Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Cơ sở lý luận và phương pháp luận trong phân ngành kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.92 KB, 11 trang )

Danh sách thành viên nhóm 4
Họ và tên
1. Mã Thị Thỏa
2. Nguyễn Duy Thông
3. Nguyễn Thị Thùy
4. Trịnh Thị Thủy
5. Lê Thị Thủy
6. Trịnh Thị Thủy
7. Trịnh Thị Thanh Thủy
8. Nguyễn Thị Thủy
9. Nguyễn Thị Trang
10.Lâm Thị Huyền Trang
11. Trần việt Trinh
12. Lê Tiến Trường
13.Đỗ Hoàng Tuấn
14. Đinh Tiến Tùng
15. Tạ Thị Tuyết
16. Nguyễn Thị Hồng Yến
17. Lê Phi Yến
18. Dương Thị Kim Cúc
19. Nguyễn Thị Kiều Thơ
20.Nguyễn Thị Tâm
21.Bùi Xuân Hiếu

MSV
572968 (nhóm trưởng)
574166
574071
572858
572970
572857


573969
576607
563218
573975
575883
574178
572984
574083
572986
573066
572990
574000
576074
572962
572918


Chủ đề:Cơ sở lý luận và phương pháp luận trong phân
ngành kinh tế quốc dân
Nội dung

I.
II.
III.
IV.

V.

Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:
 Cơ sở lý luận
 Phương pháp luận
1. Các khái niệm
2. Đặc điểm của phân ngành kinh tế
3. Phân tổ theo ngành kinh tế
Kết luận/ bài học kinh nghiệm


I .Tính cấp thiết của đề tài
Ở mỗi quốc gia, khi các hoạt động kinh tế chưa phát triển, quy mô nhỏ
cũng như tính đa dạng của các lĩnh vực chưa cao thì tương ứng với đó là
việc phân ngành kinh tế cũng tương đối đơn giản.Kể từ những năm 1800,
nền kinh tế thế giới bắt đầu có sự biến chuyển vượt bậc, bắt nguồn từ
cuộc cách mạng công nghiệp.Các lĩnh vực mới xuất hiện ngày càng nhiều
đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện sự phân ngành.
Việc xây dựng hệ thống phân ngành là hết sức cần thiết tại mỗi quốc gia
và các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức liên quan tới lĩnh vực kinh tế mang
tính chất thống kê, phân tích thông tin.Điều đó không chỉ giúp chúng ta
quản lý dữ liệu một cách hiệu quả khoa học mà còn giúp nâng giá trị sử
dụng của dữ liệu lên mức độ cao, hiệu quả.

II. Mục tiêu nghiên cứu
• Nắm rõ được nội dung, phạm vi của từng ngành, từng lĩnh vực làm cơ
sở để xác định quy mô, vai trò của từng ngành và cơ cấu nền kinh tế quốc
dân.
• Xác định phương hướng tổ chức của từng ngành để nghiên cứu và xác
định đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các ngành và giữa các bộ phận trong
từng ngành của nền kinh tế quốc dân.

• Hoàn thiện hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.

III. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.Đối tượng nghiên cứu
Là toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm phản ánh thực trạng kinh tế,các
mối lien hệ kinh tế xã hội của quá trình tái sản xuất , xây dựng các chủ
trương chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo mục tiêu chiến lược


của từng giai đoạn lịch sử .Trong thống kê người ta sử dụng nhiều
phương pháp phân tổ khác nhau như theo ngành kinh tế ,theo thành phần
kinh tế , theo khu vực thể chế và theo ngành sản phẩm.

4. Phạm vi nghiên cứu
Trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân

VI Nội dung nghiên cứu


Cơ sở lý luận:

- cơ sở lý luận của thống kê kinh tế là kinh tế chính trị học và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.Các môn học này nghiên cứu bản chất và quy luật chung
về phát triển xã hội .Trong khi đó thống kê học nghiên cứu mặt lượng của
hện tượng và quá trình kinh tế xã hội,nếu không hiểu được bản chất và
quy luật phát triển của chunh thì không thể nào phản ánh một cách chình
xác mặt lượng của chúng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
- Ngoài ra cơ sở của thống kê kinh tế còn là kinh tế học , vì nhờ thong
qua môn học này giúp cho ngành thống kê nước ta dduur điều kiện tiếp
cận và tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm quý báu của thống kê

các nước và của tổ chức liên hợp quốc ,nhằm đáp ứng một cách tốt nhất
cho yêu cầu quản lý nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ
chế thị trường có sự điều tiết của chính phủ.


Cơ sở phương pháp luận.

- cơ sở phương pháp luận của thống kê là chủ nghĩa duy vật biện
chứng ,nguyên lý thống kê và các phương pháp toán học . Dựa trên
những lý luận cơ bản của phép biện chứng,thống kê kinh tế nghiên cứu
hiện tượng kinh tế xã hội không nhữa trong trạng thái tĩnh mà còn nghiên
cứu chúng trong trạng thái vận động , trong mối quan hệ rang buộc lẫn
nhau như thể thống nhất.

1. Khái niệm phân ngành kinh tế




Phân ngành kinh tế là phân loại các hoạt động kinh tế xã hội có
cùng đặc trưng hoạt động vào các ngành tương ứng, mà các hoạt
động kinh tế xã hội đều được thực hiện bởi các đơn vị hoặc các tổ
chức kinh tế xã hội khác nhau. Vì vậy, một ngành kinh tế là một
tập hợp các đơn vị có đặc trưng của quy trình sản xuất giống nhau
hoặc tương tự. Khái niệm ngành kinh tế sẽ đảm bảo điều kiện
thuận lợi cho việc sắp xếp các đơn vị kinh tế vào các ngành gần
như trùng khớp. Các đơn vị được sắp xếp vào một nhóm của hệ
thống là các đơn vị sản xuất ra một loại hàng hóa và dịch vụ.
Ngoài ra nó còn khả năng sản xuất ra loại hàng hóa và dịch vụ mà
nó không đặc trưng cho hoạt động chính của đơn vị.


2. Đặc điểm của phân ngành kinh tế






Đặc điểm của hệ thống phân ngành là nó chứa đựng tất cả các đơn
vị hoạt động sản xuất, không phân biệt loại hình sở hữu, tư cách
pháp nhân và phương thức hoạt động, vì các tiêu thức này không
liên quan đến đặc trưng bản thân hoạt động. Các đơn vị tiến hành
hoạt động có cùng đặc trưng của quá trình, sản xuất sẽ được sắp
xếp vào cùng một ngành, không phân biệt người sở hữu là tư nhân
hay nhà nước, doanh nghiệp có hay không bao gồm nhiều cơ sở
trực thuộc, không phân biệt phương pháp tổ chức sản xuất và trình
độ sản xuất.
Hệ thống phân ngành cũng không phân biệt sự khác nhau giữa
hoạt động thị trường và phi thị trường, mặc dù vấn đề này rất quan
trọng cần phải đề cập và phân biệt trong hệ thống Tài khoản quốc
gia.
Hiện tại, trên thế giới có rất nhiều cách phân chia ngành kinh tế.
Sự khác biệt trong gom – tách các ngành, nhóm ngành tùy thuộc
vào quan điểm của từng quốc gia, hoặc từng tổ chức. Ví dụ như,
tại Hoa Kỳ, hệ thống phân ngành SIC (Standard Industrial
Classification) với 10 nhóm và hệ thống NAICS (The North
American Industry Classification System) với 20 nhóm tại phân
ngành cấp 1 được áp dụng khá phổ biến; ở Anh, UK SIC 2007 có
21 nhóm, trong khi đó, hệ thống phân ngành METI của Nhật Bản
chỉ có 5 nhóm, … Hai trong những hệ thống phân ngành xuất

phát điểm từ các tổ chức tài chính nổi tiếng trên thế giới là ICB






và GICS. ICB (Industry Classification Benchmark) là hệ thống
phân ngành cho các công ty, được phát triển bởi Dow Jones và
công ty FTSE International Limited. Hệ thống này gồm 4 phân
cấp với 10 nhóm ngành cấp 1 (dầu và gas, vật liệu cơ bản, công
nghiệp, hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ tiêu dùng,
viễn thông, tiện ích, tài chính, công nghệ), 18 ngành cấp 2, 39
phân ngành cấp 3 và tổng cộng tới 104 chi tiết ngành cấp 4. Hiện
nay, hệ thống ICB được dùng cho sàn NASDAQ, NYSE và một
vài thị trường chứng khoán khác trên thế giới. Trong khi đó, GICS
(The Global Industry Classification Standard) được phát triển bởi
Morgan Stanley và Standard & Poor's. GICS có khá nhiều điểm
tương tự ICB.
Từ những năm 1990 trở lại đây, Việt Nam có hai hệ thống phân
ngành, đó là Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993)
và Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 2007 (VSIC 2007). VSIC
2007 có 21 ngành cấp 1, 88 ngành cấp 2, 242 ngành cấp 3, 437
ngành cấp 4 và 642 ngành cấp 5. Hệ thống này được xây dựng
dựa trên việc đánh giá thực trạng sử dụng VSIC 1993 và những
phát triển của hệ thống này trong ngành Thống kê và các Bộ,
ngành khác. Bên cạnh đó, VSIC 2007 cũng thiết lập dựa trên việc
tham khảo và áp dụng phiên bản mới nhất của Liên hợp quốc về
Phân ngành chuẩn quốc tế(ISIC), Dự thảo khung chung của
ASEAN về phân ngành trên cơ sở ISIC và kinh nghiệm phát triển

phân loại quốc tế của các nước, đặc biệt là các nước ASEAN.
.Giới thiệu về Chuẩn phân ngành Việt Nam VSIC 2007
• Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 ( VietNam
Standard Industrial Classification 2007 – VSIC 2007) được
Tổng cục Thống kê xây dựng trên cơ sở Phân ngành chuẩn
quốc tế (phiên bản 4.0) đã được Ủy ban Thống kê Liên hợp
quốc thông qua tại kỳ họp tháng 3 năm 2006 chi tiết đến 4
chữ số (ISIC Rev.4)và khung phân ngành chung của
ASEAN chi tiết đến 3 chữ số (ACIC). Đồng thời căn cứ
trên tình hình thực tế sử dụng Hệthống ngành kinh tế quốc
dân ban hành năm 1993 và nhu cầu điều tra thống kê, Tổng






cục Thống kê đã phát triển Hệ thống ngành kinh tế của Việt
Nam đến 5 chữ số.
Quy định về nội dung các ngành kinh tế thuộc Hệ thống
ngành kinh tế của Việt Nam đã được Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư phê duyệt và ban hành tại Quyết định
số337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007.

Tại Việt Nam hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân được
xây dựng từ những thập kỷ 50 và trong quá trình thực hiện
có nhiều sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn xây
dựng và phát triển xã hội

3. Phân tổ theo ngành kinh tế.



a.Mục đích của phân ngành kinh tế.

Mục đích của phân ngành kinh tế thành một hệ thống là quy định rõ nội
dung , phạm vi của từng ngành ,từng lãnh vực làm cơ sở xác định quy
mô, vai trò của từng ngành và cơ cấu của nền kinh tế quốc dân .Tác
dụng của phân ngành kinh tế được quyết định bởi tầm quan trọng có tính
chất chiến lược của việc hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý.


b.Nguyên tắc phân loại các ngành kinh tế quốc dân

Xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội ,biểu hiện cụ thể qua
sự khác nhau về quy trình công nghệ của các hoạt động kinh tế để tạo ra
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ khác nhau ,đồng thời trong những điều
kiện nhất định còn phải căn cứ vào công dụng của sản phẩm .Tuy nhiên ,
chỉ căn cứ vào những tiêu chí trên vẫn chưa đủ,phải gắn liền những hoạt
động đó với những đơn vị kinh tế cơ sở.
- Căn cứ vào những nguyên tắc trong nền kinh tế thị trường thì người ta
phân chia hoạt động xã hội thành 3 khu vực và coi tất cả các ngành
thuộc cả 3 khu vực đó đều là ngành sản xuất .Cụ thể như sau :


+ Khu vực I : gồm các ngành hoạt động nhằm khai thác những của cải từ
thiên nhiên như nông lâm nghiệp,thủy hải sản,khai thác mỏ.
+ Khu vực II: gồm các ngành hoạt động nhằm làm thay đổi hình thái
của cải vật chất từ dạng này sang dạng khác như công nghiệp chế biến
,xây dựng,sản xuất và phân phối điện ,khí đốt và nước.
+ Khu vực III: gồm các ngành hoạt động nhằm cung ứng những dịch vụ

có ích cho nhu cầu sản xuất và tiêu dung của cá nhân và chung cho xã
hội như dịch vụ đời sống sinh hoạt .dịch vụ quản lý nhà nước.
- Xuất phát từ quan điểm trên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về cơ cấu
quản lý phù hợp với nền kinh tế thj trường theo định hướng XHCN và
đảm bảo cho việc so sánh quốc tế, ngày 27/10/1993 chính phủ đã ra
quyết định số 75/CP ban hành hệ thống phân ngành KTQD mới bao gồm
20 ngành kinh tế cấp I . Tại nghị định này Tổng cục trưởng tổng cục
thống kê được ủy nhiệm cụ thể hóa các ngành cấp II,III,IV để áp dụng
thống nhất trong cả nước . Thực hiên nhiệm vụ được giao ,Tổng cục
trưởng Tổng cục thống kê đã xây dựng hệ thống ngành kinh tế quốc dân
như sau:
+ Ngành cấp II gồm 60 ngành.
+ Ngành cấp III gồm 159 ngành.
+ Ngành cấp IV gồm 299 ngành.


. Một số khái niệm liên quan đến việc định phạm vi của từng
ngành.

- Hoạt động kinh tế : là quá trình hoạt động của con người để tạo ra sản
phẩm vật chất hay dịch vụ mang tính chất hữu ích nhắm thỏa mãn các
nhu cầu của cá nhân và xã hội . Để tạo ra những sản phẩm ,hoạt động
kinh tế phải tiêu hao những chi phí nhất định .Hoạt động kinh tế của đơn
vị chính là căn cứ để xếp những đơn vị kinh tế và ngành kinh tế thích
hợp.
- Đơn vị kinh tế là một chủ thể kinh tế nhỏ nhất có thể là một xí
nghiệp ,một công ty,một tổng công ty ,một tổ chức kinh tế xã hội ,một cơ


quan có tư cách pháp nhân,một hộ …, không phân biệt đơn vị cơ sở

thuộc thành phần kinh tế nào hay khu vực thể chế nào.


Phân loại cụ thể.

- Nông lâm nghiệp:
+Nông nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan.
+Lâm nghiệp và các hoạt động dịch vụ có liên quan.
- Thủy sản
- Công nghiệp khai thác mỏ.
- Công nghiệp chế biến.
- Sản phẩm và phân phối điện,khí đốt và nước.
- Xây dựng.
- Thương nghiệp,sửa chữa xe có động cơ.mô tô,xe máy,đồ dung cá nhân
và gia đình.
- Khách sạn và nhà hàng.
- Vận tải,kho bãi và thong tin liên lạc.
- Tài chính,tín dụng.
- Hoạt động khoa học và công nghệ.
- Các hoạt động liên quan đến kinh doanh.
- Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng đảm bảo xã hội bắt buộc.
- Giáo dục và đào tạo.
- Y tế và cứu chợ xã hội.
- Hoạt động văn hóa thể thao.
- Hoạt động đảng,đoàn thể và xã hội.


- Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng.
- Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân.
- Hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế.


V. Kết luận
Cơ cấu ngành được coi là xương sống của cơ cấu kinh tế, là dấu hiệu
phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước, sự phát triển của
KHCN, của LLSX và phân công lao động xã hội. Trạng thái cơ cấu
ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Do vậy nghiên cứu cơ cấu ngành để đánh giá đúng tình trạng phát triển
của quốc gia mình trên cơ sở đó có những chính sách, định hướng phát
triển phù hợp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình diễn
ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngược lại nhịp độ phát
triển, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả
năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện
bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế. Mối quan
hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và sự phát triển chung của nền kinh tế
có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là cả một động thái về phân
bổ nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểm nhất định.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bố
nguồn lực. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng
phát triển thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lý thể hiện được các lợi
thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế
toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thắng
lợi.
Phân loại các ngành kinh tế quốc dân một cách khoa học, hợp lý có tác
dụng vô cùng quan trọng trong việc phản ánh thực trạng và nghiên cứu
xây dựng các chủ chương chính sách nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo mục tiêu chiến lược của từng giai đoạn lịch sử.
Sau khi thực hiện các nghị định về phân ngành kinh tế thì hệ thống phân
ngành kinh tế đã có tác dụng rất quan trọng trong việc nghiên cứu, phân
tích kinh tế. Đặc biệt, đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo



hương công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trong thời kì quá độ
chuyển từ cơ cấu kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường, nên rất
nhiều ngành nghề mới được hình thành và phát triển. Do vậy, hệ thống
phân ngành hiện này đã bộc lộ một số vấn đề chưa phù hợp, gây không
ít khó khăn trong việc phân tổ, phân tích và áp mã. Vì vậy, cần phải
nghiên cứu, cải tiến và đưa ra các quy định chi tiết chung, nhằm nâng
cao tính khoa học, tính thực tiễn, thống nhất của hệ thống phân ngành
trên các mặt khác nhau.



×