Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Quan điểm của phân tâm học về con người và văn hóa - văn minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.8 KB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN QUẾ

QUAN ĐIỂM CỦA PHÂN TÂM HỌC
VỀ CON NGƢỜI VÀ VĂN HÓA – VĂN MINH
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 62.22.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS,TS. Nguyễn Tiến Dũng. Những trích dẫn trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu
của luận án là khách quan và chưa từng được công bố bởi tác giả nào trong bất cứ
công trình nào khác. Tác giả chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của
luận án.

Tác giả

Nguyễn Văn Quế



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................................... 5
1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử - xã hội và những tiền đề ra đời
của phân tâm học. ........................................................................................................ 5
1.2. Các công trình tiêu biểu có liên quan đến nội dung quan điểm của phân tâm học
về con người .............................................................................................................. 11
1.3. Các công trình tiêu biểu có liên quan đến nội dung quan điểm của phân tâm học
về văn hoá - văn minh ............................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI
CỦA PHÂN TÂM HỌC ......................................................................................... 31
2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội .................................................................................... 31
2.2. Tiền đề khoa học ................................................................................................ 33
2.3. Tiền đề tư tưởng ................................................................................................. 39
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA PHÂN TÂM HỌC VỀ CON NGƢỜI ......... 52
3.1. Vị trí, vai trò của vô thức trong sự hình thành và phát triển con người ............. 52
3.2. Lý thuyết về nhân cách ...................................................................................... 68
3.3. Tích hợp học thuyết Marx và phân tâm học về con người trong lý thuyết nhân
bản của Erich Fromm ................................................................................................ 85
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM CỦA PHÂN TÂM HỌC VỀ VĂN HÓA – VĂN
MINH...................................................................................................................... 101
4.1. Nguồn gốc và bản chất của văn hóa – văn minh .............................................. 101
4.2. Vai trò của văn hóa – văn minh trong đời sống con người và xã hội .............. 112
4.3. Văn hóa của xã hội hiện đại theo quan niệm của E.Fromm ............................ 131
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ........................................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tính cách là sản phẩm tinh thần của thời đại, sự ra đời của phân tâm học
(psychoanalysis) xét đến cùng là nhằm tìm kiếm những lời giải cho những vấn đề
của thời đại lúc bấy giờ, nhất là khắc phục sự tha hoá về tinh thần và sự ức chế của
con người trong xã hội phương Tây thế kỷ XX.
Có thể khẳng định rằng, những thành tựu khoa học kỹ thuật ở cuối thế kỷ XIX
- đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của xã hội phương Tây. Một mặt,
khoa học kỹ thuật mang đến một đời sống tiện nghi, nhưng mặt khác, nó cũng làm
nảy sinh sự lệ thuộc và tha hoá về tinh thần của con người hiện đại. Sự ra đời của
Phân tâm học là hướng đến giải phóng con người khỏi những ức chế và dồn nén bên
trong của đời sống tâm thần.
Nhờ sự tìm tòi, nghiên cứu một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, Sigmund Freud đã
xây dựng nên học thuyết phân tâm học – một trong những học thuyết có ảnh hưởng
sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống hiện đại. Về điều này, trong Lời giới
thiệu cuốn Phân tâm học nhập môn, Jostein Gaarger đã viết: “Thực vậy, tất cả mọi
lĩnh vực tri thức của con người như văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng
học, giáo dục, luật pháp, xã hội học, luật học, sử học và những môn về xã hội hay cá
nhân khác đều chịu ảnh hưởng của học thuyết Freud” [41, tr. iv]. Hơn một thế kỷ đã
trôi qua, lý thuyết phân tâm học đã có những sự phát triển phong phú hơn rất nhiều,
chứ không còn đóng khung trong những điều mà người ta từng hình dung về nó như
lúc ban đầu, đó là một phương pháp chữa trị hysteria.
Trong xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong giai đoạn
hiện nay, khoảng cách văn hóa Đông – Tây ngày càng có sự giao thoa và hướng lại
gần nhau. Bên cạnh những đóng góp tích cực trong việc phát triển con người và xã
hội thì sự hội nhập và phát triển này cũng dẫn tới những nguy cơ mới như: nạn ô

nhiễm môi trường, sự mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng tài nguyên, đối diện với
tình trạng bùng nổ dân số, đại dịch,… và hơn nữa đó là tình trạng mất cân bằng tâm
lý do đổ vỡ trong tình yêu, hôn nhân, gia đình, sức ép công việc, sự bất ổn bạo động


2

về chính trị, chiến tranh và những di chứng của nó để lại,…đó là những điều làm
cho con người ngày càng trở nên tha hóa và ngày càng đánh mất mình trong xã hội.
Trong một thế giới đầy biến động như thế, con người cần hiểu rõ hơn về chính mình
và những gì con người làm ra trong xã hội.
Đặt trong bối cảnh ấy, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu vấn đề con người và
văn hóa – văn minh tiếp cận từ góc độ phân tâm học giúp chúng ta có cái nhìn
khách quan và biện chứng trong đời sống con người và xã hội, góp phần làm phong
phú hơn vào kho tàng lý luận cũng như ý nghĩa thực tiễn. Vì thế, khi trả lời phóng
viên báo Nhân Đạo năm 1969, Hồ Chí Minh từng nói rằng, “có lẽ xuất phát từ hoàn
cảnh của chúng tôi, chúng tôi phải xây dựng đất nước trước hết bằng văn hóa”, nó
chính là nền tảng cốt lõi của lối sống, hành vi ứng xử, đạo đức, phương thức hoạt
động sống với sự định hướng giá trị mang lại ý nghĩa cho tồn tại con người và xã
hội.
Việc tiếp cận để làm sáng tỏ quan điểm phân tâm học về con người và văn hóa
– văn minh nhằm chắt lọc để tiếp thu và phát huy những yếu tố tích cực, nhận diện
nhằm phê phán, khắc phục những yếu tố chưa hợp lý, qua đó làm phong phú hơn
hiểu biết của chúng ta về con người và văn hóa – văn minh.
Phân tâm học ra đời được xem như đã “uốn cong” tư duy nhân loại sang một
hướng khác, bởi lẽ nó đã phá bỏ những tín điều mang tính truyền thống, đồng thời
cung cấp những phương án giải quyết mới cho vấn đề này để khắc phục sự khủng
hoảng tinh thần của con người trong xã hội. Quả thực, sức ảnh hưởng của phân tâm
học đối với xã hội hiện đại lớn đến mức khó có thể đo lường một cách chính xác,
nhưng sự hoài nghi về học thuyết này cũng không ít, nhất là ở các nước phương

Đông và Hồi giáo. Phần đông họ chỉ xem phân tâm học như là học thuyết về tình
dục. Chính những hiểu biết quy giản (một cách đơn giản) này phần nào làm cho
phân tâm học mất đi tính khoa học của nó. Do đó, việc tiếp tục tìm hiểu và nghiên
cứu vấn đề về con người và văn hoá - văn minh trong phân tâm học, theo chúng tôi,
là cần thiết nhằm đạt đến một nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn của phân tâm học
về vấn đề này.


3

Từ những nhận thức trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan điểm của Phân tâm
học về con người và văn hoá – văn minh” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành
Triết học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ quan điểm của phân tâm học về
con người và văn hóa – văn minh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án.
- Phân tích bối cảnh lịch sử - xã hội và những tiền đề ra đời của phân tâm học.
- Làm rõ nội dung cơ bản quan điểm của phân tâm học về con người.
- Làm rõ nội dung cơ bản quan điểm của phân tâm học về văn hóa – văn minh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung cơ bản quan điểm của phân
tâm học về con người và văn hóa – văn minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phân tâm học là một trào lưu tư tưởng có nội dung lý luận vô cùng phong
phú và đa dạng. Trong công trình này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ quan điểm của
ba nhà phân tâm học đại diện tiêu biểu đó là Sigmund Freud, Carl Gustav Jung và

Erich Fromm. Ở mức độ nhất định, chúng tôi cũng viện dẫn tư tưởng của một số
nhà phân tâm học khác như Adler, Sullivan, Herbert Marcuse... Sở dĩ, chúng tôi chủ
yếu phân tích tư tưởng của Freud, Jung và Fromm bởi vì đây là những nhà tư tưởng
có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển của phân tâm học. Hơn nữa, so với
những nhà phân tâm học khác, chúng tôi cho rằng, trong tư tưởng của Freud, Jung
và Fromm có sự kết nối (phê phán, bổ sung và phát triển) rất rõ ràng, nhất là trong
quan niệm về con người và văn hóa – văn minh.


4

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nghiên
cứu lịch sử triết học và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và
văn hóa – văn minh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp biện chứng duy vật,
phương pháp lịch sử – cụ thể, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp diễn
dịch - quy nạp, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp khái quát hóa –
trừu tượng hóa, phương pháp chú giải học, nhân học văn hóa,...
5. Đóng góp mới của luận án
- Làm rõ quan điểm của phân tâm học về con người và văn hóa – văn minh
qua tư tưởng của ba nhà phân tâm học tiêu biểu là S. Freud, Carl G. Jung và Erich
Fromm.
- Bước đầu đưa ra một số nhận xét về giá trị và hạn chế quan điểm của phân
tâm học về con người và văn hóa – văn minh.
6. Ý nghĩa của luận án
- Về phương diện lý luận, những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
góp phần cung cấp một sự hiểu biết phong phú và mang tính hệ thống của phân tâm

học xoay quanh vấn đề con người và văn hoá – văn minh.
- Về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng
làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy triết học, tâm lý học, văn
hóa học và các ngành khoa học xã hội & nhân văn khác.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4
chương (12 tiết).


5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Phân tâm học là một trong những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng trong đời
sống con người xã hội phương Tây nói riêng và thế giới nói chung. Từ khi hình
thành vào cuối thế kỷ XIX đến nay, lý thuyết phân tâm học không ngừng được bổ
sung và hoàn thiện mà còn thâm nhập vào nhiều ngành học vấn khác nhau. Chính
quá trình phát triển đó của phân tâm học đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới
học thuật.
Hiện nay, nghiên cứu về phân tâm học không còn là việc mới, tuy nhiên tính
chất chưa rõ ràng của một số nội dung lý thuyết phân tâm học đưa ra còn gây nhiều
sự tranh luận, điều này cho thấy, nghiên cứu phân tâm học là cần thiết để tiếp tục
làm rõ những vấn đề còn khúc mắc. Tiếp tục nghiên cứu phân tâm học, trong phần
tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án, chúng tôi xem xét, đánh giá những
thành tựu nghiên cứu đã đạt được của các học giả đi trước để tham khảo, đồng thời
xác định những vấn đề lý luận mà luận án tiếp tục đi vào nghiên cứu. Căn cứ vào
đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án cũng như những kết quả nghiên cứu
của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến phân tâm học, chúng tôi chủ yếu
tập trung tổng thuật một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến quan

điểm của phân tâm học về con người và văn hoá – văn minh.
1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử - xã hội và những tiền
đề ra đời của phân tâm học.
Phân tâm học cũng như các trào lưu triết học phương Tây ra đời có sự liên hệ
mật thiết với bối cảnh lịch sử - xã hội và những phát minh khoa học ở thời đại của
nó. Ngay từ khi ra đời phân tâm học cũng chịu sự ảnh hưởng bởi điều kiện lịch sử xã hội, văn hóa, những phát minh khoa học của châu Âu nói riêng và thế giới nói
chung cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Cho đến nay, nghiên cứu về phân tâm học
đã vượt qua lằn ranh của học thuật. Nếu như ban đầu, phân tâm học chủ yếu chỉ
được nghiên cứu ở góc độ y học thần kinh và tâm lý học, thì vào nửa sau thế kỷ XX,


6

các nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý nghiên cứu đến khía cạnh văn hóa và nhân văn
của phân tâm học. Nghiên cứu về phân tâm học, các học giả đã ít nhiều đề cập đến
bối cảnh lịch sử - xã hội và những tiền đề ra đời của phân tâm học.
Công trình Học thuyết Freud (Nxb Tân Việt, 1943) của Tô Kiều Phương, là
công trình tiếp nhận phân tâm học dưới góc độ y học, với mục đích nghiên cứu
phân tâm học như là một phương pháp để chữa bệnh tâm thần cho con người, nhưng
trong công trình này, Tô Kiều Phương đã đề cập đến những tiền đề quan trọng cho
sự ra đời của phân tâm học và chỉ ra rằng, đời sống xã hội phương Tây cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX với một lối sống đạo đức giả, đã kìm nén đời sống tâm thần con
người, làm nó bị ức chế, không thỏa mãn, dẫn tới sự xuất hiện bệnh tâm thần trong
xã hội. Tác giả cho rằng, “trong thế kỷ XIX, một khoa giáo huấn đáng ghét, bằng
những phương tiện phản tự nhiên, ngăn cách nó với mọi điều thành thật. Không ai
trước mặt trẻ con nói chuyện mà không dè dặt về vấn đề tình dục. Vì vậy, trẻ con
phải tìm hiểu vấn đề ấy với bọn gái nhà thổ hay với đám bạn bè lớn tuổi hơn nó”
[121, tr. 18]. Chính sự dè dặt và giả dối đó làm cho nhu cầu về đời sống tâm thần
của con người không được đáp ứng, đây chính là sự yếu kém hay “gót chân
achilles” của tâm lý học trước khi phân tâm học ra đời. Như vậy, trong bối cảnh xã

hội mà vấn đề tính dục được ghi nhận nhưng chưa thể giải quyết rạch ròi, chúng lại
bị đẩy ra sau một bức bình phong đạo đức giả tạo, tất cả những điều ấy cùng với
thực tiễn chữa bệnh tâm thần cho con người là những nguyên nhân dẫn đến sự ra
đời, phát triển của phân tâm học khi đi sâu vào nghiên cứu về con người trong điều
kiện hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Tác phẩm Triết học phương Tây hiện đại (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1994) của Lưu Phóng Đồng, trình bày một cách khái quát những tiền đề về khoa
học tự nhiên và triết học của phân tâm học. Lưu Phóng Đồng cho rằng: “Trong thế
kỷ XVIII-XIX, quan điểm duy vật tầm thường chiếm địa vị thống trị trong nghiên
cứu y học; người ta quen dùng cơ chế sinh lý để giải thích sự bất thường về tinh
thần” [34, tr. 9-10]. Nhưng khi lấy cơ chế sinh lý để giải thích các hiện tượng tâm
thần ở những người bệnh không mang lại kết quả. Do vậy, để giải thích các hiện


7

tượng trên đòi hỏi phải tìm nguyên nhân của căn bệnh ở phương diện khác đó là
phương diện tâm lý, vì thế, nảy sinh việc nghiên cứu tâm lý học dị thường
(Abnormal psychology). Freud chịu ảnh hưởng mạnh mẽ về tâm lý học dị thường
này khi làm việc với J.Breuer và J.M.Charcot. Tác giả chỉ ra: “Freud thừa nhận, ông
xuất phát từ quan điểm sinh vật học để xem xét khuynh hướng của con người, và
quan điểm bản tính hành vi của loài người là được “quyết định luận” quyết định,
chủ yếu chịu ảnh hưởng của tiến hóa luận của Darwin” [34, tr. 10]. Lưu Phóng
Đồng cho rằng, khi Freud nghiên cứu về con người, “ông coi toàn bộ cơ thể của con
người là một hệ thống năng lượng, và cho rằng, trong hệ thống năng lượng này,
ngoài năng lượng cơ giới, năng lượng điện, và năng lượng hóa học biểu hiện bằng
hình thức sinh lý thể xác, còn có năng lượng tâm lý nảy sinh tác dụng trong quá
trình tâm lý” [34, tr. 10]. Và khi xem toàn bộ cơ thể người là một hệ thống các năng
lượng chuyển đổi cho nhau, Freud đã chịu ảnh hưởng của học thuyết năng lượng
của học phái Helmho, học thuyết đơn tử của Leibniz và lý luận giới hạn ý thức của

Herbart.
Về mặt triết học, Lưu Phóng Đồng phân tích sức ảnh hưởng của hai nhà triết
học Schopenhauer và Nietzsche đến phân tâm học Freud. Với phương châm “tìm tòi
bản tính nội tại của con người và thế giới” [34, tr. 11], Schopenhauer và Nietzsche
đã công khai tuyên chiến với chủ nghĩa lý tính truyền thống ở châu Âu lúc bấy giờ.
Hai ông yêu cầu triết học cần phải thoát khỏi thế giới hào nhoáng bên ngoài và hãy
trở về với thế giới nội tâm bên trong, lấy đó làm hướng phát triển của triết học.
“Freud đã hấp thụ quan điểm chủ yếu của trào lưu tư tưởng này, từ đó học thuyết
của ông cũng hòa nhập vào trào lưu tư tưởng này” [34, tr. 12]. Chúng tôi cho rằng,
đây là nguồn khơi lý luận quan trọng dẫn xuất đến quan điểm của Phân tâm học với
tính cách là học thuyết nghiên cứu về con người và văn hoá – văn minh.
Nhìn chung, công trình nghiên cứu của Lưu Phóng Đồng đã đề cập đến các
tiền đề hình thành của phân tâm học, song chưa có những luận giải cụ thể nhằm làm
rõ các tiền đề này đã ảnh hưởng như thế nào đến tư tưởng của phân tâm học, nhất là
đến quan điểm của phân tâm học về con người và văn hóa – văn minh.


8

Diệp Minh Lý trong công trình Ximôn Phrớt, (Nxb Thuận Hóa – Trung tâm
ngôn Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005) đã giới thiệu khái quát về sự ra đời của
phân tâm học. Khi nói về vai trò của những điều kiện dẫn đến sự ra đời của phân
tâm học, tác giả cho rằng: “xem xét quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Freud có thể thấy rằng sự biến đổi kinh tế chính trị của xã hội và tiến hóa của văn
minh xã hội, đặc biệt sự phát triển của khoa học, văn hóa có ảnh hưởng lớn tới ông”
[97, tr. 8]. Ngoài ra, theo tác giả, những phát minh khoa học của thế kỷ XIX, đặc
biệt là trong lĩnh vực sinh học và vật lý học là những yếu tố khách quan ảnh hưởng
lớn đến sự hình thành phân tâm học. Theo Diệp Mạnh Lý, hoàn cảnh gia đình mang
dòng máu Do Thái, quá trình học tập từ thời niên thiếu cho đến khi học hết trung
học và sự lựa chọn nghề nghiệp với sự đam mê khoa học của Freud, sống trong một

thời kỳ mà chủ nghĩa bài Do Thái diễn ra mạnh mẽ, với nỗi ẩn ức tâm lý của bản
thân,... cũng là những nguyên nhân mang tính chủ quan thôi thúc cho sự ra đời phân
tâm học.
Công trình Freud cuộc đời và sự nghiệp (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006) của
Roland Jaccard là công trình giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của
người sáng lập phân tâm học – Sigmund Freud. Một trong những điểm đáng chú ý
là, trong công trình này, Roland Jaccard đã chỉ ra những nguồn gốc tư tưởng có ảnh
hưởng đến quá trình hình thành phân tâm học của Sigmund Freud như học thuyết
tiến hóa Darwin, lý luận của nhà sinh lý học Ernst Brucke, phương pháp chữa bệnh
hysteria của Jean-Marie Charcot. Jacard dự định, “đặt lại Freud trong bối cảnh văn
hóa của ông, đồng thời chỉ ra làm thế nào Freud lật nhào được các giá trị đã được
thiết lập một cách vững chắc nhất” [88, tr. 10]. Theo Jaccard, ảnh hưởng của
Charcot là yếu tố quyết định để Freud sau này chuyển từ chuyên ngành thần kinh
học sang chuyên ngành tâm bệnh học. Đây cũng chính là chuyên ngành giúp Freud
khám phá ra phương pháp phân tâm học - “phương pháp tìm tòi độc đáo, đổi mới
nhận thức mà chúng ta có trước đây về mặt tối của con người, nhất là chứng minh
được sự tồn tại của một thức “động cơ vô thức”, có liên quan đến sự “dồn nén” và
đặc biệt là sự “dồn nén tính dục” [88, tr. 40]. Chúng tôi cho rằng, công trình của


9

Roland Jaccard đã giới thiệu khá sinh động về những tư tưởng ảnh hưởng đến quá
trình xác lập quan điểm của phân tâm học về con người và văn hóa – văn minh.
Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh trong công trình Đại cương
lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX (Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2008) đã trình bày tổng quát về phân tâm học
và giới thiệu một số đại diện tiêu biểu của phân tâm học như S.Freud, Carl Jung, và
học thuyết Freud mới. Về khái niệm phân tâm học, các tác giả cho rằng, phân tâm
học trước hết là lĩnh vực y học thực hành bao gồm hoạt động của hàng trăm nghìn

bác sĩ tâm thần tại nhiều quốc gia. Xét về mặt phát sinh, toàn bộ phân tâm học gắn
liền với tư tưởng của nhà sáng lập Sigmund Freud. Do vậy, thuật ngữ “phân tâm
học” là rộng hơn một cách đáng kể so với thuật ngữ “học thuyết Freud”. Phân tâm
học nói chung không phải là lý luận, học thuyết hay tư tưởng hệ thuần tuý” [74, tr.
60]. Các tác giả cũng lưu ý rằng, chúng ta chủ yếu quan tâm tới các phương diện
triết học của phân tâm học, song một điều cũng khá quan trọng là không tồn tại triết
học phân tâm học với tư cách là một thứ triết học cụ thể. “Chúng ta có thể nói tới
các quan điểm triết học của Freud và của một số nhà phân tâm học khác” [74, tr.
61]. Chúng tôi cho rằng, đây là luận điểm mang tính phương pháp luận cho việc
định hình nghiên cứu những quan điểm triết học ảnh hưởng đến sự ra đời và phát
triển phân tâm học với tính cách là học thuyết nghiên cứu về con người và văn hoá
– văn minh.
Công trình Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học triết
học phương Tây hiện đại do tác giả Đỗ Minh Hợp chủ biên (Nxb Tôn giáo, Hà Nội,
2014). Đây là một trong số những công trình hiếm hoi ở Việt Nam tiếp cận học
thuyết phân tâm học của Sigmund Freud từ góc độ triết học, cụ thể là nhân học triết
học. Về các tiền đề triết học của phân tâm học Freud, các tác giả nhấn mạnh, việc
làm rõ các tiền đề triết học ảnh hưởng đến sự ra đời của phân tâm học có một ý
nghĩa quan trọng trong nghiên cứu di sản lý luận của Freud và phân tâm học. Khi
nói về tư tưởng triết học của Schopenhauer và Nietzsche đối với quá trình hình
thành phân tâm học, tác giả cho rằng: “Freud công khai tuyên bố quan điểm của các


10

nhà triết học này không có ảnh hưởng đến quá trình hình thành phân tâm học và ông
không biết đến các tác phẩm của họ ở giai đoạn xây dựng các luận điểm cơ bản của
phân tâm học” [77, tr. 78]. Và như vậy, “với toàn bộ sự tương đồng bên ngoài với
phân tâm học, triết học Schopenhauer “không có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển
các tư tưởng của Freud”” [dẫn theo 77, tr. 78 – 79], nhưng một số các nhà nghiên

cứu lại cho rằng: “một số tư tưởng triết học hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến việc
hình thành các luận điểm khác nhau của phân tâm học” [77, tr. 79].
Cho đến nay, việc làm rõ cội nguồn ra đời của phân tâm học với tính cách là
một học thuyết nghiên cứu về con người và văn hóa – văn minh, đặc biệt là mối liên
hệ giữa các tư tưởng triết học trong lịch sử với phân tâm học vẫn chưa có những kết
luận thỏa đáng về mặt khoa học, đây là vấn đề đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu:
Về điều này, H. Ellenberger viết: “Các cội nguồn triết học của Freud rất đa dạng,
song trái ngược với nhiều công trình nghiên cứu, chúng cho tới nay vẫn chưa được
làm sáng tỏ đầy đủ” [dẫn theo 77, tr. 80 – 81]. Để đánh giá một cách khách quan về
sự ảnh hưởng của các tư tưởng triết học đối với sự hình thành và phát triển của phân
tâm học, Đỗ Minh Hợp và các cộng sự đưa ra và phân biệt ba kiểu đánh giá sau:
Thứ nhất, “phân tâm học thực sự không phải là triết học về con người, Freud hoàn
toàn bác bỏ triết học, thậm chí là người chống lại triết học” [dẫn theo 77, tr. 82],
điều này chứng minh cho quan điểm của Freud khi ông công khai tuyên bố quan
điểm của các nhà triết học không ảnh hưởng đến việc hình thành phân tâm học. Thứ
hai, “vốn không phải là triết học, phân tâm học đòi hỏi được xem xét về mặt triết
học, Freud cần được xem xét là nhà khoa học đặt ra các vấn đề triết học và cố luận
giải chúng theo cách của mình” [77, tr. 83], với đặc trưng thứ hai này, các tác giả đã
đi đến kết luận rằng, “một số tư tưởng triết học hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến việc
hình thành các quan điểm phân tâm học” [77, tr. 83]. Thứ ba, “triết học xuyên suốt
các tư tưởng và quan điểm của Freud, phân tâm học bao hàm “lược đồ triết học”,
“hạt nhân triết học”, “cơ sở triết học” riêng của mình, một quan điểm triết học hoàn
toàn xác định về con người, lịch sử và văn hóa” [dẫn theo 77, tr. 84]. Với cách đánh
giá kiểu thứ ba này, phân tâm học có thể được xem là một cấu trúc khoa học có mối


11

liên hệ với triết học về con người trong sự tương tác với văn hóa – văn minh. Các
tác giả cũng lưu ý rằng, khi đưa ra những khẳng định trên “còn đòi hỏi xem xét lập

trường của bản thân Freud” [77, tr. 85].
Có thể khẳng định rằng, trong số các công trình nghiên cứu về phân tâm học
Freud ở Việt Nam, Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học
triết học phương Tây hiện đại là một công trình nghiên cứu công phu, có nhiều giá
trị gợi mở, là tài liệu tham khảo để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu về những tư
tưởng triết học đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phân tâm học về con
người, văn hoá – văn minh.
Nhìn chung, tổng quan một số công trình nghiên cứu về các điều kiện, tiền đề
đưa đến sự ra đời, phát triển của phân tâm học, có thể nhận ra điểm chung là các tác
giả đã trình bày khá phong phú bối cảnh ra đời và những tiền đề hình thành của học
thuyết Freud. Đây là điều quan trọng bởi lẽ chính Freud là người sáng lập phân tâm
học. Tuy nhiên, phân tâm học không chỉ dừng lại ở học thuyết Freud, do đó, chúng
tôi nhận thấy cần làm rõ thêm bối cảnh và tiền đề hình thành quan điểm phân tâm
học về con người và văn hoá – văn minh. Chúng tôi ghi nhận những đóng góp của
các công trình trên, xem đó là những gợi mở quan trọng cần tiếp tục triển khai rộng
hơn trong luận án.
1.2. Các công trình tiêu biểu có liên quan đến nội dung quan điểm của
phân tâm học về con ngƣời
Có thể thấy, lý thuyết về vô thức trong phân tâm học là nền tảng và đóng góp
quan trọng nhất về phương diện triết học. Do vậy, sự lý giải về vô thức cũng là kết
quả quan trọng để hiểu toàn bộ các quan niệm về con người và văn hóa – văn minh.
Vì thế, khi khảo cứu về phân tâm học đa số các học giả đều dành phần lớn cho việc
nghiên cứu nội dung này.
J.P.Charrier trong Phân tâm học, (Nxb Trẻ, Sài Gòn, 1972) đã bàn đến những
tư tưởng của phân tâm tâm học về con người thông qua phân tích quan niệm về vô
thức, lý luận bản năng, cấu trúc nhân cách,... Tác giả chỉ ra rằng, vô thức đã được đề
cập và biết đến từ trước khi phân tâm học ra đời, nhưng việc đi vào tìm hiểu, khám


12


phá và phân tích để thấy rõ vai trò của vô thức tác động đến đời sống tâm thần của
con người thì chỉ đến khi xuất hiện phân tâm học. “Đời sống tâm linh không phải
chỉ hạn chế trong những gì chúng ta ý thức được mà thôi, rằng dưới những động lực
ý thức và những quyết định hợp lý, có một bộ máy tâm linh ở đó những nguyên
động lực được che dấu diếm, vô thức hay bị dồn nén vẫn tác động” [10, tr. 15].
Theo Charrier, trong khi chữa trị bệnh hysteria, Freud đã sử dụng phương
pháp “liên tưởng tự do” và nó trở thành phương pháp chính của Freud trong việc
khám phá ra nhân cách chiều sâu. Tác giả cho rằng, Freud chia bộ máy tâm thần của
con người thành ba phần, phần thứ nhất là phi Ngã, phần thứ hai là Ngã và phần thứ
ba là siêu Ngã1, mỗi một phần có một nội dung và chức năng khác nhau, từ đó để
xem xét, đánh giá cơ cấu nhân cách con người. Bản năng tính dục libido là quan
trọng nhất, khi giúp con người tránh những căng thẳng và thỏa mãn các nhu cầu của
mình, nó hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn, đây là nguyên tắc giúp “giảm bớt
những căng thẳng đau đớn của cơ thể, hầu tránh sự đau đớn khó chịu, và nếu có thể
đưa tới khoái lạc” [10, tr. 37]. Nó cũng là nguồn gốc của những thúc đẩy hoạt động
của đời sống tâm thần con người được biểu hiện ra hai khuynh hướng là bản năng
sống và bản năng chết. Nhưng trong thực tế, cuộc sống con người chịu sự chi phối
bởi những phong tục, tập quán, văn hóa, quy phạm xã hội, buộc con người phải từ
bỏ một số nhu cầu để được bảo vệ hay sự tán đồng của người khác. Việc từ bỏ này
làm con người dần dần bị ức chế, “lực lượng ức chế này làm cho trẻ tập thay đổi
những thèm muốn của mình thay vì thế giới bên ngoài” [10, tr. 38], được Freud gọi
là nguyên tắc thực tế. Hai nguyên tắc này không chống đối nhau mà nó bổ sung cho
nhau, thay đổi tuần tự mục đích của nhau mà thôi.
Nhìn chung, công trình của J.P.Charrier đã nghiên cứu khá sâu về một số vấn
đề liên quan đến quan điểm phân tâm học Sigmund Freud về con người. Ở mức độ
nhất định, công trình này cũng đề cập một cách khái quát đến phân tâm học sau

1


Từ đây trở đi, chúng tôi thống nhất gọi ba yếu tố trong bộ máy tâm thần con người theo quan niệm của Freud (dù các bản
dịch dùng từ khác nhau) là: phi Ngã (Id, cái Ấy, cái Nó,…); Ngã (Ego, cái Tôi, bản Ngã,…); siêu Ngã (Superego, cái Siêu
tôi,..).


13

Freud như Jung, Erich Fromm, Karen Horney. Tuy nhiên, những nội dung mà
Charrier trình bày chưa được hệ thống nên làm cho người đọc khó theo dõi.
Cuốn sách Freud đã thực sự nói gì của David Stafford – Clark (Nxb Thế giới,
Hà Nội, 1998). Trong cuốn sách này, Stafford - Clark hệ thống hóa một số nội dung
cốt lõi của phân tâm học được công bố trong các nghiên cứu của Freud như: Giải
thích giấc mơ, tâm bệnh học trong đời sống hàng ngày, khái niệm cấu trúc và chức
năng tâm thần, lý thuyết tổng quát về các triệu chứng hysteria, đặc biệt là những bổ
sung vào lý thuyết phân tâm và những sửa đổi của Freud, trong đó, ông tập trung
chủ yếu vào các vấn đề: Ngã và tâm lý học của những miền sâu; bên kia nguyên tắc
khoái cảm, bản năng sống và bản năng chết, thăng hoa và siêu Ngã, phi Ngã và
lương tâm. Trong những vấn đề trên, chúng tôi cho rằng việc bổ sung và làm rõ
“tâm lý tập thể” là một phần bổ sung quan trọng trong lý thuyết của ông. Tâm lý
tập thể như một phẩm chất sống của cộng đồng được đánh giá cao. Phần bổ sung
này quan tâm đến điều mà chúng ta thường gọi là “chất dương tính của tập thể”,
giải thích tại sao có các cuộc hỗn chiến tham quyền của các dân tộc trên thế giới,
các cuộc chiến tranh để phân chia quyền lực hay thị trường.
Trước thời kỳ Freud, chứng bệnh hysteria được xem là hiện tượng hay biểu
hiện của tà đạo, quỷ thần nên nó không được chấp nhận, nhưng “Freud thấy rằng
chứng hysteria thật ra là “một căn bệnh thật sự”; rằng những triệu chứng hysteria
được các bệnh nhân cảm thấy một cách có thật” [12, tr. 40]. Clark giới thiệu về các
chứng nhiễu tâm (hysteria), từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh nhiễu
tâm trên có chung nguồn gốc là tính dục: “tính dục là gốc rễ của mọi chứng nhiễu
tâm và mức độ rối nhiễu cảm xúc tính dục có thể đẻ ra một loạt những triệu chứng

tâm lý nào đó gắn liền với số lượng năng lượng thần kinh có liên quan” [12, tr. 58].
Trong công trình, tác giả làm rõ quan điểm của Freud về năng lực tính dục
libido trong đó chứa hai bản năng cơ bản: “bản năng bảo vệ sự tồn tại của cơ thể và
bản năng bảo đảm sự tái sinh của nòi giống”, một bên sẽ dẫn tới những hành vi giúp
cho cá nhân hay chủng loại tồn tại và một bên sẽ dẫn tới sự phá hoại bản thân. Theo
Stafford-Clark, Freud thừa nhận sự tồn tại của hai bản năng này bởi vì chúng là yếu


14

tố chi phối hành vi tâm lý thường nghiệm của con người. Sau một thời gian nghiên
cứu, Freud kết luận: “Eros - vừa là tính dục, vừa là bản năng sống; Thanatos - bản
năng chết”. Hai bản năng này có sức mạnh ngang nhau, chống đối nhau. Một bên
thúc đẩy ta hành động, sống và chinh phục còn một bên thúc đẩy để ta buông xuôi,
tan biến và chết. Cả hai luôn thúc đẩy ta tìm kiếm sự quân bình.
Clark đi sâu nghiên cứu học thuyết Freud với trọng tâm là cấu trúc tính dục trẻ
em. Ông viết: “không một đứa trẻ nào có thể nói lên thành lời mặc cảm Oedipe, dù
đó là những lời thú nhận, giãi bày, sám hối và xin được yên lòng.” [12, tr. 129 130]. Freud coi cấu trúc tính dục trẻ con cũng như sự phát triển tính dục của nó là
nền tảng quan trọng để giải thích các hành vi của con người sau này. Con người qua
các thời đại luôn tìm cách thống ngự các đối tượng xung quanh nó, nhưng dường
như rất hiếm khi con người quay ngược nhãn quan thống ngự ấy vào chính bản thân
mình, khám phá bản chất con người của mình. Clark làm rõ “những nghiên cứu về
bản chất con người và những niềm tin của nó” trong lý thuyết bổ sung của Freud,
trong đó, Clark nhấn mạnh:
Từ đầu đến cuối cuộc đời hoạt động của ông, không hiếm khi Freud đã
lấy làm ngạc nhiên về những suy luận và kết luận riêng của mình; nhưng
mặc dù lúc đầu có thể bối rối vì chúng, cuối cùng ông không bao giờ lùi
bước, cũng không bỏ dở việc đẩy chúng càng xa càng tốt trên con đường
đi tới kết cục logic của chúng. Freud đã bắt đầu mong muốn trở thành
một nhà tư tưởng, một người hướng dẫn dũng cảm của xã hội loài người

[12, tr. 235].
Công trình của David Stafford – Clark đã khảo cứu một cách tổng quát về
phân tâm học Freud. Chúng tôi xem đây là những gợi ý quan trọng về mặt học thuật
rất hữu ích, nhất là quan điểm của phân tâm học Freud về chứng nhiễu tâm, tính
dục, vô thức và nhân cách để tiếp tục làm rõ và triển khai trong luận án, làm rõ bản
chất con người trong mối liên hệ với văn hóa – văn minh.
Trong công trình Phân tâm học áp dụng vào việc nghiên cứu các ngành học
vấn (Nxb Tổ hợp Gió, Sài Gòn, 1969), tác giả Vũ Đình Lưu đưa ra và giới thiệu tư


15

tưởng của ba nhà phân tâm học đó là: E.Fromm, H.S.Sullivan và K.Horney. Fromm
và Sullivan xem xét phân tâm học dưới góc cạnh văn hoá và ảnh hưởng qua lại giữa
con người với xã hội. Fromm cho rằng, con người thích ứng với xã hội vì ảnh
hưởng của giáo dục và văn hoá hơn là vì sự tiến triển của bản năng. Sullivan thì chú
trọng đến việc nghiên cứu mối liên hệ giữa cá nhân và người thân thuộc gần xa,
giữa cá nhân và tập thể để tìm ra đầu mối những thiên lệch tâm tính, còn Horney
tiến xa hơn Sullivan khi ông gán cho văn hoá giáo dục vai trò tất định trong sự cấu
tạo nhân cách. Như vậy, việc giới thiệu tư tưởng của ba nhà phân tâm học sau Freud
là chủ trương nhấn mạnh và đề cao vai trò giáo hoá trong sự cấu tạo nhân cách con
người theo quan niệm phân tâm học.
Tác giả khẳng định, sự ra đời của phân tâm học đã tạo nên một cuộc “hôn
nhân” với các ngành khoa học xã hội khác. Sự kết hợp tốt đẹp đó cung cấp một cái
nhìn đa chiều về con người và xã hội loài người. Mục tiêu của sự kết hợp của phân
tâm học với các ngành khoa học xã hội cụ thể khác là chỉ ra những sự thiếu sót
trong một ngành cụ thể để đưa đến mục đích là mở đường cho con người ý thức
được ý nghĩa chân thực của cuộc sống, của số mệnh. Không những thế phân tâm
học còn muốn con người đạt tới sự toàn diện, con người “hiện hữu với người khác”
và con người hiện hữu với “tư cách là người”. Cuốn sách là một sự tổng hợp cách

tiếp cận khi đưa ra mối quan hệ giữa phân tâm học và các ngành khoa học để giải
thích một số vấn đề về con người và xã hội đặt ra.
Lưu Hồng Khanh với cuốn sách Tâm lý học chiều sâu – Ý thức và những tầng
sâu vô thức (Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005), trình bày những yếu tố trong
cấu trúc và những năng lực sinh lý của bộ máy tâm thần con người theo tư tưởng
của Jung. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu những kỹ năng sinh học, tâm lý phù
hợp giúp khám phá những tầng sâu vô thức, giải mã những mặc cảm đen tối, cũng
như phát huy những tiền năng sáng tạo nhằm tạo ra nhân tính con người quân bình,
điều hòa và hướng tới một cuộc sống lạc quan với người khác, với xã hội và tự
nhiên. Theo Lưu Hồng Khanh, Jung đi xa hơn Freud trong quan niệm về vô thức,
“quan niệm vô thức không chỉ là vô thức cá nhân, mà còn cả vô thức tập thể” [90,


16

tr. 23]. Tác giả đưa ra hai phương pháp đó là: giải mộng và chủ động tưởng tượng
để hiểu về vô thức tập thể. “Giải mộng là phương pháp cho thấy được các ý nghĩa
của chiêm mộng và từ đây đưa đến thể hiện những ý nghĩa đó trong thực tại cuộc
sống” [90, tr. 190] còn “phương pháp chủ động tưởng tượng con người đi một bước
đầu đến với vô thức” [90, tr. 190]. Thông qua hai phương pháp này, chúng ta có thể
phỏng vấn, phân tích, trao đổi để những gì trong vô thức được bộc lộ ra và có cách
ứng dụng vào cuộc sống.
Phạm Minh Lăng với Sigmund Freud và Tâm phân học (Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội, 1998). Diện mạo của “Tâm phân học” (phân tâm học) được tác giả
phác họa qua lý thuyết tình dục, lý thuyết về vô thức. Tác giả lưu ý rằng, phân tâm
học cũng như các phát minh khoa học khác khi nhìn nhận đánh giá cần có một thái
độ khoa học khách quan bởi “quan niệm khác nhau về thế giới quan, cụ thể về triết
học, về truyền thống đạo đức, tập quán… nhất là sự khác nhau về quan điểm chính
trị, xã hội… hay xem xét đánh giá vấn đề theo cảm tính” [xem: 95, tr.19 - 21] sẽ
dẫn đến một cách nhìn phiến diện, thiên kiến, không chính xác về vấn đề mà chúng

ta nhìn.
Phạm Minh Lăng xem việc nghiên cứu về vô thức chính là cửa ngõ để đạt đến
hiểu biết sâu sắc về con người, tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng “quan niệm của phân
tâm học về vô thức là một vấn đề vô cùng phức tạp và nó đụng đến tận gốc những
điều mà con người đã hay biết về nó” [95, tr. 57]. Theo ông, vô thức ngoài nguồn
gốc có tính sinh lý bẩm sinh do cơ quan sinh lý phát động còn có sự tác động từ bên
ngoài xã hội. Với cách nhìn nhận như vậy, tác giả cho rằng: “theo phân tâm học
ngoài mặt sinh lý bẩm sinh, bản năng, vô thức còn có mặt khác, đó là hoàn cảnh
sống của mỗi người trong xã hội. Chính sự tác động từ bên ngoài này quyết định sự
hình thành cái vô thức và nội dung của nó chẳng có gì ngoài cái người đời đã từng
gặp phải trong đời sống của mình” [95, tr. 60]. Vô thức bao gồm tất cả những biến
cố, những kỉ niệm, những ký ức mà con người đã trải qua trong quá trình sống từ
khi sinh ra, nhưng chưa được thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó,
theo tác giả thì nguyên nhân xã hội giữ vai trò to lớn và thường là quyết định. Vô


17

thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy tâm thần con người cũng như trong
việc chữa trị bệnh tâm thần. Theo tác giả, tính dục nảy sinh từ khi con người được
sinh ra, có một vị trí đặc biệt bởi nó liên quan trực tiếp đến việc tìm hiểu và chữa trị
các chứng bệnh tâm thần. Những sự cấm đoán thô bạo đối với những hành vi tính
dục trẻ em không những không ngăn chặn được hoàn toàn mà nó có thể sẽ gây ra
những hậu quả nghiêm trọng về sau trong cuộc đời. Do đó, con người cần tiếp thu
một nền giáo dục lành mạnh và hợp lý trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội.
Cuốn sách Sigmund Freud và Tâm phân học của Phạm Minh Lăng đã khái quát một
số lý thuyết quan trọng của phân tâm học, cung cấp những kiến thức cần thiết cho
việc hiểu rõ hơn phân tâm học Freud về con người.
Cuốn sách Chủ nghĩa Mác phương Tây (trường phái Frankfurt) do Nguyễn
Chí Hiếu và Đỗ Minh hợp đồng chủ biên (Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2013) giới thiệu

toàn cảnh về chủ nghĩa Mác phương Tây ở trường phái Frankfurt và trình bày một
số đại diện tiêu biểu của trường phái Frankfurt, khi giới thiệu về Fromm, các tác giả
cho rằng, “trong suốt sự nghiệp sáng tạo của mình, ông nghiên cứu có hệ thống
những vấn đề về con người trên các phương diện phân tâm học, nhân học triết học
và tâm lý học xã hội” [68, tr. 205]. Theo các tác giả, công lao của Freud là khám
phá ra vô thức, nhưng chưa được chứng minh đầy đủ nếu chỉ dựa trên quan điểm
sinh vật học khi nghiên cứu về con người. Với Mác, “ông đã bỏ qua sự hiện diện
của các lực lượng không hợp lý trong hoạt động sống của con người, chúng liên tục
phục hồi thói “hám quyền và phá hủy” ở con người, ngoài ra, không cho phép con
người đạt tới tự do nếu không sử dụng lực lượng mang tính giải phóng nội tâm của
phân tâm học” [68, tr. 207]. Do vậy, theo Fromm, để hiểu rõ con người cần có sự
tích hợp quan điểm phân tâm học Freud và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế học
của Mác để luận giải về con người. “Với việc coi nhẹ các khát vọng của con người
như vậy, chỉ có thể chấp nhận quan điểm của Mác sau khi đã chuẩn xác hóa và bổ
sung căn bản nó về mặt khoa học” [68, tr. 207]. Theo chúng tôi, đây là công trình
trình bày khái quát quan điểm phân tâm học Fromm về con người trên cơ sở tích
hợp giữa phân tâm học Freud và chủ nghĩa Mác. Bước đầu cung cấp cho chúng tôi


18

những tư tưởng cần thiết để tiếp tục đi sâu nghiên cứu quan điểm của phân tâm học
Fromm về con người.
Công trình Nhân học triết học Freud và ảnh hưởng của nó đến nhân học triết
học phương Tây hiện đại do Đỗ Minh Hợp chủ biên. Trong công trình này, các tác
giả nghiên cứu con người dưới góc độ nhân học triết học Freud từ những khía cạnh
bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học, triết học văn hóa. Ở khía cạnh bản thể
luận phân tâm học, các tác giả cho rằng: “Vô thức trở thành đối tượng nghiên cứu
chủ yếu và quan trọng nhất, cho phép nhận thức bản tính người” [77, tr. 189] của
nhân học triết học Freud. Vì vậy,

trái ngược với quan điểm triết học chủ yếu quan tâm nghiên cứu thế giới
bên ngoài, các vấn đề của “đại vũ trụ”, qua đó coi nhẹ ý nghĩa tồn tại
người, theo Freud, cần phải dịch chuyển trọng tâm nghiên cứu vào “tiểu
vũ trụ”, vào con người tự thân nó, vì chỉ đi từ “tiểu vũ trụ” đến “đại vũ
trụ” và nắm bắt bản chất của hành vi con người thì mới có thể cải biến
bản thân cấu trúc vũ trụ, diễn biến của những quá trình vũ trụ [77, tr.
192].
Bản thể luận phân tâm học không đúng nghĩa của bản thể luận triết học truyền
thống mà nó đi sâu vào tìm hiểu cơ sở của tồn tại người trong thế giới và “Freud
thực sự thừa nhận địa vị bản thể đặc thù của vô thức” [77, tr. 200] và “sự đặc thù
của quan niệm nhân học triết học Freud trong hệ vấn đề này là nó dịch chuyển bình
diện nghiên cứu từ thực tại vật chất sang thực tại tâm thần, còn ở bên trong thực tại
tâm thần thì dịch chuyển từ các quá trình hữu thức sang quá trình vô thức” [77, tr.
226]. Tiếp cận từ góc độ nhận thức luận phân tâm, khác với các nhà triết học truyền
thống trước đó coi “vô thức” là cái “chẳng chứa nội dung gì”, là “bỏ đi”. “Freud
xem xét vô thức là thực tại tâm thần, có các đặc điểm và nội dung hoàn toàn cụ thể
của mình” [77, tr. 228]. Và như vậy, nhận thức nhân học triết học phân tâm học là
làm rõ nội dung tâm thần vô thức và cơ chế hoạt động của nó trong đời sống con
người. Theo Freud, “mỗi hành vi tâm thần, mỗi quá trình vô thức đều có nghĩa xác
định, bao hàm những quan hệ về nghĩa, việc làm sáng tỏ chúng là nhiệm vụ quan


19

trọng của nhân học phân tâm” [77, tr. 247]. Với nhân học phân tâm thì mục đích là
làm rõ những nguyên nhân bên trong con người để tìm ra đâu là nguyên nhân dẫn
tới bệnh tâm thần ở con người, từ đó đưa ra những tri thức khoa học để chữa trị
bệnh cho người bệnh. “Khách thể nghiên cứu trong nhân học phân tâm là tất cả mọi
biểu hiện vô thức, việc làm rõ nghĩa và vai trò của chúng là quan trọng xét từ góc độ
nhận thức luận phân tâm” [77, tr. 248].

Freud cho rằng cội nguồn của vô thức đó là tính dục thời thơ ấu, do vậy, nhận
thức về vô thức chỉ kết thúc khi chúng ta làm rõ các đam mê tính dục bẩm sinh. Các
tác giả đi đến kết luận rằng, “nhận thức luận phân tâm xuyên suốt bởi hai sự quy
giản: thứ nhất, quy giản toàn bộ về quá khứ và, thứ hai, quy giản mọi biểu hiện hoạt
động sống của con người về những đam mê tình dục của họ” [77, tr. 252]. Từ góc
độ nhân học đạo đức phân tâm, các tác giả khẳng định “phân tâm học là một học
thuyết triết học mang đậm sắc thái đạo đức” [77, tr. 267], vì “việc làm rõ bản tính
người có liên hệ mật thiết với nhận thức các vấn đề thiện và ác, các động cơ hoạt
động và các cấm đoán đạo đức, tự do ý chí và số phận, lương tâm và tội lỗi” [77, tr.
267]. Việc giải quyết vấn đề bản thể luận và nhận thức luận của nhân học triết học
Freud là nhằm mục đích đưa ra quan niệm của riêng ông về các cơ sở của đạo đức
con người, do vậy, để con người tồn tại với tư cách tồn tại người (con người đạo
đức) phải giải mã được những đam mê vô thức nằm trong miền sâu thẳm tâm thần
con người.
Chúng tôi cho rằng, công trình do Đỗ Minh Hợp chủ biên đã tiếp cận nhân học
triết học Freud trên một nền tảng tư duy logic chặt chẽ ở các góc độ bản thể luận,
nhận thức luận, đạo đức và đưa ra những luận giải trong cách tiếp cận của mình.
Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và làm rõ quan
điểm của phân tâm học Freud về con người.
Công trình Tư tưởng triết học của S.Freud (2014) (Luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội) của Tạ Thị Vân
Hà. Trong công trình này, vấn đề con người trong phân tâm học Freud được tác giả


20

trình bày từ hai góc độ căn bản: bản thể luận và nhận thức luận. Ở góc độ bản thể
luận, tác giả viết:
Trên cơ sở phê phán bản thể luận truyền thống... Freud cho rằng, nhiệm
vụ của triết học là phải quay trở lại tìm hiểu chính con người, nắm bắt

bản chất của hành vi con người để từ đó nhận thức được nó trong tương
quan với thế giới bên ngoài. Từ đó, ông xác định nhiệm vụ của phân tâm
học cần phải tập trung nghiên cứu con người, thâm nhập vào miền sâu vô
thức để nắm được cơ sở cấu thành bản thể được biểu hiện thông qua
những sinh hoạt của cuộc sống thường ngày” [53, tr. 66].
Tác giả có lý khi đưa ra nhận định: “Freud không khước từ bản thể luận truyền
thống mà chủ yếu dịch chuyển sự quan tâm của nó vào trong miền sâu “vô thức”
của bản tính người” [53, tr. 66].
Ở góc độ nhận thức luận, quan niệm của phân tâm học Freud về con người thể
hiện ở việc “tập trung làm sáng tỏ những đặc trưng của quá trình tâm lý vô thức
diễn ra trong miền sâu tâm thần con người” [53, tr. 77], và “mục tiêu của nhận thức
là nắm bắt được cơ chế dịch chuyển các hoạt động của tâm thần từ lĩnh vực vô thức
vào lĩnh vực ý thức, vạch rõ nội dung của quá trình vô thức. Do đó, đối tượng nhận
thức của phân tâm học chính là thế giới nội tâm của con người, trong đó vô thức
chính là hạt nhân” [53, tr. 77].
Luận án là một tài liệu quan trọng cho nỗ lực hiểu biết về quan điểm phân tâm
học về con người và văn hóa. Tuy nhiên, do mục tiêu của công trình là làm rõ tư
tưởng triết học của Sigmund Freud, nên tác giả chỉ giới hạn trong khuôn khổ tư
tưởng của người sáng lập phân tâm học, mà chưa đề cập đến các tư tưởng của các
nhà phân tâm học khác.
Edward Amstrong Bennet với tác phẩm Jung đã thực sự nói gì? (Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 2002) trình bày về cuộc đời và tư tưởng của Carl Gustav Jung –
một trong những người tạo nên bước rẽ trong phân tâm học nói chung, trong quan
niệm của phân tâm học về con người và văn hoá – văn minh nói riêng. Bennet khái
quát học thuyết của Jung về con người ở những điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, Jung


21

chia “những kiểu tâm lý” của con người thành hai dạng chủ yếu “tâm lý hướng nội”

và “tâm lý hướng ngoại”. Tuy nhiên, Jung cũng lưu ý rằng, “bản chất con người với
tất cả sự phức tạp của nó khó có thể chia thành hai nhóm đơn giản như vậy” [7, tr.
58]; thứ hai, lý thuyết của Jung về “bốn chức năng của ý thức”: suy nghĩ, cảm xúc,
cảm giác và trực giác. Bennet nhận xét: “Loại hình tâm lý học của Jung cho phép
chúng ta nghiên cứu tâm lý con người theo một cách chính xác hơn, và cơ bản hơn”
[7, tr. 62]; thứ ba, lý thuyết về hoạt động tâm thần vô thức. Jung thừa nhận cái gọi
là vô thức cá thể kiểu Freud, song ông còn nhấn mạnh vai trò đặc biệt của vô thức
tập thể, cái “đồng nhất ở tất cả mọi người và do đó tạo nên một cơ tầng tâm thần
chung của bản chất siêu cá nhân hiện diện ở mỗi người chúng ta” [7, tr. 75].
Bennet trình bày tư tưởng của Jung giả thuyết về cổ mẫu và bản năng. Theo
Jung, vô thức cá thể được tạo ra từ phần lớn những tổ hợp còn những cổ mẫu, đó là
những hình thức tiền tồn hay những hình thức nguyên thủy tạo nên vô thức tập thể.
Và ông cho rằng: “các bản năng [những xu hướng bẩm sinh không biết] rất gần với
những cổ mẫu, đến mức mà trên thực tế có một lý do đủ tin cậy khi cho rằng các cổ
mẫu là những hình ảnh vô thức của chính những bản năng” [7, tr. 74].
Qua sự diễn giải của Bennet trong công trình này, có thể khẳng định rằng, đây
là sự khảo cứu khá toàn diện về cuộc đời và phân tâm học Jung ở nhiều khía cạnh
khác nhau, đặc biệt trong tác phẩm, Bennet làm rõ khía cạnh tinh thần của bản chất
con người.
Murray Stein với công trình Bản đồ tâm hồn con người của Jung (Nxb Tri
thức, 2011). Đây là một trong số ít công trình nghiên cứu về phân tâm học của Carl
G. Jung được chuyển ngữ sang tiếng Việt. Ở phần dẫn nhập, Murray Stein phác họa
những lý do mà ông viết cuốn sách này, và trình bày một vài yếu tố cơ bản của phân
tâm học Jung. Tác phẩm đề cập đến chín vấn đề chính: cái tôi ý thức, các tổ hợp,
năng lượng tâm thần, cổ mẫu (archetype)2 và bản năng, persona (mặt nạ nhân cách)
và shadow (bóng âm), anima (khía cạnh nữ tính ở nam giới) và animus (khía cạnh

2

Từ đây trở đi, chúng tôi thống nhất dùng từ Archetype (cổ mẫu, mẫu tượng, siêu tượng,…) theo nguyên từ gốc của

Jung.


22

nam tính ở nữ giới), self 3 (tự Ngã), cá nhân hóa và cuối cùng là mối quan hệ giữa
tâm thần con người và không gian. Những đặc điểm chính của cái tôi đã được tác
giả trình bày và phác họa kèm theo một sự giới thiệu về các loại hình tâm lý phổ
quát nhất của con người khi nói về bản ngã (cái tôi ý thức). Theo Stein, tư tưởng
của Jung về vô thức cá thể chính là cách hiểu của Freud về vô thức, ngoài ra, tác giả
trình bày “vô thức tập thể” trong đó chỉ ra cổ mẫu và bản năng có một vị trí quan
trọng tạo thành “vô thức tập thể”, điều này làm cho phân tâm học Jung khác với
phân tâm học Freud và các trường phái tâm lý học miền sâu khác.
Murray Stein đã nêu bật quan niệm của Jung về các loại hình nhân cách:
persona, shadow, anima, animus đây là những archetype có tính năng làm vô thức
biến đổi trở thành ý thức để từ đó con người có khả năng giao tiếp với nhau, với thế
giới bên ngoài. Và, Self (tự Ngã) cũng là một loại archetype về nhân cách, một
archetype trọng tâm của đời sống tâm thần mà khi con người đạt tới sẽ có một nhân
cách toàn diện và đạt được “tồn tại người thực của mình”.
Tác giả trình bày đời sống tâm lý con người ở tất cả các chiều kích và những
động lực bên trong của nó. Những nội dung được nêu ở trong công trình khá đặc sắc
cho thấy có một sự khác biệt tương đối và sự phát triển học thuyết của Jung với các
trường phái tâm lý học chiều sâu khác, như: quan niệm về vô thức tập thể; về năng
lượng tâm thần (libido), cái tôi ý thức, cá nhân hóa và mối quan hệ giữa tâm thần
con người với không gian, persona và shadow, anima và animus, self,... chứa đựng
những nội dung hết sức phong phú. Một số thuật ngữ Jung đưa ra có tính trừu tượng
cao nhưng qua sự trình bày của Stein nó trở nên dễ hiểu với thực tế trong đời sống
tâm thần con người, để con người có thể ý thức và đạt tới “tự do cá nhân”, hay
“nhân cách toàn diện”.
Trong công trình, Stein trình bày khá tường minh về cuộc hành trình tư tưởng

của Jung tới một miền đất bí hiểm – tâm thần con người. Stein đã ví Jung như là
“Christopher Columbus của thế giới nội tâm”. Nếu như Glenn và Neil Amstrong đã
mở ra cho chúng ta không gian bên ngoài với tư cách là những người thám hiểm vũ
3

Từ đây trở đi, chúng tôi thống nhất dùng từ Persona (mặt nạ nhân cách); Shadow (bóng âm); Anima (khía cạnh nữ tính ở
nam giới); Animus (khía cạnh nam tính ở nữ giới); Self (tự Ngã) theo nguyên từ gốc của Jung.


×