Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận đại giang Sơn(DGS logistics)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.7 KB, 42 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, trong đó chú trọng
đến phát triển ngoại thương. Ngoại thương của Việt Nam càng phát triển kéo
theo sự phát triển của các nghành khác trong đó có sự phát triển của nghành
giao nhận.
Không chỉ dừng lại ở việc “ăn theo” ngoại thương mà giao nhận còn có
vai trò tích cực trở lại. Nó có mặt kịp thời để giúp các nhà xuất nhập khẩu
thúc đẩy hoạt động của mình được chính xác, an toàn và hiệu quả, cũng như
giúp cho quá trình vận tải hàng hóa được bắt đầu- tiếp tục- và kết thúc. Điều
này không chỉ đạt lợi nhuận trong kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn
tăng vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Do vậy, giao nhận là một khâu quan trọng. Nó không chỉ tạo điều kiện
thúc đẩy, mở rộng buôn bán mà còn góp phần đáng kể vào thương vụ xuất
nhập khẩu.
Giao nhận gắn liền với vận tải nhưng nó không phải là vận tải. Hiện nay
trên thế giới có rất nhiều phương thức vận tải, người ta có thể sử dụng nhiều
phương tiện khác nhau và áp dụng nhiều phương thức vận tải khác nhau
trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu như: đường sắt, ô tô, nội thủy,
hàng không… nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là chuyên chở hàng hóa
bằng đường biển do các tuyến vận tải hầu hết là các tuyến giao thông tự
nhiên, do khả năng và năng lực thông qua của vận tải biển rất lớn không hạn
chế (có thể vận chuyện khối lượng hàng hóa lớn, siêu trường, siêu trọng) do
vậy đã làm cho giá cước vận tải rất thấp so với các phương thức khác.

Trang 1


Công việc giao nhận đòi hỏi người giao nhận phải giỏi về kỹ thuật giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu về luật


pháp và tập quán quốc tế. Điều này không những giúp hoàn thành tốt khâu
giao nhận hàng hóa, đạt lợi nhuận cao trong kinh doanh mà còn tăng thêm
uy tín của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của cả nước Việt Nam ta nói
chung trên trường quốc tế.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Tiếp Vận Đại Giang Sơn,
các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo cơ hội cho em thực
hiện tốt báo cáo tốt nghiệp này. Trên cơ sở những thuận lợi đó và củng cố
những kiến thức đã học tại trường, cùng với sự hướng dẫn của Thầy Lê
Phúc Hòa em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Tiếp Vận
Đại Giang Sơn(DGS Logistics)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tổng kết những lý luận cơ bản về dịch vụ giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu bằng đường biển, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam nói chung, trên cơ sở đó nghiên cứu quy trình hoạt động giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Tiếp Vận Đại
Giang Sơn(DGS Logistics).
Qua đó, đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa XNK tại công ty trong
hai năm gần đây, từ đó nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng,điểm mạnh,
điểm yếu, mặt khó khăn, thuận lợi của công ty.
Trên cơ sở đó, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm
hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
của công ty, gia tăng sức cạnh tranh về chất lượng dịch vụ so với các công ty
khác cùng nghành nghề kinh doanh, đưa công ty ngày càng phát triển và lớn
Trang 2


mạnh về khả năng cạnh tranh, uy tín lẫn chất lượng dịch vụ giúp công ty tạo
được thương hiệu của mình trên thương trường vận tải quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Tiếp Vận Đại
Giang Sơn (DGS Logistics)
Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng
đường biển tại công ty TNHH Tiếp Vận Đại Giang Sơn, dựa vào số liệu
kinh doanh của công ty trong 2 năm trở lại đây (2012-2013) để đánh giá hoạt
động giao nhận từ đó tìm kiếm các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
giao nhận XNK hàng hóa bằng đường biển.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp mô hình hóa, phương pháp tổng kết và phân tích thực nghiệm.
Đồng thời quan sát quá trình hoạt động và tham gia vào quá trình làm việc
để có những kết luận chính xác và sâu sắc.
5. Kết cấu đề tài
Khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu và giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Tiếp Vận Đại Giang Sơn.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Tiếp Vận Đại
Giang Sơn.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị
Trang 3


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với thầy giáo hướng dẫn Lê Phúc
Hòa và các anh chị, cô chú công tác tại DGS LOGISTICS đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự
giới hạn về thời gian, bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,

góp ý quý báu của các thầy cô để giúp em trong quá trình nghiên cứu và
công tác sau này.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ GIỚI THIỆU TỖNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
TIẾP VẬN ĐẠI GIANG SƠN

Trang 4


1.1 Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.1

Khái niệm về người giao nhận

Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận
được quốc tế chấp nhận. Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ
giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder,
Freight Forwarder, Forwarding Agent). Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp
hội giao nhận (FIATA) thì “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa
được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy
thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải”.
Trong thương mại quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến
người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các
thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy xuất
hiện người giao nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và
các phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến
quốc gia khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí.
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì người giao nhận

được định nghĩa như sau:
Điều 164: Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy
chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

1.1.2 Khái niệm nghiệp vụ giao nhận
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận
được định nghĩa như là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển,
gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các
dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải

Trang 5


quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến
hàng hóa”.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục
có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ
nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ
một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba
khác.
Căn cứ vào vai trò của người giao nhận, chúng ta có thể hiểu hoạt động
giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ bao gồm từ việc chuẩn bị hàng hóa, kho
bãi và các thủ tục liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến
người mua.
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì dịch vụ giao nhận
được định nghĩa như sau:
Điều 163: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người

vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách
hàng).
1.1.3

Phân loại nghiệp vụ giao nhận

1.1.3.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
- Giao nhận quốc tế: là hoạt dộng giao nhận phục vụ cho các tổ chức
chuyên chở quốc tế.
- Giao nhận nội địa (giao nhận truyền thống): là hoạt động giao nhận
chỉ chuyên chở hàng hóa trong phạm vi một nước.
Trang 6


1.1.3.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
- Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi
hàng đi hoặc nhận hàng đến.
- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài họat động thuần túy
còn bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn,
lưu kho, lưu bãi,…
1.1.3.3 Căn cứ vào phương tiện vận tải:
- Giao nhận hàng hóa bằng đường biển
- Giao nhận hàng không
- Giao nhận đường sắt
- Giao nhận bưu điện
- Giao nhận đường ống
- Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation – CT), vận tải
đa phương thức (Montimodal Transportation – MT).
1.1.4


Ý nghĩa
Để cho nền sản xuất xã hội phát triển một cách có hiệu quả, các nhà

kinh tế học từ xưa đã đưa ra ý tưởng là chuyên môn hóa lao động. Phải có
mối quan hệ hợp tác với nhau thông qua các hoạt động kinh tế mà quan
trọng nhất là việc di chuyển tư bản, lao động và trao đổi hàng hóa giữa các
khu vực, các quốc gia với nhau. Nhờ đó các quốc gia có thể mở rộng khả
năng sản xuất và tiêu dùng của mình, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân.
“Giao nhận là một khâu, một mắc xích quan trọng trong quá trình tái sản
xuất ngành vận tải nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, giúp
cho việc lưu thông hàng hóa trên phạm vi toàn thế giới, góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản
phẩm”.
Trang 7


Mạng lưới giao nhận ngày càng phủ khắp toàn cầu và hoạt động nhộn
nhịp. Các đại lý giao nhận cùng tạo một mạng lưới tương tự ở khắp các sân
bay, cảng biển, các đầu mối vận tải, các thành phố,… đảm nhận một khối
lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc ra đời các công ty giao nhận giúp
cho các nhà xuất nhập khẩu đơn giản được những vấn đề mà lẽ ra họ phải
thực hiện. Công ty giao nhận mang tính chuyên môn hơn, do đó thời gian
thực hiện công việc sẽ mau chóng hơn.
1.1.5

Vai trò và chức năng

Công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một khâu rất cần thiết
trong việc thực hiện hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập
khẩu, nó giúp cho hai bên có thể thực hiện đúng thời gian giao hàng theo

đúng quy định của hợp đồng, đồng thời cũng giúp cho việc thông quan hàng
hóa nhanh chóng hơn.
Hiện nay sự trao đổi giao thương giữa các nước ngày càng phát triển, số
lượng hàng ngày càng lớn và đa dạng, và Việt Nam cũng đang trên đường
hòa nhập từng bước với sự phát triển nền Kinh tế Thế Giới. Đường lối đúng
đắn của chính phủ đã và đang khuyến khích các công ty trong nước xuất
khẩu, do đó lượng hàng xuất nhập khẩu ngày càng tăng và chủng loại ngày
càng phong phú hơn, số lượng các công ty đăng ký kinh doanh ngày càng
nhiều. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa trong
và ngoài nước được ký kết thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại nguồn
ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước và sự sống còn của đa số các công ty
trong nước.
Để thực hiện tốt và hoàn thành đúng hợp đồng thì không thể không nhắc
đến vai trò của các công ty giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Cùng với sự
phát triển về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, công tác giao nhận xuất
Trang 8


nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng và số lượng nhân viên trong công
tác giao nhận ngày một tăng giúp cho sự lưu thông hàng hóa trong và ngoài
nước trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên giao nhận là một việc làm tương đối
phức tạp, đòi hỏi người làm giao nhận phải có kiến thức chuyên môn và sự
năng động nhanh nhẹn. Nếu một nhân viên giao nhận yếu về nghiệp vụ thì
có khi lô hàng sẽ bị chậm trễ và dẫn đến nhiều khó khăn như: giao nhận
hàng chậm. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp hay chủ hàng thiếu nguyên
vật liệu để sản xuất, không có hàng để bán ra thị trường trong khi thị trường
đang khan hiếm, hoặc phải đóng tiền lưu kho, lưu bãi,…
1.1.6

Phạm vi hoạt động


Trừ trường hợp người gửi hàng hay người nhận hàng tự mình thực hiện
giao nhận hàng hóa, làm các thủ tục và các loại giấy tờ có liên quan thì
thông thường người giao nhận sẽ thay mặt cho người gửi hàng hoặc người
nhận hàng đảm nhận tất cả, thậm chí cả việc vận chuyển hàng hóa. Người
giao nhận có thể cung ứng dịch vụ thông qua các đại lý nước ngoài của
mình, các chi nhánh hoặc cũng có thể sử dụng các dịch vụ này thông qua các
nhà thầu phụ.
 Thay mặt người xuất khẩu
Theo yêu cầu của người gửi hàng (người xuất khẩu), người giao nhận sẽ:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận chuyển hay người chuyên chở
thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ có liên quan như giấy chứng
nhận đã nhận hàng chuyên chở,…

Trang 9


- Kiểm tra tất cả những điều khoản trong thư tín dụng cũng như những
quy định của Chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất
khẩu, nước nhập khẩu, nước quá cảnh.
- Đóng gói hàng hóa phù hợp, thuận lợi cho việc chuyên chở đến nước
nhập khẩu (trừ khi việc này đã được người gửi hàng thực hiện trước
khi giao hàng cho người giao nhận).
- Thu xếp việc lưu kho hàng hóa khi cần.
- Cân đo hàng hóa
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu người gửi hàng yêu cầu.
- Vận chuyển hàng hóa đến ga, cảng và làm thủ tục khai báo Hải quan
và các thủ tục khác có liên quan để giao hàng cho người chuyên chở.

- Thu xếp việc chuyển tải hàng hóa khi cần.
- Nhận vận đơn của người chuyên chở và giao hàng cho người gửi
hàng.
- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến người nhận hàng thông qua
mối quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở
nước ngoài.
- Ghi nhận những tổn thất và giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu
nại với người chuyên chở khi có tổn thất xảy ra.
Thay mặt người nhập khẩu
Theo yêu cầu của người nhận hàng (người nhập khẩu), người giao nhận sẽ:
- Nhận hàng và kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển
hàng hóa.
- Nhận hàng của người chuyên chở và trả các cươc phí cần thiết nếu có.
- Tiến hành khai báo hải quan và các thủ tục có liên quan.
- Thu xếp việc lưu kho, quá cảnh hàng hóa khi cần.
Trang 10


- Giao hàng cho người nhận hàng.
- Giúp người nhận hàng giải quyết các khiếu nại nếu có.
1.1.7

Lợi ích của dịch vụ giao nhận đối với những doanh nghiệp kinh

doanh xuất nhập khẩu
Việc sử dụng các dịch vụ giao nhận thường mang lại cho doanh nghiệp
những lợi ích thiết thực như sau:
- Giảm thiểu được các rủi ro đối với hàng hoá trong quá trình vận
chuyển. Người giao nhận thường có nhiều kinh nghiệm và kiến thức
trong thuê phương tiện, nhất là tàu biển do họ thường xuyên tiếp xúc với

các hãng tàu nên họ biết rõ hãng tàu nào là có uy tín, cước phí hợp lý,
lịch tàu cụ thể,…
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh cho chủ hàng. Sử dụng
dịch vụ giao nhận một mặt tạo điều kiện giảm nhân sự cho doanh nghiệp,
nhất là khi việc giao nhận là không thường xuyên. Mặt khác do chuyên
môn trong lĩnh vực này nên người giao nhận thường tiến hành các công
đoạn một cách nhanh chóng nhất, tránh hiện tượng chậm trễ trong thực
hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao
nhận đảm trách việc này, giúp cho doanh nghiệp không phải có người đại
diện tại nước chuyển tải cũng như đảm bảo sao cho hàng hóa bị tổn thất
là ít nhất nếu có trong quá trình chuyển tải hàng hóa.
- Người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu được ủy quyền)
để làm các thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quan bảo
hiểm khi xảy ra tổn thất hàng hóa.

Trang 11


- Người giao nhận cũng có thể giúp doanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý
cũng như áp mã thuế (nếu hàng hóa thuộc loại chịu thuế) sao cho số
thuế mà doanh nghiệp phải nộp là hợp lý và ở mức tối thiểu.
- Có thể nói sự phát triển của dịch vụ giao nhận ngày càng lớn rộng là
do sự tiện lợi của dịch vụ này mang lại. Qua đó cho ta thấy tầm quan
trọng của giao nhận trong xuất nhập khẩu, nó vừa mang tính chuyên
môn vừa giảm được chi phí xuất nhập khẩu, làm cho sản phẩm đến
tay người tiêu dùng nhanh và giá cả thấp hơn. Như vậy giao nhận
cũng góp phần vào việc kích thích người tiêu dùng và dẫn đến kết quả
hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu cũng phát triển.
1.1.8 Các mối quan hệ của người giao nhận.

Do tính chất nghề nghiệp và quy mô hoạt động trên phạm vi thế giới
thế giới, người giao nhận có mối quan hệ khá rộng:
- Ở trong nước là quan hệ với các chủ hàng (người gửi hàng hay người nhận
hàng); các tổ chức thuộc bên thứ ba (người chuyên chở đường bộ, đường
sông, đường sắt, máy bay, người bốc xếp, tổ chứ đóng gói, lưu kho, tổ chức
bảo hiểm, kiểm nghiệm, ngân hàng thanh toán); các nhà đương cục hữu quan
(hải quan, cảng vụ, ngân hàng kết nối, cơ quan thương mại (về giấy phép
XNK), cơ quan giao thông vận tải (về việc cấp giấy phép vận tải), cơ quan
lãnh sự nước ngoài, phòng thương mại (nếu có yêu cầu cấp giấy chứng nhận
xuất xứ).
- Ở ngoài nước, người giao nhận có đại lý để lo liệu công việc giao nhận ở
các cảng, sân ga hay ga xe lửa, hay các địa điểm khác. Nhiều công ty còn có
các chi nhánh, đại diện ở nước ngoài. Người giao nhận thường tham gia Liên
đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) để tăng cường mối quan hệ
của người giao nhận.
Trang 12


1.2 Tổng quan về công ty TNHH tiếp vận Đại Giang Sơn
1.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty:
Tên công ty

:

Công Ty TNHH Tiếp Vận Ðại Giang Sơn

Tên viết tắt

:


Dgs logistics co.,ltd

Tên tiếng Anh

:

Dai Giang Son Logistics Company Limited

Trụ sở

:

158 Đinh Bộ Lĩnh, Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại

:

84-8-62902008

Fax

:

84-8-62902007

Email

:




Website

:

www.dgs.com.vn

Mã số thuế

:

0309212899

1.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty DGS hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế
được thành lập tháng 07/2009 theo giấy chứng nhận đănh kí kinh doanh số
4102075092 được cấp tại phòng đăng kí kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hồ Chí Minh. Công ty tự hào cung cấp một dịch vụ chất lượng về
giao nhận và vận tải hàng hóa, có khả năng đáp ứng hầu hết mọi yêu cầu của
khách hàng về vận tải hàng hóa từ Việt Nam đến các cảng trên thế giới.
Công ty hoạt động theo chủ trương và chính sách của Nhà nước và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động kinh doanh của mình trước
pháp luật.
Từ khi thành lập đến nay, công ty ngày càng phát triển mạnh và hiện nay là
một trong những công ty có uy tín trong làng Logistics Việt Nam. Quy trình
hoạt động của công ty ngày càng hoàn thiện,cùng với sự tạo dựng mối quan
Trang 13



hệ tốt với các hãng tàu và Forwarder khác giúp cho công ty ngày càng có vị
thế, khách hàng gia tăng, và do đó , lợi nhuận của công ty cũng không ngừng
tăng trưởng. Hiện nay, công ty đang có một lượng lớn khách hàng trung
thành, đặc biệt là hàng xuất đi Đài Loan và Trung Quốc, cùng với hàng từ
những nơi đó về Việt Nam( hàng chỉ định). Song song đó, với một tập thể
cán bộ và nhân viên gắn kết và năng động, công ty hứa hẹn sẽ còn phát triển
mạnh trong tương lai.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:
1.2.2.1 Chức năng
-

Dịch vụ khai thuê hải quan.

-

Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa.

-

Thực hiện chức năng đại lý hãng tàu.

-

Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng xe tải và container.

-

Nhận ủy thác hàng hóa xuất nhập khẩu.


1.2.2.2 Nhiệm vụ
-

Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng
cường duy trì đầu tư điều kiện vật chất nhằm tạo ra nền tảng phát triển
vững chắc và lâu dài cho công ty.

-

Đẩy mạnh chiến lược marketing để tìm kiếm khách hàng, tăng cường
hợp tác với công ty trong nước và ngoài nước để khai thác dịch vụ.

-

Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin và uy tín cho
khách hàng.

-

Nâng cao trình độ cho nhân viên bằng cách tiếp nhận, trao đổi với thị
trường giao nhận trong nước và ngoài nước.
Trang 14


-

Luôn quan tâm, chăm lo giải quyết những vấn đề liên quan đến môi
trường làm việc của công ty.

-


Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước, tuân
thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và
giao dịch đối ngoại của Nhà nước.

-

Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng giao nhận hàng hóa,
hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng hợp tác… với các tổ chức, các
thành phần kinh tế cả tư nhân.
Tạo mối quan hệ tốt với hãng tàu, Hải quan, các cảng biển, sân bay…
nhằm tranh thủ sự ưu đãi của họ nhằm tạo thêm nhiều thuận lợi cho công
ty trong việc kinh doanh.
1.2.2.3 Quyền hạn

-

Được chủ động giao dịch, ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa và
hợp đồng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp trong
và ngoài nước.

-

Được tham gia hội chợ triển lãm, tìm hiểu nhu cầu thị trường, quảng
bá hàng hóa, các hoạt động dịch vụ trong và ngoài nước.

-

Được quyền tố tụng trước các cơ quan tố tụng trước các cơ quan pháp
luật đối với tổ chức, các cá nhân vi phạm các hợp đồng kinh tế, vi phạm

lợi ích của công ty.
Được vay vốn tại các ngân hàng trong và ngoài nước, huy động các
nguồn vốn khác ở trong và ngoài nước để đầu tư và phát triển sản xuất
kinh doanh theo chế độ pháp luật hiện hành.

1.2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
1. 2.3.1

Sơ đồ tổ chức:
Trang 15


GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH
DOANH
Sales Dept

PHÒNG CHỨNG TỪ
Documents Dept

PHÒNG DỊCH VỤ
KHÁCH HÀNG
Customer Service

PHÒNG KHAI
THÁC
Operates Dept

PHÒNG KẾ TOÁN

Account Dept

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Mô hình này tuân thủ nguyên tắc thống nhất chỉ huy; tạo ra sự thống
nhất tập trung cao độ; thông tin trực tiếp và nhanh dồng thời có được sự trợ
giúp của năng lực chuyên môn, giám đốc có thể theo sát cả quá trình hoạt
động, đồng thời các nhân viên có thể học hỏi lẫn nhau vì cùng làm chung
một công việc, có thể luân chuyển hợp lí giữa các bộ phận trong một số tình
huống cần thiết nhất định như nhân viên nghỉ ốm, hay hàng về quá nhiều mà
các nhân viên trong một bộ phận khó đảm đương hết…Dễ dàng giám sát và
đánh giá năng lực nhân viên. Với mô hình này, công ty có thể giải quyết
công việc một cách nhanh chóng và linh hoạt để hoàn thành một cách hoàn
hảo nhất những hợp đồng giao nhận với khách hàng. Đồng thời, với một mô
hình đơn giản, công ty dễ dàng tạo được sự gắn kết, phối hợp và hỗ trợ giữa
các nhân viên, các bộ phận với nhau, thường xuyên tổ chức các hoạt đọng
vui chơi, giao lưu giải trí để tạo sự hòa đồng và vui vẻ giữa các nhân viên,
giúp cho hiệu suất làm việc ngày càng tăng.
1.2.3.2

Chức năng các phòng ban

Giám đốc (1 người)

Trang 16


- Là người giữ chức vụ cao nhất trong công ty, nhân danh công ty để điều
hành và quyết định mọi công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh và
chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về những quyết định đó.

- Vạch ra những đường lối kinh doanh, tìm kiếm xu hướng kinh doanh mới
để đạt được mức lợi nhuận cao nhất.
- Chỉ đạo, điều hành, phân công công tác cho nhân viên công ty và kết hợp
hài hòa công việc giữa các phòng ban, đồng thời những khoản dư liên quan
đến việc mua tài sản cố định.
- Kiểm tra và quản lý tình hình tài chính của công ty, trực tiếp đàm phán với
khách hàng và ký hợp đồng.
 Phòng kinh doanh (8 người)
-

Là bộ phận tiên phong, quan trọng nhất, là những người trực tiếp tạo
ra doanh thu, là người tạo dựng các mối quan hệ, các đơn hàng cho công
ty, đồng thời thay mặt công ty giải quyết mọi vấn đề liên quan vận chuyển
hàng hóa.

-

Tiếp xúc với khách hàng: tiếp xúc với khách hàng qua Internet, điện
thoại hoặc gặp mặt trực tiếp. Đối với công ty thì thường liên hệ với phòng
xuất nhập khẩu. Người làm Sale cần nắm vững đặc tính kĩ thuật, hàng hóa
và quy trình logistics để có thể báo giá và cung cấp đầy đủ các thông tin
cần thiết cho khách hàng, cũng như tư vấn cho khách hàng nếu cần thiết.
Tìm hiểu, ghi nhận những nhu cầu, điều kiện khách hàng đưa ra và cân
nhắc sao cho có lợi cho công ty nhất.

-

Tiếp xúc với các đại lý ở nước ngoài: thường xuyên giữ các mối quan
hệ với đại lý để có được những lô hàng xuất chỉ định từ họ và nhờ họ khâu
làm hàng ở nước họ đối với những lô hàng nhập theo điều kiện E (EXW)

và F (FOB, FCA, FAS) hay xuất theo điều kiện D (DDU, DDP) của các

Trang 17


khách hàng ở Việt Nam. Công ty hiện có quan hệ với rất nhiều các
Fowarder ở nước ngoài, đặc biệt là ở Đài Loan và Trung Quốc.
-

Thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường hàng hóa và tình hình
xuất nhập khẩu cũng như các chính sách, nghị quyết của nhà nước, UBND
Thành Phố, Hải Quan và các ngành có liên quan đến hàng hóa xuất nhập
khẩu.

-

Tìm hiểu những thông tin liên quan đến các đối thủ cạnh tranh như:
nguồn hàng, giá cước, chất lượng dịch vụ…

-

Hỗ trợ bộ phận chứng từ và bộ phận khai thác trong việc hối thúc, tiếp
nhận các thông tin từ khách hàng và đối tác.

 Phòng chứng từ (4 người)
- Nhận thông tin từ khách hàng, kiểm tra chi tiết B/L theo đúng yêu cầu của
khách hàng và thống nhất với Bill mà hãng tàu gửi qua, đồng thời không
trái với quy định về chứng từ vận tải biển.
- Hàng đến cảng làm lệnh giao hàng và thông báo hàng đến cho khách hàng.
- Soạn các công văn, chứng từ (B/L, invoice, packing list…) cần thiết; theo

dõi quá trình làm hàng, liên lạc với đại lý, khách hàng để thông báo những
thông tin cần thiết về lô hàng.
Phòng chăm sóc khách hàng (Customer Service):( 3 người)
- Tiếp xúc với hãng tàu và các Forwarder khác: Nhân viên sẽ email, gọi điện,
gặp mặt và cập nhật thường xuyên giá cho các tuyến được biết là thế mạnh
của các đối tác, xin giá bằng văn bản và hạn áp dụng đối với giá này, nắm
vững và lưu giữ các văn bản đó.
- Liên hệ hãng tàu để đặt chỗ Booking Note.
Phòng khai thác: ( 3 người)
Trang 18


- Thưc hiện công tác lấy chứng từ như lệnh giao hàng (D/O) và vận đơn(B/L).
- Thực hiện công tác khai báo hải quan và làm thủ tục giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu.
 Phòng kế toán: (4 người)
- Kiểm tra, theo dõi các hoạt động tài chính của công ty, hạch toán kết quả
kinh doanh của công ty để báo cáo cho giám đốc.
- Xuất hóa đơn cho khách hàng và tạm ứng tiền cho phòng khai thác làm thủ
tục giao nhận,lấy chứng từ.
- Quản lý tài chính, lập bảng cân đối tài sản, cân đối thu chi…
- Tư vấn cho giám đốc các vấn đề pháp lý, pháp lệnh, chính sách trong lĩnh
vực thuế, tài chính, hạch toán kế toán đơn vị.
1.2.3.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty
Cho đến nay, công ty đã có được một xe hơi bảy chỗ để thuận tiện tiếp
đón đại lý và dùng để gặp khách hàng.
Văn phòng của công ty được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị hiện
đại như: máy vi tính, máy in, máy fax, máy photocopy, máy scan…đặc biệt
là toàn bộ máy tính đều được nối mạng internet tốc độ cao nên thông tin
được tiếp cận một cách nhanh chóng.

1.2.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 19


Bảng 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2013
ĐVT: Việt Nam Đồng
STT

CHỈ TIÊU

NĂM 2012

NĂM 2013

SO SÁNH (%)

CHÊNH LỆCH (+/-)

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

82,230,707,401

75,704,365,647

92.06

-6,526,341,754.00


2

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

82,230,707,401

75,704,365,647

92.06

-6,526,341,754.00

3

Giá vốn hàng bán

77,638,248,174

70,684,433,551

91.04

-6,953,814,623.00

4

Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV

4,592,459,227


5,019,932,096

109.31

427,472,869.00

5

Doanh thu hoạt động tài chính

67,277,191

64,880,996

96.44

-2,396,195.00

6

Chi phí tài chính

20,682,398

21,233,108

102.66

550,710.00


Trong đó: Chi phí lãi vay

-

7

Chi phí quản lý doanh nghiệp

4,076,178,725

8

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

9

Thu nhập khác

-

10

Chi phí khác

11

Lợi nhuận khác

12


Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

13

Chi phí thuế TNDN hiện hành

14

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

15

Lãi suất cơ bản trên cổ phiếu

112.30

501,411,983.00

86.34

-76,886,019.00

-

0.00

0.00

-


-

0.00

0.00

-

-

0.00

0.00

562,875,295

4,577,590,708

0.00

485,989,276

562,875,295

485,989,276

86.34

-76,886,019.00


98,503,177

121,497,320

123.34

22,994,143.00

464,372,118

364,491,956

78.49

-99,880,162.00

0.00

0.00

-

Nguồn: Phòng Kế Toán
Trang 20


- Do công ty được thành lập vào lúc nền kinh tế hội nhập khu vực và thế giới, cùng
với sự phát triển lớn mạnh của kinh tế ngoại thương, kéo theo sự phát triển ồ ạt của
dịch vụ Logistics, công ty có những điều kiện thuận lợi để phát triển không ngừng

và đã gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh hiện tại
trong lĩnh vực này đang cạnh tranh rất khốc liệt do sự ra đời ồ ạt của các công ty
Logistics, mà hệ quả là sự cạnh tranh về giá, tranh giành khách hàng và những hình
thức cạnh tranh khác, gây những khó khăn nhất định cho sự phát triển của công ty.
Khách hàng của công ty bao gồm tất cả các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu,
cơ sở sản xuất, các công ty nước ngoài…có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp hay
không trực tiếp, bằng cả đường hàng không và đường biển, và do đó các mặt hàng
mà công ty thực hiện cũng rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã…, điểm đến của các
lô hàng ở khắp nơi trên thế giới.
*Nhận xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo bảng phân tích trên ta thấy được tình hình kinh doanh của công ty DGS
Logistics trong năm 2013 so với năm 2012 có sự biến đổi mạnh do ảnh hưởng từ
khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng nên lợi nhuận trước
thuế năm 2013 đạt 485.989.276 VNĐ so với năm 2012 giảm tuyệt đối là 76.886.019
VNĐ tương đương giảm tương đối là 13,66%.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 đạt 5.019.932.096 VNĐ
so với năm 2012 thì tăng tuyệt đối là 427.472.869 tương đương tăng tương đối là
9,31%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 đạt 4.577.590.708 so với năm 2012 thì tăng
tuyệt đối là 501.411.983 VNĐ tương đương tăng tương đối là 12,3%.

CHƯƠNG 2
Trang 21


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP
VẬN ĐẠI GIANG SƠN
2.1 Sản lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2012 và 2013:
2.1.1. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng năm 2013 theo chiều hàng:

Bảng 2.1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG NĂM 2013 THEO CHIỀU HÀNG
STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN
VỊ

NĂM 2012

NĂM 2013

SO SÁNH
(%)

CHÊNH LỆCH
(+/-)

I

HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU

1

Hàng nguyên cont
xuất khẩu bằng
đường biển (FCL)

Teu


11,556

9,780

84.63

-1,776.00

2

Hàng lẻ cont xuất
khẩu bằng đường
biển (LCL)

Cbm

109

153

140.37

44.00

3

Hàng hóa xuất
khẩu bằng đường
không


Kg

3,645

3,429

94.07

-216.00

II

HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU

1

Hàng nguyên cont
nhập khẩu bằng
đường biển (FCL)

Teu

2,936

2,710

92.30


-226.00

2

Hàng lẻ cont nhập
khẩu bằng đường
biển (LCL)

Cbm

1,736

1,883

108.47

147.00

3

Hàng hóa nhập
khẩu bằng đường
không

Kg

1,320

1,296


98.18

-24.00

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
- Hàng hóa xuất khẩu:
Trang 22


• Hàng nguyên cont xuất khẩu bằng đường biển năm 2013 đạt 9780 teu so với
năm 2012 thì giảm tuyệt đối 1776 teu tương ứng giảm tương đối là 15,37%.
• Hàng lẻ cont xuất khẩu bằng đường biển năm 2013 đạt 153 cbm so với năm
2012 thì tăng tuyệt đối 44 cbm tương ứng tăng tương đối là 40,37%.
• Hàng xuất khẩu bằng đường hàng không năm 2013 đạt 3429 kgs so với năm
2012 thì giảm tuyệt đối 216 kgs tương ứng giảm tương đối là 5,93%.
- Hàng hóa nhập khẩu:
• Hàng nguyên cont nhập khẩu bằng đường biển năm 2013 đạt 2710 teu so với
năm 2012 thì giảm tuyệt đối 226 teu tương ứng giảm tương đối là 7,7% .
• Hàng lẻ cont nhập khẩu bằng đường biển năm 2013 đạt 1883 cbm so với năm
2012 thì tăng tuyệt đối 147 cbm tương ứng tăng tương đối là 8,47%.
• Hàng nhập khẩu bằng đường hàng không năm 2013 đạt 1296 kgs so với năm
2012 thì giảm tuyệt đối 24 kgs tương ứng giảm tương đối là 1,82%.
2.1.2. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng năm 2013 theo mặt hàng

Trang 23


Bảng 2.2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG NĂM 2013 THEO MẶT HÀNG
14565
12571

ĐVT: Teu
SO
SÁNH
CHÊNH LỆCH
STT CHỈ TIÊU
NĂM 2012
NĂM 2013
(%)
(+/-)
1
2
3
4
5
6
7

Gạo
Bột mì
Hạt giống
Sắn lát
Da thuộc
Máy móc
thiết bị
Các loại
hàng khác

5,826
2,476
1,748

1,165
728

3,771
1,886
2,514
1,509
880

64.73
76.16
143.85
129.46
120.83

-2,055
-590
766
344
152

1,589

1,418

89.22

-171

1,033


594

57.49

-439

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
- Mặt hàng gạo năm 2013 đạt 3771 teu so với năm 2012 thì giảm tuyệt đối 2055 teu
tương ứng giảm tương đối là 35,27%.
- Mặt hàng bột mì năm 2013 đạt 1886 teu so với năm 2012 thì giảm tuyệt đối 590
teu tương ứng giảm tương đối là 23,84%.
- Mặt hàng hạt giống năm 2013 đạt 2514 teu so với năm 2012 thì tăng tuyệt đối 766
teu tương ứng tăng tương đối là 43,85%.
- Mặt hàng sắn lát năm 2013 đạt 1509 teu so với năm 2012 thì tăng tuyệt đối 344
teu tương ứng tăng tương đối là 29,46%.
- Mặt hàng da thuộc năm 2013 đạt 880 teu so với năm 2012 thì tăng tuyệt đối 152
teu tương ứng tăng tương đối là 20,83%.
- Mặt hàng máy móc thiết bị năm 2013 đạt 1418 teu so với năm 2012 thì giảm tuyệt
đối 171 teu tương ứng giảm tương đối là 10,78%.
- Mặt hàng khác năm 2013 đạt 594 teu so với năm 2012 thì giảm tuyệt đối 439 teu
tương ứng giảm tương đối 42,51%.

Trang 24


2.1.3. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng năm 2013 theo tuyến hoạt động
Bảng 2.3: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN LƯỢNG NĂM 2013 THEO TUYẾN HOẠT ĐỘNG

STT


ĐƠN
VỊ

CHỈ TIÊU

NĂM
2012

NĂM 2013

SO SÁNH
(%)

CHÊNH LỆCH
(+/-)

I

TUYẾN CHÂU ÂU

1

Hàng nguyên cont xuất nhập khẩu bằng đường biển (FCL)

Teu

3,623

2,998


82.74

-625

2

Hàng lẻ cont xuất nhập khẩu bằng đường biển (LCL)

Cbm

397

210

52.87

-187

3

Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường không

Kg

422

364

86.21


-58

II

TUYẾN CHÂU MỸ

1

Hàng nguyên cont xuất nhập khẩu bằng đường biển (FCL)

Teu

725

375

51.71

-350

2

Hàng lẻ cont xuất nhập khẩu bằng đường biển (LCL)

Cbm

46

55


119.18

9

3

Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường không

Kg

25

14

57.10

-11

III

TUYẾN CHÂU Á

1

Hàng nguyên cont xuất nhập khẩu bằng đường biển (FCL)

Teu

10,144


9,118

89.88

-1,026

2

Hàng lẻ cont xuất nhập khẩu bằng đường biển (LCL)

Cbm

1,402

1,771

126.32

369

3

Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường không

Kg

4,518

4,347


96.21

-171

Nguồn: Phòng Kinh Doanh

Trang 25


×