SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
A.MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài.
Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại đại hội Đảng
lần XI đã khẳng định rằng chúng ta cần phải "Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào
tạo….” điều đó khẳng định việc đổi mới giáo dục là nhiệm vụ vừa cấp
thiết vừa lâu dài đối với đất nước ta nói chung, ngành GD – ĐT nói riêng.
Để đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH thì việc đổi mới kiểm tra – đánh giá
(KT- ĐG) là một yêu cầu cần thiết, quan trọng và đó cũng là nhiệm vụ của
mỗi giáo viên. Đánh giá được tầm quan trọng của việc đổi mới KT - ĐG của
các cấp học nói chung, của cấp THPT nói riêng bộ GD và ĐT đã tổ chức
nhiều hội thảo, chuyên đề về đổi mới kiểm tra, đánh giá đồng thời đã phát
hành nhiều tài liệu, các công văn hướng dẫn thực hiện. Là một giáo viên
trẻ, với trách nhiệm và tâm huyết của mình tôi đã sớm ý thức được ý nghĩa
của việc đổi mới phương pháp dạy học cùng với việc tiếp thu các kiến thức
từ các chuyên đề do sở GD và ĐT Thanh Hóa tổ chức, nghiên cứu các tài
liệu liên quan để áp dụng vào thực tiễn dạy học, đó chính là lí do thứ nhất
để tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
Qua kinh nghiệm dạy học tôi nhận thấy rằng việc kiểm tra, đánh giá
học sinh còn nhiều bất cập như: Ở một số lớp, một số bộ môn việc kiểm tra
ở lớp chưa thực sự nghiêm túc tình trạng học sinh không tự giác, thiếu
trung thực khi làm bài kiểm tra vẫn diễn ra. Việc biên soạn đề kiểm tra chưa
được đầu tư thỏa đáng và có chiều sâu ở một số giáo viên…Những bất cập
này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đánh giá năng lực học tập của học
sinh. Đánh giá thiếu khách quan, không chính xác năng lực học tập của học
sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi, thái độ học tập của học sinh,
ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh trong học tập và quan trọng hơn ảnh
hưởng đến việc hình thành nhân cách, con người học sinh. Ý thức được
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
tầm quan trọng, ý nghĩa của việc kiểm tra để đánh giá đúng năng lực học
sinh là động lực để tôi thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình và đó cũng
chính là lí do thứ hai tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số hình thức đổi mới
kiểm tra, đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT” .
Kiểm tra như thế nào? Đánh giá ra sao? Để có được kết quả đúng, để
có tạo được niềm tin và động lực học tập cho học sinh là hai câu hỏi
thường trực mà tôi luôn tìm cách trả lời từ khi bắt đầu dạy học môn Toán
THPT. Đối với môn Toán là môn học chính, quan trọng có ảnh hưởng đến
nhiều môn học khác, ảnh hưởng đến việc hình thành hành vi, thái độ và tính
cách của người học, hơn nữa môn Toán là một trong các môn chính trong
các kỳ thi TN, thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp nên có nhiều ảnh hưởng đến việc lập nghiệp và định hướng
tương lai của học sinh. Chính vì vậy việc tìm ra hình thức kiểm tra đánh giá
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh là việc làm rất quan trọng với giáo
viên. Từ kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy học môn Toán
THPT đến kết quả đã và chưa đạt được chính là động lực và cũng là lí do
thứ ba để tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
II.Mục đích nghiên cứu:
Thông qua quá trình dạy học để tìm ra phương pháp phù hợp trong
kiểm tra đánh giá học sinh từ đó nâng cao kết quả dạy và học môn Toán
THPT.
III.Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh THPT ( cụ thể đối tượng học sinh lớp 11A5, 11A6, 12 C6
trường THPT Hà Tông Huân – Yên Định)
IV.Giới hạn của đề tài:
Đề tài tập chung vào các phương pháp, biện pháp cụ thể về đổi mới
kiểm tra đánh giá áp dụng trong dạy học môn Toán THPT nói riêng, trong
dạy học nói chung.
V.Nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài sẽ trả lời cho các câu hỏi khoa học:
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
1. Hình thức đổi mới KT ĐG nào phù hợp trong dạy học nói chung,
dạy học môn Toán THPT nói riêng?
2. Kiểm tra như thế nào giúp giáo viên đánh giá đúng năng lực học
môn Toán của học sinh?
3. Kết quả thực nghiệm của đề tài như thế nào?
VI.Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên
cứu người viết đã sử dụng, kết hợp nhiều phương pháp đó là:
+Nghiên cứu các loại tài liệu sư phạm, tâm lí có liên quan đến đề tài.
+Phương pháp quan sát (công việc dạy và học của giáo viên và HS).
+Phương pháp điều tra (nghiên cứu chương trình, đối tượng học sinh,
…).
+ Phương pháp phân tích.
+Phương pháp đàm thoại phỏng vấn (lấy ý kiến của giáo viên và HS
thông qua trao đổi trực tiếp).
+Phương pháp thực nghiệm ( thống kê có đánh giá kết quả theo từng
đối tượng, từng thời điểm…. )
VII.Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2009- 2010; 2010 – 2011.
B. NỘI DUNG
I: Cơ sở lí luận:
1.Cơ sở tâm lí học:
Theo các nhà tâm lí học: “Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi
nảy sinh nhu cầu tư duy và đứng trước một khó khăn cần phải khắc phục”
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
Vì vậy GV cần phải để học sinh ý thức được nhiệm vụ và trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ của mình, qua việc kiểm tra học sinh giáo viên sẽ tổng hợp kết
quả để đánh giá học sinh, phân loại khả năng học tập của học sinh từ đó
tiếp tục tìm ra những biện pháp phù hợp giáo dục học sinh.
Đặc điểm tâm lý của học sinh lứa tuổi THPT đó là ý thích muốn chứng
tỏ mình trước bạn bè, thầy cô và người khác, muốn khám phá, tìm tòi
những cái mới, muốn thể hiện khả năng chinh phục những khó khăn. Tuy
nhiên học sinh lứa tuổi này cũng rất dễ thiếu kiên nhẫn, bi quan sau những
thất bại. Vì lẽ đó trong việc kiểm tra học sinh giáo viên cần đưa ra những
yêu cầu, thử thách để học sinh tìm hiểu, khám phá. Tuy nhiên nếu yêu cầu
đưa ra quá cao mà năng lực của học sinh không đáp ứng để giải quyết
được yêu cầu hoặc việc đánh giá của giáo viên thiếu chính xác, thiếu khách
quan sẽ rất dễ làm cho học sinh chán nản, thiếu tự tin từ đó giảm sút niềm
tin trong học tập, trong cuộc sống…
Những nhận định trên chứng tỏ rằng để đổi mới PPDH, đổi mới KT–
ĐG không thể không tìm hiểu, nắm bắt tâm lý lứa tuổi của học sinh.
2.Cơ sở giáo dục học:
Trong từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem
xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là
soát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá,
nhận xét. Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện,
những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra
với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc
thực tế để đánh giá và nhận xét.
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập
và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục.
Căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp
và hành động trong giáo dục tiếp theo. Cũng có thể nói rằng đánh giá là quá
trình thu thập phân tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục về phía học sinh. Đánh giá
có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính.
Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể xem
là hai mặt của một vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm
cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra.
Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra- đánh giá.
3. Cơ sở thực tiễn:
Đánh giá chất lượng học tập các môn học của học sinh thực chất là
xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục của môn học đó. Bao
gồm:Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Kiểm tra là công cụ, phương tiện, là hình thức chủ yếu quan trọng của
đánh giá.Đổi mới kiểm tra đánh giá giúp cho người dạy đánh giá chính xác
kết quả giáo dục một cách toàn diện từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học
để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới kiểm tra đánh giá
giúp cho người học đánh giá chính xác thực lực của bản thân đối với từng
môn, từng bài, từ đó giúp cho người học phấn đấu vươn lên trong học tập
đồng thời nó còn là động lực để thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt, học
tốt”. Đổi mới kiểm tra đánh giá giúp cho công tác quản lý đánh giá đúng
phong trào thi đua dạy và học của nhà trường.
Đổi mới kiểm tra đánh giá giúp cho các nhà nghiên cứu giáo dục điều
chỉnh hợp lý nội dung phương pháp dạy học để đạt tới mục tiêu. Đổi mới
kiểm tra đánh giá là giải pháp thiết thực trong việc quán triệt cuộc vận động
“Hai không”.
II: Thực trạng của đề tài:
Qua quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, cùng với thực tiễn quá
trình dạy học của bản thân. Tôi nhận thấy rằng việc đổi mới KT – ĐG trong
dạy học môn Toán THPT gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
Được trang bị các trang thiết bị dạy học mới thuận lợi cho đổi mới
PPDH nói chung, đổi mới KT – ĐG nói riêng như: Máy chiếu, máy tính có
nối mạng….
Được cung cấp các tài liệu liên quan, được tiếp thu các chuyên đề về
đổi mới KT-ĐG do các nhà giáo dục, các nhà giáo có kinh nghiệm, chuyên
môn cao và tâm huyết hướng dẫn.
Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu, của tổ chuyên môn,
đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh.
Dễ dàng tiếp cận phương pháp dạy học mới, tài liệu, thông tin, số liệu
hữu ích trong dạy học thông qua kho tài nguyên trên mạng Internet
2. Khó khăn:
Việc thực hiện đối mới KT – ĐG ở các trường nói chung, các bộ môn
trong trường nói riêng chưa đồng bộ, quyết liệt dẫn đến khó khăn cho giáo
viên khi thay đổi hình thức, phương pháp KT – ĐG.
Thói quen đối phó, không tự giác trong các giờ kiểm tra của nhiều học
sinh được hình thành từ trước nên khó thay đổi trong một thời gian ngắn.
Đối với môn Toán THPT hàm lượng kiến thức rộng, có liên quan nhiều
đến kiến thức đã học ở các cấp học, lớp học trước nên thời gian dành cho
kiểm tra trong PPCT chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm tra.
Việc nắm bắt kết quả tự KT – ĐG của học sinh khó bởi giáo viên không
dễ có được số liệu thật sự chính xác từ học sinh do tâm lý đối phó, thiếu tự
giác vẫn tồn tại và không dễ thay đổi ở nhiều học sinh.
III: Các giải pháp giải quyết vấn đề:
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu các giải pháp cụ thể để thực hiện đề tài.
Thông qua quá trình thực tiễn dạy học môn Toán THPT tôi đã đúc rút và
thực hiện có hiệu quả cá nhóm giải pháp sau:
1.Giải pháp 1: Kiểm tra ban đầu để đánh giá, phân loại học sinh.
Kiểm tra ban đầu (ngay từ những buổi học đầu tiên của năm học)
không nằm trong PPCC nên không bắt buộc và cũng không dễ để thực
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
hiện. Bản thân tôi nghĩ rằng việc kiểm tra ban đầu để đánh giá phân loại học
sinh là việc làm cần thiết. Bởi hoạt động này sẽ giúp giáo viên bước đầu
đánh giá khái quát năng lực học bộ môn của học sinh. Việc đánh giá ban
đầu và so sánh với kết quả của năm học trước giáo viên sẽ đánh giá khái
quát được việc ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm của học sinh sau
khoảng thời gian nghỉ chuyển giao năm học (nghỉ hè), đồng thời giáo viên
bước đầu sẽ phân loại được năng lực học tập bộ môn của học sinh từ đó
lên kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Từ nhận định và
suy nghỉ đó tôi đã thực hiện việc KT – ĐG này như sau:
* Các bước tiến hành kiểm tra:
Bước 1: Lên kế hoạch về nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra và
báo cáo chuyên môn nhà trường xin sắp xếp thời gian kiểm tra.
+ Nội dung kiểm tra: Kiểm tra kiến thức trọng tâm môn toán đã học ở
năm học trước của học sinh các lớp 11 A5, 11 A6 và 12 C6.
+ Hình thức kiểm tra: Kết hợp câu hỏi TNKQ và tự luận (4 điểm TNKQ,
6 điểm tự luận).
+ Thời gian: 2 tiết (không thuộc phân phối chương trình)
+ Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng: nhận biết (30 %), thông hiểu (40 %),
vận dụng (30%).
Bước 2: Soạn đề kiểm tra theo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng dự
tính kiểm tra.
Bước 3: Thông báo cho học sinh chuẩn bị.
Ở bước này tôi tôi nêu rõ hình thức, nội dung và ý nghĩa của việc kiểm
tra để học sinh hiểu được tác dụng của việc kiểm tra ban đầu đối với việc
học của mình trong năm học. Từ đó học sinh chuẩn bị và có tâm lý tự tin và
sẵn sàng cho việc kiểm tra (kể cả với học sinh có năng lực học tập trung
bình và yếu).
Bước 4: Kiểm tra, chấm, trả bài.
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
Trong kiểm tra tôi quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc, tự giác theo
đúng quy chế thi. Việc chấm bài, nhận xét bài làm, trả bài và thu thập số liệu
được thực hiện cẩn thận, khách quan ngay sau khi kiểm tra.
* Các bước tiến hành đánh giá:
Bước 1: Thu thập số liệu, tổng hợp số liệu ( đo lường).
Ở bước này tôi tổng hợp kết quả kiểm tra và lập bảng so sánh với kết
quả năm học trước, từ đó bước đầu đánh giá, phân loại học sinh.
Minh chứng 1: Bảng số liệu tổng hợp kết quả kiểm tra đầu năm.
Lớp Sĩ
s
ố
Kết quả học tập môn Toán năm
học 2009 - 2010
Kết quả kiểm tra môn Toán
đầu năm học 2010 - 2011
Giỏi Khá TB Yếu,
Kém
Giỏi Khá TB Yếu,
Kém
S
L
% S
L
% SL % S
L
% S
L
% S
L
% SL % S
L
%
11A5 5
2
2 3.
8
6 11.
6
32 61.
5
1
2
23.
1
0 0 4 7.7 23 44
.2
2
5
48.1
11A6 5
0
3 6 8 16 25 50 1
4
28 0 0 4 8 16 32 3
0
60
12C6 4
6
4 8.
7
8 17.
4
24 52.
1
1
0
21.
8
2 4.
3
613.
1
18 39.
1
2
0
43.5
Bước 2: Sử lí số liệu ban đầu (Lượng giá kết quả kiểm tra).
+Các lớp đều có tỉ lệ học sinh đạt điểm Yếu, Kém tăng hơn so với
điểm TB môn cả năm, ngược lại tỉ lệ học sinh đạt điểm Khá, Giỏi giảm.
Bước 3: Đánh giá sau khi kiểm tra, thống kê và sử lí số liệu.
+ Việc thực hiện kiểm tra được tổ chức nghiêm túc ở cả ba lớp. Tuy
học sinh tự giác làm bài xong nhiều em vẫn có thái độ xem nhẹ, thậm chí
coi thường ý nghĩa của việc kiểm tra đầu năm.
+ Các lớp 11 (11 A5, 11 A6) nhiều học sinh ít ôn tập, củng cố kiến
thức trong hè. Một số học sinh đạt kết quả kém, không nắm được các kiến
thức cơ bản, trọng tâm trong chương trình toán lớp 10.
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
+ Lớp 12 C6 số em học sinh đạt kết quả học tập Khá, Giỏi ở năm học
2009 – 2010 tích cực ôn tập, củng cố và mở rộng kiến thức, một số em học
sinh có kết quả TB không hoặc ít đầu tư thời gian ôn tập. Số lượng học sinh
có kết quả Yếu, Kém so với điểm TB môn tăng hơn. Tuy nhiên học sinh lớp
12 C6 vẫn có nhiều cố gắng hơn trong việc ôn tập, củng cố kiến thức so với
học sinh hai lớp 11 A5, 11 A6
Bước 4: Quyết định.
Sau khi kiểm tra, tổng hợp và đánh giá kết quả tôi bước đầu đã tìm hiểu
được việc tự học, tự ôn tập của học sinh trong khoảng thời gian nghỉ hè. Từ
đó tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh
các lớp. Cụ thể một số biện pháp thực hiện như sau:
+ Tăng cường kiểm tra, đánh giá kịp thời các kiến thức cơ bản với các
đối tượng học sinh có kết quả TB, Yếu, Kém.
+ Đưa thêm những bài tập, tài liệu tham khảo nâng cao với đối tượng
học sinh Khá, Giỏi.
+ Lên kế hoạch phụ đạo kiến thức cho đối tượng học sinh Yếu, Kém. Bồi
dưỡng đối tượng học sinh Khá, Giỏi….
Mặc dù kết quả kiểm tra chỉ mang tính tương đối, tuy nhiên nếu thực
hiện nghiêm túc và theo đúng các bước tôi nghĩ rằng ít nhất giáo viên cũng
nắm bắt được thái độ tự ôn tập, tự học kiến thức bộ môn của học sinh nói
riêng, tập thể học sinh nói chung. Đây chính là một kênh khá quan trọng
giúp ích cho giáo viên trong quá trình dạy học năm học mới.
2. Biện pháp 2: Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá.
Kết quả việc KT – ĐG học sinh thường được thể hiện quả điểm số.
Điểm số là số liệu không thể thiếu để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Các môn học nói chung, môn toán nói riêng đều có các điểm kiểm tra
miệng, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ…. Hệ số
của mỗi con điểm đều được quy định rất khoa học và chặt chẽ. Chính vì thế
nếu điểm số của học sinh không phản ánh thực chất năng lực của học sinh
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
đó sẽ dẫn đến việc đánh giá học sinh không đúng. Kinh nghiệm qua một số
năm trực tiếp giảng dạy và qua quan sát, điều tra thực trạng giáo dục tôi
nhận thấy một số khuyết điểm dẫn đến việc cho điểm học sinh không phản
ánh đúng năng lực của học sinh như sau:
+ Điểm kiểm tra miệng: Giáo viên thường gọi học sinh lên bảng kiểm
tra bài cũ. Do yêu cầu về thời lượng tiết học nên số học sinh được kiểm tra
bài cũ không nhiều. Kết quả kiểm tra bài cũ được tính một điểm kiểm tra
miệng, môn Toán thường được lấy 1 điểm KT miệng/ HS/ Học kỳ. Vì thế có
nhiều học sinh khi được KT miệng và đạt điểm số cao hoặc vài điểm kém
thường ít được kiểm tra trong các lần khác điều này dẫn đến tình trạng học
sinh đối phó với việc kiểm tra miệng của giáo viên, nếu đã được tính điểm
sẽ có tâm lý chủ quan hoặc bi quan dẫn đến thiếu động lực trong việc học
bài cũ. Nếu vẫn tiếp tục theo hình thức trên theo tôi sẽ dẫn đến tình trạng
điểm KT miệng chỉ phản ánh kết quả nhất thời của học sinh đồng thời sẽ
làm học sinh nảy sinh tâm lý đối phó và thiếu tự giác học bài cũ.
+ Điểm kiểm tra thường xuyên (KTTX), kiểm tra định kỳ (KTĐK):
Thường chỉ được tính điểm thông qua các bài kiểm tra. Như vậy nếu một
học sinh rất tích cực xây dựng bài, tích cực học và làm bài tập xong nếu kết
quả bài kiểm tra viết không tốt sẽ ảnh hưởng đến điểm TB môn của học
sinh còn việc tích cực học tập, xây dựng bài trong cả một thời gian sẽ
không được tính theo điểm.
+ Việc thực hiện nghiêm túc quy chế thi trong các giờ thi, kỳ thi ở nhiều
giáo viên vẫn chưa tốt. Tình trạng học sinh sử dụng tài liệu, trao đổi bài vẫn
diễn ra ở một số lớp, một số bộ môn. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến kết quả kiểm tra, kết quả thi của học sinh.
Từ việc đánh giá một số hạn chế, nhược điểm tồn tại ở một số đồng
nghiệp và cả bản thân tôi ở những năm học trước tôi nhận thấy cần thiết
phải đổi mới hình thức kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh
thực sự khách quan, chính xác. Cụ thể tôi đã thực hiện khi dạy học các
lớp 11 A5, 11 A6 và 12 C6 như sau:
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
2.1. Biện pháp đổi mới kiểm tra miệng:
Trong học kỳ 2 năm học 2010 – 2011 tôi đã thực hiện đổi mới hình thức
kiểm tra miệng như sau:
Đối với mỗi lớp ngoài sổ ghi điểm cá nhân tôi lập một sổ riêng để tổng
hợp kết quả sau các lần kiểm tra kiến thức đã học của học sinh. Trong một
học kỳ mỗi học sinh ít nhất được kiểm tra 5 lần. Việc kiểm tra bài cũ không
cứng nhắc thực hiện kiểm tra chỉ ở những bài, tiết vừa học mà rộng hơn ở
những bài cũ đã học trong chương, những kiến thức cơ bản đã học có áp
dụng trực tiếp vào bài học mới. Số điểm bình quân sau các lần kiểm tra sẽ
được tính một điểm kiểm tra miệng. Ngoài ra mỗi học sinh còn có một điểm
kiểm tra miệng vào đầu các tiết học. Việc làm này sẽ hạn chế tình trạng học
sinh sau khi được kiểm tra miệng thường ít học bài cũ vì hoặc là tự mãn với
kết quả cao, hoặc là bi quan với kết quả thấp.
Minh chứng 2:
Bảng số liệu thống kê kết quả kiểm tra điểm miệng lớp 11 A5, 11
A6 năm học 2010 – 2011.
Lớ
p
(SS
)
Học kỳ 1 Học kỳ 2
* Giỏi Khá TB Yếu,
Kém
* Giỏi Khá TB Yếu,
Kém
SL % SL % SL % SL % S
L
% S
L
% S
L
% SL %
11A
5
(52)
1 12 23.
1
16 30.
8
12 23.
1
12 23.
1
2 1
8
17.
3
2
5
24.
1
3
5
33.
7
26 25
11A
6
(50)
1 13 26 18 36 9 18 9 18 2 2
0
20 2
6
26 3
2
32 22 32
12C
6
(46)
1 15 32.
6
16 34.
8
8 17.
4
6 13 2 2
6
28.
2
2
8
30.
4
2
4
26.
1
14 15.2
Ghi chú: cột (*) = Số điểm kiểm tra miệng/ HS/ HK
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
Qua bảng số liệu tổng hợp được tôi nhận xét, đánh giá như sau:
+ Phần trăm điểm KT miệng Khá, Giỏi ở học kỳ 2 thấp hơn ngược lại %
điểm TB, Yếu – Kém cao hơn học kỳ 1. Tuy nhiên điểm số học kỳ 2 phản
ánh trung thực và toàn diện hơn bởi học sinh quan tâm nhiều hơn đến việc
học bài cũ, đến việc ôn tập kiến thức trọng tâm đã được học trong cả học
kỳ.
+ Những học sinh đạt được 1 điểm KT miệng cao vẫn tích cực học bài
cũ, ít tâm lý chủ quan. Học sinh đạt 1 điểm KT miệng thấp tích cực hơn
trong việc học bài cũ.
+ Hình thức kiểm tra này giúp đánh giá việc học bài cũ của học sinh
được thực hiện trong suốt học kỳ, việc đánh giá kết quả khách quan và
chính xác hơn.
2.2. Biện pháp đổi mới kiểm tra thường xuyên.
Trong tập thể học sinh thường có sự phân hóa, có nhiều em kiến thức,
năng lực tiếp thu tốt ngược lại có nhiều em còn kém. Những học sinh có
năng lực khá, giỏi thường xung phong chữa các bài tập, tích cực xây dựng
bài ngược lại học sinh có năng lực trung bình, yếu, kém thường tự ti, rụt rè
ngại phát biểu xây dựng bài trước tập thể. Chính vì thế để tạo thêm động
lực, khuyến khích học sinh chủ động, tích cực học tập tôi tăng cường việc
kiểm tra thường xuyên khi gọi ngẫu nhiên các em lên bảng chữa bài tập.
Kết quả của quá trình thực hiện này sẽ được tổng hợp và quy điểm ( tính
bình quân số điểm các lần kiểm tra) để tính vào điểm kiểm tra thường
xuyên.
Sau khi thực hiện hình thức đổi mới này tôi đã tổng hợp số liệu và
đánh giá tính hiệu quả như sau:
+ Học sinh có động lực, tích cực hơn trong việc làm bài tập ở nhà.
+ Đối với học sinh có lực học trung bình ít biểu hiện tâm lý thụ động, tự
ti khi được gọi lên bảng chữa bài tập.
+ Điểm kiểm tra thường xuyên phản ánh trung thực hơn kết quả học
tập của học sinh trong cả học kỳ.
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
Giải pháp này theo tôi nếu thực hiện tốt và hiệu quả sẽ hạn chế được
tình trạng học đối phó với kiểm tra của học sinh đồng thời giúp giáo viên
đánh giá tương đối chính xác năng lực, thái độ học tập của học sinh. Để
thực hiện tốt đòi hỏi giáo viên phải thu thập, cập nhật số liệu thường xuyên,
kịp thời. Thông qua cả quá trình dạy học để có biện pháp khích lệ, động
viên, hướng dẫn, bồi dưỡng, phụ đạo cho từng đối tượng học sinh. Trong
việc kiểm tra này nếu không sử lí khéo léo, phù hợp giáo viên rất dễ gây áp
lực cho học sinh nhất là học sinh có lực học từ TB trở xuống.
3. Giải pháp 3: Đổi mới công tác biên soạn các đề ôn tập, đề kiểm tra.
Thực hiện kiểm tra và đánh giá kết quả.
3.1. Đổi mới công tác biên soạn các đề ôn tập, đề kiểm tra:
Việc chuẩn bị và biên soạn các đề ôn tập, đề kiểm tra là rất quan trọng
đối với giáo viên, bởi đây là một công cụ hiệu quả nhất và thường được sử
dụng nhất trong việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau khi học xong
một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình. Nên nếu
giáo viên không xác định rõ các mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng,
không xác định rõ hình thức kiểm tra ( trắc nghiệm, tự luận hay kết hợp
giữa trắc nghiệm và tự luận), không xây dựng ma trận mục tiêu giáo dục và
mức độ nhận thức theo chuẩn kiến thức, không xây dựng được ma trận đề
kiểm tra thì đề kiểm sẽ khó đảm bảo được các yêu cầu giáo dục đặt ra.
Đánh giá được điều đó cùng với việc được tiếp thu các chuyên đề về đổi
mới kiểm tra, đánh giá của Sở GD và ĐT tôi đã thực hiện công tác chuẩn bị
và biên soạn các đề kiểm tra theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu giáo dục của đề kiểm tra bằng cách thiết lập
ma trận.
Trước khi tiếp thu chuyên đề về “ biên soạn đề kiểm tra, xây dựng câu
hỏi và bài tập” do sở GD và ĐT tổ chức ở bước này tôi chưa nắm được
cách thiết lập ma trận về mục tiêu giáo dục, mức độ nhận thức đồng thời
cũng chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này. Trước đây ở
bước này tôi thường thực hiện bằng cách liệt kê mục tiêu kiểm tra chính, có
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
đánh giá mức độ kiến thức cần được kiểm tra song không được mã hóa
bằng số liệu cụ thể. Ngay sau khi chuyên đề được tổ chuyên môn triển khai
và áp dụng thực hiện tôi ngày càng nhận thấy được ý nghĩa của việc thiết
lập này. Cụ thể trong học kỳ 2 – năm học 2010 – 2011 tôi đã thực hiện vấn
đề này theo hướng dẫn của tổ chuyên môn và qua tham khảo, nghiên cứu
tài liệu .
Minh chứng 3: Ma trận mục tiêu giáo dục và mức độ nhận thức theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 12, môn Toán, chủ đề ứng dụng đạo hàm.
Chủ đề hoặc mạch kiến
thức,
kỹ năng
Mức cơ
bản, trọng
tâm của KT
KN
Trọng số (Mức
độ nhận thức
của Chuẩn KT
KN)
Tổng
điểm
1. Sự liên quan giữa tính đơn
điệu của một hàm số và dấu
của
đạo hàm cấp một của hàm
số.
15 2 30
2. Cực trị của hàm số 15 2 30
3. GTLN, GTNN của hàm số. 25 3 75
3. Tiệm cận của đồ thị hàm
số.
5 1 5
5. Khảo sát đồ thị hàm số.
Giao điểm của hai đồ thị. Sự
tiếp xúc giữa hai đường cong
40 4 160
100% 300
Minh chứng 4: Ma trận mục tiêu giáo dục và mức độ nhận thức theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 12, môn Toán – chương trình cơ bản, chủ
đề phương pháp tọa độ trong không gian.
Chủ đề hoặc mạch kiến thức,
kỹ năng
Mức cơ bản,
trọng tâm của
KT KN
Trọng số
(Mức độ nhận
thức của
Chuẩn KT KN)
Tổng
điểm
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
1.Hệ tọa độ trong không gian. 30 3 90
2. Phương trình mặt phẳng. 35 4 90
3. Phương trình đường
thẳng.
35 4 140
100% 370
Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học và hình thức ra đề kiểm tra.
Trong những năm học trước đây tôi thường chọn hình thức kiểm tra tự
luận, tuy nhiên nhược điểm của hình thức này đó là số lượng câu hỏi cần
kiểm tra ít so với yêu cầu về kiến thức cần được kiểm tra điều này ảnh
hưởng đến việc đánh giá, phân loại học sinh. Năm học 2010 – 2011 tôi đã
tiến hành ra đề kiểm tra theo hình thức kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm.
Để so sánh và đánh giá tính hiệu quả của hình thức kiểm tra tôi đã thực
hiện hai hình thức kiểm tra (tự luận và kết hợp giữa tự luận với TNKQ) đối
với hai tập thể lớp 11A5, 11A6.
Cụ thể trong biên soạn đề kiểm tra 1 tiết – Chương I – Đại số và giải
tích 11(Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác) tôi tiến hành kiểm
tra theo hình thức tự luận với lớp 11A5, tự luận kết hợp với TNKQ với lớp
11 A6. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng: nhận biết (30 %), thông hiểu (40 %),
vận dụng (30%). Sau khi chấm, tổng hợp kết quả tôi lập bảng so sánh với
kết quả kết quả lần kiểm tra trước (cụ thể kiểm tra đầu năm).
Minh chứng 5: Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra 1 tiết – Chương I –
Đại số 11 – Chương trình cơ bản.
Lớp Sĩ
số
Kết quả bài kiểm tra chương I
– ĐS và GT 11 – Cơ bản.
Kết quả kiểm tra đầu năm 2010
- 2011
Giỏi Khá TB Yếu,
Kém
Giỏi Khá TB Yếu,
kém
S
L
% S
L
% S
L
% S
L
% S
L
% S
L
% S
L
% S
L
%
11A5 52 3 5.
8
7 13.
5
3
0
57.
7
1
2
23.
1
0 0 4 7.7 2
3
44.
2
2
5
48.1
11A6 50 3 6 4 8 2
0
40 2
3
46 0 0 4 8 1
6
32 3
0
60
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
Qua bảng số liệu thống kê, so sánh với kết quả kiểm tra ban đầu và kết
quả học tập năm học 2009 – 2010 tôi đánh giá như sau:
+ Về mức độ yêu cầu về kiến thức của hai đề kiểm tra: Tương đương.
+ Về số lượng câu hỏi: Với lớp 11 A5 tổng số câu là 8, với lớp 11 A6
tổng số câu là 18 (12 câu TNKQ, 6 câu tự luận).
+ Về việc tổ chức kiểm tra: Thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế xong ở
lớp 11A5 tình trạng trao đổi bài vẫn còn diễn ra, tình trạng này hầu như
không diễn ra ở lớp 11 A6.
+ Độ chênh lệch so với kết quả kiểm tra ban đầu ở lớp 11 A5 nhiều hơn
so với lớp 11 A6.
Mặc dù kết quả kiểm tra ở lớp 11 A5 tốt hơn lớp 11 A6 (số học sinh đạt
điểm từ TB trở lên cao hơn) xong qua so sánh và đánh giá trên tôi vẫn nhận
được kết quả thực nghiệm đó là: Hình thức kiểm tra kết hợp giữa tự luận và
TNKQ bao quát được nội dung câu hỏi cần kiểm tra hơn, phân loại khá
chính xác học sinh, hạn chế việc trao đổi bài của học sinh trong thời gian
kiểm tra, thu được kết quả chính xác và trung thực hơn.
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Đây là một khâu rất quan trọng và cần thiết trong biên soạn đề kiểm tra.
Việc thiết lập ma trận đề kiểm tra đã được các cấp quản lí giáo dục, các
thầy cô giáo đánh giá là một trong những hình thức đổi mới kiểm tra đánh
giá, đổi mới giáo dục cần thiết và hữu ích. Ma trận đề kiểm tra có thể xem
như một tấm bản đồ quý của các nhà địa lý học. Nếu không thiết lập ma
trận hoặc không coi trọng vấn đề này giáo viên rất dễ biên soạn một đề
kiểm tra bị lạc chủ đề (giống như người đi đường bị lạc lối khi không có bản
đồ vậy), không có ma trận đề sẽ được biên soạn một cách chủ quan, định
tính và rất khó để phân loại học sinh, rất khó để bao quát chương trình, rất
khó để thể hiện được mức độ trọng tâm kiến thức.
Đánh giá được vai trò và ý nghĩa đó tôi đã rất nghiêm túc và thực hiện
đúng quy trình thiết lập ma trận cho đề kiểm tra. Năm học 2010 – 2011 tôi
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
đã thực hiện việc thiết lập ma trận từ các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra
học kỳ và cả các hệ thống câu hỏi ôn tập theo chương, học kỳ, cả năm học.
Việc thiết kế ma trận được tiến hành theo các bước:
+ Liệt kê tên chủ đề chính cần kiểm tra.
+ Quyết định tổng số điểm bài kiểm tra ( 10 điểm), tỉ lệ % tổng số điểm
của các chủ đề.
+ Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ %.
+ Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng.
+ Tính tổng số điểm và tổng số câu cho mỗi cột.
+ Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.
+ Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Minh chứng 6: Ma trận đề kiểm tra 1 tiết – Chương I – Giải tích 12.
Nội dung
– Chủ đề
Mức độ Tổng
số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1. Tính đơn điệu
của hàm số
2
0
,5
1
0,
25
1
0,
25
3
1
2. Cực trị của
hàm số.
1
0,2
5
1
0,
25
1
1,
5
3
2
3. Đường tiệm
cận của hàm số.
1
0,
25
1
0,
25
2
0,
5
4. GTLN, GTNN
của hàm số.
1
0,
25
2
0
,5
1
0,
25
1
1,
5
5
2,
5
5. Khảo sát h/s.
Sự tương giao
giữa hai đồ thị.
1 2 3
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
Tiếp tuyến của
đường cong.
1
,5
2,
5
4
Tổng số 5
1,
25
7
4,
75
5
4
17
1
0
Minh chứng 7: Ma trận đề kiểm tra 1 tiết – Chương III : Phương
pháp tọa độ trong không gian– Hình học 12 – cơ bản.
Nội dung
– Chủ đề
Mức độ Tổng
số
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Hệ tọa độ trong
không gian
1
0,
4
1
1
1
0,4
1
1
2
0
,8
6
3,
6
Phương trình
mặt phẳng
1
0,
4
1
0
,4
1
1
1
0
,4
1
1
5
3,
2
Phương trình
đường thẳng
1
0,
4
1
0
,4
1
0
,4
1
1
5
3,
2
Tổng 4
2,2
6
4,2
6
3,6
16
1
0
Bước 4: Biên soạn câu hỏi và bài tập theo ma trận đề.
Sau khi thiết lập ma trận đề kiểm tra tôi tiến hành biên soạn đề kiểm tra,
đây là khâu quan trọng nhất. Tôi tiến hành biên soạn theo ma trận mục tiêu
giáo dục, ma trận đề kiểm tra. Đề kiểm tra được biên soạn theo nguyên tắc:
Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một đơn vị kiến thức, kĩ năng ( khái niệm, định lý,
công thức, thuật toán, quy tắc….); tổng số câu hỏi và mức độ về nội dung
do ma trận quyết định.
Minh họa 8:
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
Đề kiểm tra 45 phút – Chương III: Phương pháp tọa độ trong không gian
– Hình học 12 – Cơ bản.
Phần 1: Câu hỏi TNKQ
Câu 1: Trong không gian Oxyz cho hai điểm A(-2; 1; 3) và B(1; -1; 2) nếu
M là trung điểm của đoạn AB thì M có tọa độ là:
A. (-3/2; 1; 1/2) B. (3/2; 1; -1/2) C. (-1/2; 0; 5/2) D. (1/2; 0; -5/2)
Câu 2: Trong không gian Oxyz cho
)1;3;2(
−−=
a
và
)2;2;1(
−=
b
, véc
tơ
bav
+−=
2
có tọa độ là:
A. (5; -8; 3) B. (5; 8; -3) C. (3; 4; 0) D. (-3; 4; 0)
Câu 3: Trong không gian Oxyz cho véc tơ
jiv
35
+−=
có tọa độ là:
A. (0; -5; 3) B. (-5; 3; 0) C. (3; 0; -5) D. (-5; 0; 3)
Câu 4: Trong không gian Oxyz cho A (-1; 2; -3) và B(3; -2; -5) phương
trình mặt cầu nhận AB làm đường kính là:
A.
3)4()1(
222
=+++− zyx
B.
9)4()1(
222
=+++− zyx
C.
3)4()1(
222
=−++− zyx
D.
9)4()1(
222
=−++− zyx
Câu 5: Trong không gian Oxyz cho A (-1; -2; 1) ; B(3; -2; 1) và C(-2;1;1)
phương trình mặt phẳng (P) đi qua A và vuông góc với BC là:
A. -5x – 3y + 2z – 13 = 0 B. 5x – 3y – 2z+1 = 0
C. 5x + 3y – 2z +13 = 0 D. -5x +3y -2z +3 =0.
Câu 6: Trong không gian Oxyz cho A (3; 2; -1) ; B(1; 2; 1) và C(0; 1; -1)
phương trình mặt phẳng (P) đi qua A; B; C là:
A. 3x – y + z +4 = 0 B. x – 3y – z+ 4 = 0
C. x + 3y – z + 4 = 0 D. x - 3y + z +4 =0.
Câu 7: Trong không gian Oxyz cho (P): mx -3ny + z + m = 0 và
(Q): -4x +6y -2z – 4 = 0 trong trường hợp nào sau đây thì (P) và (Q) song
song với nhau :
A. m=1; n = 1 B. m = -4; n= 2
C. m = 1; n = -1 D. m = -1; n = 1
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
Câu 8: Trong không gian Oxyz cho A (-2; 3; -2) và B (-1; 2; 1) phương
trình nào không phải là phương trình đường thẳng qua hai điểm A, B:
A.
+−=
−=
+−=
tz
ty
tx
62
23
22
B.
−=
+=
−−=
tz
ty
tx
31
2
1
C.
+−=
+=
+−=
tz
ty
tx
32
3
2
D.
+=
−=
+−=
tz
ty
tx
31
2
1
Câu 9: Cho hai đường thẳng:
(d):
+=
−−=
+=
tz
ty
tx
32
45
21
và (d’):
+−=
−=
+−=
'23
'21
'2
tz
ty
tx
Vị trí tương đối giữa (d) và (d’) là:
A. Song song B. Trùng nhau
C. Cắt nhau D. Chéo nhau
Câu 10: Cho (d):
2
2
1
1
2
1 −
=
−
+
=
− zyx
và (P): x + y - z + 2 =0
Phương trình hình chiếu của (d) lên (P) là:
A.
5
2
2
1
7
1
−
−
=
+
=
− zyx
B.
5
2
2
1
7
1
−
−
=
+
=
−
− zyx
C.
5
2
2
1
7
1 −
=
+
=
−
− zyx
D.
5
2
2
1
7
1
−
−
=
+
=
−
+ zyx
Phần 2: Câu hỏi tự luận.
Câu 1: Trong không gian Oxyz cho A(1; -2; 2); B(-1; -1;1) và C(1; -1; 0)
a. Chứng tỏ A; B; C không thẳng hàng.
b. Viết phương trình mặt phẳng (ABC).
c. Viết phương trình tham số của đường cao hạ từ đỉnh A của tam giác
ABC.
d. Tính thể tích khối chóp OABC.
Câu 2: Trong không gian Oxyz cho hai đường thẳng
(d):
2
2
1
1
1
2 −
=
−
+
=
− zyx
và (d’):
1
1
1
1
2
1 −
=
−
+
=
+ zyx
a. Chứng tỏ (d) và (d’) chéo nhau.
b. Viết phương trình mặt phẳng (P) chứa (d) và song song với (d’)./.
(Ghi chú: Phần TNKQ các đáp án in đậm là đáp án đúng)
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm ( đáp án) và biểu điểm.
Sau khi biên soạn đề kiểm tra tôi xây dựng đáp án và biểu điểm đảm bảo
các yêu cầu: Nội dung khoa học và chính xác, trình bày cụ thể, chi tiết
nhưng ngắn gọn, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Tổng số điểm bài kiểm
tra được quy tính theo thang điểm 10.
Bước 6: Xem lại việc biên soạn đề kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung đề
kiểm tra.
Đây là một khâu cần thiết trong biên soạn đề kiểm tra. Nếu không kiểm
tra lại giáo viên thường dễ mắc các lỗi sau:
+ Đề hoặc đáp án có sai sót.
+ Số lượng câu hỏi và mức độ câu hỏi không phù hợp với mục tiêu
chuẩn kiến thức kỹ năng, không khớp với ma trận đề kiểm tra đã lập.
Đánh giá được vấn đề này nên tôi thường cẩn thận rà soát, kiểm tra nội
dung từng câu hỏi, kiểm tra đáp án, biểu điểm, đối chiếu với ma trận về mục
tiêu chuẩn kiến thức, ma trận đề thi. Vì làm tốt khâu này nên đề kiểm tra
thường rất ít sai sót về nội dung. Ngoài việc kiểm tra kỹ và đối chiếu với
mục tiêu chuẩn kiến thức để điều chỉnh mức độ câu hỏi tôi còn điều chỉnh
thông qua kết quả đã kiểm tra, đánh giá.
Việc biên soạn đề kiểm tra đảm bảo đầy đủ yêu cầu mục tiêu kiến thức,
kỹ năng chương trình, giúp phân loại học sinh, tuyển chọn đúng đối tượng
học sinh….là điều không hề đơn giản. Để biên soạn một đề kiểm tra, một đề
thi tốt đòi hỏi giáo viên không chỉ vững vàng về kiến thức chuyên môn, thực
hiện theo trình tự các bước mà còn phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi,
cải tiến, đổi mới, chỉnh sửa… Xong theo tôi một nguyên nhân quan trọng
nữa để đánh giá một đề kiểm tra đó là thông tin từ học sinh sau khi làm bài
kiểm tra. Nếu xem nhẹ đánh giá ngược lại từ phía học sinh thì giáo viên rất
dễ có nhận định phiến diện, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc
điều chỉnh, đổi mới đề kiểm tra.
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
3.2. Thực hiện kiểm tra và đánh giá kết quả:
Biên soạn tốt đề kiểm tra giáo viên mới thực hiện được một phần nhỏ
trong KT – ĐG. Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả là những bước
tiếp theo cần được tiến hành nghiêm túc và cần được đổi mới. Năm học
2010 – 2011 tôi đã tiến hành thực hiện như sau:
* Về thực hiện kiểm tra:
Bước 1: Thông báo trước thời gian kiểm tra, hình thức kiểm tra cho học
sinh để học sinh ôn tập, chuẩn bị.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra: Khi học sinh làm bài kiểm tra tôi quán triệt
để học sinh nghiêm túc làm bài theo đúng quy chế ( không sử dụng tài liệu,
không trao đổi bài, nhìn bài……)
Bước 3: Chấm điểm, nhận xét bài làm của học sinh ngay sau khi kiểm
tra.
Bước 4: Trả bài kiểm tra: Được thực hiện ngày sau khi chữa bài kiểm
tra.
* Về đánh giá kết quả kiểm tra:
Bước 1: Thu thập số liệu ( Bước đo lường).
Sau khi chấm bài tôi lập bảng số liệu thống kê. Thông thường tôi sử
dụng phần mềm Excel có lập sẳn bảng mẫu. Việc sử dụng phần mềm Excel
với bảng mẫu lập sẵn giúp tôi tiết kiệm được thời gian, bởi sau khi chấm bài
chỉ cần cập nhật số liệu vào bảng mẫu, phần mềm sẽ tự động thống kê
những thông tin cần thiết giúp tôi sử lí số liệu.
Minh họa 10. Bảng mẫu
Lớp STT Họ và
tên
Điểm
Bài KT …
lần 1
Xếp
loại
%
Khá
,
Giỏi
%
TB
%
Yếu
Kém
Điểm
Bài KT……
lần 2
………
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
………
……………
Bước 2: Sử lí số liệu ban đầu.
Thông qua bảng số liệu thông kê tôi đã có thể đánh giá ban đầu về chất
lượng bài làm của tập thể học sinh. So sánh với các cột về % điểm Khá,
Giỏi, TB, Yếu – Kém trong cùng một bảng ở bài kiểm tra trước tôi đã có
nhận định về chất lượng học tập của tập thể học sinh cũng như của từng
học sinh.
Bước 3: Đánh giá:
Bước này tôi đưa ra những nhận định phán đoán về thực chất trình độ của
một học sinh, của cả lớp trước vấn đề được kiểm tra. Đồng thời thông qua
quá trình dạy học, thăm dò học sinh để nhận xét, đánh giá mức độ phù hợp
của đề kiểm tra. Từ đó đề ra biện pháp thực hiện.
Để nắm bắt được việc tự KT – ĐG của học sinh, thông thường sau khi
chữa bài kiểm tra tôi phát phiếu thăm dò.
Minh họa 11: Một số mẫu phiếu thăm dò.
Mẫu 1:
Mẫu 2:
Mẫu 3:
Theo tôi việc phát các phiếu thăm dò nếu được thực hiện tốt sẽ là một
kênh thông tin quan trọng để giáo viên nắm bắt khả năng tự KT – ĐG của
học sinh, đồng thời có thông tin ngược để đánh giá đề kiểm tra. Việc làm
này muốn hiệu quả cần thực hiện nhiều lần, có thống kê, tổng hợp số liệu
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
Em tự đánh giá kết quả bài thi của mình đạt bao nhiêu
điểm? Trả lời:……….
Theo em yêu cầu về kiến thức đề kiểm tra ở mức nào?
A. Rất khó B. Khó C. Bình thường D. Dễ
Theo em nội dung đề kiểm tra như thế nào?
A. Phù hợp chương trình học
B. Không phù hợp nội dung chương trình học
C. Một số câu không phù hợp.
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
và quan trọng phải tạo cho học sinh thói quen trả lời trung thực theo quan
điểm của mình.
Bước 4: Quyết định:
Từ việc nhận xét đánh giá kết quả qua sử lí thông tin tôi đề ra các biện
pháp, kế hoạch cụ thể trong việc dạy học đối tượng học sinh, lớp học sinh
đã kiểm tra trong thời gian tới.
Trong quá trình dạy học môn Toán THPT năm học 2010 – 2011, tôi đã
tiến hành đổi mới KT – ĐG bằng cách lồng ghép, kết hợp để đồng thời thực
hiện theo 3 nhóm giải pháp trên và đã thu được một số những kết quả tích
cực. Kết quả đó chính là động lực để tôi tiếp tục nghiên cứu, thực hiện đề
tài.
IV. Kết quả thực nghiệm của đề tài.
Trong quá trình áp dụng đề tài vào thực tiễn giáo dục thông qua việc dạy
học các lớp 11A5, 11 A6 và 12 C6 với mỗi hình thức, giải pháp đổi mới tôi
đều tổng hợp kết quả, số liệu để phân tích tính khả thi. Đồng thời thông qua
thăm dò học sinh để nắm bắt tính phù hợp, hiệu quả của giải pháp thực
hiện. Ngoài các kết quả thực nghiệm của các giải pháp cụ thể được thể
hiện qua các minh chứng trên, đề tài đã đạt được những kết quả chung như
sau:
1. Kết quả thực nghiệm qua bảng số liệu thống kê.
Bảng số liệu 1:
Kết quả thực hiện hai nhóm giải pháp (Nhóm giải pháp 1 và 3)
Lớp
Sĩ
s
ố
Kết quả học tập môn Toán năm
học 2009 - 2010
Kết quả học tập môn toán học
học kỳ 1 năm học 2010 - 2011
Giỏi Khá TB Yếu,
Kém
Giỏi Khá TB Yếu,
Kém
S
L
% S
L
% SL % S
L
% S
L
% S
L
% SL % S
L
%
11A5 5
2
2 3.
8
6 11.
6
32 61.
5
1
2
23.
1
3 5.8 8 13.
4
32 61
.5
9 17.
3
11A6 5 3 6 8 16 25 50 1 28 3 6 1 20 28 56 9 18
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -
SKKN năm học 2010 - 2011 : Một số hình thức hiệu quả đổi mới kiểm tra,
đánh giá để nâng cao kết quả dạy học môn Toán THPT.
0 4 0
12C6 4
6
4 8.
7
8 17.
4
24 52.
1
1
0
21.
8
5 10.
9
9 19.
6
24 52
.2
8 17.
3
Bảng số liệu 2:
Kết quả thực hiện cả ba nhóm giải pháp.
Lớp
Sĩ
s
ố
Kết quả học tập môn toán học
học kỳ 1 năm học 2010 - 2011
Kết quả học tập môn toán học
kỳ 2 năm học 2010 - 2011
Giỏi Khá TB Yếu,
Kém
Giỏi Khá TB Yếu,
Kém
S
L
% S
L
% SL % S
L
% S
L
% S
L
% SL % S
L
%
11A5 5
2
3 5.
8
8 13.
4
32 61.
5
9 17.
3
4 7.7 9 17.
3
32 61
.5
7 13.
5
11A6 5
0
3 6 1
0
20 28 56 9 18 3 6 1
2
24 30 60 5 10
12C6 4
6
5 10.
9
9 19.
6
24 52.
2
8 17.
3
5 10.
9
1
2
16.
1
26 56
.5
3 6.5
2. Kết quả thực nghiệm qua điều qua, thăm dò.
3.
GV: Trịnh Trọng Trung - Trường THPT Hà Tông Huân - 2 -