Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tình hình quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại nhà máy giấy Bãi Bắng – thị trấn Phong Châu – huyện Phù Linh – tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.87 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI: “Tình hình quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại nhà
máy giấy Bãi Bắng – thị trấn Phong Châu – huyện Phù Linh –
tỉnh Phú Thọ”

Nhóm sinh viên thực hiện:

Người hướng dẫn:



I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, Công

nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt hơn hai thập kỉ qua nền kinh
tế của đất nước đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng GDP
nhanh, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng
nông nghiệp, không chỉ ở các vùng đô thị, mức sống của người dân vùng
nông thôn cũng được nâng cao, góp phần ổn định chính trị - xã hội và an
ninh – quốc phòng.
Chính vì vậy các ngành công nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ,
các khu công nghiệp, nhà máy được xây mới, mở rộng ở nhiều địa phương
với tốc độ nhanh, mạnh trên phạm vi cả nước. Theo đó khối lượng lớn các
chất thải khí, lỏng, rắn đã và đang bị đưa vào môi trường. Chúng được đưa
vào môi trường theo nhiều con đường khác nhau, làm cho môi trường trở lên
ô nhiễm, gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống con người, động thực vật.
Môi trường ô nhiễm đồng nghĩa với việc gia tăng các căn bệnh về đường hô


hấp, đường tiêu hóa, bệnh ngoài da và các bệnh về đau mắt, ung thư, và
nhiều các căn bệnh hiểm nghèo khác…,làm suy giảm năng suất cây trồng và
vật nuôi. Bên cạnh đó, lượng chất thải nguy hại phát sinh ngày càng nhiều,
nó nhân tác hại lên rất nhiều lần. Vì vậy vấn đề quản lý và xử lý chất thải
nguy hại đang là một vấn đề bức xúc của xã hội.
Công ty giấy Bãi Bằng đặt tại thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ. Tổng diện tích hiện nay của công ty khoảng hơn 80 ha, đây là vùng
đồi núi có bề mặt khá bằng phằng, có độ cao trung bình 32m so với mực
nước biển. Là công ty sản xuất giấy và bột giấy lớn nhất ở nước ta hiện nay.
Với sự phát triển lớn mạnh về quy mô sản xuất của nhà máy giấy Bãi Bằng


làm phát sinh lượng chất thải ngày càng nhiều. Vấn đề thu gom, vận chuyển,
xử lý và quản lý chất thải nguy hại tại nhà máy giấy Bãi Bằng – tỉnh Phú Thọ
ngày càng trở lên cấp thiết. Vấn đề chất thải phát sinh từ các ngành công
nghiệp nói chung và tại nhà máy giấy Bãi Bằng nói riêng nếu không được xử
lý hoặc xử lý chưa triệt để sẽ là một vấn đề rất đáng lo ngại.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình
hình quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại nhà máy giấy Bãi Bằng, huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”.

I.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử hàng
nghìn
năm. Thành phần chính của giấy là xelluloz, một loại polyme mạch thẳng và
dài có trong gỗ, nằm bên trong lõi cây. Trong gỗ, xelluloz được bao quanh
bởi một màng lignin cũng là polyme. Để tách xelluloz ra khỏi màng polymer,
người ta phải sử dụng phương pháp nghiền, sau đó sử dụng chất để xử lý.

Những sản phẩm giấy sau khi sử dụng sẽ sản sinh ra giấy loại. Giấy đã qua
sử dụng nếu không được đem tái sản xuất sẽ rất lãng phí. Không phải nguồn
nguyên liệu lúc nào cũng sẵn có trong tự nhiên, sau một thời gian sẽ không
còn đủ cho sản xuất giấy nữa, và không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của con người. Do vậy chúng ta phải tìm ra một phương pháp hay
một hướng đi mới cho ngành giấy, và phương pháp sản xuất giấy từ giấy đã
qua sử dụng là một hướng đi mới cho ngành giấy [10]
Giấy có thành phần được cấu tạo bởi một mạch polyme thẳng và dài, đó là một
loại xelluloz rất khó phân hủy trong tự nhiên, nhưng với giấy đã được thì có rất
nhiều phương pháp để xử lý.
2.1-Tình hình sản xuất giấy trên thế giới.
Ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là một ngành công nghiệp phát
triển lớn mạnh, có quy mô toàn cầu. Nhu cầu toàn thế giới năm 1998 khoảng


140 triệu tấn.Ở các nước Tây Âu: 27%, Bắc Mỹ: 24%, Nhật Bản: 11%, Trung
quốc: 8%, Hàn quốc: 4%, các nước còn lại: 27%. Tình hình sử dụng giấy tái
sinh trên thế giới đạt 46% và của một số quốc gia trong năm 1998 được đưa ra
trong bảng sau:
Bảng 1: Mức độ sử dụng và thu gom giấy loại % của một số quốc gia trên
thế giới:
Nước

%

tái

sử % thu gom

Nước


dụng
Đan Mạch

dụng
49

Đài Loan

90

58

Tây Ban Nha 81

43

Hàn

75

75

Thụy sĩ

68

65

61


65

Đức

61

71

58

48

Pháp

54

44

53

54

Áo

41

62

40


45

Trung Quốc

39

26

18

58

Bang 15

30

5

--

--

42

Liên

115

% tái sử % thu gom


Nga
Bỉ

Quốc
Hà Lan
Úc
Nhật Bản
USA
Thụy
Điển
Phần Lan

--

43

Canada

Mục tiêu của nhiều quốc gia là đạt được 70% tái sử dụng sơ sợi trong sản xuất
giấy in báo, cactong vào năm 2010. Điều này đặt gánh nặng lên việc sử dụng


hợp lý các sản phẩm giấy và cactong đã qua sử dụng. thiết kế sản phẩn hợp lý,
phân loại tại nguồn, loại các tạp chất của xơ sợi đảm bảo an toàn Môi trường.
Tái sử dụng: giấy báo cũ, giấy mỏng đã in và không in, cactong sóng cũ.
Có lý do để không tái sử dụng giấy và cactong. Các sản phẩm có thể chứa các
tạp chất đến mức chúng không còn tái sử dung.
Ngoài việc tái sản xuất các sản phẩm từ giấy, Người ta còn phương pháp khác
là: phương pháp đốt giấy loại.

Một ứng dụng khác của giấy loại là sử dụng chúng như là nhiên liệu. Thực tế
giấy là nhiên liệu sinh học lý tưởng với nhiệt trị khoảng 19MJ/Kg. Chúng ta có
thể coi xơ sợi như là khoản đi vay. Chúng ta mượn gỗ để sản xuất giấy hay cat
tông. Khi chúng ta đọc báo xong hay sử dụng xong cactong đựng sữa, chúng ta
chuyển chúng thành nhiên liệu sinh học.
2.2- Tình hình sản xuất giấy ở Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội giấy Việt Nam, ngành giấy đạt tốc độ tăng trưởng
cao và liên tục trong những năm vừa qua. Từ năm 1990 đến 1999, tốc độ tăng
trưởng bình quân là 16% /năm, 3 năm sau đó (2000, 2001 và 2002) đạt
20%/năm. Dư báo tốc độ tăng trưởng 5 năm tiếp theo là 28% /năm.
Với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, cùng với gia tăng sản phẩm giấy nhập
khẩu, đã giúp định suất tiêu thụ giấy trên đầu người của Việt Nam tăng từ
3,5kg/người/năm trong năm 1995 lên 7,7kg/người/năm trong năm 2000,
11,4kg/người/năm trong năm 2002 và khoảng 16kg/người/năm trong năm 2005.
Để đáp ứng đươc mức độ tăng trưởng trên, ngành giấy Việt Nam đã có chiến
lược phát triển từ nay đến 2010, đến năm 2010 sản lượng giấy trong nước sẽ đạt
tới 1,38 triệu tấn giấy/ năm ( trong đó khoảng 56% là nhóm giấy công nghiệp
bao bì và 25% là nhóm giấy vệ sinh) và 600.000 tấn bột giấy.


Hiện tại, bên cạnh khó khăn về chủ động nguồn bột giấy, ngành giấy Việt
Nam đang đối mặt với các thách thức về quy mô, trình độ công nghệ và các vấn
đề về xử lý môi trường.
Đặc trưng của ngành giấy Việt Nam là quy mô nhỏ. Việt Nam có tới 46%
doanh nghiệp có công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% có công suất từ 1.00010.000 tấn/năm và chỉ có doanh nghiệp có công suất trên 50.000 tấn/năm. Số
lượng các doanh nghiệp có quy mô lớn trên 50.000 tấn/năm sẽ ngày càng gia
tăng do quá trình đầu tư tăng trong giai đoạn 2006-2007. Quy mô nhỏ làm ảnh
hưởng đến tính cạnh tranh sản xuất do chất lượng thấp, chi phí sản xuất và xử lý
môi trường cao.
Công nghệ sản xuất từ những năm 70-80 hiện vẫn còn đang tồn tại phổ

biến, thậm chí ở cả những doanh nghiệp sản xuất quy mô trên 50.000 tấn/năm.
Nước thải, lignin là những vấn đề môi trường chính đối với ngành sản xuất
giấy. Việc xử lý là bắt buộc trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, phát thải
khí từ nồi hơi, chất thải rắn của quá trình nấu, bùn thải của hệ thống xử lý nước
thải cũng là những vấn đề môi trường cần được quan tâm.
Hiện tại chiến lược phát triển ngành giấy và bột giấy Việt Nam khuyến
khích việc thành lập các doanh nghiệp sản xuất bôt có công suất trên 100.000
tấn/năm, và sản xuất giấy trên 150.000 tấn/năm. Hiệp Hội Giấy Việt Nam đang
xúc tiến xây dựng tiêu chuẩn phát thải môi trường ngành, đồng thời đề xuất cắt
giảm hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất giấy có quy mô dưới 30.000 tấn/năm.
Cả nước có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó chỉ có khoảng 10%
doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, còn hầu hết các nhà máy đều
không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu, vì thế tình
trạng gây ô nhiễm môi trường do sản xuất giấy cũng đang là vấn đề được nhiều


người quan tâm. So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có
mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung
quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải xử lý không đạt yêu cầu.
Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra một tấn
giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30-100 m3 nước, trong khi các
nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn giấy. Sự lạc hậu này
không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn
đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ.
Trong các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung
bình 9 – 11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD)
cao, có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp
nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nước có chứa cả kim loại nặng, lignin
(dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm Clo hoá là những hợp chất có
độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân huỷ trong môi

trường. Có những nhà máy giấy, lượng nước thải lên tới 4.000 – 5.000m3/ngày,
các chỉ tiêu BOD, COD gấp 10 – 18 lần tiêu chuẩn cho phép; lượng nước thải
này không được xử lý mà đổ trực tiếp vào sông.
Ngoài ra, trong công nghiệp xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc
những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và
chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra
sông ngòi thì vấn đề ô nhiễm là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh thái
trong môi trường nước.
Hiện nay, ở các khu vực có cơ sở sản xuất giấy đang phải chịu sức ép nặng nề
về ô nhiễm môi trường, để sản xuất mỗi tấn bột giấy phải thải ra 10 tấn dịch
đen. Riêng khu vực sông Cầu, chỉ với 3.500 m3 nước xả mỗi ngày, nhưng ngành


giấy đã là thủ phạm số một gây ô nhiễm nặng cho dòng sông này, trong đó nhà
máy giấy Hoàng Văn Thụ đứng đầu bảng.
Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra một tấn
giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30-100 m3 nước, trong khi các
nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m 3/tấn giấy. Sự lạc hậu này
không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn
đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ. Công nghiệp sản xuất giấy và bột
giấy ở Việt Nam là một ngành công nghiệp lớn mạnh. Tuy nhiên, vấn đề thu
gom, xử lý và quản lý chất thải của ngành công nghiệp là một vấn đề cấp thiết
và cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG
3.1. Tình hình hoạt động nhà máy giấy Bãi Bằng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Công ty giấy Bãi Bằng là một công ty sản xuất giấy và bột giấy lớn nhất nước
ta hiện nay. Công ty hình thành từ năm 1974, được xây dựng bằng nguồn viện
trợ không hoàn lại của chính phủ Thụy Điển từ khâu thiết kế, xây dựng, chuyển
giao công nghệ và đào tạo nhân lực. Chính thức đổi tên thành công ty giấy Bãi

Bằng vào năm 1992.
Phát triển qua nhiều giai đoạn, đáng chú ý là 2 giai đoạn mở rộng sản xuất:
Năm 2003 nâng năng lực sản xuất lên 100.000 tấn/năm và năm 2005 nâng năng
lực sản xuất lên 250.000 tấn/năm. đã và đang cung cấp cho thị trường trong
nước một khối lượng giấy đáng kể có chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa
chuộng và cũng đã vươn ra thị trường một số nước trong khu vực như Malaysia,
Thái Lan, Singapore, Sri Lanka, Hồng Kông, Đài Loan...
Công ty giấy Bãi Bằng đặt tại thị trấn Phong Châu, Phù Ninh, Phú Thọ, đây là
vùng đồi có bề mặt khá bằng phẳng. Đây là khu vực có nguồn tài nguyên rất


phong phú, trong đó Sông Hồng và Sông Lô là hai nguồn nước mặt lớn nên
thuận lợi cho cấp nước sạch trong sản xuất và thoát nước thải.
Sông Lô được khai thác để cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của công nhân nhà
máy. Sông Hồng hiện đang tiếp nhận toàn bộ vị trí nước thải của công ty. Hệ
thống giao thông ngày càng được mở rộng, cảng nguyên liệu ở sông Lô được
xây dựng. Công ty và khu dân cư hình thành, phát triển cho đến nay đã tác động
đến môi trường đất , nước và không khí vùng phụ cận.
3.1.2. Tình hình sản xuất của công ty
Bảng 2: Sản lượng giấy sản xuất của công ty giấy Bãi Bằng ( 1992-2001)
Năm

Sản

lượng

kế Sản lượng thực tế % hoàn thành theo

1992


hoạch (Tấn)
36.000

(Tấn)
36.145

kế hoạch (TT/KH)
100,40

1993

38.000

32.020

84,92

1994

35.000

34.481

98,52

1995

38.000

50.062


131,74

1996

60.000

57.027

95,05

1997

58.000

53.631

92,27

1998

55.000

60.029

109,14

1999

64.440


63.101

97,92

2000

65.000

65.324

101,19

2001

66.000

73.233

111,00

(Nguồn: Công ty giấy Bãi Bằng)
Qua biểu đồ ta nhận thấy tuy sản lượng có biến động lên xuống giữa các năm
song xu hướng đi lên vẫn là chính, Trong những năm cuối thế kỉ 20 và những
năm đầu thế kỉ 21, sản lượng giấy tăng khá đồng đều và không có biến động
lớn. Nhưng đến năm 1995 sản lượng giấy đạt 50.062 tấn, tăng 15.581 tấn tương


ứng với 45.19% so với năm trước đó. Điều này cho thấy những năm gần đây
công ty đã có cố gắng nhiều trong ổn định sản xuất đảm bảo phát triển nhịp

nhàng cân đối.
Biểu đồ 1: Biểu đồ lượng giấy thực té sản xuất qua các năm của công ty
giấy Bãi Bằng (1992 – 2001)
Sản lượng thực tế của công ty giấy Bãi Bằng qua các năm đều có xu hướng
tăng. Đến năm 2004, Công ty Giấy Bãi Bằng đã hoàn thiện việc nâng cấp và
mở rộng sản xuất lên 100.000 tấn giấy/năm và 61.000 tấn bột giấy/năm với chất
lượng giấy cạnh tranh quốc tế và môi trường được cải thiện đạt tiêu chuẩn quốc
gia. Đồng thời, Công ty đã lập nghiên cứu khả thi trình Chính phủ chương trình
mở rộng giai đoạn 2 - Xây dựng một Nhà máy sản xuất bột giấy thương phẩm
250.000 tấn/năm hoàn thành trước năm 2007 với chất lượng sản phẩm và môi
trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trong những năm tới, nhất là khi Việt Nam tham gia khu vực mậu dich tự do
AFTA sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà máy giấy. Nên việc nâng cao
năng suất cải tiến là điều không thể tránh khỏi. Như vậy lượng chất thải thải ra
môi trường là khá lớn. Ngay cả khi công ty giấy Bãi Bằng là 1 trong những nhà
máy uy tín về xử lý chất thải. Vì thế cần quan tâm đến công tác quản lí xử lí
chất thải trong bãi Bằng nói riêng và các nhà máy giấy nói chung.
3.1.3. Năng lực về công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty giấy Bãi Bằng được tổ chức sản xuất theo mô hình sản xuất phức tạp
kiểu liên tục, sản phẩm sản xuất ra cuối cùng là sự hỗ trợ kết hợp sản xuất khép
kín từ điện-hơi- nước – xút- clo- hypo-cơ khí-vận tải-xút thu hồi- bột giấy
- Sản phẩm chính:
+ Giấy in: Dạng cuộn, tờ, sử dụng cho việc in tài liệu, sách các loại.


+ Giấy viết: Dạng cuộn, tờ, dùng để sản xuất vở, đóng sổ.
+ Giấy photocopy: Sử dụng cho các loại máy photocopy.
+ Giấy Tissue: Dạng cuộn, để gia công giấy vệ sinh, khăn ăn các loại.
+ Các sản phẩm chế biến: Khăn ăn (hộp hoặc gói), giấy vệ sinh, khăn ăn bỏ túi.
+ Các sản phẩm gỗ: gỗ dán, bàn, ghế, cửa các loại, trang thiết bị nội thất, đồ

dùng văn phòng.

a. Quy trình sản xuất
Quá trình sản xuất liên tục có chia ra các công đoạn phân xưởng, các nhà máy
sản xuất theo quy trình công nghệ để tiện lợi cho các công tác quản lí sản xuất
và vận hành thiết bị. Sản phẩm giấy có nhiều loại khác nhau, do vậy công ty
phải có kế hoạch sản xuất sản phẩm giấy có kích cỡ, định lượng phù hợp.
Nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ) được đưa vào chặt thành mảnh qua hệ thống máy
chặt nguyên liệu và thủ công. Sau khi qua các công đoạn chặt, rửa: các mảnh
này được đưa qua hệ thống sàng để laoij những mảnh không hợp cách, những
mảnh hợp cách được vận chuyển về kho chứa mảnh qua hệ thống băng tải và từ
đây đưa vào nồi nấu theo tỉ lệ phối trộn 50% sợi dài (mảnh tre nứa) và 50% sợi
ngắn ( mảnh gỗ các loại).
Từ sân mảnh, mảnh được đưa vào các nồi nấu qua hệ thống ống thổi mảnh
( theo nguyên lí khí động học). Quá trình đưa mảnh vào nồi nấu được vận hành
bằng hệ thống thiết bị nghi khí điều khiển và khi nấu bột hóa chất sử dụng là
xút và Na2SO4.
Sau khi nấu bột đến công đoạn rửa, dịch đen loãng thu hồi được trong quá trình
rửa bột được đưa vào chưng bốc thành dịch đen đặc cung cấp cho nồi hơi thu
hồi. Bột sau khi rửa được đưa sang công đoạn sàng chọn để loại bỏ mấu mắt và
tạp chất. Sauk hi rửa xong bột được cô đọng tới 12% và đưa sang công đoạn tẩy
trắng, theo yêu cầu phải tiến hành tẩy trắng bằng các hóa chất như xút, Clo,


NaCl, H2O2; Các hóa chất này phải được cung cấp từ nhà máy hóa chất hoặc
được mua ngoài.
Sau quá trình tẩy trắng, bột giấy được đưa ra phân xưởng xeo để sản xuất giấy.
Trước tiên, bột giấy được bơm tới công đoạn chuẩn bị bột và phụ gia. Tại đây
bột giấy được nghiền nhờ hệ thống máy nghiền, để đưa độ nghiền của bột từ 15 0
SR lên 35-400 SR. Do yêu cầu về sản lượng và chất lượng sản phẩm, công ty

phải nhập bột ngoại với tỉ lệ dung từ 15-20%, bột ngoại nhập cũng được xử lí
tại coong đoạn này. Bột sau khi nghiền được phối trộn với một số hóa chất phụ
gia như keo ADK; CaCO3, bentonite, tinh bột, cataretin…nhằm cải thiện một số
tính chất của giấy sau này.
Để tờ giấy đạt được các tiêu chuẩn mong muốn về bền đẹp, trước khi hình
thành tờ giấy, dung dịch bột được xử lí qua một hệ thống phụ trợ để loại bỏ tạp
chất, tạo cho bột không bị vón cục và có nồng đọ áp lực ổn định. Sau khi qua
hệ thống phụ trợ, dung dich bột giấy được đưa lên máy xeo và tờ giấy ướt được
hình thành, tờ giấy tiếp tục qua bộ phận sấy khô, kết thúc công đoạn sấy khô tờ
giấy đạt độ khô từ 93-95% và được cuộn lại thành từng cuộn giấy to. Các cuộn
tiếp tục được chuyển lên máy cuộn để cuộn lại và cắt thành các cuộn giấy nhỏ
có đường kính từ 90-100 cm; chiều rộng tùy yêu cầu của khách hàng. Nhờ có
băng tải và thang máy, các cuộn giấy này được chuyển tới bộ phận hoàn thành
để gia công chế biến, bao gói thành các sản phẩm. Tất cả các sản phẩm được
nhân viên KCS kiểm tra nghiêm ngặt, sau đó bao gói và nhập kho thành phẩm
để bán cho khách hàng.
Tổ chức quá trình sản xuất của công ty:
Về quy mô thì công ty giấy Bãi Bằng là một trong những công ty có quy mô lớn
ở nước ta cả về lao động, máy móc thiết bị cùng những công tác tổ chức quản lí.
Quá trình sản xuất được tổ chức một cách nhịp nhàng, tuần tự giữa các bộ phận,


các công đoạn sản xuất. Sản phẩm của công ty gồm giấy in giấy viết giấy đánh
máy, giấy telex…sản phẩm của công ty được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng
và đạt tiêu chuẩn cao trên thị trường. Công ty giấy Bãi Bằng thuộc loại hình sản
xuất liên tục, phân công công việc theo từng quy trình công nghệ, mỗi nơi làm
việc đảm bảo phụ trách một công đoạn quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Sơ đồ 1: Quy trình sản giấy tại công ty giấy Bãi Bằng




b. Thiết bị chính của Công nghiệp giấy Bãi Bằng và các nguồn thải
Thiết bị chính để tiêu thụ nguyên liệu, thiết bị có thải năng lượng và các
chất thải kèm theo ở dạng rắn lỏng khí bao gồm:


Bộ phận xử lý nước (lấy nước sông Lô cung cấp cho công ty 3.600
m3/giờ).






Lò hơi FCB (145 tấn hơi/ giờ)
Máy xeo giấy – 2 máy (100.000 tấn/năm)
Nồi nấu bột – 3 nồi (61.000 tấn/ năm)
Xưởng hóa chất gồm xút. CaO (7000 tấn/ năm) đặc biệt cần lưu ý 3 bình
chứa Clo lỏng với tổng lượng 60.000 tấn khí Clo âm ở 33 o C với áp lực



2-7 kg/cm2.
Lò hơi thu kiềm (45 tấn/ giờ)

Để xử nước cung cấp cho các nhà máy, hàng ngày Công ty đã xử dụng 2.0 -3.0
tấn/ngày phèn nhôm và 250 kg/ngày HCl 100%.
Nước thải của các nhà máy trong công ty bao gồm các thành phần chính:






12.800 m3/ ngày đêm rửa tre gỗ xả ra hồ Phú Nham
2.100-3000m3/ngày đêm (năm 2004) nước có tro xỉ từ xưởng động lực ra
mương Phú Nham và tràn vào các ruộng lúa rồi đổ ra sông Lô.
Nước thải từ các phân xưởng sản xuất gồm nước thải rửa bột và nước thải
xeo giấy, nhiều xơ sợi. Nước thải sau khi xử lí được bơm ra sông Hồng
theo 1 đường ống ngầm D800, lưu lượng nước thải hàng ngày dao động



từ 15.781- 28.100 m3/ ngày đêm.
Ngoài ra còn 4000m3/ngày đêm nước rửa có bể lọc nhiều chất hữu cơ, vô
cơ đông tụ dạng hạt nhỏ đổ ra mương Lô Trì và vào đồng ruộng xã phú
Nham và Tiên Du.


Nghiên cứu nước thải tại một số khâu sản xuất chính trong Công ty giấy Bãi
Bằng, người ta xác định một số chỉ tiêu thể hiện tính chất nước thải được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Tính chất nước thải ở một số khâu sản xuất chính
ST
T

Chỉ tiêu

Phân xưởng bột
giấy
Nấu

Tẩy
rửa
3
Lưu lượng m /ngày.đêm 4560
14540
chất thải
pH
mg/lit
13.7
Tổng chất mg/lit
350
286
rắn
hòa
tan
Cặn
lơ mg/lit
329
1
lửng
COD
mg/lit
1565
554
Cl
mg/lit
944.4

1
2

3
4
5
6

ĐVT

Phân
xưởng
xeo

Thu
hồi
H.C

Nhà
máy
H.C

8670

830

2160

567

12.2
135


8.4
-

400

-

-

322
-

-

782.9

(nguồn : Công ty giấy Bãi Bằng )
Nước thải khu vệ sinh của công ty sau khi lắng cũng là nguồn gây bẩn đáng kể
(200-400 m3/ngđ), với giá trị BOD5 =300-420 mg/lit, NH4 = 16-24mg/lit và
coliform đến 100.000 MNP/100ml.
3.2 Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại tại công ty giấy Bãi Bằng.
Các chất thải nguy hại ngành giấy, bao gồm chủ yếu các chất sau:

-

Dung môi hữu cơ chứa clo: cacbon tetraclorit, metylen clorit,
tetracloroetylen, tricloroetylen, 1,1,1-tricloetan, các hỗn hợp dung môi
chứa clo.



-

Chất thải ăn mòn: chất lỏng ăn mòn, chất rắn ăn mòn, ammonium
hydroxit, hydrobrommit axit, hydroclorit axit, nitric axit, photphoric axit,

-

potassium hydroxit, sodium hydroxit, sunfuric axit.
Sơn thải: chất lỏng có thể cháy, chất lỏng dễ cháy, etylen diclorit, cloro

-

benzen, metyl etyl keton, sơn thải có chứa kim loại nặng.
Dung môi: chưng cất dầu mỏ.
Các khí thải gây độc khác: mecaptan, SO2, CO2,…

Trên đây là các loại chất thải nguy hại chủ yếu phát sinh ra từ nhà máy sản xuất
giấy và bột giấy. Tuy nhiên, cũng có thể nhìn một cách tổng quát về các loại
chất thại nguy hại và nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại ngành sản xuất
giấy và bột giấy như sau:

Bảng 1: Quá trình và nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại.
Dạng tồn tại

Nguồn gốc Qúa trình phát sinh
phát sinh
Nghiền bột -Bụi sinh ra khi xay
-Các khí có mùi trong quá trình sàng rửa, trong các
khâu tẩy trắng, khâu chế biến, khâu khử bọt…
-Hơi clo chủ yếu ở khâu tẩy trắng.

-Khí H2S, thoát ra từ nồi cầu trong công đoạn nấu
bột.
-Khí SOx, NOx…thải từ cac quá trình đốt nhiên


liệu cung cấp cho lò hơi.
Xeo giấy
Chất thải
nguy hại ở
thể khí

Chất thải
nguy hại thể
lỏng

Chất thải
nguy hại thể
rắn

-Quá trình
phóng bột.
-Dịch đen
rò rỉ.
-Nước làm
mát động
cơ, thiết bị

Lò động
lực
Lò hơi

Sàng, tẩy,
rửa
Nạo vét bể
lắng
Cắt
xeo
giấy
Sửa chữa
xây dựng

-Khâu sấy khô, hơi nước từ các tấm giấy được thổi
vào không khí kéo theo các hydrocacbon, các chất
trong nguyên liệu gỗ…gây ô nhiễm môi trường.
-Khói thải nhiên liệu từ lò hơi, máy xeo giấy.
-Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu:
Cung cấp cho lò hơi, máy xeo, lò xông lưu
huỳnh…các nhiên liệu sử dụng trong công nghiệp
bột giấy là nhiên liệu sinh học ( phụ phẩm gỗ, vỏ
cây và bùn cặn), than đá, dầu và dầu khí, chủ yếu
là dầu FO, DO, sản phẩm cháy của các nhiên liệu
này chứa nhiều chất khí độc hại như: CO, CO 2,
SOx, NOx, bụi khói…các chất khí này gây các tác
động tiêu cực đến môi trường không khí của khu
vực dân cư lân cận
-Rửa bột giấy chưa tẩy trắng
-Phần lọc ra khi làm đặc bột giấy
-Nước rửa sau tẩy trắng có chứa cloroliginin
-Nước thải có chứa hypochlorite
thu hồi hóa chất
-Nước ngưng tụ từ máy hóa hơi

-Dịch loãng từ thiết bị rửa cặn
-Dịch loãng từ thiết bị rửa bùn
-Nước bẩn ngưng đọng
-Nước ngưng tụ từ thiết bị làm mát và từ hơi nước
Xỉ than, than, chất chưa đốt hết..
Than rơi vãi, xỉ than..
Xơ sợi..
Xơ sợi, bùn thải..
mảnh giấy vụn..
Rác xây dựng ( vôi, vữa, gạch vụn, sắt vụn…).


Trong số các chất thải nguy hại phát sinh kể trên có một số chất thải nguy hại
đặc biệt gây nguy hại tới sức khỏe con người, có thể kể đến như sau:
- Bụi: bụi gây ra kích thích cơ học đối với phổi và gây khó thở cũng như các
bệnh đường hô hấp. Cac muội khói sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu có thể
chứa các hợp chất cacbon đa vòng ( như 3,4 – benzpyrene) có độc tính các và
có thể dẫn đến ung thư.
- Hơi khí clo: phát sinh chủ yếu từ khâu tẩy trắng bột giấy. Nguồn clo được sử
dụng trong khâu tẩy trắng bột giấy là Ca(OCl)2 với hàm lượng khi sử dụng dung
dịch là 25_30g/l. Khí clo là loại khí độc, t nóng chảy= -101 , tsôi= -34,1. Khi tiếp xúc
với khí clo ảnh hưởng trực tiếp đến mắt, đường hô hấp, và có thể gây tử vong
khi phải tiếp xúc với khí clo ở hàm lượng cao. Ngoài ra quá trình tẩy trắng bột
giấy bằng chlorine có thể tạo ra các sản phẩm phụ là các hợp chất hữu cơ dẫn
xuất clo có độ bền vững và độc tính cao. Hiện nay tại các nước tiên tiến đã thực
hiện từng bước ngưng sử dụng chlorine như chất tẩy trắng và đặc biệt là các sản
phẩm dùng chlorine để tẩy trắng không được nhập khẩu.
- Monoxit cacbon va dioxit cacbon: các khí này sinh ra trong quá trình đốt
nhiên liệu. CO có độc tính cao, do chúng tạo mối liên kết bền vững với
hemoglobin trong máu và làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu tới các

cơ quan trong cơ thể người. CO2 gây khó thở và ảnh hưởng đến hệ hô hấp do
chúng sẽ chiế lĩnh trong buồng oxi trong phổi. Độc tính của CO 2 như sau: hàm
lượng CO2 50000ppm gây khó thở, đau đầu, còn 100000ppm gây nôn ói, bất
tỉnh. Hàm lượng CO2 cho phép là 0,1%.
- Dioxin: là một nhóm gồm 75 hợp chất hydro khác nhau. Trong ngành công
nghiệp giấy, dioxin là một sản phẩm không mong muốn do hoạt động tẩy trắng
sử dụng tới clo và hydrocacbon. Ngành công nghiệp giấy lại là một trong những


ngành sử dụng nhiều clo nhất. Dioxin là chất gây tác hại lớn tác động lên hệ
thần kinh và gây biến đổi gen. Là chất độc cho con người và sinh thái.
3.3 Các văn bản pháp luật liên quan được sử dụng trong quản lý chất thải
nguy hại ngành giấy.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về QLCTNH.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải
nguy hại.
- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy
hiểm và việc tiêu hủy chúng (gồm có 29 điều, 6 phụ lục).
-Tiêu chuẩn TCVN 6706:2009 về CTNH – phân loại.
-Tiêu chuẩn TCVN 6707:2009 về CTNH – dấu hiệu cảnh báo.
- QCVN 12/2008 – BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp ngành giấy và bột giấy.
- QCVN 40/2011 – BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
- QCVN 08/2008 – BTNMT quy định quốc gia về chất lượng nước mặt.
3.4 Quá trình thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải nguy hại tại công ty
giấy Bãi Bằng.
Ngay từ khi ngày đầu thành lập công ty, công ty giấy Bãi Bằng đã có những văn
bản pháp lý đăng ký chủ nguồn thải quản lý và xử lý chất thải, các quy trình xử
lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế còn gặp

rất nhiều bất cập. Thực tế vào ngày 3/11/2011 đoàn kiểm tra của Cục Cảnh sát
môi trường phối hợp với thanh tra Sở Tài Nguyên – Môi trường và công an tỉnh
Phú Thọ đã phát hiện nhà máy giấy Bãi Bằng, thị trấn Phong Châu, huyện Từ


Ninh, tỉnh Phú Thọ đã xả nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc
biệt nguy hiểm cho khu vực xung quanh. Tại hiện trường, tại hiện trường đoàn
kiểm tra phát hiện chất thải xả ra từ nhà máy giấy Bãi Bằng có chứa rất nhiều
chất thải nguy hại, không được xử lý thu gom theo quy định. Mỗi ngày, có
khoảng 1.000 m3 nước thải từ nhà máy giấy Bãi Bằng thải ra khu vực xung
quanh không qua xử lý.
Để hiểu rõ được quá trình thu gom, vận chuyển và quản lý chất thải nguy hại tại
nhà máy giấy Bãi Bằng, chúng ta tiến hành so sánh quá trình thực thi quy định
quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại nhà máy giấy Bãi Bằng với Thông tư
12/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Theo thông tư 12/2011/TT-BTNMT

Thực tế quản lý tại nhà máy
giấy Bãi Bằng – tỉnh Phú Thọ
Trách nhiệm của chủ nguồn thải CNH
Theo điều 25, khoản 1, TT12/2011 quy định: Tại nhà máy giấy Bãi Bằng tại
Trách nhiệm của chủ nguồn thải thực hiện thị trấn Phong Châu, huyện Phù
đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy Ninh, tỉnh Phú Thọ đã đăng ký
định về hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH chủ nguồn thải phát sinh chất
khi bắt đầu hoạt động hoặc có các CTNH thải nguy hại với Sở Tài Nguyên
phát sinh thường xuyên hằng năm và tồn lưu và Môi trường tỉnh Phú Thọ theo
(nếu có). Trong thời gian từ khi nộp hồ sơ đúng quy định của Pháp luật.
đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho đến khi
được cấp hồ sơ đăng ký, chủ nguồn thải
CTNH được coi là đã thực hiện trách nhiệm

đăng ký về việc phát sinh CTNH với cơ
quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp
tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật
bảo vệ môi trường,2005.
Công tác thu gom chất thải nguy hại
CTNH cần được thu gom, đóng gói trong Tại nhà máy giấy Bãi Bằng đã
bao bì, thiết bị lưu chứa CTNH. Những bao thực hiện công tác thu gom
bì, thiết bị lưu chứa này cần đảm bảo các CTNH phát sinh tại nhà máy
yêu cầu trong mục 1 và 2 phụ lục 7 của như sau:
thông tư 12/2011.
-Đối với các loại CTNH dạng


Các bao bì, thiết bị lưu chứa CTNH phải
được dán nhãn cảnh báo ngguy hiểm theo
quy định trong TCVN 6707:2009. Ngoài ra
một số loại CTNH còn cần được dán nhãn
chỉ dẫn bảo quản.
Nếu một chất có nhiều dạng nguy hại thì
phải dùng thêm nhãn nguy hại phụ kèm theo.
Nhãn nguy hại phụ phải dán ngay bên cạnh
nhãn nguy hại chính.
Các kiện hàng hình trụ nhỏ phải có chu vi
sao cho nhãn dán không phủ lên chính nó.
Các mũi tên vì lý do khác mà không biểu thị
định hướng đóng gói của kiện hàng chứa
CTNH thì không được hiển thị trên kiện
hàng.
Mọi nhãn phải được in hay dán chắc chắn
trên bao bì dễ nhận biết, rõ ràng và không bị

che khuất bởi bất kỳ phần nào trên bao bì
hay bị che bởi nhãn khác.
Các nhãn không được gấp nếp hay không
được dán theo cách mà các phần của nhãn
nằm trên các mặt khác nhau của kiện hàng.
Nếu bề mặt kiện hàng không đủ chỗ thì chấp
nhận dùng móc gắn kèm nhãn lên kiện hàng.
Khi dùng nhãn định hướng ít nhất phải sử
dụng hai nhãn ở hai mặt đối diện nhau của
kiện hàng và hướng mũi tên phải chỉ đúng.
Các nhãn theo các quy định thích hợp khác
không được làm rối hay mâu thuẫn với các
quy định trên.
Mọi kiện hàng phải được ghi tên thích hợp
khi vận chuyển bằng đường thủy theo đúng
hướng dẫn của Liên Hợp Quốc và ghi số chỉ
định quốc tế sau ký hiệu “UN”.

rắn chỉ một phần được thu gom
và dán nhán theo đúng quy định
của pháp luật. Còn một lượng
lớn chất thải rắn phát sinh đã bị
đồng hóa với các loại chất thải
rắn thông thường và xả thải
không đúng quy định.
-Đối với chất thải nguy hại dạng
lỏng được thu gom theo các
tuyến như sau:
Nước thải sản xuất hiện nay
trung

bình

19.000m3/
ngày.đêm, được thu gom bằng
các đường ống plastic hoặc cống
ngầm bằng bê tông cốt thép đổ
về trạm xử lý.
Nước thải từ các nhà vệ sinh
trong nhà máy có lưu lượng 200
– 300 m3/ngày.đêm, theo các
tuyến D200 – 300 chảy về trạm
xử lý nước thải vệ sinh. Tại đây
cặn bã bị giữ lại và xử lý bằng
vôi, còn lại nước thải được xử lý
bằng hypo trước khi chảy về bể
tập trung và sau đó được xả cùng
nước thải sản xuất ra sông Hồng.
Như vậy hầu hết các loại dạng
thải lỏng đều được xử lý tập
trung và rất ít khi phân loại chất
thải nguy hại với chất thải lỏng
thông thường.
-Đối với chất thải nguy hại dạng
khí đã có hệ thống xử lý dành
riêng cho CTNH dạng khí và
được vận hành hầu như theo
thống kê là đúng quy định.
Công tác lưu giữ chất thải nguy hại
Khu vực lưu giữ CTNH phải tuân theo các Chất thải nguy hại được lưu giữ
quy định trong mục 3, phụ lục 7 của thông tư đúng quy định. Phần lớn chất



12/2011.
Vị trí lưu giữ các loại CTNH trong kho phải
dưa trên cơ sở tính tương thích giữa các loại
CTNH với nhau.
Khi không có điều kiện mà phải lưu giữ
CTNH ngoài trời thì cần tuân thủ một số
nguyên tắc sau:
+ Khu lưu giữ phải có mái che mưa, nắng.
Các thùng chứa phải đặt thẳng đứng trên gỗ
lót, phải lưu giữ các thùng sao cho luôn có
đủ đường ra, vào để chữa cháy. Thùng lưu
giữ trên mặt đất phải được đặt trong khu vực
có đắp gờ ngăn cách có thể tích không nhỏ
hơn 110% thùng lớn nhất đặt bên trong.
+ Các CTNH chứa trong thùng trên mặt đất
không được lưu giữ chung trong các khu vực
riêng biệt nếu không có cùng cách phân loại
quốc tế. Gờ ngăn cách từng khu vực phải
được làm bằng vật liệu chống thấm.
+ Các thùng lưu giữ lượng lớn chất lỏng dễ
cháy không được đặt trong cự ly 500m cách
khu dân cư hay 200m cách khu sinh hoạt của
công nhân. Mọi thùng lưu giữ mới ngầm
dưới đất (kể cả lưu giữ sản phẩm dầu khí)
phải được trang bị phương tiện kiểm tra rò rỉ
và nếu đặt trong vùng nhạy cảm (gần nguồn
nước ngầm dùng cho sinh hoạt hay cho nông
nghiệp) phải thiết kế tường đôi. Mọi thùng

chứa, mạng ống ngầm, hệ thống chuyển tải
và máy móc thiết bị phải được nối đất hay
được bảo vệ bằng phương tiện thích hợp
khác. Các phương thức hoạt động phải tránh
được các sự cố kèm theo sự phóng điện hay
tĩnh điện.
+ Nhà ăn, phòng thay quần áo không được
xây dựng như là một phần cấu thành nhà kho
mà phải xây tách biệt với khu lưu giữ ít nhất
10m. Cần phải có các phương tiện vệ sinh
thích hợp, có vòi nước rửa mắt trong trường
hợp khẩn cấp. Không cho phép đặt khu nhà

thải nguy hại được lưu giữ trong
các nhà kho và đảm bảo tính
tương thích với nhau. Chỉ riêng
chất thải nguy hại dảng lỏng tại
nhà máy giấy Bãi Bằng được
quản lý rất lỏng lẻo, ít có quá
trình tách loại và chỉ được xử lý
như đối với chất thải lỏng thông
thường, kết quả xử lý có nhiều
chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép
(so sánh với QCVN 07/2009 –
BTNMT về ngưỡng chất thải
nguy hại).


ở hay nhà bếp trong kho bãi lưu giữ CTNH.
Công tác vận chuyển chất thải nguy hại

Phương tiện vận chuyển CTNH phải tuân Tại nhà máy giấy Bãi Bằng do
theo các yêu cầu trong mục 4, phụ lục 7 của đặc điểm của nhà máy đã có hệ
thông tư 12/2011.
thống thiết bị xử lý chất thải
Việc lựa chọn vận chuyển chung CTNH góp nguy hại ngay tại nhà máy nên
phần giảm được số lần vận chuyển và giải công tác vận chuyển chất thải
quyết nhanh chóng số lượng CTNH phát nguy hại được giảm đáng kể.
sinh tại các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên không Tuy nhiên trong quá trình sản
phải chất thải nào cũng được vận chuyển xuất, phải vận chuyển chất thải
chung với nhau vì như vậy sẽ làm tăng nguy nguy hại từ nơi phát sinh đến nơi
cơ cháy nổ trong chính khối chất thải được xử lý và đã có sự hướng dẫn chỉ
vận chuyển. Vì vậy khi vận chuyển CTNH đạo của đội ngũ công nhân có
cũng nên theo nguyên tắc như trong lưu giữ kinh nghiệm trong vấn đề xử lý
CTNH.
chất thải nguy hại.
Lộ trình vận chuyển phải được lựa chọn sao
cho tránh tối đa các sự cố giao thông và ô
nhiễm môi trường. Tuyến vận chuyển chất
thải thường được chọn sao cho ngắn nhất,
đảm bảo khoảng cách an toàn đối với khu
dân cư, khu vực có nguồn nước dùng cho
sinh hoạt, không đi qua các giao lộ lớn,
nhiều xe và đông người qua lại. Thời điểm
vận chuyển không nên trùng vào các giờ cao
điểm và rút ngắn thời gian vận chuyển.
Công tác xử lý chất thải nguy hại
Hệ thống hoặc thiết bị xử lý CTNH phải Tại nhà máy giấy Bãi Bằng với
tuân theo các yêu cầu của mục 5, phụ lục 7 quy mô và công suất hoạt động
của thông tư 12/2011.
rất lớn, công tác xử lý chất thải

Các CTNH phải được xử lý đúng cách để nguy hại không được siết chặt.
đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới súc Về mặt pháp lý nhà máy đã đăng
khỏe con người và chất lượng môi trường.
ký chủ nguồn thải và chủ hành
nghề quản lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, trên thực tế vì vấn đề
lợi ích kinh tế, đồng thời do ý
thức bảo vệ môi trường kém của
cán bộ và công nhân trong nhà
máy mà chất thải nguy hại đôi
khi không được thu gom, xử lý


×