Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một vài biện pháp kiểm tra đánh giá để rèn luyện toàn diện cho học sinh trong giờ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.86 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Hường

Một vài biện pháp kiểm tra đánh giá để rèn luyện toàn diện cho học
sinh trong giờ ngữ văn.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LỜI MỞ ĐẦU:
Trong những năm qua bộ giáo dục cũng như các cơ sở GD-ĐTđã tổ chức
nhiều hội nghị chuyên đề bàn về việc nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn
nói chung và nâng cao chất lượng giờ dạy ngữ văn nói riêng .Để thực hiện chỉ thị
của bộ và phát huy tác dụng của các hội nghị chuyên đề tôi luôn băn khoăn suy
nghĩ tìm đọc và học hỏi thầy cô bạn bè đông nghiệpđể tìm ra cho mình con
đường hợp lí nhất, ngắn nhất có hiệu quả cao nhằm phân tích tư duy cho hs qua
việc cảm thụ tác phẩm văn học dẫn dắt học sinh không ngừng tiến thêm về tâm
hồn và trí tuệ. Bản thân tôi luôn lấy nguyên lí của giáo dục của đảng làm kim chỉ
nam cho hoạt động giảng dạy của mình.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
Từ năm học 2010-2011 năm học mà cả cả nước đồng thực hiện đổi mới
phương pháp giảng dạy - học và phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh vói
quan điểm luyện cho học sinh trong giờ ngữ văn là “rèn luyện toàn diện” đặc biệt
trong thời đại ngày nay khi mà nền khoa học kĩ thuật phát triển vô cùng nhanh
chóng số lượng hiểu biết của con người ngay cang tăng nhanh, lượng thông tin
ngày càng lớn. Khối lượng kiến thức giảng dạy trong nhà trường THCS khó mà
theo kịp được đà phát triển của xã hội . Văn học hay nói riêng về văn học nước
nhà có tác dụng giáo dục sâu sắc nhiều mặt đã rất phong phú và trở thành món
1


Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Hường

ăn tinh thần không thể thiếu của đông đảo quần chúng. Những tác phẩm các em


được tiếp cận trong nhà trường thật là ít ỏi cho nên việc phát triển toàn diện cho
học sinh trong giờ NGỮ VĂN càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đây là vấn
đề trung tâm của chất lượng giờ dạy. Trong đó kiểm tra đánh giá học sinh là một
biện pháp quan trọng để hướng tới mục tiêu đào tạo con người mới của nhà
trường tức là hình thành những phẩm chất cần có của con người mới trong thời
kì CNH - HDH.
Vì những lí lẽ trên mà nguyên tắc tích hợp và tích cực hóa trong việc kiểm tra
các hoạt động của học sinh tôi đã thực hiện một cách thường xuyên linh hoạt
trong quá trình dạy học.
Việc làm thì khó và lớn nhưng với lòng mong muốn được trao đổi học hỏi
thêm ở thầy cô, bạn bè đồng nghiệp tôi mạnh dan trình bày: “ Một vài biện pháp
kiểm tra đánh giá để rèn luyện toàn diện cho học sinh trong giờ NGỮ VĂN”

B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I) Các phương pháp thực hiện:
Đôi khi ta cứ phê bình: Một số học sinh lười suy nghĩ, nhận thức chậm, trí óc
kém phát triển……Năng lực trí tuệ của một số học sinh đó kém là do nhiều
nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân quan trọng là kĩ năng ngôn ngữ (cả
nói và viết) của các em còn ít được rèn luyện.Tư duy và ngôn ngữ là hai phạm
trù khác nhau nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau: Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất,
là phương tiện tư duy; phát triển được năng lực ngôn ngữ (và cả các kĩ năng khác
nữa) cho học sinh cũng giúp thêm 1 phần có hiệu quả cho các em tư duy.
Chính vì vậy mà trong các giờ NGỮ VĂN tôi đã chú ý thường xuyên rèn
luyện toàn diện cho học sinh qua việc kiểm tra đánh giá học sinh như sau:
1) Kiểm tra để khắc sâu kiến thức và rèn trí nhớ cho học sinh:
2


Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Hường


Tôi từng chán ngán khi gặp những học sinh học vẹt và đã từng buồn phiền khi
gặp những học sinh lười biếng đầu óc trống rỗng chẳng nắm được một câu văn
hay một đoạn thơ một hiểu biết đơn giản về một tác giả nào.
Đối với những đối tượng này tôi kiên trì kiểm tra bằng mọi hình thức mọi lúc
mọi nơi để các em dần dần tích lũy kiến thức văn học. Muốn vậy thì giáo viên
phải hướng cho học sinh xác định câu hỏi cần phải trúng (vấn đề trọng tâm, kiến
thức cơ bản). Song hiệu quả nhất để khắc sâu kiến thức vẫn là kiểm tra cuối tiết
học ở các dạng câu hỏi tổng hợp (phần tổng kết văn bản).
VD: Em hãy khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng
trong văn bản này?
Tư tưởng, chủ đề ý nghĩa của văn bản là gì ?
2) Kiểm tra để phát hiện học sinh có năng khiếu cảm thụ tác phẩm văn học:
Môn văn là môn văn học nghệ thuật (như môn mĩ thuật ) song nó khó hơn
môn mĩ thuật người ta cảm nhận được tác phẩm nghệ thuật đó đẹp hay xấu là do
bột màu bút vẽ… còn môn văn người ta cảm nhận cái đep hay xấu của nó do
ngôn từ cho nên năng khiếu văn học là điều kiên cần thiết và quan trọng trong
quá trình học văn sở dĩ học sinh không có năng khiếu nên các em không thích
học văn do vậy mà tôi đã khích lệ lòng yêu thích bộ môn của mình cho HS bằng
cách chú trọng phát huy năng khiếu cảm thụ văn học cho học sinh. Tôi luôn uốn
nắn nhẹ nhàng và khiêu gợi cho các em phát hiện các dấu hiệu nghệ thuât đặc
sắc của tác phẩm.
VD: khi ra đề kiểm tra văn (phần thơ)ở lớp 9 :
Tôi đã nêu ra câu hỏi :
Nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác”?
Tôi biết đây là câu hỏi khó mà tôi sẽ ra đẻ kiểm tra và phát hiện năng lực cảm
thụ của các em cho nên khi dạy bài này ở tiết trước đó (tiết 117) tôi đã gọi ba em
trả lời miệng và hướng dẫn cho các em cách làm dạng đề này nên có khoảng
60% em đạt điểm tối đa của câu hỏi này.
3



Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Hường

3. Kiểm tra để luyện cách diễn đạt cho học sinh.
Cùng với việc khắc sâu kiến thức phát triển năng khiếu cho học sinh tôi hết sức
coi trọng việc luyện cách diễn đạt theo yêu cầu: “Phải diển tả cái gì mà mình suy
nghĩ, mà cần bày tỏ một cách trung thành , sáng sủa, chặt chẽ. Chính xác làm nổi
bật điều mình muốn nói”. Riêng vấn đề này trong giờ NGỮ VĂN tôi thường
kiểm tra ở hai việc.
- Kiểm tra dọc nhất là với học sinh lớp 6 yêu cầu học sinh phải đọc đúng tinh
thần của văn bản đó để thể hiện được tình cảm của tác giả hoặc của nhân vật
trong tác phẩm.
Để việc đọc đảm bảo yêu cầu thì tôi thường kiểm tra HS ở phần I) Tìm hiểu
chung đặc biệt cho các em xác định được thể loại để tìm ra phương pháp đọc. đối
với tất cả các thể loại học sinh cần nắm vững và được hướng dẫn tập đọc ở tất cả
mọi khâu theo một quá trình chặt chẽ. Bất cứ trường hợp nào khi thầy gợi ý hoặc
xin phát biểu đều phải đọc phải bình coi như đó là bắt buộc làm như vậy chính là
tân dụng mọi hoàn cảnh để luyện đọc cho học sinh.
Kiểm tra để luyện phát biểu: bất cứ trường hợp nào chất lượng phê bình ý kiến
cũng bắt đầu từ khâu đọc. Bởi đọc kém thì không thể phát biểu mạch lạt và chất
lượng phát biểu ý kiến có liên quan chặt chẽ đến trình độ ghi nhớ kiến thức cho
nên tôi thường luyện cách phát biểu ý kiến cho học sinh bằng cách kiểm tra theo
các mức độ từ dễ đến khó ở tất cả các hoạt động trong tiến trình trên lớp nhất là
phần tập làm văn tiết luyện nói.
4) Kiểm tra để bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh.
Thực ra bồi dưỡng tư tưởng tình cảm không phải là một khâu tách dời mà nó là
kết quả tất yếu của việc bồi dưỡng kiến thức rèn luyện tư duy rèn luyện cách
diễn đạt. vì vậy trong tiết ngữ văn việc kiểm tra thể nghiệm để dánh giá tình cảm
của các em là rất quan trọng và phương pháp biện pháp kinh tế.


4


Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Hường

VD: - Khi dạy bài “Sống chết mặc bay” tôi chú ý cho học sinh đọc phần cuối
lúc quan thắng bài là lúc đê vỡ dân trôi để theo dõi giọng đọc của các em để thấy
được tình cảm của các em với hiện thực trong câu truyện.
- Ta có thể kiểm tra tư tưởng tình cảm của các em qua giọng đọc.
Cũng có khi tư tưởng tình cảm của các em được bộc lộ qua thái độ như: chăm
chú ánh mắt ngời sáng qua lời giảng bình của cô. Trường hợp này khi giảng bình
xong tôi sẽ kiểm tra bằng cách cho các em phát biểu luôn suy nghĩ tình cảm của
mình.
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng việc vận dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học kết hợp với kiểm tra đánh giá học sinh là vô cùng quan trọng. Bởi niềm
mong muốn lớn lao của chúng ta cũng là của toàn Đảng toàn dân là đào tạo
những lớp người, những thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Làm được điểm này
những người dạy văn chúng ta có phần đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện
nguyên lí giáo dục của đảng.
II) Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Từ hàng chục năm nay yêu cầu chung của tiết kiểm tra đánh giá học sinh đã
được quy định rõ ràng:
Về nội dung: dù kiểm tra ở hình thức nào cũng phải vận dụng được cả ba phân
môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn.
Về mức độ: gồm nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
Theo tôi thì đề kiểm tra nội dung giới thiệu mức độ như thế nào thì vẫn đi đến
cái đích cuối cùnglà qua tác phẩm văn học HS cảm thụ được gì ở hoạt động văn
học đó và học sinh đã chủ đông đã tích cực đi tìm hiểu cuộc sống hay chưa.
Chính vì lẽ đó mà tôi đã mạnh dạn vận dụng các biện pháp kiểm tra đánh giá như
sau:

1) Bám sát mục tiêu chung của giáo dục, mục tiêu của môn học được thể
hiện cụ thể bằng chuẩn kiến thức và các kĩ năng của các đơn vị kiến thức
để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
5


Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Hường

2) Chú ý đến những đơn vị kiến thức kĩ năng dùng trong đời sống hằng ngày:
Khi kiểm tra đánh giá phát hiện ra học sinh có năng khiếu thì giáo viên chú ý
bồi dưỡng cho học sinh những đơn vị kiến thức cao, kĩ năng sử dụng thành thạo
các đơn vị kiến thức đó.
Chẳng hạn: bối dưỡng học sinh năng khiếu ở lớp 9viết các bài xã luận các bài
báo, mẫu truyện gửi đi đăng báo …
Khi kiểm tra phát hiện học sinh có năng khiếu thì giáo viên cố gắng bồi dưỡng
cho các em những kĩ năng đơn giản như: Viết đơn, viết thư, làm hợp đồng, viết
biên bản để sau này các em vận dụng nó vào trong đời sống sinh hoạt khi rời
khỏi ghế nhà trường.
3) Phối hợp các phương thức đánh giá:
Để đánh giá học sinh một cách toàn diện tôi đã phối hợp nhièu cách đánh giá
như: kiểm tra bài cũ, kiểm tra vở bài tập vở ghi, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết
để rèn luyện cách diễn đạt cho các em.
4) Tuân thủ quy trình xây dựng đề kiểm tra:
Bất cứ đề kiểm tra nào dù thường xuyên hay định kì dù là 15 phút hay 45 phút
hay 90 phút tôi đều thực hiện theo quy trình chặt chẽ đó là xác định : mục đích
kiểm tra, nội dung yêu cầu kiến thức kĩ năng kiểm tra; xây dựng ma trận, câu hỏi
đáp án biểu điểm để kiểm tra được nội dung cơ bản nhất để bồi dưỡng được tư
tưởng tình cảm sâu sắc nhất tù tác phẩm đến học sinh.

C)KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

Trên đây là những phương pháp thực hiện biện pháp cụ thể để tổ chức thực
hiện. Đó là những việc làm kinh nghiệm bước đầu. Trong quá trình thực hiện tôi
đã kiểm tra học sinh khối 9 với sĩ số 68 em và thu được kết quả như sau:

6


Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Hường

TT

1

2

Nội dung kiểm tra

Kiểm tra để khắc
sâu kiến thức
Kiểm tra để phát
hiện học sinh có

Kết quả

Kết quả

năm học: 2009 -2010
G
K
TB

Y

năm học: 2010 -2011
G
K
TB
Y

2

31

27

8

4

35

29

0

0

27

15


26

2

31

25

6

0

29

23

16

2

33

24

9

0

20


37

11

3

27

25

3

năng khiếu VH
Kiểm tra để rèn
3

luyện cách diễn đạt
cho học sinh
Kiểm tra để bồi

4

dưỡng tư tưởng
tình cảm cho học
sinh

Qua kinh nghiệm trên tôi thấy: Kiểm tra đánh giá để rèn luyện cho học sinh là
các thao tác rất cần thiết. Bởi có rèn luyện toàn diện cho học sinh mới nhận thức
được sâu sắc hình tượng văn học. Nhưng tình cảm không chấn đông được thì
cũng chẳng thể cải tạo được mình cho nên trong quá trình dạy học tôi luôn kiểm

tra học sinh bằng các hình thức khác nhau để phát triển toàn diện cho các em, tạo
điều kiện để các em thoải mái nhất khi học văn và tự tin nhất khi làm bài kiểm
tra văn. Để từ đó các em có hứng thú yêu thích môn văn và cảm nhận một cách
chân thực sâu sắc nền văn học nước nhà.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã làm ở TRƯỜNG THCS
HOẰNG CÁT – Đơn vị công tác của mình. Song việc làm thì lớn và khó trong
muốn được trao đổi học hỏi ở thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để trau dồi thên kinh
nghiệm cho mình. Tôi rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của các quí vị.
Xin chân thành cảm ơn!
7


Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Hường

HOẰNG CÁT, ngày 5 tháng 5 năm 2011
Người thực hiện:

Nguyễn Thị Hường

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN

8


Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Hường

MỤC LỤC:
NỘI DUNG CHÍNH.

A) Đặt vấn đề:

Trang.
1

I) Lời mở đầu.
II) Thực trạng vấn đề.
B) Giải quyết vấn đề.

2

I) Các phương pháp thực hiện.
1. Kiểm tra để khắc sâu kiến thức.
2. Kiểm tra để phát hiện học sinh có năng khiếu cảm thụ tác
phẩm văn học.
3.Kiểm tra để luyện cách diễn đạt cho học sinh.
4. Kiểm tra để bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh.
II) Các biện pháp tổ chức thực hiện.
1. Bám sát mục tiêu giáo dục.
2. Chú trọng dơn vị kiến thức thường dùng.
3. Phối hợp cac phương thức đánh giá.
9


Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2010 – 2011 - Người thực hiện: Giáo viên Nguyễn Thị Hường

4. Tuân thủ qui trình xây dựng đề kiểm tra.
C) Kết thúc vấn đề:

5


10



×