Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phân tích tình hình sử dụng olanzapin tại bệnh viện tâm thần trung ương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN PHƯƠNG THẢO
MÃ SINH VIÊN: 1101475

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
OLANZAPIN
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TRUNG ƯƠNG 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN PHƯƠNG THẢO
MÃ SINH VIÊN: 1101475

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
OLANZAPIN
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
TRUNG ƯƠNG 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thành Hải
Nơi thực hiện:
Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1


HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
giáo, TS. Nguyễn Thành Hải đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi nghiên cứu thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS.Kiều Mai Anh và DS. Nguyễn
Thanh Tuyền đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận vừa qua. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các
dược sĩ, tập thể bác sĩ tại bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1 đã tạo điều kiện, hỗ
trợ và giải đáp những thắc mắc giúp tôi hoàn thiện khóa luận tốt hơn.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy, cô thuộc Bộ môn Dược Lâm
Sàng, cũng như các thầy, cô trong Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp và chỉ dạy tôi trong suốt năm năm
học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi, đặc biệt là bố mẹ tôi
và lời cảm ơn chân thành đến bạn bè tôi, là nguồn động lực không thể thiếu, luôn
giúp đỡ tôi suốt thời gian đi học và trong quá trình thực hiện đề tài Khóa luận tốt
nghiệp.
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Trần Phương Thảo


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT .......................................................................3
1.1.1. Khái niệm bệnh tâm thần phân liệt ...................................................................3
1.1.2. Dịch tễ ...............................................................................................................3
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh ......................................................................................3
1.1.4. Sinh lý bệnh.......................................................................................................4
1.1.5. Phân loại ............................................................................................................5
1.1.6. Biểu hiện lâm sàng ............................................................................................6
1.1.7. Các thuốc điều trị ..............................................................................................7
1.1.8. Chiến lược điều trị.............................................................................................8
1.2. THUỐC OLANZAPIN ......................................................................................10
1.2.1. Cơ chế tác dụng ...............................................................................................10
1.2.2. Dược động học ................................................................................................11
1.2.3. Chỉ định ...........................................................................................................11
1.2.4. Liều lượng .......................................................................................................12
1.2.5. Chống chỉ định và thận trọng ..........................................................................13
1.2.6. Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác .............................15
1.2.7. Tác dụng không mong muốn: .........................................................................16
1.2.8. Một số nghiên cứu về hiệu quả điều trị của olanzapin....................................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 19
2.1. MỤC TIÊU 1: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG OLANZAPIN TRÊN
BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TÂM
THẦN PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TTTW 1 ...................................19
2.1.1. Khảo sát đặc điểm sử dụng olanzapin trên bệnh nhân tâm thần phân liệt ......19


2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………..…………………………………19
2.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 19
2.1.2. Đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng olanzapin dựa trên bộ tiêu chí chuẩn

xây dựng theo quy trình DUE ...................................................................................20
2.1.2.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sử dụng olanzapin…………..…………….20
2.1.2.2. Đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng olanzapin dựa trên bộ tiêu chí
chuẩn xây dựng theo quy trình DUE……………………………………………….24
2.2. MỤC TIÊU 2: GHI NHẬN CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI GẶP PHẢI TRÊN
BỆNH NHÂN SỬ DỤNG OLANZAPIN TRONG THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..25
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................25
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................26
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 27
3.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG OLANZAPIN TRÊN BỆNH NHÂN
TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG 1 .....27
3.1.1. Khảo sát đặc điểm sử dụng olanzapin tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
...................................................................................................................................27
3.1.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu…………….……………………….27
3.1.1.2. Đặc điểm sử dung olanzapin………………………………………………30
3.1.2. Đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng olanzapin dựa theo bộ tiêu chí xây
dựng theo quy trình DUE ..........................................................................................32
3.1.2.1. Đánh giá về liều dùng……………………………………………………..32
3.1.2.2. Đánh giá về cách dùng…………………………………………………….33
3.1.2.3. Đánh giá về tương tác thuốc………………………………………………34
3.1.2.4. Đánh giá về giám sát tính an toàn khi sử dụng thuốc………..……………35
3.2. GHI NHẬN CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI GẶP PHẢI TRÊN BỆNH NHÂN SỬ
DỤNG OLANZAPIN TRONG THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................36
3.2.1. Trên glucose huyết tương ................................................................................36
3.2.2. Trên lipid huyết tương.....................................................................................37


3.2.3. Trên cân nặng và vòng eo ...............................................................................38
Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................... 39

4.1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG OLANZAPIN TRÊN BỆNH NHÂN TÂM THẦN
PHÂN LIỆT. .............................................................................................................39
4.1.1. Đặc điểm sử dụng olanzapin ...........................................................................39
4.1.1.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu………..…………………………….39
4.1.1.2. Đặc điểm sử dụng olanzapin………………………………………………40
4.1.2. Đánh giá tính phù hợp của việc sử dụng olanzapin dựa theo bộ tiêu chí xây
dựng theo quy trình DUE ..........................................................................................41
4.1.2.1. Đánh giá về liều dùng……………….…………………………………….41
4.1.2.2. Đánh giá về cách dùng…………………………………………………….42
4.1.2.3. Đánh giá về tương tác thuốc………………………………………………42
4.1.2.4. Đánh giá về giám sát tính an toàn khi sử dụng thuốc……………………..43
4.2. GHI NHẬN CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI GẶP PHẢI TRÊN BỆNH NHÂN SỬ
DỤNG OLANZAPIN TRONG THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................43
4.2.1. Trên glucose huyết tương ................................................................................43
4.2.2. Trên lipid huyết tương.....................................................................................44
4.2.3. Trên cân nặng và vòng eo ...............................................................................44
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.......................................................................45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN
PHỤ LỤC 2: BẢNG PHÂN LOẠI CÁC MỨC LIPID HUYẾT TƯƠNG THEO
PHARMACOTHERAPY 9
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

American Diabetes Association/ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ


ADE

Adverse Drug Event/ Biến cố có hại của thuốc

ALT

Alanin aminotransferase

AST

Aspartat aminotransferase

APA

American Psychiatric Association/ Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ

BN

Bệnh nhân

BNF

BNF: British National Formulary/ Dược thư quốc gia Anh

BNFC

British National Formulary for Children/ Dược thư quốc gia Anh cho
trẻ em

CATIE


Clinical Antipsychotic Trials of Intervention Effectiveness/ Thử nghiệm
lâm sàng hiệu quả can thiệp của thuốc an thần kinh

DUE

Drug Use Evaluation/ Nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc

FDA

Food and Drug Administration/ Cơ quan quản lý thực phẩm và dược
phẩm Hoa Kỳ

IM

Intramuscular Injection/ Tiêm bắp

PET

Positron Emission Tomography/ Chụp cắt lớp positron

SIGN

Scottish Intercollegiate Guidelines Network

SPC

Summary of Product Characteristics/ Tờ tóm tắt thông tin sản phẩm

TTPL


Tâm thần phân liệt

TTT

Tương tác thuốc

TTTW1

Tâm Thần Trung Ương 1

WHO

World Health Organization/ Tổ chức Y tế Thế giới

YNLS

Ý nghĩa lâm sàng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá chung thực hiện trong đề tài ..................................20
Bảng 2.2. Cơ sở xây dựng bộ tiêu chí.......................................................................21
Bảng 2.3. Thông tin tham khảo về liều dùng với người trên 18 tuổi .......................22
Bảng 2.4. Thông tin tham khảo về các thông số cần giám sát .................................24
Bảng 2.5. Bộ tiêu chí đánh giá sử dụng olanzapin dùng trong đề tài .......................24
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới của mẫu nghiên cứu .............................................27
Bảng 3.2. Đặc điểm thể trạng bệnh nhân ..................................................................28
Bảng 3.3. Tần suất phân bố các thể lâm sàng của mẫu nghiên cứu .........................29
Bảng 3.4. Đặc điểm tiền sử dùng thuốc trong giai đoạn ổn định trước đó ...............30

Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân dùng olanzapin đơn trị liệu và phối hợp........................30
Bảng 3.6. Tần suất các thuốc an thần kinh sử dụng kết hợp với olanzapin .............31
Bảng 3.7. Tần suất phân bố liều và liều trung bình hàng ngày ................................31
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tính phù hợp của liều dùng ...........................................32
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá tính phù hợp của liều khởi đầu olanzapin trên bệnh
nhân chưa từng dùng olanzapin ................................................................................33
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá tính phù hợp của cách dùng .......................................33
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh án có gặp tương tác thuốc ....................................................34
Bảng 3.12. Tần suất các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng .................................34
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá tính phù hợp của giám sát sử dụng thuốc ..................35
Bảng 3.14. Đặc điểm tăng glucose huyết tương khi đói trên bệnh nhân sau điều trị
với olanzapin đơn trị liệu. .........................................................................................36
Bảng 3.15. Đặc điểm tăng lipid huyết tương khi đói trên bệnh nhân sau điều trị với
olanzapin đơn trị liệu.................................................................................................37
Bảng 3.16. Tỷ lệ bệnh nhân tăng cân, tăng chu vi vòng eo ......................................38


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Công thức hóa học của olanzapin….......………………………………..10


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tâm thầ n phân liê ̣t là mô ̣t bê ̣nh loa ̣n thầ n nă ̣ng, thường khởi phát sớm và tiế n
triể n ma ̣n tính. Bê ̣nh để la ̣i những thiê ̣t ha ̣i to lớn và lâu dài đế n sức khỏe cũng như
kinh tế cho bê ̣nh nhân, gia đin
̀ h và xã hô ̣i [62]. Với tỉ lệ lưu hành 0,5 – 1% trên toàn
thế giới [10], [51], [62], tâm thầ n phân liê ̣t hiê ̣n nằ m trong số mười bê ̣nh gây ra
gánh nặng lớn nhất cho toàn cầu [62]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới,

năm 1998, toàn thế giới có khoảng 29 triệu bệnh nhân tâm thần phân liệt, trong đó
20 triệu bệnh nhân sống ở các nước đang phát triển và kém phát triển [63].
Sử du ̣ng thuố c an thầ n kinh đóng vai trò quan tro ̣ng hàng đầ u trong điề u tri ̣tâm
thần phân liệt. Các thuốc an thần kinh điển hình (hay thuốc an thần kinh thế hệ 1)
đã giúp ích rấ t nhiề u trong điều trị tâm thần phân liệt do tác dụng tốt trên các triệu
chứng dương tính như ảo giác và hoang tưởng. Tuy nhiên, quá trình sử dụng các
thuốc này thường xuất hiện các tác dụng không mong muốn như hội chứng ngoại
tháp và loạn vận động muộn. Thuốc an thần kinh không điển hình (hay thuốc an
thần kinh thế hệ 2) ra đời đã đáp ứng đươ ̣c tố t hơn tiêu chí hiê ̣u quả và an toàn so
với loa ̣i điển hình, do mở rô ̣ng phổ tác du ̣ng trên triê ̣u chứng âm tính, đồ ng thời
giảm đươ ̣c các tác du ̣ng không mong muố n kể trên [19], [30], [32], [34].
Được cấp phép lưu hành tại thị trường Hoa Kỳ từ năm 1996 [25], olanzapin là
một thuốc an thần kinh không điển hình hiện đang được chỉ định rộng rãi để điều trị
tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Trong các kết quả được công bố thuộc thử
nghiệm CATIE (Clinical Antipsychotic Trials of Intervention Effectiveness Study),
cũng như phân tích meta so sánh hiệu quả điều trị của các thuốc an thần kinh, cho
thấy olanzapin là thuốc hiệu quả tốt nhất trong nhóm an thần kinh không điển hình,
dựa trên đầu ra là thời gian phải ngừng điều trị [39], [40]. Tuy nhiên, đây cũng là
thuốc liên quan nhiều nhất đến nguy cơ tăng cân và tác dụng phụ trên chuyển hóa so
với các thuốc khác trong nhóm [39], [40]. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng,
tỷ lệ bệnh nhân tăng cân, tăng glucose máu và cholesterol máu ở nhóm dùng
olanzapin cao hơn nhiều so với nhóm dùng các thuốc an thần kinh khác như
risperidon, ziprasidon, haloperidol [8], [20], [35], [36], [41], [54].


2

Tại Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1, olanzapin là một thuốc sử dụng phổ
biến ở nhiều khoa lâm sàng để điều trị tâm thần phân liệt. Thời gian gần đây, khoa
Dược bệnh viện có nhận được các báo cáo ca về việc sử dụng olanzapin trên bệnh

nhân tâm thần phân liệt có ảnh hưởng đến độ an toàn cho một số bệnh nhân điều trị
nội trú. Hơn nữa, thực trạng sử dụng thuố c olanzapin và việc giám sát, đánh giá các
tác dụng không mong muốn của các thuốc còn chưa được nghiên cứu nhiều. Xuất
phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Phân tích tình hình sử dụng
Olanzapin tại Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1” với hai mục tiêu sau:
1.

Phân tích thực trạng sử dụng Olanzapin trên bệnh nhân tâm thần phân liệt

điều trị tại Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1.
2.

Ghi nhận các biến cố bất lợi gặp phải trên bệnh nhân sử dụng Olanzapin

trong thời gian nghiên cứu.


3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
1.1.1. Khái niệm bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng tiến triển, có khuynh hướng mạn
tính, căn nguyên chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần tách khỏi cuộc sống bên
ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng làm
việc, học tập ngày càng sút kém, có những hành vi, ý nghĩ kỳ dị, khó hiểu [2].
1.1.2. Dịch tễ
Theo công bố năm 1992 của WHO thực hiện trên 10 quốc gia gồm cả quốc gia
phát triển và đang phát triển, tỷ suất mới mắc tâm thần phân liệt dao động từ 0,1 tới
0,4 trên 1000 người/năm [63]. John McGrath và cộng sự năm 2008 công bố một

tổng quan hệ thống dựa trên 158 nghiên cứu từ tháng 01/1965 tới tháng 12/2002
cũng cho thấy tỉ suất mới mắc tâm thần phân liệt trung bình là 15,2 trên 100.000
người/năm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra tỉ lệ hiện mắc trung bình của bệnh trên thế
giới là 0,4% [46].
Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Siêm công bố nghiên cứu dịch tễ trên 23758 người
ở mọi lứa tuổi tại 4 địa phương từ năm 1978 tới năm 1995, cho thấy tỷ lệ hiện mắc
chung thay đổi từ 0,52% tới 0,61% tùy địa phương nghiên cứu [7]. Năm 2007, Tôn
Thất Hưng và cộng sự thực hiện một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên quần thể gồm
10314 người tại thành phố Huế cho thấy tỷ lệ hiện mắc tâm thần phân liệt là 0,31%
[4]. Như vậy, tỷ lệ hiện mắc tâm thần phân liệt tại Việt Nam và trên thế giới có sự
phù hợp.
1.1.3. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, nguyên nhân gây tâm thần phân liệt vẫn còn chưa được làm rõ [24].
Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ ra rằng, cả hai yếu tố di truyền và môi trường đều có
vai trò làm tăng nguy cơ mắc tâm thần phân liệt [28], [50].
 Yếu tố di truyền


4

Tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt trong quần thể những người họ hàng của bệnh
nhân cao hơn so với quần thể chung [28], [50]. Các nghiên cứu trên các cặp sinh đôi
chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên 50% nếu như cả bố mẹ bị mắc tâm
thần phân liệt và lên tới 60-84% nếu anh chị em sinh đôi cùng trứng mắc bệnh [28].
 Yếu tố môi trường
Bao gồm yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý xã hội. Nguy cơ phát triển tâm thần
phân liệt tăng liên quan đến các biến cố trước và sau khi sinh như mẹ bị cúm,
rubella, suy dinh dưỡng, tiểu đường, hút thuốc trong khi mang thai và các tai biến
sản khoa, nhất là ngạt. Một vài yếu tố xã hội liên quan đến tăng nguy cơ mắc tâm
thần phân liệt là nghèo đói và địa vị xã hội [28].

1.1.4. Sinh lý bệnh
Tâm thần phân liệt là một hội chứng gồm nhiều rối loạn sinh lý bệnh liên tục.
Hiện nay, quan điểm tâm thần phân liệt chỉ là do sự hoạt động quá mức ở con
đường dopaminergic được coi là đã lạc hậu và không đủ để giải thích bệnh sinh tâm
thần phân liệt. Thay vào đó, giả thuyết về thay đổi trong hệ dopaminergic cùng với
hệ serotonergic được cho là phù hợp hơn cả [27].
Nhiều bằng chứng đã chỉ ra có sự thiếu hụt receptor dopamin trong bệnh tâm
thần phân liệt. Các nghiên cứu chụp cắt lớp positron (PET) cho thấy có sự bất
thường trong não của bệnh nhân, bao gồm tăng chuyển hóa glucose ở nhân đuôi,
giảm tưới máu và giảm chuyển hóa glucose ở thùy trán và thùy thái dương trái.
Điều này cho thấy có sự tăng quá mức hoạt động dopaminergic ở đầu nhân đuôi và
giảm hoạt động dopaminergic ở vùng trán - thái dương [24].
Trong khi các triệu chứng dương tính liên quan hơn tới tăng hoạt động của
receptor dopamin ở trung não - hồi viền, các triệu chứng âm tính và giảm nhận thức
lại liên quan chủ yếu tới giảm hoạt động của receptor dopamin ở vùng vỏ trước trán
[24], [27].
Cuối cùng, các bất thường trên hệ serotonin (tăng nồng độ serotonin máu ở các
bệnh nhân có hình ảnh scan sọ não bất thường) cũng có thể liên quan đến bệnh sinh
[24]. Ức chế serotoninergic để tăng hoạt động dopaminergic vùng vỏ não trước trán


5

được nghiên cứu là có tác dụng trên các triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt
[27].
1.1.5. Phân loại
Hiện nay, tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tâm thần theo quy định của Bộ Y Tế
dựa trên Bảng Phân loại bệnh Quốc Tế lần thứ 10 (International Classification
Diseases 10 hay ICD-10), trong đó chia tâm thần phân liệt ra 9 thể lâm sàng, từ
F20.0 tới F20.9:

-

Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0)

-

Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1)

-

Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)

-

Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3)

-

Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4)

-

Tâm thần phân liệt thể di chứng (F20.5)

-

Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6)

-


Các thể tâm thần phân liệt khác (F20.8): bao gồm tâm thần phân liệt thể loạn

cảm giác bản thể và rối loạn dạng phân liệt không xếp cách khác
-

Tâm thần phân liệt không biệt định (F20.9) [64]
Ngoài ra, còn có cách phân loại bệnh tâm thần phân liệt theo DSM-IV của Hiệp

hội Tâm thần Hoa Kỳ, trong đó, tâm thần phân liệt được chia ra các thể: thể hoang
tưởng, thể vô tổ chức, thể căng trương lực, thể không biệt định và thể di chứng. Tuy
nhiên, mới đây, theo bản tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tâm thần mới nhất của hiệp
hội này (DSM-V), các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã định danh chung là phổ bệnh tâm
thần phân liệt (Schizophrenia Spectrum - có thể hiểu là các bệnh liên quan giống
tâm thần phân liệt), loại bỏ việc phân loại thể bệnh tâm thần phân liệt. Nguyên nhân
là do cách phân loại này không mang lại lợi ích trong việc tiên lượng, giải thích tính
đa dạng của tâm thần phân liệt, thể bệnh không ổn định và ít thể hiện được khác biệt
trong điều trị [58].


6

1.1.6. Biểu hiện lâm sàng
1.1.6.1. Theo quan điểm cổ điển
Năm 1960, Snejnevski (Nga) chia triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt thành hai
loại: triệu chứng âm tính và dương tính. Các triệu chứng âm tính thể hiện sự tiêu
hao mất mát các khía cạnh hoạt động tâm thần sẵn có. Các triệu chứng dương tính
là những triệu chứng phong phú đa dạng nổi lên trên bề mặt của hoạt động tâm thần
và luôn biến đổi, thường kết hợp với nhau tạo thành hội chứng [2]. Các triệu chứng
dương tính thường dẫn đến việc phải nhập viện, tuy nhiên các triệu chứng âm tính
mới là nguyên nhân ảnh hưởng đến công việc và khả năng hòa nhập cộng đồng của

bệnh nhân [27], [34], nó đóng góp lớn nhất vào tình trạng bệnh tật cũng như chi phí
kinh tế cho bệnh nhân [28].
a, Các triệu chứng âm tính:
Các triệu chứng âm tính là nền tảng cơ bản của quá trình phân liệt. Trong nhiều
trường hợp, các triệu chứng này xuất hiện trước khi có các triệu chứng dương tính,
nó kéo dài suốt pha loạn thần và dai dẳng về sau, ngay cả khi các triệu chứng dương
tính đã thuyên giảm [62]. Các triệu chứng âm tính thường gặp bao gồm giảm tư duy
ngôn ngữ, cảm xúc bằng phẳng, mất động lực, bàng quan, xa lánh xã hội.
b, Các triệu chứng dương tính:
Các triệu chứng dương tính trong bệnh tâm thần phân liệt thường phong phú, đa
dạng, có thể xuất hiện riêng lẻ nhưng cũng có thể kết hợp với nhau thành hội chứng:
hội chứng suy nhược, hội chứng paranoid, hội chứng căng trương lực, hội chứng
giống tâm căn… [2]
1.1.6.2. Theo ICD-10:
Các nhóm triệu chứng có tầm quan trọng đặc biệt và thường đi với nhau trong
bệnh tâm thần phân liệt là:
(1) Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị phát
thanh.
(2) Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, có liên quan với những ý
nghĩ hành vi hay cảm giác đặc biệt, tri giác hoang tưởng.


7

(3) Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân, thảo luận với
nhau về bệnh nhân, hoặc các loại ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó
của cơ thể.
(4) Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hoá và hoàn
toàn không thể có được (khả năng điều khiển thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với người
của thế giới khác, hoang tưởng kỳ quái).

(5) Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, có khi kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay
chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc kèm theo ý tưởng quá
dai dẳng xuất hiện hàng ngày trong nhiều tuần, nhiều tháng.
(6) Tư duy gián đoạn, hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan, lời nói
không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt.
(7) Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng hay uốn sáp, phủ
định, không nói hay sững sờ.
(8) Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, ngôn ngữ nghèo nàn, các đáp ứng
cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp, thường đưa đến cách ly xã hội hay giảm sút
hiệu suất lao động xã hội, và không do trầm cảm hay thuốc an thần kinh gây ra.
(9) Mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác, thái độ mê mải suy nghĩ về bản thân và
cách ly xã hội [64].
1.1.7. Các thuốc điều trị
1.1.7.1. Các thuốc an thần kinh điển hình
Các thuốc an thần kinh điển hình thường chỉ làm giảm hoặc thanh toán các triệu
chứng dương tính, còn các triệu chứng âm tính thì ít có đáp ứng [2], [27]. Các thuốc
trong nhóm này khác nhau ở tác dụng và tác dụng không mong muốn. Trong khi
các thuốc clorpromazin và thioridazin thường dễ gây buồn ngủ, kháng cholinergic
và hạ huyết áp tư thế đứng, thì các thuốc hiệu lực mạnh hơn như haloperidol,
perphenazin và thiothixen lại dễ gây hội chứng ngoại tháp [27], [44].
Cơ chế tác dụng: các thuốc an thần kinh điển hình có cơ chế tác dụng chủ yếu là
là ức chế receptor dopamin D2 ở não, không chọn lọc trên bất kì loại nào trong bốn


8

con đường dopamin ở não, do đó có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn, nhất
là hội chứng ngoại tháp và tăng prolactin [17].
1.1.7.2. Các thuốc an thần kinh không điển hình
Gồm các thuốc: clozapin, olanzapin, risperidon, quetiapin, amisulprid. Các

thuốc này được cho rằng ít gây hội chứng ngoại tháp, loạn vận động muộn, tăng
prolactin huyết tương hơn là các thuốc an thần kinh điển hình. Tuy nhiên nó vẫn
làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường và rối loạn lipid máu [24]. Nhiều tài liệu
cho rằng các thuốc an thần kinh không điển hình có lẽ tác dụng tốt hơn trên các
triệu chứng âm tính và cải thiện chức năng nhận thức, tuy nhiên điều này vẫn còn là
vấn đề gây tranh cãi [17], [24], [28], [44].
Cơ chế tác dụng: các thuốc nhóm này tác động trên nhiều loại receptor, do đó
đặc điểm của các thuốc trong nhóm, đặc biệt là tác dụng không mong muốn, là khác
với các thuốc an thần kinh điển hình. Amisulprid là chất đối vận receptor dopamin
có ái lực cao với receptor D2 và D3 ở trung não hồi viền; trong khi clozapin lại là
chất đối vận trên các receptor D1, D2, 5-HT2A, α1 và muscarinic. Olanzapin là chất
đối vận receptor D1, D2, D4, 5-HT2, H1 và muscarinic; còn risperidon là chất đối vận
receptor D2, 5-HT2A, α1 và H1 [17].
1.1.8. Chiến lược điều trị
1.1.8.1. Đợt loạn thần đầu tiên
Theo hướng dẫn điều trị của SIGN 2013 [55]:
+ Bắt đầu một thuốc an thần kinh cho đợt loạn thần đầu tiên và kéo dài ít nhất
hai tuần trừ khi có hiện tượng không dung nạp. Việc đánh giá liều và hiệu quả phải
được thực hiện khi mới dùng thuốc.
+ Nếu có đáp ứng kém với thuốc, cần kiểm tra lại tuân thủ điều trị và lạm dụng
chất trước khi kết luận chắc chắn là đáp ứng kém.
+ Nếu không có đáp ứng với thuốc sau 4 tuần mặc dù đã tối ưu hóa liều, cần
xem xét đổi thuốc.
+ Nếu đã có đáp ứng một phần, cần đánh giá lại sau 8 tuần.


9

+ Sau khi đợt cấp đầu tiên thoái lui, cần điều trị duy trì bằng thuốc an thần kinh
trong vòng ít nhất 18 tháng

1.1.8.2. Đợt cấp và tái phát
Theo hướng dẫn điều trị của SIGN 2013 [55]:
+ Với các bệnh nhân cấp tính và tái phát tâm thần phân liệt, nên xem xét
olanzapin, amisulprid và risperidon như là lựa chọn ưu tiên, và clorpromazin và các
thuốc an thần kinh điển hình hiệu lực thấp khác là các thuốc thay thế phù hợp. Việc
chọn thuốc phải phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân với các thuốc an thần kinh
trước đó và các tác dụng không mong muốn của thuốc.
+ Sau khi bắt đầu một thuốc an thần kinh cho đợt cấp, cần dùng kéo dài ít nhất
hai tuần trừ khi có hiện tượng không dung nạp thuốc.
+ Nếu đã có đáp ứng một phần, cần đánh giá lại sau 8 tuần.
Hướng dẫn điều trị của APA 2004 và Pharmacotherapy 9 cũng đồng ý rằng,
việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân cấp tính phải phụ thuộc vào đáp ứng của bệnh
nhân với các thuốc an thần kinh trước đó, các tác dụng không mong muốn của thuốc
và bệnh mắc kèm của bệnh nhân. Tuy nhiên, APA 2004 đưa ra khuyến cáo thêm
các thuốc ưu tiên lựa chọn cho từng trường hợp cụ thể của một đợt cấp, trong khi
Pharmacotherapy 9 khuyến cáo có thể chọn bất kì một thuốc an thần kinh nào trừ
clozapin [24]. Hai tài liệu này cũng đề nghị với các bệnh nhân tái phát nhiều lần do
không tuân thủ, nên lựa chọn thuốc tiêm tác dụng kéo dài [10], [24].
1.1.8.3. Giai đoạn thoái lui
Theo hướng dẫn điều trị của SIGN 2013 [55]:
+ Bệnh nhân ở giai đoạn thoái lui cần được điều trị duy trì bằng một thuốc an
thần kinh ít nhất 2 năm.
+ Thường nên điều trị duy trì bằng thuốc đã dùng trong đợt cấp cuối cùng.
+ Nên xem xét olanzapin, amisulprid và risperidon như là các thuốc ưu tiên lựa
chọn.
Hướng dẫn điều trị của APA 2004 và Pharmacotherapy 9 không đưa ra khuyến
cáo về các thuốc ưu tiên lựa chọn [10], [24]


10


1.1.8.4. Tâm thần phân liệt kháng trị
Cả SIGN 2013, APA 2004 và Pharmacotherapy 9 đồng thuận trong việc khuyến
cáo nên lựa chọn clozapin cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt kháng trị, bệnh
nhân tâm thần phân liệt trước đó không đáp ứng với hai thuốc an thần kinh, trong
đó một thuốc là an thần kinh không điển hình [10], [55].
Hướng dẫn điều trị của SIGN 2013 khuyến cáo thêm [55]:
+ Khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị, nên tiến hành chẩn đoán và đánh giá
bệnh mắc kèm lại.
+ Nếu bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với clozapin đơn trị liệu, nên kết hợp
clozapin và một thuốc an thần kinh không điển hình khác, và điều trị kéo dài ít nhất
10 tuần.
1.2. THUỐC OLANZAPIN
1.2.1. Cơ chế tác dụng
Olanzapin là một dẫn chất của thienobenzodiazepin, công thức hóa học
C17H20N4S.

Hình 1.1. Công thức hóa học của olanzapin [26].
Olanzapin là thuốc an thần kinh không điển hình, có ái lực trên các receptor D1,
D2, D4, 5-HT2, H1, α1 adrenergic và muscarinic [17], [57].
Trong một nghiên cứu sử dụng phương pháp PET, Kapur và cộng sự nhận thấy
olanzapin có ái lực trên receptor 5-HT2 mạnh hơn trên receptor D2 ở tất cả các liều
dùng [31]. Trong khi đó, haloperidol – một thuốc an thần kinh điển hình, lại có ái
lực cao với receptor D2 [33]. Có thể vì vậy mà, olanzapin (và các thuốc an thần kinh
không điển hình nói chung) có tác dụng tốt trên các triệu chứng âm tính, cũng như ít


11

gây hội chứng ngoại tháp và tăng prolactin hơn haloperidol và các thuốc an thần

kinh điển hình khác [27], [59].
1.2.2. Dược động học
Olanzapin được hấp thu tốt sau khi uống, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương
trong vòng 5 – 8 giờ [41], [57]. Sự hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Sinh
khả dụng đường uống chưa xác định [42].
Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương của olanzapin là khoảng 93% [42], [57],
thuốc liên kết chủ yếu với albumin và α1-acid-glycoprotein [42].
Thuốc được chuyển hóa ở gan thành bằng con đường liên hợp trực tiếp và oxy
hóa qua cytochrome P450 CYP1A2 và CYP2D6. Các chất chuyển hóa chính là 10N-glucuronid và 4’-N-desmethyl olanzapin không có tác dụng dược lý [42], [57].
Khoảng 57% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, 30% được thải trừ qua
phân, với thời gian bán thải dao động từ 30 – 38 giờ. Thời gian bán thải của
olanzapin ở nữ có xu hướng kéo dài hơn nam giới. Tuy nhiên, tính an toàn của
olanzapin (5 – 20 mg) đã được chứng minh là tương đương giữa hai giới [42], [57].
Ở những bệnh nhân bị suy thận (độ thanh thải creatinin < 10ml/phút) so với
những người khỏe mạnh, không có khác biệt đáng kể trong thời gian bán thải (37,7
so với 32,4 giờ) hoặc độ thanh thải (21,2 so với 25,0 l/giờ). Ở những người hút
thuốc, thời gian bán thải kéo dài so với người không hút thuốc (38,6 so với 30,4
giờ) và độ thanh thải giảm (18,6 so với 27,7 l/giờ) [42].
Thời gian bán thải của olanzapin ở người cao tuổi (trên 65 tuổi) kéo dài hơn so
với người trẻ tuổi (51,8 so với 33,8 giờ) [42], [57]. Tuy nhiên, thử nghiệm trên 44
bệnh nhân tâm thần phân liệt trên 65 tuổi, liều dùng olanzapin từ 5 đến 20mg/ngày
cho thấy không có khác biệt về biến cố bất lợi so với người trẻ tuổi [42].
1.2.3. Chỉ định
Olanzapin được dùng trong điều trị tâm thần phân liệt, điều trị đợt hưng cảm
liên quan đến rối loạn lưỡng cực [1], [17], [42], [57] và phòng ngừa tái phát ở bệnh
nhân rối loạn lưỡng cực [1], [17], [42].


12


1.2.4. Liều lượng
-

Người lớn (từ 18 tuổi trở lên):
Trong điều trị âm thần phân liệt: tại Anh, liều khởi đầu khuyến cáo của

olanzapin là 10 mg/ngày [17], [42], trong khi Dược thư quốc gia 2015 và
Martindale cho phép liều khởi đầu dao động từ 5 – 10 mg/ngày [1], [57]. Liều dùng
hàng ngày có thể được điều chỉnh trên cơ sở tình trạng lâm sàng cá nhân trong
phạm vi 5 – 20 mg/ngày. Việc dùng liều lớn hơn liều khởi đầu khuyến cáo chỉ nên
sau khi đã có đánh giá lâm sàng [17], [42]. Khi hiệu chỉnh liều, mức tăng/giảm dần
được khuyến cáo là 5 mg/ngày [57].
Với đợt hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực, liều khởi đầu khuyến cáo là 15
mg/ngày khi dùng đơn trị liệu hoặc 10 mg/ngày khi dùng phối hợp [18], [43], [57].
Liều dùng hàng ngày có thể được điều chỉnh trên cơ sở tình trạng lâm sàng cá nhân
trong phạm vi 5 – 20 mg/ngày. Việc dùng liều lớn hơn liều khởi đầu khuyến cáo chỉ
nên sau khi đã có đánh giá lâm sàng lại [17], [42], [57]. Khi hiệu chỉnh liều, mức
tăng/giảm dần được khuyến cáo là 5 mg/ngày [57].
Ngăn tái phát trong rối loạn lưỡng cực: Liều khởi đầu khuyến cáo là 10
mg/ngày. Đối với bệnh nhân đã dùng olanzapin để điều trị giai đoạn hưng cảm, nên
tiếp tục điều trị để ngăn ngừa tái phát với liều như cũ. Liều dùng hàng ngày có thể
được điều chỉnh trên cơ sở tình trạng lâm sàng cá nhân trong phạm vi 5 – 20
mg/ngày. Việc dùng liều lớn hơn liều khởi đầu khuyến cáo là chỉ nên sau khi đã có
đánh giá lâm sàng lại và sau tối thiểu 24 giờ [17], [42], [57].
-

Những nhóm bệnh nhân đặc biệt
+ Trẻ em:
Với trẻ từ 12 – 18 tuổi, Dược thư quốc gia 2015 và nhà sản xuất khuyến cáo


liều khởi đầu từ 2,5 – 5 mg/ngày cho trẻ tâm thần phân liệt [1], [25], trong khi
BNFC khuyến cáo liều khởi đầu cao hơn, 5 – 10 mg/ngày cho trẻ mắc tâm thần
phân liệt [18]. Cả ba tài liệu trên nhất trí liều tối đa cho trẻ 12-18 tuổi là 20 mg [1].
+ Bệnh nhân cao tuổi:


13

Các tài liệu BNF, Martindale, Dược thư quốc gia không có khuyến cáo đặc biệt,
tuy nhiên eMC lưu ý rằng liều khởi đầu thấp 5 mg/ngày cũng nên xem xét cho
những người 65 tuổi trở lên [17], [42], [57].
+ Bệnh nhân suy thận, suy gan:
BNF, Martindale, eMC nhất trí nên xem xét liều khởi đầu thấp 5 mg/ngày cho
những bệnh nhân này [17], [41], [54]. Dược thư quốc gia không đồng thuận, khi cho
rằng chỉ cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan, tuy nhiên việc hiệu chỉnh này
cũng không có khuyến cáo đặc hiệu [1].
Khi có nhiều hơn một yếu tố có thể dẫn đến chuyển hóa chậm hơn (nữ giới, tuổi
già), cần xem xét giảm liều khởi đầu và tăng liều chậm [42], [57].
+ Phụ nữ có thai và cho con bú:
Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai. Trẻ sơ sinh có
tiếp xúc với thuốc chống loạn thần (kể cả olanzapin) trong ba tháng cuối thai kỳ có
nguy cơ gặp phản ứng phụ bao gồm hội chứng ngoại tháp và/hoặc triệu chứng cai
nghiện. Đã có báo cáo về kích động, giảm trương lực, run, buồn ngủ, suy hô
hấp... Do đó, chỉ nên sử dụng olanzapin trong thời kỳ mang thai khi lợi ích vượt trội
nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi [42].
Trong một nghiên cứu trên phụ nữ khỏe mạnh cho con bú, olanzapin được bài
tiết trong sữa mẹ. Do đó, bệnh nhân được khuyên không nên cho con bú nếu đang
dùng olanzapin [42].
1.2.5. Chống chỉ định và thận trọng
1.2.5.1. Chống chỉ định

Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh glaucom góc đóng: do tác dụng kháng
muscarinic của thuốc [42].
Bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ và/hoặc rối loạn hành
vi: do thuốc gây gia tăng tỷ lệ tử vong và nguy cơ tai biến mạch máu não [42], [57] .
Trong thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược (kéo dài 6 – 12 tuần) trên bệnh
nhân cao tuổi (tuổi trung bình 78 tuổi) bị rối loạn tâm thần sa sút trí tuệ và/hoặc rối
loạn hành vi, tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân được điều trị olanzapin tăng trên 2


14

lần so với bệnh nhân điều trị với giả dược (3,5% so với 1,5%). Tỷ lệ tử vong cao
này không liên quan với liều olanzapin (liều trung bình hàng ngày 4,4 mg) và thời
gian điều trị [42]. Trong các thử nghiệm lâm sàng tương tự, tỷ lệ gặp biến cố trên
mạch máu não ở những bệnh nhân được điều trị bằng olanzapin cao gấp 3 lần so với
bệnh nhân được điều trị bằng giả dược (1,3% so với 0,4%). Do đó, tuổi trên 75 và
sa sút trí tuệ thể hỗn hợp/mạch máu được xác định là yếu tố nguy cơ cho biến cố
trên mạch máu não gắn với điều trị olanzapin [42].
Bệnh nhân Parkinson: Trong các thử nghiệm lâm sàng, triệu chứng Parkinson
xấu đi và ảo giác được báo cáo là rất phổ biến và gặp thường xuyên hơn so với giả
dược, và olanzapin không hiệu quả hơn giả dược trong điều trị các triệu chứng loạn
thần ở các bệnh nhân này.
1.2.5.2. Thận trọng
-

Bệnh nhân có hội chứng an thần kinh ác tính.

-

Bệnh nhân đái tháo đường.


-

Bệnh nhân có rối loạn lipid máu.

-

Bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, hoặc liệt ruột và các bệnh liên quan.

-

Bệnh nhân có xét nghiệm men ALT và/hoặc AST cao, bệnh nhân có các dấu

hiệu và triệu chứng của suy gan, bệnh nhân có bệnh liên quan đến giảm chức năng
gan, và bệnh nhân đang được điều trị với các loại thuốc có khả năng gây độc cho
gan.
-

Bệnh nhân giảm bạch cầu và/hoặc giảm bạch cầu trung tính, bệnh nhân đang

dùng thuốc gây giảm bạch cầu, bệnh nhân có tiền sử suy tủy do độc tính của thuốc
gây ra, bệnh nhân suy tủy gây ra bởi bệnh mắc kèm, xạ trị hoặc hóa trị liệu và bệnh
nhân tăng bạch cầu ái toan hoặc bệnh rối loạn tăng sinh tủy.
-

Người già, bệnh nhân có hội chứng bẩm sinh dài QT, suy tim sung huyết, phì

đại tim, hạ kali máu hoặc hạ magie máu
-


Bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc có các yếu tố có thể làm giảm ngưỡng co

giật [42].


15

1.2.6. Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác
1.2.6.1. Tương tác dược động học
Tương tác hấp thu làm giảm sinh khả dụng: than hoạt tính làm giảm sinh khả
dụng đường uống của olanzapin 50 - 60% và do đó cần được uống ít nhất 2 giờ
trước hoặc sau khi olanzapin [42].
Tương tác chuyển hóa: olanzapin được chuyển hóa bởi P450 CYP1A2, do đó,
các hoạt chất cảm ứng, ức chế hoặc là cơ chất của isoenzym này có thể ảnh hưởng
đến nồng độ trong máu của olanzapin. Vì vậy, nhiều trường hợp cần thiết phải hiệu
chỉnh liều [42], [57].
- Cảm ứng CYP1A2:
Carbamazepin tương tác làm giảm nồng độ olanzapin trong máu [23], [33],
[42]. Trong một nghiên cứu trên 11 người tình nguyện khỏe mạnh sử dụng
carbamazepin 400 mg/ngày trong 2 tuần, độ thanh thải của olanzapin tăng 46% so
với khi không dùng carbamazepin [45]. Ngoài ra, việc hút thuốc lá cũng làm tăng
nồng độ olanzapin trong máu [23], [42], [57]. Trong một nghiên cứu thuộc thử
nghiệm CATIE, độ thanh thải của olazapin ở nhóm những người hút thuốc lá lớn
hơn 55% so với ở nhóm người không hút thuốc lá [13]. Thêm nữa, theo Dược thư
quốc gia 2015, các thuốc cảm ứng enzym khác như omeprazol, phenobarbital,
phenytoin, rifampicin có thể làm giảm nồng độ olanzapin trong máu [1], tuy nhiên
các tương tác thuốc này không được ghi nhận trong Stockley’s Drug Interactions và
eMC [33], [42].
-


Ức chế CYP1A2:
Fluvoxamin, một chất ức chế CYP1A2, đã được chứng minh làm giảm chuyển hóa

của olanzapin, do đó làm tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn [42], [57].
Trong một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện bởi Weigmann và cộng sự, tỷ lệ giữa
nồng độ thuốc trong máu trên liều dùng olanzapin ở nhóm bệnh nhân dùng olanzapin
cùng fluvoxamin tăng từ 2-3 lần so với nhóm bệnh nhân chỉ dùng olanzapin [61].
Ngoài ra, các thuốc ức chế tái thu hồi serotonin khác như paroxetin, fluoxetin, sertralin
cũng được cho là làm tăng vừa nồng độ olanzapin trong máu [33].


16

Một vài kháng sinh quinolon, ví dụ ciprofloxacin, cũng ức chế CYP1A2, do đó
làm tăng nồng độ olanzapin trong máu [23], [1]. Với các chất ức chế CYP1A2 khác
như erythromycin, cimetidin, quinidin, mặc dù không ghi nhận trường hợp tương
tác thuốc nào trên lâm sàng [33], [23], eMC và Dược thư quốc gia vẫn khuyên nên
thận trọng trên các bệnh nhân dùng kèm các thuốc này [1], [42].
1.2.6.2. Tương tác dược lực học
Tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương, gồm cả rượu và dẫn chất
benzodiazepin, tăng lên khi sử dụng đồng thời olazapin. Ngoài ra bệnh nhân có thể
bị hạ huyết áp tư thế đứng do các chất này cũng làm tăng nguy cơ gặp tác dụng
không mong muốn của olanzapin [1], [42], [57].
Olanzapin đối kháng tác dụng dopaminergic, do đó có thể giảm tác dụng của
các chất chủ vận dopamin, ví dụ levodopa [42], [57]. Mặt khác, việc sử dụng đồng
thời của olanzapin với các thuốc điều trị Parkinson ở những bệnh nhân bị bệnh
Parkinson và sa sút trí tuệ cũng không được khuyến khích [42], do olanzapin có thể
làm các triệu chứng vận động xấu đi [57].
Thận trọng nếu olanzapin dùng đồng thời với các thuốc đã được biết là gây kéo
dài khoảng QT, như ciprofloxacin, levomethadyl [1], [42], [57].

1.2.7. Tác dụng không mong muốn
Trong thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược, các tác dụng không mong
muốn thường gặp nhất liên quan đến sử dụng olanzapin đường uống là chóng mặt,
táo bón, tăng ALT, tăng cân, hạ huyết áp tư thế đứng [26].
Hạ huyết áp tư thế là một biến cố thường gặp khi dùng olanzapin [42]. Trong
một thử nghiệm lâm sàng gồm 2500 bệnh nhân điều trị với olanzapin đường uống,
tỷ lệ bệnh nhân ngất do hạ huyết áp là 0,6% [26].
Biến cố kéo dài khoảng QT cũng được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng
là không thường gặp (0,1-1%), và huyết khối tĩnh mạch sâu đã được báo cáo trong
các nghiên cứu quan sát và báo cáo ca giai đoạn hậu marketing [26].
Tăng cân, tăng glucose và rối loạn lipid máu là những biến cố trên chuyển hóa
thường gặp nhất của olanzapin [42]. Trong một nghiên cứu tổng quan 13 thử


×