Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thủy Sản Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.52 KB, 30 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THẨM ĐỊNH GIÁ – KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN


PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Đề tài: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
BẠC LIÊU
Chuyên ngành: Thẩm Định Giá
GVHD : Cô TRẦN THỊ MƯỜI
SVTH : TRẦN KIM TUYẾN
MSSV : 1232030093
Lớp

: LTDH08TD

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013

NHẬN XÉT VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
1.Nhận xét của giảng viên:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………
……………………………………………………………………………………………
2.Giảng viên cho điểm:

Chữ ký giảng viên

Trần Thị Mười

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
đất nước. Quy mô của ngành Thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thủy
sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 2


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

Vì vai trò ngày càng quan trọng của ngành Thủy sản trong sản xuất hàng hóa
phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu mua ngoại tệ, từ những năm

cuối của thập kỷ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thủy lợi để
không những phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long. Vì vậy, em chọn Công ty Cổ Phần Thủy sản Bạc Liêu là một trong những
công ty Thủy sản nằm ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và đặc biệt Bạc Liêu là một
trong những tỉnh phát triển mạnh nhất về nuôi trồng Thủy sản ở đây để hoàn thành bài
báo cáo và cũng để hiểu thêm về nền kinh tế chủ yếu của quê hương mình.
Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bạc Liêu thành lập vào ngày 20 tháng 07 năm 2006
và hoạt động cho đến nay. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là chế biến,
bảo quản Thủy sản và sản phẩm từ Thủy sản; buôn bán Thủy sản; kinh doanh xuất
nhập khẩu bao gồm: xuất khẩu và bán nội địa các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, hàng
thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, nhập khẩu phương tiện vận tải, máy móc thiết bị,
nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất kinh doanh; khai thác Thủy sản; nuôi các loại Thủy
sản; bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng khác; nhập khẩu
các loại thực phẩm chế biến; gia công hàng điện tử gia dụng; thu đổi ngoại tệ; kinh
doanh xuất, nhập khẩu các loại phân bón.

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 3


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

Báo cáo tài chính là báo cáo được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Báo
cáo tài chính gồm có: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Thông qua phân tích các tỷ số tài chính, thẩm định viên có thể xác định tình hình
tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Các tỷ số tài chính cũng tạo điều kiện
cho việc so sánh sự phát triển của doanh nghiệp giữa các thời kỳ và so sánh với các
doanh nghiệp khác hay giá trị trung bình của ngành.
Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thẩm định viên có thể phân tích
các nhóm tỷ số sau:
Các tỷ số thanh khoản
Các tỷ số hoạt động kinh doanh
Các tỷ số đòn cân nợ
Các tỷ số lợi nhuận
Các tỷ số giá trị kinh doanh
I. Các tỷ số thanh khoản.
1. Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn






Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản
có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó
đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Công thức:

Trong đó:


SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 4


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

− Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn bao gồm vốn bằng tiền như tiền mặt tồn quỹ,

tiền gửi ngân hàng,…..
− Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong một khoảng thời gian ngắn (thường
là dưới 1 năm).
Tiêu chuẩn đánh giá:
− Tỷ số này thường được chấp nhận ở mức:

1< Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn <4
• Khi tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1: doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để


tài trợ cho các loại tài sản cố định.
Thông thường chỉ số này là 2 là tốt nhất , tuy nhiên một số doanh nghiệp có tỷ

số luân chuyển tài sản lưu động chỉ là >1, nhưng có thể hoạt động rất hiệu quả.
− Giữa 2 xí nghiệp mặc dù có tỷ số luân chuyển tài sản lưu động như nhau, nhưng
điều kiện tài chính và tiến độ thanh toán các khoản nợ lại khác nhau, điều này phụ
thuộc vào tài sản tồn kho.
Ý nghĩa:
− Khi giá trị của tỷ số này giảm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm và mức độ


rủi ro khánh tận tài chính gia tăng.

− Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao, có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá

nhiều vào tài sản lưu động hay việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp
không hiệu quả vì có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hoặc có quá nhiều nợ phải đòi.
− Trong nhiều trường hợp tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh khoản

do nhiều hàng hóa tồn kho là những hàng hóa khó bán nên doanh nghiệp rất khó
biến chúng thành tiền để trả nợ.
Nhận xét:
− Tỷ số này của doanh nghiệp được chấp thuận hay không tùy thuộc vào sự so sánh

với giá trị trung bình ngành của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
− Đồng thời nó cũng được so sánh với các tỷ số này của doanh nghiệp trong những
năm trước đó.

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 5


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh.

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán

dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những nhu
cầu thanh toán cần thiết.
Công thức:

Tiêu chuẩn đánh giá :
− Tỷ số này được chấp nhận ở mức:

1< Tỷ số thanh toán nhanh <2


Tỷ số này càng cao thì mức độ rủi ro khánh tận tài chính của doanh nghiệp càng

thấp, song hiệu quả quản trị tài sản lưu động cảu doanh nghiệp cũng càng thấp.
• Thông thường hệ số thanh toán nhanh >1 được xem là hợp lý.
Ý nghĩa: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả
năng thanh toán do nó không tính hàng tồn kho vì hàng tồn kho không phải là nguồn
tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán.
II. Các tỷ số hoạt động kinh doanh.
1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho.

Tỷ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại
hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu.
Công thức:

Trong đó:
− Giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất của sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất

hay giá vốn của hàng hóa đối với doanh nghiệp thương mại.
SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD


Page 6


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

− Hàng hóa tồn kho bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,

thành phẩm, hàng hóa,…
Ý nghĩa: Nếu tỷ số này thấp các loại hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh số bán và
số ngày hàng nằm trong kho càng cao, tức là hiệu quả quản trị ngân quỹ lưu động của
doanh nghiệp càng thấp vì ngân quỹ lưu động bị đồn đọng trong hàng hóa quá lâu.
2. Kỳ thu tiền bình quân.

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà 1 đồng hàng hóa bán ra được thu
hồi.
Công thức:

Trong đó:
− Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền, có thể là hàng bán trả

chậm, hàng bán chịu hay các khoản trả trước cho người bán,…
− Doanh thu bình quân 1 ngày: Doanh thu năm/360 ngày (hoặc 365 ngày).
Tiêu chuẩn đánh giá:
− Tỷ số này có thể chấp nhận được thường ở mức

30 ngày< Kỳ thu tiền bình quân <60 ngày
Ý nghĩa:
− Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp: doanh nghiệp không bị động vốn trong


khâu thanh tóa, không có những khoản nợ khó đòi
− Nếu tỷ số này cao: doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng
để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ.
− Trong nhiều trường hợp do công ty muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua bán hàng
trả chậm hay tài trợ cho các chi nhánh, đại lý nên dẫn đến có số ngày thu tiền bình
quân cao.
SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 7


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Chỉ số này đánh giá một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp.
Công thức:

Trong đó: Giá trị TSCĐ là giá trị thuần của các loại tài sản cố định tính theo giá trị ghi
trên sổ sách kế toán, tức là nguyên giá của TSCĐ trừ phần hao mòn TSCĐ cộng dồn
đến thời điểm tính toán.
Ý nghĩa:
− Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu

thuần cao so với TSCĐ.
− Muốn đánh giá việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả hay không thì phải so sánh với các

doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so sánh với chỉ tiêu trung bình của ngành.
4. Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản
Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp hoặc
thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Công thức:

Trong đó: Tổng tài sản là tổng toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp bao gồm cả tài
sản cố định và tài sản lưu động tại thời điểm tính toán.
Ý nghĩa: Tỷ số này có giá trị càng cao thì càng thể hiện hiệu quả hoạt động nhằm gia
tăng thị phần và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
III. Các tỷ số đòn cân nợ.
1. Tỷ số nợ

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 8


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

Tỷ số này cho biết khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp dựa trên tổng tài sản.
Công thức:

Trong đó:
− Nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tại thời điểm lập

báo cáo tài chính.
− Tổng tài sản bao gồm TSLĐ và TSCĐ.

Tiêu chuẩn đánh giá:
− Thông thường tỷ lệ kết cấu nợ chấp nhận được là vào khoảng 20% - 50%.

Ý nghĩa:
− Tỷ số này có giá trị càng cao, mức độ rủi ro tài sản của doanh nghiệp càng cao.
− Trên phương diện các chủ nợ: Tỷ số này của doanh nghiệp càng cao thì mức độ rủi

ro không thu hồi được nợ càng cao, còn đối với cơ quan quản lý nhà nước thì tỷ số
này càng cao sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu về mặt kinh tế.
− Nếu tỷ số này quá cao thì phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu lành
mạnh, mức độ rủi ro cao và khi có những cơ hội đầu tư hấp dẫn, doanh nghiệp khó
có thể huy động được vốn bên ngoài.
− Tuy nhiên, trên phương diện doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng chứng tỏ thành
tích vay mượn của doanh nghiệp và nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp càng
cao hơn tỷ lệ lãi vay thì doanh nghiệp càng có lợi do tác dụng đòn bẩy của nợ vay
và ngược lại.
2. Tỷ số nợ/ Vốn cổ phần.
Công thức:

Trong đó: Tổng vốn cổ phần bao gồm tổng giá trị của tất cả các khoản mục thuộc
quyền sở hữu của các chủ sở hữu.
SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 9


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười


Ý nghĩa:
− Tỷ số này càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro đối với các chủ nợ càng lớn. Một doanh

nghiệp có tỷ lệ này cao chứng tỏ đã sử dụng nợ là chủ yếu và ít sử dụng vốn chủ sở
hữu.
− Đối với doanh nghiệp, họ thích tỷ lệ này cao vì điều này cho thấy sử dụng ít vốn

chủ sở hữu mà có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn.
− Ngược lại đối với nhà cho vay họ thích tỷ lệ này thấp vì điều này thể hiện mức độ
đảm bảo an toàn cho nhà cung cấp tiền vay càng cao.
− Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ còn
chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
IV. Các tỷ số lợi nhuận.
1. Tỷ số lợi nhuận thuần/ Doanh thu.

Công thức:

Trong đó: Lợi nhuận thuần là khoản lãi ròng sau khi đã trừ các chi phí và thuế thu nhập
doanh nghiệp
Ý nghĩa:
− Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả tăng giảm giá thành

hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
− Nếu tỷ số này càng cao và doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì tiềm năng lợi
nhuận cũng càng lớn.
2. Tỷ số lợi nhuận thuần/ Tổng tài sản (ROI).
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Công thức:


SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 10


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

Ý nghĩa:
− Thẩm định viên sử dụng giá trị của ROI để so sánh với mức giá trung bình ngành

nhằm so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác.
− Ứng dụng qua trọng nhất của tỷ số này là sự so sánh giá trị của nó với chi phí sử
dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) của doanh nghiệp.
• Nếu ROI=WACC: kinh doanh có lãi
• Nếu ROI=WACC: hòa vốn
• Nếu ROI− Lưu ý: Ngoài ROI còn có chỉ số ROA cũng đo lường tỉ suất sinh lợi trên tài sản.

3. Tỷ số lợi nhuận/ Vốn cổ phần thường.

Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Đây là chỉ
tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm, vì nó cho thấy khả năng tại lãi của 1 đồng vốn mà họ
bỏ ra đầu tư vào doanh nghiệp.
Công thức:

Ý nghĩa:
− Tỷ số này rất có ý nghĩa đối với chủ sở hữu hiện tại và tiền tang của doanh nghiệp,


vì nó cho biết khả năng thu nhập có thể nhận được nếu được nếu họ quyết định đầu
tư vốn vào công ty.
− Đối với doanh nghiệp, tỷ số này cho biết sức hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư
tiền tàng trên thị trường tài chính.
− Thẩm định viên sử dụng tỷ số này để so sánh với tỷ lệ sinh lời cần thiết trên thị
trường (k):
• Nếu ROE>k: doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao và có sức hấp dẫn với
các nhà đầu tư.
• Nếu ROE=k: doanh nghiệp đạt mức hiệu quả có thể chấp nhận được.

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 11


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu



GVHD: Trần Thị Mười

Nếu ROE
với các nhà đầu tư.
V. Các tỷ số giá trị doanh nghiệp.
1. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).
EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của cổ đông phổ thông.
Công thức:

Ý nghĩa: Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên

mỗi cổ phiếu sẽ cao.
2. Hệ số chi trả cổ tức.

Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông phổ thông dưới
dạng cổ tức.
Công thức:

Ý nghĩa: Hệ số này càng cao thì cổ phiếu đó cáng nhận được sự quan tâm của các nhà
đầu tư, vì họ sẽ được trả cổ tức cao cho mỗi cổ phiếu nắm giữ. Tuy nhiên hệ số này
thấp cũng chưa phải là điều xấu vì nhà đầu tư chấp nhận một hệ số chi trả cổ tức thấp,
dành phần lớn lợi nhuận cho tái đầu tư; họ mong đợi sự tăng trưởng nhanh trong lợi tức
cổ phần và hưởng được sự chênh lệch lớn của giá cổ phiếu trong tương lai.
3. Hệ số giá/ Thu nhập (P/E).

Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Công thức:

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 12


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

Ý nghĩa:
− Hệ số P/E là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quyết định đầu tư chứng

khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu có ảnh hưởng quyết định đến giá thị

trường của cổ phiếu đó.
− P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần,

hay nhà đầu tư phải trả bao nhiêu đồng cho một đông thu nhập.
− Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu.
4. Tỷ suất thu nhập cổ phần.
Tỷ số này đo lường tỷ lệ sinh lời mà các cổ đông nhận được từ doanh nghiệp.
Công thức:

Ý nghĩa:
− Tỷ số này thường được các nhà đầu tư so sánh với tỷ suất sinh lợi của các hình thức

đầu tư khác để quyết định chuyển dịch vốn đầu tư từ hình thức đầu tư này sang hình
thức khác.
− Tỷ suất này thường được so sánh với lãi suất của các loại trái phiếu hay lãi suất tiền
gửi ngân hàng.
− Do mức độ rủi ro của cổ phiếu cao hơn các loại trái phiếu và các loại tiền gửi ngân

hàng nên các nhà đầu tư thường có yêu cầu giá trị của tỷ số này cao hơn lãi suất
danh nghĩa của trái phiếu công ty.
5. Tỷ số giá trị thị trường/ Giá trị kế toán.
Công thức:

Ý nghĩa: Giá trị của tỷ số này càng cao thể hiện uy tín và danh tiếng của công ty trên
thị trường càng cao, cụ thể:
− Tỷ số >2: doanh nghiệp có danh tiếng tốt.
− Tỷ số ≥1: doanh nghiệp có uy tín ở mức có thể chấp nhận được.
SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 13



Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

− Tỷ số <1: thị trường đánh giá rất thấp uy tín của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BẠC LIÊU
I. Các tỷ số thanh khoản.

Bảng 1: Bảng thể hiện các tỷ số thanh khoản của doanh nghiệp.
TỶ SỐ

CÔNG THỨC

NĂM
2009

NĂM
2010

NĂM
2011

NĂM
2012


78.94

85.48

89.71

90.58

%

%

%

%

1. Tỷ số
khả năng
thanh toán
nợ ngắn
hạn

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 14


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

2. Tỷ số

thanh toán
nhanh

GVHD: Trần Thị Mười

49.16

32.89

%

%

23.2%

16.47
%

1. Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Năm 2009:

− Dựa vào bảng 1 ta thấy nhìn chung tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng qua

các năm từ năm 2009 đến 2012 điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh
nghiệp tăng và mức độ rủi ro khánh tận tài chính giảm. Tuy trong khoàng thời trên
tỷ số này <1 nhưng doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động rất hiệu quả do nếu so sánh
với giá trị trung bình ngành của doanh nghiệp thì tỷ số này của doanh nghiệp lại
tăng nhưng tỷ số giá trị trung bình của ngành Thủy sản lại giảm trong giai đoạn từ
năm 2009 – năm 2012 ( 89% - 64%).


− Năm 2009: Tỷ số này đạt 78.94% thấp hơn so với tỷ số giá trị trung bình của ngành

Thủy sản 10.06% nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt do trong năm 2009 doanh
nghiệp đã đầu tư 18 tỷ đồng để mở rộng nhà máy sản xuất nên doanh nghiệp giảm
lượng đầu tư ngắn hạn và tập trung vào đầu tư tài sản dài hạn trong giai đoạn này
dẫn đến tỷ số này thấp so với tỷ số giá trị trung bình ngành.
− Năm 2010 - 2012: Dựa vào bảng 1 ta thấy tỷ số này tăng dần và cao hơn tỷ số giá
trị trung bình ngành qua các năm do trong giai đoạn này doanh nghiệp đã mở rộng
được thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản và tiếp tục phát triển tốt các thị trường
truyền thống ở Châu Âu nên lượng TSLĐ của doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2012 tăng cao so với nợ phải trả.
2. Tỷ số thanh toán nhanh.
Năm 2009:

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 15


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

− Dựa vào bảng 1 ta thấy tỷ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm dần qua các

năm nhưng nếu so với tỷ số trung bình ngành Thủy sản thì tỷ số này của doanh
nghiệp lại cao hơn qua từng năm. Do trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012 lượng
hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp tăng dần qua từng năm nên tỷ số này có phần
giảm dần nhưng do doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt nên lượng TSLĐ và đầu tư

ngắn hạn vẫn đạt được chỉ tiêu phù hợp với doanh nghiệp nên dù loại bỏ yếu tố
hàng hóa tồn kho ra khỏi TSLĐ thì doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán tốt.

II. Các tỷ số hoạt động kinh doanh.

Bảng 2: Bảng thể hiện các tỷ số hoạt động kinh doanh.
NĂM
2009

NĂM
2010

NĂM
2011

NĂM
2012

1. Tỷ số vòng
quay hàng tồn
kho

5.3970

3.4564

1.5703

0.8805


2. Kỳ thu tiền
bình quân

92 ngày

36 ngày

34 ngày

46 ngày

3. Hiệu quả sử
dụng tài sản cố
định

2.9775

3.2807

2.8133

2.1568

4. Tỷ số hiệu quả
sử dụng tài sản

82.89%

99.62%


112.03%

87.57%

TỶ SỐ

CÔNG THỨC

1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho.

Năm 2009:

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 16


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

− Dựa vào bảng 2 ta thấy tỷ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm dần

từ năm 2009 đến 2012 do trong giai đoạn này tình hình chung của ngành Thủy sản
ở Việt Nam đang gặp một số trở ngại nên doanh nghiệp bị ảnh hưởng cũng không ít
dẫn đến giá bán giảm mà hàng hóa tồn kho lại cao. Thứ nhất, do khủng hoảng tài
chính năm 2008, lan sang năm 2009 đã tác động đến thị trường các nước nhập khẩu
chính mặt hàng Thủy sản của Việt Nam. Khối lượng xuất khẩu giảm, giá bán thấp,
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu
của Việt Nam chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp khác, bị

đối tác lợi dụng đưa giá xuống quá thấp, làm tổn hại đến thương hiệu và uy tín của
sản phẩm cá tra ở Việt Nam, dẫn đến nguy cơ bị mất thị trường. Ngoài ra nguyên
nhân khác như nguồn nguyên liệu không ổn định, tình hình sản xuất khai thác
không thuận lợi, cũng làm giảm tăng trưởng xuất khẩu dẫn đến hàng hóa tồn kho
cao.
− Năm 2012: Tỷ số này đặc biệt thấp do ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với nguy

cơ áp thuế chống trợ cấp, việc này không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu mà
còn đòi hỏi một chi phí nhất định để theo đuổi vụ kiện.
2. Kỳ thu tiền bình quân.
Năm 2009:

− Dựa vào bảng 2 ta thấy từ năm 2009 đến năm 2011 giảm và tăng trở lại vào năm

2012 nhưng không đáng kể. Nhìn chung, từ năm 2010 – năm 2012 nằm ở mức chấp
nhận được chứng tỏ doanh nghiệp không bị tồn đọng và tồn đọng vốn trong khâu
thanh toán, không có những khoản nợ khó đòi. Riêng năm 2009, doanh nghiệp có
tỷ số kỳ thu tiền bình quân khá cao do trong năm này doanh nghiệp đang mở rộng
thị trường sang Nhật Bản nên muốn chiếm lĩnh thị phần qua bán hàng trả chậm và
tài trợ cho các chi nhánh, đại lý nên dẫn đến có số này thu tiền bình quân cao.
SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 17


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

− Năm 2012: Do ngành tôm Việt Nam đang phải đối mặt với việc áp chống thuế trợ


cấp nên doanh nghiệp có doanh thu thuần giảm làm cho tỷ số kỳ thu tiền bình quân
tăng nhưng không đáng kể vì nó vẫn năm trong mức chấp nhận được.

3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Năm 2009:

− Dựa vào bảng trên ta thấy nhìn chung tỷ số hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh

nghiệp đạt mức chấp nhận được và có hơn so với các doanh nghiệp khác cùng
ngành từ 0.5 – 1 lần điều này chứng tỏ tình hình hoạt động tốt của doanh nghiệp đã
tạo ra mức doanh thu thuần cao so với tài sản cố định.
− Từ năm 2009 – 2010: Tỷ số này của doanh nghiệp tăng do vào năm 2009 doanh
nghiệp mở rộng nhà máy sản xuất làm cho tài sản cố định tăng lên và đồng thời vào
năm 2010 việc mở rộng thị trường sang Nhật Bản đã đi vào ổn định nên doanh thu
trong năm này cũng tăng đáng kể.
− Từ năm 2010 – 2012: Tỷ số này của doanh nghiệp có xu hướng giảm do bị ảnh
hưởng chung của tình hình ngành Thủy sản Việt Nam đang gặp khó khăn làm cho
doanh thu trong giai đoạn này giảm dẫn đến tỷ số giảm nhưng vẫn đạt được hiệu
quả sử dụng tài sản cố định chấp nhận được.
4. Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản.
Năm 2009:

− Nhìn chung tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp từ năm 2009 – 2012

nằm trong khoảng chấp nhận được điều này phản ánh tình hình hoạt động của công
ty đang được gia tăng thị phần và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt từ giai
đoạn 2009 – 2011 thị phần và sức cạnh tranh được gia tăng qua từng năm. Riêng
SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD


Page 18


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

năm 2012, tỷ số này có phần giảm do khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã dẫn đến
sự suy giảm trong chi tiêu tiêu dùng mà Châu Âu lại là thị trường truyền thống của
doanh nghiệp nên từ đó dẫn đến doanh thu trong năm 2012 của doanh nghiệp giảm.
− Nếu so sánh với tỷ số trung bình ngành Thủy sản thì chỉ số này của doanh nghiệp

thấp hơn do Bạc Liêu là tỉnh chủ yếu xuất khẩu mạnh về tôm nhưng trong những
năm này và đặc biệt là năm 2012 thì ngành tôm ở Việt Nam đang rơi vào giai đoạn
khó khăn nên doanh thu chưa cao. Mặt khác, trong giai đoạn này tỉnh Bạc Liêu
đang gặp khó khăn về việc nuôi trồng thủy sản làm cho sản lượng thấp, nguồn hàng
khan hiếm khó thu mua nên không đủ sản lượng để xuất khẩu.
III. Các tỷ số nợ.
Bảng 3: Bảng thể hiện các tỷ số đòn cân nợ.

1. Tỷ số nợ

NĂM
2009
78.72%

NĂM
2010
79.79%


NĂM
2011
81.14%

NĂM
2012
80.30%

2. Tỷ số nợ/ Vốn cổ phần

369.88%

394.74%

430.36%

407.61%

TỶ SỐ

CÔNG THỨC

1. Tỷ số nợ.

Năm 2009:

− Dựa vào bảng 3 ta thấy nhìn chung tỷ số nợ của doanh nghiệp giai đoạn từ năm

2009 – 2012 của doanh nghiệp tăng qua các năm nhưng sự chênh lệch lại không

nhiều. Nếu so với tỷ số nợ trung bình của ngành Thuỷ sản từ năm 2009 – 2012 thì
tỷ số này của doanh nghiệp cao hơn nhưng lại có tốc độ tăng thấp hơn. Trong giai
đoạn này doanh nghiệp đang đẩy mạnh phát triển mặt hàng thực phẩm đặc biệt là
lĩnh vực sản xuất sushi set đông lạnh, doanh nghiệp đã hạ giá thành sản phẩm một
cách đáng kể nhằm chiếm lĩnh thị trường để có thể xâm nhập vào thị trường Hàn
Quốc và Châu Úc, nên trong giai đoạn này doanh nghiệp đã có khoản vay nợ ngắn
hạn cao hơn so với tổng tài sản dẫn đến tỷ số nợ cao. Năm 2012, việc chiếm lĩnh thị

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 19


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

trường đã dần đi vào ổn định nên việc vay nợ ngắn hạn có phần giảm so với các
năm trước và chênh lệch so với tỷ số nợ trung bình của ngành cũng không nhiều.
− Tuy nhiên, trên phương diện doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng chứng tỏ thành
tích vay mượn của doanh nghiệp và dựa vào tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
càng cao hơn tỷ lệ lãi vay sẽ được phân tích ở mục sau thì doanh nghiệp càng có lợi
do tác dụng đòn bẩy của nợ vay.
2. Tỷ số nợ/ Vốn cổ phần.
Năm 2009:

− Dựa vào bảng 3 ta thấy tỷ số nợ trên vốn cổ phần từ năm 2009 – 2012 khá cao và

cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình ngành Thuỷ sản điều này chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng nợ là chủ yếu và ít sử dụng vốn chủ sở hữu, tuy việc sử dụng ít vốn

chủ sở hữu có thể tạo ra lợi nhuận nhiều nhưng doanh nghiệp cũng cần phải xem
xét lại điều này vì tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao sẽ khiến cho các nhà cho
vay cảm thấy không an toàn và mặt khác các nhà đầu tư cũng có sự e dè khi đầu tư.
Năm 2012, tuy tỷ số này vẫn còn rất cao nhưng đã có phần giảm so với các năm
trước cho thấy trong giai đoạn này doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh về việc sử
dụng nợ quá nhiều.

IV. Các tỷ số lợi nhuận

Bảng 4: Bảng thể hiện các tỷ số lợi nhuận của doanh nghiệp.
TỶ SỐ

CÔNG THỨC

1. Tỷ số lợi nhuận thuần/

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 20

NĂM
2009
1.30%

NĂM
2010
0.58
%

NĂM

2011
1.96%

NĂM
2012
1.33
%


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

Doanh thu thuần
2. Tỷ số lợi nhuận thuần/
Tổng tài sản (ROI)

1.67%

0.73
%

1.79%

0.84
%

3. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản
(ROA)


0.28%

0.62
%

1.42%

0.21
%

4. Tỷ số khả năng thanh toán
lãi vay

12.06
%

8.50
%

19.17
%

5.56
%

5. Tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ
phần thường (ROE)

6.51%


3.63
%

9.42%

4.41
%

1. Tỷ số lợi nhuận thuần/ Doanh thu thuần.

Năm 2009

− Dựa vào bảng 4 ta thấy tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần của doanh

nghiệp khá thấp so với giá trị trung bình của ngành Thủy sản do trong giai đoạn này
doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thêm thị trường ở Hàn Quốc, Châu Úc và Nhật Bản
nên giá thành sản phẩm của doanh nghiệp giảm để tăng sức cạnh tranh và càng
ngày càng có nhiều doanh nghiệp Thủy sản được thành lập làm tăng sức cạnh tranh
trên thị trường nên doanh nghiệp đã đưa ra những chính sách ưu đãi để chiếm lĩnh
thị trường, vì vậy doanh thu của công ty cao nhưng lợi nhuận lại không nhiều làm
cho tỷ số lợi nhuần thuần trên doanh thu thuần thấp. Nhìn chung, tuy tỷ số này có
phần thấp so với tỷ số ngành nhưng không thể vì thế mà đánh giá thấp hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, dự kiến trong thời gian tới tỷ số này sẽ tăng bất ngờ
do việc chiếm lĩnh thị trường đã dần ổn định.
− Năm 2011, tỷ số này tăng khá nhiều so với các năm trước do trong năm này nhu
cầu nhập khẩu cá da trơn và cá ngừ của Mỹ và Nhật Bản tăng rất cao, làm cho thị
trường lúc này đẩy giá thành sản phẩm của 2 mặt hàng này lên cao dẫn đến lợi
nhuận của doanh nghiệp trong năm này tăng đột xuất.
2. Tỷ số ROI.
Năm 2009:

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 21


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

− Nhìn vào bảng 4 ta thấy tỷ số này của doanh nghiệp khá thấp so với tỷ số giá trị

trung bình ngành Thủy sản do trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012 doanh nghiệp đã
dầu tư rất nhiều vào tài sản dài hạn cụ thể là năm năm 2009 đã đầu tư 18 tỷ vào mở
rộng nhà máy sản xuất, năm 2010 đầu tư 25 tỷ để tổ chức sản xuất mở rộng nên
phần doanh thu của doanh nghiệp rất thấp so với giá trị tài sản, nhưng trong thời
gian tới khi hoạt động sản xuất đã đi vào ổn định thì tin chắc tỷ số này sẽ tăng cao
nhanh chóng có thể hơn cả tỷ số trung bình ngành.
3. Tỷ số ROA.
Năm 2009:

− Dựa vào bảng 4 ta thấy như ở trên đã phân tích có một số lý do khiến lợi nhuận

trong giai đoạn này của doanh nghiệp thấp và sự đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn
của doanh nghiệp trong giai đoạn này nên chỉ số này có phần thấp nhiều so với tỷ
số ngành điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang muốn tăng sức cạnh tranh của mình
trên thị trường ngành Thủy sản trong thời gian sắp tới.
4. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay.
Năm 2009:

− Dựa vào bảng 4 ta thấy tỷ số khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tăng


giảm không đồng đều nhưng vẫn khá cao, điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn hoạt
động tốt dù có tỷ số nợ cao nhưng khả năng thanh toán lãi vay cũng khá cao, điều
này cũng một phần giúp các nhà đầu tư và nhà cho vay an tâm hơn khi đầu tư hoặc
cho doanh nghiệp vay.
5. Tỷ số ROE.
Năm 2009:
SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 22


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

− Dựa vào bảng 4 ta thấy tỷ số ROE của doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với tỷ số giá

trị trung bình ngành, do trong giai đoan này doanh nghiệp đang tăng cao sức cạnh
tranh để chiếm lĩnh thị trường nên lợi nhuận không nhiều, mặt khác do trong giai
đoạn này tình trạng khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu diễn ra nên lợi nhuận thu được
của doanh nghiệp thấp, nhưng nhìn chung doanh nghiệp vẫn giữ được tỷ lệ này ở
mức chấp nhận được. Riêng năm 2011, tỷ số này khá cao so với các năm khác do ở
trên đã nói trong năm 2011 tỷ lệ suất khẩu cá tra da trơn và cá ngừ tăng cao làm đẩy
được giá thành sản phẩm lên tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
V. Các tỷ số giá trị doanh nghiệp.

Bảng 5: Bảng thể hiện tỷ số giá trị doanh nghiệp.
NĂM
2009


NĂM
2010

NĂM
2011

NĂM
2012

1. Thu nhập
trên mỗi cổ
phiếu (EPS)

157

442

1,131

175

2. Hệ số chi
trả cổ tức

1.6416

0.1278

-0.3424


-8.6614

3. Hệ số giá/
Thu nhập
(P/E)

85.4495

30.1986

5.7007

27.0871

4. Tỷ suất
thu nhập
vốn cổ phần

1.17%

3.31%

17.54%

3.69%

5. Tỷ số giá
thị trường/
Giá trị kế

toán

1.34

1.34

0.65

0.48

TỶ SỐ

CÔNG THỨC

1. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).

Năm 2009:

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 23


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

− Dựa vào bảng 5 ta thấy thu nhập trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp khá cao so với

tỷ số trung bình ngành, điều này chứng tỏ doanh nghiệp sẽ thu hút được sự đầu tư

của nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Nhưng trong năm 2012 tỷ số này giảm do tình hình
chung của Việt Nam vào năm này ngành tôm đang gặp khó khăn dẫn đến tỷ số lợi
nhuận của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
2. Hệ số chi trả cổ tức.
Năm 2009:

− Dựa vào bảng 5 ta thấy tỷ số này giảm dần qua các năm do các nhà đầu tư của

doanh nghiệp chấp nhận một hệ số chi trả cổ tức thấp, dành phần lớn lợi nhuận cho
tái đầu tư, họ mong đợi sự tăng trưởng nhanh trong lợi tức cổ phần và hưởng được
chênh lệch lớn của giá cổ phiếu trong tương lai. Nhưng nhìn chung doanh nghiệp
cần cải thiện tình hình cảu tỷ số này nếu muốn tăng thêm sự thu hút đầu tư từ các
nhà đầu tư mới vì năm 2011-2012 tỷ số này của doanh nghiệp có dấu hiệu bị âm.
3. Hệ số P/E.
Năm 2009:

− Dựa vào bảng 5 ta thấy chỉ số này của doanh nghiệp tương đối chấp nhận được, đặc

biệt là năm 2011 tỷ số này nằm trong khoản chấp nhận được, trong năm này nhà
đầu tư chỉ cần trả 5.007 đồng cho một đồng thu nhập. Tuy nhiên tỷ số này vẫn chưa
hấp dẫn các nhà đầu tư mới.
4. Tỷ suất thu nhập cổ phần.
Năm 2009:

− Dựa vào bảng 5 ta thấy năm 2011 tỷ lệ này tăng rất cao và bất đầu giảm xuống vào

năm 2012 do vào năm 2011 giá thị trường của cổ phiếu giảm nên doanh thu lại tăng
SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 24



Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

khá là cao làm cho tỷ số này được đẩy lên cao, năm 2012 thị trường cổ phiếu đã ổn
định trở lại nên giá thị trường của cổ phiếu đã tăng trở lại và doanh thu trong năm
này có phần giảm.
− Nhìn chung, doanh nghiệp cần chú ý điều chỉnh lại tỷ số này trong thời gian sắp tới

để có thể thu hút thêm sự đầu tư của các nhà đầu tư mới nếu không rủi ro cổ phiếu
của doanh nghiệp sẽ rất cao.
5. Tỷ số giá thị trường/ Giá trị kế toán.
Năm 2009:

− Dựa vào bảng 5 ta thấy năm 2009 – 2010 doanh nghiệp có uy tín ở mức có thể chấp

nhận được. Năm 2011 – 2012 thị trường đang đánh giá thấp uy tín của doanh
nghiệp. Do trong 2 năm này thị trường có sức cạnh tranh tăng cao nhiều doanh
nghiệp Thủy sản được thành lập, nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn và trong 2 năm
này tình hình nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu gặp rất nhiều khó khăn do trong giai
đoạn này tôm mang dịch bệnh đóm trắng nên các nhà đầu tư đã hạn chế đầu tư vào
ngành Thủy sản mà chuyển sang đầu tư các ngành khác.

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
I. Nhận xét
1. Ưu điểm.
SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD


Page 25


×