Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Tiểu luận tôn giáo đại cương: Thân khẩu ý trong Phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 30 trang )

Sinh viên thực hiện:
Đào Thị Lê Mai
Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Thắm
Nông Thị Nhung
Lưu Thị Nhã Hường Hà Thị Yến
Đặng Thị Hồng
Nguyễn Thị Mai
Ngô Thị Ly
Hà Thị Thơ
Hoàng Thị Chi
Nghiêm Thị Nhung
Hoàng Thị Bích Phương


A. MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, phật giáo hướng con người ta đến với
cái thiện, cái tốt đẹp, cái hay. Trong phật giáo có rất nhiều
những giáo lý. Một trong số đó là “ Tam nghiệp”. vậy tam
nghiệp là gì? Nội dung của tam nghiệp ra sao? chúng ta
cùng đi tìm hiểu.


Tam: Ba, số 3, thứ ba.
Nghiệp: con đường đi từ Nhân tới Quả. Nếu kiếp trước mình làm
điều lành thì tạo được nghiệp lành. Cái nghiệp lành nầy nó theo ủng
hộ mình trong kiếp nầy, làm cho mình được may mắn, hạnh phúc.
• Tam nghiệp là ba cái nghiệp do Thân, Khẩu, Ý tạo ra.
• Tam nghiệp gồm: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp.

Hình: Có vô số đức phật dùng Thân-khẩu-ý







B. NỘI DUNG
I. THÂN NGHIỆP

-Thân nghiệp là cái nghiệp do thân thể , tay chân tạo ra.
- Ba giới cấm đầu (trộm cắp, sát sinh, tà dâm) trong Ngũ Giới
Cấm là nguyên nhân gây ra thân bất thiện nghiệp.
1.TRỘM CẮP
• là một giới răn trong ngũ giới của Đạo phật. Đây là một giới
dễ phạm nhất của con người.
-Có thể: Trộm lấy, hăm dọa để đạt lấy,
lừa dối mà lấy…


• Tất cả tài vật, bất luận quý tiện, trọng khinh, dù nhiều, ít,
tốt, xấu cho đến những vật nhỏ như một cây kim, một ngọn
cỏ đều không được “ không cho mà lấy” nếu trộm tức là
phạm giới trộm cắp.
• Theo luật nhân quả: Đời trẻ thường hay trộm cắp thì kiếp
này bị nghèo khổ hoặc bị trộm cướp.


2.SÁT SINH
• Theo từ điển tiếng việt, sát sinh nghĩa là giết hại sinh vật.
Điều này cho thấy rằng dù là giết hại động vật như gà, vịt,
heo,… hay giết hại các loài thực vật, cây cỏ đề quy về tội

sát sinh cả.
• Sát sinh là điều kiêng kị của mỗi
con người.Vì thế cửa nhà phật
thường cấm sát sinh.
Hình: “lò sát sinh”


• Từ trước đến nay, loài người đã giết hại rất
nhiều sinh vật bằng những phương tiện như
câu: lưới bắt cá, làm bẫy, cung tên, súng đạn,
… và dùng đủ thứ mưu mẹo giết hại lẫn
nhau.



3. TÀ DÂM
• Tà dâm là ác thứ 3 trong thân nghiệp, là 1 ác trong 10 ác.
• + Tà: Vay, gian dối, không ngay thẳng
• + Dâm: việc giao cấu giữa đàn ông, đàn bà hoặc những việc
thỏa dâm dục.
Tà dâm: là quan hệ tình dục ngoài hôn nhân bất chính, ham
muốn vợ, chồng của người khác, hay quan hệ tình dục với
nhiều người, ham mê sắc dục.


• Dâm dục là bản tính tự nhiên của con người, khi
dâm dục mất tự nhiên thì trở thành quá trớn, tà
dâm hành động vô đạo đức, xấu xa, ác hại làm cho
cá nhân mất uy tín, mất lòng tự trọng.
Hình: tội tạo tác tà dâm



• Tóm lai: Tà dâm sẽ đưa ta vào vòng tội lỗi
với bản thân mình, thiếu đức hiếu sinh, tội lỗi
với gia đình, tình nghĩa vợ chồng, thiếu đức
chung thủy vợ chồng, thiếu tình yêu thương
đùm bọc nuôi dưỡng dạy bảo con cái.


II.KHẨU NGHIỆP
-Khẩu nghiệp là những cái nghiệp do miệng thốt ra lời
nói lành hay dữ.
-Lời nói tạo thành khẩu bất thiện nghiệp trong 4 trường
hợp: Nói dối, nói ác, lưỡi đôi chiều, nói lời đâm thọc.
1. NÓI DỐI
• Nói dối (hay còn gọi là nói khống) là những lời nói
không đúng sự thật, không chân thành, không thật
tâm.


• Một trong những giáo lý cơ bản của phật giáo đó là gieo
nhân nào thì gặp quả nấy, nên những người nói dối thường
sợ hãi về luật nhân quả
• Vì vậy: Phật giáo chính là thước đo điều chỉnh hành vi của
con người, nói dối là 1 trong những hành vi sai trái, lệch
chuẩn, không được phật giáo đồng tình. Những người nói
dối tìm đến phật giáo để tâm của họ có một chút gì đó là yên
tâm hơn, được tha thứ cho những lời nói mình đã gây ra.



2. NÓI ÁC
• Nói ác là nói những lời hung dữ, ác độc, thô tục làm
cho người nghe khó chịu, hay mắng nhiếc làm cho
người nghe hổ thẹn, tủi đau…

Hình: nói ác sẽ bị nói lại.


• Người không nói hung ác, chẳng hề bới móc việc không
hay của ai, mà trái lại, ưa bày những điều tốt đẹp của kẻ
khác. Lời lẽ của họ thốt ra dịu dàng thanh nhã, hiền hậu,
toàn là lời đạo đức từ bi, lợi lọc cho tất cả chúng sinh, ai
nghe cũng hân hoan, kính trọng.
• Theo kinh thập thiện nghiệp đạo, người không nói lời hung
ác mà lại nói lời ôn hòa, được những công đức sau:
+ Nói lời nào khôn khéo đúng lý là lời ích
+ Nói điều gì ai cũng nghe theo là tin cậy
+ Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích mà còn được yêu mến.


⇒Tu khẩu thiện nghiệp trong đời hiện tại, thân tam ta
được cải thiện đẹp để hoàn cảnh ta sống được sáng
sủa, tươi vui và tương lai ta tránh khỏi được tọa lạc
trốn tam đồ, lại được hỷ phước bảo cõi nhân thiên và
niết bàn.

Hình: Làm ác sẽ bị ác đọa đầy.


3.LƯỠI ĐÔI CHIỀU

TheoPhật học phổ thông
• Nói lưỡi hai chiều, hay nôm na hơn là nói “ đòn xóc nhọn
hai đầu”, nghĩa là đến chỗ này thì nói hùa với bên này để
nói xấu bên kia, đến bên kia thì nói hùa bên ấy để nói xấu
bên này làm cho bạn bè thân nhau trở lại chống nhau, kẻ ân,
người nghĩa oán thù nhau.


-Theo Kinh thập thiện nghiệp người không nói hai
lưỡi hai chiều có bốn lợi ích sau đây:
• Bà con dòng họ luôn luôn được sum họp.
• Tình bằng hữu của thiện tri đức được vững bền bất
hoạt.
• Đức tin bất hoại.
• Pháp hạnh bất hoại.
Hình: Không nói dối,không nói lời thêu dệt.


4. NÓI LỜI ĐÂM THỌC
• Nói lời đâm thọc là một nghiệp ác do
miệng gây ra.
• Miệng người như con dao bén 2 lưỡi,
nếu không khéo giữ chỉ một lời nói
cũng có thể giết chết người khác,
nhưng ngược lại cũng có thể hại mất
mạng mình.


• Nói đâm thọc còn có nghĩa là lời nói nhằm bẻ
gãy tình bằng hữu. Thành ngữ mà người thế

gian thường dùng là “đâm bị thóc chọc bị
gạo”.


• Động cơ thúc đẩy đưa đến lời
nói đâm thọc thường là tâm bất
mãn, ghanh tị thấy ai thành công
hay thấy người có giới đức được
tôn trọng thì sinh tâm muốn hại
uy tín hoặc làm giảm suy giá trị.


III. Ý NGHIỆP
-Ý nghiệp là cái ác của tư tưởng, ý nghĩ tạo ra.
-Tham, sân, si là 3 nguyên nhân chính gây ra ý nghiệp.
1.THAM ( THAM LAM )
• Là tham vô độ mọi thứ như tiền tài, của cải, vật chất mà
không biết điểm dừng.


-Khi con người đã nảy sinh lòng tham nghĩa là đã dần xuất
hiện cái tâm u tối. Nó hiện hữu thì ắt có những suy nghĩ,
hoạt động không đúng đắn, trái với luân thường đạo lý …
Nhằm đạt được mục đích để thỏa mãn lòng tham


2.SÂN (GIẬN DỮ)
• Giận dữ là một trong những tính nết của con người nó được
nảy sinh trong quá trình con người tồn tại và phát triển.
• Giận giữ nó là một căn bệnh rất nguy hiểm, đem lại một hậu

quả mà ta không thể lường trước được. có thể là: giết người,
phóng hỏa, làm rạn nứt tình cảm vợ chồng, làm bao gia đình
tan nát…


Nguyên nhân sinh ra sự giận dữ: Khi họ không
hài lòng về một vấn đề nào đó thì họ có những
biểu hiện như: đi đi lại lại, cau mày, cáu gắt và
có phần hành xử thô lỗ.


×