Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp đình vũ, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.3 MB, 132 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN VĂN VƯƠNG


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP ĐÌNH VŨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN DANH THÌN


HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả


nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn đã được nêu rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Vương


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn, bản thân tôi đã học hỏi
được rất nhiều kiến thức chuyên sâu, những bài học kinh nghiệm quý báu cần
thiết cho công tác thực tiễn của cá nhân tôi và sau này.
Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của Viện đào tạo sau đại học; Bộ môn Công nghệ môi
trường; Bộ môn Quản lý môi trường; Khoa Tài nguyên và Môi trường;
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Trần Danh Thìn,
Giảng viên Bộ môn Sinh thái nông nghiệp – Khoa Tài nguyên và Môi trường,
người thầy đã hết mực chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và
hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Tài nguyên và
Môi trường, Học viện Nông nghiệp Hà Nội đã động viên, tạo điều kiện cho
tôi trong quá trình học tập, cũng như thực hiện Luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú thuộc Chi cục Bảo vệ môi
trường Hải Phòng; các Cán bộ, nhân viên thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Hải
Phòng; Lãnh đạo và các nhân viên Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Toàn
Thắng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Vương


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC



Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 1
1.2.1 Mục đích 1
1.2.2 Yêu cầu 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2
1.1 Khái quát về chất thải nguy hại. 2
1.1.1 Định nghĩa chất thải nguy hại. 2
1.1.2 Phân loại chất thải nguy hại trên Thế giới và Việt Nam. 4
1.1.3 Các hoạt động chính liên quan đến Chất thải nguy hại. 9
1.1.4 Tác động của Chất thải nguy hại tới môi trường và con người. 10
1.2 Tình hình quản lý chất thải nguy hại trên thế giới. 16
1.3 Tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam. 19
1.3.1 Tình hình phát sinh chất thải nguy hại tại Việt Nam. 19
1.3.2 Tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam. 20
1.3.3 Tình hình đăng ký chủ nguồn thải và cấp phép hành nghề quản lý
chất thải nguy hại tại Việt Nam. 24
1.3.4 Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH tại Việt Nam. 25
1.4 Quản lý nhà nước về CTNH tại Hải Phòng. 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

1.4.1 Tổ chức quản lý nhà nước về CTNH tại Hải Phòng. 28
1.4.2 Vấn đề thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại Hải Phòng. 31
1.4.3 Các cơ sở xử lý CTNH trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 35
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1 Phạm vi và đối tượng. 37
2.2 Nội dung nghiên cứu. 37
2.2.1 Khái quát khu công nghiệp thành phố Hải Phòng. 37
2.2.2 Thực trạng phát sinh và quản lý Chất thải trên địa bàn Khu công
nghiệp Đình Vũ. 37
2.2.3 Mô hình thu gom và xử lý chất thải nguy hại tại Công ty xử lý
Chất thải nguy hại điển hình (Công ty TNHH Thương mại dịch
vụ Toàn Thắng). 37
2.2.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH. 37

2.3 Phương pháp nghiên cứu. 37
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp. 37
2.3.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa. 38
2.3.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích. 38
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu. 42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1 Sự phát triển của các KCN tại thành phố Hải Phòng. 43
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng. 43
3.1.2 Khái quát sự phát triển các Khu công nghiệp tại Hải Phòng. 46
3.2 Quản lý CTNH tại Khu công nghiệp Ðình Vũ. 48
3.2.1 Khái quát Khu công nghiệp Ðình Vũ. 48
3.2.2 Tình hình phát sinh và quản lý CTNH tại các Doanh nghiệp. 50
3.2.3 Đánh giá chất lượng môi trường tại KCN Đình Vũ. 67
3.3 Mô hình Nhà máy xử lý CTNH tại Công ty TNHH Thương mại
dịch vụ Toàn Thắng. 83
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Toàn Thắng. 83
3.3.2 Hoạt động và hiệu quả xử lý CTNH của Công ty TNHH TMDV
Toàn Thắng. 79
3.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH tại Khu công
nghiệp Đình Vũ. 89
3.4.1 Thiết lập mô hình quản lý. 92
3.4.1 Thực thi mô hình quản lý. 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
1 Kết luận. 98
2 Kiến nghị. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nội dung
1 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
2 BYT Bộ Y tế
3 BTC Bộ Tài chính
4 BKHCNMT Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
5 BXD Bộ Xây dựng
6 BVTV Bảo vệ thực vật
7 BVMT Bảo vệ môi trường
8 CTNH Chất thải nguy hại
9 CTR Chất thải rắn
10 CERCLA
Đạo luật toàn diện môi trường đáp ứng, bồi
thường và trách nhiệm
11 DDT Dichloro Diphenyl Trichlorothane
12 KCN Khu công nghiệp
13 KKT Khu kinh tế
14 KCX Khu chế xuất
15 NĐ-CP Nghị định Chính phủ
16 PCBs Poly Chlorinated Bighenyls
17 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
18 QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng
19 QLCTNH Quản lý Chất thải nguy hại
20 RCRA Luật Bảo tồn và phục hồi các tài nguyên
21 STNMT Sở Tài nguyên và Môi trường
22 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
23 TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

24 TT Thông tư
25 UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
26 UBND Ủy ban nhân dân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC BẢNG


STT Tên bảng Trang

1.1 Phân loại CTNH theo đặc tính nguy hại 6
1.2 Mối nguy hại của CTNH lên con người và môi trường 11
1.3 Khối lượng chất thải y tế nguy hại từ năm 2009 đến 2012 do
Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thu gom 34
2.1 Phương pháp xác định các thông số ô nhiễm trong nước thải 39
2.2 Phương pháp xác định các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt 41
3.1 Quá trình phát sinh CTNH từ ngành dệt nhuộm 53
3.2 Quá trình phát sinh CTNH từ ngành sản xuất mạch in 54
3.3 Quá trình phát sinh CTNH từ ngành sản xuất cao su 56
3.4 Quá trình phát sinh CTNH từ ngành luyện kim 57
3.5 Tổng hợp các thành phần chất thải nguy hại phát sinh thường
xuyên của các Doanh nghiệp trong KCN Đình Vũ 60
3.6 Tình hình chuyển giao chất thải nguy hại tại các Công ty trong
Khu công nghiệp Đình Vũ năm 2013 65
3.7 Chất lượng môi trường không khí tại một số Công ty T.11/2012 68
3.8 Chất lượng môi trường không khí tại một số Công ty T.5/2013 70
3.9 Chất lượng môi trường không khí tại một số Công ty T.11/2013 68
3.10 Chất lượng nước thải tại một số Công ty tháng 5 năm 2013 75
3.11 Chất lượng nước thải tại một số Công ty tháng 11 năm 2013 78

3.12 Chất lượng khí thải sau hệ thống lò đốt CTNH 88
3.13 Chất lượng xỉ thải sau hệ thống lò đốt CTNH 89
3.14 Chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tập trung 86
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC HÌNH


STT Tên hình Trang

1.1 Sơ đồ các tuyến xâm nhập chất thải nguy hại vào cơ thể con người 12
1.2 Sự tiếp xúc và tích lũy CTNH đối với con người 13
1.3 Tổ chức quản lý CTNH trên địa bàn thành phố Hải Phòng 28
3.1 Sơ đồ thành phố Hải Phòng 44
3.2 Vị trí Khu công nghiệp Đình Vũ 44
3.3 Quy trình quản lý chung CTNH tại Doanh nghiệp 62
3.4 Tổ chức Công ty TNHH TMDV Toàn Thắng 78
3.5 Sơ đồ công nghệ lò đốt CTNH 86
3.6 Sơ đồ công nghệ Hệ thống xử lý ắc quy 90
3.7 Sơ đồ công nghệ Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang 91
3.8 Sơ đồ công nghệ Hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu 92
3.9 Sơ đồ công nghệ Hệ thống xử lý nước thải tập trung 93
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đi đôi với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là lượng chất thải vô

cùng lớn đã và đang trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu tới đời sống
con người và môi trường chung. Trong đó Chất thải nguy hại (CTNH) là một
trong những nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền công nghiệp tại Hải Phòng
nói riêng, Quản lý CTNH là một vấn đề tương đối mới mẻ và đang khá bức
xúc trong công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy, một trong những vấn đề cấp
bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay là thực hiện quản lý
chất thải triệt để và không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là CTNH.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng và Giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý Chất thải nguy hại tại khu công nghiệp
Đình Vũ, thành phố Hải Phòng”. Đề tài cần thiết được nghiên cứu, ứng
dụng vào thực tế để góp phần quản lý an toàn chất thải, bảo vệ môi trường
chung và hướng tới phát triển bền vững.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích:
Đánh giá thực trạng phát sinh, quản lý chất thải nguy hại tại Khu công
nghiệp Đình Vũ, thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục các
tồn tại, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại, bảo vệ môi trường.
1.2.2. Yêu cầu:
+ Tìm hiểu chung sự phát triển KCN Đình Vũ tại thành phố Hải Phòng.
+ Phân tích tình hình hoạt động, hiện trạng môi trường của KCN Đình Vũ.
+ Tìm hiểu tình hình phát sinh chất thải nguy hại tại KCN Đình Vũ.
+ Tìm hiểu thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại KCN Đình Vũ.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH tại KCN Đình Vũ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU



1.1. Khái quát về chất thải nguy hại:
1.1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại.
Thuật ngữ chất thải nguy hại lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70. Sau
một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ
thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới
có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các
văn bản dưới luật về môi trường.
Theo Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc thì ngoài chất thải
phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán
rắn và các bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính, tính nổ, ăn mòn
hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức
khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho
tiếp xúc với chất thải khác.
Tại Việt Nam, đứng trước các nguy cơ bùng nổ chất thải nguy hại là hệ
quả của việc phát triển công nghiệp, ngày 16/7/1999, Thủ Tướng Chính Phủ
đã ban hành Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg về Quy chế quản lý chất thải
nguy hại, trong đó tại Điều 2, Mục 2 chất thải nguy hại được định nghĩa như
sau: Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với
chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người. Các chất thải
nguy hại được liệt kê trong danh mục (phụ lục 1 của quy chế). Danh mục do
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương qui định.
Qua các định nghĩa được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều
đề cập đến đặc tính (cháy-nổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính) của chất thải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

nguy hại. Có định nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn, lỏng, bán rắn,
khí), gây tác hại do bản thân chúng hay khi tương tác với các chất khác. Nhìn

chung nội dung của định nghĩa sẽ phù thuộc rất nhiều vào tình trạng phát triển
khoa học – xã hội của mỗi nước.
Tóm lại: Chất nguy hại là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể
hoặc tiềm ẩn đối với con người và các sinh vật khác do: không phân hủy sinh
học hay tồn tại lâu bền trong tự nhiên; gia tăng số lượng đáng kể không thể
kiểm soát; liều lượng tích lũy đến một mức nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra
những tác động tiêu cực.
Các chất có một trong các đặc tính nguy hại sau đây được xác định là
chất nguy hại:
• Chất dễ cháy: chất có nhiệt độ bắt cháy < 60
o
C, chất có thể cháy do ma
sát, tự thay đổi về hoá học. Những chất dễ cháy thường gặp nhất là các loại
nhiên liệu (xăng, dầu, gas…), ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ
như benzen, etylbenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa clo…
• Chất có tính ăn mòn: là những chất trong nước tạo môi trường pH < 3
hay pH >12,5; chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường gặp là những chất có
tính axit hoặc bazơ…
• Chất có hoạt tính hoá học cao: các chất dễ dàng chuyển hoá hoá học;
phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiềm năng
gây nổ với nước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất xyanua hay
sunfit sinh khí độc khi tiếp xúc với môi trường axit; dễ nổ hay tạo phản ứng
nổ khi có áp suất và gia nhiệt; dễ nổ hay tiêu hủy hay phản ứng ở điều kiện
chuẩn; các chất nổ bị cấm.
• Chất có tính độc hại: những chất mà bản thân nó có tính độc đặc thù
được xác định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần
trong các pha hơi, rắn và lỏng. Khi có thành phần hoá học nào lớn hơn tiêu
chuẩn cho phép thì chất thải đó được xếp vào loại chất độc hại. Chất độc hại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


gồm: các kim loại nặng như thủy ngân (Hg), cadmium (Cd), asenic (As), chì
(Pb) và các muối của chúng; dung môi hữu cơ như toluen (C
6
H
5
CH
3
), benzen
(C
6
H
6
), axeton (CH
3
COCH
3
), cloroform…; Các chất có hoạt tính sinh học
(thuốc sát trùng, trừ sâu, hoá chất nông dược…); Các chất hữu cơ rất bền
trong điều kiện tự nhiên nếu tích luỹ trong mô mỡ đến một nồng độ nhất định
thì sẽ gây bệnh (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls).
• Chất có khả năng gây ung thư và đột biến gen: dioxin (PCDD), asen,
cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa clo…
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại trên Thế giới và Việt Nam.
a. Phân loại theo UNEP (Chương trình Môi trường Liên hợp quốc)
Chia làm 9 nhóm dựa trên những mối nguy hại và những tính chất
chung [23].
• Nhóm 1: Chất nổ
Nhóm này bao gồm:
- Các chất dễ nổ, ngoại trừ những chất quá nguy hiểm trong khi vận

chuyển hay những chất có khả năng nguy hại thì được xếp vào loại khác.
- Vật gây nổ, ngoại trừ những vật gây nổ mà khi cháy nổ không tạo ra
khói, không văng mảnh, không có ngọn lửa hay không tạo ra tiếng nổ ầm ĩ.
• Nhóm 2: Các chất khí nén, hóa lỏng hay hòa tan có áp.
Nhóm này bao gồm những loại khí nén, khí hóa lỏng, khí trong dung
dịch, khí hóa lỏng do lạnh, hỗn hợp một hay nhiều khí với một hay nhiều hơi
của những chất thuộc nhóm khác, những vật chứa những khí, như tellurium
và bình phun khí có dung tích lớn hơn 1 lít.
• Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy.
Nhóm 3 bao gồm những chất lỏng có thể bắt lửa và cháy, nghĩa là chất
lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn hoặc bằng 61
o
C.
• Nhóm 4: Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những
chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

+ Phân nhóm: 4.1 Các chất rắn dễ cháy.
Gồm: Chất rắn có thể cháy, chất tự phản ứng và chất có liên quan, chất ít
nhạy nổ.
+ Phân nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Gồm: Những chất tự bốc cháy, những chất tự tỏa nhiệt.
+ Phân nhóm 4.3: Những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy.
Những chất khi tiếp xúc với nước sẽ giải phóng những khí dễ cháy có
thể tạo thành những hỗn hợp cháy nổ với không khí. Những hỗn hợp như thế
có thể bắt nguồn từ bất cứ ngọn lửa nào như ánh sáng mặt trời, dụng cụ cầm
tay phát tia lửa hay những ngọn đèn không bao bọc kĩ.
• Nhóm 5: Những tác nhân oxy hóa và các peroxit hữu cơ.
Nhóm 5 được chia thành các phân nhóm:

+ Phân nhóm 5.1: Tác nhân oxy hóa.
+ Phân nhóm 5.2: Các peroxit hữu cơ.
• Nhóm 6: Chất độc và chất gây nhiễm bệnh.
Nhóm 6 được chia thành các phân nhóm :
+ Phân nhóm 6.1: Chất độc.
+ Phân nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
• Nhóm 7: Những chất phóng xạ.
Bao gồm những chất hay hợp chất tự phát ra tia phóng xạ. Tia phóng xạ
có khả năng đâm xuyên qua vật chất và có khả năng ion hóa.
• Nhóm 8: Những chất ăn mòn.
Bao gồm những chất tạo phản ứng hóa học khi tiếp xúc với các mô sống,
phá hủy hay làm hư hỏng hàng hóa, công trình.
- Nhóm 9: Những chất khác.
Bao gồm những chất mà trong quá trình vận chuyển có biểu hiện mối
nguy hại không được kiểm soát theo tiêu chuẩn các chất liệu thuộc nhóm
khác. Nhóm 9 bao gồm một số chất và vật liệu biểu hiện sự nguy hại cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

phương tiện vận chuyển cũng như cho môi trường, không đạt tiêu chuẩn của
nhóm khác.
b. Phân loại CTNH tại Việt Nam
- Việc phân định, phân loại CTNH được thực hiện theo quy định tại
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 11/4/2011 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo
Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường (sau đây viết tắt là QCVN 07:2009/BTNMT).
- Nguyên tắc phân loại CTNH bao gồm:
+ Xác định một chất thải là CTNH căn cứ vào quy định về
ngưỡng CTNH;

+ Hỗn hợp chất thải được phân định là CTNH khi có ít nhất một chất
thải thành phần trong hỗn hợp chất thải là CTNH;
+ Loại chất thải có khả năng là CTNH khi chưa phân định được là
không nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT thì phải quản lý
theo quy định như đối với CTNH.

Phân loại theo đặc tính CTNH:
Bảng 1.1. Phân loại CTNH theo đặc tính nguy hại
Tính chất
nguy hại
Ký hiệu Mô tả
Dễ nổ N Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà b
ản thân
chúng có th
ể nổ do kết quả của phản ứng hoá học
hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và t
ốc
độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
Dễ cháy C - Chất thải lỏng dễ cháy: Các ch
ất thải ở thể
lỏng, hỗn hợp chất lỏng ho
ặc chất lỏng chứa chất
rắn hoà tan hoặc lơ l
ửng, có nhiệt độ chớp cháy
thấp theo QCVN 07:2009/BTNMT.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Tính chất
nguy hại

Ký hiệu Mô tả
- Chất thải rắn dễ cháy: Các ch
ất thải rắn có khả
năng t
ự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát
trong các điều kiện vận chuyển.
- Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các ch
ất
thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong đi
ều
kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng l
ên
do tiếp xúc với không khí và có kh
ả năng bốc
cháy.
- Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các ch
ất thải khi
tiếp xúc với nước có khả năng t
ự cháy hoặc tạo
ra khí dễ cháy.
Oxy hoá OH Các ch
ất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện
ph
ản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc
v
ới các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.
Ăn mòn AM Các chất thải thông qua phản ứng hoá h
ọc gây
tổn thương nghiêm tr

ọng các mô sống hoặc phá
huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương ti
ện
vận chuyển. Thông thường đó là các ch
ất hoặc
h
ỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc kiềm
mạnh theo QCVN 07:2009/BTNMT.
Có độc tính Đ - Gây kích ứng: Các chất thải không ăn m
òn có
các thành phần nguy hại gây sưng hoặc vi
êm khi
tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.
- Gây hại: Các chất thải có các thành ph
ần nguy
hại gây các rủi ro sức khoẻ ở mức độ thấp
thông
qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây độc cấp tính: Các chất thải có các th
ành
phần nguy hại gây tử vong, tổn th
ương nghiêm
tr
ọng hoặc tức thời cho sức khoẻ thông qua
đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Tính chất
nguy hại

Ký hiệu Mô tả
- Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các ch
ất thải có
các thành phần nguy hại gây ảnh hư
ởng xấu cho
sức khoẻ một cách từ từ hoặc m
ãn tính thông qua
đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây ung thư: Các chất thải có các thành ph
ần
nguy hại có kh
ả năng gây ra hoặc tăng tỉ lệ mắc
ung thư thông qua đư
ờng ăn uống, hô hấp hoặc
qua da.
- Gây độc cho sinh sản: Các ch
ất thải có các
thành phần nguy hại có khả năng gây tổn th
ương
hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con ngư
ời
thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
- Gây đột biến gien: Các chất thải có các th
ành
phần nguy hại gây ra hoặc tăng tỷ lệ tổn
thương
gen di truyền thông qua đư
ờng ăn uống, hô hấp
hoặc qua da.
- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành ph

ần
mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nư
ớc sẽ
gi
ải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với
người và sinh vật.
Có độc tính
sinh thái
ĐS Các chất thải có các thành ph
ần nguy hại gây tác
hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trư
ờng
và các hệ sinh vật thông qua tích luỹ sinh học.
Lây nhiễm LN Các ch
ất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học
gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người v
à
động vật.
(Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 11/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại).

Phân loại theo nguồn gốc hoặc dòng thải chính:
+ Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

+ Chất thải từ quá trình sản xuất, cung ứng và sử dụng hoá chất vô cơ.
+ Chất thải từ quá trình sản xuất, cung ứng và sử dụng hoá chất hữu cơ.
+ Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác.
+ Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.

+ Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh.
+ Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các
vật liệu khác.
+ Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm
che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
+ Chất thải từ ngành chế biến gỗ, giấy và bột giấy.
+ Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
+ Chất thải xây dựng và phá dỡ.
+ Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải, xử lý nước cấp.
+ Chất thải từ ngành y tế và thú y.
+ Chất thải từ ngành nông nghiệp.
+ Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải
từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
+ Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
+ Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi
chất lạnh và chất đẩy (propellant).
+ Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
1.1.3. Các hoạt động chính liên quan đến Chất thải nguy hại:
- Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng
ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời,
vận chuyển và xử lý CTNH.
- Vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm
thời, trung chuyển, sơ chế CTNH.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

- Xử lý CTNH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần
nguy hại của CTNH (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập,

chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường
và sức khoẻ con người.
- Sơ chế CTNH là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ-lý đơn thuần
nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc vận chuyển, xử lý hoặc nhằm phối trộn hoặc tách riêng các
thành phần của CTNH cho phù hợp với các phương pháp xử lý khác nhau.
- Đồng xử lý CTNH là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để xử
lý CTNH, trong đó CTNH được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên vật liệu bổ
sung cho quá trình sản xuất này.
- Tái sử dụng trực tiếp CTNH là việc trực tiếp sử dụng lại các CTNH
có nguồn gốc là các phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đã
qua sử dụng thuộc danh mục quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT theo
đúng mục đích sử dụng ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật
liệu, hoá chất đó mà không qua bất kỳ khâu xử lý hay sơ chế nào.
1.1.4. Tác động của Chất thải nguy hại tới môi trường và con người.
Do các đặc tính dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn, phản ứng, độc hại mà chất thải
nguy hại có thể tác động xấu đến sức khỏe con người, các sinh vật, gây nguy
hiểm cho các công trình xây dựng và phá hủy môi trường sống tự nhiên. Các
tác động lên sinh vật, con người hoặc môi trường được chia làm hai loại:
- Tác động tức thời: do sự giải phóng CTNH ra môi trường bởi sự cố bất
thường hoặc do tình trạng quản lý không tốt.
- Tác động lâu dài: do sự xâm nhập, tích lũy của chất nguy hại trong cơ thể.
• Tác động tức thời:
Các CTNH dễ cháy nổ và các chất ăn mòn, các chất phản ứng mạnh, chất
có độc tính cao thuộc nhóm có tác động tức thời. Các chất dễ cháy nổ có thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

dẫn đến các sự cố cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản, gây đình trệ sản
xuất…Ngoài ra, các đám cháy cũng giải phóng vào môi trường một lượng lớn

các chất ô nhiễm, gây nên các tác động tác động đến môi trường sống của con
người và hệ sinh thái. Các sản phẩm khác của quá trình cháy có thể là mối
nguy hại khác của sự cháy nổ. Một ví dụ cụ thể là CO có thể gây bệnh chết
người hoặc nó làm cho máu mất khả năng vận chuyển oxy. Các chất độc khác
như SO
2
, HCl… tạo ra từ quá trình đốt cháy các hợp chất có chứa lưu huỳnh
hoặc Clo. Một quá các chất hữu cơ khác là andehit là sản phẩm trung gian của
quá trình đốt cháy không hoàn toàn, ngoài ra quá trình đốt cháy không hoàn
toàn còn tạo ra các hợp chất đa vòng thơm có khả năng gây ung thư.
Bảng 1.2. Mối nguy hại của CTNH lên con người và môi trường
TT Loại CTNH
Nguy hại đối với
người tiếp xúc
Nguy hại đối với môi
trường
1
Chất thải dễ
bắt lửa, dễ
cháy
Hỏa hoạn, gây bỏng
Gây ô nhiễm không khí
Các loại này ở thể rắn khi
cháy có thể sinh ra các
sản phẩm cháy độc hại.
2 Chất ăn mòn
Ăn mòn, gây phỏng,
hủy hoại cơ thể khi tiếp
xúc.
Ô nhiễm không khí và

nước, gây hư hại vật liệu
3
Chất thải dễ
nổ
Gây tổn thương sức
khỏe do sức ép, gây
bỏng, dẫn tới tử vong
Phá hủy công trình, Sinh
ra các chất ô nhiễm đất,
không khí, nước
4
Chất thải dễ
oxy hóa
Gây cháy nổ khi xảy ra
phản ứng hóa học, ảnh
hưởng đến da, sức
khỏe.
Gây ô nhiễm nước, đất
5 Chất độc
Anh hưởng mãn tính và
cấp tính đến sức khỏe
Gây ô nhiễm nước, đất
6
Chất lây
nhiễm
Lan truyền bệnh
Một vài hậu quả về môi
trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12


Các chất phản ứng, các chất oxy hóa mạnh tiềm ẩn các nguy cơ cho
con người hơn là cho môi trường do chúng không bền, dễ bị phân hủy hoặc
chuển hóa thành các chất khác. Quá trình phản ứng đó có thể phát sinh
nhiệt, gây cháy nổ hoặc giải phóng các chất có tính độc vào môi trường hay
tạo điều kiện cho các phản ứng cháy nổ xảy ra ở những chất khác. CTNH
thường ăn mòn vật liệu gây hư hỏng các công trình, thùng chứa, nhà kho.
Các chất ăn mòn còn có thể gây ra ăn mòn khi tiếp xúc với cơ thể con
người đặc biệt là da.

Hình 1.1. Sơ đồ các tuyến xâm nhập chất thải nguy hại
vào cơ thể con người
• Tác động lâu dài:
Sự phát thải các thành phần chất thải nguy hại ra môi trường bên ngoài
có thể thông qua các quá trình bay hơi, lan truyền theo dòng nước, thấm.
Nước mặt bị ô nhiễm kéo theo sự ô nhiễm của đất và không khí. CTNH được
chôn lấp ở những bãi rác không hợp vệ sinh rò rỉ gây ô nhiễm đất, nước mặt
và nước ngầm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

CTNH có thể ảnh hưởng trực tiếp qua con người thông qua các tuyến hô
hấp, tiêu hóa hay qua da, mắt. Các tuyến mà chất thải xâm nhập vào cơ thể
người được thể hiện thông qua sơ đồ sau:


Hình 1.2. Sự tiếp xúc và tích lũy CTNH đối với con người
Sau đây là một số chất độc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cùng
các tác động môi trường cụ thể :
- Dung môi :

Các dung môi hữu cơ có thể tan trong môi trường mỡ cũng như nước.
Hơi của dung môi rất dễ được hấp thu qua phổi. Có nhiều loại dung môi hữu
cơ gây độc tính cấp và mãn tính cho con người và động vật khi tiếp xúc.
Một số dung môi hữu cơ thường gặp là Benzen, Toluen, Xylen,
Etylbenzen, Xyclohexan. Các dung môi này có thể hấp thụ qua phổi và qua
da. Khi tiếp xúc ở liều cao gây độc tính cấp suy giảm thần kinh trung ương,
gây chóng mặt, nhức đầu, ngộp thở dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Benzen tích lũy
trong các mô mỡ và tủy xương gây bệnh bạch cầu, xáo trộn AND di truyền.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

- Các Hydrrocacbon:
Các chất Halogen hóa chủ yếu là nhóm clo hữu cơ, chúng đều là các chát
dễ bay hơi và rất độc, đặc biệt chúng dễ gây mê, gây ngạt, ảnh hưởng đến hệ
thần kinh, gan thận như Triclometan, Tetra clorocacbon, Tricloroetylen…các
hợp chất phức tạp còn có khuynh hướng tích tụ trong cơ thể động thực vật khi
hấp thu chúng như PCBs, DDT
- Các kim loại nặng:
Các kim loại nặng gây hại đáng kể cho môi trường. Với hàm lượng
cao chúng gây rối loạn, ức chế hoạt động của sinh vật. Tuy nhiên tác động
nguy hại đáng quan tâm của chúng là lên sức khỏe con người. Do sự xâm
nhập của chúng vào cơ thể diễn ra trong thời gian dài nên khó có thể phát
hiện và ngăn ngừa.
Một số kim loại nặng tiêu biểu là Cr (VI), Hg, As, Cd…
- Các chất có độc tính cao:
Các chất có độc tính cao gây ngộ độc hoặc gây tử vong cho người nếu
xâm nhập và tích lũy trong cơ thể dù với lượng nhỏ. Dưới đây là một số độc
chất thường gặp:
+ Chất rắn: Cd, Pb, As, muối Cyanua và các hợp chất của chúng.
+ Chất lỏng: Hg, dung dịch các chất rắn trên, hợp chất vòng thơm…

+ Chất khí: Hydrocyanua, Photgen, khí Halogen, dẫn xuất của
Halogen…
Một số chất gây đột biến ở người và động vật hữu nhũ, gây ra tác động
lâu dài lên sức khỏe con người và môi trường như Carcinogens, Asbetos,
PCBs
Do tác động mà chất thải gây ra cho con người và môi trường rất lớn
và không thể đo lường trước được nên việc quản lý chặt chẽ CTNH là điều
tất yếu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Chất thải nguy hại trước khi xâm nhập vào cơ thể con người thông qua
các con đường : Hô hấp, qua da, qua hệ tiêu hóa.
Chất nguy hại tồn tại trong môi trường đất, nước, khí, thực phẩm.
• Từ môi trường không khí:
CTNH đi vào không khí thông qua sự hóa hơi từ môi trưong đất, nước, từ
sự chất thải rắn hay được thải ra từ ống khói các nhà máy. Sau đó chất thải có
sự biến đổi trong môi trường không khí, sự biến đổi đó có thể là sự kết hợp
với bụi, hơi nước, các thành phần khác có trong khí quyển. Thời gian tồn tại
cũng như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm sẽ quyết định sự biến đổi của chất ô
nhiễm. Chất ô nhiễm có thể mất đi do biến đổi, sa lắng vào môi trưòng đất,
nước hoặc sự hấp thụ của con người và động thực vật.
Chất nguy hại đi vào cơ thể con người thông qua việc con người sử dụng
trực tiếp các thực phẩm bị nhiễm độc hoặc tiếp xúc bằng cách hít thở. Mức độ
gây độc của chất nguy hại tùy thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm và mức độ
đào thải chất độc của cơ thể con người.
• Từ môi trường đất:
Chất nguy hại có trong môi trường đất có thể do sự sa lắng từ không khí
hoặc sự thải bỏ trực tiếp từ chất thải rắn hay chất lỏng nguy hại. Chất nguy
hại đi vào cơ thể người thông qua thực phẩm nhiễm độc hay do sự tiếp xúc

trong quá trình hoạt động.
• Từ môi trường nước:
Chất nguy hại trong môi trường nước tồn tại cũng do sự sa lắng từ không
khí hoặc do sự thải bỏ thẳng vào dòng nước. Chất nguy hại khi vào môi
trường có sự biến đổi mà nó có thể gia tăng mức độ độc hay suy giảm. Chất
nguy hại xâm nhập cơ thể người thông qua thực phẩm bị nhiễm độc hay tiếp
xúc trực tiếp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

1.2. Tình hình quản lý chất thải nguy hại trên thế giới.
Sự phát triển của các loại hình công nghiệp, sự gia tăng nhu cầu tiêu
dùng, hưởng thụ vật chất …đã dẫn đến một lượng lớn chất thải ra môi trường
trong số đó có các chất thải nguy hại và độc hại. Ngoài ra bên cạnh đó các
cuộc chiến tranh nhằm giải quyết các mâu thuẩn khu vực hay các cuộc nội
chiến cũng góp phần đưa một lượng lớn chất độc hại vào môi trường.
Từ những thực tế như vậy, các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước
tiên tiến như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc …ngày càng hoàn thiện bộ Luật bảo vệ
môi trường của mình, và trong đó các quy chế quản lý các chất thải nguy hại
là các thành phần không thể thiếu được của bộ Luật. Mặc dù vẫn còn nhiều
khác biệt trong nội dung các điều khoản của các bộ Luật giữa những quốc gia
khác nhau, nhưng nhìn chung các bộ Luật điều đã chỉ rõ được mối quan tâm
của nhà nước đối với công tác quản lý chất thải nguy hại.
* Quản lý Chất thải nguy hại và độc hại tại Mỹ:
Các Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ ước tính rằng 256 triệu tấn chất thải
nguy hại chính thức phân loại được sản xuất ở Mỹ mỗi năm. Các nguồn chất thải
nguy hại lớn nhất ở Mỹ là các ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí [30].
Chất thải nguy hại nhất được tái chế, chuyển đổi sang hình thức không
nguy hiểm, lưu trữ hoặc xử lý để nó không trở thành một vấn đề công cộng.
Ước tính khoảng 5 tỷ tấn hóa chất có độ độc cao được xử lý không đúng

cách tại Mỹ từ năm 1950 đến năm 1975 khi các quy định nghiêm ngặt hơn đã
được đưa vào hiệu lực [30].
Hai đạo luật quan trọng liên bang quy định quản lý chất thải nguy hại tại
Mỹ: Luật Bảo tồn và phục hồi các tài nguyên (RCRA, 1976) yêu cầu quản lý
của các chất độc hại và nguy hiểm. Đạo luật toàn diện môi trường đáp ứng,
bồi thường và trách nhiệm (CERCLA, 1980) nhằm mục đích ngăn chặn
nhanh, xử lý, khắc phục hậu quả của các điểm chứa chất thải độc hại.

×