Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

câu hỏi ôn thi lý thuyết kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.08 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
1) Trình bày quy luật khan hiếm? Khan hiếm khác nghèo đói như thế nào?
_ Quy luật khan hiếm nói rằng “Nguồn lực là hữu hạn, trong khi nhu cầu con
người là vô hạn. Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách sử dụng, quản lý nguồn
lực hữu hạn để tối đa hóa lợi ích, hay để làm thỏa mãn một cách tối đa có thể nhu
cầu vô hạn của con người”.
_ Vậy vấn đề khan hiếm là vấn đề mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của con người
và nguồn lực hữu hạn. Đây là vấn đề luôn luôn tồn tại, chỉ có thể giải quyết bằng
cách quản lý, sử dụng nguồn lực một cách có lợi nhất, thỏa mãn nhu cầu tối đa có
thể chứ không thể làm mất đi vấn đề khan hiếm.
_ Còn nghèo đói là vấn đề không có đủ nguồn lực để đáp ứng ngay cả những nhu
cầu căn bản của con người như ăn, mặc, ở, chữa bệnh..v..v.. Và nhu cầu căn bản
của con người có thể thỏa mãn được chứ không vô hạn. Do đó vấn đề nghèo đói có
thể giải quyết được chứ không tồn tại mãi như vấn đề khan hiếm.
2) Chi phí cơ hội là gì? Cho ví dụ?
_ Chi phí cơ hội của một phương án là phần lợi ích mất đi của phương án tốt nhất
trong số các phương án bị bỏ qua. Vì cùng một lúc, ta không thể thực hiện nhiều
phương án.
Ví dụ: Có 3 phương án A, B và C có mức lợi nhuận tương ứng 6 triệu, 8 triệu và
10 triệu. Chi phí cơ hội của từng phương án là:

1


Phương án
A
B
C

Chi phí cơ hội
10 triệu


10 triệu
8 triệu

3) Đường giới hạn khả năng sản xuất là gì? Ý nghĩa kinh tế của đường PPF?
Những ý tưởng thể hiện qua đường giới hạn khả năng sản xuất?
_ Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện giới hạn số lượng tối đa sản phẩm của
một loại hàng hóa mà nguồn lực xã hội có thể sản xuất ra ở mỗi mức sản lượng của
một loại hàng hóa khác.
Ý nghĩa kinh tế của đường giới hạn khả năng sản xuất (đường PPF):
_ Các điểm nằm trên đường PPF: sử dụng nguồn lực hiệu quả, có thể đạt được.
_ Các điểm nằm trong đường PPF: sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả, có thể đạt
được.
_ Các điểm nằm ngoài đường PPF: không thể đạt được với công nghệ và nguồn lực
hiện tại.
Những ý tưởng thể hiện qua đường PPF:
• Quy luật khan hiếm: Đường PPF thể hiện các kết hợp tối đa của hàng hóa có thể
sản xuất với tất cả nguồn lực sẵn có. Những điểm bên ngoài đường PPF nằm
ngoài khả năng sản xuất của nguồn lực nên không thể sản xuất, điều này thể hiện
nguồn lực là khan hiếm.
• Chi phí cơ hội: Đường PPF thể hiện muốn sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa này
cần phải hy sinh một lượng hàng hóa khác. Số lượng hàng hóa khác phải hy sinh
để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa là chi phí cơ hội của hàng hóa đó.
• Chi phí cơ hội có quy luật tăng dần hay quy luật hiệu suất giảm dần: Quy luật
hiệu suất giảm dần nói rằng mỗi đơn vị lao động tăng thêm sẽ bổ sung ít hơn vào
tổng sản phẩm so với đơn vị lao động trước đó.
2


Ví dụ: Giả sử có một hecta đất canh tác, một người nông dân có thể sử dụng độc
quyền hecta đất đó để trồng lúa. Việc tăng thêm số lượng lao động trên một hecta

đất canh tác sẽ làm giảm khả năng sử dụng đất của mỗi người nông dân. Số lượng
lúa tăng thêm khi tăng thêm 1 người nông dân sẽ ngày càng giảm. Cứ như thế đến
một lúc nào đó dù cho có tăng thêm nông dân cũng không tăng thêm lúa canh tác
trên một hecta được nữa. Đây là quy luật hiệu suất giảm dần.
Đối với một điểm trên đường PPF, nếu xã hội muốn sản xuất thêm một lượng hàng
hóa A thì phải hy sinh một lượng hàng hóa B. Sự hy sinh đó thể hiện sự dịch
chuyển lao động từ hàng hóa B sang hàng hóa A. Sự dịch chuyển lao động từ hàng
hóa B sang A sẽ làm giảm số lượng sản xuất trên mỗi lao động trong ngành A và
làm tăng số lượng sản xuất trên mỗi lao động trong ngành B. Nên số lượng hàng
hóa A tăng lên ngày càng giảm trong khi số lượng hàng hóa B phải hy sinh ngày
càng tăng. Tức là chi phí cơ hội ngày càng tăng. Đây cũng là lý do đường PPF là
đường lõm so với gốc tọa độ.
4) Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô? Mối quan hệ của kinh tế vi
mô và kinh tế vĩ mô?
_ Kinh tế vi mô và vĩ mô phân biệt với nhau bằng đối tượng nghiên cứu.
_ Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của từng thành phần, đơn vị riêng lẻ trong nền
kinh tế:
• Người tiêu dùng
• Doanh nghiệp
• Chính phủ
_ Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế trên phạm vi tổng thể:





Lạm phát
Thất nghiệp
Sản lượng
Tăng trưởng kinh tế…

3


_ Càng ngày sự phân biệt giữa vi mô và vĩ mô càng thu hẹp, vì kinh tế vĩ mô cũng
tham gia vào việc phân tích thị trường, để hiểu được hoạt động của các thị trường
thì phải biết hành vi của các hãng, người tiêu dùng…, những chủ thể tạo nên thị
trường đó. Do đó kinh tế vi mô và vĩ mô có mối quan hệ mật thiết.
5) Phân biệt kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc?
_ Kinh tế học thực chứng sử dụng các lý thuyết và mô hình để lý giải hiện tượng
kinh tế. Những phát biểu kinh tế học thực chứng đều dựa trên lý thuyết và mô hình,
do đó có thể chứng minh được là đúng hay sai.
_ Kinh tế học chuẩn tắc tiếp cận theo quan điểm “nên làm như thế nào”, là ý kiến
chủ quan của một cá nhân hay một nhóm người và không thể chứng minh là đúng
hay sai.

Chương II: Cầu, Cung và cân bằng thị trường
1) Cầu là gì, lượng cầu là gì, cung là gì, lượng cung là gì? Phân biệt cầu và lượng
cầu, cung và lượng cung?
_ Cầu của một lượng hàng hóa, dịch vụ là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người
tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tương ứng với các mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian xác định.
=> Vì nhu cầu con người là vô hạn, nên muốn xác định cầu của một hàng hóa, dịch
vụ phải giới hạn chỉ gồm những người muốn mua và có khả năng mua (sẵn lòng
mua).
Tương tự: Cung của một lượng hàng hóa, dịch vụ là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà
người bán muốn bán và có khả năng bán tương ứng với các mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian xác định.
_ Lượng cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua muốn mua tại một mức
giá.
4



=> Cầu là đường cầu (đường thẳng). Lượng cầu là tọa độ thể hiện sản lượng của
một điểm trên đường cầu (Q).
Tương tự với lượng cung.
2) Tại sao đường cầu dốc xuống, đường cung dốc lên? Quy luật cầu, quy luật
cung? Phương trình đường cầu, phương trình đường cung?
_ Đường cầu dốc xuống thể hiện người mua sẵn lòng mua nhiều hơn khi mức giá
thấp hơn. Đây là quy luật cầu.
_ Quy luật cầu có thể không đúng hoàn toàn với hàng hóa thứ cấp. Khi giá hàng
hóa rẻ hơn, nghĩa là thu nhập của người tiêu dùng tăng lên tương đối so với giá của
hàng hóa, khi thu nhập tăng lên đến một mức nào đó, người tiêu dùng sẽ không
tiêu dùng những hàng hóa thứ cấp nữa và sản lượng tiêu dùng những hàng này sẽ
giảm chứ không tăng theo quy luật cầu.
_ Đường cung dốc lên thể hiện người bán sẵn lòng bán nhiều hơn khi mức giá cao
hơn. Đây là quy luật cung.
_ Quy luật cung không hoàn toàn đúng với những hàng hóa bị giới hạn về nguồn
cung như những hàng hóa thường xuất hiện thị trường độc quyền như điện, nước,
xăng dầu..v..v.. Vì lúc này lượng cung ứng phụ thuộc vào chính sách theo đuổi lợi
nhuận tối đa của nhà cung ứng chứ không theo quy luật cung.
_ Phương trình đường cầu: (hàm cầu có thể là đường cong hoặc là đường thẳng)
Nếu là đường thẳng: Q = aP + b. (a<0)
(Vì giá và lượng cầu nghịch biến; a là hệ số góc của đường cầu, a<0 thể hiện
đường cầu dốc xuống)
_ Phương trình đường cung: (hàm cung có thể là đường cong hoặc đường thẳng)
Nếu là đường thẳng: Q = aP + b. (a>0)
5


(Vì giá và lượng cung đồng biến; a là hệ số góc của đường cung, a>0 thể hiện

đường cung dốc lên)
3) Điểm cân bằng thị trường là gì?
_ Điểm cân bằng thị trường là điểm giao nhau của đường cung và đường cầu.
_ Thị trường luôn có xu hướng điều chỉnh về điểm cân bằng:
• Khi giá cao hơn giá cân bằng, thị trường dư thừa hàng hóa do người bán sẵn lòng
bán nhiều hơn người mua sẵn lòng mua. Người bán sẽ phải giảm giá để bán lượng
hàng tồn kho, và đến điểm cân bằng khi số lượng hàng hóa người bán sẵn lòng bán
bằng với số lượng hàng hóa người mua sẵn lòng mua, người bán sẽ không giảm giá
nữa.
• Tương tự khi giá thấp hơn điểm cân bằng, thị trường thiếu hàng, một bộ phận
người mua sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn để có được hàng. Và khi giá tăng kích thích
người bán sản xuất nhiều hơn. Khi đến điểm cân bằng người mua không sẵn sàng
trả giá cao hơn nữa và thị trường cân bằng.
4) Đường cầu dịch chuyển khi nào? Cho ví dụ?
_ Vì đường cầu thể hiện mối quan hệ của giá và sản lượng ( Q = aP + b). Nên
đường cầu dịch chuyển khi và chỉ khi các yếu tố ngoài giá và sản lượng thay đổi.
_ Khi cầu tăng, đường cầu dịch chuyển ra ngoài (hay dịch sang phải) và ngược lại.
Những yếu tố có thể làm dịch chuyển đường cầu:







Thu nhập:
thu nhập tăng => cầu tăng
Thị hiếu người tiêu dùng:
ưa chuộng hơn => cầu tăng
Giá kỳ vọng:

kỳ vọng giá tăng => cầu tăng
Giá hàng thay thế:
giá hàng thay thế tăng => cầu tăng
Giá hàng bổ sung:
giá hàng bổ sung tăng => cầu giảm
Số người mua:
số người mua tăng => cầu tăng
(ví dụ giá thuê phòng ở vũng tàu bình thường là 100 ngàn/ 1 đêm. Nhưng đến ngày
lễ tình yêu giá tăng lên 300 ngàn/1đêm)
6


• Thời tiết, khí hậu:
• Quy định của chính phủ:

ví dụ: đến mùa mưa => cầu áo mưa tăng
ví dụ: bắt đội mũ bảo hiểm => cầu mũ bảo hiểm

tăng
5) Đường cung dịch chuyển khi nào? Cho ví dụ?
_ Vì đường cung thể hiện mối quan hệ của giá và sản lượng ( Q = aP + b). Nên
đường cung dịch chuyển khi và chỉ khi các yếu tố ngoài giá và sản lượng thay đổi.
_ Khi cung tăng, đường cung dịch chuyển ra ngoài (hay dịch sang phải) và ngược
lại.
Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung:







Trình độ công nghệ:
Giá yếu tố đầu vào:
Giá kỳ vọng:
Số doanh nghiệp trong ngành:
Chính sách thuế và trợ cấp:
trợ cấp tăng => cung tăng
• Điều kiện tự nhiên:

trình độ công nghệ tăng => cung tăng
giá yếu tố đầu vào tăng => cung giảm
kỳ vọng giá tăng => cung giảm
số doanh nghiệp tăng => cung tăng
thuế tăng => cung giảm
ví dụ: hạn hán => cung cà phê giảm.

6) Độ co giãn là gì? Có mấy loại độ co giãn của cầu?
_ Độ co giãn thể hiện mối liên hệ giữa thay đổi của giá với thay đổi của sản
lượng. Nghiên cứu độ co giãn nhằm ra quyết định về giá hay sản lượng để tối đa
hóa doanh thu.
Có 3 loại độ co giãn của cầu:
• Độ co giãn của cầu theo giá (quan trọng nhất)
• Độ co giãn của cầu theo thu nhập
• Độ co giãn chéo của cầu
7) Thế nào là cầu co giãn ít, co giãn nhiều, không co giãn, co giãn hoàn toàn?
Thể hiện đường cầu đó trên biểu đồ như thế nào?

7



_ Co giãn ít nghĩa là sản lượng phụ thuộc vào giá tương đối ít. Tức khi giá thay đổi
nhiều, sản lượng thay đổi ít hơn sự thay đổi của giá, đường cầu dốc.
_ Co giãn nhiều nghĩa là sản lượng phụ thuộc vào giá tương đối nhiều. Tức là khi
giá thay đổi ít, sản lượng thay đổi nhiều hơn sự thay đổi của giá, đường cầu thoải.
_ Không co giãn nghĩa là sản lượng không phụ thuộc vào giá. Tức là khi giá thay
đổi, sản lượng vẫn không đổi, đường cầu thẳng đứng.
_ Co giãn hoàn toàn nghĩa là sản lượng chỉ chấp nhận một mức giá. Tức là khi giá
thay đổi, sản lượng lập tức về không, đường cầu nằm ngang.
(tương tự với đường cung)
8) Công thức tính độ co giãn của cầu theo giá? Giải thích ý nghĩa công thức? Tại
sao độ co giãn của cầu theo giá lại âm? Tại sao lại so sánh với 1?
E = dQ/dP * P/Q
_ Độ co giãn của cầu theo giá thể hiện tỷ lệ thay đổi của sản lượng khi giá thay đổi
1%. Được tính bằng phần trăm thay đổi của sản lượng chia cho phần trăm thay đổi
của giá.
_ Vì mối quan hệ của giá và sản lượng trong đường cầu là nghịch biến, người mua
sẵn lòng mua nhiều hơn ở mức giá thấp hơn, nên độ co giãn của đường cầu mang
giá trị âm.
_ Ta có phương trình đường cầu Q = aP + b (a<0)
Công thức tính độ co giãn còn có thể viết thành:
E = a * P/Q với a là đạo hàm của hàm cầu Q theo P
(vì ý nghĩa của đạo hàm của hàm Q theo P là mức độ thay đổi của Q khi P thay đổi,
tức dQ/dP)

8


_ Khi phần trăm thay đổi của Q bằng với phần trăm thay đổi của P, |ED| sẽ bằng 1,
lúc này thay đổi giá không ảnh hưởng tới doanh thu. Vì giá tăng bao nhiêu phần
trăm thì sản lượng sẽ giảm bấy nhiêu phần trăm và ngược lại. Ta gọi là cầu co giãn

đơn vị.
_ Khi phần trăm thay đổi của Q lớn hơn phần trăm thay đổi của P, |ED| sẽ lớn hơn
1, lúc này nếu giá thay đổi 1% thì sản lượng sẽ thay đổi lớn hơn 1%. Nếu giá tăng
1% thì sản lượng giảm nhiều hơn 1% nên tổng doanh thu sẽ giảm và ngược lại. Ta
gọi là khách hàng phản ứng mạnh với giá hay cầu co giãn nhiều theo giá.
_ Khi phần trăm thay đổi của Q nhỏ hơn phần trăm thay đổi của P, |ED|sẽ nhỏ hơn
1, lúc này nếu giá thay đổi 1% thì sản lượng sẽ thay đổi ít hơn 1%. Nếu giá tăng
1% thì sản lượng giảm ít hơn 1% nên tổng doanh thu sẽ tăng và ngược lại. Ta gọi
là khách hàng phản ứng yếu với giá hay cầu ít co giãn theo giá.
=> Vì ba trường hợp có thể có của độ co giãn đều lấy 1 làm mốc để so sánh, nên
phải so sánh |ED|với 1, nhằm phân biệt ba trường hợp.
9) Những nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá? Cho ví dụ?
_ Tính chất hàng hóa: hàng thiết yếu co giãn ít, hàng xa xỉ co giãn nhiều.
Ví dụ: khi giá điện, nước tăng thì nhu cầu điện nước thay đổi không đáng kể so với
thay đổi của giá, vì đây là những mặt hàng thiết yếu, mọi người bắt buộc phải
dùng. Khi giá mỹ phẩm, nữ trang tăng thì nhu cầu tiêu dùng của chúng giảm mạnh
hơn mức tăng của giá, vì đây là những mặt hàng không thực sự cần thiết cho cuộc
sống, mọi người không nhất thiết phải tiêu dùng.

9


_ Tính thay thế của hàng hóa: hàng hóa có tính thay thế nhiều thì co giãn
nhiều.
Ví dụ: khi mì hảo hảo tăng giá thì nhu cầu sử dụng sản phẩm mỳ hảo hảo sẽ giảm
mạnh hơn mức giá tăng, vì có rất nhiều loại mỳ khác có thể thay thế cho mỳ hảo
hảo như mỳ omachi, gấu đỏ, vifon..v..v..
_ Mức chi tiêu của mặt hàng trong tổng mức chi tiêu: mức chi tiêu càng ít thì độ
co giãn càng ít.
Ví dụ: hành, tiêu, tỏi, ớt… vì mức chi tiêu chiếm tỷ trọng thấp nên thay đổi về giá

sẽ tác động rất ít tới thu nhập của người tiêu dùng. Do đó thay đổi về giá có nhiều
một chút cũng không ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó của họ. Ngược
lại các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong mức chi tiêu có ảnh hưởng lớn đến thu
nhập của người tiêu dùng nên các mặt hàng này co giãn nhiều theo giá.
_ Tính thời gian:
Nếu là hàng thông thường thì trong ngắn hạn co giãn ít, trong dài hạn co giãn
nhiều.
Ví dụ: trong ngắn hạn giá xăng tăng có thể chưa làm cầu về xăng giảm đáng kể,
nhưng trong dài hạn người tiêu dùng sẽ thay đổi và giảm thói quen sử dụng xăng
nhiều hơn (như chuyển sang sử dụng các phương tiện khác dùng ít xăng hơn,
chuyển chỗ làm gần nhà hơn..v..v..)
Nếu là hàng lâu bền thì trong ngắn hạn co giãn nhiều, trong dài hạn co giãn ít.
Ví dụ: xe hơi, máy lạnh, ti vi, máy giặt… vì trong ngắn hạn nếu giá tăng người tiêu
dùng sẽ hoãn việc mua mới, vì vậy cầu giảm mạnh. Nhưng trong dài hạn, những
hàng hóa này bắt đầu cũ, nhu cầu thay mới ngày càng tăng, nên trong dài hạn cầu
lại tăng lên.
10


10)
Độ co giãn của cầu theo thu nhập là gì? Ý nghĩa của độ co giãn của cầu
theo thu nhập trong việc phân loại hàng hóa?
_ Độ co giãn của cầu theo thu nhập là phần trăm biến đổi của lượng cầu khi thu
nhập thay đổi 1%.
_ EI <0: thu nhập và lượng cầu nghịch biến, thu nhập càng cao nhu cầu sử dụng
hàng hóa này càng giảm => hàng cấp thấp.
_ EI >0: thu nhập và lượng cầu đồng biến, thu nhập càng cao nhu cầu sử dụng
hàng hóa này càng cao => hàng thông thường.
Trong hàng thông thường chia ra làm hai loại:
• EI >1: phần trăm lượng cầu thay đổi lớn hơn phần trăm thu nhập => hàng xa

xỉ.
• EI <1: phần trăm lượng cầu thay đổi nhỏ hơn phần trăm thu nhập => hàng thiết
yếu.
11)
Độ co giãn chéo của cầu là gì? Ý nghĩa của độ co giãn chéo của cầu
trong việc xác định mối quan hệ của hai loại hàng hóa?
_ Độ co giãn chéo của cầu sản phẩm X thể hiện phần trăm thay đổi của lượng cầu
sản phẩm X khi giá sản phẩm Y thay đổi 1%.
_ EXY = 0: lượng cầu của X không thay đổi khi giá của Y thay đổi => X và Y là
hai mặt hàng không liên quan.
_ EXY < 0: lượng cầu của X giảm khi giá của Y tăng => X và Y là hai mặt hàng
bổ sung.
_ EXY >0: lượng cầu của X tăng khi giá của Y tăng => X và Y là hai mặt hàng
thay thế.
_ Hàng thay thế là hàng hóa có tính chất tương tự nhau, ví dụ coca và pepsi, mỳ
hảo hảo và mỳ omachi..v..v..
11


_ Hàng bổ sung là hàng hóa phải dùng kèm với nhau, ví dụ vợt cầu lông và quả cầu
lông, xe máy và xăng..v..v..
12)

Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất là gì?

_ Thặng dư tiêu dùng là chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để
mua một loại hàng hóa với giá mà người tiêu dùng thực trả để mua loại hàng hóa
đó. ( trên biểu đồ là phần diện tích nằm trên đường giá và dưới đường cầu)
_ Thặng dư sản xuất là chênh lệch giữa giá mà nhà sản xuất bán được trên thị
trường với giá mà nhà sản xuất sẵn sàng bán của một loại hàng hóa. ( trên biểu đồ

là phần diện tích nằm trên đường cung và dưới đường giá)
13)

Tác động của giá trần? Ai được lợi khi có giá trần?

_ Giá trần chỉ có ý nghĩa khi thấp hơn giá thị trường.
_ Mục đích của giá trần: bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên khi có giá trần xã hội
lại xuất hiện tổn thất vô ích.
_ Đặc biệt trường hợp cầu co giãn ít đối với giá, người tiêu dùng sẽ bị thiệt nếu
chính phủ áp giá trần.
_ Khi có giá trần, một bộ phận người tiêu dùng sẽ được lợi vì có được hàng hóa,
dịch vụ giá rẻ, nhưng một bộ phận khác sẽ chịu thiệt do không tiếp cận được hàng
hóa giá đó. Ví dụ nhà nước hỗ trợ giá điện, người thành thị sẽ được lợi sử dụng
điện rẻ hơn, nhưng vì giá điện rẻ, không có tổ chức nào đầu tư vào ngành điện, một
số vùng nông thôn lại không có điện dùng.
14)

Tác động của giá sàn? Ai được lợi khi có giá sàn?

_ Giá sàn chỉ có ý nghĩa khi cao hơn giá thị trường.
_ Mục đích của giá sàn là bảo vệ nhà sản xuất. Tuy nhiên xã hội lại xuất hiện tổn
thất vô ích.
12


_ Khi áp giá sàn, chính phủ phải mua lại phần hàng dư thừa, tạo ra hiện tượng hàng
hóa không có chỗ tiêu thụ.
15)
Tác động của thuế gián thu? Ai là người thực sự chịu thuế? Ai chịu thuế
nhiều hơn và phụ thuộc vào gì?

Khi chính phủ đánh thuế gián thu, tổng số tiền phải trả để người tiêu dùng có thể
có hàng hóa đó tăng lên, điều này làm nhu cầu đối với hàng hóa đó giảm xuống,
dẫn đến nhà sản xuất bán được ít hàng hơn trong khi số tiền thu trên mỗi đơn vị
hàng hóa lại không tăng lên. Do đó nhà sản xuất cũng chịu thiệt khi chính phủ
đánh thuế. Vậy khi có thuế gián thu, chính phủ có được nguồn thu thuế, người tiêu
dùng và nhà sản xuất đều chịu thiệt.
Ai chịu thuế nhiều hơn phụ thuộc vào độ giãn đối với giá của cung và cầu hàng
hóa. Độ co giãn của cầu theo giá ít hơn so với độ co giãn của cung theo giá thì
người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn nhà sản xuất và ngược lại.

Chương V-VI: Lý thuyết sản xuất và lý thuyết chi phí
1) Viết hàm sản xuất? Phân biệt các giả thiết sản xuất trong ngắn hạn và sản
xuất trong dài hạn?

Với

a: công nghệ
k: vốn
l: lao động
α, β: tỷ phần đóng góp vào Q của vốn và lao động

Nhất thời
Ngắn hạn
Dài hạn
Rất dài hạn

Công nghệ
Cố định
Cố định
Cố định

Thay đổi

Vốn
Cố định
Cố định
Thay đổi
Thay đổi
13

Lao động
Cố định
Thay đổi
Thay đổi
Thay đổi


2) Đường đồng lượng là gì? Tại sao đường đồng lượng dốc xuống, không cắt
nhau và lồi về gốc tọa độ? Có mấy dạng đường đồng lượng? Tỷ lệ thay thế kỹ
thuật biên là gì?
Khi sản xuất với hai yếu tố đầu vào biến đổi, hàm sản xuất là các đường đồng
lượng.
Đường đồng lượng là tập hợp những kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào
cùng tạo ra mức sản lượng như nhau.
_ Các đường đồng lượng có dạng dốc xuống vì tại mức sản lượng như nhau chỉ
cần một lượng giới hạn các kết hợp vốn và lao động. Nếu đường đồng lượng dốc
lên thì cùng 1 mức sản lượng, những điểm nằm càng xa gốc tọa độ cần càng nhiều
vốn và lao động, điều này không hợp lý.
_ Các đường đồng lượng không cắt nhau vì định nghĩa đường đồng lượng là tập
hợp những kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào cùng tạo ra mức sản lượng
như nhau. Nếu các đường đồng lượng cắt nhau, thì kết hợp tại giao điểm đó tạo ra

hai mức sản lượng, điều này vi phạm định nghĩa.
_ Các đường đồng lượng có dạng lồi về phía gốc tọa độ vì tỷ lệ thay thế kỹ thuật
biên có xu hướng giảm dần. Ví dụ tại điểm A vốn tương đối nhiều và lao động
tương đối ít, khi bổ sung thêm một lao động thì lượng vốn có thể giảm đi tương đối
nhiều, càng di chuyển xuống thì khả năng thay thế vốn của 1 lao động bổ sung
thêm càng giảm.
_ Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên là độ dốc của đường đồng lượng, tỷ lệ thay thế kỹ
thuật biên giữa lao động và vốn là lượng vốn giảm đi khi tăng thêm một lao động
nhưng tổng sản lượng vẫn không đổi.
MRTSLK = 14


Các dạng đường đồng lượng:
Các đường đồng lượng khi hai yếu tố đầu vào thay thế hoàn toàn:
MRTSLK là hằng số, Hàm sản xuất có dạng: Q = ak + bl
=> đường đồng lượng là đường thẳng dốc xuống.
ví dụ: máy và nhân công tại trạm thu phí.
Các đường đồng lượng khi hai yếu tố đầu vào bổ sung hoàn toàn:
MRTSLK = 0, Hàm sản xuất có dạng: Q = Min(k,l)
=> đường đồng lượng là các đường vuông góc.
ví dụ: công nhân xây dựng và bay, bàn chà.
3) Đường đồng phí là gì?
Đường đồng phí là tập hợp những kết hợp khác nhau của hai yếu tố sản xuất với
cùng mức chi phí đầu tư.
Đường đồng phí là đường dốc xuống vì với cùng mức chi phí đầu tư, khi tăng thêm
yếu tố này phải giảm đi yếu tố kia. Nếu đường đồng lượng dốc lên thì với cùng
mức phí đầu tư khi tăng yếu tố này yếu tố kia cũng tăng theo, điều này không hợp
lý.
Độ dốc của đường đồng phí là số âm của tỷ giá hai yếu tố sản xuất = -Pl/Pk hay =
-w/r với w là Pl, r là Pk.

4) Phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất? Điều kiện sản xuất tối ưu?
Phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất gồm hai phối hợp:
Một là phối hợp đạt sản lượng cao nhất với chi phí cho trước.
Hai là phối hợp đạt sản lượng cho trước với chi phí thấp nhất.

15


Phối hợp tối ưu là phối hợp mà tại đó đường đồng phí tiếp xúc với đường đồng
lượng. Vì khi đó nhà sản xuất tiêu hết ngân sách và rổ hàng đó nằm trên đường
đồng lượng xa nhất có thể.
Tại điểm tiếp xúc của đường đồng phí và đường đồng lượng, hệ số góc của đường
đồng phí bằng với hệ số góc của đường đồng lượng.

MRTSLK = - = Mặt khác trên cùng một đường đồng lượng ta có: QL

= QK (vì khi di chuyển dọc

trên đường đồng lượng, lượng thay đổi của L phải bằng lượng thay đổi của K để Q
không đổi).


Q’L = MPL = QL/L => QL = MPL * L.
Q’K = MPK = QK/K => QK = MPK * K.

=> MPL * L = MPK * K
=>

= =


=> =
Vậy điều kiện sản xuất tối ưu là nhà sản xuất phải phân bổ số tiền đầu tư cho mỗi
yếu tố sản xuất đầu vào sao cho năng suất biên mỗi đồng đầu tư cho các yếu tố
đầu vào phải bằng nhau.
5) Phân biệt chi phí hiện, chi phí ẩn, chi phí chìm? Phân biệt lợi nhuận kinh tế
và lợi nhuận kế toán?
Chi phí hiện là chi phí trả trực tiếp bằng tiền.
Chi phí ẩn là chi phí phát sinh khi sử dụng nguồn lực do chính người chủ sở hữu,
chi phí này không phát sinh giao dịch thanh toán bằng tiền mặt.
Chi phí cơ hội bao gồm cả chi phí hiện và chi phí ẩn.
16


Chi phí chìm là chi phí đã chi ra trong quá khứ và không thể thu hồi.
Lợi nhuận kế toán bằng tổng doanh thu trừ chi phí hiện.
Lợi nhuận kinh tế bằng tổng doanh thu trừ chi phí hiện và chi phí ẩn.
Ví dụ:
Bạn có một bất động sản và muốn bán bất động sản này, để bán được bạn cho một
nhân viên đi chào hàng, chi phí chi ngay cho nhân viên này đi chào hàng và hoa
hồng là 200 triệu. Sau khi chào xong nhân viên này tìm được một khách hàng
muốn mua giá 3 tỷ và hẹn tuần sau bàn bạc. Nhưng đột nhiên hôm nay bạn đi nhậu
với bạn bè và được bạn bè giới thiệu cho một người muốn mua bất động sản tương
tự của bạn với giá 2,9 tỷ.
Một người khuyên bạn nên bán cho khách hàng mua với giá 2,9 tỷ vì lợi nhuận
phương án này là 2,9 tỷ - 0 = 2,9 tỷ, còn phương án bán cho khách hàng do nhân
viên chào hàng là 3 tỷ - 200 triệu = 2,8 tỷ. Theo bạn vậy đúng hay sai?
=> Sai, vì 200 triệu là chi phí chìm (đã chi ra và không thể thu hồi dù quyết định
thế nào), khi quyết định không nên tính đến chi phí này.
6) Giải thích ý nghĩa các loại chi phí trong ngắn hạn?
• Chi phí cố định: ký hiệu TFC (total fixed cost)

Là chi phí phải trả dù có sản xuất hay không (ví dụ chi phí khấu hao máy móc, chi
phí thuê kho bãi theo hợp đồng..v..v..)
• Chi phí biến đổi: ký hiệu TVC (total variable cost)
Là chi phí phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, sản xuất càng nhiều chi phí càng
nhiều. (ví dụ chi phí bao bì, chi phí nguyên vật liệu..v..v..)
• Tổng chi phí: ký hiệu TC (total cost)
Là tổng chi phí trong kỳ, TC = TFC + TVC
• Chi phí biến đổi trung bình: ký hiệu AVC (average variable cost)
Là chi phí biến đổi trung bình của 1 đơn vị sản phẩm, AVC = TVC/Q
• Chi phí cố định trung bình: ký hiệu AFC (average fix cost)
Là chi phí cố định trung bình của 1 đơn vị sản phẩm, AFC = TFC/Q
17


• Chi phí trung bình: ký hiệu AC (average cost)
Là chi phí trung bình của 1 đơn vị sản phẩm, AC = TC/Q
• Chi phí biên: ký hiệu MC (marginal cost)
Là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
MC = TC’ = TVC’ = (vì TFC là hằng số)
7) Đường phát triển doanh nghiệp là gì?
Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô tương ứng với sản lượng sản
xuất. Đường phát triển của một doanh nghiệp cho biết kết hợp có chi phí thấp nhất
của vốn và lao động tại mỗi mức sản lượng.
8) Hiệu suất theo quy mô là gì? Cho ví dụ?
Hàm sản xuất:
_ Hiệu suất tăng dần theo quy mô nghĩa là sản lượng tăng cao hơn mức tăng của
các yếu tố đầu vào. α + β > 1
_ Hiệu suất giảm dần theo quy mô nghĩa là sản lượng tăng ít hơn mức tăng của các
yếu tố đầu vào. α + β < 1
_ Hiệu suất không đổi theo quy mô nghĩa là sản lượng tăng bằng với mức tăng của

các yếu tố đầu vào. α + β = 1
Ví dụ: (xem ví dụ trong slide trước)
Xét hiệu suất theo quy mô của các hàm sản xuất sau:





Q = a. (0 < α < 1) => không đổi
Q = L/4 +
=> giảm dần
Q=
=> không đổi
Q = K/9 + 2L
=> không đổi

9) Phân biệt tính kinh tế theo quy mô và hiệu suất theo quy mô?
Có 2 trường hợp của tính kinh tế theo quy mô:
_ Doanh nghiệp có tính kinh tế theo quy mô: Chi phí trung bình dài hạn (LAC)
giảm khi sản lượng tăng.
18


_ Doanh nghiệp có tính phi kinh tế theo quy mô: Chi phí trung bình dài hạn (LAC)
không đổi hoặc giảm khi sản lượng tăng.
=> khi xét tính kinh tế theo quy mô ta xét mối quan hệ giữa sản lượng Q và chi phí
trung bình dài hạn LAC.
(biểu đồ quan hệ của LAC và LMC thể hiện tính kinh tế và phi kinh tế theo quy
mô)
=> khi xét hiệu suất theo quy mô ta xét mối quan hệ giữa Q và K, L.

10)

Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận?

Lợi nhuận max  (Doanh thu – Chi phí) max
mà (TR – TC) max => (TR’ – TC’) = 0  MR – MC = 0  MR = MC

Chương VII: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1) Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
Bốn đặc điểm:
_ Sản phẩm đồng nhất: Các sản phẩm của các hãng có thể thay thế hoàn hảo cho
nhau.
_ Rất nhiều người bán và người mua: Mỗi hãng có thị phần nhỏ so với thị trường
và không thể ảnh hưởng tới thị trường bằng chính sách thay đổi sản lượng hay giá
bán. Tương tự mỗi người mua là một phần rất nhỏ trong cầu hàng hóa và không thể
ảnh hưởng tới giá bán hay sản lượng tiêu thụ bằng ý chí chủ quan của mình => cả
người mua và người bán đều phải chấp nhận giá do thị trường quyết định.
_ Thông tin hoàn hảo: Cả người mua và người bán đều có đầy đủ thông tin về việc
mua bán trao đổi (không có chuyện mua hớ, bán hớ)
_ Tự do gia nhập và ra khỏi ngành: không có các rào cản pháp lý, quy mô, nhà
cung cấp có thể tự do gia nhập và rời khỏi ngành.
2) Mô tả hình dạng của đường cầu, đường tổng doanh thu, đường doanh thu
biên của doanh nghiệp trong thị trường CTHH?
19


_ Đường cầu của doanh nghiệp trong thị trường CTHH là đường nằm ngang vì
doanh nghiệp là người chấp nhận giá, dù doanh nghiệp có cung cấp sản lượng bao
nhiêu thì giá vẫn không thay đổi.
(Lưu ý: Đường cầu toàn ngành vẫn là đường dốc xuống và đường cung toàn ngành

vẫn là dốc lên bình thường)
_ TR: tổng doanh thu, TR = P.Q
Mà P là const với Q => đường tổng doanh thu là đường thẳng qua gốc tọa độ có độ
dốc chính là P.
_ MR: doanh thu biên, là doanh thu tăng thêm khi bán thêm 1 đơn vị sản phẩm.
Trong thị trường CTHH: MR = TR’ = P
=> Đường cầu trùng với đường MR trùng với đường giá P.
3) Trình bày dấu hiệu nhận biết tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa lỗ của
doanh nghiệp trong thị trường CTHH?
Tối đa hóa lợi nhuận:
Dấu hiệu:

Q: TR > TC hay P > ACmin

Nguyên tắc: sản xuất tại Q*: MC = MR = P (chỉ với CTHH)
Tối thiểu hóa lỗ:
Dấu hiệu:

Q: TR < TC hay P < ACmin

Lựa chọn:
a) Tiếp tục sản xuất:
Dấu hiệu:

Q: TR TVC hay P AVCmin

Nguyên tắc: sản xuất tại Q*: MC = MR = P (chỉ với CTHH)
=> Lỗ TFC
Có dấu bằng vì:
20



_ Giữ thương hiệu vì xây dựng thương hiệu rất khó
_ Giữ mối quan hệ với nhà cung cấp
_ Giữ công nhân
_ Bảo trì, giữ gìn máy móc
b) Ngưng hoạt động:
Dấu hiệu:

Q: TR < TVC hay P < AVCmin

Lỗ = TFC

4) Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp trong thị trường CTHH?
Vì doanh nghiệp chỉ sản xuất khi P AVC và sản xuất tại điểm MC = MR
=> đường cung ngắn hạn là đường MC nằm trên AVC (phần MC AVCmin).
5) Lợi nhuận trong dài hạn của thị trường CTHH?
Cân bằng có tính cạnh tranh trong dài hạn: Lợi nhuận kinh tế bằng 0 (Tức là lợi
nhuận kế toán của tất cả các ngành trong thị trường đều bằng nhau)
SMC = LMC = MR = P = SAC = LACmin
Khi P > LACmin : doanh nghiệp có động lực gia nhập ngành, làm cung tăng, P
giảm.
Khi P < LACmin : doanh nghiệp có động lực rời ngành, làm cung giảm, P tăng.

Chương VIII: Thị trường độc quyền bán
1) Đặc điểm của thị trường độc quyền bán?
 Một người bán – Nhiều người mua
 Một sản phẩm (không có sản phẩm thay thế)
 Có những rào cản doanh nghiệp khác gia nhập ngành
21



2) Tại sao có độc quyền?
Là ngành có tính kinh tế theo quy mô (hay là độc quyền tự nhiên), ví dụ điện,
nước, viễn thông tại Việt Nam là những ngành độc quyền tự nhiên, do quy mô của
các công ty cấp điện, cấp nước đã quá lớn, khó có khả năng một công ty mới mở
nào có quy mô đầu tư tương đồng để cạnh tranh.
Độc quyền do kỹ thuật, sở hữu một công nghệ sản xuất sản phẩm với giá cực rẻ
hoặc sản phẩm sản xuất ra mang công nghệ không thể bắt chước.
Độc quyền do pháp lý, do khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện độc quyền.
3) So sánh độc quyền bán với thị trường CTHH?
Đường cầu trước doanh
nghiệp
Đường cầu thị trường

Đường doanh thu trung
bình
Đường doanh thu biên

Đường tổng doanh thu
Đường cung của doanh
nghiệp trong ngắn hạn

CTHH
Là đường nằm ngang,
doanh nghiệp phải chấp
nhận giá do thị trường
quyết định.
Là đường dốc xuống


Độc quyền
Là đường dốc xuống

Đường cầu trước doanh
nghiệp đồng thời là đường
cầu thị trường, do doanh
nghiệp là nguồn cung duy
nhất
Là đường nằm ngang
Là đường dốc xuống
trùng với đường cầu
trùng với đường cầu
doanh nghiệp và trùng với AR = TR/Q = P*Q/P = P
đường giá (D=AR=P)
Là đường nằm ngang
Là đường thẳng giống
trùng với đường cầu
phương trình đường cầu
doanh nghiệp và trùng với nhưng có hệ số góc gấp
đường giá
đôi hệ số góc của phương
(MR=D=P=AR)
trình đường cầu.
Là đường thẳng đi qua
Có dạng tăng dần, đạt cực
góc tọa độ, có hệ số góc
đại rồi giảm dần.
chính là giá bán
Là đường MC phần có
Không có đường cung, vì

MC>AVCmin
giá bán và sản lượng phụ
thuộc vào chính sách của
nhà độc quyền
22


Nhà độc quyền sẽ có nhiều chính sách giá bán và sản lượng sao cho lợi nhuận là tối
đa. Tuy nhiên quy tắc tối đa hóa lợi nhuận vẫn là MC=MR.
4) Trình bày quy tắc định giá của nhà độc quyền?
Khác với thị trường CTHH, doanh nghiệp phải chấp nhận giá, đối với nhà độc
quyền phải tìm cách ấn định giá sao cho có lợi nhất. Nhưng thông tin trên thị
trường về cầu hàng hóa rất khó xác định, hay nói cách khác rất khó xác định hàm
cầu hàng hóa, mà như vậy thì cũng không thể biết được MR => không thể xác định
giá theo MC=MR.
=> Quy tắc về dấu hiệu định giá
MR = = = = = = P* (1 + )
=> P = MR/(1 + ) và để tối đa hóa lợi nhuận thì MR = MC
=> P = MC/(1 + ) với MC là chi phí biên, doanh nghiệp có thể xác định được.
Khi Ep = -1 thì thay đổi giá không ảnh hưởng tới doanh thu.
Khi Ep càng < -1 thì P càng gần bằng với MC
Khi Ep càng > -1 thì P < 0 => không hợp lý
=> Nhà độc quyền chỉ bán sản phẩm với P > MC, hay chỉ bán với mức sản lượng
mà tại đó Ep < -1 (co dãn nhiều).

5) Độc quyền sản xuất như thế nào là tối ưu với nhiều nhà máy?
Phương án tốt nhất là sản xuất với chi phí biên của các nhà máy bằng nhau.
Phương án sản xuất tối ưu khi có nhiều nhà máy:
• điều kiện ràng buộc: Q = Q1 + Q2
• điều kiện tối ưu: MR = MC1 = MC2 = MCn

6) Độc quyền bán trên nhiều thị trường như thế nào là tối ưu?
23


Phương án bán sản phẩm tối ưu:
• điều kiện ràng buộc: Q = Q1 + Q2
• điều kiện tối ưu: MC = MR1 = MR2 = MRn
Ta có P = MR/(1 + )

=> = =
=> Nhà độc quyền chỉ bán sản phẩm với Ep < -1. Mà Ep càng nhỏ hơn -1 (tức là co
dãn càng nhiều) thì (1 + ) càng lớn.
=> nếu Ep2 co dãn nhiều hơn Ep1 thì để đạt lợi nhuận tối đa, nhà độc quyền sẽ định
giá P1 > P2.
Kết luận: thị trường nào có độ co giãn càng ít thì giá bán sẽ càng cao.
7) Đo lường sức mạnh độc quyền?
Ta có: P = MC/(1 + )

=> 1 + = MC/P
=> 1 – MC/p = => là phần trăm chênh lệch giữa P và MC, đây chính là hệ số Lerner đo lường sức
mạnh độc quyền.
Vì P luôn lớn hơn MC, nên 0
L = 0 (Ep co dãn hoàn toàn): Cạnh tranh hoàn hảo, P = MC
L càng gần 0 (Ep co dãn càng nhiều) thì tính cạnh tranh càng cao
L càng gần 1 (Ep co dãn càng ít) thì tính độc quyền càng cao
8) Đánh thuế vào nhà độc quyền thì phản ứng của nhà độc quyền thế nào?
a) Thuế trực thu:
Nhà độc quyền sản xuất tại MC = MR.
24



MR phụ thuộc vào đường cầu.
MC = TC’ = TVC’
Khi áp thuế trực thu, đường cầu không đổi và MC không đổi vì thuế trực thu làm
tăng chi phí cố định.
=> Khi áp thuế trực thu, giá và sản lượng không đổi, chi phí cố định tăng và lợi
nhuận nhà độc quyền giảm.
b) Thuế gián thu:
*Trong trường hợp nhà độc quyền không áp dụng các chính sách phân biệt giá
Khi áp thuế gián thu, chi phí biến đổi của nhà độc quyền tăng lên => MC thay đổi,
MC di chuyển sang trái.
=> Đường cầu không đổi, MR không đổi
=> giá tăng và sản lượng giảm.

Chương III: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
1) Tổng hữu dụng và hữu dụng biên là gì? Hữu dụng của hàng thông thường và
hàng thiết yếu khác nhau như thế nào? Trình bày quy luật hữu dụng biên
giảm dần, cho ví dụ?
_ Tổng hữu dụng là tổng lợi ích mà người tiêu dùng nhận được khi tiêu xài hàng
hóa, dịch vụ. Kinh tế học đặt ra khái niệm hữu dụng nhằm đo lường độ thỏa mãn
của người tiêu dùng.
_ Đối với hàng hóa thông thường thì tiêu dùng càng nhiều hữu dụng càng cao
_ Đối với hàng hóa thiết yếu thì hữu dụng có điểm bão hòa (ví dụ như nước, điện,
xăng..v..v..)
_ Hữu dụng biên là chênh lệch trong tổng hữu dụng khi người tiêu dùng dùng thêm
một sản phẩm.
_ Hữu dụng biên có quy luật giảm dần. Đây là quy luật rút ra từ thực tế. Mức độ
thỏa mãn của cùng một loại hàng hóa càng giảm khi tiêu dùng loại hàng hóa đó
25



×