Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH) GIAI ĐOẠN 1986 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

 --------

ĐINH THỊ TUYẾT

CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI
Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ,
TỈNH QUẢNG NINH) GIAI ĐOẠN 1986- 2014

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ THỊ HÒA

HÀ NỘI - 2015
1


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Thị Hòa, người đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, đặc biệt là các
thầy cô trong tổ Lịch sử Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu tại trường.


Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo trường Đại học Hạ
Long; trường THCS Trần Quốc Toản,trường Tiểu học Quang Trung, cán bộ công
tác tại Phòng Giáo dục thành phố Uông Bí, Phòng Kinh tế thành phố Uông Bí,
Phòng Lao động -Thương Binh- Xã hội thành phố Uông Bí, Uỷ ban nhân dân
phường Quang Trungđã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công tác tìm kiếm tư liệu, điều
tra, khảo sát.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng tư liệu khoa Lịch sử, Thư viện
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân
văn, Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi
để tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã
chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2015
Học viên

Đinh Thị Tuyết

2

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

CHỮ VIẾT TẮT
CSXH
GDP
HN & GDTX
HTX
KD
LHPN
NXB
THCS
THPT
TKV
TMCP
TNHH MTV
Tr
TS
UBND


CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Chính sách xã hội
Tổng sản phẩm nội địa
Hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên
Hợp tác xã
Kinh doanh
Liên hiệp Phụ nữ
Nhà xuất bản
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam
Thương mại cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trang
Tổng số
Uỷ ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
STT
1
2

Bảng
Bảng 1.1: Tình hình phát triển một số vật nuôi chính ở phường
Quang Trung từ năm 2006- 2014
Bảng 1.2: Tình hình phát triển lâm nghiệp ở phường Quang
Trungnăm 2005, năm 2014

Trang
20

22

3

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Bảng 2.1: Số dân và số hộ gia đình ở phường Quang Trung từ
năm 2006- 2014
Bảng 2.2: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của phường Quang
Trungtừ năm 2000- 2014
Bảng 2.3: So sánh tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của phường

Quang Trung với thành phố Uông Bí từ năm 2010- 2014
Bảng 2.4: Tỷ lệ gia tăng cơ học ở phường Quang Trung từ năm
2006- 2014
Bảng 2.5: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2014 phân
theo xã, phường của thành phố Uông Bí
Bảng 2.6: Lao động của phường Quang Trung từ năm 20092014
Bảng 2.7 : Lao động, cơ cấu lao động ở phường Quang Trung
năm 2004, năm 2014
Bảng 2.8: Nguồn nhân lực phân theo trình độ ở Công ty Than
Nam Mẫu từ năm 2009- 2014
Bảng 2.9: Tỷ lệ thu nhập của công nhân trong doanh nghiệp
Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở phường Quang Trung
Bảng 2.10: Khảo sát các loại hình dịch vụ trên 13 dãy phố
ởphường Quang Trung
Bảng 2.11: Thống kê số hộ nghèo ở phường Quang Trung từ
năm 2002- 2014
Bảng 3.1: So sánh đời sống nhân dân phường Quang Trung
năm 2000 với năm 1995.
Bảng 3.2: Số hộ xây dựng nhà ở mới trong năm trên địa bàn
phường Quang Trung từ năm 2006- 2014.
Bảng 3.3: Y tế phường Quang Trung từ năm 2006- 2014.
Bảng 3.4: Số liệu tổng hợp về Trung tâm Hướng nghiệp và
Giáo dục thường xuyên từ năm 2004- 2014

30
32- 33
33
34- 35
35- 36
37

38-39
50
54
62
68
73
74
76
86

4

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới là vấn đề sống còn của nước ta và là quy luật phát triển của lịch sử.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng đã nêu ra quan
điểm đổi mới triệt để và toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế nhằm đưa
đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội trầm trọng vào cuối thập kỷ 70đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Thực tế cho thấy, từ khi đổi mới đến nay nước ta đã
thu được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế, làm thay đổi hẳn bộ
mặt xã hội. Do đó, tìm hiểu sự chuyển biến xã hội sẽ góp phần làm sáng tỏ những
thành tựu của công cuộc đổi mới đem lại. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
quá trình thực hiện công cuộc đổi mới cũng đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải
quyết để đưa xã hội phát triển. Tiêu biểu như: vấn đề nhà ở, lao động, sự phân hóa
giàu nghèo, vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội….
Phường Quang Trung nằm ở trung tâm thành phố Uông Bí, là thành phố

miền Tây của tỉnh Quảng Ninh.Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới
5

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

và xây dựng chủ nghĩa xã hội kể từ Ðại hội VI của Đảng (năm 1986), phường
Quang Trung đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đó là một quá trình vận
động, chuyển biến không ngừng, với những bước đi vững chắc từ điểm xuất phát
thấp để từng bước ổn định, hội nhập vào kinh tế thị trường, vươn lên phát triển
cùng với các địa phương trong cả nước.Tìm hiểu về những chuyển biến xã hội ở
phường Quang Trung trong công cuộc đổi mới sẽ góp phần khôi phục bức tranh
tổng quát về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong thực
hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Xuất phát từ những lý do trên,chúng tôi chọn vấn đề: “Chuyển biến xã hội
ở phườngQuang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 19862014”làm đề tài nghiên cứu.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về công cuộc đổi mới ở Việt Nam hơn 20 năm qua đã thu hút
được sự quan tâm của nhiều học giả.
Đầu tiên phải kể đến một số cuốn sách viết về công cuộc đổi mới nói chung
ở Việt Nam, một phần đề cập tới vấn đề xã hội.
Những công trình nghiên cứu như: Phạm Xuân Nam ,“Mấy nét tổng quát về
quá trình đổi mới kinh tế, xã hội ở Việt Nam 15 năm qua”, Tạp chí Nghiên cứu
lịch sử, số 1(Tr 10- 16), 2001 đã tập trung phân tích những thành tựu, hạn chế của
công cuộc đổi mới, từ đó bước đầu đưa ra những gợi ý, hướng phát triển của kinh
tế- xã hội Việt Nam.
Năm 2002, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội đã xuất bản bộ kỉ yếu “Việt
Nam trong thế kỉ XX”. Bộ sách gồm nhiều công trình nghiên cứu của các học giả

trong và ngoài nước, đã tập trung nghiên cứu xoay quanh các vấn đề: Những
chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong thế kỉ XX, công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI.

6

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

Cuốn “Cơ cấu xã hội và một số vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình đổi
mới”, đề tài nhánh cấp Nhà nước (ĐTĐL-05), năm 2004 do tác giả Đỗ Nguyên
Phương chủ nhiệm. Các tác giả đã phân tích cơ cấu xã hội và biến đổi cơ cấu xã
hội trong thời đại mới thông qua việc làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về cơ cấu
xã hội, cơ cấu xã hội- giai cấp, thực trạng cơ cấu xã hội- giai cấp ở nước ta hiện
nay. Trên cơ sở đó, các tác giả trình bày những tác động của biến đổi cơ cấu xã
hội- giai cấp với tăng trưởng, phát triển kinh tế, công bằng xã hội trước thời kỳ đổi
mới, trong gần 20 năm đổi mới đất nước. Từ sự phân tích lý luận, thực tiễn về cơ
cấu xã hội- giai cấp, các tác giả đã chỉ ra một số vấn đề cấp bách trong quá trình
đổi mới như: dân số, lao động, việc làm, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội và vấn
đề bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
Nguyễn Đình Tấn trong bài viết “Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở
Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc
tế”, Tạp chí Xã hội học, số 2 (102), năm 2008 đã chỉ ra rằng: quá trình đổi mới,
phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những biến đổi
cấu trúc tầng bậc xã hội. Tác giả đã trình bày và phân tích bốn xu hướng phân tầng
xã hội ở nước ta hiện nay: 1- Xu hướng phân tầng xã hội về kinh tế; 2- Xu hướng
phân tầng xã hội về đời sống văn hóa tinh thần; 3- Xu hướng hình thành phân tầng
xã hội hình thức và không hình thức; 4- Xu hướng hình thành tầng lớp xã hội ưu

trội và nhóm xã hội yếu thế trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
Tìm hiểu sự chuyển biến xã hội ở địa phương, đã có một số công trình
nghiên cứu như:
Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử của Ninh Văn Phương “Sự chuyển biến
xã hội của thành phố Hải Dương (1997- 2006)”, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008.
Luận văn đã làm rõ sự chuyển biến xã hội trên các mặt như: số dân, nguồn lao
động, cơ cấu dân cư, đời sống dân cư của thành phố Hải Dương từ 1997- 2006.

7

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá về sự chuyển biến xã hội
của thành phố Hải Dương trong thời gian đó.
“Sự chuyển biến xã hội của thành phố Việt Trì (2000-2010)”, Luận văn
Thạc sĩ khoa học Lịch sử của Hoàng Thị Minh Tâm, Đại học Sư phạm Hà Nội,
2012. Tác giả đã làm rõ sự chuyển biến xã hội trên các mặt như số dân, nguồn lao
động, cơ cấu dân cư và đời sống dân cư của thành phố Việt Trì từ 2000- 2010. Tác
giả cũng dành hẳn một chương đưa ra những phân tích, đối sánh, đánh giá một
cách chung nhất về sự chuyển biến xã hội của thành phố Việt Trì trong giai đoạn
đó.
Cuốn “Sự chuyển biến xã hội của thành phố Hưng Yên (1997-2011)”,
Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử của Trần Thị Huyền, Đại học Sư phạm Hà Nội,
2013. Tác giả đã đi sâu vào phân tích chuyển biến xã hội theo nghĩa hẹp: cơ cấu
dân cư, đời sống dân cư của thành phố Hưng Yên trong công cuộc công nghiệp
hóa- hiện đại hóa. Tác giả đã thành công trong việc khôi phục lại diện mạo xã hội
của Hưng Yên trước và sau công cuộc Đổi mới.

Sách viết về lịch sử thành phố Uông Bí nói chung, trong đó có phản ánh về
công cuộc đổi mới của phường Quang Trung có thể kể đến các cuốn sách như:
Lịch sử Đảng bộ thành phố Uông Bí(1930- 2010) tập I, Ban Chấp hành Đảng bộ
thành phố Uông Bí, 2011; Thị xã Uông Bí, 30 năm chiến đấu xây dựng và
trưởng thành, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Uông Bí, NXB Quảng Ninh,
1991... Những cuốn sách này ít nhiều đã đề cập đến tình hình kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội của phường Quang Trung đặt trong tổng thể sự phát triển của thành phố
Uông Bí. Bên cạnh đó, chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung cũng được đề
cập nhưng chủ yếu là vấn đề dân cư, việc làm trong chuyển biến xã hội của thành
phố.
Liên quan đến sự phát triển kinh tế- xã hội phường Quang Trung, không thể
không kể đến cuốn sách: “Phường Quang Trung 30 năm xây dựng và phát
8

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

triển(1/7/1981- 1/7/2011), Ban Chấp hành Đảng bộ phường Quang Trung, NXB
Văn hóa- Thông tin, tháng 6/2011. Cuốn sách nàygiúp chúng ta có cái nhìn tổng
thể về lịch sử hình thành, phát triển, những nét khái quát về tình hình kinh tế- xã
hội của phường Quang Trung từ 1981 đến 2011. Đây cũng là tài liệu rất quan trọng
giúp tác giả có nhận thức đầy đủ hơn về tiến trình phát triển kinh tế- xã hội ở
phường Quang Trung. Tài liệu đã đề cập ít nhiều đến chuyển biến xã hội ở phường
trên các lĩnh vực: y tế, văn hóa, giáo dục.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đổi mới, đã có một số bài viết về chuyển
biến xã hội của phường Quang Trung trên báo, đài của Trung ương và địa phương
như: “Thành phố Uông Bí: Tăng cường quản lý hoạt động karaoke, vũ
trường”(báo Quảng Ninh số 8958, ra ngày 14/11/2014, Tr 5)…

Nhìn chung, những công trình trênđã đề cập đến vấn đề kinh tế- xã hội
của đất nước nói chung và tình hình xã hội của phường Quang Trung nói riêng.
Song, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chuyển
biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai
đoạn 1986 - 2014. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Chuyển biến xã hội ở
phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 19862014” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nguồn tài liệu
3.1 Đối tượng
- Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu làchuyển biến xã hội ở
phường Quang Trung (thành phố Uông Bí-tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014.
-Luận văn không đi sâu vào phân tích các lĩnh vực xã hội, cũng không có
tham vọng khai thác nội dung về chuyển biến xã hội theo nghĩa rộng, mà chỉ tập
trung tìm hiểu về chuyển biến xã hội theo nghĩa hẹp: bao gồm cơ cấu dân cư và
chuyển biến trong đời sống dân cư.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
9

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

- Thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2014.
- Không gian: Nghiên cứu toàn bộ phường Quang Trung với 13 khu dân cư:
Khu 1; khu 2, khu 3, khu 4, khu 5A, khu 5B, khu 6, khu 7, khu 8, khu 9, khu 10,
khu 11, khu 12.
3.3 Nguồn tài liệu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã khai thác, sử dụng nhiều nguồn tư
liệu khác nhau, bao gồm các nguồn sau:
-Tài liệu lưu trữ của thành phố, phường: Niên giám thống kê, Báo cáo hàng

năm, Nghị quyết, Tổng kết.
- Tài liệu chuyên khảo: sách, báo, tạp chí, bài viết, luận án, luận văn và
những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các Văn kiện Đại hội đại biểu của tỉnh,
thành phố về vấn đề xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Điền dã, điều tra xã hội học.
4. Mục đích và nhiệm vụ
4.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là tìm hiểu những chuyển biến xã hội
ở phường Quang Trung, thành phố Uông Bí giai đoạn1986 đến 2014 để làm sáng
rõ thêm công cuộc đổi mới ở Việt Nam .
4.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung.
- Tìm hiểu về sự chuyển biến trong cơ cấu giai cấp, tầng lớp ở phường Quang
Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) qua điều tra thực tiễn.
- Tìm hiểu về sự biến động dân số, lao động ở phường Quang Trung.
- Tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở phường.
5. Phương pháp nghiên cứu
10

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp
lịch sử và phương pháp phương pháp lôgic. Bên cạnh hai phương pháp trên, chúng
tôi sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh
giá…Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, điền dã.

6. Đóng góp của luận văn
-Luận văn nhằm khôi phục lại quátrình chuyển biếnxã hội của phường
Quang Trung (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), chỉ ra những biến đổi vềxã
hội của phường trong thời kỳ đổi mới một cách tổng thể và có hệ thống.
- Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp
hóa- hiện đại hóa, luận văncung cấp nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu
về sự phát triển xã hội của phường; giúp một cơ sở thực tiến cho các lãnh đạo địa
phương và những người dân trên địa bàn phường Quang Trung tham khảo để có
những định hướng đúng đắn hơn trong việc phát triển kinh tế- xã hội.
- Ngoài ra, luận văn còn cung cấp tài liệu để giảng dạy lịch sử địa phương và
phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, niềm tự hào của nhân dân và
thế hệ trẻ địa phương.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của
luận văn bao gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI
Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ-TỈNH QUẢNG
NINH) GIAI ĐOẠN 1986- 2014.
CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG CƠ CẤU DÂN CƯ
PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ- TỈNH QUẢNG
NINH) GIAI ĐOẠN 1986-2014.

11

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG DÂN CƯ

PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍ- TỈNH QUẢNG
NINH) GIAI ĐOẠN 1986- 2014.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI
Ở PHƯỜNG QUANG TRUNG (THÀNH PHỐ UÔNG BÍTỈNH QUẢNG NINH)GIAI ĐOẠN 1986- 2014
1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên phường Quang Trung
1.1.1 Vị trí địa lý
Phường Quang Trung nằm ở trung tâm thị xã Uông Bí (Ngày 25/2/2011,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 12/NQ-CP thành lập thành phố
Uông Bí)- thành phố miền Tây của tỉnh Quảng Ninh.
Ranh giới của phường được xác định như sau:
- Phía Đông, phường giáp phường Trưng Vương và phường Bắc Sơn.
- Phía Tây, phường giáp phường Thanh Sơn và phường Yên Thanh.
- Phía Nam, phường giáp xã Điền Công và xã Gia Đước (huyện Thủy
Nguyên- thành phố Hải Phòng).
- Phía Bắc, phường giáp xã Thượng Yên Công.
Nằm ở trung tâm thành phố Uông Bí nên phường Quang Trung tập trung
nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như:
12

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

Về đường bộ: Có quốc lộ 18A- tuyến đường bộ huyết mạch quan trọng của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối Quảng Ninh với Hà Nội. Với riêng tỉnh
Quảng Ninh, quốc lộ 18 là một trục vận tải trọng yếu liên kết hầu hết các trung tâm
kinh tế quan trọng của tỉnh: Móng Cái- Hạ Long- Uông Bí. Quốc lộ này chạy qua

địa bàn phường với chiều dài 2,0 km, nối đường 18A với nhà máy nhiệt điện Uông
Bí dài 2,4 km. Ngoài ra, quốc lộ này nối đường 18A với các tuyến đường huyện lộ
đi cảng Điền Công, đường đi xã Điền Công và các tuyến liên huyện khác với tổng
chiều dài 12km. Quốc lộ này cũng nối đường 18A với các tuyến đường, phố chính,
liên khu, liên tổ và nội khu dân cư (đường đi khu nhà văn hóa, sân vận động thành
phố xã,...) với tổng chiều dài các tuyến trên 30km.
Về đường sắt: Có tuyến đường sắt quốc gia từ Hà Nội đi Hòn Gai qua phường
với chiều dài 2,2 km và hệ thống đường sắt từ Bắc Sơn (Uông Bí) nối vào tuyến
đường này với chiều dài 2,0 km; đường sắt chuyên dùng Vàng Danh - Cảng Điền
công chạy trên địa bàn phường với chiều dài 6,0 km.
Với vị trí điạ lý như trên đã tạo cho phường Quang Trung có một vị trí thuận
lợi trong giao lưu kinh tế- văn hóa- xã hội với các phường trên địa bàn thành phố
Uông Bí, với thành phố Hạ Long (cách thành phố Hạ Long 35km), Hà Nội (cách
Hà Nội 120km), Hải Phòng (cách Hải Phòng 30km). Nằm trên trục quốc lộ lớn, có
đường sắt quốc gia, giữa trung tâm thành phố, nối liền các phường và các tỉnh,
phường Quang Trung có điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động buôn bán,
giao lưu trong và ngoài vùng, cũng như thu hút nguồn dân cư, lao động về đây sinh
sống làm việc.
1.1.2 Đất đai, địa hình
Về đất đai: Theo số liệu của phòng kiểm kê đất đai thì tổng quỹ đất tự nhiên
của phường Quang Trung đến năm 2014 là 1.404,88 ha (chiếm 5,48% tổng diện
tích tự nhiên của thành phố Uông Bí). Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 219,43ha chiếm 15,62% quỹ đất của phường.
13

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014


+ Đất lâm nghiệp: 373,88 ha chiếm 26,6% lớn nhất trong quỹ đất của
phường.
+ Đất chuyên dùng: 348,50 ha chiếm 24,81% quỹ đất của phường.
+ Đất ở: 132,27 ha chiếm 9,42% quỹ đất của phường.
+ Đất chưa sử dụng: 330,8 ha chiếm 24%.
Với quỹ đất chưa sử dụng lớn (24%), phường Quang Trung có nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế.
Về địa hình:Phường Quang Trung mang đặc điểm của cả vùng núi phía Bắc
và vùng thấp, trũng phía Nam của thành phố Uông Bí do địa giới hành chính của
phường kéo dài từ Bắc đến Nam thành phố. Địa hình của phường nằm dựa lưng
vào núi Ba Vàng và núi Bình Hương thuộc sơn hệ “cánh cung Đông Triều”, thấp
dần từ Bắc xuống Nam với 1/3 diện tích là vùng đồi núi (Vùng này có địa hình
dốc, độ cao trung bình đạt khoảng 250m so với mặt nước biển), 1/3 diện tích trung
du, địa hình tương đối bằng phẳng và 1/3 là vùng thấp, trũng chủ yếu là đất mặt
nước.
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Năm 2014, trên địa bàn phường còn có gần 1000ha đất
nông- lâm- ngư nghiệp rất thuận lợi cho việc xây dựng mô hình trang trại, gia trại,
sản xuất lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, cung cấp cho nhân dân của phường,
của thành phố và các huyện thị lân cận.
Tài nguyên rừng: Phường Quang Trung có diện tích rừng khá lớn. Năm
2014 diện tích rừng là 560, 9 ha; trong đó rừng tự nhiên là 23,1 ha, rừng trồng là
537,83 ha (Công ty Thông Quảng Ninh chủ quản 374,73 ha). Có 79 hộ gia đình
được Nhà nước giao quản lý rừng và đất rừng là 186,2 ha để trồng cây bạch đàn,
keo và cây ăn quả.

14

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN



Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

Tài nguyên du lịch: Trên địa bàn phường có khu du lịch Lựng Xanh và chùa
Ba Vàng, đã và đang được đầu tư trở thành khu du lịch sinh thái và du lịch tâm linh
trong quần thể du lịch danh thắng Yên Tử- Hồ Yên Trung- Hang Son- Lựng Xanh
của thành phố. Hàng năm đã có hàng vạn lượt du khách đến Lựng Xanh- Ba Vàng
để thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên và lễ Phật. Khu du lịch sinh thái Lựng Xanh
(cách trung tâm phường Quang Trung, thành phố Uông Bí chưa đầy 2km), là quần
thể cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với địa hình đa dạng, thảm thực vật phong phú.
Đặc biệt suối Lựng Xanh có lưu lượng nước khá lớn với 3 tầng thác nước liên
hoàn, luôn uốn lượn, mạnh mẽ chảy quanh các dải đá, vạt rừng, vừa hùng vĩ, vừa
thơ mộng. Ngoài ra, Lựng Xanh còn nằm ở vị trí dễ dàng kết nối với những danh
lam, thắng cảnh, điểm du lịch nổi tiếng của Uông Bí như Yên Tử, Hồ Yên Trung,
chùa Ba Vàng. Từ năm 2003, Ủy ban nhân dân thành phố đã đưa Lựng Xanh vào
khai thác phục vụ khách du lịch. Hàng năm, khu du lịch sinh thái đón 12 nghìn đến
17 nghìn lượt khách. Tổng thu khu du lịch sinh thái Lựng Xanh (chỉ bao gồm phí
vãn cảnh và phí phương tiện) năm 2014 là 120 triệu đồng. Hiện nay, mới chỉ có
một số hộ dân tận dụng nguồn nước suối để đầu tư các bể bơi tư nhân, song cũng
mới ở quy mô nhỏ và chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh, an toàn. Hệ thống
dịch vụ cũng mang tính tự phát, chủ yếu hoạt động mùa vụ trong các thời điểm
đông khách (mùa hè). Có thể nói, hiện nay Lựng Xanh vẫn là “nàng công chúa
ngủ trong rừng”.
Bên cạnh khu du lịch sinh thái Lựng Xanh, không thể không kể đến chùa Ba
Vàng. Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”)
được xây dựng vào năm Ất Dậu (năm 1676). Chùa toạ lạc trên lưng chừng núi
Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất
đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi,
hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ
15


Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu
về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải. Trải qua 4 lần tôn tạo, hiện nay,
chùa Ba Vàng có diện mạo như hiện nay. Không chỉ là nơi cho những người đến
để học Phật, hiểu Phật và tu Phật, chùa Ba Vàng còn hội tụ đủ các yếu tố của một
điểm du lịch sinh thái, văn hoá -lịch sử và là điểm đến của tăng ni, phật tử, du
khách thập phương trong và ngoài nước.
1.2 Vài nét về điều kiện xã hội phường Quang Trung
1.2.1 Lịch sử hình thành của phường Quang Trung
Đầu thế kỷ XIX, làng Uông (phường Quang Trung hiện nay) thuộc Tổng Bí
Giàng- Phủ Kim Môn- Trấn Hải Dương. Những tên đất như Thượng Mộ Công, Hạ
Mộ Công gợi nhớ một thời chủ nghĩa tư bản nước ngoài khai thác thuộc địa. Đây
chính là nơi các chủ mỏ tuyển mộ công nhân. Trong cuộc chiến tranh phá hoại
(1965-1972), đế quốc Mỹ đã ném xuống Uông Bí hơn 15 vạn tấn bom đạn các loại.
Mảnh đất sau này được gọi là phường Quang Trung là cái túi đựng phần lớn số
bom đạn ấy. Trong cuộc chống trả máy bay cường kích của giặc Mỹ ngày
22/12/1965, quân và dân Uông Bí đã bắn rơi 5 máy bay và làm bị thương 6 chiếc
khác. Trong đó, tại trận địa Đồng Mây, Đồng Nối (sau này thuộc Quang Trung),
bắn rơi 2 chiếc và bắt sống một giặc lái Mỹ. Cũng trong thời kỳ này, hàng trăm
thanh niên của Đồng Tiến- Quang Trung ra chiến trường chống Mỹ cứu nước.
Nhiều người đã hy sinh, nhiều người mang thương tật suốt đời. Trên mảnh đất này
đã có 15 năm tồn tại hai loại hình quản lý là xã Đồng Tiến và Tiểu khu Quang
Trung (1966-1981). Xã Đồng Tiến quản lý, điều hành các HTX nông nghiệp Đồng
Tiến, HTX Vũ Phong và một HTX ngư nghiệp; Khu phố Quang Trung (tiểu khu)
điều hành, quản lý bằng Ban đại diện hành chính đến dân cư nội thị và các HTX

tiểu thủ công nghiệp.
Phường Quang Trung được thành lập trên cơ sở Quyết định số 03/CP ngày
03/01/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Quyết định số 309/TL16

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

UB ngày 01/07/1981 của UBND tỉnh Quảng Ninh về chuyển các đơn vị hành
chính, tiểu khu thuộc thị xã Uông Bí thành phường.
Sau khi phân vạch địa giới, phường Quang Trung bao gồm khu nội thị (tiểu
khu Quang Trung) và một số thôn xóm khác như: Đá Cổng, Trường Thành, Đồng
Nối, Đồng Vỡ, Thượng- Hạ Mộ Công. Từ 1981- 2011, trên địa bàn phường mới
chỉ có 12 khu. Đến năm 2012, phường đã có 13 khu (Khu 5 tách ra thành khu 5A
và 5B để dễ quản lý do diện tích quá lớn). Đất đai, cộng đồng dân cư, các thiết chế
văn hóa xã hội, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân được xác định và tổ chức trên địa giới mới, tạo nên diện mạo và nội lực mới
của phường Quang Trung. [3; 5-6].
1.2.2 Xã hội của phường Quang Trung trước năm 1986
* Giáo dục
Trước năm 1986, trên địa bàn phường Quang Trung đã có những trường:
Trung tâm HN&GDTX,THPT Uông Bí (1966), trường liên cấp Đồng Tiến
(25/8/1982). Trong những năm 1981- 1985, ngân sách hỗ trợ cho hoạt động của
phường còn rất hạn chế, nhưngphường đã dành một khoản đầu tư xây dựng trường
học, mua sắm bàn ghế học sinh chiếm từ 50- 56% ngân sách hàng năm. Phường đã
xây dựng mới được 14 trường học, sửa chữa 15-20 phòng học, mua mới bàn, ghế
cho học sinh, khắc phục nhiều tình trạng phòng học 3 ca. Số học sinh và số lớp
tăng nhanh, chất lượng dạy và học cũng có tiến bộ. Số học sinh từ 2405 em năm
1982 tăng lên 3.145 em năm 1985. Số lớp từ 65 tăng lên 85 lớp, cả 3 trường tiểu

học, trung học cơ sở và 2 trường mẫu giáo đều có sự phát triển. Chất lượng học
sinh lên lớp hàng năm đạt tỷ lệ từ 85- 87%. Nhiều năm liền các trường đều đạt
danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh và thị xã [3; 29].
* Y tế
Trên địa bàn phường Quang Trung có 1 Trung tâm y tế thị xã và 1 trạm y tế
phường. Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển nằm trên địa bàn phường Thanh Sơn,
17

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

cách phường 2km cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám, chữa bệnh của nhân
dân và hỗ trợ y tế tuyến xã, phường. Trạm xá phường Quang Trung nằm trên địa
bàn tổ 30 khu 8, cơ sở vật chất nghèo nàn, địa điểm không thuận lợi cho việc cấp
cứu và phục vụ bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tại trạm xá phường
chưa có bác sĩ mà chỉ có 5 cán bộ nhân viên kỹ thuật, trong đó có: y sĩ đa khoa, y sĩ
sản, với cơ sở vật chất đơn sơ là 6 gian nhà cấp 4. Trong điều kiện như vậy, việc
khám, cấp cứu, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân là hết sức khó
khăn. [3; 31-32].
*Đời sống
Trong những năm 1981- 1985, ở nông thôn giá trị ngày công chỉ đạt từ 11,5kg gạo (giá gạo cung cấp 4 hào)[3;14]. Đời sống xã viên gặp nhiều khó khăn
nhưng vẫn gắn bó với HTX qua phân phối lương thực theo ngày công và theo định
lượng. Đời sống của thị dân, công nhân cũng gặp nhiều khó khăn.Phỏng vấn bác
Trần Đình Tiến, 57 tuổi,trú tại khu 7 phường Quang Trung, bác cho biết: “Trong
những năm 1981- 1985, bác làm thợ lò tại Mỏ than Nam Mẫu. Lương tháng tính
theo bậc. Bác được bậc 4, nhưng lương chỉ có 34 đồng/ tháng. Giờ nghỉ giữa ca,xí
nghiệp bác phát cho 1 miếng bánh mì, 2 cái kẹo lạc, có lúc là bánh quy. Đời sống
văn hóa lúc đó còn khá nghèo nàn. Cả xí nghiệp nghe chung loa công cộng, đài

lúc đó rất ít người có (400- 450 đồng/ cái). Khó khăn nhất lúc bấy giờ đó là việc đi
từ tỉnh này sang tỉnh khác. Do dịch vụ vận tải chưa phát triển nên phương tiện chủ
yếu là xe đạp. Nhà nào có xe đạp lúc bấy giờ là khá giả lắm”.
1.2.3 Kinh tế của phường Quang Trung giai đoạn 1986-2014
Từ năm 2005 - 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của phường là 10-12%. Từ
năm 2010-2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của phường là 11- 13%[96].
Về nông nghiệp: Mặc dù nằm ở trung tâm đô thị, nhưng sản xuất trên lĩnh
vực nông- lâm- ngư nghiệpcủa phường Quang Trung cũng có sự phát triển. Kế
thừa và phát huy truyền thống của HTX Vũ Phong- Đồng Tiến xưa, lĩnh vực này
18

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

tiếp tục được duy trì, củng cố và phát triển. Nếu như năm 2007, giá trị sản xuất
nông- lâm- ngư nghiệp mới đạt 3,9 tỷ đồng thì đến năm 2014, giá trị sản xuất
nông- lâm- ngư nghiệp đã đạt 10,655 tỷ đồng(chiếm tỉ trọng là 9,8%trong GDP của
phường).
Hoạt động trồng trọt: Cùng với quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông
nghiệp của phường ngày càng bị thu hẹp. Năm 2000, tổng diện tích gieo trồng đạt
283 ha; năm 2007, tổng diện tích đất gieo trồng là 212 ha. Đến năm 2014, diện tích
đất gieo trồng còn 85,26 ha. Do diện tích đất nông nghiệp giảm nên sản lượng
lương thực hàng năm giảm. Năm 2001, tổng sản lượng lương thực là 836,9 tấn.
Năm 2010, sản lượng lương thực còn 389,2 tấn. Đến năm 2014, sản lượng lương
thực chỉ còn 254,5 tấn. Bên cạnh đó, cơ cấu cây trồng cũng có sự thay đổi. Nếu
như trước năm 2000, cây trồng chủ yếu là lúa thì từ năm 2001- 2010, phường đã
đưa những giống cây trồng vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất
như: Măng tre Bát Độ, bò lai Sin, vịt siêu trứng, cá rô phi đơn tính…Nhờ đó đã

xuất hiện một số mô hình về phát triển kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp. Phát huy tốt
đặc điểm thổ nhưỡng, nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhân dân trong phường
cũng đã chuyển hướng canh tác từ trồng lúa sang trồng hoa màu. Đến năm 2014,
trên địa bàn phường phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao như: thanh
long ruột đỏ, nhãn hương chi, nấm linh chi và nấm thực phẩm…Chính vì vậy, giá
trị sản xuất rau màu trên một đơn vị canh tác đạt cao. Năm 2010, giá trị sản xuất
rau màu của phường đạt 96 triệu đồng/ha, đến năm 2014 đạt 120,4 triệu đồng/ha
[2; 3].
Hoạt động chăn nuôi: Tình hình phát triển vật nuôi chính ở phường Quang
Trung được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình phát triển một số vật nuôi chính ở phường Quang Trung
từ năm 2006- 2014
Đơn vị: Con
19

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

Nãm

2006

2008

2009

Vật nuôi
Trâu


Lợn

22
165
2650

15
200
2394

18
138
1325

2010

2011

2012

20
6
16
123
86
55
1205
467
359

Nguồn: [19;160-162]

2013

2014

14
97
751

24
65
495

Qua bảng số liệu trên, ta thấy ngành chăn nuôi của phường Quang Trung
trong 9 năm (2006- 2014) có xu hướng giảm nhẹ. Giảm mạnh nhất là số lượng đàn
lợn. Từ năm 2006 đến năm 2014, đàn lợn đã giảm 5,35 lần (giảm 2255 con).Có kết
quả trên một phần do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng. Nhưng nguyên nhân
lớn nhất vẫn là dongười nông dân mất đất nên chuyển nghề. Do không trồng trọt
nên không cần phân bón. Đặc biệt nuôi lợn ít lãi, rủi ro cao, vốn cao và phường
đang trong quá trình đô thị hóa nên ko thể nuôi ở khu dân cư.
Đàn bò cũng có xu hướng giảm nhẹ. Từ 2006- 2014, đàn bò giảm đi 100 con
(giảm 2,54 lần).
Riêng đàn trâu có xu hướng tăng lên, nhưng tăng chậm. Từ năm 2006- 2011,
nhìn chung đàn trâu đã giảm 16 con. Năm đàn trâu giảm mạnh nhất là năm 2011.
Năm 2011, đàn trâu chỉ còn 6 con, giảm đi 14 con so với năm 2010. Cũng như các
địa phương khác trong toàn thành phố, do quá trình cơ giới hóa trong sản xuất
nông nghiệp phường Quang Trung ngày càng được đẩy mạnh. Các loại máy cày,
máy bừa được sử dụng phổ biến trên đồng ruộng thay thế cho sức kéo của trâu.
Nhưng từ năm 2012- 2014,số lượng đàn trâu có xu hướng tăng nhẹ: tăng 8 con.

Năm 2012, đàn trâu có 16 con, đến năm2014, số lượng đàn trâu có 24 con. Riêng
năm 2013, số lượng đàn trâu giảm 2 con. Sở dĩ số lượng đàn trâu tăng lên là do nhu
cầu nuôi trâu lấy thịt cung cấp cho thị trường.
Về thủy sản: Trên địa bàn phường có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản.Năm 2014, diện tích mặt nước của phường là154,54
ha.Sản lượng đánh bắt thủy sản hàng năm đều đạt và tăng cao. Năm 2005 đạt 10
20

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

tấn, năm 2009 đạt 19 tấn, năm 2010 đạt 21,5 tấn. Phường đã xây xong cơ sở hạ
tầng khu nuôi trồng thủy hải sản đầm thị với kinh phí 2,1 tỷ đồng. Phường đã cho
có các hộ thuê đất nuôi trồng thủy sản theo dự án. Đến năm 2014, sản lượng đánh
bắt thủy sản đã đạt 30 tấn. Trong năm 2010- 2014, phường đã đầu tư 800 triệu
đồng từ ngân sách phường để nâng cấp và kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội
đồng, quản lý tốt các hồ, đầm đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư
nghiệp [2; 4].
Về lâm nghiệp: Với diện tích đất rừng lớn, phường đã chú trọng khai thác lợi
thế từ lĩnh vực này. Năm 2000, phường đã trồng được 85ha, trong đó có 75ha cây
ăn quả, 10ha gỗ bạch đàn. Đã có 26 hộ làm kinh tế vườn đồi với 59ha cây ăn
quả.Tình hình phát triển lâm nghiệp của phường Quang Trung được thể hiện qua
bảng số liệu sau:
Bảng 1.2: Tình hình phát triển lâm nghiệp ở phường Quang Trung
năm 2005, năm 2014
Đơn vị: ha
Năm


Tổng diện tích Phường

2005
2014

đất lâm nghiệp
504,96
677,44

Công ty Thông

270,85
234,11
199,59
295,65
Nguồn:[2;2].

Hộ gia đình
0
182,2

Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy: Diện tích đất trồng rừng không
ngừng được mở rộng, phục vụ cho phát triển kinh tế. Năm 2005, tổng diện tích đất
lâm nghiệpcủa phườnglà 504,96 ha, trong đó phường quản lý 270,85 ha, công ty
Thông quản lý 234,11 ha. Đến năm 2014, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 677,44
ha, trong đó phường quản lý 199,59 ha; Công ty Thông quản lý 295,65 ha. Có 79
hộ gia đình được Nhà nước giao quản lý rừng và đất rừng là 182,2 ha để trồng cây
bạch đàn, keo, cây ăn quả. Như vậy:trong 9 năm diện tích rừng của phường
tăng172,48 ha. Phường cũng làm tốt công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng,
21


Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm lâm luật, không có vụ cháy rừng
nào lớn xảy ra [2;2].
Về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp:
Về các ngành nghề: Năm 1986, trong bối cảnh khó khăn,phường Quang
Trung vẫn tiếp tục duy trì sản xuất tiểu thủ công nghiệp với sản phẩm: chiếu cói,
thảm cói, vải màn, gạch xỉ…Do hoạt động tiểu thủ công nghiệp của phường không
có ngành nghề truyền thốngnên nhân dân mới chỉ tập trung vào một số ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp giản đơn, chưa có quy mô tổ hợp sản xuất hoặc hợp tác xã,
hiệu quả kinh tế còn thấp như: đóng gạch xỉ, nung vôi, chế biến gỗ làm hàng mộ,
hàn xì, nhôm kính, gia công vàng bạc, sản xuất gạch đỏ….Từ năm 1991- 2000,
hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp bước đầu phát triển, cuối năm 2000 toàn
phường có 248 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp bao gồm: sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến lâm sản, gia công vàng bạc, sản xuất nhôm, may đo, chế biến thực
phẩm,...Năm 2005- 2009, một số ngành thủ công nghiệp mới xuất hiện trên địa bàn
phường là gia công cơ khí, làm chạn, làm mái tôn, làm cửa kính. Từ năm 20102014, hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển.
Phường vẫn duy trì tốt một số ngành tiểu thủ công nghiệp mũi nhọn như: sản xuất
gia công nhôm, kính, mộc, điện dân dụng, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng. Năm
2014, trên địa bàn phường đã có1050 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và hộ
tiểu thương. Doanh thu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng đều hàng năm là 12%.
Tuy có sự tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp
còn nhỏ, vốn đầu tư cho phát triển sản xuất còn thấp. Các sản phẩm công nghiệptiểu thủ công nghiệp của phường còn nghèo nàn, thiếu tính cạnh tranh, chủ yếu là
sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, đồ mộc…phục vụ nhu cầu của nhân
dân trong phường và các phường lân cận [3].


22

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

Về các thành phần kinh tế: Từ năm 1986- 2014, phường Quang Trung có sự
tham gia của bốn thành phần kinh tế: quốc doanh, HTX,tư nhân và cá thể. Năm
2014, trên địa bàn phườngcó 176 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong
đó có 24 doanh nghiệp nhà nước, 152 doanh nghiệp ngoài nhà nước. Năm 2008, do
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, trên địa bàn phường có 52 doanh nghiệp phải
ngừng hoạt động hoặc giải thể, song bên cạnh đó số doanh nghiệp, hộ đăng ký kinh
doanh thành lập mới và hoạt động trở lại vẫn chiếm số lượng cao hơn (98 đơn vị).
Ngoài doanh nghiệp, đến năm 2014 phường còn có 1.050hộ sản xuất kinh doanh cá
thể và 1 HTX (HTX vận tải).
Về thương mại- dịch vụ:
Nằm ở trung tâmthành phố Uông Bí, vì vậy hoạt động thương mại- dịch vụ
có ý nghĩa quan trọng, là thế mạnh của phường Quang Trung. Cùng với sự phát
triển kinh tế của phường, hoạt động thương mại- dịch vụ ngày càng phát triển,
phong phú, đa dạng về loại hình. Doanh thu của hoạt động thương mại- dịch vụtừ
năm 2010- 2014, mỗi năm tăng 10%.
Về thương mại:
Thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trong thương mại, cuối năm 1990 thị
xã Uông Bí đã hình thành một thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
nhiều thành phần, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cơn sốt về gạo
giảm dần và ồn định. Từ năm 1991, các thành phần kinh tế, kinh doanh, dịch vụ
ngày càng nhiều do thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông thoáng, thương
nghiệp quốc doanh không thích nghi kịp và không đủ sức cạnh tranh, đồng thời với
tác động của cơn sốt vỡ tín dụng trong nước. Thị ủy đã từng bước sắp xếp bố trí

lại, giải thể 6 công ty thương nghiệp của thị xã và hợp nhất thành công ty thương
mại và dịch vụ. Theo đó, HTX mua bán và HTX tín dụng của phường cũng ngừng
hoạt động.Trong khi đó, tư thương lại phát triển nhanh chóng [3; 11-12].

23

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

Chợ truyền thống: Trên địa bàn phường có hai chợ là chợ Trung tâm và chợ
Quang Trung.Năm 1997, chợ Quang Trung được xây dựng khang trang với diện
tích 1706m2, vốn đầu tư là 280 triệu đồng, cách chợ Trung tâm 1km về phía Đông
Nam. Hoạt động của đại lý thương mại trên địa bàn phường phát triển, đặc biệt sôi
nổi, phong phú từ năm 1997- 2000. Giá cả thị trường ít biến động, luôn cân bằng
giá cả trong tỉnh và cả nước. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được
khuyến khích phát triển mạnh mẽ, trung tâm thương mại dịch vụ phường tập trung
phát triển ở khu vực chợ Trung tâm, ngã 5 cột đồng hồ và chợ Quang Trung, đưa
mạng lưới buôn bán, bán lẻ lên trên 820 hộ kinh doanh, tăng 20% so với năm 1995.
Với môi trường kinh doanh thông thoáng đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ kinh
doanh và lao động có việc làm, thu nhập ổn định và có tích lũy.Hàng hóa dịch vụ
trên địa bàn ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và khách
hàng từ nơi khác đến, giao lưu hàng hóa. Các hộ buôn bán hàng hóa, kinh doanh
dịch vụ thương mại trên địa bàn phường cũng đã dần thích ứng với cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, năng động hơn trong kinh doanh dịch vụ
[3;12].
Đến năm 2005, trên địa bàn phường đã có 128 doanh nghiệp tham gia kinh
doanh dịch vụ, đáp ứng cơ bản cho sự phát triển kinh tế, xã hội và cho tiêu dùng
của nhân dân. Năm 2007, phường đã đầu tư xây dựng và chuyển chợ Quang Trung

về vị trí mới, thu hút hơn 450 hộ kinh doanh ổn định. Giá trị luân chuyển hàng hóa
năm 2010 đạt trên 320 tỷ đồng. Từ năm 2010- 2014, chợ Quang Trung tiếp tục
được đầu tư, mở rộng, duy trì tốt mô hình quản lý theo hình thức khoán; tạo điều
kiện cho trên 700 hộ tiểu thương kinh doanh ổn định. Đặc điểm nổi bật của chợ
Quang Trung là chỉ họp vào buổi chiều (Chợ Chiều). Thời gian họp chợ từ 13h18h. Không chỉ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong phường mà chợ Quang
Trung còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ở các phường lân cận: phường

24

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


Chuyển biến xã hội ở phường Quang Trung (thành phố Uông Bí- tỉnh Quảng Ninh) giai đoạn 1986- 2014

Trưng Vương, Quang Trung, Thanh Sơn. Hình thức bán hàng khá phong phú, có
cả bán lẻ lẫn bán buôn.
Thứ hai là chợ Trung tâm Uông Bí. Nằm trên địa bàn phường Quang Trung
nhưng chợ Trung tâm Uông Bí là chợ loại I của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, chợ phục
vụ cho cả nhân dân trong phường và nhân dân các phường, xã đến cất buôn, bán lẻ.
Chợ được xây dựng từ năm 1990.Ngay từ những ngày đầu thành lập, Chợ Trung
tâm Uông Bí đã hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp tự chủ. Ban quản lý chợ
thực hiện nhiệm vụ quản lý cho thuê điểm kinh doanh, đảm bảo công tác an ninh
trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, thu các loại phí cho Nhà nước
và tổ chức các dịch vụ trong phạm vi chợ như trông giữ phương tiện tại các cổng,
bảo vệ hàng hoá qua đêm, dịch vụ vệ sinh... Từ phần thu dịch vụ, Ban quản lý chợ
đã trích nộp một phần vào ngân sách nhà nước, phần còn lại Ban quản lýchợ tự chủ
toàn bộ các hoạt động như trả lương lao động dài hạn, lao động thời vụ, vệ sinh
môi trường… Cùng với việc mở rộng quy mô, chợ hoạt động ngày càng sầm uất,
thu hút được đông đảo người dân quanh vùng, các vùng lân cận đến mua sắm. Chợ
Trung tâm Uông Bí hiện là một đầu mối thương mại chủ yếu của thành phố Uông

Bí, thu hút trên 800 hộ kinh doanh cố định và hơn 200 điểm kinh doanh không cố
định. Đến tháng 7/2014, hoạt động của chợ đã giải quyết việc làm thường xuyên
cho trên 1.000 lao động kinh doanh, buôn bán tại chợ và có đóng góp vào ngân
sách Nhà nước. Hoạt động của chợ cũng đã góp phần quan trọng trong việc giải
quyết nhu cầu lưu thông, trao đổi hàng hoá của người dân của phường, thành phố
cũng như đảm bảo an sinh xã hội [101].
Có thể nói, sau khi chợ Trung tâm được đưa vào hoạt động, với hình thức
kinh doanh dịch vụ phong phú, đa dạng(đặc biệt từ hình thức sản xuất kinh doanh
nhỏ, lẻ đã kết hợp với hình thức sản xuất kinh doanh bán buôn lớn)đã tác động
mạnh đến hoạt động thương mại và dịch vụ của phường Quang Trung.

25

Đinh Thị Tuyết- CH K23- LSVN


×