LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, được sự giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa khoa học xã hội, em đã hoàn thiện
bài khóa luận này. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô
giáo đã tận tình giảng dạy, động viên và giúp đỡ em hoàn thiện bài khóa luận.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thế
Hoàn - Người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ và chỉ bảo cho em từ
khi xác định đề tài, xây dựng đề cương cho tới khi hoàn thiện bài khóa luận. Xin
chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em. Là một sinh viên
năm cuối, chưa có thời gian được tiếp xúc nhiều với thực tế, kiến thức còn hạn
chế, do vậy khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được
sự đóng góp, chỉ bảo kiến thức của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận
này được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn !
Đồng Hới, tháng 05 năm 2016
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Tú
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
4.1. Đối tượng........................................................................................................ 3
4.2. Phạm vi ........................................................................................................... 3
4.2.1. Về không gian ............................................................................................. 3
4.2.2. Về thời gian. ................................................................................................ 3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 3
5.1. Phương pháp luận ........................................................................................... 3
5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 4
7. Bố cục của khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG ........................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: NƯỚC ĐẠI VIỆT CUỐI THẾ KỈ XIV - ĐẦU THẾ KỈ XV......... 5
1.1. Nhà Minh với công cuộc xâm lược đô hộ Đại Việt. ...................................... 5
1.2. Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XIV - Đầu thế kỉ XV. ................................... 8
1.3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. ............................................................ 10
1.3.1 . Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trước khởi nghĩa Lam Sơn . 10
1.3.2. Vài nét về vùng đất Lam Sơn. ................................................................... 14
1.3.3. Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. ...................................... 17
1.3.4. Nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động. ...................... 19
1.3.5. Mở đường tiến quân vào Nghệ An - Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. . 20
1.3.6. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động. ........................................................ 22
1.3.7. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang lịch sử và thắng lợi vẻ vang của
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.................................................................... 23
CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓP CỦA LÊ LỢI TRONG KHỞI NGHĨA LAM SƠN 29
2.1. Vài nét về Lê Lợi.......................................................................................... 29
2.1.1. Vị trí của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn. ........................................... 32
2.2. Đánh giá chung về Lê Lợi. ........................................................................... 39
2.2.1. Người đứng đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. ...................................... 39
2.2.2. Người có đạo đức trong sáng, là vị chủ tướng tài ba. ............................... 41
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 48
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lịch sử dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là
những trang sử vẻ vang đầy tự hào của dân tộc, là sự kết tinh tuyệt vời của
truyền thống, con người và trí tuệ Việt Nam. Ngay từ thời các vua Hùng dựng
nước, với một vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đất
nước ta luôn luôn là đối tượng nhòm ngó của các đế chế phong kiến phương
Bắc. Luôn có tư tưởng bành trướng xuống phía Nam, phong kiến Trung Hoa đã
không ít lần tấn công xâm lược nhằm thôn tính Bách Việt, trong đó có nước ta.
Nhưng mỗi lần quân xâm lược tiến vào nước ta là chúng phải chuốc lấy thất bại.
Bởi với tinh thần đoàn kết một lòng, với quyết tâm giữ nước và lòng tự hào dân
tộc, chúng ta đã viết nên những thắng lợi huy hoàng, những chiến công hiển
hách đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù. Những trận Bạch Đằng, Chi
Lăng - Xương Giang, Ngọc Hồi - Đống Đa... đi vào lịch sử là niềm tự hào của
bao thế hệ Việt Nam. Làm nên những thắng lợi ấy là công lao của toàn thể dân
tộc sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hi sinh để chiến đấu chống kẻ thù
hung bạo.
Trong những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm đó, thời Lê là một trong
những thời đại tiêu biểu cho tinh thần hòa hợp, đoàn kết dân tộc, tinh thần quyết
chiến chống giặc ngoại xâm giành những thắng lợi vĩ đại. Những quốc sách về
dựng nước và giữ nước tiến bộ đã giúp cho nhà Lê đạt tới những đỉnh cao cả về
võ công và văn trị, kế thừa cái hòa khí Đông A của nước Đại Việt.
Trong sự nghiệp hiển hách của nhà Lê, Lê Lợi có vai trò đặc biệt quan trọng.
Ông là người có đạo đức tiêu biểu của một vị tướng, luôn nêu cao tấm gương
sáng ngời về lòng trung nghĩa, luôn lấy đại nghĩa làm trọng để đoàn kết triều
đình, đoàn kết tướng sĩ, đoàn kết quân dân, nêu cao tinh thần “quyết chiến
không sợ kẻ thù hung bạo”.
Cuộc đời và sự nghiệp của Lê Lợi gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
chống giặc Minh, gắn với những chiến công vĩ đại của dân tộc ta vào đầu thế kỉ
XV. Bằng tài năng chính trị và quân sự kiệt xuất, và tấm lòng tận trung với
nước, Lê Lợi đã chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn giành lại độc lập, đưa nước Đại
Việt tiếp tục phát triển phồn thịnh và có uy tín lớn trong vùng, công lao to lớn
này đã đưa Lê Lợi lên hàng lãnh tụ kiệt xuất, một anh hùng dân tộc vĩ đại.
Tư tưởng quân sự của ông có tầm vóc thời đại. Ông đã biết kế thừa và phát
triển tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc “vua tôi đồng lòng”, “cả nước
góp sức”, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”... Hình thành nghệ thuật
quân sự nước ta thời phong kiến.
Hiện nay, công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước đã và đang thu được
những thành tựu to lớn. Nước ta đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới
- giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, với những thách thức và vận hội mới. Nghiên cứu về tư tưởng, sự nghiệp
Lê Lợi và công cuộc dựng nước, giữ nước thời Lê là công việc có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn to lớn, nhằm kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của
dân tộc đặc biệt là truyền thống quân sự Việt Nam nhằm phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
1
Vì tất cả những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “ Đóng góp của Lê Lợi
trong khởi nghĩa Lam Sơn 1418 – 1427” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về một giai đoạn hào hùng của dân tộc
cũng như góp phần làm sáng tỏ thêm tài năng của Lê Lợi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Triều Lê (1428 - 1527) là triều đại lớn trong lịch sử dân tộc ta, được xem là
một giai đoạn lịch sử oanh liệt thời trung đại, giai đoạn mà dân tộc ta đã vươn
lên mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, viết nên những trang
sử chói lọi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
Nước Đại Việt nhỏ bé chỉ chừng 5 triệu dân đã đứng lên lật nhào ách thống trị
tàn bạo của nhà Minh đến từ phương Bắc, lập nên những chiến công hiển hách,
khôi phục lại nền độc lập. Nếu như Lý Thường Kiệt là linh hồn của cuộc kháng
chiến chống Tống kiên cường, Trần Hưng Đạo nhà quân sự vĩ đại ba lần kháng
chiến thần thánh đánh tan quân Mông - Nguyên, thì Lê Lợi là biểu tượng của
Đại Việt phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan quân Minh hung bạo, góp phần
làm cho nhà Lê hưng thịnh và tồn tại được 1 thế kỉ.
Với vai trò to lớn như vậy, đã có rất nhiều cuốn sách viết về tài năng cũng
như vai trò của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn chống đô hộ nhà Minh:
Cuốn “ Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 - 1427” (Nhà xuất bản quân đội nhân dân,
Hà Nội 2005). Cuốn sách này giúp chúng ta hiểu sâu thêm về thời kì lịch sử hào
hùng mà thời nhà Lê mãi còn lưu truyền tới ngày nay. Cuộc đời và sự nghiệp
của anh hùng dân tộc Lê Lợi gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc
Minh. Cuốn sách này đã tái hiện lại tình hình đất nước ta đầu thế kỉ XV, nạn
xâm lược và đô hộ của nhà Minh, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc
trước khởi nghĩa Lam Sơn, quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, diễn biến của cuộc
khởi nghĩa qua các giai đoạn. Tính chất ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
cũng được nêu bật. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân
rộng rãi. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa và truyền thống anh hùng
của dân tộc ta mang giá trị sâu sắc. Lòng yêu nước của người anh hùng áo vải
Lê Lợi và chí diệt thù đã làm cho tiếng tăm của ông lẫy lừng khắp nơi. Ông và
Nguyễn Trãi là những lãnh tụ rất quan trọng đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Là hai linh hồn của nghĩa quân đưa đến sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn cho dân tộc. Là người trực tiếp tổ chức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống
quân xâm lược nhà Minh giành được thắng lợi vẻ vang oanh liệt.
Công trình “Lam Sơn thực lục” (Nhà xuất bản Tân Việt), Đây là tác phẩm
được biên soạn bằng chữ hán theo lệnh của vua Lê Thái Tổ được viết ngày 6
tháng 12 năm Thuận Thiên thứ 4, 1431 kể lại quá trình khởi nghĩa đánh bại quân
Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Thái Tổ chỉ huy. Lam Sơn Thực Lục chính
là một hòn ngọc của kho sử liệu nước nhà. Công trình này nằm trong chương
trình nghiên cứu dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam giáo dục những
truyền thống tốt đẹp về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm của tổ tiên.
Lam Sơn thực lục bao gồm lời tựa của vua Lê Thái Tổ và 3 phần chính:
Phần 1:Kể lại thân thế của nhà vua và chuyện từ buổi đầu khởi nghĩa cho đến
thời điểm nghĩa quân bao vây thành Nghệ An sau khi thắng trận Bồi Ải từ năm
1418 - 1424.
2
Phần 2: Kể lại chuyện đánh quân Minh từ năm 1424 đến khi quân Minh rút
quân về nước năm 1428.
Phần 3: Kể về việc sửa sang nước nhà sau chiến thắng, chép bản Bình Ngô
Đại Cáo và lời tổng kết của vua Lê Thái Tổ.
Công trình “Đại Việt thông sử” viện khoa học xã hội Việt Nam - viện sử học
Lê Quý Đôn (Nhà xuất bản văn hóa - thông tin). Đại Việt thông sử còn gọi là Lê
triều thông sử (gồm 30 quyển), là bộ sử được viết theo thể kí truyện, chép sự
việc theo từng loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến
cung hoàng, bao quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa
đựng nhiều tài liệu mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng
chiến chống Minh.
Ngoài ra có khá nhiều bài viết trong các tạp chí lịch sử viết về cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược và ách đô hộ nhà Minh có liên quan đến khóa luận
này như: “Lê Lợi - vị anh hùng giải phóng dân tộc”, tạp chí quê hương, “Nghệ
thuật tạo lập căn cứ địa vững chắc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược nhà Minh”, tạp chí quốc phòng toàn dân, Nguyễn Trãi - Đánh giặc cứu
nước, Nxb QĐND, H 1973, tr 639, 649.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, khóa luận nghiên cứu những nét khái quát về lịch sử Việt Nam cuối
thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược đô
hộ nhà Minh.
Thứ hai, tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Lê lợi.
Thứ ba, khóa luận tập trung làm rõ vị trí và đóng góp của Lê Lợi trong khởi
nghĩa Lam Sơn.
Thứ tư, từ việc phân tích đóng góp của Lê Lợi, khóa luận góp phần rút ra
nghệ thuật đánh giặc của Lê Lợi một vị tướng tài ba thời nhà Lê.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng.
Nghiên cứu tình hình lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIV - Đầu thế kỉ XV,
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh của Đại Việt dưới sự lãnh
đạo của Lê Lợi.
Nghiên cứu thân thế sự nghiệp của Lê Lợi.
Vai trò lịch sử của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn.
4.2. Phạm vi.
4.2.1. Về không gian.
Khóa luận tập trung nghiên cứu những diễn biến lịch sử ở Việt Nam, đồng
thời có mở rộng tìm hiểu thêm các diễn biến lịch sử ở Trung Quốc nhà Minh.
4.2.2. Về thời gian.
Khóa luận tập trung nghiên cứu vai trò của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam
Sơn 1418 - 1427.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp luận.
Tiến hành thực hiện khóa luận, tác giả đứng trên cơ sở quan điểm phương
pháp luận Mác xít - Lê nin nít và tư tưởng Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử.
3
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp hai phương pháp
chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tôi còn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu liên ngành để sưu tầm, phân loại tư liệu, phương pháp phân tích so
sánh và đánh giá các sự kiện lịch sử để đúc rút thông tin phục vụ nội dung khóa
luận.
6. Đóng góp của khóa luận.
Khóa luận có những đóng góp sau:
Thứ nhất, Khóa luận đã tập hợp được một hệ thống tư liệu về cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược đô hộ nhà Minh và danh tướng Lê Lợi cho
những ai quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này.
Thứ hai, khóa luận làm rõ vai trò của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn và
cụ thể là làm rõ vị trí lịch sử, đóng góp của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa đó.
Thứ ba, thực hiện đề tài này còn giúp chính tác giả của khóa luận nâng cao
hiểu biết của mình về lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ
XV và hiểu sâu sắc hơn nghệ thuật quân sự Việt Nam, là hành trang tri thức cho
cuộc sống và sự nghiệp sau này. Mặt khác, việc thực hiện khóa luận còn giúp tác
giả tập dượt nghiên cứu khoa học.
7. Bố cục của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận được chia làm hai chương với bố cục như sau:
Chương 1: Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XIV - Đầu thế kỉ XV.
Chương 2: Những đóng góp của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NƯỚC ĐẠI VIỆT CUỐI THẾ KỈ XIV - ĐẦU THẾ KỈ XV
1.1. Nhà Minh với công cuộc xâm lược đô hộ Đại Việt.
Nhà Minh là một triều đại phong kiến ở Trung Quốc do Chu Nguyên
Chương thành lập năm 1368 tồn tại trong 276 năm đến 1644. Sau khi nhà
Nguyên của người Mông Cổ cai trị Trung Quốc sụp đổ. Cuối thời nhà Nguyên,
nông nghiệp trở nên trì trệ. Khi hàng trăm nghìn người dân bị bắt đi làm phu tại
sông Hoàng Hà, chiến tranh bùng nổ. Một số nhóm người Hán nổi loạn, cuối
cùng nhóm do Chu Nguyên Chương lãnh đạo được giới trí thức ủng hộ trở nên
lớn mạnh nhất. Năm 1356 nghĩa quân Chu Nguyên Chương chiếm thành Nam
Kinh. Nơi được ông chọn làm kinh đô của nhà Minh về sau. Cuộc nổi dậy thành
công Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế, tức là Minh Thái Tổ. Ông lấy
niên hiệu là Hồng Vũ, đặt quốc hiệu là Minh. Xác lập quyền thống trị quốc gia
cho gia tộc họ Chu. Nhà Minh là một trong những thời đại phát triển cực thịnh
nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc. Đây là triều đại cuối cùng của Trung
Quốc được người Hán cai trị. Trên cơ sở thắng lợi của phong trào nông dân
Trung Quốc lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Nguyên. Trong buổi đầu, nhà
Minh còn lo củng cố nền thống trị trong nước, thi hành nhiều chính sách tích
cực để phục hồi và phát triển kinh tế, và tăng cường nền trung ương tập quyền.
Đến đời Minh Thành Tổ (1402 - 1424), nhà Minh đạt đến giai đoạn cường thịnh
nhất và đồng thời có khuynh hướng bành trướng thế lực ra ngoài. Sau một thời
gian thăm dò và chuẩn bị, tháng 11 năm 1406, nhà Minh phát động cuộc xâm
lược nước ta. Trước âm mưu xâm lược ngày càng rõ rệt của quân Minh, nhà Hồ
trước sau chủ trương kiên quyết kháng chiến và đã tích cực chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến. Nhà Hồ đã tăng cường lực lượng quốc phòng, tuyển mộ thêm quân
lính, đóng chiến thuyền, đúc vũ khí và bố trí phòng thủ rất chu đáo. Tuy nhiên
ngày 19 tháng 11 năm 1406 ( ngày 9 - 10 năm Bính Tuất), hàng chục vạn quân
Minh do tướng Trương Phụ cầm đầu vượt qua biên giới tiến vào lãnh thổ nước
ta. Sau một vài trận đánh nhỏ, đến tháng 6 năm 1407 thì cuộc kháng chiến hoàn
toàn thất bại. cuộc kháng chiến thất bại của nhà Hồ đã đưa lịch sử nước nhà vào
một thảm họa nguy hiểm. Đó là 20 năm đô hộ của phong kiến nhà Minh từ 1407
đến năm 1427 với tất cả những hậu quả tai hại của nó.
Vào khoảng giữa năm 1407, quân Minh đã đánh bại được nhà Hồ, nhưng
đến đâu cũng vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của nhân dân và ngay trong vùng
chúng chiếm đóng được, những cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra liên tiếp. Phong trào
đấu tranh mạnh mẽ và rộng rãi dâng lên khắp nơi. Mãi đến năm 1414 quân Minh
mới thực sự chiếm được toàn bộ lãnh thổ nước ta và hoàn thành cuộc xâm lược
của chúng.
Những chính sách đô hộ của nhà Minh.
Năm 1407, quân Minh đã bắt đầu thiết lập chính quyền đô hộ trên đất nước ta
để làm công cụ phục vụ kế hoạch “ bình định” của chúng và đồng thời tiến hành
những chính sách cai trị về các mặt. Âm mưu của nhà Minh là không những
chiếm nước ta làm thuộc quốc mà còn muốn thực hiện dã tâm đồng hóa, vĩnh
viễn xóa bỏ nước ta và sát nhập hẳn vào lãnh thổ của nhà Minh.
5
Đứng đầu quận Giao Chỉ là một tổ chức chính quyền gồm ba ty: Đô chỉ huy
sứ ty hay đô ty phụ trách về quân chính, thừa tuyên bố chính sứ ty hay bố chính
ty trông nom về dân chính và tài chính, đề hình án sát sứ ty hay án sát ty nắm
quyền tư pháp. Ba ty này lệ thuộc trực tiếp vào triều đình nhà Minh. Năm 1407,
nhà Minh cử đô đốc Lữ Nghị giữ đô ty, Hoàng Trung làm phó, thượng thư
Hoàng Phúc kiêm giữ hai ty bố chính và án sát. Dưới quận, nhà Minh chia lại
các phủ, châu, huyện và thiết lập những cấp bộ chính quyền địa phương. Năm
1407, nhà Minh lập ra 15 phủ gồm 36 châu, 181 huyện và 5 châu trực thuộc thẳng
vào quận ( không thống thuộc vào phủ như các châu trên) gồm 29 huyện. Bộ máy
đô hộ đó sau này còn được củng cố xuống tận xã thôn. Năm 1419, Tổng binh Lý
Bân đề nghị triều đình nhà Minh cho tổ chức lại xã thôn của ta thành lý và giáp như
xã thôn của nhà Minh. Bên cạnh bộ máy hành chính, nhà Minh còn lập ra nhiều cơ
quan thuế, nhiều cơ quan văn hóa, tôn giáo và các vệ, sở. Bộ máy tăng cường một
cách nhanh chóng để phục vụ đắc lực cho chính sách nô dịch của nhà Minh.
Về mặt quân sự, nhà Minh đặc biệt chú ý xây dựng một hệ thống thành lũy ở
những nơi hiểm yếu và lập các vệ sở đóng giữ ở khắp nơi. Chỉ trong năm 1407,
nhà Minh đã dựng lên trên nước ta một bộ máy trấn áp khá lớn với 14 vệ và
nhiều sở. Trên đất nước ta, chúng dựng lên 39 thành lũy lớn, chưa kể những đồn
canh phòng ở các nơi. Giữa các phủ huyện và thành lũy ấy, quân Minh lập ra
một hệ thống giao thông, bằng trạm dịch để kịp thời liên hệ, tiếp ứng cho nhau.
Trong bộ máy chính quyền đô hộ, bọn quan lại, tướng tá nhà Minh cử sang
nắm giữ những chức vị chủ chốt. Bên cạnh đó, nhà Minh ra sức đào tạo một đội
ngũ tay sai người bản xứ gọi là thổ quan. Bọn quan lại và quý tộc đầu hàng là
những tay sai trung thành và đắc lực nhất được nhà Minh cân nhắc cho giữ một
số chức tước quan trọng.
Ngoài ra theo lệnh nhà Minh, bọn quan lại đô hộ còn lùng bắt những người
mà chúng gọi là “người ẩn dật ở núi rừng, có tài, có đức, thông suốt năm kinh,
văn hay học rộng, thạo việc, am hiểu thư toán, nói năng hoạt bát…” cùng
những người“hiểu biết nghề cầu cúng, làm thuốc, xem bói” rồi đưa về nước để
mua chuộc và huấn luyện thành thổ quan. Về quân lính, thì bênh cạnh số quân
Minh phái sang, nhà Minh cũng ra sức tuyển mộ thêm thổ binh. Theo thể lệ quy
định tháng 3 năm 1416 thì từ miền Thanh Hóa trở vào cứ 2 suất đinh chúng bắt 1
suất lính và từ miền Thanh Hóa trở ra thì cứ 3 suất đinh bắt 1 suất lính. Số thổ quân
này thường chia về các vệ, sở, đóng lẫn lộn với quân Minh [6; q9, 27].
Cố đào tạo ra một đội ngũ quan lại và quân lính người bản xứ đông như vậy
là nhà Minh nhằm thực hiện chính sách chia để trị. Nhà Minh thi hành những
chính sách đàn áp, khủng bố rất tàn khóc, chính sách bóc lột vơ vét tham tàn.
Trước hết, để dễ bề nô dịch nhân dân ta, quân Minh muốn tước đoạt hết vũ
khí trong tay nhân dân. Trong tờ bảng văn gọi là Thân minh giáo hóa, chúng
cấm nhân dân không được chế tạo chiến thuyền, vũ khí và bắt nộp hết vũ khí.
Người nào chế tạo hay cất dấu vũ khí bị khép vào tội “phản nghịch”. Sự đi lại
làm ăn của nhân dân bị hạn chế và kiểm soát khắt khe.
Dưới sự thống trị của nhà Minh, đời sống và tính mạng của con người bị đe
dọa nghiêm trọng. Không biết bao nhiêu người yêu nước - những người anh
hùng có tên tuổi và không tên tuổi của đất nước - đã bị giết hại một cách thảm
6
khóc. Ngoài chém giết và cướp phá, chúng còn bắt những người dân sống sót
làm nô tỳ để phục dịch hay để bán lấy tiền. Những tội ác đẩm máu của chúng
càng khơi sâu thêm lòng căm thù của nhân dân ta.
Về kinh tế, bọn quan lại đô hộ thi hành rất nhiều hình thức và thủ đoạn để
bóc lột, vơ vét một cách thậm tệ. Trong hơn nửa năm tiến hành xâm lược nước
ta, quân địch đã cướp đoạt của nhân dân ta 235.900 con voi, ngựa, trâu, bò;
13.600.800 thạch thóc; 8.670 chiếc thuyền và 2.539.000 vũ khí.
Về thuế khóa, chính quyền đô hộ đặt ra vô số thứ thuế nặng nề đánh vào mọi
hạng người và mọi nghề nghiệp làm ăn của nhân dân. Riêng về thuế ruộng đất,
chúng quy định mỗi mẫu ruộng nộp 5 thăng thóc, mỗi mẫu đất nộp 1 lạng tơ và cứ
một cân tơ thu 1 tấm lụa. So với thời nhà Hồ, mức thuế đó không nặng hơn,
nhưng chúng lại tính mỗi mẫu chỉ có 3 sào, bắt dân khai 1 mẫu thành 3 mẫu, nên
thực tế đã tăng thuế ruộng đất lên gấp 3 lần. trong năm 1417, quân Minh đã thu
được hơn 73.549 thạch gạo thuế về ruộng đất.
Tất cả các nghề thủ công từ nghề tơ tằm, nghề dệt vải lụa…, cho đến nghề
đánh cá, làm muối ở ven biển, nghề tìm kiếm các lâm thổ sản ở miền núi, đều
phải nộp thuế bằng sản phẩm hay nộp thay bằng tiền. Đối với nghề làm muối
quân Minh thi hành chính sách nắm độc quyền mua bán. Người làm muối sản
xuất được bao nhiêu phải đem nộp vào kho. Người buôn muối phải có giấy phép
của ty bố chính gọi là “giấy khám hợp” mới được chở muối đi bán. Người sản
xuất và bán muối lậu đều bị coi là phạm pháp và bị trừng phạt. Người đi đường
chỉ được mang theo nhiều nhất là 3 bát muối và một hũ mắm mà thôi. Chính
sách nắm độc quyền về muối như vậy là một chính sách bóc lột rất nặng nề, ác
nghiệt. Với độc quyền đó, bọn quan lại đô hộ không những nắm được một
nguồn bóc lột quan trọng mà còn lợi dụng độc quyền đó để uy hiếp đời sống của
nhân dân. Việc buôn bán ở các chợ đều bị đánh thuế. Còn việc buôn bán với
thương nhân nước ngoài thì bị cấm chỉ hẳn.
Những thứ thuế khóa phức tạp, nặng nề trên đây đã gây ra rất nhiều khó
khăn trong đời sống của nhân dân, làm cho nhiều người bần cùng, phá sản. Để
phục vụ cho việc thu thuế, nhà Minh lập ra một bộ máy thu thuế xuống đến các
phủ, huyện gồm các cơ quan gọi là ty thuế khóa, ty tuần kiểm, sở hà bạc,…vv.
Ngoài thuế khóa nhân dân ta phải đi lao dịch liên miên trong các công trình xây
dựng và khai thác tài nguyên. Với chế độ lao dịch cưỡng bức, chính quyền đô hộ
đã huy động sức lao động của nhân dân để xây dựng rất nhiều thành lũy và dinh
thự cho bọn quan lại. Riêng ở thành Đông Quan, chúng đã xây dựng đến 111
gian nhà cửa và dinh thự cho đô ty và 138 gian cho ty bố chính. Nhân dân ta
phải làm lao dịch trong các công trường khai mỏ, đi tìm kiếm các thứ lâm thổ
sản quý,… là những tổ chức khai thác tài nguyên có quy mô tương đối lớn của
bọn đô hộ. Trong mỗi công trường đó, hàng ngàn dân phu phải thay nhau lao
dịch trong những điều kiện lao động rất vất vả, nguy hiểm và dưới sự hành hạ
tàn nhẫn của bọn quan lại, quân lính. Trong thời thuộc Minh, những công trường
đó là những nơi địa ngục trần gian khủng khiếp đối với nhân dân ta.
Về phương diện văn hóa xã hội, chính sách của nhà Minh là nhằm thủ tiêu
nền văn hóa lâu đời của dân tộc ta và đồng hóa về mặt phong tục, tập quán.
Trong cuộc xâm lược 1406 - 1407, Minh Thành Tổ đã nhiều lần ra lệnh cho bọn
7
tướng tá tìm mọi cách tiêu hủy những di sản văn hóa của nước ta bằng cách đốt
hết những sách vở bắt được trừ các bản kinh và sách về phật giáo và đạo giáo,
phá vớ hết những bia của người nước ta.
Hết sức truyền bá để mê hoặc nhân tâm. Trong chính quyền đô hộ, chúng
lập ra đến 257 cơ quan chuyên trách về tôn giáo gọi là các ty âm dương, tăng
cương, đạo kỷ, tăng chính, đạo chính, v.v…
Nhà Minh còn muốn bắt dân ta thay đổi cách ăn mặc và phong tục tập quán
lâu đời của mình để đồng hóa theo phong tục và lễ giáo của nhà Minh. Bọn quan
lại đô hộ coi những phong tục tập quán của nhân dân ta là “man tục”, “di tục” và
cưỡng bức bắt nhân dân ta phải từ bỏ những phong tục tập quán ấy.
Về mặt giáo dục, nhà Minh ra sức hạn chế việc học, việc thi và biến trường
học thành nơi đào tạo thổ quan phục vụ cho chính quyền đô hộ. Theo nhà sử học
Phan Huy Chú thì: “Nước ta khi thuộc nhà Minh, quan tam ty dẫu có mở khoa
thi, nhưng kẻ sĩ đều trốn tránh không chịu ra thi, phép thi cử bỏ đã lâu”. Không
mở được khoa thi, hằng năm bọn đô hộ chỉ chọn một cống sĩ nào đó rồi đào tạo
thành thổ quan. Trong khi đó thì Phật giáo, Đạo giáo và các hình thức mê tín
trong dân gian lại được quân Minh.
1.2. Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XIV - Đầu thế kỉ XV.
Vào cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV, xã hội ta đang trải qua nhiều biến động
sâu sắc, nhưng đồng thời cũng bộc lộ rõ một bước phát triển mới của chế độ
phong kiến với yêu cầu xóa bỏ kinh tế điền trang thái ấp và chế độ nông nô, nô
tỳ. Những cải cách của nhà Hồ tuy chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu phát triển
khách quan đó, nhất là yêu cầu đoàn kết toàn dân chuẩn bị chống ngoại xâm;
Nhưng cũng có nhiều mặt tích cực có lợi cho sự phát triển của xã hội. Cuộc xâm
lược và hai mươi năm thống trị của nhà Minh đã ngăn chặn bước đường phát
triển nội tại của xã hội ta. Dưới thời thuộc Minh, những cải cách của Hồ Quý Ly
hoàn toàn bị xóa bỏ để thay thế bằng những chính sách áp bức bốc lột vô cùng
tàn khóc nặng nề. Với tư cách của kẻ đi xâm lược và nô dịch, bản thân ách đô hộ
của nhà Minh đã là một trở lực nghiêm trọng kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Những chính sách thuế khóa, phú dịch nặng nề cùng với những thủ đoạn bốc lột,
vơ vét tham tàn và những hành động cướp bóc, tàn phá của địch đã gây nên biết
bao nhiêu tang tóc đau thương cho đất nước Đại Việt. Đối với những quan hệ
sản xuất lạc hậu trong nước, Nhà Minh lại tìm cách duy trì để làm chỗ dựa cho
chính quyền đô hộ. Nhận xét về tình hình xã hội nước ta, nhà Minh nhận thấy:
“Thói cũ xứ Giao Chỉ, kẻ mạnh hay lấn kẻ yếu, nhiều người hiếp ít người, kẻ
giàu thì sai khiến nô tỳ, ruộng liền bờ, ăn chơi sung sướng; người nghèo thì
chăn ngựa, chăn trâu, hầu hạ, phục dịch mà hằng ngày vẫn không có ăn. Cho
nên, kẻ giàu càng thêm giàu, như tằm ăn dâu, như chài vớt cá, lòng tham không
đáy; người nghèo càng thêm nghèo, bị bốc lột da thịt, đẽo gọt xương tủy mà
cung cấp vẫn không đủ ăn”.
Dưới sự đô hộ của nhà Minh, sự phát triển của xã hội ta đã bị ngăn chặn bởi
sự kìm hãm gay gắt của ách thống trị ngoại bang và sự bảo tồn của những quan
hệ lạc hậu trong nước. Với bản chất phản động của một chính quyền đô hộ,
những chính sách thống trị của nhà Minh đã gây ra nhiều hậu quả tai hại đối với
8
sự phát triển của xã hội. Trong hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, nền kinh tế
nước ta bị đình đốn và phá hoại nghiêm trọng.
Nông nghiệp, chính sách cướp ruộng đất để lập đồn điền và cấp chức điền
cho bọn quan lại làm cho nhiều nơi nông dân bị mất ruộng và bị phá sản. những
hành động cướp bóc, vơ vét của địch, nhất là việc cướp trâu bò, đã gây ra rất
nhiều khó khăn trong sản xuất, làm cho nền kinh tế nông nghiệp có khi bị phá
hoại. Những cuộc đàn áp khủng bố liên miên của địch còn làm mùa màng bị tàn
phá, đồng ruộng phải bỏ hoang. Trong lúc đó thì đê điều và các công trình thủy
lợi bỏ bê trễ nên thiên tai hoành hành dữ dội, đói kém dịch tể xảy ra liên miên.
Năm 1407, do sự tàn phá của cuộc chiến tranh xâm lược của quân Minh nên nạn
đói và dịch xảy ra nghiêm trọng, “nhân dân không trồng trọt, cày cấy được, người
chết đói rất nhiều” [6; q. 9, 9]. Hai năm sau, 1408 và 1409 đều có nạn đói. Năm
1411 lụt lớn nhà của của dân bị trôi dạt. Năm 1412, cả khu vực từ Diễn Châu trở
vào, đồng ruộng bỏ hoang, dân không cày cấy được [6; q. 9, 17, 19]. Trong hai
mươi năm đô hộ của nhà Minh, nền kinh tế nước ta bị đình đốn và phá hoại nghiêm
trọng.
Công thương nghiệp, chính sách thuế khóa nặng nề vơ vét tài nguyên, lùng
bắt thợ thủ công, hạn chế sự đi lại buôn bán, cấm ngoại thương của nhà Minh là
những trở lực nghiêm trọng. Làm cho việc buôn bán trong nước và ngoài nước
bị sa sút hẳn.
Đời sống nhân dân lâm vào cảnh lầm than cơ cực. Trong Bình Ngô Đại Cáo,
Nguyễn Trãi đã từng kịch liệt tố cáo tội ác tày trời của quân Minh.
Thui dân đen trên lò bạo ngược
Vùi con đỏ dưới hố tai ương.
Động binh gây hấn, ác chứa gần hai chục năm.
Đủ điều bại hoại nghĩa nhân, chẳng còn trời đất,
Hết cách vét vơ thuế má, nhẵn sạch núi đầm.
Lên núi đào vàng, xông lam chướng để phá rừng đãi cát.
Ra khơi mò ngọc, vấp giao long mà lặn biển giòng dây.
Nhiễu dân bẫy đặt bắt hươu đen,
Hai vật lưới giăng trùng trả biếc.
Dù thảo mộc côn trùng cũng không thỏa sống
Đến khốn cùng quan quả cũng chẳng yên thân.
Rút máu mủ sinh linh, lũ kiệt hiệt miệng răng nhờn béo,
Đủ công trình thổ mộc, chỗ công tư nhà cửa nguy nga.
Theo Nguyễn Trãi, tội ác của quân địch đã chất cao như núi mà dù:
Tát khô nước Đông Hải, khôn rửa sạch tanh hôi
Chẻ hết trúc Nam Sơn, khó ghi đầy tội ác.
Và do đó:
Thần dân đều căm giận,
Trời đất lẽ nào dung tha.
Đến khốn cùng quan quả cũng chẳng yên thân.
Rút máu mủ sinh linh, lũ kiệt hiệt miệng răng nhờn béo,
Đủ công trình thổ mộc, chỗ công tư nhà cửa nguy nga.
Theo Nguyễn Trãi, tội ác của quân địch đã chất cao như núi mà dù:
9
Tát khô nước Đông Hải, khôn rửa sạch tanh hôi
Chẻ hết trúc Nam Sơn, khó ghi đầy tội ác.
Và do đó:
Thần dân đều căm giận,
Trời đất lẽ nào dung tha.
Với tất cả những hậu quả trên đây, cuộc xâm lược và ách đô hộ của nhà Minh
đã cản trở và kìm hãm gay gắt sự phát triển của xã hội ta, đe dọa vận mạng của
cả dân tộc và chà đạp lên cuộc sống cũng như mọi phẩm giá của con người.
Trong cảnh nước sôi lửa bỏng đó, một nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đang đề ra
trước toàn dân là phải đấu tranh thủ tiêu nền thống trị của nước ngoài, khôi phục
nền độc lập của tổ quốc. Nhân dân ta vào đầu thế kỉ XV đã hoàn thành vẻ vang
sứ mạng ấy, ghi vào lịch sử dân tộc những trang sử vàng chói lọi. Hai mươi năm
đô hộ của nhà Minh là hai mươi năm đấu tranh ngoan cường và liên tục của
nhân dân ta để hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc.
1.3. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.
1.3.1. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trước khởi nghĩa Lam
Sơn.
Những cuộc khởi nghĩa đầu tiên.
Cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo tuy thất bại nhanh chóng, nhưng tiếp
theo ngay cuộc kháng chiến đó, đã bùng nổ một phong trào đấu tranh vũ trang
rộng rãi của nhân dân. Phong trào này mở đầu bằng nhiều cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ
ở các địa phương từ giữa năm 1407.
Mùa thu năm 1407, nhân dân huyện Đông Lan và Trà Thanh thuộc phủ Diễn
Châu nổi lên đốt phá nhà ngục, giết chết bọn quan huyện của địch. Tháng 9 năm
đó, nhà Minh ra lệnh cho Trương Phụ và Trần Húc phải lập tức phái binh đi đàn
áp. Phạm Chấn là một thổ hào ở Đông Triều, nổi dậy ở Bình Than vào cuối
1407. Phạm Tất Đại cùng với chín người nữa là Nguyễn Nguyên Thể, Nguyễn
Phục Cổ, Nguyễn Nhạc Phi, Nguyễn Năng, Nguyễn Biểu, Phạm Đa Bổ, Nguyễn
Nghiêu Bộc, Nguyễn Tiễn, Trần Hãn Phu nổi dậy chiếm cứ các hang động miền
huyện Lục Na. Những cuộc khởi nghĩa trên đây nổ ra trong từng địa phương nhỏ
hẹp, lại không liên kết được với nhau nên lực lượng phân tán và dễ bị quân địch
đàn áp. Những cuộc khởi nghĩa ấy lần lượt thất bại, nhưng đó là những cuộc
đấu tranh đầu tiên sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, mở màn cho cả
một phong trào kháng Minh rộng rãi về sau này.
Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi.
Trần Ngỗi là con thứ của vua Trần Nghệ Tông (1370 - 1372), đời Trần đã
được phong làm Giản Định vương, sang đời Hồ đổi phong làm Nhật Nam quận
vương. Sau khi chiếm được nước ta, Trương Phụ theo lệnh nhà Minh, yết bảng
tìm bắt những con cháu và quan lại của nhà Trần về nước. Trần Ngỗi phải lẩn
tránh vào bến Yên Mô tỉnh Ninh Bình. Một người yêu nước là Trần Triệu Cơ ở
miền Nam Định lúc bấy giờ đang chuẩn bị khởi nghĩa liền đem quân đến đón
Trần Ngỗi lập nên làm minh chủ. Ngày mồng 1 tháng 11 năm 1407 Trần Ngỗi tự
xưng là Giản Định hoàng đế, đặt niên hiệu là Hưng Khánh, lập hành cung ở Yên
Mô. Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi bắt đầu từ đó. Cuộc khởi nghĩa này do một quý
tộc nhà trần cầm đầu nên ngoài mục đích chính là đuổi quân Minh, còn nhằm
10
khôi phục lại cơ nghiệp nhà Trần. Vì vậy trong những bộ sử phong kiến trước
đây, người ta thường coi việc Trần ngỗi lên ngôi vua là mở đầu thời kì Hậu Trần
trong lịch sử.
Nghĩa quân của Trần Ngỗi vừa mới tập hợp lại thì bị quân Minh đến đánh.
Nghĩa quân tan vỡ. Trần Ngỗi phải rút lui vào Nghệ An. Nghe tin Trần Ngỗi
khởi nghĩa, một số quan lại yêu nước của nhà Trần, nhà Hồ và một số thủ lĩnh
nghĩa binh ở các nơi tìm đến để cùng hợp sức mưu đồ sự nghiệp cứu nước.
Đặng Tất vốn là một viên quan của nhà Hồ. Cuối năm 1407, Đặng Tất giết
chết bọn quan lại nhà Minh ở Hóa Châu rồi đem quân ra Nghệ An theo Trần
Ngỗi. Một viên quan khác của nhà Hồ là Nguyễn Cảnh Chân cũng tham gia
cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi. Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân là hai thủ lĩnh
chủ chốt của nghĩa quân Trần Ngỗi.
Đến cuối năm 1407, Trần Ngỗi đã tập hợp được một lực lượng kháng chiến
khá lớn ở Nghệ An. Lúc bấy giờ đất Nghệ An do bọn quý tộc đầu hàng nhà
Minh trấn giữ. Đầu năm 1408, Trần Ngỗi đánh bại và giết chết hết bọn quý tộc
đầu hàng này, chiếm giữ miền Nghệ An, Diễn Châu. Đó là thắng lợi đầu tiên của
nghĩa quân. Nhưng ngay sau đó, Trương Phụ cùng với tên Việt gian Mạc Thúy
điều quân vào đàn áp. Trước sức tiến công mạnh của địch, nghĩa binh rút lui vào
Hóa Châu. Phạm Thế Căng ra hàng, Trương phụ phong cho làm thi phủ ở Tân
Bình (Quảng Bình và bắc Quảng Trị) và củng cố lại chính quyền đô hộ ở vùng
này. Coi như cuộc xâm lược nước ta đã hoàn thành, tháng 4 năm 1408 Trương
Phụ và Mộc Thanh rút quân về nước.
Sau khi Trương Phụ rút đại quân về nước quân Minh đóng giữ ở nước ta
tương đối yếu. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong trào đấu tranh
của nhân dân ta. Lợi dụng thời cơ đó, nghĩa binh của Trần Ngỗi tiếp tục đẩy
mạnh hoạt động của mình. Tháng 5 năm 1408, Đặng Tất cùng với Trần Ngỗi từ
Hóa Châu tiến ra chiếm lấy Nghệ An. Tháng 7, Đặng Tất từ Nghệ An tiến vào
Tân Bình, đánh tan quân của Phạm Thế Căng một thổ quan ở cửa biển Nhật Lệ
(cửa Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Sau đó nghĩa quân lại tiến ra chiếm lấy cả
Diễn Châu, Thanh Hóa. Một khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa đến Hóa Châu
được giải phóng. Đó là một thắng lợi to lớn của nghĩa quân, đánh dấu một bước
phát triển mới mẻ của cuộc khởi nghĩa. Thân thế của nghĩa quân vang dậy khắp
nơi.
Trước sự hoạt động mạnh mẽ của nghĩa quân, cuối năm 1408, viện binh của
Mộc Thạnh tiến vào thành Đông Quan hợp lực với quân của Lữ Nghị chuẩn bị
tiến đánh nghĩa quân. Quân địch tập trung ở bến Bô Cô (tỉnh Nam Đinh). Ở đây
nghĩa quân đã đánh bại quân Minh một trận lớn vào ngày 30 tháng 12 năm 1408.
Kết quả quân ta đại thắng, giết chết thượng thư bộ binh Lưu Tuấn, đô đốc Lữ
Nghị,... và vô số quân Minh. Mộc Thạnh và tàn quân bỏ chạy vào thành Cổ
Lộng ở gần đấy do quân Minh xây (ở xã Bình Cách, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định).
Chiến thắng Bô Cô là một chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân Trần Ngỗi.
Với chiến thắng này đã làm cho tinh thần quân địch ở khắp nơi hoang mang, đây
là thời cơ thuận lợi để phát triển lực lượng và tấn công tiêu diệt địch. Nhưng tiếc
rằng bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã không tận dụng được những điều kiện đó, lại
11
nảy sinh ra những mâu thuẫn nội bộ đưa đến sự giết hại nhau làm cho lực lượng
suy yếu và cuộc khởi nghĩa tan rã.
Về phương diện chỉ đạo cuộc khởi nghĩa, Đặng Tất không nghe lời Trần
Ngỗi, không kịp thời phát huy thắng lợi Bô Cô để truy kích tiêu diệt địch là một
sai lầm. Do sai lầm đáng tiếc đó, nghĩa quân đã bỏ lỡ mất một thời cơ tiến công
diệt địch thuận lợi. Bàn về vấn đề này, nhà sử học Phan Phù Tiên ở thế kỉ XV
nhận xét rằng: “Đặng Tất chỉ biết hành quân cần cấp thiết, mà không biết cứu
Đông Đô càng cấp thiết hơn... Đông Đô là hình thế cả nước, chiếm được Đông
Đô thì các lộ đều hưởng ứng, mà hào kiệt trung châu cũng đều ở đấy. Bỏ Đông
Đô không trù tính đến, chia quân đi các nơi cho nên hiệu lệnh không thống nhất
và sau đến nỗi bị sụp đổ vậy”.
Tháng 3 năm 1409, Tất, Chân bị giết chết. Sự mưu sát tàn nhẫn này đã làm
cho cuộc khởi nghĩa mất đi hai tướng lĩnh tài giỏi, quân lính bất mãn, lòng người
ly tán. Nhiều người đã chán nản bỏ Trần Ngỗi đi tổ chức những cuộc khởi nghĩa
khác. Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi từ đó bị hao mòn và suy yếu nhanh chóng
rồi tan vỡ hẳn.
Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
Trần Quý Khoáng là con thứ của Mẫn Vương Ngạc, cháu vua Trần Nghệ
Tông và cũng là cháu Trần ngỗi. Dưới triều Trần, Quý Khoáng đã từng giữ chức
nhập nội nhị trung. Khi quân Minh xâm lược, Quý Khoáng phải trốn tránh ở các
nơi. Trước cái chết oan khóc của Đặng Tất và Phạm Cảnh Chân, hai con là Đặng
Dung Và Nguyễn Cảnh Dị cùng với một số người Thuận Hóa bỏ Trần Ngỗi rút
quân vào Thanh Hóa rước Trần Qúy Khoáng vào Nghệ An tôn lên làm minh
chủ, tổ chức một cuộc khởi nghĩa riêng.
Trần Ngỗi, cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng do thành phần quý tộc yêu
nước lãnh đạo và ngoài mục đích giải phóng đất nước còn nhằm mục đích khôi
phục nhà Trần.
Sau khi lên ngôi Trần Quý Khoáng tìm cách hợp nhất hai cuộc khởi nghĩa
của Trần Ngỗi và của mình lại. Việc hợp nhất tuy có một vài sứt mẻ nhất định
nhưng lại có lợi cho phong trào đấu tranh chung. Trần Quý Khoáng đưa quân ra
Bắc hoạt động đóng quân ở Bình Than. Nhân dân và hào kiệt các nơi nổi dậy
hưởng ứng. Quân Minh phải đóng chặt cửa thành để cố thủ, chờ viện binh. Theo
chính sử của nhà Minh thì thân thế của nghĩa quân khá mạnh, lại liên kết được
với các nước láng giềng phía tây như Lão Qua, Bát Bách và những nước này đã
giúp đỡ về lương thực. Trong khi đó, triều đình nhà Minh đã nhận được tin bại
trận của Mộc Thạnh và đang gấp rút điều quân sang tiếp viện. Tháng 3, nhà
Minh cử Anh quốc công Trương Phụ làm tổng binh và Thanh Viễn hầu Vương
Hữu làm phó tổng binh đem 47000 quân sang phối hợp với Mộc Thạnh đàn áp
nghĩa quân.
Ngày 2 tháng 4 năm 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi vua ở Chi La, đặt
niên hiệu là Trùng Quang. Trong bộ chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Trần Quý
Khoáng có Nguyễn Súy giữ chức thái phó, Nguyễn Cảnh Dị giữ chức Thái Bảo,
Đặng Dung giữ chức đổng bình chương sự, Nguyễn Chương giữ chức tư mã.
Cũng như cuộc khởi nghĩa của Trương Phụ rất am hiểu tình hình địa thế nước ta,
biết rằng nước ta có nhiều sông gần biển và nghĩa binh ở đồng bằng thường dựa
12
vào địa hình sông, biển để hoạt động. Vì vậy Trương Phụ đã đóng quân lại một
thời gian dài ở huyện Tiên Du phủ Bắc Giang để đóng chiến thuyền.
Sau đó Trương Phụ kéo quân vào thành Đông Quan phối hợp với Mộc Thạnh
trấn áp những hoạt động của nghĩa quân. Còn ở vùng đồng bằng thì nghĩa quân của
Trần Quý Khoáng vẫn hoạt động mạnh ở lưu vực sông Nhị và sông Thái Bình.
Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Nguyễn Cảnh Dị, đã bao vây căn cứ Bình Than và
giết chết Từ Chính .
Cuối tháng 9, Trương Phụ huy động một lực lượng khá lớn mở cuộc tiến
công vào cửa Hàm Tử để mở đường tiến quân chiếm lại đồng bằng. Theo chính
sử của ta thì trước đây Trần Quý Khoáng đã phái Đặng Dung đến giữ cửa Hàm
Tử. Nghĩa quân thiếu lương ăn nên Đặng Dung phải chia quân đi gặt lúa sớm về
làm quân lương. Trương Phụ dò biết được tình hình ấy nên bất ngờ đem thủy
binh theo dòng sông Nhị tiến đánh.Nghĩa quân tan vỡ. Nhưng theo chính sử nhà
Minh thì trận đánh ở cửa Hàm Tử xảy ra rất quyết liệt. Lực lượng nghĩa binh ở
đây có khoảng 2 vạn quân do tướng Nguyễn Thế Mỗi chỉ huy. Nghĩa quân lập
doanh trại bên bờ sông, bày hơn 600 chiến thuyền ở giữa lòng sông và đóng cọc
ở bờ nam để chống cự. Bấy giờ vào khoảng hạ tuần tháng 8 năm âm lịch, gió tây
bắc thổi mạnh rất lợi cho cuộc tiến công của địch. Nghĩa quân chiến đấu rất
dũng cảm nhưng thế yếu nên thất bại, phải rút lui. Do sự đàn áp khốc liệt của
địch, phong trào đấu tranh có tạm lắng xuống. Trong cuộc hành quân đàn áp
Trương Phụ đã huy động một lực lượng quân sự to lớn và dở những thủ đoạn tàn
sát vô cùng dã man để khủng bố tinh thần đấu tranh của nhân dân.
Sự đàn áp đẫm máu của địch làm cho nhiều cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nhưng chính những tội ác của chúng lại càng khơi sâu thêm lòng căm thù của
nhân dân Đại Việt. Vì vậy ngay trong vùng Trương Phụ đã bình định xong và
củng cố lại chính quyền đô hộ, nghĩa binh của Trần Quý Khoáng và những lực
lượng yêu nước ở địa phương vẫn hoạt động. Trong khoảng thời gian từ tháng 4
đến cuối năm 1409 cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng tiếp tục cuộc khởi nghĩa
Trần Ngỗi đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Khoảng giữa năm 1409 là thời
gian phát triển cao nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian này, nghĩa quân đã
chiếm được một khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào và tiến ra hoạt động
mạnh ở miền hạ lưu sông Nhị, sông Thái Bình. Đã hình thành một phong trào
đấu tranh vũ trang rộng rãi của nhân dân. Vào khoảng năm 1410 - 1411 phong
trào đó phát triển đến mức độ rất cao và lan rộng khắp nơi.
Trong năm 1409, cùng với những hoạt động của nghĩa binh Trần Quý
Khoáng, còn có những hoạt động của các thủ lĩnh nghĩa binh khác như Hoàng
Cự Liêm ở châu Quảng Oai, Thiêm Hữu và Ông Nguyên ở phủ Lạng Giang.
Cuối năm 1409, trong khi Trương Phụ và Mộc Thạnh đem đại quân vào càn quét
ở vùng Thanh Hóa và truy kích.
Trần Ngỗi, thì ở ngoài Bắc nhân dân ở nhiều nơi nổi dậy hoạt động mạnh.
Trong các cuộc khởi nghĩa này có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Sư Cối là lớn
nhất. Khắp nơi từ miền đồng bằng lên miền núi rừng, đâu đâu cũng có những
cuộc khởi nghĩa lớn hoặc nhỏ của nhân dân nhằm chống lại ách đô hộ của nhà
Minh. Tại phủ Trấn Man (miền bắc Thái Bình), nhân dân nhiều địa phương nổi
dậy khởi nghĩa. Tại huyện Đông Kết tỉnh Hưng yên, Phạm Tuân cầm đầu một
13
cuộc khởi nghĩa ở địa phương. Tại châu Trường Yên, Đỗ Cối và Nguyễn Hiên
cũng tụ tập nghĩa binh chống lại quân Minh. Trong phong trào đấu tranh của
nhân dân miền núi, hoạt động của nghĩa binh “áo đỏ” là đặc biệt rộng lớn và kéo
dài nhất. Trong năm 1410 phong trào đấu tranh của nhân dân đã sôi sục khắp nơi
và gây cho quân Minh nhiều tổn thất. Nhưng các phong trào đều có nhược điểm
lớn là tổ chức với quy mô nhỏ hẹp trong từng địa phương nhỏ hẹp, thiếu sự tổ
chức và lãnh đạo thống nhất do đó dễ bị cô lập và bị đàn áp. Đến giữa năm 1412
thì phong trào nói chung đã có dấu hiệu đi xuống. Như vậy là từ khi quân Minh
xâm lược và đặt nền đô hộ ở nước ta cho đến trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã
bùng nên các phong trào đấu tranh của nhân dân ta nhưng đều thất bại.
1.3.2. Vài nét về vùng đất Lam Sơn.
Đất Lam Sơn dưới thời thuộc Minh.
Lam Sơn, hai chữ ấy đã được ghi đậm nét vào lịch sử chống ngoại xâm của
dân tộc ta.
Lam Sơn, đó là nơi khởi xuất, nơi căn cứ đầu tiên của một cuộc khởi nghĩa
chống Minh thắng lợi và cũng là nơi quê hương của người anh hùng dân tộc Lê
Lợi - người cầm đầu cuộc khởi nghĩa ấy.
Lam Sơn đã được chứng kiến công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa và những
cuộc chiến đấu đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn để giữ vững và giương cao
ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đất Lam Sơn lịch sử đó nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa. Thời thuộc Minh Lam Sơn thuộc phủ Thanh Hóa.
Từ xưa trong lịch sử của dân tộc, đất Thanh Hóa đã giữ một vị trí quan trọng.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên ở thế kỉ XIII, có lúc hầu như cả nước
đã bị quân giặc chiếm đóng, nhưng Thanh Hóa vẫn là một căn cứ vững chắc của
quân dân ta.
Thanh Hóa cũng là một nơi đông dân và giàu có. Nguyễn Trãi viết: “Ở
vùng ấy, đất thì đen, màu mỡ; Ruộng thì vào hạng thượng trung. Cau tươi tốt.
Na Quan, Thọ Xuân có da hổ, báo, tê, voi. Đồ cống là ngà, sừng” [11; 41].
Dưới thời thuộc Minh, nhân dân Thanh Hóa cũng như các nơi khác, bị bốc
lột đến tận xương tủy. Không can tâm sống trong cảnh mất nước, không chịu
nổi ách áp bức bốc lột của địch, nhân dân Thanh Hóa cùng với nhân dân cả nước
không ngừng nổi dậy đấu tranh. Từ năm 1407, Thanh Hóa đã nằm trong khu vực
giải phóng do nghĩa quân Trần Ngỗi rồi Trần Quý Khoáng kiểm soát. Năm
1410, Đồng Mặc cầm đầu một cuộc bạo động lớn ở Thanh Hóa. Trước cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng nông dân Nguyễn
Chích, nhân dân miền nam Thanh Hóa lại nổi dậy khởi nghĩa. Trong suốt 20
năm đô hộ của nhà Minh, quân địch chỉ chiếm giữ được vùng Thanh Hóa chưa
đầy một nửa thời gian. Điều đó chứng tỏ tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh
kiên cường của nhân dân địa phương. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ ở đất
Thanh Hóa lại là một biểu hiện mới rực rỡ hơn nữa về truyền thống đấu tranh
của nhân dân vùng này.
Lam Sơn nằm về tả ngạn dòng sông Chu, cách thị xã Thanh Hóa ngày nay
khoảng 50km, Lam Sơn ở phía tây tiếp giáp miền thượng du Thanh Hóa với núi
rừng trùng điệp, đầu nguồn các sông Mã, sông Chu. Là nơi đã che chở đùm bọc,
14
bảo vệ nuôi nấng nghĩa quân thoát khỏi nhiều cuộc bao vây càn quét lớn của
địch. Đồng thời tạo địa hình thuận lợi cho nghĩa quân phục kích tiêu diệt sinh
lực địch.
Quanh Lam Sơn, trong phạm vi vài chục dặm là làng bản của nhiều tướng
lĩnh nghĩa quân. Ngược lên phía tây và phía bắc Lam Sơn là những bản mường
các dân tộc thiểu số. Trong thời kì chuẩn bị lực lượng và những năm gian khỗ
nhất của cuộc khởi nghĩa, các bản làng trên đã che chở nuôi nấng Lê Lợi và
nghĩa quân.
Lam Sơn có sông Chu chảy qua, lòng sông khá rộng, mùa mưa nước to có
khi hơn 300m. Từ Lam Sơn trở xuống sông Chu chảy qua các huyện Thọ Xuân,
Thiệu Hóa đến ngã ba Bông nhập vào với sông Mã rồi xuôi ra biển. Dòng sông
như mạch máu trên cơ thể, nuôi sống một vùng đồng bằng rộng lớn của Thanh
Hóa, là đường giao thông quan trọng từ miền núi về miền biển.
Rừng núi và sông nước Lam Sơn là như vậy. Nghĩa quân đóng ở đây có thể
tỏa xuống miền đồng bằng, có thể di chuyển lên miền thượng lưu sông Mã, và
khi cần thiết có thể rút lên miền tây dựa vào thế núi Pù Rinh để bảo toàn lực
lượng.
Lam Sơn, quê hương của phong trào yêu nước lớn nhất đầu thế kỉ XV do Lê
Lợi đứng đầu. Lam Sơn tượng trưng cho ý chí quật cường, tinh thần bền bỉ và
niềm tự hào chính đáng của dân tộc ta.
Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn
Nhớ vua Thái Tổ chặn đường quân Minh.
Những ngày đầu tụ nghĩa.
Trong lịch sử và trong kí ức của nhân dân ta, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã
gắn liền với tên tuổi của Lê Lợi, Nguyễn trãi và những người anh hùng đất Lam
Sơn.
Lê Lợi là một hào trưởng lớn ở vùng Lam Sơn. Nguyễn Trãi là một người
học rộng tài cao, đỗ tiến sĩ năm 1400. Cuộc gặp gỡ của Lê Lợi và Nguyễn Trãi
có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và thắng lợi của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn vì hai nhân vật đó là linh hồn của nghĩa quân, là đầu não
của bộ tham mưu khởi nghĩa. Nguyễn Trãi là một sĩ phu yêu nước, có chí lớn tài
cao. Trong mười năm khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi luôn luôn có mặt bên
cạnh Lê Lợi và đã có nhiều cống hiến to lớn trong việc tổ chức và lãnh đạo cuộc
khởi nghĩa đi đến thắng lợi.
Trong lần gặp Lê Lợi đầu tiên, Nguyễn Trãi đã trình bày tập Bình Ngô sách.
Đó là cả một kế hoạch diệt giặc cứu nước đã được Nguyễn Trãi nghiên cứu
tường tận và ôm ấp bấy lâu nay mà đến giờ mới tìm thấy người minh chủ xứng
đáng với lòng mong đợi của mình để hiến dâng. Tư tưởng của Bình Ngô sách là
dựa vào lòng dân, phát huy sức mạnh tiềm tàng vô địch của nhân dân và cũng là
phương châm chính trị cơ bản của cuộc khởi nghĩa.
Hội thề Lũng Nhai và công việc chuẩn bị khởi nghĩa.
Tại Lam Sơn, ngoài việc “lấy kinh sử làm vui, lại càng chuyên tâm vào sách
thao lược”, Lê Lợi còn “hậu đại tân khách, vời người trốn tránh, dùng người
làm phản, ngầm nuôi kẻ mưu sĩ, bỏ của phát thóc giúp người cơ bần, nhún lời,
hậu lễ để thu hào kiệt” [11; 37].
15
Cái yên lặng của vùng Lam Sơn đang che dấu một sự chuẩn bị bí mật và sôi
nổi. Theo lời kêu gọi tha thiết yêu nước của Lê Lợi, nhân dân nhiều làng xã
xung quanh đang góp sức, góp của xây dựng lực lượng và căn cứ đánh giặc.
Nhiều hào kiệt khắp nơi đã âm thầm liên kết với Lê Lợi cùng về đây dấy nghĩa.
Vào một buổi sáng đầu tháng 2 năm Bính Thân, năm 1416, Lê Lợi cùng với
18 người bạn thân tính nhất đi sang làng Lũng Nhai (thuộc xã Ngọc Phụng,
huyện Thường Xuân) làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em quyết tâm đánh
giặc cứu nước.
Làng Lũng Nhai, thuộc hương Lam Sơn xưa, là địa điểm kín đáo, ẩn sâu trong
núi rừng nằm bên hữu ngạn sông Âm và tả ngạn sông Chu, cách Lam Sơn
khoảng 10km về phía tây. Lê Lợi và 18 người yêu nước đã chuẩn bị lễ thề từ
trước.Trong không khí trang nghiêm của hội thề Lũng Nhai, Lê Lợi trịnh trọng
tuyên đọc lời thề:
Bài văn thề như sau (dịch):
“Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm Bính Thân tháng 2, qua ngày sóc,
ngày Kĩ Mão là đến ngày 12 là Kanh Dần.
Phụ đạo lộ Khả Lam nước A Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thuận, Lê Văn
An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Nin, Lê
Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan,
Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo thiên Thượng Đế,
Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở
các xứ nước ta.
Cúi xin chứng dám cho:
Rằng có bạn ở phương xa đến, kết giao vui vẻ, cùng giữ lòng tin. Vì thế
phải có lễ cấu táo.
Nay ở trong nước, tôi là phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến trương chiến, 19
người. Tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ
liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một
họ
[Có kẻ] bằng đảng xâm chiếm nước ta,qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi
cùng Lê lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, giữ dìn đất nước
làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau, không giám
quên lời thề son sắc. Tôi cúi xin trời đất và các vị thần linh chứng giám, ban cho
trăm phúc, đến thân mình, nhà mình, con cháu trong họ hàng đều được yên vui
hưởng lọc trời. Nếu như Lê lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này
khác, cầu ơn hiện tai, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề
ước. Chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh giáng trăm tai ương trị mình
cho đên họ hàng, con cháu đều bị tru diệt chịu hết hình phạt của trời.
Kính xin có lời thề.
Đó là lời thề thiêng liêng của 19 người anh hùng Lam Sơn trước núi
sông,họ nguyện đoàn kết thương yêu như anh em một nhà, trung thành với sự
nghiệp đánh giặc cứu nước.Lời thề lũng nhai là lời thề non nước. 19 người dự lễ
thề là hạt nhân đầu tiên của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn.
Trải qua một thời gian chuẩn bị, núi rừng Lam Sơn đã trở thành một căn cứ
khởi nghĩa và đến cuối năm 1417, lực lượng nghĩa quân đã có đến vài nghìn
16
người. Sự đóng góp của nhân dân vùng Lam Sơn và các thôn làng huyện Lương
Giang và huyện cổ lôi rất quan trọng.Đó là cơ sở đầu tiên của phong trào
Trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, Lê Lợi rất chú ý đến lực lượng các
dân tộc thiểu số. Việc xây dựng căn cứ, tổ chức lực lượng vũ trang trong thời
gian đầu đã nhờ vào sự đóng góp tích cực của đồng bào các dân tộc Mường,
Thái. Có thể nói từ những năm chuẩn bị đến 1424, gần chục năm trời nghĩa quan
Lam Sơn hoạt động căn bản là dựa vào sự ủng hộ của các dân tộc thiểu số vùng
rừng núi Thanh Hóa.
Trong những năm tháng chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt nhiều nơi trong
Thanh Hóa và khắp đất nước tìm về Lam Sơn tụ nghĩa. Huyện Nông Cống
(Thanh Hóa) có Trịnh Đồ, Đỗ Bí, Hà Mộng, Lê Khương, Hà Đệ. Huyện Quảng
Xương có Lê Đông Triều, huyện Vĩnh Ninh có Trịnh Khả.
Ngoài Thanh Hóa, nhiều người con yêu nước của Tổ quốc từ nhiều phương
trời cũng lần lượt tìm về Lam Sơn theo Lê Lợi. Từ Bắc vào có Trịnh Lỗi ở Sơn
Dược (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), Bùi Quốc Hưng ở tỉnh Hà Tây, Trần
Trại ở Hà Nội, Trần Sơn Đông ở Vĩnh Phúc. Từ nam ra có Nguyễn Xí ở Nghệ
An, Nguyễn Danh Cá ở Tuy Lộc (Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)…
Trên đây là những người anh hùng của đất Lam Sơn có nhiều cống hiến to
lớn vào việc tổ chức việc khởi nghĩa, mà sử sách còn ghi rõ tên tuổi. Ngoài ra
còn biết bao nhiêu người anh hùng không lưu tên tuổi khác đã sớm gia nhập vào
hàng ngũ nghĩa binh Lam Sơn, hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải
phóng đất nước. Đó là những người nông dân, những người lao động bình
thường ở vùng Lam Sơn và từ nhiều nơi khác đến, bao gồm người miền xuôi,
người miền ngược, người Việt và người các dân tộc thiểu số khác. Tất cả những
con người đó, từ Lê Lợi đến Nguyễn Trãi, nghĩa binh, đều có thể khác nhau rất
xa về thành phần giai cấp, về cuộc sống và tâm tư, nhưng từ bốn phương về tụ
nghĩa ở Lam Sơn vì cùng chung một nhiệt tình yêu nước, một mối thù không đội
trời chung với quân thù và một ý chí đấu tranh ngoan cường. Chính những con
người đó đã nhen lên một đốm lửa mới ở rừng núi Lam Sơn để rồi đây sẽ tỏa ra
thành cả một đám cháy rừng mà không một bạo lực phản động nào có thể dập tắt
được.
Rừng núi Lam Sơn bề ngoài vẫn bình thản. Nhưng quân thù làm sao có thể
hiểu được dưới những rừng cây, bên những sườn núi bề ngoài bình thản ấy, biết
bao nhiêu khối óc ngày đêm đang mưu tính đại sự, bao nhiêu con tim đang rực
cháy lửa căm thù, biết bao nhiêu cánh tay đang rèn vũ khí diệt thù không biết
mệt mỏi.
1.3.3. Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trong những năm 1416 - 1417, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được chuẩn bị
rất khẩn trương. Từ sau hội thề Lũng Nhai năm 1416, Lê Lợi cùng với những
người cộng sự đầu tiên đã dốc toàn lực vào việc chiêu mộ nghĩa quân và nghiên
cứu kế hoạch đấu tranh với quân thù. Cũng từ đó, biết bao nhiêu anh hùng hào
kiệt và những người dân yêu nước ở các nơi đã lần lượt tìm đến Lam Sơn. Công
việc chuẩn bị tất nhiên tiến hành một cách bí mật, nhưng đến một chừng mực
nào đó cũng khó thoát khỏi sự dòm ngó của kẻ thù.
17
Từ lâu, biết Lê Lợi là một người có danh tiếng và uy tín rộng rãi, bọn
tướng Minh như Trương Phụ, Trần Trí, Mã Kỳ… đã chú ý theo dõi và tìm cách
mua chuộc. Do đó có khi Lê Lợi phải đút lót của cải và bề ngoài tỏ vẻ “quy
phụ” để có điều kiện chuẩn bị lực lượng và chờ đợi thời cơ. Cuối năm 1417, tên
Việt gian Lương Nhữ Hốt, người xã Trảo Vịnh huyện Cổ Đằng trước làm tri phủ
Thanh Hóa sau thăng chức hữu tham chính, đã mật báo với quân Minh tình hình
chuẩn bị của nghĩa quân Lam Sơn. Hắn nói rằng:“chúa Lam Sơn chiêu vong nạp
bạn, đãi ngộ quân lính rất hậu, chí nó không phải nhỏ! Nếu giao long được gặp
mây mưa thì tất không phải là vật trong ao đâu! Nên sớm trừ đi, chớ để lo về
sau”. Từ đó quân Minh ráo riết dò la để đàn áp hòng dập tắt cuộc khởi nghĩa từ
trong trứng nước. Nhận thấy rõ âm mưu của địch và về phía nghĩa quân, điều
kiện khởi nghĩa cũng đã chín muồi, Lê Lợi liền hội họp bộ tham mưu quyết định
khởi nghĩa. Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (tức ngày 7 - 2 - 1418) trong không
khí ngày tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân
dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê Lợi tự xưng là Bình Định vương, truyền hịch
đi các nơi kêu gọi nhân dân cùng nổi dậy giết giặc cứu nước. Cờ nghĩa Lam Sơn
từ đó được giương cao tiêu biểu cho ngọn cờ cứu nước và chính nghĩa, ngọn cờ
đoàn kết đấu tranh ngoan cường và tất thắng của nhân dân ta.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ thực sự mở đầu một thời kì mới trong lịch
sử của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào đầu thế kỉ XV.
Đây là một cuộc khởi nghĩa được tổ chức và tiến hành dưới sự lãnh đạo của
tầng lớp địa chủ, mà người đại biểu là Lê Lợi. Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, tầng
lớp địa chủ ấy tiêu biểu cho sự tiến bộ của giai cấp phong kiến trong thời kì chế
độ phong kiến đang phát triển và là tầng lớp có khả năng tập hợp mọi lực lượng
yêu nước của nhân dân để hoàn thành sứ mạng giải phóng dân tộc.
Dân tộc ta vốn hình thành sớm và đến đầu thế kỉ XV đã là một dân tộc
trưởng thành, có ý thức sâu sắc về sự tồn tại độc lập của mình: “Cõi bờ sông núi
đã riêng, phong tục Bắc - Nam cũng khác” (Bình Ngô đại cáo). Khởi nghĩa Lam
Sơn ngay trong quá trình chuẩn bị và những ngày đầu khởi sự, đã giương cao
ngọn cờ dân tộc. Căn cứ Lam Sơn đã sớm trở thành một trung tâm quy tụ lực
lượng yêu nước không phải chỉ giới hạn trong phạm vi Thanh Hóa mà trong cả
nước. Bộ tham mưu của nghĩa quân mà hạt nhân đầu tiên là 19 anh hùng của hội
thề Lũng Nhai đã là một hình ảnh thu nhỏ của khối đoàn kết dân tộc. Chủ nghĩa
yêu nước, khí phách anh hùng và tinh thần đoàn kết vì đại nghĩa là cội nguồn
sức mạnh tinh thần và vật chất sâu xa nhất của khởi nghĩa Lam Sơn.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với tinh thần chiến đấu dẻo dai, dũng cảm của
nghĩa quân càng có tác dụng kích động mạnh thêm tinh thần quật khởi của nhân
dân. Từ năm 1418, bên cạnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở vùng thượng du Thanh
Hóa, nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ khác cùng bùng cháy ở nhiều nơi. Vào
khoảng năm 1419 - 1420, phong trào đấu tranh đã lan rộng khắp nơi với một khí
thế mãnh liệt. Tiêu biểu cho trận đánh đầu tiên của nghĩa quân với tấm gương Lê
Lai. Tiếp đến là các cuộc nổi dậy của Phan Liêu và Lộ Văn Luật, cuộc khởi
nghĩa Phạm Ngọc, Lê Ngã.
Những cuộc đấu tranh đó đã gây cho quân Minh khá nhiều khó khăn và tổn
thất. Chính sử của nhà Minh như Minh sử cũng phải thừa nhận rằng: “Lý Bân
18
phải đánh đông dẹp bắc, không một ngày nào nghỉ ngơi”. Triều đình nhà Minh
phải điều thêm quân lính từ Vân Nam, Tứ Xuyên sang tăng viện. Nhưng cho đến
cuối năm 1420, tình hình cũng không sáng sủa hơn đối với quân Minh.
Phong trào đấu tranh mới này được mở đầu với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
chứng tỏ rằng thời gian tạm thời ổn định của chính quyền đô hộ đã chấm dứt và
cuộc cách mạng giải phóng đất nước đã bắt đầu bước vào một cao trào mới. Trừ
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, những cuộc khởi nghĩa khác cuối cùng đều bị thất
bại, nhưng phong trào vẫn tiếp diễn với những cuộc khởi nghĩa mới và ngọn lửa
đấu tranh đã bùng lên mạnh mẽ đó không một bạo lực nào có thể dập tắt được.
Ánh sáng của ngọn lửa Lam Sơn đã tỏa ra khá rộng rãi, trở thành trung tâm tập
hợp và lãnh đạo toàn bộ phong trào đấu tranh chung trong cả nước.
1.3.4. Nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động.
Trong khi đóng quân ở Mường Thôi, nhân khi quân Minh còn phải phân
tán lực lượng đối phó với các cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi, Lê Lợi tranh thủ thời
gian chỉnh đốn và xây dựng lực lượng. Sự giúp đỡ của Ai Lao trong lúc này
cũng có tác dụng tăng cường thêm lực lượng của nghĩa binh.
Tháng 9 năm 1419, nghĩa quân Lam Sơn bắt đầu tiến xuống hoạt động ở
miền Lỗi Giang. Khi quân Minh do đô chỉ huy Hoàng Thành tiến lên đàn áp, nghĩa
quân lại rút lui. Minh sử chép rằng: “Mỗi khi quan quân đánh đến thì Lê Lợi lại lẩn
trốn đi nơi khác”.
Như vậy là ở căn cứ Mường Thôi ở phía tây bắc Thanh Hóa, nghĩa quân Lam
Sơn vẫn theo lưu vực sông Mã tỏa xuống hoạt động. Tháng 2 năm 1420, nghĩa
quân lại có mặt ở miền Lỗi Giang và đã xung đột với quân Minh do Từ Nguyện
chỉ huy. Trong khoảng cuối năm 1419 đầu năm 1420, khu vực hoạt động của
nghĩa quân là miền tây bắc Thanh Hóa thuộc lưu vực sông Mã.
Tháng 11 năm 1420, một đạo quân Minh tiến công lên căn cứ của nghĩa
quân. Lê Lợi dò biết đường hành quân của địch nên đã dẫn nghĩa quân đi xa căn
cứ, bố trí mai phục sẵn ở bến Bổng để chờ. Quả nhiên quân địch kéo đến lọt vào
giữa trận địa phục kích. Bị nghĩa quân bất ngờ xông ra từ các phía chặn đánh,
quân Minh tan vỡ và bị tổn thất nặng. Nghĩa quân bắt được hơn 100 con ngựa và
thu được nhiều vũ khí. Trong trận đánh nghĩa quân của ta cũng bị thiệt hại khá
nhiều. Lê Lợi rút quân về Mường Nanh rồi rút về căn cứ Mường Thôi.
Ngay sau đó, quân Minh điều động một lực lượng quân lớn trên 10 vạn quân
tiến lên càn quét vùng căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi biết tin đã phái các tướng
Lê Triện, Lê Lý, Phạm Vấn đem một số quân đi mai phục sẵn ở xứ Bồ Mộng
trên đường tiến quân của địch. Chờ khi quân Minh kéo đến, nghĩa quân xông ra
đánh, tiêu diệt hằng trăm quân địch rồi rút lui. Bộ tham mưu nghĩa quân đã huy
động lực lượng chọn địa hình hiểm yếu mai phục ở Thi Lang. Quả nhiên quân
địch cậy thế mạnh dù bị tổn thất nhiều ít ở Bồ Mộng vẫn ồ ạt tiến lên. Quân địch
lọt vào trận địa mai phục và bị nghĩa quân đánh bại, tiêu diệt hơn 1000 tên.
Trận mai phục ở Thi Lang là một chiến thắng lớn của nghĩa quân Lam Sơn,
đánh dấu một bước phát triển của lực lượng nghĩa quân. Tháng 12 năm 1420, Lê
Lợi lại tiến xuống hoạt động ở miền Lỗi Giang. Trước sự phát triển mạnh mẽ và
hoạt động ráo riết của nghĩa quân, quân Minh phải lui về cố thủ các đồn và bảo
vệ cho thành Tây Đô.
19
Cuối năm 1420, sau nhiều lần khiêu khích, quấy rối làm cho quân địch mệt
mỏi, Lê Lợi phái các tướng Lê Sát, Lê Hào tập kích trại Quan Du. Đây là trận
tập kích tương đối lớn của nghĩa quân Lam Sơn vào một đồn lũy tập trung khá
đông của quân địch. Trong trận này, nghĩa quân đã toàn thắng, giết được trên
1000 tên địch và thu được rất nhiều quan quân khí giới. Những chiến thắng liên
tiếp ở Bồ Mộng, Thi Lang và nhất là Quan Du làm cho thân thế của nghĩa quân
vang dậy và kích động mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân các nơi.
Ở vùng Thanh Hóa, quân Minh bị tổn thất khá nặng và tinh thần ngày càng sa
sút, bạc nhược. Chúng phải rút lui về thành Tây Đô chờ viện binh. Nhân đó
nghĩa quân mở rộng hoạt động ra khắp vùng tây bắc Thanh Hóa.
Khoảng cuối năm 1420 đầu năm 1421, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đa có
những bước phát triển mạnh mẽ và giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Lực
lượng của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh và có uy tín, ảnh hưởng của nghĩa
quân ngày càng lan rộng. Phạm vi hoạt động của nghĩa quân lúc này hầu như đã
mở rộng khắp vùng thượng du Thanh Hóa. Sự phát triển của nghĩa quân Lam
Sơn đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với chính quyền đô hộ của
nhà Minh.
1.3.5. Mở đường tiến quân vào Nghệ An - Giải phóng Tân Bình, Thuận
Hóa.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, một
giai đoạn đấu tranh quyết liệt nhằm xây dựng một căn cứ địa vững chắc làm cơ
sở đưa cuộc chiến tranh giải phóng đến toàn thắng.
Lê Lợi liền họp bộ tham mưu để bàn kế tiến thủ. Trong buổi họp trọng yếu
đó vấn đề Lê Lợi đặt ra là: “Chúng ta sẽ đi về đâu để lo việc nước?”, tức là xác
định phương hướng chiến lược cho cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn mới.
Trong buổi họp, tướng Nguyễn Chích đã đề ra một kế hoạch nổi tiếng có
tầm quan trọng đến toàn bộ quá trình phát triển và thắng lợi của nghĩa quân Lam
Sơn. Ông nói: “Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông. Tôi đã từng qua
lại Nghệ An nên rất thông thuộc đường đất. Nay ta trước hãy đánh lấy Trà Long
chiếm giữu cho được Nghệ An để làm chỗ đất đứng chân, rồi dựa vào nhân lực
tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên
hạ.”.
Câu nói ngắn gọn của Nguyễn Chích chứa đựng cả một kế hoạch chuyển
hướng chiến lược quan trọng của cuộc khởi nghĩa. Ông muốn nghĩa quân tạm
dời căn cứ chật hẹp của miền núi rừng Thanh Hóa để tiến vào chiếm lấy Nghệ
An, để xây dựng căn cứ địa mới làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đuổi giặc
cứu nước. Kế hoạch sáng suốt của ông đã được Lê Lợi và bộ tham mưu chấp
nhận như phương hướng chiến lược mới của cuộc khởi nghĩa.
Lòng yêu nước thương dân, trí thông minh và thực tiễn của cuộc chiến đấu
đã tôi luyện Nguyễn Chích thành một tướng soái tài ba dũng cảm của nghĩa
quân, một nhà quân sự xuất sắc thời bấy giờ.
Vốn hoạt động khắp vùng nam và tây Thanh Hóa, lại nhiều lần qua lại vùng
Nghệ An nên Nguyễn Chích rất am hiểu địa thế và tình hình miền Thanh, Nghệ.
So với Thanh Hóa, vùng Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng
thành một căn cứ địa vững chắc cho cuộc khởi nghĩa. Chiếm được Nghệ An,
20
nghĩa quân sẽ chiếm được một khu vực “đất rộng, người đông”, có thể cung cấp
một nguồn nhân, vật lực rất phong phú cho cuộc khởi nghĩa. Sau khi đã chuẩn bị
chu đáo, Lê Lợi quyết định mở cuộc hành quân chiến lược vào xây dựng căn cứ
địa mới ở Nghệ An theo kế hoạch của Nguyễn Chích.
Ngày 12 tháng 10 năm 1424, nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng
(thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) để mở đường tiến công vào Nghệ An.
Đồn Đa Căng có lẽ là một đồn do quân Minh mới lập ra để khống chế nghĩa
quân ở Lam Sơn trong thời gian đình chiến. Đồn này do thổ quan là tham chính
Lương Nhữ Hốt trấn giữ. Nghĩa quân tiến công bất ngờ và quyết liệt khiến quân
địch không kịp đối phó và bị thất bại nhanh chóng. Lương Nhữ Hốt bỏ chạy
thoát thân, hơn 1000 quân địch bị tiêu diệt. Nghĩa quân phá tan đồn trại của địch
và thu được rất nhiều quân lương, khí giới. Quân Minh do đô chỉ huy Hoa Anh
chỉ huy đến cứu viện cũng bị nghĩa quân đánh lui phải rút chạy về thành Tây
Đô. Trận Đa Căng là một trận tập kích lớn của nghĩa quân Lam Sơn. Sau trận
Đa Căng, nghĩa quân theo đường núi tiến vào Nghệ An với mục tiêu trước hết là
chiếm thành Trà Long. Quân Minh biết tin Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An nên
một mặt chúng huy động quân ở Tây Đô đuổi theo phía sau, mặt khác chúng ra
lệnh cho quân lính ở thành Trà Long chặn đánh phía trước. Lê Lợi lợi dụng địa
hình hiểm trở ở miền núi rừng Bồ Lạp bố trí quân và voi mai phục sẵn trong
rừng rồi tìm cách dử địch đến. Quân địch từ hai phía kéo đến lọt vào trận địa
mai phục. Nghĩa quân nhất tề xông ra đánh rất hăng. Quân ta đại thắng, giết
được một tướng của quân giặc đó là đô ty Trần Trung và trên 2000 quân, thu
được hơn 1000 con ngựa. Quân địch bị thiệt hại phải rút chạy.
Tiến đến gần thành Trà Long, nghĩa quân lại gặp cánh quân của Sư Hựu. Sư
Hựu lập doanh trại ở Trang Trịnh Sơn để ngăn chặn nghĩa quân, bảo vệ cho thành
Trà Long.
Nghĩa quân tiến công mạnh vào trại giặc, đánh tan cánh quân ngăn chặn
của Sư Hựu. Sau trận Bồ Lạp và Trịnh Sơn, âm mưu truy đuổi và ngăn chặn của
quân Minh hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân đã mở đường thắng lợi tiến vào hạ
thành Trà Long. Nghĩa quân Lam Sơn đã giành nhiều thắng lợi to lớn: Hạ thành
Trà Long, chiến thắng Khả Lưu - Bồ Ải, vây hãm thành Nghệ An, tiến ra Bắc
giải phóng Diễn Châu Thanh Hóa và với thắng lợi đỉnh cao tiến vào Nam giải
phóng Tân Bình Thuận Hóa.
Lực lượng quân Minh ở vùng Tân Bình (Quảng Bình và bắc Quảng Trị),
Thuận Hóa (nam Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) trước đây vốn đã yếu. Quân
địch mới thực sự chiếm được vùng này và thiết lập chính quyền đô hộ ở đó từ
năm 1414 sau khi Trương Phụ đánh bại được cuộc khởi nghĩa của Trần Quý
Khoáng. Chính quyền của địch ở vùng này rất yếu và quân số đóng giữ ở các
thành cũng không nhiều lắm. Nhận thấy rõ tình thế của địch, bộ tham mưu nghĩa
quân quyết định phái quân vào giải phóng gấp vùng Tân Bình, Thuận Hóa. Lê
Lợi đã nói rõ nhận định và chủ trương của bộ tham mưu như sau: “Các bậc
tướng giỏi đời xưa bỏ chỗ vững, đánh chỗ hở; lánh chỗ thực, đánh chỗ trống;
như thế chỉ dùng sức một nữa mà thành công gấp bội”. Đánh vào Tân Bình,
Thuận Hóa lúc bấy giờ đúng là đánh vào chỗ hở và chỗ trống nhất của địch.
21
Tháng 8 năm 1425, Lê Lợi phái các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Nỗ, Lê Đa
Bồ đem hơn 1000 quân và 1 con voi, theo đường núi tiến vào giải phóng Tân
Bình, Thuận Hóa. Trần Nguyên Hãn giao cho tướng Lê Nỗ chỉ huy quân mai
phục, còn tự mình đem một số quân ra giao chiến với địch rồi giả thua để nhử
địch vào tròng. Quân Minh tuy đông nhưng bị phục kích bất ngờ ở một địa hình
hiểm yếu nên bị tan vỡ và bị tổn thất nặng. Theo Lam Sơn thực lục thì trong trận
này, hơn 1000 quân địch bị giết và bị chết đuối.
Cùng với đội quân bộ của Trần Nguyên Hãn, Lê Lợi còn phái các tướng Lê
Ngân, Lê Văn An, Phạm Bôi chỉ huy một đội quân thủy gồm hơn 70 chiến
thuyền từ Nghệ An vượt biển vào tiếp ứng. Hai đội quân thủy bộ liền phối hợp
với nhau tiến đánh thành Tân Bình, Thuận Hóa. Quân địch khiếp sợ phải lui vào
thành cố thủ. Chỉ trong một thời gian rất ngắn toàn bộ đất Tân Bình, Thuận Hóa
đều được giải phóng.
Tân Bình, Thuận Hóa được giải phóng làm cho căn cứ của cuộc khởi nghĩa
mở rộng và lực lượng nghĩa quân trưởng thành lên một bước mới.
1.3.6. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động.
Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động là một chiến thắng oanh liệt của quân
dân ta trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XV.
Thời cơ tiêu diệt địch đã đến.
Theo hiệu lệnh đã quy định trước, quân mai phục của ta tại trận địa Tốt
Động nhất tề nổi dậy với khí thế vô cùng mãnh liệt.
Một khối quân địch khổng lồ đang dồn lên phía trước, cố vượt qua cánh
đồng Tốt Động lầy lội để nhanh chóng tiến về Cao Bộ cho kịp phối hợp với
cánh kì binh. Vương Thông cùng với các tướng soái và quân Minh đang tập
trung tất cả sự chú ý về phía mục tiêu công kích vừa phát ra tín hiệu. Bỗng nhiên
từ sau các lũy tre của xóm làng, từ bờ sông Yên Duyệt phía trước, từ trong các
đám cỏ lác, lau lách, từ bờ đầm Rót phía tây, quân dân ta bất ngờ lao ra chặn đầu
và đánh ngang sườn đội hình quân địch từ phía tây. Quân ta băm nát quân địch
thành từng mảng để tiêu diệt và dồn ép chúng về phía đông cánh đồng Tốt
Động. Hàng ngũ quân địch hoàn toàn bị rối loạn và tinh thần quân lính hết sức
kinh khủng, khiếp sợ.
Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ giờ tỵ đến giờ mùi, tức khoảng từ 10 - 11
giờ đến 14 - 15 giờ chiến đấu cực kì dũng cảm và mưu trí, quân ta đã chặn đứng
và đập nát bộ phận tiền quân của địch. Hàng vạn quân địch boe xác trên chiến
trường Tốt Động. Vương Thông và bọn sống sót tìm đường trốn chạy về Ninh
Kiều. Trong khi tiền quân bị giáng đòn sấm sét bất ngờ ở Tốt Động thì bộ phận
trung quân và hậu quân của địch cũng bị ùn lại trên khoảng đường từ Chúc
Động đến Tốt Động. Đúng vào lúc đó quân mai phục của ta ở trận địa Chúc
Động lại vùng lên, bồi tiếp những đòn quyết liệt vào cánh kì binh và hậu quân
của cánh chinh binh cùng với bọn lính địch thoát chết ở Tốt Động, đang tháo
chạy hỗn loạn với tinh thần hoang mang khiếp sợ. Một trận quyết chiến thứ hai
lại diễn ra ác liệt trên vùng Chúc Động, Ninh Kiều. Kết quả của trận Chúc Động
cũng rất to lớn. Hàng vạn quân địch bị giết chết và bị bắt làm tù binh. Số quân
địch liều lĩnh vượt qua Ninh Giang bị chết đuối rất nhiều, đến nỗi “nước Ninh
Kiều vì thế không chảy được” và “làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang”. Quân
22
ta thừa thắng “đuổi kẻ chạy, rượt kẻ thua, hoặc giết chết, hoặc bắt sống”. Bọn tàn
quân địch khó khăn lắm mới thoát chết chạy về Đông Quan được một số. Kể cả hai
trận Tốt Động - Chúc Động, quân dân ta đã tiêu diệt trên 6 vạn quân địch, trong đó
trên 5 vạn bị giết chết, trên 1 vạn bị bắt sống. Nguyễn Trãi - người anh hùng dân
tộc cùng với Lê Lợi tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến tranh yêu nước lúc đó đã nêu
cao thắng lợi của trận Tốt Động - Chúc Động. Trong Bình Ngô đại cáo và bài phú
Núi Chí Linh Nguyễn Trãi viết:
Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm,
Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu
Tâm phú giặc, Trần Hiệp phải bêu đầu,
Sâu mọt dân, Lý Lượng cũng bỏ mạng.
Vương Thông gỡ rối mà lửa lại càng bừng,
Mã Anh cứu nguy mà giận càng thêm dữ.
Và đây là trận Tốt Động trong bài phú Núi Chí Linh:
Trận Ninh Kiều như ổ kiến làm đê vỡ,
Trận Tốt Động như gió mạnh gãy cành cây.
Trần Hiệp, Lý Lượng như dưới hố cọp sa,
Vương Thông, Mã Kỳ như nước sôi cá nhảy.
Trận Tốt Động - Chúc Động là trận đánh quyết định kết thúc thắng lợi toàn bộ
chiến dịch phá cuộc phản công ồ ạt của Vương Thông. Đó là chiến thắng lớn
nhất của nghĩa quân Lam Sơn từ khi khởi nghĩa cho đến cuối năm 1426 và là
chiến thắng lớn thứ 2 trong toàn bộ quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa, sau
chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang cuối năm 1427 sau này.
Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động nói riêng và toàn bộ chiến dịch nói
chung đã đập tan kế hoạch tiến công của Vương Thông và làm phá sản hoàn
toàn âm mưu giành lại thế chủ động chiến lược của địch. Tiêu diệt rất nhiều sinh
lực địch, đánh tan đạo viện binh của nhà Minh phái sang. Chiến thắng Tốt Động
- Chúc động thật là oanh liệt và có ý nghĩa to lớn.
1.3.7. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang lịch sử và thắng lợi vẻ vang của
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Chi Lăng là ải hiểm trở nhất trên đường từ Pha Lũy sang Đông Quan; cách
Pha Lũy khoảng 60km, cách Đông Quan khoảng hơn 100km. Ải Chi Lăng ngày
nay thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, bắc giáp xã Quang
Lang, đông giáp xã Sơn Hậu, tây giáp xã Y Tịch, nam giáp xã Hòa Lạc.
Ải Chi Lăng là một thung lũng nhỏ, hình bầu dục, hai đầu nam bắc thu
hẹp, gần như khép kín. Chiều dài ải Chi Lăng khoảng 4km, chỗ rộng hơn 1km.
Phía tây là dãy núi đá lởm chởm, vách núi dựng đứng. Phía đông là núi đá Quỷ
Môn, núi đá Phượng Hoàng liền với dãy núi đất thuộc hệ núi Thái Hòa và Chi
Lăng,…
Núi rừng Chi Lăng đã chứng kiến nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc
ta. Tháng 4 năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy, kéo sang xâm lược
bị Lê Hoàn phá tan ở đây.
Cuối năm 1076, đạo quân người Tày do phò mã Thân Cảnh Phúc chỉ huy,
trấn giữ cửa ải này đã buộc quân Tống phải vòng về phía tây tiến xuống.
23