Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Sáng kiến lồng ghép học tập tiếng anh trong giờ chào cờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 84 trang )

Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

PHẦN MỘT: TÊN SÁNG KIẾN

“LỒNG GHÉP HỌC TẬP TIẾNG ANH
TRONG GIỜ CHÀO CỜ”
PHẦN HAI: NHÓM TÁC GIẢ
1. Ông Lê Thành Dương - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường THPT Nho
Quan C.
2. Bà Trần Ngọc Thúy - Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên Ngữ văn
trường THPT Nho Quan C.
3. Bà Nguyễn Thị Minh Thu - Tổ phó chuyên môn, giáo viên Tiếng Anh
trường THPT Nho Quan C.
4. Bà Đoàn Thị Thanh Thủy - Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên GDCD
trường THPT Nho Quan C.
5. Bà Đinh Thị Thanh Phương - Giáo viên tiếng Anh trường THPT Nho
Quan C.

Trường THPT Nho Quan C

Page1

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

PHẦN BA: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIỜ CHÀO CỜ
ĐẦU TUẦN VÀ DẠY HỌC TIẾNG ANH CHÍNH KHÓA
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY


I. THỰC TRẠNG GIỜ CHÀO ĐẦU TUẦN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỔ CHỨC THEO CÁCH TRUYỀN THỐNG
Tiết học chào cờ là tiết học bắt buộc trong phân phối chương trình của các
nhà trường phổ thông. Thông qua tiết học chào cờ giáo, chúng ta giáo dục tư
tưởng, đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, xây dựng tinh thần,
thái độ học tập, bồi đắp khát vọng hoài bão, làm cho học sinh có ý thức tự hào,
tôn trọng Quốc kỳ, Quốc ca – thành quả cách mạng thế hệ đi trước đã hi sinh
trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Vì vậy, để đảm bảo toàn thể cán bộ, viên chức và học sinh nhà trường
thực hiện được nội dung giáo dục này, tiết chào cờ được tổ chức theo quy trình
sau:
I.1. Chuẩn bị
Trong buổi họp Hội đồng Giáo dục, hoặc họp giao ban lãnh đạo mở rộng,
nhà trường ây dựng kế hoạch tháng hoặc tuần hoạt động, qua theo dõi các hoạt
động nhà trường Đoàn trường và Ban giám hiệu phối hợp xây dựng kế hoạch
tiết học trong một giờ chào cờ. Cụ thể: Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn Thanh niên
chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai các hoạt động của Đoàn theo chỉ đạo của
Ban Chi ủy, Ban Giám hiệu và Đoàn cấp trên. Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn
trường là người dẫn chương trình buổi chào cờ. Ban giám hiệu là người trực tiếp
xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch tuần, tháng đến toàn thể Hội đồng
giáo dục và học sinh nhà trường.
Kế hoạch gồm:
- Nhận xét, đánh giá kết quả các mặt hoạt động tuần qua:
+ Đánh giá hoat động của tuần học. Ở đây cơ bản là đánh giá theo quan
sát, nhìn nhận của Ban giám hiệu trực, căn cứ vào sổ thi đua của Đoàn trường,
Trường THPT Nho Quan C

Page2

Năm học 2015 - 2016



Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

căn cứ vào Sổ đầu bài của lớp học và các kênh thông tin khác. Nội dung cụ thể
thường là:
+ Đánh giá việc thực hiện nền nếp (trực nhật, về sinh, đầu tóc, trang phục,
xếp xe đạp, ý thức, hành vi,… ). Trong phần đánh giá này, Hiệu trưởng hoặc
Phó Hiệu trưởng đánh giá việc thực hiện nền nếp trau dồi đạo đức, lối sống, định
hướng xây dựng, tuyên truyền về lối sống văn hóa lành mạnh, giá trị thẩm mĩ
tích cực,…
+ Đánh giá nền nếp chuyên cần của học sinh: Học sinh nghỉ học, có lý do,
không lý do, học sinh đi học muộn, bỏ giờ, trốn tiết, học sinh vi phạm các lỗi
trong quy định nhà trường.
+ Đánh giá nền nếp, phương pháp học tập của học sinh: Hiệu trưởng hoặc
Phó Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập, kết quả xếp loại giờ học, căn cứ nhận
xét, đánh giá của giáo viên, tổng hợp giờ tốt, khá, trung bình, yếu, kém, điểm
cao, điểm thấp… qua sổ ghi đầu bài, để phân tích ưu điểm, nhược điểm trong
mối quan hệ so sánh giữa các lớp,...
+ Đánh giá kết quả thực hiện các các hoạt động khác: Các chuyên đề, hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động, trực tuần…; các hoạt động
theo chủ đề năm học: cắm trại kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3; thi báo tường
kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; thi văn nghệ nhân ngày Phụ nữ Việt
Nam 20/10; thi cắm hoa nghệ thuật, ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8/3,….(tùy theo
chủ điểm của từng tuần, từng tháng, gắn với các phong trào thi đua).
+ Thông báo về xếp loại thi đua các lớp: Đây là phần cuối của nội dung
phần đánh giá hoạt động trên. Trong phần này, chúng tôi so sánh, biểu dương
những nỗ lực của tập thể lớp có tiến bộ, phê bình tập thể còn mắc khuyết điểm,
hạn chế dẫn đến thành tích của lớp đi xuống.
-Triển khai công tác tuần tiếp theo: Nội dung này được Hiệu trưởng hoặc

Phó hiệu trưởng trình bày. Về cơ bản, kết hoạch tuần được triển khai qua những
công việc cụ thể, gắn với kế hoạch tháng, đồng thời bổ sung những công việc có

Trường THPT Nho Quan C

Page3

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

tính chất chủ điểm gắn với sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo;
triển khai nội dung công văn của ban ngành có liên quan.
Các nội dung được hoạch định trong phần triển khai công tác tuần thường
là: Công tác tư tưởng, chính trị, nền nếp; các hoạt động dạy và học; hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; công tác của Đoàn trường, các tổ chức
đoàn thể trong trường.
I.2. Không gian, thời gian
Không gian thường là sân trường, nơi tập trung toàn thể cán bộ, giáo viên,
nhân và các em học sinh nhà trường, (nếu thời tiết xấu, như trời mưa thì trường
sử dụng không gian nhà đa chức năng).
Thời gian tổ chức: vào tiết thứ nhất tất cả các buổi sáng thứ hai hằng
tuần.
I.3. Các bước thực hiện
- Bước 1 (ổn định tổ chức): Tập hợp học sinh, hàng ngũ chỉnh đốn trang
phục, học sinh báo cáo sỹ số, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
- Bước 2 (chào cờ): Chào cờ, toàn thể giáo viên và học sinh hát Quốc ca
theo Chỉ thị số:1537/CT - BGD&ĐT do Bộ GD – ĐT ban hành ngày 19 tháng 3
năm 2015.

- Bước 3 (lớp trực tuần nhận xét, đánh giá): Lớp trực tuần nhận xét, đánh
giá, xếp loại thi đua các lớp theo các tiêu chí cụ thể.
- Bước 4 (Ban Giám hiệu nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của nhà
trường): Ban Giám hiệu nhận xét, đánh giá chi tiết ư điểm, nhược điểm các mặt
hoạt động của nhà trường; chỉ ra nguyên nhân của kết quả các mặt hoạt động.
- Bước 5 (Ban Giám hiệu triển khai công tác tuần tới): Ban Giám hiệu
triển khai công tác tuần tới một cách cụ thể.
- Bước 6: Bí thư Đoàn Thanh niên triển khai hoạt động của đoàn.
I.4. Nội dung một tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần theo kiểu truyền thống

Trường THPT Nho Quan C

Page4

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

Để có nội dung thực hiện tiết chào cờ đầu tuần, Ban Giám hiệu và Đoàn
Thanh niên cần có bảng theo dõi mọi hoạt động trong nhà trường dựa trên lịch
công tác tuần như sau: (Minh họa tuần 16 năm học 2010 - 2011)
THEO DÕI TRỰC TUẦN CỦA BAN GIÁM HIỆU
TUẦN 16 (Ngày 29/11/2010)
Trực Ban Giám Hiệu: Lê Thành Dương
Lớp trực 12H – GVCN: Lê Thị Lan
Thứ/

Sáng


Ngày
HAI

Chiều

- Chào cờ khối 10, 11,12.

- Sinh hoạt tổ nhóm chuyên

- Dạy học 3 khối.

môn.

29/11

- Thầy Dương và thầy Cương
hợp với huyện ủy Nho Quan.
- Ôn tập khối 12 theo thời khóa

- Dạy học 3 khối.

- Đoàn Thủy tập huấn giáo viên biểu
BA
30/11



cốt cán môn GDCD tại Hải - Tổng hợp sỹ số ( trang sau)
Phòng.


- Đội tuyển TDTT bắt đầu ôn

- 10A: Học sinh Đinh Thị Nga luyện
đánh nhau với Cao Thị Quỳnh

- Họp Chi Bộ xếp loại Đảng

- Dạy học 3 khối;

viên
- Ôn tập khối 12 theo thời khóa

- CôĐoàn Thủy đi công tác;

biểu ; Ngô Hà lên lớp muộn 15

- Học sinh đá bóng.

phút.

01/12

- Tổng hợp sỹ số (trang sau)
- Học sinh chơi bóng rổ ảnh
hưởng tới lớp học.
- Ôn tập khối 12 theo Thời

NĂM

- Dạy học 3 khối;


02/12

- Cô Đoàn Thủy đi công tác; Đ/c khóa biểu; giáo viên đề nghị
Vũ Thanh đi học tại Trung tâm cho lớp 12K nghỉ ôn;
Bồi dưỡng Chính trị;

Trường THPT Nho Quan C

- Tổng hợp sỹ số ( trang sau)
Page5

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

- Học sinh học các giờ thể dục đi - Học sinh chuyển ghế đá làm
lại các lớp nhiều.

gẫy, hỏng;
- Đội tuyển thể dục thể thao ôn
luyện.
- Ôn tập khối 12 theo thời khóa

- Dạy học 3 khối

- Đoàn Thủy đi công tác+ Đ/c biểu;
Vũ Thanh đi học tại Trung tâm - Tổng hợp sỹ số (trang sau);
Bồi dưỡng Chính trị;

SÁU
03/12

- Học sinh tự tổ chức đá bóng

- Cô Dung (văn) nghỉ ốm; Cô với trường ngoài. Bảo vệ +
Tấm con ốm (thầy Quách Thắng Công an phát hiện học sinh
dạy thay);

mang mã tấu;

- Vệ sinh lớp trực tuần sau nhà 3 - Thanh Hiếu duyệt bằng tốt
tầng bẩn.

nghiệp.
- Dự chia tay đồng chí Kỷ và
chúc mừng đồng chí Hằng (Gia

BẢY
04/12

- Dạy học 3 khối

Viễn A).
- Ôn tập khối 12 theo Thời

- Đoàn Thủy đi công tác

khóa biểu;


- Một số thầy cô lên chủ nhiệm - Tổng hợp sỹ số (trang sau).
môn: Tấm, Thúy, Bùi Dung,
Mai.

CHỦ
NHẬT

Nghỉ

Nghỉ

05/12

BẢNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA LỚP TRỰC TUẦN
(Mẫu bản nhận xét minh họa)

Trường THPT Nho Quan C

Page6

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

Kính thưa các thầy giáo cô giáo, thưa toàn thể các bạn học sinh thân
mến. Thay mặt cho lớp trực tuần, em xin nhận xét ưu điểm và những tồn tại
trong tuần học thứ ....như sau:
I. ¦u ®iÓm
Trong tuần học vừa qua , nhìn chung các khối lớp thực hiện tốt duy trì và

thực hiện tương đối tốt về các mặt về nề nếp như: tỉ lệ chuyên cần, vệ sinh, sinh
hoạt giờ chủ nhiệm, tác phong ra vào lớp, thực hiện đồng phục, đầu tóc,... nhìn
chung tốt.
Cụ thể như sau:
+ Về tỷ lệ chuyên cần, có nhiều lớp có tỷ lệ chuyên cần tốt không có học
sinh nghỉ học hoặc số lượt nghỉ học rất ít. Đặc biệt đã chấm dứt được tình trạng
nghỉ học nhiều ở một số lớp :
…………………………………………………………….
+ Tình trạng học sinh đi học muộn th đã có sự tiến bộ nhiều so với tuần
trước……………………………………………………….
+ Vệ sinh nhiều lớp học làm đúng giờ, sạch sẽ, tiêu biểu như các lớp:
………………………………
+ Sinh hoạt giờ chủ nhiệm có nhiều lớp sinh hoạt 10 phút đầu giờ tốt,
đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả cao, như tổ chức cho các học sinh chữa bài tập
khó, kiểm tra việc làm bài tập, trao đổi nội dung bài mới: .
……………………………………………………………….
+ Về đồng phục, đầu tóc , so với tuần học trước đã có nhiều học sinh thực
hiện tốt, cắt tỉa tóc gọn gàng, sạch sẽ, tiêu biểu như các lớp:...........................
+ Ngoài ra, một số nội dung khác, nhìn chung các lớp thực hiện nghiêm
túc.
II. Tồn tại
Bên cạnh một số lớp thực hiện tốt các mặt hoạt động, còn một số ít lớp thực
hiện chưa tốt, chưa nghiêm túc, như:
- Về tỷ lệ chuyên cần, còn có lớp nghỉ học nhiều, cụ thể:
……………………………………………………..
Trường THPT Nho Quan C

Page7

Năm học 2015 - 2016



Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

- Một số lớp ký nhận xe và thực hiện giờ chào cờ, thể dục giữ giờ chưa
đúng giờ, chưa nghiêm túc ……………… …………
Ngoài ra, nền nếp khác còn vi phạm nội quy đồng phục,...………………..
+ Trường hợp đặc biệt, có học sinh vi phạm lỗi đặc biệt nghiêm trọng…. .
Yêu cầu các lớp ………………………………… thực hiện nghiêm túc.
B. Học tập
I. Ưu điểm
Nhìn chung, nhiều lớp có tỉ lệ giờ học tốt cao, số giờ học khá giảm. Điểm
giỏi, đặc biệt là điểm 10, được duy trì, và số học sinh bị nhận điểm yếu kém đã
giảm rõ rệt......................................................................................................
Cụ thể là :
+ Toàn trường có...... giờ học tốt..........................
+ Các lớp có nhiều giờ học tốt:.............................................
II. Tồn tại
- Bên cạnh những kết quả và thành tích học tập rất tốt của một số lớp thì
vẫn còn lớp còn có số giờ học trung bình và ở một số lớp số điểm yếu kém vẫn
chưa khắc phục được.
Số giờ học khá trong toàn trường :...... K12....... K11.......K10.......
+ Giờ khá nhiều ............................. ...........................................
Trong tuần qua cả trường có .... điểm yếu, kém
Ngoài ra còn có một số học sinh tinh thần ý thức học tập chưa cao, làm
việc riêng trong giờ, không học bài, nói chuyện, nên bị ghi tên trong sổ đầu bài
là nguyên nhân chính các lớp bị trừ điểm, cụ thể:..................................................
Sau đây, lớp trực tuần thông qua bảng xếp loại (đọc theo bảng mẫu);
BẢNG XẾP LOẠI
LỚP


12A
12B
12C
12D

XẾP LOẠI

16
9
5
3

Trường THPT Nho Quan C

LỚP

XẾP LOẠI

11A
11B
11C
11D

14
24
06
24
Page8


LỚP

XẾP LOẠI

10A
10B
10C
10D
Năm học 2015 - 2016

24
7
15
17


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

12E
12G
12H
12K

11
18
6
18

11E
11G

11H
11K

06
24
02
01

10E
10G
10H
10K

19
14
11
4

Tập thể lớp .... bàn giao công việc trực tuần cho tập thể lớp ..........
NHẬN XÉT TUẦN 16 CỦA BAN GIÁM HIỆU
(Minh họa)
* Nền nếp dạy và học:
- Giáo viên: thầy cô nhiệt tình trong công tác dạy học. Một bộ phận thầy
cô còn lên lớp muộn, chưa có tìm tòi trong công việc - tiết học còn tẻ nhạt, lớp
học không nghiêm túc, học sinh không có hứng thú học tập.
- Học sinh: Nền nếp học sinh duy trì ổn định. Khắp phục nhược điểm của
những tuần trước, 15 phút đầu giờ không còn học sinh ngoài hành lang. Coi xe 1
lớp chỉ 01 học sinh nhận và bàn giao xe. Trống giờ, học sinh có ý thức giữ trật
tự, lớp học nghiêm túc hơn.
- Nền nếp học sinh khối 10 chưa quen học buổi sáng. Giữa giờ ra ngoài tự

do đầu giờ đã có trống vào tiết học vẫn còn ngoài hành lang.
- Học sinh còn đá bóng trong giờ học và giờ nghỉ trưa.
- Nhà trường cấm đá bóng đặc biệt đá bóng cá cược ăn tiền.
- Học sinh lớp 12K đánh bóng rổ trong giờ ôn tập - Nghiêm cấm.
- Mọi sinh hoạt của tập thể của học sinh được sự cho phép của Ban Giám
hiệu.
- Vẫn còn tình trạng học sinh đi học muộn.
- Để xe còn lộn xộn.
- Giờ ra chơi còn ra ngoài trường.
- Học sinh mang loa tới lớp mở trong giờ học - Nhà trường nghiêm cấm.
- Học sinh nữ lớp 10A gây gổ trong trường: nhà trường đã kỷ luật
- Học sinh lớp thể dục xin ra ngoài nhiều lớp đi lại nhiều ảnh hưởng lớp
khác.
Trường THPT Nho Quan C

Page9

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

* Việc duy trì sỹ số:
- Sỹ số lớp học chính khóa: ý thức chuẩn bị thi học kỳ I tương đối tốt.
- Khối 12 tỉ lệ học sinh vắng mặt trong các buổi học thêm nhiều. Tập
trung ở các lớp : 12G, 12K, 12M, 12B, 12H. Mặc dù biết trước thi tập trung, thi
tốt nghiệp xong lại không có ý thức học tập
- Coi việc nghỉ là tiêu chí để xếp loại đạo đức.
* Học tập:
- Học sinh toàn trường có ý thức trong học tập: tích cực ôn tập học kỳ I,

Tỉ lệ giờ học tốt khá, điểm cao nhiều…
- Nhược điểm: nhiều giờ học sinh còn chưa chú ý, học sinh còn ngủ gật:
Bình 12M; Điểm kiểm tra thấp, lười học bài cũ vắng nhiều hi học ôn. Lớp 12K
thầy cô đề nghị không ôn tập, trong giờ học còn vắng nhiều ra ngoài xem đá
bóng.
* Vệ sinh:
- Lớp trục tuần 11H cô giáo chủ nhiệm và tập thể lớp làm tốt nhiệm vụ: vệ
sinh trường lớp học, tưới cây, hoàn thành nhiệm vụ trường giao.
- Chú ý bao quát trong công tác vệ sinh trường học. Nhà vệ sinh nữ giáo
viên học sinh còn bẩn. sau dãy nhà ba tầng còn bẩn+ đầu lớp 10K.
- Bàn giao thùng rác cho các lớp (thầy Hồ) sau khi rửa.
- Nghiêm cấm xe dịch ghế đá.
* Hoạt động khác:
- Nhóm thầy cô thể dục chuẩn bị cho vận động viên ôn luyện chuẩn bị hội
thi TDTT tại sở GD&ĐT (tích cực tham gia hoạt động tập thể - học tập tốt).
- Một số học sinh hoàn thành thu nộp chậm (lỗi cả học sinh và cô thủ quỹ
nhà trường).
- Sinh hoạt cán bộ lớp cán bộ đoàn - Tổ chức kết nạp Đoàn( xây dựng tiêu
chí).
CÔNG VIỆC TRỌNG TÂM TUẦN TIẾP THEO
(Minh họa)
Trường THPT Nho Quan C

Page10

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ


1. Tổ chức dạy và học chính khóa.
2. Ôn tập khối 12.
3. Học nghề cho học sinh khối 11- từ tuần 1.
4. Tích cực ôn tập thi học kỳ I- Kiểm tra tổng kết học kỳ I, thời gian ngày
18,19/01.
5. Ôn thi giải toán trên máy Casio cho các môn.
6. Đội tuyển TDTT học sinh ôn luyện chuẩn bị thi đấu.
7. Hoàn thành các khoản thu nộp theo quy định.
8. Lao động theo kế hoạch trường.
I.5. Phân tích nhược điểm
Việc thực hiện các bước của một tiết chào cờ đầu tiên như vậy về cơ bản
đã diễn ra trong rất nhiều năm học ở hầu khắp các trường phổ thông trong cả
nước.
Cách tổ chức giờ chào cờ truyền thống ở các trường THPT trên còn mang
tính cứng nhắc, chủ yếu là lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhận
xét đánh giá hoạt động của tuần trước, thậm chí còn nặng về kiểm điểm, phê
bình, chỉ trích, áp dụng một số biện pháp kỉ luật thiếu tích cực đối với học sinh;
phần triển khai kê hoạch tuần tới còn thiên về giáo huấn khô cứng.
Cách tổ chức như vậy dẫn đến tâm lý nhàm chán, ít hứng thú đối với giáo
viên và học sinh, gây ra hiện tượng học sinh mệt mỏi, thiếu tập trung, mất trật tự
trong giờ chào cờ.
Bởi vậy, chúng ta cần có cách thức đổi mới nội dung và hình thức giờ
chào cờ nhằm khắc phục thực trạng trên.

Trường THPT Nho Quan C

Page11

Năm học 2015 - 2016



Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH CHÍNH KHÓA TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
II.1. Cấu trúc chương trình Tiếng Anh THPT, các kỹ năng cần đạt của học
sinh trong việc học tập Tiếng Anh.
Về việc thực hiện kế hoạch và nội dung dạy học, thời lượng thực hiện dạy
học theo sách giáo khoa (SGK), tổng số tiết quy định trong một năm học cho
chương trình chuẩn là 105 tiết. Cụ thể như sau: học sinh học 19 tuần học kỳ 1,
mỗi tuần có 3 tiết, học kỳ 2 có 18 tuần học, mỗi tuần có 3 tiết. Sách giáo khoa
được biên soạn theo các chủ điểm (theme-based) gồm 16 đơn vị bài học. Mỗi
đơn vị bài học ứng với một chủ điểm cụ thể và gồm 5 phần: Reading, Speaking,
Listening, Writing và Language focus. Sau 3 đơn vị bài học, học sinh có một bài
kiểm tra một tiết kết hợp kiểm tra các kỹ năng nghe, đọc viết với tỷ lệ khoảng
25% cho mỗi phần: (1) kiến thức ngôn ngữ, (2) đọc hiểu, (3) nghe hiểu, (4) viết.
Đối với phần nghe hiểu học sinh có thể nghe giáo viên đọc hoặc nghe băng/đĩa.
Kỹ năng nói có thể được kiểm tra qua các tiết học hoặc tổ chức riêng. Nhằm
phát triển toàn diện kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh, giáo viên các trường phổ
thông được khuyến khích tổ chức thi kỹ năng Nói cho học sinh. Ngoài ra, giáo
viên đã sử dụng các thiết bị như máy casette/CD, đĩa CD, tranh ảnh, đồ vật thật
và sử dụng thêm các thiết bị dạy học hiện đại có ứng dụng CNTT như bài giảng
điện tử, phần mềm, máy tính, máy chiếu... một cách hợp lý.
Về đổi mới phương pháp dạy - học, khi giảng dạy, giáo viên cần thiết kế
và tổ chức các hoạt động dạy - học sao cho phù hợp với trình độ của học sinh,
không dạy học lệ thuộc sách giáo khoa, coi nội dung sách giáo khoa là giáo án;
sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt hợp lý, hiệu quả; khẩu ngữ tiếng Anh mà giáo
viên thường xuyên sử dụng trong các giờ lên lớp cần được hệ thống hóa và giúp
học sinh làm quen ngay từ đầu năm học; việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện
kỹ năng cần tiến hành đồng thời với việc giới thiệu các yếu tố văn hoá; ngữ cảnh

hoá các ngữ liệu ngôn ngữ, tạo các điều kiện giao tiếp thuận lợi và khuyến khích
các hoạt động giao tiếp, không lạm dụng việc sửa lỗi; biết điều khiển học sinh

Trường THPT Nho Quan C

Page12

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

làm việc theo cặp, nhóm; bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng đã được xác định
trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
Đối với học sinh: rèn luyện phương pháp tự học; tích cực trong việc tìm
hiểu kiến thức, thực hành giao tiếp, làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và theo
nhóm.
Để có thể đánh giá các kỹ năng cần đạt được của học sinh trong việc học
tập Tiếng Anh, chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về Khung tham chiếu trình độ
ngoại ngữ chung Châu Âu.
Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR – Common
European Framework of Reference) được Hội đồng Châu Âu thiết kế nhằm
cung cấp các tiêu chuẩn tham chiếu cho việc học tập, giảng dạy và đánh giá cho
tất cả các ngôn ngữ chính của Châu Âu. Theo đó, hiểu biết và kỹ năng ngoại ngữ
của một người được đánh giá theo 6 cấp độ chính.Khung tham chiếu xem ngôn
ngữ như là một công cụ mà thông qua đó mỗi người có thể đạt mục tiêu của
mình, vì vậy những mô tả về năng lực ngôn ngữ trong Khung này đánh giá học
viên có thể làm và đạt được gì bằng ngôn ngữ đó. Khung trình độ chung châu
Âu (CEFR) mô tả năng lực của người học dựa trên 06 mức trình độ cụ
thể: A1, A2, B1, B2, C1 và C2.



A2: Sơ cấp (Tốt nghiệp cấp II)



B1: Trung cấp (Tốt nghiệp cấp III và tốt nghiệp đại học không chuyên
ngữ)



B2: Trung cao cấp (Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ)



C1: Cao cấp (Tốt nghiệp đại học chuyên ngữ)



C2: Thành thạo
Xét theo khung trên thì học sinh phổ thông cần có khả năng hiểu những ý

chính trong ngôn ngữ thông qua các chủ đề quen thuộc thường gặp trong công
việc, ở trường học hay khu vui chơi…Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể
xảy ra trong giao tiếp. Có khả năng sử dụng các câu liên kết đơn giản trong các
chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan đến sở thích cá nhân. Có thể

Trường THPT Nho Quan C

Page13


Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

miêu tả các sự kiện, các trải nghiệm, giấc mơ, ước ao hay tham vọng của mình
và đưa ra những nguyên nhân, giải thích cho các ý kiến và dự định đó
II.2. Rèn kỹ năng nói cho học sinh
Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của
tiếng Anh trong thời đại ngày nay. Là ngôn ngữ sử dụng rộng rãi nhất thế giới,
tiếng Anh được sử dụng là ngôn ngữ mẹ đẻ bởi một số lượng lớn người dân từ
khắp thế giới tại Liên hiệp Anh, Mỹ, Canada, Cộng hòa Ireland, NewZealand và
một số quốc đảo trong vùng Caribbean. Đây cũng là ngôn ngữ mẹ đẻ được sử
dụng nhiều thứ ba trên thế giới, sau Tiếng Hoa và Tiếng Tây Ban Nha. Đồng
thời là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ chính thức trong
các tổ chức lớn bao gồm Liên minh châu Âu, Khối Thịnh vượng chung Anh và
đặc biệt là Liên hiệp Quốc. Bên cạnh đó, tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ
vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin
học,chính trị và văn hóa.
Với xu thế hội nhập hiện nay, việc học Tiếng Anh đã trở thành một nhu
cầu cấp thiết đối với mọi người đặc biệt là học sinh, những thế hệ tương lai của
đất nước. Tiếng anh chính là phương tiện giúp người học cải thiện bản thân, cải
thiện cuộc sống và tương lai. Không chỉ được tiếp cận với những tri thức trên
thế giới, người học Tiếng Anh còn có cơ hội thể hiện sự năng động trong môi
trường xã hội, tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên dù đã có nhiều giải pháp nỗ lực
nhưng việc cải thiện chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong trường phổ thông
vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Đa số học sinh học Tiếng Anh chỉ học đối phó, để kiểm tra, thi cử. Các
em không có môi trường giao tiếp tiếng Anh cũng như động lực để phát huy đầy

đủ các kỹ năng. Chính thói quen thụ động học ngoại ngữ của học sinh cũng là
rào cản phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Ngoài ra, còn có những bất
cập khác: cơ sở vật chất không đảm bảo, giáo viên chưa đủ chuẩn, nội dung sách
giáo khoa Tiếng Anh lạc hậu …

Trường THPT Nho Quan C

Page14

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

Trong bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết thì kỹ năng nói đóng một vai
trò hết sức quan trọng đối với việc nắm bắt một ngoại ngữ. Phương pháp giao
tiếp được tiến hành trong thời gian gần đây đã mang lại hiệu quả cao trong việc
rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Mặc dù vậy, việc dạy kỹ năng nói cho người
học ở các trường phổ thông nói chung vẫn chưa thực sự được chú trọng. Và một
thực tế là nhiều giáo viên dành phần lớn thời gian trên lớp luyện các kỹ năng
đọc viết hơn là kỹ năng nói. Vì vậy mà khả năng nói của học sinh nói chung còn
hạn chế.
Học sinh ở các trường phổ thông nói chung, đặc biệt là các trường miền
núi thường không có thói quen tự do trao đổi bằng tiếng Anh trong lớp học hay
còn thái độ rụt rè, không tự tin khi nói trước lớp học. Để phá vỡ rào cản này,
nhiều giáo viên đã cố gắng tạo ra một thói quen cho riêng lớp học của mình - nơi
mà việc nói tiếng Anh trong lớp học trở thành chuyện thường ngày, thậm chí là
bắt buộc lên lớp.
Hơn nữa, giáo viên đã chú trọng việc tổ chức học theo nhóm để tạo điều
kiện cho học sinh trao đổi theo nhóm, cặp. Tuy nhiên, hiệu quả của những thay

đổi đó chưa thực sự rõ nét, nhiều học sinh vẫn thụ động, không có hứng thú thật
sự với môn học tiếng Anh.
Từ những khó khăn trên, một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm thế nào
vừa phát huy được khả năng ngôn ngữ của học sinh nhưng cũng đồng thời tạo
động lực, hứng thú thật sự cho học sinh. Rõ ràng chỉ học tiếng Anh trong lớp
thôi là chưa đủ, cần phải lồng ghép với các hoạt động khác của nhà trường, học
sinh không chỉ là giao tiếp với các bạn trong lớp mình mà cần phải mở rộng
phạm vi hơn nữa.

Trường THPT Nho Quan C

Page15

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

CHƯƠNG II. MỘ SỐ CÁCH THỨC BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI TỔ
CHỨC GIỜ CHÀO CỜ CỦA TRƯỜNG THPT NHO QUAN C
I.

Khái quát
Trước những đòi hỏi khách quan và chủ quan của xã hội đối với ngành

Giáo dục và Đào tạo trong việc dạy học đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc chuyển
đổi từ cơ chế hành chính, kế hoạch hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trước sự hội nhập Quốc tế ở hầu khắp mọi lĩnh vực đời sống xã hội;
sự đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của cá
nhân người học… đòi hỏi sự thay đổi trong hệ thống giáo dục Quốc dân trong

đó có bậc học phổ thông từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp,
phương tiện, cơ sở vật chất, nguồn lực, cách thức tổ chức dậy học…Vì vậy tiết
học chào cờ cũng cần có những thay đổi căn bản. Chúng tôi dẫn ra một số cách
thức đổi mới giờ chào cờ ở các trường THPT nói chung và ở trường THPT Nho
Quan C nói riêng.
II. Một số cách thức đổi mới giờ
II.1. Kết hợp học sinh tham gia đánh giá công tác tuần học
Trong tiết chào cờ một em học sinh lớp trực tuần sẽ lên đánh giá lại tuần
học theo kết quả theo dõi thi đua. Muốn làm việc này Đoàn trường phải xây
dựng hệ thống tiêu chí thi đua. Lượng hóa các nội dung hoạt động trong tuần
học của học sinh bằng điểm số. Nội dung thi đua được triển khai đến các lớp
học, tổ chức thực hiện chấm điểm là đội thanh niên xung kích nhà trường do
Đoàn trường phụ trách. Đây cũng là đổi mới có tính đột phá theo hướng lấy học
sinh làm trung tâm - học sinh tự tổ chức thực hiện giám sát các hoạt động của
chính các em. Mục tiêu giáo dục cho học sinh một số kĩ năng như phân tích,
tổng hợp, thuyết trình trước tập thể…. Tuy nhiên về hình thức chưa sinh động,
tiết học chào cờ nặng nề về tổng kết đánh giá, chưa tối ưu hoá tiết học chào cờ
trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Mặc dù vậy đến nay hình thức này
được xem là một nội dung không thể thiếu trong tiết học chào cờ đầu tuần. Việc

Trường THPT Nho Quan C

Page16

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

đổi mới này đã được thực hiện ở các trường THPT từ đầu những năm 1995 và

được duy trì đến bây giờ.
II.2. Lồng ghép các chủ đề, chủ điểm năm học vào tiết chào cờ đầu tuần
Xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục đối với học sinh, Ban giám hiệu xây dựng
kế hoạch, chỉ đạo các bộ phận nhà trường triển khai nội dung tiết chào cờ đầu
tuần theo hướng lồng ghép cho từng trường học, tuần học. Cụ thể:
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai công việc tuần học mới Xây dựng hoạt động cho chủ đề: Giáo dục tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia
đình.
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Tìm hiểu về nhà trường, về ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Tìm hiểu về truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12).
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam.
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa và nay trong đời sống xã hội
qua các giai đoạn lịch sử.
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Việc rèn luyện kĩ năng sống trong nhà trường thích ứng địa bàn sinh sống.
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- triển khai kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
II.3. Đổi mới chào cờ theo hình thức nói chuyện ngoại khóa và tổ chức các
cuộc thi
II.3.1. Đổi mới chào cờ theo hình thức nói chuyện ngoại khóa
Cụ thể: Mời chuyên gia, cựu chiến binh, sĩ quan chính trị về nói chuyện
chuyên đề.

Trường THPT Nho Quan C


Page17

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

II.3.2. Đổi mới chào cờ theo hình thức tổ chức các cuộc thi
II.3.2.1. Tổ chức các cuộc thi với quy mô nhỏ
- Biểu diễn văn nghệ.
- Tổ chức thi cắm hoa nghệ thuật.
- Tổ chức chuyên đề chuyên môn cấp toàn trường.
Trên đây là một số hình thức tổ chức giờ chào cờ sinh động, hấp dẫn song
nó chưa thật đáp ứng mục đích yêu cầu của tiết học chào cờ đầu tuần. Bởi theo
chúng tôi, giờ chào cờ đầu tuần phải đảm bảo tính giáo dục theo các nguyên tắc:
Một là: Phải trang nghiêm - trang nghiêm trước quốc kì là đảm bảo tuyệt
đối.
Hai là: Đảm bảo tính giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, kiến
thức văn hóa, tinh thần thái độ học tập, khát vọng hoài bão…
Ba là: Đảm bảo tính khoa học - các nội dung đưa ra đảm bảo kết cấu hợp
lý, phù hợp không gian, thời gian, nguồn lực và hiệu quả.
Bốn là: Đảm bảo tính cấp thiết theo thời gian. Đảm bảo định hướng, định
hướng dư luận trước các vấn đề xã hội đặt ra…
Năm là: Đảm bảo sự hấp dẫn lôi cuốn, phù hợp với trình độ nhận thức,
tâm lý lứa tuổi…
II.3.2.1. Tổ chức các cuộc thi với quy mô lớn
Theo chúng tôi, chào cờ là một trong những hoạt động trang trọng nhằm
tôn vinh ý thức tự hào dân tộc, trân trọng Quốc kì, thể hiện lòng yêu nước, yêu
dân tộc, ý thức trách nhiệm với những công việc cụ thể của mỗi người. Trong
trường THPT, chào cờ được coi là một tiết học lớn, vừa tổng kết tuần qua, vừa

mở đầu cho một tuần dạy học mới, bắt đầu thực hiện một chủ điểm mới; củng
cố, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh; giúp
cho học sinh yêu quý thầy cô, bạn bè, trường lớp,…
Căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng và khả năng của thầy và trò trường
THPT Nho Quan C từ năm 2010 - 2011 đến nay nhà trường đã không ngừng
đổi mới cách thức tổ chức giờ chào cờ đầu tuần. Kết quả đã có những thay đổi

Trường THPT Nho Quan C

Page18

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

tích cực đã và đang được đánh giá cao trong giáo dục học sinh theo hướng đổi
mới. Qua nghiên cứu xây dựng kế hoạch, Ban chuyên môn nhà trường nhận thấy
có thể lồng ghép việc học tập của một hay một số môn học nhất định dưới hình
thức chuyên đề ngoại khóa hay sân khấu hóa việc học tập đó.
Một là, tổ chức hội thi kể chuyện tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Để đảm bảo công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, nhà
nước đến học sinh, Ban Chi ủy, Ban Giám Hiệu của các nhà trường phổ thông
đã sang tạo trong việc lồng ghép nội dung này vào tỏng tiết học chào cờ. Cụ thể:
Thực hiện chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, nhà trường tổ chức cuộc thi Kể chuyện tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, được thực hiện luân phiên mỗi lớp một lượt/tuần thông qua nhiều
lượt thi, vòng thi. Quy trình: Chào cờ - Nhận xét tuần - Triển khai công việc
tuần mới - các tập thể lớp lần lượt kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh, để học tập và làm theo tư tưởng, tác phong đạo đức Hồ chí Minh.
Hai là, kể chuyện về tấm gương Người tốt, việc tốt. Trong đó việc nhận
xét tuần của đại diện Ban giám hiệu và đại diện lớp trực tuần được thực hiện
ngắn gọn trong khoảng 15 phút, còn lại dành thời gian cho thí sinh đại diện cho
một lớp thực hiện bài thi kể chuyện tấm gương người tốt, việc tốt đề nêu gương,
nhân diện những tấm gương người tốt, việc tốt cho giáo viên, đặc biệt là học
sinh họa tập. Các câu chuyện thực tế đã được học sinh kể lại có ý nghĩa giáo dục
thiết thực như chuyện thầy giáo Nguyễn Anh Cương – giáo viên Hóa – trường
THPT Nho Quan C dũng cảm bắt cướp được Công an tỉnh Ninh Bình tặng Giấy
khen; câu chuyện một gia đình dân tộc Mường vượt khó, hiếu học, thành đạt
(câu chuyện gia đình thầy Đặng Văn Luân – giáo viên toán của trường), câu
chuyện về hai chị em sinh đôi vượt khó học giỏi (là học sinh của trường),... Đây
là những câu chuyện đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng
chính thống.

Trường THPT Nho Quan C

Page19

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

Sau đó, bài dự thi kê chuyện vào tiết cháo cờ của học sinh sẽ nhận được
sự nhận xét, đánh giá của Ban giám khảo.
Với cách thức tổ chức này, trường THPT Nho Quan C đã thực hiện tích
cực trong 2 năm học 2013- 2014, 2014 - 2015, tạo được không khí sinh động,
tươi mới trong toàn trường. Đồng thời đảm bảo được tiêu chí giáo dục kĩ năng
sống, giá trị sống, phát huy được nhiều năng lực và phẩm chất của học sinh.


Trường THPT Nho Quan C

Page20

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

CHƯƠNG III. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC GIỜ CHÀO CỜ THÔNG QUA
CHUYÊN ĐỀ LỒNG GHÉP HỌC TẬP TIẾNG ANH TRONG GIỜ CHÀO
CỜ CỦA TRƯỜNG THPT NHO QUAN C
I. Khái quát
I.1. Lí do chọn lồng ghép môn Tiếng Anh trong đổi mới giờ chào cờ
Sở dĩ bước đầu chúng tôi chọn môn Tiếng Anh để lồng ghép học tập, đổi
mới giờ chào cờ vì đây là môn học mà học sinh ít có cơ hội được thực hành
ngoài xã hội. Do đó, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm vững và sử
dụng ngôn ngữ. Khi ra ngoài thực tế, nhiều học sinh cảm thấy bỡ ngỡ và không
biết nói gì trước những tình huống cụ thể, như đi mua sắm, đi tham quan,…
Ngoài ra, giờ học trên lớp lại rất hạn chế, người học phải học nhiều môn
học nên giờ thực hành ngoại ngữ còn quá ít. Vì vậy, hoạt động hùng biện Tiếng
Anh là hoạt động giúp cho người học bù đắp được những thiếu hụt về mặt thực
hành trên lớp và có cơ hội vận dụng được tất cả những kiến thức được học vào
các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
Với những lý do trên, năm học 2015 – 2016, trường THPT Nho Quan tiếp
tục đổi mới giờ chào cờ, đồng thời đa dạng hóa việc học tập kiến thức môn tiếng
Anh bằng việc tổ chức hội thi Hùng biện tiếng Anh.
I.2. Mục tiêu của đổi mới giờ chào cờ thông qua chuyên đề Lồng ghép học
tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

Mục tiêu của hội thi được xác định như sau:
- Phát động phong trào học Tiếng Anh trong giờ chào cờ giúp học sinh
tăng cường kĩ năng nói tiếng Anh, nâng cao sự tự tin, mạnh dạn khi tiến hành
hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh;
- Đổi mới giờ chào cờ đầu tuần theo hướng thầy cô giáo giao nhiệm vụ
cho học sinh tự điều hành theo định hướng của Ban giám hiệu và thầy cô giáo;
- Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, giáo dục kĩ năng sống với
những nội dung thực tế, phù hợp với hoạt động của nhà trường;

Trường THPT Nho Quan C

Page21

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

- Tận dụng các nguồn lực xã hội để góp phần thực hiện các hoạt động
chuyên đề, ngoại khóa.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tổng hợp thành chuyên đề lớn Lồng ghép học
tập tiếng Anh trong giờ chào cờ, viết thành sáng kiến kinh nghiệm để tham gia
vào diễn đàn phù hợp của các ban ngành và trao đổi cùng đồng nghiệp.
II. CHUÊN ĐỀ LỒNG GHÉP HỌC TẬP TIẾNG ANH TRONG GIỜ CHÀO
CỜ
II. 1. Công tác tư tưởng chính trị để tiến hành chuyên đề lồng ghép học tập
tiếng anh trong giờ chào cờ
II.1. 1.Xây dựng dự thảo chuyên đề lồng ghép học tập tiếng anh trong giờ
chào cờ
Chuyên đề của chúng tôi thành công phải kể đến ý tưởng sáng tạo, tâm

huyết của Ban Chi Ủy, Ban Giám Hiệu mà trước tiên là Bí thư chi bộ, hiệu
trưởng - thầy giáo Lê Thành Dương. Với sự trăn trở về chất lượng học tiếng
Anh ở trường miền núi có nhiều hạn chế, vấn đề giờ chào cờ, giờ đầu tiên của
tuần học nhưng lại gò bó và khuôn mẫu một cách máy móc. Trong các cuộc họp
Chi bộ, họp Giám hiệu, họp Lãnh đạo mở rộng, thầy giáo Lê Thành Dương đã
đưa ra ý tưởng để đổi mới cả hai nội dung trên. Trong mỗi cuộc họp cũng có
một số ý kiến trái chiều song cơ bản là đồng thuận và nhất trí xây dựng dự thảo
về chuyên đề Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ dưới hình thức
cuộc thi Hùng biện tiếng Anh.
II.1.2. Công tác tuyên truyền chuẩn bị cho việc thực hiện chuyên đề lồng
ghép học tập tiếng anh trong giờ chào cờ
II.1.2.1. Về phía giáo viên
Cuộc họp hội đồng tháng 8 năm 2015 dự thảo kế hoạch chuyên đề Lồng
ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ dưới hình thức cuộc thi Hùng biện
tiếng Anh được được đưa vào nội dung thảo luận.

Trường THPT Nho Quan C

Page22

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

sau khi nghe Ban giám hiệu phân tích và mở ra một số giải pháp cơ bản,
đồng thời cũng khích lệ, động viên thì đại đa số giáo viên đã nhất trí và thể hiện
tinh thần quyết tâm thực hiện chuyên đề.
Đứng trước những mục tiêu, khó khăn và giải pháp của chuyên đề, các
thầy cô tự tin khẳng định: Muốn thành công thì phải biến áp lực thành động lực.

Đó cũng là một trong những quan điểm làm việc của các thầy cô trong suốt quá
trình thực hiện chuyên đề. Trên cơ sở đó dự thảo kế hoạch chuyên đề Lồng ghép
học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ dưới hình thức cuộc thi Hùng biện tiếng
Anh được đưa vào nghị quyết kế hoạch năm học 2015 - 2016. Đồng thời giao
nhiệm vụ cho tổ GDCD - Địa - Ngoại Ngữ phối hợp với các bộ phận chức năng
trong nhà, cácmột số giáo viên có kinh nghiệm và năng lực trong nhà trường
thực hiện.
II.1.2.2. Về phía học sinh
Để tinh thần của cuộc thi Hùng biện tiếng Anh đến với học sinh một cách
tự nhiên và hấp dẫn, nhà trường tập trung phát huy vai trò tích cực của đội ngũ
Ban cán sự lớp, Ban cán sự đoàn.
Trước tiên là việc tổ chức họp các lớp trưởng, bí thư để thông báo kế
hoạch Hùng biện tiếng Anh. Nhà trường lắng nghe một số ý kiến đóng góp từ
các em và phân tích rõ nét hơn về mục tiêu và ý nghĩa của cuộc thi.
Trên cơ sở đó, giao nhiệm vụ cho các em về lớp truyền đạt lại và nắm bắt
tinh thần tiếp nhận của các bạn để kịp thời phản ánh cho nhà trường qua hộp thư
hoặc góp ý trực tiếp.
Bên cạnh đó, mỗi thầy cô giáo lên lớp cũng phát huy vai trò là một tuyên
truyền viên về cuộc thi, động viên các em mạnh dạn, tích cực tham gia. Nhóm
thầy cô giáo dạy tiếng Anh chủ động tập trung học sinh học khá và yêu thích
môn tiếng Anh trang mạng Hội những người yêu thích tiếng Anh gồm cả giáo
viên và học sinh tham gia.

Trường THPT Nho Quan C

Page23

Năm học 2015 - 2016



Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

Từ đó, chúng tôi có thêm điều kiện và thời gian trao đổi về những vấn đề
thích hợp mà học sinh quan tâm để làm căn cứ xây dựng những chủ đề hùng
biện thích hợp trong các lượt thi.
II.1.2.3. Về phía phụ huynh
Sau khi công tác tư tưởng về chuyên đề trên đã được thông qua trong hội
đồng giáo dục và 24 lớp học sinh nhà trường tổ chức họp Ban đại diện Hội cha
mẹ học sinh để xin ý kiến và thống nhất một số giải pháp hỗ trợ thực hiện. Chủ
trì cuộc họp thầy giáo Lê Thành Dương - Hiệu trưởng nhà trường đã nêu kế
hoạch chuyên đề và phân tích rõ những mục tiêu tích cực hướng tới sự phát triển
nhiều mặt cho học sinh.
Nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu do phụ huynh hỗ trợ. Các bậc phụ
huynh tự nguyện chủ động phối hợp với nhà trường, thực hiện chuyên đề Lồng
ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ.
III. Tiến trình và nội dung thực hiện Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ
chào cờ
III.1. Giai đoạn 1 - Chuẩn bị
Trên cơ sở chỉ đạo của BGH về thực hiện kế hoạch chuyên đề, Ban
chuyên môn nhà trường đã tổ chức cho nhóm giáo viên Tiếng Anh đi dự chuyên
đề, học tập kinh nghiệm của một số trường THPT Yên Khánh A, THPT Đinh
Tiên Hoàng, THPT Gia Viễn B; xin ý kiến đóng góp của đ/c Đỗ Thị Mai Chi chuyên viên Sở GD & ĐT Ninh Bình,...
Sau đó, chúng tôi tuyên truyền rộng rãi tới các giáo viên và các lớp học
sinh trong nhà trường đặc biệt là những em học sinh có khả năng, có niềm đam
mê Tiếng Anh để các em có thời gian suy nghĩ, chuẩn bị khiến thức và đăng kí
tham gia; thống nhất lịch thi và chủ đề tương ứng: Lịch thi được thống nhất thực
hiện vào giờ chào cờ đầu tuần sau khi một số nội dung trọng tâm đã được nhận
xét và triển khai.

Trường THPT Nho Quan C


Page24

Năm học 2015 - 2016


Sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ

Mở màn cho mỗi lượt thi là một đến hai tiết mục văn nghệ cơ bản là bằng
tiếng Anh hoặc nền nhạc nước ngoài. Toàn bộ cuộc thi gồm 8 lượt thi của vòng
sơ loại, 3 lượt thi của vòng bán kết và 1 lượt thi vòng chung kết.
Chủ đề hùng biện của mỗi tuần được tập trung và các vấn đề thiết thực,
hấp dẫn, cần thiết đối với học sinh, như: Ích lợi của việc đọc sách, nghề nghiệp
trong tương lai, tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, yếu tố tích cực và hạn
chế của mạng xã hôi facebook…
Mỗi lớp tham gia thi giáo viên hướng dẫn chọn 3 học sinh và giao chủ đề
để các em chuẩn bị bài hùng biện sau đó chọn 1 em xuất sắc nhất để thể hiện bài
thi. Theo chúng tôi, với cách thiết kế chương trình như vậy, ở mỗi lớp với mỗi
lượt thi có 3 em trực tiếp được tham gia học tập tiếng Anh một cách tích cực
hơn, các thành viên khác trong lớp cũng khá hào hứng giúp đỡ và cổ vũ cho các
bạn của lớp mình.
Những lớp được chọn biểu diễn văn nghệ sẽ được phát huy khả năng nghệ
thuật, âm nhạc trong môi trường tiếng Anh.
Về thành phần Ban giám khảo, chúng tôi chọn lựa ở góc nhìn tổng thể và
khách quan. Là cuộc thi hùng biện nên trước hết phải có giám khảo là một giáo
viên dạy môn Ngữ văn để tư vấn và đánh giá cho thí sinh về kĩ năng trình bày
vấn đề, về thể thức câu từ, về mạch lạc, ngữ điệu..., có một giám khảo đại diện
cho Ban giám hiệu để có cách đánh giá toàn diện về cuộc thi, đồng thời tư vấn
tạo điều kiện để cuộc ngày càng hấp dẫn hơn. Và đương nhiên có một giám
khảo là giáo viên môn tiếng Anh để tư vấn và đánh giá về các kĩ năng tiếng Anh

cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Chúng tôi cử một giáo viên làm thư kí để ghi lại
toàn bộ tiến trình thực hiện. Bên cạnh đó để điều chỉnh kịp thời những thiếu sót
hoặc hạn chế của của hội thi Ban tổ chức, Ban giám khảo cũng xác định cần
thường xuyên lắng nghe và chắt lọc những ý kiến nhận xét, góp ý của giáo viên,
học sinh trong và ngoài trường.

Trường THPT Nho Quan C

Page25

Năm học 2015 - 2016


×