Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Vai trò của ODA đối với sự phát triển của nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.97 KB, 2 trang )

Vai trò của ODA đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Vai trò của ODA đối với sự
phát triển của nền kinh tế
Việt Nam
Bởi:
Phạm Văn Quân
Kể từ năm 1986 là thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới ở Việt Nam, cho đến nay đất
nước đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hiện
nay Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để có những bước phát triển lớn hơn thì vốn và công nghệ là những yếu tố không thể
thiếu. Mặc dù đã trải qua hơn một thập kỷ trong sự nghiệp đổi mới nhưng Việt Nam vẫn
mới được coi bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hoá. Do đó thu
hút và sử dụng các nguồn vốn bên ngoài không chỉ có FDI mà cả ODA, đặc biệt là ODA
Nhật Bản có vai trò rất quan trọng cho việc tạo đà phát triển của nền kinh tế nước nhà.
ODA của Nhật Bản vẫn được coi là một nguồn vốn hết sức quý giá cho tiến trình thực
hiện công cuộc đổi mới kinh tế ở Viêt Nam. Chính sách ODA của Nhật Bản trong
khoảng một thập kỷ qua về cơ bản là đáp ứng được sự mong muốn của Chính phủ và
nhân dân Việt Nam, và nó đã hỗ trợ tích cực cho sự phát triển hợp tác lâu dài giữa Viêt
Nam và Nhất Bản đặc biệt trong các quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế.
Nếu tính từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã luôn là nước đứng đầu về viện trợ ODA
dành cho Việt Nam với tổng số vốn cam kết lên tới 509,804 tỷ yên, tương đương trên 5
tỷ USD. Điều đó trước hết thể hiện đường lối mong muốn tăng cường hợp tác trên lĩng
vực kinh tế với Việt Nam. Vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã tăng năm sau
lớn hơn năm trước. Điều đó có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan
hệ giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ ngoại giao và kinh tế. Đồng thời nó cũng có tác
độg không nhỏ tới các quan hệ đối ngoại khác của Việt Nam. Sau Nhật Bản thì một loạt
các nước phát triển khác, các tổ chức quốc tế khác cũng đã nối lại và tăng cường viện
trợ cho Việt Nam, hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Nhìn một cách bao quát nhất, nguồn vốn ODA của Nhật Bản trước hết có vai trò bổ
sung nguồn vốn trong nước. Việt Nam bước vào quá trình thực hiện cải cách với điều


kiện cơ sở hạ tầng còn hết sức thấp kém. Việc cải tạo và phát triển nó đòi hỏi trước hết

1/2


Vai trò của ODA đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

phải có một nguồn vốn rất lớn, đọi hỏi này mang tính tất yếu của quá trình xây dựng và
phát triển kinh tế ở một nước chậm phát triển như Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên việc
huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước còn rất nhỏ bé do mức tiết kiện trong nước
còn thấp, tỷ lệ huy động vồn nhàn rỗi cho đầu tư cũng ở mức rất khiêm tốn sẽ không
đảm bảo thoả mãn nhu cầu khách quan ấy.
Với ý nghĩa trên, ODA của Nhật Bản được xem như một trong các nguồn vốn cơ bản từ
bên ngoài có thể thu hút để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Ví dụ trong nhiều năm, đặc biệt năm 1998 nền kinh tề Việt Nam gặp nhiều khó khăn do
chịu ảnh hưởng của cơn bão tài chính ở Châu Á, Chính phủ đã phải sử dụng tới cả ODA
như là một nguồn tài chính bổ sung cho ngân sách: 3% để hỗ trợ ngân sách, 17% dành
cho giáo dục và đào tạo, 35% cho xây dựng cơ bản, 45% cho vay lại các dự án.
Có thể nhận thấy rằng bước vào thời kỳ đổi mới, đặc iệt trong thập kỷ 90 vừa qua, trợ
giúp phát triển chính thức dưới dạng viện trợ không hoàn lại và trợ giúp kỹ thuật của
Nhật Bản đã phần nào giúp Việt Nam tiềp thu những thành tựu khoa học và công nghệ
mới, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá rút ngắn thông qua chương trình đào tạo phát
triển nguồn nhân lực. Đây được cho là lợi ích căn bản, lâu dài mà ODA Nhật Bản dành
cho Việt Nam trong thập kỷ qua.
Mặt khác, việc thu hút ODA Nhật Bản đã có một tác dụng như lực hút cho các nhà đầu
tư tới thị trường Việt Nam. Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam không
chỉ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam mà còn tạo ra môi trường đầu tư
thuận lợi cho phía Nhật Bản. ODA đã tạo sự tin cậy cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt
Nam. Đây được xem như một hệ quả tất yếu của mối quan hệ tương tác giữa ODA và
FDI của Nhật Bản tại Việt Nam.

Thực hiện theo các cam kết cấp cao giữa chính phủ hai nước, nguồn vốn ODA này đã
giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai công cuộc cải cách doanh nghiệp quốc doanh,
tự do hoá thương mại, cải tạo hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia đặc biệt là ngân hàng
ở Việt Nam. Kết quả của những cải cách đó sẽ giúp Việt Nam có thể hội nhập được với
tiến trình phát triển chung của khu vực và thế giới.
Tóm lại, viện trợ phát triển của nhật Bản cho Việt Nam trong giai đoạn vừa qua về cơ
bản là phù hợp với những ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là đã
hỗ trợ cho Việt Nam cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước nâng cao năng lực
sản xuất và quản lý, góp phần chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, từ
đó Việt Nam từng bước nâng cao vai trò của nền kinh tế và vị thế của đất nước.

2/2



×