIẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG VƯỜN QUỐC GIA KIRIROM
TỈNH KAMPONG SPEU – CAMPUCHIA

SVTH:
MSSV:
LỚP:
KHOÁ:
NGÀNH:

NGUYỄN THÀNH ĐẶNG
04124013
DH04QL
2004 – 2008
Quản lý đất đai

– Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2008 –


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH

NGUYỄN THÀNH ĐẶNG

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAPINFO THÀNH LẬP
HỆ THỐNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
KHU VỰC DỰ KIẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG VƯỜN QUỐC GIA KIRIROM
TỈNH KAMPONG SPEU – CAMPUCHIA

GVHD: PHAN VĂN TỰ
(Khoa: QLĐĐ&BĐS - Trường: ĐH Nông Lâm TP.HCM)

Ký tên: ………………………………

-Tháng 7 năm 2008-

LỜI CẢM ƠN



Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ông bà, ba mẹ, là những người đã động viên
tinh thần rất lớn và luôn ở bên con từ khi bước chân vào đại học cho đến bây giờ.
Chân thành cảm ơn thầy Phan Văn Tự, thầy Hà Thúc Viên, thầy Ngô Minh Thụy
đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, anh, chị, đang làm việc tại Trung tâm
Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ địa chính đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ em rất

nhiều trong suốt thời gian thực tập.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh, Khoa
Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, cùng toàn thể quí thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức vô cùng quí giá để em bước vào cuộc sống.
Cảm ơn và chia vui đến toàn thể các bạn lớp Quản lý đất đai 30. Các bạn đã cùng
tôi đồng hành trong suốt 4 năm ngồi trên ghế giảng đường. Tôi mong các bạn sẽ luôn
thành công trong cuộc sống.

Đại học Nông Lâm Tp.HCM, tháng 7 năm 2008
NGUYỄN THÀNH ĐẶNG

TÓM TẮT


Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH ĐẶNG, niên khoá 2004 – 2008, Khoa
Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Đề tài: “Ứng dụng phần mềm Mapinfo thành lập hệ thống bản đồ quy hoạch sử
dụng đất và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 khu vực dự kiến sản xuất nông
nghiệp trong vườn quốc gia Kirirom, tỉnh Kampong Speu, Campuchia”.
Hội đồng hướng dẫn:
Thầy Phan Văn Tự (Hướng dẫn chính)
Thầy Hà Thúc Viên
Thầy Ngô Minh Thụy
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ địa
chính, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 04/2008 đến
08/2008. Đề tài đã bước đầu ứng dụng phần mềm Mapinfo thành lập hệ thống bản đồ
quy hoạch sử dụng đất. Với quá trình khảo sát, lấy mẫu thổ nhưỡng - nông hoá, phân
tích tổng hợp các chỉ tiêu thành lập bản đồ chuyên đề, đánh giá tiềm năng đất đai, tiến
hành phân vùng sử dụng đất và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 cho khu vực dự

kiến sản xuất nông nghiệp trong vườn quốc gia Kirirom, tỉnh Kampong Speu,
Campuchia.
Kết quả đạt được, xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai cùng tỷ lệ
1:2000 gồm:
Bản đồ nền
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008
Bản đồ đất – nông hoá
Bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai
Bản đồ phân vùng quy hoạch sử dụng đất.
Vườn quốc gia Kirirom có diện tích khoảng 34.000 ha là nơi có khí hậu mát mẽ,
trong lành. Trong đó khu vực dự án có quy mô khoảng 244 ha, chủ yếu là đất địa
thành là kết quả của quá trình phong hoá tại chổ của đá mẹ. Quá trình Ferralic là quá
trình hình thành đất chủ yếu tạo màu vàng đỏ là màu chủ đạo của đất khu vực này.
Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 khu vực dự kiến sản xuất nông nghiệp
trong vườn quốc gia Kirirom, diện tích đất đai được bố trí như sau:
Đất trồng rau màu, cây ngắn ngày 83,7479 ha.
Đất trồng hoa 17,2185 ha.
Đất trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm 62,2071 ha.
Chăn nuôi dưới tán rừng và thuần dưỡng động vật hoang dã 61,8886 ha.

MỤC LỤC


Trang tựa............................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Tóm tắt.............................................................................................................................iii
Mục lục.............................................................................................................................iv
Danh sách những chữ viết tắt.........................................................................................vii
Danh sách các bảng ......................................................................................................viii

Danh sách các hình, sơ đồ và biểu đồ..............................................................................ix

ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN...............................................................................................3
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐẾ NGHIÊN CỨU.............................................................3

I.1.1. Cơ sở khoa học...................................................................................................3
1. Khái quát về GIS..................................................................................................3
2. Các khái niệm liên quan đến đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai....................4
3. Khái quát về hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất.........................................5
4. Giới thiệu phần mềm Mapinfo.............................................................................8
I.1.2. Cơ sở pháp lý.....................................................................................................8
I.1.3. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................9
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..................................................................9
I.2.1. Khái quát về Vương quốc Campuchia...............................................................9
1. Địa lý Campuchia....................................................................................................9
2. Dân cư Campuchia..................................................................................................9
3. Kinh tế Campuchia................................................................................................10
I.2.2. Khái quát về vườn quốc gia Kirirom...............................................................12
1. Vị trí địa lý khu vực dự án..................................................................................12
2. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................13
3. Thực trạng kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng........................................................14
4. Quá trình canh tác và tập quán sử dụng đất.......................................................15
5. Hiện trạng sử dụng đất........................................................................................15
6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất................................................................15
I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN. .16
I.3.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................16
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................16
I.3.3. Các bước tiến hành...........................................................................................17


PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................18


II.1. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NỀN ĐỊA HÌNH..............................................................18
II.1.1. Mục tiêu..........................................................................................................18
II.1.2. Quy trình công nghệ ......................................................................................18
II.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu...................................................................................19
II.1.4. Kết quả đạt được.............................................................................................20
II.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT.....................................21
II.2.1. Mục tiêu..........................................................................................................21
II.2.2. Phương pháp tiến hành...................................................................................21
II.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu...................................................................................23
II.2.4. Các bước thực hiện.........................................................................................23
II.2.5. Kết quả xây dựng bản đồ HTSDĐ tỷ lệ 1:2000 khu vực nghiên cứu............27
II.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẤT TỶ LỆ 1:2000.........................................................28
II.3.1. Mục tiêu...........................................................................................................28
II.3.2. Khái quát quy trình công nghệ thành lập bản đồ đất – nông hoá..................28
II.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho bản đồ đất – nông hoá.......................................28
II.3.4. Các bước thực hiện.........................................................................................29
II.3.5. Kết quả............................................................................................................31
II.4. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI..........................................................34
II.4.1. Mục tiêu..........................................................................................................34
II.4.2. Qui trình công nghệ........................................................................................34
II.4.3. Xây dựng các bản đồ đơn tính........................................................................35
1. Bản đồ độ dốc.....................................................................................................35
2. Bản đồ tầng dày..................................................................................................36
3. Bản đồ tầng canh tác...........................................................................................36
4. Bản đồ khả năng tưới..........................................................................................37
5. Bản đồ kết von....................................................................................................37

II.4.4. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai........................................................38
II.4.5. Nhận xét chung về tài nguyên đất đai của khu vực nghiên cứu....................39
II.5. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI.....42
II.5.1. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất................................................................42
II.5.2. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất.......................................42
II.5.3. Xây dựng bản đồ thích nghi đất đai...............................................................47
1. Thiết kế CSDL....................................................................................................47
2. Kết quả xây dựng bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai........................47
II.6. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI....48
II.6.1. Thiết kế CSDL................................................................................................48
II.6.2. Định hướng sử dụng đất tại các tiểu vùng đến năm 2020.............................49
II.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢN ĐỒ
BẰNG PHẦN MỀM MAPINFO....................................................................................51


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ......................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


LUTs
QHSDĐĐ
GIS
HTTTĐL
BTNMT
HTSDĐ
FAO
CSDL

ĐVĐĐ
LQ
LR

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Land Use Types (Các loại hình sử dụng đất)
Quy hoạch sử dụng đất đai
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)
Hệ thống thông tin địa lý
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hiện trạng sử dụng đất
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc
Cơ sở dữ liệu
Đơn vị đất đai
Land Quality (Chất lượng đất đai)
Yêu cầu sử dụng đất (Land use Requirement)

DANH SÁCH CÁC BẢNG



Bảng 1.1: Một số phần mềm GIS
Bảng 1.2: Tỷ lệ bản đồ QHSDĐ theo quy định BTNMT
Bảng 1.3: Thống kê diện tích của các hồ
Bảng 2.1: Cấu trúc dữ liệu của bản đồ địa hình
Bảng 2.2: Cấu trúc dữ liệu của bản đồ HTSDĐ
Bảng 2.3: Các loại hình sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu
Bảng 2.4: Cấu trúc dữ liệu của bản đồ đất
Bảng 2.5. Kí hiệu thổ nhưỡng
Bảng 2.6: Kí hiệu nông hoá
Bảng 2.7: Thống kê diện tích các loại đất theo bản đồ đất – nông hoá
Bảng 2.8: Thống kê diện tích đất đai theo cấp độ dốc của khu vực
Bảng 2.9: Thống kê đất đai theo tầng dày
Bảng 2.10: Thống kê diện tích theo tầng canh tác
Bảng 2.11: Thống kê diện tích đất đai theo khả năng tưới
Bảng 2.12: Thống kê diện tích theo kết von
Bảng 2.13: Thống kê các đơn vị đất của bản đồ đơn vị đất đai
Bảng 2.14: Mô tả các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bảng 2.15: Yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất (LUTs)
Bảng 2.16: Đánh giá khả năng thích nghi của các LUT đối với từng đơn vị đất đai
Bảng 2.17: Cấu trúc dữ liệu của bản đồ thích nghi đất đai
Bảng 2.18: Cấu trúc dữ liệu bản đồ phân vùng QHSDĐĐ
Bảng 2.19: Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng quy hoạch sử dụng đất của khu vực
dự án chia thành 5 tiểu vùng
Bảng 2.20: Phân bố đất đai theo các giai đoạn quy hoạch


DANH SÁCH CÁC HÌNH – SƠ ĐỒ – BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 :
Hình 1.2 :

Hình 2.1 :
Hình 2.2 :
Hình 2.3 :
Hình 2.4 :
Hình 2.5 :
Hình 2.6 :
Hình 2.7 :
Hình 2.8 :
Hình 2.9 :
Hình 2.10 :
Hình 2.11 :
Hình 2.12 :
Hình 2.13 :
Hình 2.14 :
Hình 2.15 :

Sơ đồ vị trí quốc gia Campuchia
Sơ đồ vị trí khu vực dự án
Hộp thoại import bản đồ
Bản đồ nền địa hình
Khoanh vẽ các ranh giới sử dụng đất
Hộp thoại thông tin thuộc tính
Lớp giao thông, thủy văn
Hộp thoại cập nhật diện tích
Lớp chú dẫn bản đồ HTSDĐ
Hộp thoại tạo bản đồ chuyên đề
Hộp thoại phối màu
Khoanh vẽ các contour đất
Xây dựng cấu trúc dữ liệu của bản đồ đất
Hộp thoại nhập dữ liệu thuộc tính cho từng contour

Hệ thống kí hiệu thổ nhưỡng nông hóa
Vị trí các kí hiệu thổ nhưỡng nông hóa trên bản đồ
Hộp thoại cập nhật thuộc tính

Sơ đồ 1
Sơ đồ 2
Sơ đồ 3
Sơ đồ 4
Sơ đồ 5

Hệ thống bản đồ QHSDĐ
Quy trình công nghệ thành lập bản đồ nền địa hình
Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ HTSDĐ
Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ đất – nông hóa
Chồng xếp các loại bản đồ đơn tính

:
:
:
:
:

Biểu đồ 2.1 : Hiện trạng sử dụng đất
Biểu đồ 2.2 : Thành phần cơ giới của đất Ferralic hình thành trên sản phẩm dốc
có hoạt tính chua
Biểu đồ 2.3 : Thành phần cơ giới của đất Ferralic vàng đỏ hình thành trên sa thạch đã
có sự khai phá của con người
Biểu đồ 2.4 : Thành phần cơ giới của đất Ferralic vàng đỏ có tích mùn hình thành trên
đá sa thạch


ĐẶT VẤN ĐỀ


Đã từ lâu con người đã biết dựa vào đất đai, sử dụng, cải tạo đất đai nhằm phục vụ
cho nhu cầu của mình. Nhưng đất đai thì có hạn mà nhu cầu của con người ngày càng
gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế thị trường, giá trị của đất đai ngày càng cao.
Vì thế mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều có chiến lược sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả
và ngày nay những nội dung đó được cụ thể hoá trong việc quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất đai.
Quy hoạch tạo ra những điều kiện lãnh thổ để tổ chức và sử dụng đất đai hợp lý,
hiệu quả nhằm xây dựng cơ sở vững chắc cho công tác kế hoạch hóa nền kinh tế quốc
dân. Bên cạnh đó quy hoạch sử dụng đất là công cụ giúp nhà nước quản lý, đưa ra
những chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp với từng khu vực và từng thời kỳ.
Sự ra đời và phát triển một cách “bùng nổ” của công nghệ thông tin đã đem lại
nhiều tiến bộ mới trong lịch sử loài người. Đặc biệt hệ thống thông tin địa lý (GIS) với
khả năng lưu trữ, phân tích không gian, mô hình hoá nhiều loại dữ liệu, trong đó bao
gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Chính vì vậy GIS nhanh chóng được ưa
chuộng và ứng dụng rộng rãi, trở thành công cụ hỗ trợ không thể thiếu của các nhà
quản lý đất đai. Công nghệ này đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong quá trình
xây dựng các loại bản đồ phục vụ cho công tác lập quy hoạch cũng như hỗ trợ đưa ra
phương án hay điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ).
Để công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được khách quan và đi vào triển khai
thực tế, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin và nhất là ứng dụng các phần mềm GIS
để thành lập hệ thống bản đồ là cần thiết. Hệ thống bản đồ QHSDĐĐ là một bộ phận
quan trọng của công tác quy hoạch, nó vừa là công cụ của các nhà quản lý và các nhà
quy hoạch vừa là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài. Mapinfo là một trong
những phần mềm GIS có khả năng xử lý và biên tập và truy xuất bản đồ. Đặc biệt
Mapinfo rất hiệu quả trong việc tạo ra những bản đồ chuyên đề từ các lớp dữ liệu đã
có, đây là chức năng mạnh của Mapinfo.
Campuchia là một quốc gia với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tuy

nhiên trong những năm gần đây tốc độ phát triển của các ngành khác tăng nhanh, cơ
cấu đóng góp vào GDP tăng lên, đã tạo sức ép rất lớn đến quỹ đất sản xuất nông
nghiệp. Hiện nay, trên thế giới luôn xảy ra nhiều thiên tai, bão lụt đã ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình sản xuất nông nghiệp, nên chính sách an ninh lương thực luôn được các
quốc gia đặt lên hàng đầu. Khu vực dự án có quy mô diện tích 244 ha nằm trong
khuôn viên của vườn quốc gia Kirirom, là khu vực có vị trí thuận lợi phát triển nông
nghiệp phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và vùng lân cận.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu
thực tế của địa phương, đồng thời được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai và Bất
động sản sinh viên thực hiện đề tài: “Ứng dụng phần mềm MapInfo thành lập
hệ thống bản đồ quy hoạch sử dụng đất và dịnh hướng sử dụng đất đến năm 2020
khu vực dự kiến sản xuất nông nghiệp trong vườn quốc gia Kirirom, tỉnh
Kampong Speu, vương quốc Campuchia”.

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU


1. MỤC ĐÍCH
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ GIS trên cơ sở ứng dụng phần mềm MapInfo tiến
hành xây dựng hệ thống bản đồ QHSDĐĐ cùng tỷ lệ 1:2000 bao gồm:
1. Bản đồ nền địa hình.
2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008.
3. Bản đồ đất.
4. Bản đồ đơn vị đất đai.
5. Bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai.
6. Bản đồ phân vùng quy hoạch sử dụng đất đai.
Trên cơ sở đó phân bố sử dụng đất đai cho mục đích sản xuất nông nghiệp của
vùng nghiên cứu.
2. YÊU CẦU
- Điều tra, khảo sát, thu thập, phân tích thông tin phải chính xác, có độ tin cậy cao.

- Hệ thống bản đồ phải đáp ứng được yêu cầu sau:
+ Cơ sở dữ liệu (CSDL) đầu vào phải chuẩn và thống nhất.
+ CSDL phải được tổ chức, thiết kế, lưu trữ có cơ chế liên kết tốt, đảm bảo
khả năng truy cập.
+ Đảm bảo cơ sở toán học theo quy định hiện hành.
- Đưa ra được kết quả đáp ứng với mục đích đã đề ra và mang tính khả thi cao.
- Phân bổ đất đai phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện tại và trong tương lai,
đồng thời phải bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Toàn bộ khu vực dự án với diện tích 244 ha.
Các quy luật biến đổi điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi
trường có liên quan đến việc sử dụng đất.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vùng nghiên cứu được xác định với diện tích khoảng 244 ha nằm trong vườn quốc
gia Kirirom thuộc tỉnh Kampong Speu, Campuchia.
Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ địa
chính, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 04/2008 đến
tháng 08/2008.

PHẦN I: TỔNG QUAN


I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Khái quát về GIS
Khái niệm GIS
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về GIS nhưng
định nghĩa tổng quát sau đây thường được sử dụng.

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức của phần cứng, phần
mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử
dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. Mục đích đầu tiên của
GIS là xử lý không gian, hay các thông tin liên quan đến địa lý.
Các thành phần cơ bản của GIS:
Một hệ thống thông tin địa lý gồm 5 thành phần cơ bản với những chức năng rõ
ràng. Bao gồm: Phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và quy trình. Các
thành phần: cơ sở dữ liệu, con người và quy trình còn được gọi là thành phần về vấn
đề tổ chức.
Phần cứng:
Bàn số hóa: Là thiết bị dùng để nhập dữ liệu, mà nguồn gốc dữ liệu từ bản đồ giấy,
chuyển đổi thông tin ở dạng giấy thành dạng số (dạng vector) và được đưa vào máy
tính.
Máy vẽ (hiện nay là máy in) và thiết bị hiển thị trên màn hình dùng để biểu diễn
những tính toán trên máy tính lên trên giấy hay màn hình.
Máy quét ảnh: Là thiết bị dùng để chuyển thông tin từ bản đồ giấy hay các dạng
công nghệ khác như ảnh hàng không, viễn thám,... thành dạng dữ liệu số (dạng raster)
và được đưa vào máy tính.
Máy tính: Dùng để làm môi trường ứng dụng cho các phần mềm chuyên dụng
trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ GIS, là thiết bị dùng làm chức năng lưu trữ thông
tin.
Bên cạnh đó, còn có các phần cứng chuyên dụng khác như máy đo trắc địa, thiết bị
định vị toàn cầu (GPS),...
Phần mềm:
• Lưu trữ và quản lý dữ liệu
• Xuất và thể hiện dữ liệu
• Biến đổi dữ liệu
• Tra xét với người sử dụng.
Cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu là yếu tố quan trọng của hệ thống, đó là tập hợp các bản đồ và các

thông tin liên quan đến dạng số bao gồm hai loại dữ liệu: Dữ liệu không gian và dữ
liệu phi không gian.
Dữ liệu không gian là dữ liệu mô tả vị trí, hình dạng, kích thước của đối tượng tự
nhiên, kinh tế - xã hội. Dữ liệu không gian trả lời câu hỏi “Nó ở đâu?”.


Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính): là dữ liệu mô tả các đặc điểm, đặc tính
của đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các đặc tính có thể là định tính hoặc định
lượng. Dữ liệu thuộc tính trả lời câu hỏi “Nó là cái gì?”.
Con người:
Là yếu tố quyết định đến sự thành công trong quá trình kiến tạo hệ thống và tính
hữu hiệu của hệ thống trong công tác và vận hành.
Quy trình:
Đó là khả năng tổ chức, sắp xếp phù hợp, đó là những quy định rõ ràng về quản lý
hệ thống, thu thập dữ liệu, số liệu các lĩnh vực ứng dụng.
Khái quát về các phần mềm GIS
GIS được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, cho phép tiếp cận, cập
nhật lưu trữ, truy xuất, hiển thị và phân tích dữ liệu trên máy tính số.
Bảng 1.1: Một số phần mềm GIS
Tên phần mềm

Nguồn gốc

Loại dữ liệu

PCRASTER

Netherland

Raster


IDRISI

Clark Oniv. USA

Raster

ILWIS

Netherland

Raster

MAP/INFO

USA

Vector

ARC/INFO

USA

Vector

ARCVIEW

USA

Vector


PAMAPGIS

Canada

Vector + Raster

SPANS

Canada

Vector + Raster

GENAMAP

USA

Vector + Raster

ISGOGIS

India

Vector

WINGIS

USA

Vector


MAP II

USA

Raster

2. Các khái niệm liên quan đến đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai
Đất:
Đất là lớp vỏ tơi xốp trên bề mặt của quả đất và được xác định ở độ sâu khoảng 2m
trở lại so với bề mặt của vỏ quả đất, có quá trình hình thành lâu đời và là kết quả tác
động tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, tuổi địa phương, con
người.
Đất đai:
Đất đai là một vùng không gian đặc trưng được xác định và vùng không gian đặc
trưng này bao gồm: thổ quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển và khí quyển
được xác định trong vùng đặc trưng đó. Đất đai bao gồm luôn cả hoạt động quản trị
của con người trong quá khứ, hiện tại và triển vọng trong tương lai.
Quy hoạch:


Quy hoạch là việc tập hợp tất cả các nguồn lực để đưa ra phương án cho tương lai
của một vùng.
Quy hoạch sử dụng đất đai:
 Theo Viện Tài nguyên – Môi trường đất Liên Xô:
Quy hoạch là hệ thống các biện pháp triển khai Luật sử dụng đất và sử dụng đất
toàn diện, có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất.
 Theo FAO:
Quy hoạch sử dụng đất là việc đánh giá có hệ thống về tiềm năng đất và nước, đưa
ra các phương án sử dụng đất và điều kiện kinh tế xã hội cần thiết nhằm lựa chọn và

chỉ ra một phương án lựa chọn tốt nhất.
 Ở Việt Nam:
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp về mặt pháp lý, kinh tế, kĩ thuật
của nhà nước nhằm phân bổ quỹ đất đai hợp lí, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi
trường, đáp ứng được định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu cho
đến năm định hình quy hoạch.
Quy hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý đối với chuyển mục đích sử dụng đất, công
tác giao thuê, và cho công tác bồi thường giải toả khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Khái quát về hệ thống bản đồ QHSDĐĐ
Bản đồ QHSDĐĐ là thành quả quan trọng nhất của công tác QHSDĐĐ, nó thể
hiện toàn bộ nội dung cũng như phương hướng của công tác quy hoạch. Thông qua đó
giúp cho nhà quy hoạch và vùng được quy hoạch dễ dàng nhận biết và là căn cứ để
điều tiết quá trình sử dụng đất một cách hiệu quả và tiết kiệm.
Hệ thống bản đồ QHSDĐĐ là tập hợp có hệ thống các loại bản đồ nền, bản đồ
chuyên đề để phục vụ và phản ánh kết quả của công tác QHSDĐĐ của một đơn vị
hành chính cụ thể. Nó thể hiện đầy đủ các ý tưởng cũng như dự kiến của nhà quy
hoạch.
Hệ thống bản đồ QHSDĐĐ tập trung đầy đủ các thông tin quan trọng trong công
tác quản lý và sử dụng đất đai, nó phản ánh đầy đủ các thông tin về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu ở thời điểm đang xây dựng và thời điểm đầu ra
của quy hoạch.
Hệ thống bản đồ QHSDĐĐ có vai trò quan trọng trong công tác quy hoạch – là tư
liệu thuận tiện cho quá trình triển khai công tác QHSDĐĐ đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất và cung cấp thông tin cho các mục đích,
cũng như sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình là thể loại bản đồ địa lý chung thể hiện rất chi tiết, đồng đều như
nhau ở tỷ lệ lớn. Các kiểu bản đồ địa hình ứng dụng để đo đạc tính toán, đo độ dài,
khoảng cách, xác định độ dốc, độ cao, thể tích, mặt cắt ngang, ... Bản đồ địa hình được
sử dụng rất phổ biến và hiệu quả trong các lĩnh vực điều tra cơ bản của nền kinh tế,

lĩnh vực an ninh quốc phòng và đặc biệt thường được sử dụng làm bản đồ nền trong
công tác thành lập các loại bản đồ chuyên đề.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là thể loại bản đồ chuyên đề được biên vẽ trên nền
bản đồ địa hình hay bản đồ địa chính, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện
tích các loại đất theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê đất
đai theo định kỳ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết cho
công tác quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các lĩnh vực có liên quan.
Bản đồ đất
Bản đồ đất là bản đồ chuyên đề thể hiện sự phân bố không gian của từng loại đất
các đặc tính của từng đơn vị đất liên quan đến những đặc tính tự nhiên và nhân tạo
chính yếu của bề mặt trái đất.
Khái niệm trên cho thấy một bản đồ đất phải thể hiện được những đặc tính riêng
biệt của đất như: độ dốc, độ dày tầng đất, ... hoặc những tính chất chung được kết hợp
với nhau từ hai đến nhiều yếu tố. Ngoài ra bản đồ đất còn cho thấy những chất lượng
của đất như: độ phì nhiêu, khả năng xói mòn hoặc những tính chất về nguồn gốc phát
sinh.
Bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn vị đất đai là thể loại bản đồ chuyên đề, cung cấp thông tin về chất
lượng đất đai làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng thích nghi đất đai. Bản đồ đơn vị
đất đai được thành lập trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính bằng công nghệ
GIS hay bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên dù bằng phương pháp nào thì cũng
phải thể hiện được chất lượng của đất.
Bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai (Bản đồ tiềm năng đất đai)
Bản đồ đánh giá khả năng thích nghi đất đai là bản đồ được thành lập thông qua kết
quả đánh giá khả năng thích nghi đất đối với các loại hình sử dụng đất (LUTs) được
chọn, mỗi đơn vị đất đai tương ứng với một đơn vị đã được chọn thích hợp nhất.
Bản đồ QHSDĐĐ

Bản đồ QHSDĐĐ là bản đồ thành quả quan trọng nhất của công tác QHSDĐĐ, nó
phản ánh toàn bộ nội dung sử dụng đất trong tương lai, là tài liệu pháp lý quan trọng
trong công tác lập QHSDĐĐ theo phương án quy hoạch đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt và có liên hệ chặt chẽ với bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Hệ thống bản đồ phản ánh được nguồn lực, hiện trạng, những kết quả của quy
hoạch, làm cơ sở cho công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài có thể khái quát hệ thống bản đồ QHSDĐĐ
bằng sơ đồ sau:


Bản đồ nền
(Bản đồ địa hình)


đất


độ dốc


tầng dày

BĐ tầng
canh tác


kết von

BĐ khả
năng tưới


BĐ hiện
trạng sử
dụng đất

BĐ đơn vị đất đai

BĐ thích
nghi đất đai

Tiềm năng
đất đai


QHSDĐ
Sơ đồ 1: Hệ thống bản đồ QHSDĐ
Hệ thống bản đồ QHSDĐĐ có cùng tỷ lệ và theo quy định của Bộ Tài nguyên và
Môi trường thì được thành lập với các tỷ lệ sau:
Bảng 1.2: Tỷ lệ bản đồ QHSDĐ theo quy định BTNMT
Đơn vị hành chính

Xã, khu kinh tế,
khu công nghệ cao

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Quy mô diện tích (ha)


Tỷ lệ

<150

1:1.000

150 – 300

1:2.000

300 – 2.000

1:5.000

>2.000

1:10.000

<2.000

1:5.000

2.000 – 10.000

1:10.000

>10.000

1:25.000


<130.000

1:25.000

130.000 – 500.000

1:50.000

>500.000

1:100.000

Vùng

1:25.000

Cả nước

1:1.000.000


Khu vực dự án đang đề cập đến có quy mô diện tích 244 ha, với mục tiêu sản xuất
nông nghiệp nên đề tài đã chọn tỷ lệ 1:2000 để thành lập hệ thống bản đồ QHSDĐ.
4. Giới thiệu phần mềm Mapinfo
Mapinfo là một trong những phần mềm đồ họa thuộc họ GIS, Mapinfo được ứng
dụng rất hiệu quả trong việc biên tập và kết xuất bản đồ. Ngoài ra, Mapinfo còn cung
cấp những công cụ hiệu quả trong việc phân tích không gian như định vị một địa chỉ
trên bản đồ, chồng xếp các lớp dữ liệu, phân tích thống kê dữ liệu theo một tiêu chí
nhất định. Đặc biệt Mapinfo rất hiệu quả trong việc tạo ra những bản đồ chuyên đề từ
các lớp dữ liệu đã có, đây là chức năng mạnh của Mapinfo. Mapinfo còn có chức năng

số hoá tạo dữ liệu Vector.
MapInfo tổ chức tất cả các thông tin bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu phi
không gian dưới dạng bảng cơ sở dữ liệu. Các thông tin này liên kết với chặt chẽ với
nhau qua chỉ số ID được lưu giữ chung cho cả hai loại dữ liệu. Mỗi một lớp đối tượng
gồm một nhóm các file với phần đuôi mở rộng khác nhau.
Cơ cấu tổ chức thông tin các đối tượng địa lý được tổ chức theo các file sau
đây:
*.TAB: là file dữ liệu chính của Mapinfo có quan hệ trực tiếp với các file khác,
nó cũng là tên bảng dữ liệu của mapinfo. File này chúa các cột do người sử
dụng tạo ra hay thường gọi là thuộc tính và các loại dữ liệu đường, vùng, điểm,
text.
*.DAT: File chứa thông tin về CSDL có liên quan đến thuộc tính của các đối
tượng địa lý trong Mapinfo.
*.MAP: File đồ họa chứa thông tin mô tả các đối tượng địa lý.
*.ID: File chứa thông tin liên kết các đối tượng địa lý (*.map) với thuộc tính
của nó (*.dat).
*.IND: File có vai trò sắp xếp các dữ liệu thuộc tính trong CSDL..
*.WOR: File quản lý chung (Lưu trữ tổng hợp các Table).
Các bản đồ trong máy tính được tổ chức và quản lý theo từng lớp đối tượng, mỗi
lớp được gọi là một TAB. Mỗi lớp thông tin chỉ thể hiện một đối tượng của bản đồ và
chúng được xếp chồng lên nhau.
Phần mềm MapInfo là một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một CSDL
địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ MapInfo có thể xây dựng
một HTTTĐL phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất của các tổ chức
kinh tế - xã hội, của các ngành và địa phương. Ngoài ra, phầm mềm MapInfo tương
đối gọn nhẹ và dễ sử dụng.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
1. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năn 1992.
2. Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành tháng 7/2004.
3. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi

hành Luật đất đai.
4. Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về hướng dẫn thống kê, kiểm
kê đất đai và xây dựng Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.


5. Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch - kế hoạch sử dụng
đất đai.
6. Quyết định 04/2005/ QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về việc ban hành quy trình
lập và điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Campuchia là quốc gia được xếp vào nhóm các nước có nền an ninh lương thực bị
đe doạ nghiêm trọng từ sự tăng giá lương thực toàn cầu. Đặc biệt nguồn rau quả tại các
thành phố lớn của Campuchia lại được cung cấp từ Thái Lan và Việt Nam. Vì thế việc
phát triển nguồn rau quả và thực phẩm bền vững là cần thiết.
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1. Khái quát về Vương quốc Campuchia
1. Địa lý Campuchia
Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về
phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên
giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo
Vịnh Thái Lan.
Campuchia được chia thành 24 đơn vị hành chính địa phương cấp một gồm 20 tỉnh
và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Các tỉnh được chia thành các huyện và huyện
đảo, còn các thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các quận. Dưới huyện là
các xã, và dưới quận là các phường. Phường và xã là cấp hành chính địa phương cuối
cùng ở Campuchia. Trong một xã có thể có một hoặc nhiều hơn một làng, nhưng làng
không phải là một cấp hành chính chính thức.
Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự
ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô

và tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho
trồng lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện
tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi
Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng Bắc - Nam về phía
đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao
độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.
Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38°C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới:
gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc
mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng
mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về
phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1,
tháng 2.
Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh
sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm
họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
2. Dân cư Campuchia
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer
và nói tiếng Khmer, là ngôn ngữ chính thức. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3%
dân số. Dân tộc Chăm, theo đạo Hồi là nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất. Các nhóm sắc


tộc thiểu số khác sống tại các khu vực miền núi và cao nguyên. Ở đây còn có rất nhiều
cư dân người Việt (khoảng 12%).
Phật giáo là tôn giáo chính thức. Các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo cũng đang
được du nhập vào.
Tiếng Pháp và Tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ
thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học.
Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Phần lớn trí thức mới của
Campuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kinh tế, văn hóa
ba nước Đông Dương.

3. Kinh tế Campuchia
Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời
kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị.
Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh.
Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm, đã có
những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%. Mặc dù bị
ngập lụt tràn lan, GDP tăng trưởng ở mức 5,0% trong năm 2000, 6,3% trong năm 2001
và 5,2% trong năm 2002. Trong 3 năm gần đây tốc độ tăng tưởng kinh tế của
Campuchia luôn đạt 2 con số và đặc biệt năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt 13,8%. Dự
báo năm 2008 tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 9,4%.
Du lịch là ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với số du
khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001 trước sự kiện khủng bố 11
tháng 9 năm 2001 tại Mỹ. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy nhưng sự
phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức
to lớn.
Campuchia đã gia nhập tổ chức Tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 13 tháng 10
năm 2004.
Đầu năm 2007, nhiều nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Đại
học Harvard và nhiều tổ chức uy tín khác trên thế giới được công bố: cho rằng
Campuchia có trữ lượng có thể lên đến 2 tỉ thùng dầu và 10.000 tỉ mét khối khí đốt.


Hình 1.1 : Sơ đồ vị trí quốc gia Campuchia


I.2.2. Khái quát về vườn quốc gia Kirirom
Vườn quốc gia Kirirom có quy mô diện tích 34.000 ha nằm trong vùng núi
Cardamom thuộc 2 tỉnh Kampong Speu, Koh Kong.Từ những năm 1960 vùng này là
nơi nghỉ dưỡng của vua Sihanouk do cảnh quan đẹp với rừng cây lá rộng, rừng hỗn
giao, đặc biệt rừng cây lá kim chỉ có ở vùng này, nhiều thác và hồ nước, khí hậu mát

mẽ mang tính chất cao nguyên, lượng mưa trung bình 2.000 mm/năm thuộc vùng có
lương mưa cao ở Campuchia. Thời Khmer đỏ vùng này bị chiến tranh tàn phá .Từ
năm 1990 Vườn quốc gia Kirirom mở cửa tiếp đón du khách tham quan nghĩ dưỡng và
là một trong những khu du lịch sinh thái gần Thủ đô Phnon Penh.
1. Vị trí khu vực dự án
Khu vực dự án có quy mô diện tích dự kiến 244 ha nằm trong Vườn quốc qia
Kirirom (34.000 ha), nằm về phía tây nam và cách Thủ đô Phnong Penh 100 km
đường chim bay. Đi đường bộ (150 km) từ Phnon Penh theo Quốc lộ 4 (nối Phnon
Penh với Sihanoukville) đi về tỉnh Kampong Speu, đến ngã ba T’ra Katung (132 km)
theo đường 46 đi Kirirom (18 km) đến khu vực dự án.

Hình 1.2: Sơ đồ vị trí khu vực dự án


2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình, địa mạo
Địa hình khá chia cắt, riêng khu vực ven 2 hồ nước có địa hình khá bằng phẳng.
Khu vực có độ dốc từ cấp I (0 – 3 0) – cấp IV (15 – 200), phổ biến độ dốc
cấp II (3 – 80) và cấp III (8 – 150). Nhìn chung khu vực dự án có dạng địa hình thung
lũng, trong đó ở địa hình trũng đã được xây dựng 3 hồ chứa nước.
b. Khí hậu
Khu vực dự án nằm trong một vùng có khí hậu đặc trưng mang tính chất cận nhiệt
đới do nằm trong vùng có độ cao trung bình từ 630 – 800 m. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 180C, nhiệt độ thấp nhất là 150C vào tháng một và cao nhất là 38 0C vào tháng
sáu.
Hàng năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng năm và kết thúc vào tháng
mười. Mưa tập trung vào tháng năm, sáu, chín và mười với lượng mưa trung bình là
2000 mm, lượng mưa thấp nhất là 1400 mm và cao nhất là 3000 mm. Mùa khô bắt đầu
từ tháng mười một năm trước đến tháng tư năm sau.
Lượng bốc hơi trung bình là 3,7 mm/ngày, thấp nhất là 1,2 mm/ngày và cao nhất là

5,1 mm/ngày và thường diễn ra vào các ngày của tháng hai, tháng ba và tháng tư.
Ẩm độ tương đối cao. Ẩm độ thấp nhất là khoảng 50% vào các ngày trong tháng
hai và cao nhất là 80% vào các ngày của tháng năm và tháng sáu.
Với điều kiện khí hậu như thế vùng dự án thích hợp cho việc phát triển các loại cây
trồng vật nuôi bán ôn đới.
c. Tài nguyên thiên nhiên - cảnh quan môi trường
Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai là một tài nguyên quý giá nhất của loài người, nhưng nó lại là
tài nguyên có giới hạn về không gian. Thực chất của việc quy hoạch sự dụng đất đai là
việc bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả.
Kết quả khảo sát đất bao gồm 16 phẫu diện chính trong đó có 3 phẫu chính có phân
tích cho thấy rằng khu vực dự án có đặc trưng:
Mẫu chất đá mẹ có thể chia làm 2 nhóm:
- Đá trầm tích: Chủ yếu là đá cuội kết, đá sa thạch bị phá huỷ tạo thành đất tại
chỗ, phân bố rộng khắp trong vùng.
- Mẫu chất dốc tụ: Các sản phẩm bị rữa trôi, xói mòn được tích tụ dưới chân đồi,
phân bố ven hồ nước.
Tài nguyên nước
Trong khu vực hiện có 3 hồ nước được xây dựng từ những năm 1960, có tổng diện
tích là 13,6509 ha, chênh lệch mức nước ngập giữa 2 mùa/năm là 1m có cống điều tiết
và có nước quanh năm, chênh lệch cao trình giữa hồ Thượng và hồ Hạ là 6,4m.
- Hồ thượng có diện tích 7,0389 ha, cao trình mép nước là 641m so với mực
nước biển, có độ sâu trung bình 5,6m với tổng dung tích 394.228,8m 3 nước. Hồ
được thiết kế với 2 cống xả. Đây là nguồn tích và dự trữ nước cho các hồ phía
dưới. Ngoài ra do chênh lệch về cao trình mép nước giữa hồ Thượng và hồ
Trung nên có thể khai thác thuỷ năng nhỏ.


-


-

Hồ Trung có diện tích là 1,3567 ha, đây là hồ có diện tích nhỏ nhất, có cao trình
mép nước 635m so với mực nước biển, có độ sâu trung bình 1m với dung tích
13.567m3 nước.
Hồ Hạ có diện tích 5,2553 ha, có cao trình mép nước 634,6m so với mực nước
biển, có độ sâu trung bình 2,5m với dung tích 131.382,5 m3 nước.
Bảng 1.3: Thống kê diện tích của các hồ
Tên hồ

Diện tích
(ha)

Dung tích
(m3)

Cao trình mép
nước (m)

Hồ Thượng

7,0389

641

394.288,8

Hồ Trung

1,3567


635

13.567,0

Hồ Hạ

5,2553

634,6

131.382,5

Tổng

13,6509

-

538.937,3

Kết quả phân tích các mẫu nước lấy từ 3 hồ trên cho thấy chất lượng nước đảm bảo
cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, trong một thời gian dài các hồ này không được
khai thác sử dụng cũng như di tu sửa chữa nên bị xuống cấp do các yếu tố tự nhiên,
quá trình bồi lắng do hiện tượng xói mòn rửa trôi diễn ra ở các khu vực đồi núi lân cận
và vùng thượng lưu.
Cảnh quan môi trường
Do trong vùng chỉ có một vài hộ dân sinh sống nên cảnh quan của khu vực chưa bị
tác động do các hoạt động sống của con người. Tuy nhiên đây là vùng nghỉ dưỡng
trước đây của cựu hoàng Sihanouk, nên một số vùng đã bị tác động như xây dựng

ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó cảnh quan được tạo bởi các hồ,
các đồi thông thấp, kết hợp với thời tiết mát mẻ, ôn hoà nên thuận lợi cho phát triển
sản xuất nông nghiệp.
3. Thực trạng kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng
Giao thông
Khá thuận lợi, đường trục chính của Vườn quốc gia Kirirom đã được nhựa hóa, từ
đường trục chính có đường nhánh cấp phối vào đến khu vực dự án khoảng 1km và hệ
thống đường mòn nội bộ ven 2 hồ nước, cách khu vực dự án khoảng 1km là khu du
lịch Thác Cham Kate (Thác vườn chè) được kết nối bằng đường cấp phối.
Nguồn điện
Khu vực dự án chưa có lưới điện quốc gia cũng như mạng lưới điện cục bộ. Đây là
những bất lợi cho việc bố trí sản xuất. Cần quan tâm tiềm năng thủy điện nhỏ giải
quyết yêu cầu năng lượng tại chỗ.
Lực lượng lao động
Gần Thác Cham Kate có phum nhỏ khoảng 25 – 30 nóc nhà sống trong vùng đệm
của Vườn quốc gia, chủ yếu sống bằng nghề rừng và dịch vụ du lịch. Cư dân vùng này
có thể là nguồn lao động tại chổ đáp ứng yêu cầu lao động của dự án.
4. Quá trình canh tác và tập quán sử dụng đất


Vườn quốc gia Kirirom có diện tích khoảng 34.000 ha nằm trong vùng núi
Cadarmom trước kia là khu nghĩ dưỡng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đến thời
kỳ Khmer đỏ vùng này đã bị chiến tranh tàn phá, phải mất một thời gian khôi phục.
Năm 1990 vườn quốc gia đã mở cửa tiếp đón du khách trở lại và hằng năm đã thu hút
một lượng lớn khách du lịch.
Thực vật: Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim, rừng lá kim (thông ba lá)
thuần loại phân bố ở độ cao trên 600 m, thực bì chỉ thị cho đất chua, khô hạn.
Cây trồng chính của khu vực dự án là chè shan ngoài ra còn có nông trại trồng hoa
nằm tiếp giáp hồ trên nhưng hiện nay đã bỏ hoang hóa.
Căn cứ vào địa hình, địa mạo hiện nay cho thấy quá trình canh tác trước kia chủ

yếu là sản xuất nông nghiệp với ruộng bậc thang.
5. Hiện trạng sử dụng đất
Vì đây là khu vực có ít dân cư sinh sống, nên phần lớn diện tích của dự án bị phủ
bởi rừng hỗn giao, rừng lá kim nguyên sinh. Một số khu vực đã xây dựng ruộng bậc
thang để trồng hoa màu vào những năm của thập niên 60, hiên nay đã bỏ hoang và bị
bao phủ bởi các cây bụi hoặc thông. Chỉ có một vài khu vực gần đường giao thông và
hồ có trồng hoa màu và cây ăn trái như mít, xoài.
6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến quá
trình sử dụng đất
Những thuận lợi
Phần lớn diện tích trong khu vực dự án là đất bằng, nằm dọc theo các hợp lưu của
hồ và các đồi thấp và trảng cỏ nên thuận lợi cho bố trí sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu thời tiết mang tính chất cận nhiệt đới, khá ôn hoà thuận lợi cho việc trồng
các loại cây trồng vật nuôi bán ôn đới và cận nhiệt đới.
Hiện nay, trong khu vực dự án chỉ có một vài hộ dân sinh sống ở khu vực ven hồ
Trung và hồ Hạ nên thuận lợi cho việc bố trí sản xuất và định canh, định cư.
Hệ thống hồ có dung tích khá lớn và có nước quanh năm nên có thể chủ động tưới
tiêu vào mùa khô.
Do quá trình canh tác trước đây đã để lại nhiều vết tích của ruộng bậc thang nên có
thể tận dụng thiết kế mô hình canh tác nông lâm kết hợp trên đất dốc.
Diện tích tập trung có quy mô lớn, thuận lợi cho bố trí sản xuất.
Khó khăn
Tuy có hệ thống hồ nhưng chúng nằm lệch về phía Đông của dự án nên sẽ tăng chi
phí cho việc xây dựng hệ thống mương dẫn đưa nước từ hồ sang tưới tiêu cho khu vực
phía Tây của dự án.
Hệ thống giao thông trong khu vực tuy có phát triển nhưng nhìn chung vẫn là
đường đất nên khó khăn cho việc vận chuyển nông phẩm đến nơi tiêu thụ.
Đất có sa cấu nhẹ, khó giữ nước, địa hình khá chia cắt, đồng thời quá trình canh tác
trước đây chưa thật hợp lý nên quá trình thoái quá, xói mòn diễn ra mạnh làm cho tầng
đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, nhiều kết von sẽ khó khăn cho quá trình canh tác.


I.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN


×