Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Tìm hiểu cơ sở dữ liệu hướng đối tượng và xây dựng ứng dụng minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 92 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


Đề tài:
TÌM HIỂU CƠ SỞ DỮ LIỆU HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG VÀ
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG MINH HỌA

GVHD: Nguyễn Văn Lễ
Danh sách nhóm:
Bùi Thị Hoài
Tôn Thị Thanh Tuyền

Tp.Hồ Chí Minh, 2015

2001110093
2001110141


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................


....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
GVHD: NGUYỄN VĂN LỄ

Page 2


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.............................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................

....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
GVHD: NGUYỄN VĂN LỄ

Page 3


MỤC LỤC

GVHD: NGUYỄN VĂN LỄ

Page 4


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này chúng em xin chân thành cảm ơn
các giáo viên khoa công nghệ thông tin trường Đại Học Công Nghiệp
Thực Phẩm Tp.HCM đã giảng dạy tất cả kiến thức cho chúng em.
Nhờ những kiến thức đã học đó chúng em mới có thể ứng dụng vào
đồ án này.
Đặc biệt chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn
Lễ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian vừa

qua giúp chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách hoàn
thiện nhất có thể. Người thầy đã theo chân từng bước đi của chúng
em trong suốt bốn năm đại học. Một người thầy mà chúng em đầy
ngưỡng mộ, tận tâm với sinh viên. Đối với chúng em, thầy là một
người đặc biệt, mộc mạc nhất, giản dị nhất. Đó là một phần lý do
chúng em chọn đề tài này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

GVHD: NGUYỄN VĂN LỄ

Page 5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

CSDL

Cơ sở dữ liệu

HĐT

Hướng đối tượng

HQT

Hệ quản trị


ODL

Ngôn ngữ định nghĩa đối tượng

QBE

Query-By-Example

NQ

Native Queries

SQL

Structured Query Language

GVHD: NGUYỄN VĂN LỄ

Page 6


TBC

Trung Bình Cộng


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay việc lưu trữ dữ liệu như thế nào để đảm bảo chương
trình hoạt động ngày càng nhanh, tốc độ xử lý nhanh, cấu trúc lưu
trữ đơn giản đang là một vấn đề mà các lập trình viên luôn hướng

tới. Trong bài báo cáo này với đề tài “Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu
hướng đối tượng và xây dựng ứng dụng minh họa” nhóm
chúng em xin giới thiệu một phương pháp tổ chức dữ liệu mới là cơ
sở dữ liệu hướng đối tượng và cách tạo ra một ứng dụng đơn giản sử
dụng cơ sở dữ liệu hướng đối tượng bằng LinQ trong DB4O.
Đây là một cấu trúc dữ liệu mới đối với chúng em. Nội dung
được chia thành nhiều chương. Mỗi chương dẫn dắt tới chương tiếp
theo. Cụ thể được chia thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về cơ sở dữ liệu hướng đối tượng
Chương 2: Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Chương 3: Xây dựng ứng dụng minh họa


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
1.1.

ĐỊNH NGHĨA
Cơ sở dữ liệu là một hệ thống các thông tin có cấu trúc, được
lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ nhằm thỏa mãn yêu cầu khai thác
thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình
ứng dụng chạy cùng một lúc với những mục đích khác nhau.
Đối tượng: Theo nghĩa thông thường thì đối tượng là người, vật
hay hiện tượng mà con người nhằm vào trong suy nghĩ, trong hành
động, là bất kỳ cái gì nhìn thấy và cầm nắm được. Trong phương
pháp hướng đối tượng thì đối tượng là trừu tượng cái gì đó trong lĩnh
vực vấn đề hay trong cài đặt của nó; phản ảnh khả năng hệ thống
lưu giữ thông tin về nó và tương tác với nó; gói các giá trị thuộc tính
và các dịch vụ (phương thức, phương pháp).
Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: dữ liệu cũng được lưu trữ trong

các bảng dữ liệu nhưng các bảng có bổ sung thêm các tính năng
hướng đối tượng như lưu trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành
vi của đối tượng. Mỗi bảng xem như một lớp dữ liệu, một dòng dữ
liệu trong bảng là một đối tượng.

1.2.

THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
Để xác định rõ việc thực hiện CSDL hướng đối tượng theo các
dạng tiếp cận, trước hết cần xác định cách thức thiết kế một hệ
thống hướng đối tượng. Một CSDL hướng đối tượng gồm các đối
tượng; tất cả các thứ thuộc về lớp. Để xây dựng mô hình khái niệm
cho CSDL hướng đối tượng, người ta cần xác định tập các lớp đối
tượng.
Đối tượng được xác định nhờ các thuộc tính và phương thức.
Chúng ta cũng phải xác định sự tương tác giữa các lớp.

1.2.1. Phân lớp

Quá trình phân lớp liên quan đến việc định tên đối tượng với
các thuộc tính, hành vi tương tự nhau và nhóm các đối tượng vào


cùng một lớp. Theo ví dụ về sơ đồ người, ta xác định sơ đồ với các
thuộc tính tên, ngày tạo, hình vẽ. Các phép toán chung là lưu trữ tìm
kiếm, vẽ.
Tất cả các định nghĩa về giao diện lớp đối tượng cần có phép
toán tạo mới và hủy bỏ đối tượng.
Quá trình phân lớp sẽ tạo ra lớp của các đối tượng có các
thuộc tính, phương thức chung, và một vài đối tượng có thuộc tính

và phương thức riêng. Lúc đó người ta cần đến khái niệm tổng quát
hóa và chuyên biệt hóa.
1.2.2. Tổng quát hóa và đặc biệt hóa

Tổng quát hóa là quá trình xác định lớp đối tượng mang
các thuộc tính tương tự và theo sự tương tự này người ta có thể
trừu tượng hóa để được lớp cao hơn, hay lớp cha. Chẳng hạn ban
đầu người ta xác định lớp hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật,
và hình tròn rồi trừu tượng hóa thành lớp cao hơn về sơ đồ, gồm các
thuộc tính chung của tất cả các sơ đồ.
Định nghĩa 1: Lớp trừu tượng là lớp không có thể hiện trực
tiếp, nhưng các thành phân sau nó có thể thể hiện trực tiếp.
Ví dụ: Lớp trừu tượng là lớp NhanVien.
NhanVien
TenNV : String
TuoiNV : int
GioiTinh : String
ChucVu : String
CongViec()

GiamDoc
Luong : Float

KeToan
Luong : Float

CongViec()
TinhLuongGD()

CongViec()

TinhLuong()

Định nghĩa 2: Lớp cụ thể là lớp có các thành phần được thể
hiện trực tiếp


Ví dụ: lớp cụ thể là lớp GiamDoc


1.2.3.

Gộp
Gộp là quá trình liên kết các lớp đối tượng với nhau để tạo lên

một lớp gộp. Chẳng hạn CSDL ngân hàng gồm khách hàng, tài
khoản, chi nhánh và mối quan hệ giữa chúng. Khi thực hiện CSDL
này theo kĩ thuật quan hệ, người ta tạo các các quan hệ tách biệt đối
với mỗi thực thể và dùng khái niệm khóa ngoài để thể hiện mối quan
hệ 1-n. Người ta cũng dùng quan hệ khác có khóa ngoại để thể hiện
quan hệ m-n giữa khách hàng và tài khoản. Để thiết lập khung nhìn
về tất cả thông tin liên quan đến một tài khoản nào đó, người ta cần
nối 4 bảng cơ sở.
Trong CSDL hướng đối tượng người ta giải quyết vấn đề này
nhờ lớp đối tượng gộp. Lớp đăng ký được tạo, liên kết các đối tượng
kiểu khách hàng, tài khoản, và chi nhánh. Mỗi đối tượng đăng ký sẽ
liên kết một khách hàng với một tài khoản, có thuộc tính đặc biệt
cho biết thời gian thực hiện đăng ký này.
XÂY DỰNG CSDL HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

1.3.


Một số điều liên quan đến lược đồ CSDL hướng đối tượng xuất
hiện khi phân lớp đối tượng, tổng quát hóa, đặc biệt hóa và gộp. Các
vấn đề này xảy ra song song. Người ta không trình bày quá trình
chuyển từ mô hình thực thể E/R sang mô hình hướng đối tượng bởi lẽ
không có điểm tương tự giữa một bên là thực thể và mối quan hệ,
một bên là lớp đối tượng. Hơn nữa, mô hình E/R hầu như hướng dữ
liệu chứ không cho biết về hành vi của thực thể khi dựa vào hạng
của quan hệ mà thực thể tham gia.
Việc chuyển hóa mô hình đối tượng ngữ nghĩa sang CSDL
hướng đối tượng được thực hiện như sau:
-

Đối với mỗi đối tượng ngữ nghĩa, người ta tạo một lớp đối tượng.
Khi có quan hệ cha con giữa hai đối tượng ngữ nghĩa, người ta thực
hiện liên kết thừa kế giữa lớp đối tượng thể hiện kiểu con và lớp đối

-

tượng thể hiện kiểu cha.
Tiến hành gộp và liên kết các đối tượng ngữ nghĩa về kiểu đối tượng
để được các lớp đối tượng gộp.


-

Giữ tính toàn vẹn về hạng giữa các đối tượng ngữ nghĩa, duy trì việc
hợp nhóm của các đối tượng ngữ nghĩa và phân rã kiểu con bằng các
phương thức.
Ví dụ: Ta có đối tượng ngữ nghĩa là NHANVIEN với các đặc

điểm như mã nhân viên, tên nhân viên, địa chỉ, số điện thoại, chức
vụ…

Vòng đời phát triển hướng đối tượng gồm ba pha:
-

Pha phân tích: người ta phát triển mô hình ứng dụng trên thế giới
thực, chỉ ra các thuộc tính quan trọng. Cần xác định các khái niệm
trừu tượng về mô hình xuất phát từ lĩnh vực ứng dụng và các mô tả
về hệ thống. Người ta xác định các hành vi chức năng của hệ thống,
độc lập với môi trường sẽ thực hiện hướng đối tượng.

-

Pha thiết kế: Cho phép xác định cách thức sẽ thực hiện mô hình
phân tích hướng đối tượng.

-

Pha thực hiện: Người ta xác định và khảo sát tất cả các kết quả của
việc thực hiện thiết kế. Tất cả các quyết định thiết kế chiến lược,
như là cách thức tích hợp hệ quản trị CSDL, cách liên lạc giữa các đối
tượng, cách xử lý sai sót… đều được triển khai. Tiếp theo người ta
tích hợp các quyết định này vào mô hình thiết kế ban đầu, rồi hình


thức hóa mô hình thiết kế để các đối tượng có thể tương tác với các
đối tượng khác theo các kịch bản.



1.4.

CSDL HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG VÀ CSDL QUAN HỆ
CSDL quan hệ

Ưu
điểm

Cơ sở dữ liệu hướng đối
tượng

Cho phép xét các liên kết
Giảm sự trùng lặp thông tin
đối tượng dưới dạng các
xuống mức thấp nhất. Do đó
phép lưu trữ với các đối
đảm bảo thông tin có tính
tượng.
nhất quán và toàn vẹn dữ
Các đối tượng được phép
liệu.
dùng chung cho nhiều
Đảm bảo dữ liệu có thể được người sử dụng.
truy xuất theo nhiều cách Khả năng phát triển kho
khác nhau.
tri thức bằng cách thêm
Nhiều người có thể sử dụng
một cơ sở dữ liệu

các đối tượng mới và các

phép xử lý kèm theo.
Phát triển hệ quản trị
CSDL dựa trên việc xử lý
các đối tượng phức tạp,
thiết kế giao diện chương
trình, mô tả đối tượng
động và trừu tượng

Tính chủ quyền của dữ Cấu trúc lưu trữ phúc tạp
liệu.
và có thể sử dụng nhiều
Thể hiện ở phương diện an con trỏ.
Khả năng tối ưu hóa các
toàn dữ liệu.
xử lý bị hạn chế trong
Khả năng biểu diễn mỗi liên nhiều trường hợp.
Nhược hệ ngữ nghĩa của dữ liệu và
điểm
tính chính xác của dữ liệu.
Người khai thác cơ sở dữ liệu
phải cập nhật cho CSDL
những thông tin mới nhất.
Tính bảo mật và quyền khai
thác thông tin của người sử
dụng.
Do ưu điểm CSDL có thể cho
nhiều người khai thác đồng
thời. nên cần phải có một cơ
chế bảo mật phân quyền khai
thác CSDL.



Các hệ điều hành nhiều người
sử dụng hay cục bộ đều cung
cấp cơ chế này.
Tranh chấp dữ liệu.
Khi nhiều người cùng truy
nhập CSDL với các mục đích
khác nhau. Rất có thể sẽ xảy
ra hiện tượng tranh chấp dữ
liệu.
Cần có cơ chế ưu tiên khi truy
cập CSDL. Ví dụ: admin luôn
có thể truy cập cơ sở dữ liệu.
Cấp quyền ưu tiên cho từng
người khai thác.
Đảm bảo an toàn dữ liệu khi
có sự cố.
Khi CSDL nhiều và được quản
lý tập trung. Khả năng rủi ro
mất dữ liệu rất cao. Các
nguyên nhân chính là mất
điện đột ngột hoặc hỏng thiết
bị lưu trữ.
Hiện tại có một số hệ điều
hành đã có cơ chế tự động
sao lưu ổ cứng và fix lỗi khi có
sự cố xảy ra.
1.5.


KẾT CHƯƠNG
Trong chương 1 nhóm em giới thiệu về cơ sở dữ liệu hướng đối
tượng, nêu ra các định nghĩa, cách thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu
hướng đối tượng, so sánh cơ sở dữ liệu hướng đối tượng và cơ sở dữ
liệu quan hệ. Vào chương 2 nhóm em sẽ giới thiệu cho mọi người về
các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đối tượng.


CHƯƠNG 2:
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
ĐỊNH NGHĨA

1.

Hệ quản trị CSDL hướng đối tượng là hệ quản trị cho phép lưu
trữ và chia sẻ các đối tượng với nhiều ứng dụng.
Hệ thống hướng đối tượng là sự mở rộng có ý nghĩa của lập
trình hướng đối tượng. Trong môi trường OOP các đối tượng được coi
như các biến chương trình, chỉ tồn tại với vòng đời của chương trình
đã tạo ra và sử dụng đối tượng. Còn trong hệ thống CSDL hướng đối
tượng, các đối tượng là bền vững hơn. Thuật ngữ bền vững được
dùng với nghĩa đối tượng tồn tại không lệ thuộc vào vòng đời của
chương trình tạo ra nó. Chương trình khác có thể truy cập hay hủy
bỏ đối tượng này. Hệ thống CSDL hướng đối tượng có các nét đặc
trưng sau:
-

Ngôn ngữ CSDL có khả năng mô tả lớp đối tượng, tạo, lưu trữ và xóa
đối tượng. Các đối tượng cho phép chương trình ứng dụng truy cập.
Mỗi đối tượng trong kho các đối tượng có tên duy nhất OID. Khái

niệm OID khác với khái niệm khóa chính trong cơ sở dữ liêu quan hệ.
Khóa chính là tập các thuộc tính xác định duy nhất bộ dữ liệu, mang
giá trị có thể thay đổi được.Trong hệ thống hướng đối tượng, OID
thường là chuỗi 64, 128 bit hoặc cao hơn và mang giá trị không thay
đổi. Một đối tượng cũng có thể có các thuộc tính mang vai trò như
khóa chính trong CSDL quan hệ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào
việc xác định lớp. Việc gán OID hoàn toàn do hệ quản trị CSDL

-

hướng đối tượng thực hiện.
Kho đối tượng là nơi chứa dữ liệu tạo nên CSDL hướng đối tượng. Hệ
quản trị CSDL hướng đối tượng cần có các chức năng cơ bản như hệ
quản trị CSDL bình thường, như điều khiển tương tranh, an toàn dữ
liệu, toàn vẹn dữ liệu… Thực ra, hệ quản trị CSDL hướng đối tượng
hoạt động như hệ quản trị thường, với sự tham gia của phần mềm
hướng đối tượng để truy cập các đối tượng.


Mô hình dữ liệu HĐT (OODM: Object-Oriented Data Model) là
một mô hình luận lý của dữ liệu để biểu diễn ngữ nghĩa của các dữ
liệu dùng trong một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.
CSDL HĐT (OODB : Object-Oriented Database) là một CSDL
trong đó các thành phần dữ liệu là các đối tượng bền vững và chia
sẻ được, định nghĩa bởi một OODM.
HQT

CSDL

HĐT


(OODBMS:

Object-Oriented

DataBase

Management System) là một hệ thống hỗ trợ và cung cấp các công
cụ cho việc thiết kế và môi trường thực thi của một OODB.
Không có mô hình dữ liệu hướng đối tượng nào tương đương
với mô hình dữ liệu nền của hệ CSDL quan hệ.
Mỗi hệ thống cung cấp định nghĩa riêng về OODBMS.
2.2.

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HQT CSDL HƯỚNG ĐỐI
TƯỢNG
Ưu điểm:

-

Khả năng mô hình hóa phong phú với nhiều kiểu dữ liệu có cấu trúc
phức tạp và các kiểu dữ liệu mới (hình ảnh, âm thanh…)

-

Có khả năng mở rộng.

-

Tương thích với ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.


-

Hỗ trợ các giao dịch kéo dài.

-

Có khả năng áp dụng các trình ứng dụng chuyên sâu về cơ sở dữ
liệu.

-

Cải tiến hiệu suất

-

Sử dụng tham chiếu

-

Ngôn ngữ hỏi có tính biểu cảm cao hơn
Nhược điểm:

-

Thiếu cơ sở lý thuyết cho mô hình dữ liệu.

-

Thiếu mô hình dữ liệu chung


-

Thiếu chuẩn chung


-

Hiệu suất bị giới hạn

-

Phức tạp

-

Thiếu hỗ trợ về khung nhìn

-

Thiếu hỗ trợ về an toàn bảo mật
2.3.

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HQT CSDL QUAN HỆ
Hệ quản trị CSDL quan hệ là phần mềm hay hệ thống được

thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu. Cụ thể các chương trình thuộc
loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin
trong một cơ sở dữ liệu (CSDL).
Ưu điểm:

-

Mô hình dữ liệu đơn giản và dễ hiểu đối với người sử dụng
Mô hình dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc, nó cho phép định nghĩa
các phương pháp thiết kế các sơ đồ (schema) (lý thuyết chuẩn hóa)
và ngôn ngữ SQL (một ngôn ngữ khai báo đã trở thành ngôn ngữ
chuẩn).

-

Phù hợp với những ứng dụng quản lý cổ điển
Khả năng mô hình hóa phong phú với nhiều kiểu dữ liệu có cấu trúc
phức tạp và các kiểu dữ liệu mới (hình ảnh, âm thanh…)

-

Có khả năng mở rộng.

-

Tương thích với ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.

-

Hỗ trợ các giao dịch kéo dài.
Có khả năng áp dụng các trình ứng dụng chuyên sâu về cơ sở dữ
liệu.

-


Cải tiến hiệu suất

-

Sử dụng tham chiếu

-

Ngôn ngữ hỏi có tính biểu cảm cao hơn
Nhược điểm:

-

Biểu diễn các thực thể của thế giới thực không phong phú. Dữ liệu
và xử lý tách rời nhau quá tải về ngữ nghĩa: quan hệ (relation) vừa


có thể được tạo ra từ thực thể (entity) , vừa có thể được tạo ra từ liên
kết (relationship) trong mô hình thực thể- liên kết (ERD: EntityRelationshipc Diagram).
-

Ít hỗ trợ cho các ràng buộc toàn vẹn và ràng buộc quan hệ
Cấu trúc dữ liệu đồng nhất: theo chiều dọc và chiều ngang: Các bộ
có các thuộc tính giống nhau, các giá trị trong cùng thuộc tính phải
cùng miền giá trị. Giao điểm tại một dòng và một cột phải là một trị
nguyên tố (không chia nhỏ ra được nữa). Nhiều HQT CSDL cho phép
lưu trữ và hiển thị BLOB (Binary Large Object: chứa thông tin nhị
phân, biểu diễn ảnh, phim, một đối tượng bất kỳ không cấu trúc)
nhưng không cho sử dụng hoặc hiển thị một phần của nó. BLOB
không có tính đệ qui và không biểu diễn được khía cạnh hành vi

(behaviour aspect) của đối tượng.  quá hạn chế đối với các đối
tượng trong thế giới thực, vốn có cấu trúc phức.

-

Các thao tác (operation) bị hạn chế: Chỉ có các thao tác trên tập hợp
và trên các bộ không cho phép thêm mới phép toán .

-

Khó kiểm soát các câu hỏi đệ qui: Không thể chỉ dùng SQL để thực
hiện các câu hỏi đệ qui mà phải nhờ ngôn ngữ lập trình trong trình
ứng dụng hỗ trợ các câu hỏi đệ qui không tương ứng giữa ngôn ngữ
SQL và ngôn ngữ lập trình.

-

SQL là ngôn ngữ khai báo, sử dụng cùng lúc nhiều dòng dữ liệu.
Ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ thủ tục, chỉ có thể sử dụng 1 dòng dữ
liệu/ thời điểm.Hai loại ngôn ngữ này có cách biểu diễn dữ liệu khác
nhau => trình ứng dụng phải chuyển đổi qua lại 2 cách biểu diễn
này => không hiệu quả.

-

Thiếu cơ sở lý thuyết cho mô hình dữ liệu.

-

Thiếu mô hình dữ liệu chung


-

Thiếu chuẩn chung

-

Hiệu suất bị giới hạn

-

Phức tạp

-

Thiếu hỗ trợ về khung nhìn

-

Thiếu hỗ trợ về an toàn bảo mật


CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ QUẢN TRỊ CSDL HĐT

2.4.

Biểu diễn các cấu trúc dữ liệu phức tạp.
Dữ liệu và các xử lý không còn tách biệt nhau, các phương
thức (method) là một thành phần khai báo của các lớp đối tượng.
Tính kế thừa.

Các đối tượng đều có một định danh để phân biệt nó với bất
kỳ đối tượng nào khác, ngay cả khi chúng có cùng giá trị; Tương
thích giữa các ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ thao tác dữ liệu
(DML).
Tập các kiểu dữ liệu phải mở rộng được.
Gắn kết động (dynamic binding).
Ngoài ra các hệ quản trị CSDL HĐT cũng phải thỏa mãn các
yêu cầu chung cho tất cả các HQT CSDL:

2.5.

-

Tính bền vững dữ liệu.

-

Kiểm soát được CSDL rất lớn.

-

Hỗ trợ tính cạnh tranh.

-

Phục hồi CSDL.

-

Truy vấn dữ liệu đơn giản, etc.

MÔ HÌNH HÓA
Thế giới thực

OODM

Đối tượng

Đối tượng
Lớp đối tượng

Tính chất

Thuộc tính
Phương thức

Quan hệ

Quan hệ cấu thành (composition)
Tổng quát hóa/chuyên biệt hóa
Kế thừa

2.6.

CÁC KIỂU DỮ LIỆU


PHƯƠNG THỨC VÀ SỰ ĐÓNG GÓI

2.7.


2.7.1. Phương thức

Phương thức là các hàm và thủ tục dùng cho việc xử lý dữ
liệu và thể hiện bằng các hành vi của đối tượng tùy theo tình huống.
Phương thức không được có tên trùng với tên đối tượng hay
tên các thuộc tính đã khai báo trước. Các phương thức bên trong
một kiểu đối tượng được chia làm hai phần: phần đặc tả bao gồm
các khai báo về phương thức, các tham đối cần truyền cho phương
thức, kiểu dữ liệu trả về cộng với từ khoá MEMBER cho biết phương
thức khai báo được truy xuất từ bên ngoài đối tượng, phần thân là
nơi thật sự cài đặt mã lệnh cho đối tượng. Những phương thức được
khai báo trong phần đặc tả của đối tượng đều phải có sự cài đặt
tương ứng cho phần thân.
Các thuộc tính hay phương thức bên trong đối tượng có thể tự
do tham chiếu lẫn nhau mà không cần dùng thêm từ khoá nào khác.
Phương thức định nghĩa cho đối tượng có thể là:
-

Hàm (Function) và thủ tục (Procedure)
Phương thức ánh xạ (Map Method) và phân ngôi (Order Method)
Phương thức khởi tạo (Constructor Method)
Mỗi lớp được kết hợp với các phương thức cho phép:


-

Truy xuất
Cập nhật
Thao tác
Định nghĩa một lớp các đối tướng


-

Định nghĩa cấu trúc của các đối tượng.

-

Định nghĩa các phương thức để thao tác trên các đối tượng.
Định nghĩa một phương thức:

-

Giao diện( interface)
 Tên phương thức
 Danh sách các tham số và kiểu của nó
 Kiểu trả về nếu có

-

Cài đặt(code): ẩn đối với người sử dụng
 Các chỉ thị ngôn ngữ lập trình HĐT( C++, Java)
 Các chỉ thị của OODBMS( ngôn ngữ hỏi, lời gọi phương thức

như tạo, xóa đối tượng)
 Lời gọi phương thức của các lớp đối tượng của csdl.

Ví dụ:

2.7.2. Sự đóng gói


Mục tiêu:
-

Ẩn đi các chi tiết cài đặt bên trong của các lớp

-

Tạo cho việc tái sử dụng của các lớp được dễ dàng: chỉ cần biết giao
diện


-

Cho phép thay đổi cấu trúc đối tượng, sửa đổi cài đặt của phương
thức, thêm phương thức mới mà không cần sửa đổi chương trình ứng
dụng, chỉ cần biên dịch lại.
Đặc điểm: Từ bên ngoài đối tượng, chỉ khai báo (giao diện)
của các phương thức là được nhìn thấy (visible)
Những thành phần được ẩn:

-

Cấu trúc đối tượng

-

Cài đặt chi tiết của các phương thức
Ví dụ:

-


Lớp giao diện nhìn thấy:

-

Lớp giao diện không nhìn thấy:

-

Trong lớp tài khoản còn có:
;


2.8.

GIỚI THIỆU VỀ DB4O

2.8.1. Tổng quan về DB4O

DB4O là một HQT CSDL hướng đối tượng được phát triển và
phân phối bởi Versant Corporation.
Db4o là một phần mềm mã nguồn mở bản hệ thống hướng
đối tượng quản lý cơ sở dữ liệu (ODBMS) có sẵn cho cả hai nền
tảng .NET và Java.
DB4O là một sản phẩm nguồn mở dựa trên 2 giấy phép GPL
và DOCL.
Phiên bản ổn định mới nhất: 8.0 (.NET & Java).
Nền tảng: MS .NET 4.0
Ngôn ngữ: C# (VS2010)
2.8.2. Hướng dẫn cài đặt DB4O


Bước 1:
Vào trang mục download và tải phần
mềm db4o 8.0 về máy.
Chú ý: trên trang này có phân ra 2 tập tin là cho .net
3.5(Visual 2008) và .net 4.0 (2010).


×