Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc Hà Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.7 KB, 42 trang )

Mục lục

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho
GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng
nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ
thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất
khẩu với giá trị lớn.
Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là
vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị
ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề.
Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước
cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển
bền vững các làng nghề. Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng
như quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể. Song, đối với không ít làng
nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm
trọng. Theo thống kê Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường 2005, hiện cả nước
có khoảng 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước trong đó
có khoảng 173 làng nghề dệt, tẩy nhuộm, ươm tơ. Riêng ở Đồng bằng sông Hồng
có khoảng 800 làng tập trung ở các tỉnh thành như: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,
Hải Dương…Các làng nghề này vẫn tự sản xuất và tìm nơi tiêu thụ để tồn tại. Với
1


sự mở cửa thông thoáng do cơ chế thị trường tạo ra, nhiều làng nghề đã tìm được
hướng đi mới cho mình, tạo ra nhiều ra việc làm nâng cao thu nhập cho người dân
nông thôn. Thế nhưng, do sự mở rộng và phát triển làng nghề không đi kèm với các
biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường đã làm cho môi trường tại các làng
nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo đánh giá của các chuyên gia ở các tỉnh có làng
nghề thì hầu hết các làng nghề ở nước ta đều không đảm bảo chất lượng môi
trường, trong đó nhiều làng nghề đang ở mức ô nhiễm nghiêm trọng.


Ví dụ: Các làng nghề tái chế giấy, nhựa thải ra các CTR gồm nhãn mác, bột
giấy, băng phim, băng dán, tạp chất không tái sinh được, các chi tiết bằng kim loại,
cao su. Các tạp chất này thường chiếm 5-10% trong phế liệu. Một số làng nghề thải
ra CTR lớn như: làng nghề tái chế giấy Dương Ổ (BẮc Ninh) thải 4 - 4,5 tấn/ngày,
làng nghề tái chế nhựa Trung Văn, Triều Khúc (Ha Nội) thải 1.123 tấn/năm. Đến
nay lượng CTR này chưa được triệt để.
Làng nghề Vạn Phúc nổi tiếng với sản phẩm lụa tơ tằm cả trong và ngoài
nước với thượng hiệu lụa Hà Đông. Việc sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề
làm tăng thu nhập của người dân, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của phường
Vạn Phúc, đồng thời là động lực cho một số ngành kinh doanh dịch vụ khác phát
triển. Song, hiện tại khu vực này đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các
hoạt động sản xuất dệt nhuộm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước thải và rác thải. Các
giải pháp đã áp dụng cho Vạn Phúc chưa giúp cải thiện được tình hình do lượng
thải ngày càng lớn.
Do đó nhóm em đã chọn đề tài: “Hiện trạng quản lý chất thải tại làng nghề
dệt nhuộm Vạn Phúc- Hà Đông” .

2


II. Tổng quan
2.1 Các khái niệm
Chất thải nguy hại (theo Việt Nam): Chất thải nguy hại là chất thải có chứa
các chất và hợp chất có một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy,
dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc
tương tác với những chất khác gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Quản lý chất thải nguy hại: là hoạt động phân loại, thu gom, đóng gói, vận
chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy và thải loại chất thải.
2.2 Tình hình quản lý chất thải nguy hại trên thế giới
Hiện nay công nghiệp thế giới đã phát triển đến trình độ kỹ thuật cao và xã

hội đã có một vốn tích lũy lớn, con người cũng đã ý thức được sự phát triển mang
tính cộng đồng và lâu dài. Đó chính là cơ sở hình thành khái niệm về nền sản xuất
sạch mà hướng trọng điểm của nó là sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Sự
chuyển đổi vị trí từ người gây ô nhiễm sang người làm sạch và bảo vệ môi trường là
một bước tiến bộ mang tính chất cách mạng của thời đại. nhiều công nghệ nhiều
giải pháp kĩ thuật, nhiều luật lệ mới dã được ban hành trong những năm gần đây
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công nghiệp, đặc biệt là ô nhiễm do chất
thải nguy hại gây ra.
3


Quản lý chất thải nguy hại bao gồm từ việc phân loại, thu gom, vận chuyển,
xử lý, tiêu hủy là những vấn đề quan trọng trong công tác xử lý ô nhiễm và bảo vệ
môi trường. Các công tác phân loại chất thải nguy hại tại nguồn, thu gom, xử lý và
tiêu hủy chất thải ở hầu hết các nước phát triển đã được tổ chức đồng bộ từ chính
sách, pháp luật, công cụ kinh tế và có sự tham gia của nhiều thành phần trong xã
hội.
Các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản… trình độ quản lý
chất thải nguy hại đã đạt ở mức độ cao, từ đó họ cũng đã xây dựng kế hoạch quản lý
chất thải nguy hại, áp dụng các công nghệ thích hợp để xử lý chất thải nguy hại và
ban hành nhiều điều luật thuộc lĩnh vưc này.
Nhật Bản, Mỹ, Anh, Canada, Pháp… là những nước đã tiến hành nghiên cứu
và xử lý tốt vấn đề này. Hoạt động của công ty tư vấn ERM ở Anh là một ví dụ điển
hình minh họa cho lĩnh vực này trên phạm vi thế giới.
Ở Nhật Bản, cơ quan quản lý Nhật Bản chia lĩnh vực quản lý chất thải nguy
hại thành 2 loại: Chất thải quản lý đặc biệt (chất ăn mòn, dễ cháy, chất lây nhiễm,
chất độc) và chất thải phóng xạ.
Hệ thống văn bản pháp luật dùng để quản lý chất thải nguy hại ở Nhật Bản
bao gồm:
-


Luật về quản lý chất thải và vệ sinh công cộng
Luật kiểm soát các chất độc
Luật phòng ngừa thảm họa hành hải và ô nhiễm biển
Luật kiểm soát đối với Dioxin
Luật kiểm soát ô nhiễm không khí
Luật kiểm soát ô nhiễm nước

Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kĩ thuật
cùng với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý của riêng
4


mình. Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế
giới, Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất rắn với hiệu quả cao
nhất(38%), sau đó đến Thụy Sĩ (33%), trong khi đó Singapore chỉ sử dụng phương
pháp đốt, Pháp lại sử dụng phương pháp xử lý vi sinh nhiều nhất (30%)… một số
nước lại sử dụng phương pháp chon lấp hợp vệ sinh như Phấn Lan, Anh, Thái Lan,
Liên Bang Nga…Dưới đây là một số mô hình quản lý chất thải rắn nói chung và
chất thải rắn nguy hại nói riêng tại một số nước trên thế giới.
Trung Quốc
Với công nghệ tái chế phát triển đã tận dụng một phần đáng kể chất thải nguy
hại,còn lại chất thải được thải vào nước và đất. Biện pháp xử lý thông thường là đưa
vào các bãi rác hở, tuy nhiên có một số chôn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn chất thải
nguy hại của vùng kinh tế, một số xí nghiệp có khả năng xử lý tại chỗ. Trung Quốc
cũng đã đề ra Luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn do chất thải rắn ( 1995)
trong đó quy định các nghành công nghiệp phải đăng kí phát thải chất thải, nước
thải…đồng thời phải đăng kí việc chứa đựng, xử lý và tiêu huỷ chất thải, liệt kê các
chất thải từ các nghành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hóa chất.
Hà Lan

Việc xử lý chất thải tại Hà Lan được sự tham gia tổng lực của chính quyền,
xã hội và các cơ quan chuyên nghành. Chất thải nguy hại được xử lý bằng nhiều
cách khác nhau, trong đó phần lớn được thiêu hủy, một phần được tái chế. Trước
đây Hà Lan tiến hành thiêu hủy chất thải nguy hại ngoài biển, nhưng từ năm 1990
trở lại đây, Hà Lan đã tập trung xử lý chất thải nguy hại tại 5 khu vực trên phạm vi
toàn quốc, thường do các doanh nghiệp tư nhân với sự tham gia của nhiều công ty
tiến hành dưới sự giám sát của các cơ quan chuyên môn. Hàng năm, Hà Lan có tới
hơn 20 triệu tấn chất thải. 60% trong số này được đổ thải tại các bãi chứa, phần còn
5


lại được đưa vào các lò thiêu hủy hoặc tái chế. Để bảo vệ môi trường, Chính phủ Hà
Lan đã đề ra mục tiêu giảm thiểu khối luwownfngj chất thải hàng năm để giảm chi
phí xử lý. Công nghệ áp dụng xử lý chất thải nguy hại chủ yếu là thiêu hủy, nhiệt
năng do các lò thiêu hủy sinh ra được hòa vào mạng lưới năng lượng chung của
quốc gia. Ngoài ra Hà Lan đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ trong việc giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh và các bà nội trợ, công nhân trong các xí
nghiệp… về sự cần thiết của phân loại chất thải tại nguồn.
2.3 Tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Viêt Nam
2.3.1 Tình hình chung
Tính trên toàn quốc năm 2008, khối lượng chất thải rắn công nghiệp vào
khoảng 13.100 tấn/ngày. Các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim là các
nghành phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất. Theo các thông tin tổng hợp từ Báo
cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môt trường
xuất bản, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh mỗi ngày trên toàn quốc đã gia
tăng them 23% so với năm 2004, trong đó có khoảng trên 80% phát sinh từ hoạt
động công nghiệp, 15% từ các bệnh viện, còn lại từ các hoạt động khác.
Tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các trung tâm y tế năm 2005 vào
khoảng 300 tấn/ngày trong đó có hơn 40 – 50 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại cần
được xử lý. Đến năm 2008 tổng lượng CTR y tế phát sinh là 490 tấn/ngày trong đó

có 60-70 tấn/ ngày là CTNH cần được xử lý. Theo thống kê của cục quản lý môi
trường y tế năm 2009 cho thấy 79 bệnh viện trên toàn quốc nằm trong Quyết định
64/2003/QĐ-Ttg về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gấy ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng thì tính trung bình các cở sở phát sinh lượng CTNH y tế là
7,7 tấn/ngày.

6


Bảng 1: Lượng CTR phát sinh năm 2003 và năm 2008

Loại CTR

Đơn vị tính

Năm 2003

Năm 2008

CTR đô thị

Tấn/năm

6.400.000

12.802.000

CTR công nghiệp

Tấn/năm


2.638.400

4.786.000

CTR y tế

Tấn/năm

21.500

179.000

CTR nông thôn

Tấn/năm

6.400.400

9.078.000

CTR làng nghề

Tấn/năm

774.000

1.023.000

Tổng cộng


Tấn/năm

15.459.900

27.868.000

Phát sinh CTR sinh hoạt
Kg/người/ngày
trung bình tại khu vực đô thị

0,8

1,45

Phát sinh CTR sinh hoạt
Kg/người/ngày
trung binh tại khu vực nông
thôn

0,3

0,4

(Nguồn: Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2004, Trung tâm
nghiên cứu Môi trường Đô thị - Nông thôn, Bộ xây dựng, 2010).
Ngoài ra, môt nguồn phát sinh CTR và CTNH khác chính là từ những vụ vi
phạm pháp luật khi các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu các mặt hang pin, ắc7



quy, bản mạch.. cũ từ nước ngoài vào nước ta để xử lý hoặc tận thu phế liệu. Theo
thống kê của Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm môi trướng công an thành phố
Hải Phòng cho biết trong 3 năm từ 2003-2006 đã có gần 2.300 container chứa gần
37.000 tấn ắc-quy chì phế thải đã được nhập vào cảng Hải Phòng
Ở Việt Nam, quản lý chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại sao cho hợp lý và
an toàn theo phương diện bảo vệ môi trường là một vấn đề bức xúc ở các khu công
nghiệp, khu đô thi, các làng nghề…ở nước ta hiện nay.
Theo thống kê hiện nay cho thấy hầu hết các Công ty môi trường chưa có khả
năng xử lý CTR công nghiệp cũng như CTNH. Tại Hà Nội theo thông tin được
cung cấp từ URENCO Hà Nội cũng chỉ có 3 lò đốt CTR( công nghiệp và CTNH)
đặt tại khu lien hiệp xử lý CTR Nam Sơn (Sóc Sơn) chuyên xử lý CTR công nghiệp
với công suất 200kg/giờ, Cầu Diễn chuyên xử lý CTR y tế với công suất 120kg/giờ
và tỉnh Hưng Yên chuyên xử lý CTR công nghiệp với công suất 1000kg/ giờ.
Bảng 2: Hiện trạng một số công nghệ xử lý CTNH phổ biến ở Việt Nam
Tên công nghệ
Số cơ sở áp
Số hệ thống
Công suất phổ biến
dụng
công nghệ
Lò đốt tỉnh 2 cấp
21
26
50-200kg/giờ
Đồng xử lý trong lò
nung xi măng
Chôn lấp

2


2

30 tấn/giờ

2

3

15.000m3

Công nghệ hóa rắn
(bê tông hóa)
Công nghệ xử lý,
tái chế dầu thải
Xử lý bóng đèn
thải
Xử lý chất thải điện
tử

17

17

1-5 m3/giờ

13

14

3-5 tấn/ ngày


8

8

200kg/ngày

4

4

0,3-0,5 tấn/ngày

8


Phá dỡ, tái chế ắc
6
6
0,5-200 tấn/ngày
quy chì thải
(Nguồn: Đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam hiện nay,
Báo cáo tại hội nghị Môi trường toàn quốc năm 2010).
Một hạn chế cơ bản khác đối với thực tiễn quản lý chất thải đang tồn tại ở
Việt Nam là hầu như thiếu hẳn áp dụng những biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu
chất thải cũng như chưa có phân lập chất thải nguy hại, những chất thải hiện tại chỉ
được xử lý sơ bộ. CTR nguy hại có nguồn gốc phát sinh rất đa dạng và số lượng
không ngừng tăng lên theo tốc độ phát triển của công nghiệp cũng như tăng dân số
đô thị. Quản lý CTR nguy hại hiện nay đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội.
-


Trên toàn quốc chưa có một cơ sở xử lý tập trung CTNH theo
quy mô cấp vùng, trừ một số cơ sở xử lý phân tán, nhỏ lẻ tại
một số tỉnh thành như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai…Một số
cơ sở công nghiệp có nhiều CTNH đang phải lưu giữ CTNH

-

chờ xử lý.
Công tác thu gom và lưu chứa CTNH hầu như không được quan
tâm ở các cơ sở vừa và nhỏ. Ở các cơ sở sản xuất lớn vấn đề
này đang dần nhận được sự quan tâm nhưng chưa được chú

-

trọng.
Năng lưc thu gom và vận chuyển CTR nói chung và CTNH nói
riêng cả về nhân lực lẫn vật lực đều chưa đáp ứng được nhu
cầu, mạng lưới thu gom còn yếu. Hầu hết các chất thải không
được phân loại, CTNH và CTSH được tập trung và chon lấp
đơn giản tại cùng một địa điểm. Công việc thu nhặt và phân loại
các phế thải có khả năng tái chế hoàn toàn do những người
nghèo làm nghề bới rác thực hiện.

9


-

Chưa có mức phí chuẩn chung cho hoạt động thu gom và xử lý

CTNH trong khi ngân sách nhà nước chi cho việc thu gom, xử
lý chất thải còn ở mức rất thấp, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng
tự trang trải cho hoạt động quản lý chất thải của đơn vị, điều

-

này dẫn đến sự bất cập trong kiểm soát và quản lý.
Mặc dù hiện nay Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp lý
trong quản lý CTNH nhưng còn thiếu khá nhiều các tiêu chuẩn
thải với các CTNH, thiếu các quy trình công nghệ và các thiết

-

bị phù hợp để xử lý CTNH.
Việc đầu tư, xây dựng các trung tâm xử lý CTNH cấp vùng là
chủ trương đúng đắn của Chính phủ nhằm giảm thiểu ô nhiếm
môi trường, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTNH.
Chính phủ cần gấp rút triển khai các dự án này trong thời gian
sớm nhất.

2.3.2 Làng nghề Việt Nam và vấn đề quản lý CTNH
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để, nhiều làng
nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước
và tác động xấu đến cảnh quan. Thống kê năm 2008 của Trung tâm nghiên cứu và
quy hoạch Môi trường đô thi – Nông thôn, Bộ Xây dựng cho thấy tổng lượng chất
thải rắn nguy hại phát sinh từ các làng nghề trên toàn quốc vào khoảng 2800
tấn/ngày. Trong đó các làng nghề ở miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại
nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn
phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt với lượng phát sinh từ 1- 7
tấn/ngày ( Nguồn: Báo cáo môi trường năm 2008).

Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ sản xuất ở các làng nghề rất lạc hậu,
quy mô sản xuất ở các làng nghề thường là hộ cá thể, không đủ năng lực tài chính
để cải tiến công nghệ, chưa có cơ quan nào quản lý môi trường làng nghề hoặc quản
10


lý chồng chéo nhau, hệ thống văn bản pháp quy chưa cụ thể, chưa phù hợp với các
làng nghề và hiểu biết về bảo vệ môi trường của người dân ở làng nghề chưa cao.

2.3.3 Hệ thống quản lý CTR và CTNH ở Việt Nam
Cơ quan nhà nước quản lý môi trường ở Việt Nam là các Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ y tế, Bộ Công thương và các bộ khác đều có những
liên đới trong hoạt động quản lý CTR nói chung và quản lý CTNH nói riêng.
Công tác quản lý CTNH ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn bắt đầu. Hành
lang pháp lý cũng đang dần được hoàn thiện, cụ thể:
-

Luật bảo vệ môi trường năm 2005, trong đó mục 2 của Luật tập

-

trung vào các vấn đề Quản lý CTNH.
Các văn bản dưới luật là Nghị định số 80/2006/NĐ – CP của Chính

-

phủ hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
Thông tư 12/2011/TT – BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài

-


nguyên và Môi trường về Quản lý CTNH.
Quy chuẩn Việt Nam 07:2009/BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy

-

hại
Sử dụng các nhãn cảnh báo CTNH theo quy định của TCVN
6707:2009 Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo

Chiến lược quốc gia về quản lý CTR Việt Nam được ban hành theo



Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 2149/QĐ- Ttg về việc phê duyệt Chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm
2050” được xây dựng bởi Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm
2009. Chiến lược về quản lý CTR đưa ra mục tiêu quản lý CTR bao gồm chất thải
11


sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế trong các năm mục tiêu 2015, 2020,
2025.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình sản xuất của làng nghề
3.1.1 Sản phẩm làng nghề
Trải qua hàng nhiều thế kỷ, thương hiệu lụa Hà Đông ngày càng được phát
triển không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước. Ngày
nay trước sự phát triển của cơ chế thị trường, nghề dệt lụa Vạn Phúc ngày càng có

điều kiện phát triển. Ngày nay sản lượng lụa hàng năm từ 2.5 đến 3 triệu mét vải
các loại. Với những mặt hàng tơ tằm như Vân, Sa, Quế, Lụa sa tanh các loại đủ màu
sắc, mẫu mã phong phú được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước.
Làng nghề có hai loại sản phẩm chính là lụa và sa tanh. Gía thành sản phẩm
lụa dao động từ 50.000-80.000 đồng/mét, giá sản phẩm sa tanh từ 70.000-100.000
đồng/mét tùy thuộc chất lượng sản phẩm.
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất của làng nghề đang có nhiều
bước tiến mới, nhất là trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
như hiện nay. Các làng nghề đã thu hút một lực lượng lao khá đông đảo, chiếm gần
30% lao động nông thôn. Hiện nay, mỗi cơ sở chuyên làm nghề bình quân tạo việc
làm ổn định cho 27 lao động thường xuyên, 8 – 10 lao động thời vụ. Mỗi hộ chuyên
nghề tạo việc làm cho 4 – 6 lao động thường xuyên, 2 – 5 lao động thời vụ
12


3.1.2 Tình hình nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là tơ sợi theo từng chủng loại vải định dệt. Để
dệt vải thô, người ta sử dụng sợi tổng hợp Polyeste và sơi PC/Co, dệt khăn mặt
dùng sợi bông cotton, dệt gạc sử dụng sợi pha PC/Co có thành phần cotton cao hơn.
Mỗi năm sản lượng sản xuất địa phương đạt 2,5 triệu mét lụa các loại trong đó 1,5
triệu mét phải qua công đoạn tẩy nhuộm. Ông Nguyễn Hữu Chỉnh- chủ tich Hiệp
hội làng nghề Vạn Phúc cho biết: trung bình 1m lụa phải dùng đến 8-10 lít nước. Số
lít nước dùng cho tẩy nhuộm có thể sẽ lớn hơn còn tùy thuộc nhuộm đậm hay nhạt.
Như vậy mỗi kg lụa phải mất tới 30 lít nước tẩy rửa, số hóa chất được đưa vào phục
vụ cho quá trình nhuộm tạo màu cho lụa luôn chiếm tỉ lệ cao, cứ 10kg lụa phải mất
tới 300gr hóa chất nhuộm.
Người dân sử dụng hóa chất nhuộm từ Trung Quốc, được bán tràn ngập trên
thị trường. Qúa trình dệt nhuộm, in hoa có sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm như xút,
Javen, H2O, CH3COOH, H2S. thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm lưu huỳnh, thuốc
nhuộm trực tiếp.

Phục vụ cho việc tẩy, nhuộm cho làng nghề là 12 lò tẩy nhuộm hoạt động
quanh năm. Ông Chỉnh cho biết trong tơ tằm tự nhiên có 25% chất keo nên trước
khi sử dụng phải dùng Na 2CO3 và xà phòng để tẩy rửa. Đúng ra phải dùng xà
phòng trung tính để rửa mới đúng kỹ thuật nhưng nay các hộ đều chuyển sang dùng
xà phòng công nghiệp cho tiện và nhanh. Như vậy qua khâu tẩu rửa 1m lụa có
trọng lượng 80g sẽ thải ra ngoài 20g tạp chất cùng nước có độ kiềm cao, đây là
nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường.
3.2 Thực trạng về phát sinh chất thải
3.2.1 Công nghệ sản xuất

13


Công nghệ dệt chủ yếu gồm có: dệt tơ lụa và dệt vải sợi. Công nghệ lụa khá
phức tạp qua nhiều khâu là kéo sợi, dệt, gia công hóa học vật liệu dệt.
-

Kéo sợi: tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà có các quá trình khác
nhau như sau:

Dây chuyền kéo tơ xe: tơ nguyên liệu
xe tơ

guồng tơ

chập tơ

đảo

Dây chuyền kéo tơ không xe: tơ nguyên liệu

-

guồng tơ

mắc sợi

Dệt: là khâu kết hợp sơi ngang với sợi dọc đêt hình thành tấm vải

lụa. Các công đoạn chủ yếu của quá trình này như sau:
Sợi dọc được mắc
luồn go khổ
dệt (đệt hàng trơn hoặc hàng hoa)
Sợi ngang đưa đi đánh suốt
dệt (dệt hàng trơn hoặc hàng hoa)
-

Gia công hóa học: đây là khâu quan trọng, có chức năng tạo màu
sắc và độ bóng cho tơ lụa. Các quá trình chủ yếu của công đoạn này
là hồ tơ lụa, chuội nhuộm, tẩy trắng, trong đó hai quá trình sau là
khó nhất. Sau khâu nhuộm, vải được đưa sang khâu hoàn tất (sấy,
cán, đánh thước) rồi cho ra thành phẩm

14


Kén tằm

Ươm tơ
Chập tơ, xe tơ, đảo



Nước
Hóa chất

Chuội tơ

Nước thải
Xỉ than
Hơi hóa chất,
khí lò

Giặt

Nước
thải( Na2CO3,
keo)

Nhuộm tơ

Nước thải
Xỉ than
Hơi hóa chat,
khí lò

Giặt

Nước thải
chứa hóa chất,
thuốc nhuộm


Nhiên liệu

Hóa chất
Nước
Nước
Thuốc nhuộm
Nhiên liệu

Giặt

Dịch
hồ(keo…)

Tơ vụn
Tiếng ồn

Mắc sợi, đánh ống,
hồ sợi dọc

15

Hơi hóa chất,
khí đốt than
Xỉ than


Nước thải
chứa hóa chất
Tiếng ồn



Dệt lụa

Sơ đồ1: Công nghệ ươm tơ, dệt lụa kèm dòng thải tại làng nghề Vạn Phúc
Vải mộc
Đốt lông, xơ

Nước
Hóa
chất
Nhiên
liệu

Nước thải chứa hóa
chất
Khí thải chứa hóa
chất
Xỉ than

Nấu, giặt

Hóa
chất: Javen,
H2O2
Nước

Nước thải chứa hóa
chất

Tẩy, giặt


Hơi hóa chất

Dịch in

Nước
Nhuộm,
giặt

Sấy, in hoa
Hơi
nước

Thuốc nhuộm

Hoàn tất

Hơi nước
16

Sấy

Nước thải chứa hóa
chất
Hơi hóa chất

Nước ngưng tụ


Sản

phẩm

Sản phẩm
Sơ đồ2: Công nghệ nhuộm, in hoa kèm dòng thải

Tại Vạn Phúc, công nghệ sản xuất cũng được cải thiện và nâng cấp để tăng
năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách
hàng, do đó sản phẩm dệt ra phải qua nhuộm màu với nhiều loại hóa chất hơn. Điều
này cũng đồng nghĩa với việc lượng hóa chất thải ra môi trường cũng ngày càng
nhiều hơn nếu như không có biện pháp nhằm xử lý chất thải.
Trong hầu hết các công đoạn của quá trình dệt, nhuộm thì nước thải là vấn đề
quan trọng nhất. Nước thải có chứa hóa chất tẩy trắng, nhuộm như Javen, xút,
CH3COOH các tạp chất trong tơ tằm…Phần lớn các chất này đều ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe con người.
-

Công đoạn tẩy trắng: đây là quá trình sử dung rất nhiều nước. Các hóa
chất được sử dụng bao gồm chất tẩy như NaOH, H2O2, K2MnO7. Qúa trình

-

này thải ra chủ yếu là nước thải chứa hóa chất.
Công đọan giặt: các hóa chất dùng trong quá trình này thường là những
chất có độ kiềm cao. Tuy nhiên cũng có một số cơ sở dung axit để giặt.

-

Nước thải quá trình giặt thường có độ kiềm cao.
Công đọan nhuộm: quá trình nhuộm đòi hỏi một lượng lớn nước và hóa
chất. Thuốc nhuộm thường được nhập từ Trung Q uốc giá thành rẻ và gây

ô nhiễm môi trường. Qúa trình nhuộm thường cần một lượng nhiệt lớn,
nhiệt độ nồi nhuộm có thể đạt 130-1400C. Sau quá trình nhuộm có khoảng
20-30% thuốc nhuộm không được hấp thụ và các chất phụ trợ theo dòng
thải ra ngoài. Nước thải sau nhuộm gồm dung dịch thuốc nhuộm được đổ
17


ra cống chung với nước sinh hoạt. Ngoài ra trong quá trình giặt nhuộm,
người dân vẫn sử dụng phương pháp thủ công, dung nguyên kiệu chính là
than với hiệu suất không cao, do đó lượng khí thải than và xỉ than thải ra
khá lớn.
Trong quá trình tẩy trắng, nhuộm giặt hầu như được tiến hành bằng phương
pháp thủ công, người công nhân tiếp xúc trực tiếp với hóa chất mà không có biện
pháp đảm bảo an toàn nào.
3.2.2 Nhu cầu nguyên- nhiên liệu, hóa chất và định mức tiêu thụ
Ngành dệt nhuộm là ngành tiêu thụ khá nhiều hóa chất và thuốc nhuộm các
loại. Đối với loại hình làng nghề, rất khó có thể đưa ra định mức sản xuất chung cho
tất cả các làng. Theo kết quả điều tra, khảo sát tại một làng nghề, định mức tiêu thụ
nhiên liệu, hóa chất khá cao: lượng nước tiêu thụ để xử lý 1 tấn tơ lụa khoảng
630m3; định mức than sử dụng cho quá trình chuội, nhuộm gián đoạn (quá trình phổ
biến tại làng nghề) là 1,5 tấn; định mức thuốc nhuộm cao hơn so với các nhà máy
0,005 tấn, hóa chất là 0,155 tấn, hồ là 0,026 tấn.
Bảng 3: Định mức tiêu thụ trung bình/ tấn sản phẩm của một làng nghề dệt
Loại nguyên-nhiên liệu, hóa Đơn vị
Định mức tiêu thụ/ tấn sản
chất, điện, nước
phẩm
Nguyên liệu
Tơ tằm
tấn

1,375
Hóa chất
3
Axit axetic
m
0,016
Xà phòng Macxay
tấn
0,003
Xà phòng nhà máy
0,315
Natri cacbonat
0,163
Natri Clorua
0,01
Peoxihydro
0,048
Silicat
0,056
Hồ PVA
0,077
18


Các loại hóa chất khác
Tổng cộng

0,056
0,728 tấn+ 0,016 m3 axit


axetic
Thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm axit
tấn
0,003
Thuốc nhuộm trực tiếp
0,036
Tổng cộng
0,039
Năng lượng
Điện
kWh
4200
Than
tấn
1,47
Củi
1
Nước
3
Nước sản xuất
m
631
(Tài liệu tham khảo: “Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện
môi trường cho làng nghề Dệt Nhuộm”, Nxb Khoa Học Kỹ Thuật, 2010, trang1617)
3.2.3 Cân bằng vật chất, năng lượng
Bảng 4: Kiểm toán vật chất cho các công đoạn sản xuất tơ lụa
Đầu vào
Lượng
Đầu ra

Lượng
Công đoạn 1: Công nghệ dệt (Công nghệ chuẩn bị sợi ngang, sợi dọc)
Tơ các loại
192 tấn
Lụa mộc
186,24 tấn
Công đoạn 2: Công nghệ hoàn tất
Axit axetic
3,072 m3
Axit axetic
2,765m3
Xà phòng Macxay
0,576 tấn
Xà phòng Macxay
0,518 tấn
Xà phòng nhà máy 60,480 tấn
Xà phòng nhà máy
54,432 tấn
Natri cacbonat
31,296 tấn
Natri cacbonat
28,166tấn
Natri Clorua
1,920 tấn
Natri Clorua
1,728 tấn
Silicat
10,752 tấn
Silicat
9,677 tấn

Các hóa chất khác
10,752 tấn
Các hóa chất khác
9,677 tấn
Thuốc nhuộm
7,488 tấn
Thuốc nhuộm
1,498 tấn
Hồ PVA
14,861 tấn
Hồ PVA
10,403 tấn
3
Nước
122880 m
Nước
110592 m3

19


Bảng 5: Kiểm toán năng lượng các quá trình sản xuất tại làng nghề dệt lụa
Danh
Đơn vị
Lượng tiêu thụ Lượng thải
mục
Công đoạn 1: Công đoạn dệt
Điện
kWh
620330

Công đoạn 2: Công đoạn hoàn tất
Qúa trình chuội
Than
Tấn
96,705
Xỉ than: 12,088kg
Tải lượng bụi lơ lửng: 45,451kg
Tải lượng Sox: 11,314kg
Tải lượng NOx: 870,345kg
Tải lượng CO: 29,012kg
Tải lượng VOC: 5,319kg
Qúa trình nhuộm
Than
Tấn
120,485
Xỉ than: 1,5061kg
Tải lượng bụi lơ lửng: 56,628kg
Tải lượng Sox: 14,097kg
Tải lượng NOx: 1084,365kg
Tải lượng CO: 36,146kg
Tải lượng VOC: 6,627kg
(Tài liệu tham khảo: “Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện
môi trường cho làng nghề Dệt Nhuộm”, Nxb Khoa Học Kỹ Thuật, 2010, trang 24)

3.2.4 Đặc tính nước thải dệt nhuộm
Nước thải sinh ra từ nhiều công đoạn khác nhau: công đoạn giũ hồ, nấu vải,
xử lý axit, giặt tẩy, làm bóng, nhuộm, in hoa…trong đó nước thải chủ yếu từ quá
trình giặt sau mỗi công đoạn.

20



Trong quá trình dệt nhuộm lượng hóa chất đi vào sợi vải chỉ chiếm 30-50%,
do đó một lượng dư hóa chất bao gồm kim loại nặng, phẩm màu, hàm lượng chất
rắn cao như xơ sợi trong nước thải. Vì vậy nước thải thường có độ kiềm cao, có độ
màu và hàm lượng chất hữu cơ, tổng chất rắn cao gây nhiều tác đọng tới môi trường
và sức khỏe con người. Các đặc tính của nước thải và những chất gây ô nhiễm khác
trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm đánh giá theo tiêu chuẩn môi trường như
sau:
-

Nhu cầu ôxi hóa học (COD): trong nước thải dệt nhuộm có nhiều chất hữu cơ
bền sinh học. Mức ô nhiễm hữu cơ trong trường hợp này được tính thông qua
các chỉ số COD. Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng sợi tổng
hợp ( ví dụ vải nhân tạo)trong quá trình dệt nhuộm tăng nên khối lượng các
chất nhuộm và các chất sinh học khó hoặc không thể phân giải dùng để

-

nhuộm và in cũng tăng lên. Do vậy nước thải dệt nhuộm COD thường cao.
Giá trị nồng độ pH: sự sử dụng hoá chất công nghiệp NaOH trong các quy
trình như đun sôi, tẩy trắng và nhuộm màu. Nước thải có tính kiềm cao, do
đó, nồng độ pH trong nước thải của làng nghề dao động từ 8.5 tới 12. Nồng
độ pH như vậy không được phép thải trực tiếp vào môi trường ( theo TCVN

-

mức độ B).
Màu sắc: Nước thải của làng nghề dệt nhuộm có màu khá đen. Lý do bởi
thuốc nhuộm không sử dụng đủ và không thêm màu để chiết sợi cũng như

những tạp chất khác từ sợi tự nhiên. Thậm chí nồng độ thuốc nhuộm thấp
(khoảng 0.5 mg/1) cũng có thể được nhìn thấy bằng mắt thường. nước thải có
màu đen gây ra những tác động tiêu cực tới hệ thống sinh học và những

-

nguồn tiếp nhận.Nó gây cản trở việc hấp thụ, phân giải ôxi trong nước.
Trị số kim loại: một lượng nhỏ các kim loại nặng như đồng, crom, kền,
coban, kẽm, chì, thủy ngân được bổ sung vào sự nhuộm hoạt tính, nhuộm
trực tiếp và một vài hỗ trợ chất hóa học. thậm chí, chỉ với một lượng nhỏ các
21


kim loại trong nước thải, nhưng nếu không được xử lý sẽ gây ra những nguy
-

hại tới sinh vật và nhân loại.
Chất độc: Nước thải bao gồm các chất hoạt tính bề mặt, các hợp chất amin,
các chất cơ bản của các hợp chất ankylphenol etoxylat, và gasoline được sử

-

dụng trong thuốc nhuộm.
Các hợp chất hữu cơ halogen độc hại: sinh ra từ các thuốc nhuộm hoạt tính,

-

một vài thuốc nhuộm phân tán và chất màu.
Muối trung tính (Na2SO4 hoặc NaCl): thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải


-

với nồng độ cao từ 0.9 tới 2.8g, gây độc hại cho cá.
Nước thải của quá trình dệt nhuộm có thể chứa xyanua (CN), đây là chất độc
hại nhất với nước nếu không được xử lý.
Tóm lại, nước thải của nghề dệt nhuộm thường có mức độ ô nhiễm vượt quá

giới hạn chất thải cho tiêu chuẩn môi trường B (TCVN 5945 – 2005

Bảng 6: Các công đoạn phát sinh nước thải và đặc tính chủ yếu của dòng thải
T Công đoạn
Các chất gây ô nhiễm
Đặc tính dòng thải
1 Hồ tơ (lụa)
Hồ tinh bột biến tính( gạo
COD, BOD 5 CAO
bột sắn,…), keo PVA, chất
sáp, chất chóng mốc, chất
làm mềm…
2 Chuội tơ (lụa)
Xà phòng trung tính,
pH, COD, BOD5, SS,
Na2CO3, NaOH, CH3COOH, TS cao
Na2SiO3, chất keo…
22


3 Tẩy trắng
H2O2, NaOCl
4 Giặt sau quá trình Xà phòng, Na2CO3, H2O2,

tẩy chuội
H2S và các chất khác bám
vào trong quá trình chuội
5 Nhuộm
Các loại thuốc nhuộm, các
hóa chất trợ: thuốc nhuộm
axit, trực tiếp, Na2CO3,
CH3COOH, NaCl
6 Giặt sau nhuộm
Thuốc nhuộm và hóa chất
còn dư sau quá trình nhuộm

pH, COD cao
pH, COD, BOD5, SS,
TS cao
pH, COD, BOD5, SS,
TS, độ màu cao
Lưu lượng nước thải
lớn

(Tài liệu tham khảo: “Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện
môi trường cho làng nghề Dệt Nhuộm”, Nxb Khoa Học Kỹ Thuật, 2010, trang 31)

Bảng 7: Lượng nước thải phát sinh của làng nghề Vạn Phúc
Nguồn chất thải
Lượng nước
Lượng nước
Lượng nước thải
thải từ quá trình thải của
bình quân của một

3
xử lý/1000kg tơ xã(m /ngày)
hộ sản
3
(m )
xuất(m3/ngày)
Nước thải dịch chuội
40
5,33
0,18
Nước thải dich nhuộm 50
5,67
0,22
Nước thải giặt một lần 90
12
0,4
Các nước thải khác
460
61,3
2,04
Tổng
640
85,3
2,84
( Nguồn: Tổng hợp Báo cáo hiện trang môi trường làng nghề, Sở TN&MT
Hà Tây, 2006)

23



3.3 Quản lý chất thải nguy hại
Thông tư 12/2011/BTNMT Quy định về Quản lý chất thải nguy hại, mục C
Danh mục chi tiết của các CTNH và chất thải có khả năng là CTNH, đã quy định về
CTNH và chất thải có khả năng là CTNH của ngành dệt nhuộm như sau:

CTNH

10 02

Tên
chất
thải

Chất
thải từ
ngành
dệt
nhuộm
10 02 01 Chất
thải từ
quá
trình
hồ vải

dung
môi
hữu cơ
10 02 02 Phẩm
màu và
chất

nhuộm
thải có
thành
phần
nguy
hại
10 02 03 Bùn
thải có
thành
phần
nguy

Mã EC Mã
Basel
(A)


Basel
(B)

Tính chất Trạng Ngưỡng
nguy hại thái tồn
chính
tại
thông
thường

04 02

04 02

14

A3140
A3150

Y41
Y42

Đ, C

Lỏng

*

04 02
16

A1040

Y12

Đ, ĐS

Rắn/
Lỏng

*

04 02
19


A4070

Y18

Đ, ĐS

Bùn

*

24


hại từ
quá
trình
xử lý
nước
thải
10 02 04 Dung
dịch
thải có
thành
phần
nguy
hại từ
quá
trình
nhuộm


A4070

Y12

Đ, ĐS

Lỏng

*

Như vậy, chất thải, chất thải độc hại của ngành dệt nhuộm bao gồm nhiều
chất trong đó có dung môi và dầu thải cũng như chất nhuộm thải. Các chất thải khác
gồm có sợi vải, cặn từ nhà máy xử lý, từ bể điều hoà dòng chảy cũng như từ khâu
bao gói.
3.3.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại của làng
nghề
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom triệt để, nhiều làng
nghề xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước
và tác động xấu đến cảnh quan. Thống kê năm 2008 của Trung tâm nghiên cứu và
quy hoạch Môi trường đô thi – Nông thôn, Bộ Xây dựng cho thấy tổng lượng chất
thải rắn nguy hại phát sinh từ các làng nghề trên toàn quốc vào khoảng 2800
tấn/ngày. Trong đó các làng nghề ở miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại
nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn
phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt với lượng phát sinh từ 1- 7
tấn/ngày (Nguồn: Báo cáo môi trường năm 2008).
25



×