Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ LỊCH sử ĐẢNG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH dân tộc TRÊN địa bàn TỈNH BÌNH PHƯỚC từ năm 1997 đến năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.66 KB, 136 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có 54 thành phần dân tộc sinh sống. Mỗi
thành phần dân tộc có lối sống, tập tục và bản sắc riêng, tạo nên sự phong
phú, đa dạng về văn hoá tộc người.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và quan hệ dân tộc, đề ra chính
sách nhằm đoàn kết các dân tộc anh em trong cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc trước đây và trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Vấn đề dân
tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách
mạng nước ta” [45, trang. 121].
Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế
giới, các thế lực thù địch đang tìm đủ mọi cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo, nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta, vì thế, cần có sự nhận
thức đầy đủ, sâu sắc hơn về vấn đề dân tộc và tổ chức thực hiện tốt công tác
dân tộc nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như mục tiêu Nghị quyết
Đại hội X của Đảng đề ra.
Bình Phước là tỉnh miền núi, thuộc khu vực Đông Nam Bộ, là vùng
đệm giữa Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Nam Bộ. Tỉnh
có 240 km đường biên giới tiếp giáp với Campuchia, nên có vị trí địa lý,
chính trị, kinh tế và quân sự rất quan trọng đối với khu vực và cả nước.
Bình Phước là nơi cư trú của cư dân 40 thành phần dân tộc. Các tộc
người có trình độ phát triển kinh tế xã hội không đồng đều. Đồng bào dân


tộc thiểu số đa phần đi theo các tôn giáo khác nhau nên đời sống tinh thần
cũng rất đa dạng và phức tạp.
Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Đảng bộ
tỉnh Bình Phước luôn quan tâm đến việc thực hiện chính sách dân tộc, coi


đây là một trong những mục tiêu cơ bản đảm bảo ổn định chính trị và phát
triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, trong những năm qua tình hình kinh tế chính trị, văn hoá - xã hội của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là của đồng bào dân tộc
thiểu số không ngừng được cải thiện và nâng cao, tạo nên diện mạo mới
ngay cả ở những nơi thuộc vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác dân tộc ở
Bình Phước cũng gặp không ít khó khăn. Lợi dụng sự thiếu thốn về đời sống
vật chất, đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức, phong tục tập quán của đồng
bào dân tộc thiểu số và những yếu kém, sơ hở trong quá trình thực hiện
chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch
đã tăng cường hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái phép, kích động tư
tưởng ly khai dân tộc, lôi kéo người vượt biên trái phép; lợi dụng việc phát
triển “Đạo Tin lành Đề ga” để lôi kéo, gây chia rẽ tôn giáo, tách Tin lành của
người Kinh ra khỏi Tin lành của đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị xã hội. Các vụ bạo loạn
mang màu sắc chính trị ở Tây Nguyên vào tháng 2 - 2001 và tháng 4 - 2004
cũng có tác động lớn đến tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình
Phước, dẫn đến một bộ phận không nhỏ đồng bào, nhất là tầng lớp thanh
niên có cái nhìn sai lệch về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, nhận
thức mơ hồ về vấn đề dân tộc, về “Nhà nước Đề ga”, gây tâm lý hoang mang
trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế –


xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh và sự ổn định chính trị trong
khu vực.
Vì vậy, việc nghiên cứu tổng kết quá trình thực hiện chính sách dân tộc,
từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực tiễn,
nhằm thực hiện tốt công tác dân tộc ở Bình Phước trong thời gian tới là vấn
đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Với những lý do trên, sau khi hoàn thành chương trình cao học Lịch sử

Đảng cộng sản Việt Nam, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Quá trình thực hiện
chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến 2005”
làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xung quanh vấn đề về dân tộc, chính sách dân tộc đã có khá nhiều công
trình, đề tài khoa học đề cập đến ở những góc độ, những hướng tiếp cận
khác nhau, trong đó có những công trình nổi bật như:
- Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, do tập thể
tác giả của Hội đồng Dân tộc thuộc Quốc hội khoá X biên soạn, Nxb Văn
hoá dân tộc, Hà Nội 2000. Sách tập hợp một cách cơ bản, có hệ thống những
văn kiện của Đảng từ khi thành lập đến năm 2000, các luật và những văn
bản pháp quy của Nhà nước, những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
dân tộc và một số văn bản về hoạt động của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
- Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và
miền núi tổ chức nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2002. Đây là
cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách dân tộc của
Đảng ta và những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân cư, đẩy


mạnh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hoá phù hợp với đặc điểm từng vùng
nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đồng thời kiến nghị những giải pháp
nhằm sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.
- Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001. Cuốn sách đã đề cập đến những quan điểm cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân
tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Các tác giả cũng đã nêu ra các đặc điểm
nổi bật của dân tộc Việt Nam và công tác dân tộc cần thực hiện trong sự

nghiệp cách mạng nước ta.
- Công trình Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc Việt
Nam, do Uỷ ban dân tộc và miền núi phối hợp với Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh nghiên cứu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996. Cuốn
sách đã nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và định hướng
giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh.
- Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay do
PGS,TSKH Phan Xuân Sơn và Ths Lưu Văn Quảng chủ biên, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội 2006. Cuốn sách đã trình bày những vấn đề cơ bản về dân
tộc và chính sách dân tộc của Đảng qua các giai đoạn cách mạng; phân tích
làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc và
đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc hiện
nay.
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở
Tây Nguyên của PGS.TS Trương Minh Dục, Nxb CTQG. Hà Nội. 2005,
trình bày vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, phân tích những
thành công và hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua
và dự báo các xu hướng vận động của quan hệ dân tộc trong thời gian tới.


- Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên của
PGS.TS Trương Minh Dục, Nxb CTQG. Hà Nội. 2008, đã trình bày truyền
thống đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong quá trình lịch sử.
Đặc biệt, cuốn sách đã phân tích chính sách đại đoàn kết của Đảng trong thời
kỳ đổi mới, từ đó, rút ra những kinh nghiệm xây dựng và củng cố khối đại
đoàn kết các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều luận văn, luận án có liên quan đến đề tài, như:“Mấy suy nghĩ về
đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta” (1995) của tác giả
Bùi Xuân Vinh;“Một số suy nghĩ về vấn đề dân tộc ở tỉnh Yên Bái” (1995)
của tác giả Hà Văn Định;“Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trên

địa bàn tỉnh Bình Dương và Bình Phước”(2001), Luận án Tiến sĩ triết học,
chuyên ngành Chủ nghĩa Cộng sản khoa học, của tác giả Phạm Công Tâm;
“Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đảng viên các dân tộc
thiểu số tỉnh Kiên Giang hiện nay” (2001) của tác giả Ngôn Kim Y;“Đảng
bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào
Khơme (1996-2004)” (2005), Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của tác giả Nguyễn
Tấn Thời;“Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía
Bắc)” (2001) của tác giả Nguyễn Thị Phương Thuỷ; “Các Đảng bộ tỉnh khu
vực Bắc Tây Nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 1996
đến 2005”, Luận văn Thạc sĩ lịch sử của Phạm Văn Hồ, được bảo vệ năm
2007;“Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Điện Biên trong
giai đoạn hiện nay” (2006), Luận văn Thạc sĩ Triết học của tác giả Vũ
Quang Trọng.
Từ sự nghiên cứu và phân tích thực trạng quá trình thực hiện chính sách
dân tộc, các tác giả đã đề xuất các giải pháp, cũng như rút ra những kinh
nghiệm để thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc trong thời gian tới.


Ngoài ra còn có các báo khoa học nghiên cứu về dân tộc và chính sách
dân tộc của nhiều tác giả được đăng tải trên các báo, tạp chí như: Tạp chí
Lịch sử Đảng, Nghiên cứu lý luận, Cộng sản, Sinh hoạt lý luận, Dân tộc
học… như:
- “Chính sách dân tộc của Đảng đối với các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Văn Nam, tạp chí Dân tộc số
69, 2006. Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc
trên địa bàn Tây Nguyên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị
nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc trong thời gian tới.
- “Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ở các vùng dân tộc và miền núi, cải
thiện đời sống nhân dân” của Đặng Vũ Liêm trong Tạp chí Quốc phòng

toàn dân, số 2, 1999. Trên cơ sở phân tích các chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước ta, tác giả đã nêu ra những giải pháp trong việc thực hiện chính
sách của Đảng và Nhà nước ta ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Những công trình trên đây đã đề cập đến nhiều phương diện khác nhau
về lý luận cũng như thực tiễn đối với vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, có tính hệ thống về quá trình thực hiện chính
sách dân tộc của Dảng trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến 2005.
Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu trên đây là nguồn tài liệu quan
trọng, là cơ sở để chúng tôi tiếp thu, kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá
trình nghiên cứu làm đề tài luận văn này. Bên cạnh nguồn tài liệu trên,
chúng tôi còn tiến hành thu thập, sử dụng nguồn tư liệu từ các nghị quyết,
các chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Bình
Phước có liên quan đến đề tài luận văn.


3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trình bày quá trình sự lãnh đạo, tổ chức thực tiễn việc thực hiện chính
sách dân tộc; đánh giá những thành tựu và hạn chế, thiếu sót trong quá trình
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến
2005; từ đó, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn có ý nghĩa chỉ đạo trong quá
trình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
+ Trình bày khái quát tình hình, đặc điểm tự nhiên, xã hội và tình hình
dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước; quá trình hiện chính sách dân tộc trên
địa bàn tỉnh Bình Phước trước năm 1997.
+ Phân tích quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng bộ tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến 2005.

+ Đánh giá những thành tựu và hạn chế, thiếu sót; từ đó, rút ra những
kinh nghiệm thực tiễn có ý nghĩa chỉ đạo trong quá trình thực hiện chính
sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về quá trình thực hiện chính sách
dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến 2005.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ trung nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng bộ tỉnh Bình Phước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh Bình Phước từ năm 1997 đến năm 2005.


5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện đề tài, luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng về dân tộc và quá trình thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn
của Đảng bộ tỉnh Bình Phước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp lịch sử, phương
pháp lôgíc. Ngoài ra, còn kết hợp các phương pháp khác như: thống kê, đối
chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp và phương pháp tổng kết thực tiễn.
5.3. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chính để thực hiện đề tài là các Nghị quyết của Đảng và
văn bản của Nhà nước về chính sách dân tộc và các văn bản cụ thể hoá việc
tổ chức thực hiện các chính sách trên ở Bình Phước. Tham khảo và tiếp thu
có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ việc vận dụng sáng tạo chính sách dân tộc của
Đảng bộ tỉnh Bình Phước, từ đó rút ra những kinh nhiệm có ý nghĩa thực

tiễn trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cấp lãnh đạo, các sở, ngành của tỉnh Bình Phước trong việc hoàn thiện chủ
trương, chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được chia làm 3 chương, 6 tiết.


Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

1.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI
Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc khu vực Đông
Nam Bộ, có vị trí địa lý từ 11 o22’ đến 12o16’ vĩ độ Bắc, 102o8’ đến 107o28’
kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.857,35km2, dân số năm
2005 là 814.330 người, trong đó đồng bào DTTS có 151.241 người, chiếm
khoảng 19,4% dân số toàn tỉnh; phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nông, phía Nam
giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, phía
Tây giáp tỉnh Tây Ninh và ba tỉnh Krache, Mundunkiri, Công Pông Chàm
của Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240km.
Trong suốt chiều dài lịch sử, Bình Phước luôn có vị trí hết sức quan
trọng cả về kinh tế - chính trị, quốc phòng - an ninh.
Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Bình Phước thuộc trấn Biên Hòa.
Đến giữa thế kỷ XIX, sau khi đặt ách đô hộ tại sáu tỉnh Nam Kỳ, thực dân
Pháp chia Nam Kỳ thành bốn khu vực lớn là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long
và Bát-Xắc. Vùng đất Bình Phước thuộc khu vực Sài Gòn, trong đó vùng đất
phía Đông thuộc tiểu khu Biên Hòa, vùng phía Tây Nam và phía Nam thuộc
tiểu khu Thủ Dầu Một. Năm 1889, thực dân Pháp đổi các tiểu khu thành các

tỉnh, Bình Phước thuộc địa phận tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Từ đó cho
đến hết thời Pháp thuộc, bộ máy hành chính cơ bản không thay đổi [32,
trang 8]. Sau năm 1954, trải qua hàng chục năm chiến tranh, vùng đất Bình
Phước bị chia cắt, sáp nhập nhiều lần tùy vào nhu cầu cai trị của thực dân, đế


quốc trong từng thời kỳ lịch sử. Đến ngày 30/01/1971, Trung ương Cục
Miền Nam quyết định thành lập Phân khu Bình Phước. Cuối năm 1972,
Phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập
[32, trang 9].
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, để đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế – xã hội, ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập tỉnh Sông Bé bao gồm tỉnh Thủ Dầu
Một, Bình Phước và ba xã thuộc huyện Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).
Tháng 2/1978, huyện Lộc Ninh được thành lập từ một số xã của huyện
Phước Long và Bình Long; năm 1988, huyện Bù Đăng được thành lập từ
một phần của huyện Phước Long. Ngày 01/01/1997, tỉnh Bình Phước được
tái lập, gồm 5 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé: Đồng Phú, Bình Long, Phước
Long, Bù Đăng, Lộc Ninh, trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Đồng Xoài.
Ngày 01/01/2000, thị xã Đồng Xoài chính thức được thành lập và đi vào
hoạt động.
Về điều kiện tự nhiên, Bình Phước có vùng đất đỏ bazan chiếm ½ diện
tích toàn tỉnh, đất đỏ trên đá phiến, đất xám và đất nâu vàng. Vùng đất đỏ
bazan chủ yếu tập trung ở các huyện Lộc Ninh, Bình Long, Bù Đăng và một
phần nhỏ của huyện Đồng Phú, Phước Long.
Bình Phước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa,
trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa bình quân hàng năm giao
động từ 2.045 đến 2.325mm, được rải đều trong nhiều tháng nên ít khi gây
ra lũ lụt; đặc biệt ở Bình Phước hầu như không bị ảnh hưởng trực tiếp của

bão. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2 oC, nhiệt
độ bình quân thấp nhất từ 21,5 – 22oC, nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 –
32,2oC. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, nhưng vào


các tháng mùa khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại khá cao,
khoảng 7 – 9oC. Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ ẩm
không khí giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Độ ẩm trung bình hàng năm
từ 80,8 – 81,4%, bình quân thấp nhất từ 45,6 – 53,2%, tháng có độ ẩm thấp
nhất là 16%, tháng có độ ẩm cao nhất lên tới 88,2%.
Điều kiện đất đai và khí hậu Bình Phước rất thuận lợi cho việc phát
triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su
và các loại cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày.
Bình Phước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trước hết là
rừng. Đầu thế kỷ XX, Bình Phước vẫn còn là những khu rừng liền khoảnh,
bạt ngàn, chiếm gần như 100% diện tích toàn tỉnh. Trong đó, có những khu
rừng già, rừng nguyên sinh với nhiều loài thú quý hiếm như voi, gấu, hổ, tê
giác, bò rừng, hươu, nai, hoẵng…, nhiều loài gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ,
giáng hương, sao, bằng lăng, dầu…, cùng với nhiều loài dược liệu qúy,
nhiều loại soong, mây, tre, lồ ô… dùng làm nguyên liệu giấy, xây cất nhà
cửa và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Rừng Bình Phước còn có
các loại cây lấy bột và nhiều loại rau rừng, là nguồn lương thực, thực phẩm
quan trọng của đồng bào DTTS bản địa cũng như của lực lượng cách mạng
trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất.
Hệ thống sông suối ở Bình Phước tương đối nhiều với mật độ 0,7 –
0,8km2, bao gồm: sông Sài Gòn bắt nguồn từ phía Bắc Lộc Ninh, đoạn chảy
qua địa phận Bình Long gần 50km, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện
Bình Long và tỉnh Tây Ninh; sông Đồng Nai chảy qua hai huyện: Bù Đăng
và Đồng Phú, tạo nên ranh giới tự nhiên với tỉnh Đồng Nai; sông Măng,
Sông Bé… và nhiều suối lớn như suối Rạt, suối Đá, suối Binh, suối Da, suối

Dung, suối Đông, suối Cát…Hệ thống hồ, đập tự nhiên và nhân tạo như hồ
Đồng Xoài, hồ Suối Lam, hồ Suối Giai, hồ Thác Mơ và nhiều bưng, bàu rất


thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, là nguồn dự trữ nước tưới rất lớn cho
mùa khô.
Mặc dù là phụ lưu của sông Đồng Nai nhưng Sông Bé là con sông lớn
nhất chảy trong lãnh thổ của tỉnh, với chiều dài hơn 200km. Ở phía đầu
nguồn, nơi chảy qua vùng cư trú của đồng bào Xtiêng, M’nông, người ta gọi
là sông Đaklung, xuôi về phía Nam đồng bào Kinh gọi là Sông Bé. Ở phía
thượng nguồn sông Bé có một số nhánh sông quan trọng như sông Đakquyt,
ĐakRlap bắt nguồn từ vùng đất đỏ Nam Tây Nguyên và miền Đông Bắc
Campuchia. Sông Bé có độ dốc lớn, hai bên bờ thường dựng đứng, dưới đáy
có nhiều dải đá ngầm nên không thuận lợi cho việc phát triển giao thông
đường thủy, mà chỉ phù hợp cho việc xây dựng các công trình thủy điện, đến
nay trên địa bàn tỉnh đã có 3 nhà máy thủy điện được xây dựng trên Sông
Bé, đó là: thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sork Phú Miêng.
Do những đặc thù về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu nên trong lòng đất
Bình Phước khá giàu về tiềm năng khoáng sản, đa số là khoáng sản phi kim
loại trong lớp trầm tích phù sa cổ, dễ khai thác, có chất lượng cao và trữ
lượng lớn. Tài nguyên khoáng sản được phân bố rải rác chủ yếu ở vùng phía
Tây và một ít ở trung tâm. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 91
mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển
vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, đá quý và
bán đá quý [24, Niên giám thống kê điện tử 2004]. Hiện nay tỉnh mới chỉ
khai thác được một số mỏ đá vôi, đá xây dựng, cát, sỏi, sét gạch ngói nhằm
đáp ứng một phần cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trong tỉnh, còn
lại các mỏ khác đang tiếp tục được tiến hành thăm dò để có cơ sở đầu tư
khai thác.
Với những lợi thế đó, Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã lãnh đạo các cấp,

các ngành, địa phương trong tỉnh phấn đấu vượt qua thách thức, phát huy


tinh thần đoàn kết thống nhất, ý chí tự lực, tự cường, nắm bắt thời cơ, khai
thác tốt các tiềm năng thế mạnh sẵn có để phát triển và đạt được những kết
quả quan trọng. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, GDP năm 2005
tăng gấp 2,72 lần năm 1996, thời kỳ 1997-2005 bình quân mỗi năm tăng
11,78%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ; các ngành sản xuất đều phát triển, thu ngân sách trên địa
bàn năm sau cao hơn năm trước, GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt
7,52 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 15,34%, đời sống của nhân dân các
dân tộc trong tỉnh từng bước được cải thiện. Cơ sở hạ tầng: đường giao
thông, điện, trường học, bệnh viện, trạm xá, các công trình thủy lợi, nước
sinh hoạt và các công trình phúc lợi khác được quan tâm đầu tư, phát triển
mạnh. Trung tâm hành chính tỉnh, huyện, thị xã được quy hoạch và xây
dựng theo hướng hiện đại, trụ sở làm việc của các xã, thị trấn được đầu tư
xây dựng khang trang đã nhanh chóng làm thay đổi hẳn diện mạo của một
tỉnh nghèo, miền núi như Bình Phước. Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng
đã đạt được những thành tựu đáng kể; quốc phòng - an ninh được củng cố;
quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới; khối đại đoàn kết các dân tộc anh
em trong tỉnh được tăng cường. Đảng bộ, chính quyền, mặt trận và các đoàn
thể nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh. Niềm tin của nhân dân đối
với sự lãnh đạo của đảng bộ được khẳng định rõ nét, tất cả đang hướng theo
xu thế hội nhập và phát triển của cả nước.
Nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, bên cạnh khu kinh tế
năng động, với tốc độ tăng trưởng cao, có lợi thế về địa lý, kết cấu hạ tầng,
môi trường đầu tư hấp dẫn như Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí
Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước có nhiều thuận lợi để hội nhập vào nền
kinh tế khu vực, kêu gọi thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển.



Tuy có những thuận lợi nêu trên, nhưng Bình Phước cũng đang đứng
trước những khó khăn và thử thách trong quá trình phát triển. Hiện nay,
Bình Phước vẫn là tỉnh nghèo trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thu
nhập bình quân đầu người còn thấp so với bình quân chung của cả nước; sự
tăng trưởng kinh tế thật sự chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên và thị trường. Cơ cấu kinh tế chưa được cải thiện rõ nét, nông nghiệp
phát triển chưa cân đối, vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của tỉnh;
công nghiệp, dịch vụ tuy có bước phát triển nhanh nhưng do xuất phát điểm
thấp nên vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ; thu hút đầu tư chưa được nhiều. Tình
trạng di dân tự do, chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng còn diễn biến phức tạp
chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Lĩnh vực văn hóa - xã hội còn có mặt
bức xúc như tệ nạn ma túy, mại dâm, tai nạn giao thông, khiếu kiện đông
người… Đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới và
đồng bào DTTS còn rất khó khăn. Công tác xây dựng Đảng vẫn còn một số
mặt chưa đạt yêu cầu đề ra; tinh thần đấu tranh, phê bình, tự phê bình và sức
chiến đấu của một số tổ chức đảng chưa cao. Trình độ lãnh đạo và năng lực
quản lý của cán bộ còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới.
Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng những thành tựu mà Đảng
bộ, quân và dân Bình Phước đạt được trong thơi gian qua là rất cơ bản và
quan trọng, là tiền đề vững chắc để Bình Phước tiến bước đi lên trên con
đường phát triển và hội nhập của cả nước.
1.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC Ở BÌNH PHƯỚC
1.2.1. Sự đa dạng về dân tộc và dân cư
Bình Phước là địa bàn có nhiều thành phần dân tộc sinh sống. Tính đến
năm 2005, toàn tỉnh có cư dân của 41 thành phần dân tộc sinh sống. Ngoài


người Kinh chiếm số lượng đông nhất, còn có hai nhóm dân cư khác: nhóm

dân cư DTTS bản địa và nhóm dân cư DTTS di cư từ nơi khác đến qua các
thời kỳ khác nhau.
Theo số liệu thống kê năm 2005, toàn tỉnh hiện có 28.842 hộ đồng bào
DTTS với 151.241 khẩu (chiếm 19,4% dân số của tỉnh). Trong đó: Xtiêng
71.556 người, Nùng 18.853 người, Tày 19.291 người, Khơme 14.279 người,
M’nông 8.288 người, Hoa 9.146 người, Mường 1.415 người, chăm 367
người, các dân tộc khác 4.465 người. Các DTTS phân bố tương đối đồng
đều ở các huyện trong tỉnh, theo địa bàn cư trú. Dân tộc Xtiêng tập trung
nhiều ở Phước Long, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng; dân tộc Tày, Nùng có
nhiều ở Đồng Phú, Bù Đăng, Lộc Ninh, Phước Long; dân tộc Khơme có
nhiều ở Lộc Ninh, Đồng Phú; dân tộc M’nông có nhiều ở Bù Đăng… Quy
mô bình quân nhân khẩu gia đình khá cao, hơn 50% số hộ có từ 5 đến 6
người.
Sự phân bố dân cư cũng không đồng đều, mật độ trung bình của tỉnh là
119 người/km2, thuộc loại thấp nhất khu vực Đông Nam Bộ, và có sự chênh
lệch khá lớn giữa các huyện đồng bằng và miền núi. Nhiều xã của huyện
Phước Long, Bù Đăng mật độ chỉ trên 10 người/km 2. Do đó, việc phân bố lại
dân cư và tiếp nhận cư dân lao động để khai thác các tiềm năng đất đai theo
quy hoạch phát triển kinh tế và quốc phòng là vấn đề cấp thiết hiện nay ở
Bình Phước. Việc phân bố lại dân cư giữa thành thị và nông thôn, giữa dân
tộc kinh và vùng DTTS để điều hoà cư dân trong từng huyện, từng xã là vấn
đề đặt ra trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở Bình
Phước trong những năm tiếp theo.
1.2.2. Những đặc điểm về văn hoá tộc người
1.2.2.1. Các dân tộc thiểu số bản địa


- Dân tộc Xtiêng: là DTTS bản địa chính ở Bình Phước, có lịch sử lâu
đời và có ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội của tỉnh. Theo các sử liệu,
vào thế kỷ XVII, vùng đất Bình Phước vẫn còn là vùng rừng núi hoang vu

với nhiều thú giữ. Đó là địa bàn cư trú của những người Inđônêdiêng cổ đại
nói tiếng Môn-Khơme, họ là tổ tiên của các dân tộc Xtiêng, Mnông, Mạ….
Vì thế, ngôn ngữ của người Xtiêng có nhiều nét gần gũi với ngôn ngũ
Mnông, Cơ Ho, Mạ. Trong số các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Môn-khơme ở
Tây Nguyên thì Xtiêng là nhóm cư dân có dân số đông hàng thứ ba, sau Ba
na và H’rê và là DTTS đông nhất ở Bình Phước.
Người Xtiêng ở Bình Phước còn có tên gọi là Xơdiêng hay Xa Chiêng.
Đó là một cộng đồng người thống nhất, có ý thức rõ rệt về thành phần tộc
người của mình. Trong tộc người Xtiêng còn có nhiều nhóm địa phương
khác nhau, mỗi nhóm thường cư trú ở một địa bàn nhất định và có những
đặc điểm khác nhau thể hiện ở ngôn ngữ, tập quán và phương thức canh tác..
người Xtiêng có 4 nhóm chính: Bù lơ, Bù đek, Bù Biêk, Bù Lập. Nhưng,
hiện nay chỉ còn tồn tại hai nhóm chính là Bù lơ và Bù đek.
Người Xtiêng Bù lơ thường sống ở miền trên (vùng cao), phân bố ở hầu
khắp các vùng núi rừng xã Đak Ơ, Đak nhau (huyện Phước Long), Thọ Sơn,
Thống Nhất, Đồng Nai (huyện Bù Đăng). Trước đây người Xtiêng Bù lơ
sống ở vùng rừng núi và tách biệt hẳn với người Kinh. Họ cư trú gần gũi và
xen kẽ với người Mnông, người Mạ. Do đó, trong những vùng này đã diễn
ra quá trình hòa nhập giữa người Xtiêng, người Mnông và người Mạ qua
hôn nhân hỗn hợp và trao đổi văn hoá lẫn nhau.
Người Xtiêng Bù đek là người Xtiêng miền dưới, phân bố ở các vùng
đất bằng thuộc huyện Lộc Ninh, Bình Long, Chơn Thành, Đồng Phú, họ đã
biết làm ruộng nước và sử dụng trâu bò, cày bừa để làm ruộng từ trước năm
1945. Người Bù đek sống xen kẽ với người Kinh, người Khơme nên có


những quan hệ lẫn nhau về văn hoá, ngôn ngữ và hôn nhân với hai dân tộc
này [50, trang 47].
Về tiếng nói, hai nhánh Xtiêng này cũng có nhiều khác biệt, có đến
40% từ ngữ của hai nhánh này không giống nhau. Về kiến trúc nhà ở và

trang phục của hai nhánh Xtiêng này cũng có nhiều điểm khác biệt. Xtiêng
Bù lơ làm nhà trệt, dài, cho nhiều hộ gia đình sống chung, trong khi Xtiêng
Bù đek làm nhà sàn cho từng gia đình riêng.
Dân tộc Xtiêng thường cư trú thành từng làng nhỏ, mỗi làng từ 10 đến
15 gia đình và làng nọ cách làng kia khá xa, trước đây họ thường sống du
canh du cư, nhưng những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng
và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế – xã hội trong đồng bào dân tộc, họ đã
sống định canh ổn định.
Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản. Đàn bà mặc váy, đàn ông
đóng khố. Họ thường để tóc dài, búi đằng sau, xâu lỗ tai, đeo hoa tai bằng gỗ
hoặc ngà voi, đôi khi xăm mặt, xăm mình với những đường nét hoa văn giản
đơn. Người Xtiêng rất thích đeo các loại vòng, riêng trẻ nhỏ thường đeo đôi
lục lạc ở hai cổ chân. Hôn nhân gia đình trong dân tộc Xtiêng theo chế độ
phụ hệ. Tuy nhiên, người đàn ông lại đóng vai trò quyết định đối với đời
sống gia đình.
Người Xtiêng có những phong tục, tập quán sinh hoạt văn hoá, lễ nghi
tồn tại từ lâu đời mang bản sắc riêng như tục cúng lúa mới, cúng bà bóng,
hội mừng nhà mới, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả… vẫn được duy trì, tồn tại đến
ngày nay. Trong sinh hoạt văn hoá của người Xtiêng, âm nhạc có vị trí quan
trọng và mang tính cộng đồng cao. Dân tộc Xtiêng có lối hát nói mang tính
ứng tác cao, ít bị gò bó vào giai điệu, nên thường mang nội dung tự sự và
hình thức hát thường kéo dài. Dân tộc Xtiêng cũng rất yêu thích ca hát, sử
dụng các nhạc cụ như trống, sáp pi, sáo ukoocle, khèn môi, kèn M’buốt, đàn


Đinh put… [67, trang 37-39]. Đặc biệt dân tộc Xtiêng còn có nghệ thuật
cồng chiêng và những sinh hoạt văn hoá cồng chiêng rất phong phú.
- Dân tộc Khơme: Đặc trưng xã hội của người Khơme ở Bình Phước
được biểu hiện qua hệ thống cư trú phum, sóc, qua đạo Phật tiểu thừa và qua
cấu trúc xã hội của nền kinh tế tiểu nông với giai cấp địa chủ nhỏ đóng vai

trò chi phối nông thôn. Trong xã hội tiểu nông Khơme vào cuối thế kỷ XIX,
ở mỗi làng đều có một vài gia đình thương nhân mà phần lớn thuộc giai cấp
địa chủ. Họ có voi và dùng voi để chuyên chở hàng hóa đi các nơi và vượt
biên giới để buôn bán. Nếu người Xtiêng nuôi trâu là chủ yếu thì người
Khơme nuôi bò chiếm phần lớn. Những đàn bò của người Khơme nuôi
không phải để ăn thịt mà điều chính nhất là để kéo xe. [50, trang 37 - 38].
Đồng bào Khơme ở Bình Phước có hai nguồn lợi chính, đó là buôn bán và
canh tác ruộng nước. Đây là những đặc trưng xã hội của người Khơme đã
tồn tại trước khi người Pháp đặt chân lên vùng đất Bình Phước. Sau khi thực
dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã thực hiện các chính sách ngăn cản sự
buôn bán giữa các vùng của những người Khơme trong nông thôn, làm cho
xã hội Khơme ngày càng mất đi công việc buôn bán, nhất là công việc buôn
bán xa bằng voi đã bị xóa bỏ. Người Khơme chỉ còn biết làm ruộng và khi
ruộng bị Pháp chiếm làm đồn điền thì số đông phải trở lại việc canh tác trên
rẫy, là hình thức canh tác mà lịch sử của họ đã từng trải qua từ xa xưa.
- Dân tộc Tà Mun: Là một nhóm người đặc biệt về những đặc trưng xã
hội và tộc người. Tà Mun, trước hết là một vùng đất cổ giáp giới giữa vùng
Tây Ninh và Sông Bé. Nơi đây, xưa kia có những nhóm Xtiêng sinh sống.
Nhóm Xtiêng này chịu ảnh hưởng sâu sắc lối sống và văn hoá của người
Khơme. Họ đã cùng người Khơme chống thực dân Pháp liên tục và quyết
liệt để bảo vệ vùng đất sinh sống cổ xưa của mình. Để khuất phục ý chí đấu
tranh và bình định nhóm người này, thực dân Pháp đã sử dụng đến tôn giáo.


Vào năm 1927, đạo Cao Đài Tây Ninh đã du nhập vào nhóm người Tà Mun
gốc Xtiêng. Từ những năm 1930 trở đi, một số nông dân Châu Ro làm thuê
ở các đồn điền cao su Biên Hòa, vì chống lại bọn chủ đồn điền nên bị thực
dân Pháp truy nã. Họ đã chạy về phía Tây Ninh nhập vào nhóm Tà Mun và
sống dưới sự che chở, bảo trợ của tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh. Trong
những năm kháng chiến chống Pháp, một số trong những người Châu Ro

này đã di cư lên vùng Bình Long và sống chung với những người Tà Mun
gốc Xtiêng theo đạo Cao Đài ở vùng này từ trước. Họ sống chung bên cạnh
người Khơme và chịu ảnh hưởng sinh hoạt của người Khơme ở Bình Long
một cách khá đậm nét.
Vì thế, nhóm dân cư Tà Mun là một cộng đồng người hỗn hợp Xtiêng,
Châu Ro đã tiếp thu sâu sắc sinh hoạt và văn hoá của người Khơme trước
đây và của người Kinh trong vài chục năm gần đây. Điều kiện để tạo nên
quá trình hòa hợp giữa nhóm Xtiêng địa phương với người Châu Ro chuyển
cư và người Khơme là yếu tố ngôn ngữ, nhưng xét cho cùng, yếu tố cơ bản
nhất của quá trình hòa hợp này chính là tinh thần bất khuất chống thực dân
Pháp và ý thức tìm đến sự tương trợ của người lao động cùng một hoàn
cảnh, một nguyện vọng và có chung một cơ sở tâm lý – xã hội.
- Dân tộc Mnông: Là một bộ phận của dân tộc Mnông ở tỉnh Đak Lak,
nơi tiếp giáp với miền núi tỉnh Bình Phước (nay thuộc tỉnh Đak Nông).
Nhưng trong người M’nông ở miền núi tỉnh Bình Phước còn có những nhóm
người M’nông từ đất Campuchia di cư sang sinh sống ở địa phương.
Người Mnông có tiếng nói thuộc ngữ hệ Môn - Khơme. Về mặt sinh
hoạt xã hội, phong tục tập quán, đời sống kinh tế và ngôn ngữ của người
Mnông cũng rất gần gũi với người Xtiêng. Vì vậy, từ lâu đời, giữa hai nhóm
cư dân này đã có những quan hệ chặt chẽ với nhau, kể cả về mặt hôn nhân.
Do đó, rất khó phân biệt rạch ròi giữa nhóm Xtiêng và M’nông ở vùng rừng


núi dọc biên giới Bình Phước và Campuchia. Người Mnông là dân tộc duy
nhất ở Việt Nam thành thạo việc săn voi và thuần dưỡng voi rừng thành voi
nhà. Đó là một trong những đặc trưng tộc người tiêu biểu nhất của người
Mnông.
- Dân tộc Mạ: Số lượng người Mạ ở Bình Phước rất ít, là một nhóm địa
phương của cộng đồng người Mạ ở vùng Đại Huai thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Người Mạ gần như sống biệt lập và ít tiếp xúc với các dân tộc khác một cách

thường xuyên. Do địa bàn cư trú biệt lập và ở vùng sâu, vùng xa nên họ ít bị
ảnh hưởng trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Xã hội người Mạ ở Bình Phước thực sự bị biến đổi (ở một mức độ nhất
định) là kể từ khi có sự tiếp xúc với người Kinh trong hai cuộc kháng chiến,
đặc biệt là trong kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, tính chất cổ sơ của một
xã hội chưa phát triển trong vùng người Mạ vẫn còn được bảo lưu cho đến
những năm 80 của thế kỷ XX.
Xã hội người Mạ được kết cấu trên cơ sở cộng đồng của các dòng họ và
chế độ hôn nhân phụ hệ. Mọi sinh hoạt dân cư trong làng đều tập trung trong
một hoặc vài ngôi nhà dài, là nơi cư trú chung cho tất cả các thành viên
trong làng.
1.2.2.2. Dân tộc Kinh và các dân tộc khác
Dân tộc Kinh hiện nay chiếm khoảng 80% dân số Bình Phước. Những
người Kinh đầu tiên đến cư trú ở Bình Phước là nông dân nghèo, những
người chống đối bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn Nam bộ và Nam Trung
bộ, họ bị mất đất canh tác hoặc không chịu nổi sưu cao thuế nặng của triều
đình nhà Nguyễn và sau này là thực dân Pháp nên đã đến vùng đất này để
sinh sống.
Dân tộc Kinh có mặt ở Nam bộ từ thế kỷ XVII, nhưng đến cuối thế kỷ
XVIII, sự tiếp xúc giữa người Kinh và người Xtiêng ở Bình Phước mới diễn


ra tương đối thường xuyên hơn thông qua những binh lính lưu đồn nhà
Nguyễn và gia đình của họ. Những người Kinh này phần đông là dân cư
vùng Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đầu thế kỷ XIX,
người Kinh đã cư trú tập trung thành từng làng ở khu vực phía Nam của
tỉnh, từ năm 1832 đến 1889, sự gia tăng dân số người Kinh ở Bình Phước
ngày càng rõ rệt.[32, trang 14].
Đến thời thực dân Pháp xâm lược, bọn tư bản Pháp đã cướp những
vùng đất màu mỡ của đồng bào dân tộc thiểu số, lập nên các đồn điền cao

su: Xa Cam, Xa Cát, Phú Riềng, Quản Lợi. Cũng từ đó, một bộ phận nông
dân bị bần cùng hóa ở các tỉnh phía Bắc được thu hút về đây làm phu đồn
điền, vì vậy số lượng người Kinh ở Bình Phước tăng lên nhanh chóng, hình
thành nên các làng công nhân người Kinh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, một bộ phận tín đồ Công
giáo từ miền Bắc di cư vào đã được bọn ngụy đưa lên khu vực Bình Phước,
lập ra các khu dinh điền, khu trù mật, tạo cơ sở xã hội cho sự thống trị của
chúng. Năm 1956, khi Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Phước Long, tỉnh Bình
Long, số dân bị ép buộc di cư từ các tỉnh Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định vào, làm cho cơ cấu dân cư có sự thay đổi lớn. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, khối công nông liên minh được hình thành, hỗ trợ cho
nhau, làm nòng cốt cho mặt trận thống nhất đoàn kết toàn dân tiến hành cuộc
kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Sau ngày miền Nam được giải phóng, dân số Bình Phước tiếp tục tăng
nhanh, trong đó phần lớn là đồng bào các tỉnh đông dân cư đi xây dựng kinh
tế mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; một số khác là cán bộ tập kết
trở về, bộ đội xuất ngũ, công nhân cao su được tuyển từ nơi khác đến để
khôi phục và phát triển các nông trường cao su.


Là vùng đất màu mỡ, diện tích tự nhiên rộng lớn, địa hình đồi núi
nhưng không dốc đứng như ở nhiều vùng khác, rất thuận lợi cho việc khai
phá đất đai, lập nương rẫy, trang trại để phát triển kinh tế; vì thế, trong
những năm gần đây, số dân các tỉnh di cư tự do đến Bình Phước làm ăn, sinh
sống ngày càng đông, kể cả các DTTS từ miền Bắc như: Tày, Nùng, Dao,
Mường, Thái, Hoa… đều có mặt trên đất Bình Phước, tạo nên sự đang dạng
về bản sắc văn hoá tộc người.
Hầu hết các DTTS mới đến làm ăn, sinh sống ở Bình Phước đều bằng
còn đường di cư tự do ngoài kế hoạch. Họ có tinh thần tự lực cánh sinh cao,
cần cù, chịu khó làm ăn, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, có nhiều kinh

nghiệm cho dân sở tại học tập, là nguồn nhân lực dồi dào, góp phần khai
thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội.
Tuy nhiên, những dân tộc mới đến cũng có những hạn chế nhất định: đa
số họ đều có đời sống rất khó khăn, sinh sống rải rác ở những vùng sâu,
vùng xa, vùng rừng núi, điều kiện đi lại, sản xuất và phát triển kinh tế - xã
hội không thuận lợi; trình độ sản xuất và văn hoá của nhân dân còn rất thấp;
nơi ăn, chốn ở, trường học, cơ sở y tế và giao thông đi lại còn nhiều khó
khăn, thiếu thốn; không có điều kiện được chăm sóc y tế; con em ít có điều
kiện được đến trường, tỷ lệ thất học và mù chữ cao; nhiều hủ tục lạc hậu vẫn
còn tồn tại, tình trạng du canh du cư và phá rừng làm rẫy vẫn còn tiếp diễn;
số hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ lớn…. Đấy cũng chính nơi kẻ thù lợi dụng vấn
đề dân tộc, vấn đề tôn giáo, để dụ dỗ, kích động, lôi kéo nhằm gây chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng nước ta, gây mất ổn định
chính trị, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


1.3. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở TỈNH
BÌNH PHƯỚC TRƯỚC NĂM 1997
1.3.1. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong cách mạng dân
tộc dân chủ (trước 30-4-1975)
1.3.1.1. Khơi dậy và củng cố truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc
trong thời kỳ đầu có Đảng lãnh đạo (1930-1945)
Mở đầu cho truyền thống đoàn kết giữa các DTTS và người Kinh ở
Bình Phước là sự tham gia tích cực của họ vào cuộc khởi nghĩa của Trương
Công Định vào nửa cuối thế kỷ XIX. Năm 1862, khi Thực dân Pháp đánh
chiếm 3 tỉnh miền Đông và ráo riết xúc tiến đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây.
Chúng kéo quân về Thủ Dầu Một, Tây Ninh và Biên Hòa hòng áp đặt quyền
thống trị của chủ nghĩa thực dân trong vùng đồng bào Thượng ở địa phương.
Nhưng chúng đi đến đâu cũng vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đồng bào

các dân tộc.
Tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc trong vùng do
Pô Cum Pô (nhà sư yêu nước người Khơme), Trương Quyền (con trai nhà
yêu nước Trương Công Định), N’trang Lơng (tù trưởng một bộ tộc người
Mnông)…Các cuộc khởi nghĩa này đã tập hợp được đông đảo đồng bào các
DTTS trên địa bàn như: Xtiêng, Mnông, Khơme, Châu Ro, Mạ, Tà Mun…
tham gia kháng chiến, chống Thực dân Pháp hàng chục năm liền, gây cho kẻ
thù nhiều tổn thất. Tuy nhiên, trước sự đàn áp tàn bạo của kẻ thù, các phong
trào đấu tranh trên đã bị thất bại.
Ngay sau khi đàn áp được các phong trào đấu tranh và nổi dậy của
DTTS, lợi dụng sự sự thật thà, lạc hậu, kém hiểu biết và nạn mê tín dị đoan,
thực dân Pháp đã dùng các thủ đoạn lừa mị, mua chuộc và chia rẽ dân tộc
nhằm tiêu diệt lực lượng nổi dậy, gây cơ sở của chúng. Với chiêu bài “Đất
Thượng của người Thượng”, chúng đã lôi kéo được một số chủ làng làm tay


sai, cấp đất, trao quyền hành cho bọn này và biến họ thành công cụ đắc lực
đàn áp đồng bào. Nguy hiểm hơn, thực dân Pháp còn đi vào các làng, dùng
các loại hóa chất tác dụng với nhau trên bông gòn, tạo thành ngọn “Lửa
thần” để hù dọa, uy hiếp đồng bào. Vì sợ phép lạ, sợ lửa thần đốt cháy làng
xóm, rừng núi, thiêu hủy dân tộc nên nhiều người đã đầu hàng đi theo giặc
Pháp.
Để chống lại những âm mưu thâm độc đó, công nhân đồn điền Phú
Riềng đã thâm nhập vào đồng bào, tiến hành tuyên truyền, vận động và giác
ngộ lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh chống đế quốc của đồng bào
Xtiêng và các DTTS khác; nhờ đó mà đồng bào đã ủng hộ tích cực các
phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, giúp đỡ và
che dấu cho những công nhân bỏ trốn. Nhiều công nhân người Kinh đã ăn
thề và kết nghĩa ruột thịt với đồng bào dân tộc; nhiều công nhân khác đi đến
các nhà đồng bào dân tộc neo đơn giúp đỡ, chữa bệnh cho người ốm đau,

cứu trợ cho những người bị tai nạn… nhờ vậy mà tình đoàn kết Kinh Thượng ngày càng được xây dựng và củng cố vững chắc thêm.
Cuối năm 1929, Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở
đồn điền cao su Phú Riềng, ngay từ khi mới thành lập, Chi bộ đã tích cực
hoạt động trong công nhân và đồng bào DTTS, bản thân đồng chí Trần Từ
Bình - Bí thư Chi bộ cũng đã kết nghĩa anh em với một số chủ làng người
dân tộc để vận động họ tham gia chống Pháp. Do đó, cuộc đấu tranh đầu tiên
do Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Phú Riềng lãnh đạo đã giành được
những thắng lợi to lớn.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, ngay
từ những năm đầu mới ra đời, Đảng ta đã rất chú ý đến vấn đề đoàn kết dân
tộc, coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, có ảnh hưởng to lớn đến
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong bản Chương trình hành


động của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 6/1932), Đảng ta đã đề cập
tới những yêu cầu của các DTTS; kêu gọi nhân dân các DTTS hãy đoàn kết
đấu tranh chống lại âm mưu và chính sách chia rẽ dân tộc của đế quốc Pháp.
Trong những năm 1939-1945, Đảng ta đề ra nhiệm vụ phát triển phong trào
cách mạng ở miền núi và xây dựng miền núi trở thành căn cứ địa của cách
mạng cả nước. Các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng
11/1939), lần thứ 8 (tháng 5/1941) đều khẳng định tầm quan trọng của công
tác vận động đồng bào các DTTS tham gia cách mạng; chú trọng xây dựng
khối đại đoàn kết các dân tộc, chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc của thực dân
Pháp.
Thực hiện những chủ trương đó, chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng
Phú Riềng đã xây dựng nên các tổ chức đoàn hội như Công hội đỏ, Nông hội
đỏ, Thanh niên xích vệ, hội đá banh… đi sâu vào các buôn, sóc vận động
quần chúng và đồng bào các dân tộc đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong
cuộc sống và trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Nhờ làm
tốt công tác vận động quần chúng, số đồng bào các DTTS đi theo Đảng, theo

cách mạng ngày càng nhiều, phong trào CM ngày càng phát triển đến tận
buôn, sóc.
Thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc và đàn áp các phong trào CM do
Đảng ta lãnh đạo, thực dân Pháp đã xây dựng nhà tù Bà Rá để đày đọa các
chiến sĩ cộng sản và xây dựng trại giam Bù Nho để giam hãm những công
nhân tiên tiến của phong trào đấu tranh ở đồn điền Phú Riềng. Thực dân
Pháp đã mua chuộc được một số người Xtiêng làm lính gác và cai ngục ở hai
nhà tù trên, hòng gây hằn thù dân tộc giữa người Kinh và người Thượng;
đồng thời để che dấu bàn tay đẫm máu, đầy tội ác của chúng. Song, chính
những người lính dân tộc này lại được những người cộng sản và công nhân
bị giam hãm tuyên truyền và giác ngộ cách mạng. Ảnh hưởng của cách


×