Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hướng dẫn học sinh kỹ năng chỉ bản đồ trong học tập địa lí ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.99 KB, 7 trang )

I – ĐẶT VẤN ĐỀ
Địa lí là một môn học tổng hợp nó có khả năng cung cấp cho học sinh kiến thức
khoa học về tự nhiên, dân cư, xã hội, hoạt động kinh tế của con người ở khắp mọi
nơi trên Trái Đất. Trang bị cho học sinh những kĩ năng về bản đồ mà rất ít bộ môn
đề cập tới. Một trong những phương pháp học tập tốt môn địa lí là học sinh phải biết
cách đọc và sử dụng bản đồ thành thạo. Nhưng thực tế hiện nay tại rất nhiều nhà
trường trong đó có trường THCS Hoằng Lý học sinh còn rất yếu về kĩ năng chỉ bản
đồ trong quá trình học tập. Nhiều học sinh trong nhà trường còn chưa biết chỉ bản đồ
trong quá trình học tập môn địa lí nên kết quả học tập không cao. Đa số các em chỉ
mới nhớ kiến thức lí thuyết một cách máy móc mà chưa hiểu và vận dụng kiến thức
bản đồ vào quá trình học tập, khi được cô gọi lên bảng tìm và chỉ các đối tượng địa
lí trên bản đồ thì không tìm và chỉ được hoạc chỉ sai.
Xuất phát từ những lí do trên để học sinh học tập môn địa lí đạt kết quả cao hơn
thì ngoài việc nâng cao và bồi đắp không ngừng vốn kiến thức về tự nhiên và xã hội
đặc biệt là kiến thức địa lí thì giáo viên trực tiếp dạy bộ môn địa lí rèn luyện cho các
em cách sử dụng bản đồ trong quá trình học tập một cách thành thạo nhất. Bởi đây là
một kĩ năng cơ bản nhất của môn học. Khi đã rèn luyện cho các em kĩ năng chỉ bản
đồ trong quá trình học tập thì tôi tin chắc rằng các em sẽ học rất tốt bộ môn địa lí.
Ngoài ra từ sự hiểu biết đó học sinh cũng sẽ rèn luyện được cách sử dụng bản đồ cho
đúng yêu cầu thể hiện, sự hoàn hảo và chuẩn xác khi trình bày cho người hiểu và
nắm bắt được vấn đề mình muốn trình bày. Xuất phát từ tình hình trên tôi mạnh dạn
đưa ra tham luận “Hướng dẫn học sinh kĩ năng chỉ bản đồ trong học tập địa lí ở
trường trung học cơ sở”

II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí tôi nhận thức rõ tầm quan
trọng của việc trang bị cho học sinh kĩ năng chỉ bản đồ bởi đó là con đường không
thể bỏ qua khi học tập và nghiên cứu bộ môn địa lí đúng như các nhà địa lí đã cho
rằng : “Địa lí bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ”
Mặt khác khi giảng dạy môn đại lí mặc dù đã áp dụng các phương pháp mới với mục


tiêu tăng cường hơn nữa tính biểu tượng, hình ảnh tính cụ thể, sinh động. Khi trình
bày các đối tượng địa lí tôi cho rằng ngoài các phương tiện hiện đại đang được ứng
dụng rộng rãi trong các nhà trường như sử dụng máy chiếu đa năng trong các giờ học
nhưng điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường không đủ để trang bị cho mỗi
phòng học 1 máy chiếu đa năng . Nên vẫn phải sử dụng phương tiện dạy học truyền
thống như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ,…Mà học sinh cần phải có kĩ năng chỉ các đối
tượng đó, đặc biệt là kĩ năng chỉ bản đồ.
2. Thực trạng của vấn đề:
Giáo viên:
1


Giáo viên xác định được bản đồ có vai trò rất lớn trong việc cung cấp , tìm tòi,
khám phá kiến thức về địa lí cho học sinh. Việc chỉ bản đồ tốt các em dễ dàng
nắm bắt kiến thức và chắc chắn sẽ học tốt và có niềm đam mê đối với môn học. Do
vậy trong quá trình dạy học bản thân tôi đã chủ động nhiều cơ hội cho các em chỉ
bản đồ. Nhưng kết quả vẫn chưa cao.
2.2. Học sinh:
Có rất nhiều học sinh dường như không biết cách sử dụng bản đồ. Nên trong
các giờ học nếu giáo viên gọi lên bảng để chỉ trên bản đồ treo tường về một đối
tượng địa lí nào đó là các em rất ngại, chần chừ và tâm lí không muốn lên bảng, có
những em lại sợ sệt khi giáo viên gọi lên bảng. Do vậy kiến thức các em tiếp thu
được sau mỗi tiết học là không chắc chắn hay nói đơn giản là “ học vẹt” nên rất
nhanh quên. Đến các bài thực hành phải làm việc nhiều với bản đồ, thì các em thấy
rất khó khăn và lúng túng, nhiều em chỉ nói và làm theo bạn bè mà không hiểu gì
cả. Nhiều học sinh còn yếu và thiếu kĩ năng chỉ bản đồ trong học tập bộ môn, số
học sinh chỉ bản đồ tốt không nhiều nên hiệu quả giờ học không cao.
2.3 Kết quả kiểm tra trước khi thực hiện đề tài:
Tổng số học sinh
Số HS có kĩ năng tốt

Số HS có kĩ năng khá
Số HS có kĩ năng trung bình
Số HS có kĩ năng yếu

Số lượng
180
27
20
77
56

Tỉ lệ %
100
15
11,1
42,8
31,1

Từ những thực trạng và kết quả trên để việc giảng dạy đạt hiệu quả bản thân tôi
đã mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy theo những giải pháp sau:
3.Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1. Giải pháp:
Bản đồ địa lí vừa là phương tiện cũng như là đối tường để ta nghiên cứu và khám
phá tri thức địa lí. Do vậy để có kĩ năng đọc và chỉ bản đồ giáo viên và học sinh
cần phải thực hiện những yêu cầu sau:
3.1.1 Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy có nội dung liên quan đến việc sử dụng bản
đồ địa lí để lựa chọn phương pháp tích cực phù hợp với từng nội dung, yêu cầu của
bài. Lựa chọn bản đồ sao cho đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ cao.
- Khi treo bản đồ cần chú ý sao cho cả lớp quan sát được rõ ràng.

- Sau đó giáo viên hướng dẫn để học sinh tìm ra kĩ năng, phương pháp tiếp cận các
đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở các em cần học bài soạn bài đầy đủ, cần
thường xuyên tiếp xúc với sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ nhằm tích lũy kiến thức
địa lí. Vì không có kiến thức cần thiết thì các em khó lòng nắm bắt được các sự vật,
2


hiện tượng địa lí một cách rạch ròi chứ chưa nói đến cách đọc bản đồ, lược đồ để
tìm, chỉ các đối tượng địa lí .
- Mặt khác giáo viên cần trang bị cho các em kiến thức địa lí kinh tế tổng hợp, đặc
biệt mối quan hệ biện chứng giữa vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điêù kiện xã hội
để hiểu sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nào đó. Đây là những kiến thức rất
cần thiết và trọng tâm của chương trình địa lí.
- Giáo viên cần có bài mẫu để học sinh quan sát và học tập. Để rèn luyện được kĩ
năng chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ cho học sinh nên giáo viên cần phải dành
một thời gian nhất định để học sinh làm việc trên bản đồ thông qua các bài tập
trong sách giáo khoa hoạc bài tập giáo viên đưa ra đặc biệt là trong các bài thực
hành.
- Giáo viên cần biết phân loại việc tiếp thu kĩ năng của học sinh, từ đó có biện
pháp tác động phù hợp với từng đối tượng học sinh
3.1.2. Đối với học sinh:
- Yêu cầu học sinh phải có đầy đủ tài liệu cần thiết cho việc học và rèn luyện kĩ
năng như: Sách giáo khoa, vở bài tập đặc biệt là tập bản đồ địa lí của khối lớp.
- Trong quá trình học tập các em cần tích cực, chủ động, sáng tạo, khai thác các tri
thức trên bản đồ, tiếp cận tri thức và kĩ năng mới.
- Hoàn thành đầy đủ các yêu cầu của thầy, cô giáo, làm đầy đủ các bài tập trong
sách giáo khoa và tập bản đồ.
- Mạnh dạn đề xuất những thắc mắc, những vấn đề chưa hiểu trong quá trình học
tập, nghiên cứu để giáo viên gợi ý, giải đáp.

- Luôn tự rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận trong quá trình học tập và rèn
luyện kĩ năng khai thác kiến thức trên bản đồ.
3.2 Tổ chức thực hiện:
Các bước rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh:
Bước 1: Giúp học sinh hiểu thể nào là bản đồ địa lí, vai trò của bản đồ và kĩ năng
chỉ bản đồ địa lí.
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về
một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Vai trò của bản đồ địa lí: Là đồ dùng trực quan giúp học sinh tiếp thu tri thức
địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nó phản ánh được sự phân bố các sự vật và
hiện tượng địa lí tự nhiên, nó biểu hiện chính xác tính chất không gian và
các quá trình thay đổi hoặc phát triển của các sự vật, hiện tượng địa lí. Là
phương tiện để giúp học sinh củng cố kiến thức, hiểu sâu và nhớ các kiến
thức.
- Kĩ năng chỉ bản đồ: Khi đã có kĩ năng chỉ bản đồ thì các em sẽ có cái nhìn
và thao tác chính xác, tạo biểu tượng địa lí và từ đó các em có thể liên hệ và
so sánh với thực tiễn. Việc chỉ bản đồ đúng còn giúp người nghe, người quan
3


sát có cách hiểu đúng ý đồ của đối tượng địa lí và đúng ý định của người chỉ
bản đồ muốn truyền đạt.
Bước 2: Học sinh nhận định được đối tượng địa lí cần chỉ trên bản đồ là gì? Theo
đường, theo điểm hay theo diện để từ đó mà có cách chỉ phù hợp đảm bảo tính
khoa học và sự chú ý, dễ hiểu , dễ cảm nhận của người nghe, người quan sát.
Ví dụ 1: Khi chỉ 1 con sông phải chỉ từ đầu nguồn đến cửa sông theo một nét liền
liên tục đồng thời phải nói tên con sông đó, nơi bắt nguồn, nơi đổ nước ra biển hay
đại dương.
Ví dụ 2: Khi chỉ giới hạn lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền) hay vùng kinh tế Bắc
Trung Bộ người chỉ bản đồ cần chỉ theo đường biên giới quốc gia hoặc địa giới

tỉnh của vùng tạo thành một vòng tròn khép kín. Sau đó dùng que chỉ bản đồ gạt
ngang cả một vùng vừa chỉ để giúp học sinh dễ dàng nhận diện .
Ví dụ 3: Khi chỉ một nhà máy hoặc một trung tâm công nghiệp, một thành phố
trên bản đồ cần chỉ đúng vào kí hiệu được dùng trên bản đồ và đọc tên đối tượng
cần chỉ.
Bước 3: Vị trí treo bản đồ và tư thế đứng chỉ bản đồ.
Bản đồ phải được treo ở vị trí phù hợp sao cho toàn thể học sinh trong lớp quan sát
rõ rang, đảm bảo tính thẩm mĩ và khoa học.
Bản đồ thường được treo ở góc bảng bên phải của học sinh. Người đứng chỉ bản đồ
cần đứng về 1 phía của bản đồ( thường là góc bảng phía bên phải của học sinh) để
người quan sát dễ dàng tiếp nhận đối tượng địa lí cần chỉ một cách rõ ràng, chính
xác nhằm nhận định , đánh giá năng lực của người chỉ đầy đủ hơn.
• Chú ý : Khi chỉ bản đồ người chỉ cần kết hợp với lời nói về đối tượng địa lí
mình đang chỉ hoặc một học sinh ở dưới trình bày bằng lời nói một học sinh
trên bảng chỉ trên bản đồ.
Bước 4: Một số bài tập rèn luyện kĩ năng chỉ bản đồ.
Bài tập 1: (Chỉ theo diện)
* Dựa vào bản đồ tự nhiên Vùng Bắc Trung Bộ em hãy cho biết vị trí địa lí và
phạm vi lãnh thổ của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ( địa lí lớp 9)
* Gợi ý: - Đường biên giới được kí hiệu như thế nào trên bản đồ?
- Vùng Bắc Trung Bộ nằm trong khoảng vĩ độ bao nhiêu?
- Ranh giới vùng được kí hiệu như thế nào trên bản đồ?
Sau đó giáo viên yêu cầu một học sinh lên chỉ trên bản đồ 1 -2 học sinh nhận
xét, giáo viên đánh giá, chuẩ kiến thức bằng cách chỉ lại cho học sinh quan sát
một lần nữa.
Bài tập 2: (Chỉ theo đường)
* Dựa vào bản đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam em hãy chỉ các dòng sông
thuộc hệ thống sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam? (Địa lí lớp 8)
* Gợi ý: - Sông được kí hiệu như thế nào trên bản đồ?
- Hệ thống sông Hồng gồm những con song nào?

4


- Các sông bắt nguồn từ đâu ? đổ nước ra đâu?
- Rút ra hướng chảy của hệ thống sông Hồng?
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh lên chỉ trên bản đồ 1 -2 học sinh nhận xét,
giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức bằng cách chỉ lại cho học sinh quan sát một
lần nữa.
Bài tập 3: (Chỉ theo điểm)
Em hãy tìm và chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn của Hà Nội,
Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng,… trên bản đồ kinh tế chung Việt Nam?
Gợi ý: - Trung tâm công nghiệp lớn được kí hiệu như thế nào?
- Rút ra nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp lớn ở nước
ta?
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ, học sinh khác nhận xét, giáo viên đánh
giá nhận xét và củng cố lại kiến thức.
4. Kiểm nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Hướng dẫn học sinh kĩ năng
chỉ bản đồ trong học tập địa lí ở trường trung học cơ sở” vào quá trình giảng
dạy trong năm học 2012 – 2013 ở trường THCS Hoằng Lý- Thành hố Thanh Hóa
bản thân tôi đã kiểm tra và thu được kết quả như sau:
Số lượng

Tỉ lệ %

Tổng số học sinh

180

100


Số HS có kĩ năng tốt

75

41,7

Số HS có kĩ năng khá

60

33,3

Số HS có kĩ năng trung bình

27

15

Số HS có kĩ năng yếu

18

10

So sánh với kết quả khi chưa thực hiện đề tài tôi nhận thấy: Nhìn chung tỉ lệ
học sinh có kĩ năng chỉ bản đồ thành thạo tăng lên rõ rệt; số học sinh chưa biết chỉ
bản đồ còn lại rất ít thực tế này chứng tỏ việc triển khai đề tài trong quá trình giảng
dạy đã đem lại hiệu quả thiết thực cho học sinh. Do đó, kết quả học tập của các em
cũng cao hơn nhiều ..


5


III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Bằng yêu cầu thực tiễn của nội dung sách giáo khoa đổi mới cùng với các
phương pháp dạy học mới để tiếp tục đưa “Bản đồ” vào dạy học địa lí đạt
hiệu quả cao. Tránh được tình trạng giáo viên “dạy chay”, học sinh “ học
chay”, mà lại phù hợp với phương pháp dạy học mới “ Dạy - học lấy học
sinh làm trung tâm” và “ nâng cao kĩ năng chỉ bản đồ cho học sinh”. Để
đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần phải có
tâm huyết với nghề. Trước khi lên lớp bản thân giáo viên cần nghiên cứu bài,
lựa chọn bản đồ nói riêng và các phương tiện dạy học khác nói chung cho phù
hợp, soạn bài nghiêm túc, học hỏi đồng nghiệp, bản thân tự rút kinh nghiệm
trong quá trình giảng dạy để nâng cao năng lực, trình độ. Giáo viên cần tạo
không khí nhẹ nhàng trong các giờ học, tạo các trò chơi để tạo hứng thú cho
học sinh trong giờ học. Sự học là một nỗ lực không ngừng. Rèn luyện kĩ năng
chỉ bản đồ không phải một sớm một chiều là được mà đòi hỏi tính kiên trì,
bền bỉ, ý thức tự vươn lên trong học tập. Qua quá trình thực hiện đề tài học
sinh đã biết làm việc độc lập với bản đồ, tìm được kiến thức qua phân tích các
sự vật, hiện tượng địa lí trong mối quan hệ biện chứng. Học sinh đã mạnh dạn
hơn trong khi tiếp xúc với bản đồ, không còn cảm giác sợ sệt mà còn tỏ ra rất
tự tin khi giáo viên gọi lên bảng để xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của tôi. Trong khi nghiên cứu và thực hiện bản
thân tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài song không thể tránh khỏi những
thiếu xót. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp.
2. Đề xuất.
Để giúp giáo viên nhanh chóng có được tờ bản đồ khi lên lớp tôi đề nghị nhà
trường nên đầu tư đầy đủ hơn nữa về cơ sở vật chất để học sinh có được những tiết

6


học trên lớp, thực địa, tham quan, ngoại khoá đạt kết quả cao hơn để học sinh được
hiểu biết sâu và rộng hơn, từ đó làm tăng thêm sự yêu thích bộ môn của các em.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh hóa ngày 18/3/2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác

Hoàng Thị Quyên

7



×