Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Luật pháp và đạo đức báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.54 KB, 6 trang )

Câu 2: Đọc chương I luật báo chí năm 2016:
1. Phân biệt báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp.
a. Khái niệm:
- Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được
truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử. (Khoản 6
điều 3 chương I)
- Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng
đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác
nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. (Khoản 20 điều
3 chương I)
b. So sánh cụ thể
Báo điện tử
Của một tổ chức chính trị - xã hội
nhất định, được cấp phép hoạt động.
Là hoạt động chính trị, cung cấp
thông tin có tính định hướng, góp
phần quản lý xã hội, phục vụ công tác
tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc, nhân
dân.
Hoạt động theo luật báo chí.

Nội dung thông tin: được chọn lọc, đa
dạng (mọi vấn đề của đời sống).
Tính thời sự của thông tin cao, có thể
đồng thời với sự kiện xảy ra. Thông
tin là sự kiện có thật , chính xác, có
thể kiểm chứng.

Trang thông tin điện tử tổng hợp
của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,


được cấp phép hoạt động.
Cung cấp thông tin đời sống xã hội
phục vụ công chúng, ngoài ra còn có
các thông tin quảng bá, phục vụ cho
tổ chức, doanh nghiệp đó (VD: trang
netlife.vn đưa tin tuyển dụng, giới
thiệu sản phẩm,…)
Là sản phẩm thông tin có tính chất
báo chí nên hoạt động sáng tạo trên
trang thông tin điện tử tổng hợp cũng
là hoạt động báo chí, vì vậy nó tuân
theo Luật báo chí
Cũng khá đa dạng, phong phú, nhưng
ở một số trang thông tin ĐTTH, mức
độ bao quát đời sống xã hội không
bằng báo điện tử. (VD: netlife.vn đưa
thông tin tập trung ở các lĩnh vực giải
trí, văn hóa hơn là chính trị)
Được tổng hợp từ nguồn tin báo chí
nên có tính chính xác cao, tuy nhiên,
tốc độ cập nhật không cao.


Hình thức: tờ báo được theieys kế
theo chuyên trang, chuyên mục, bắt
mắt nhưng đảm bảo tính chính trị của
trật tự thông tin
Thể loại báo chí đa dạng.

Công chúng: đa dạng, đại chúng, có

sự quan tâm đến những vấn đề có liên
quan đến quyền lợi của mình, hoặc
của dân tộc, đất nước. Có sự phản hồi
hiệu quả, đóng góp lượng thông tin
lớn cho tòa soạn, có nhu cầu thông tin
cao, coi đó như món ăn tinh thần hằng
ngày.
Đội ngũ sản xuất thông tin: Các nhà
báo chuyên nghiệp
Quá trình sản xuất thông tin: sử dụng
chất liệu thông tin từ đời sống, có sự
lựa chọn và kiểm tra.
Sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ.

Thiết kế giao diện trang chủ có tính
ổn định, được tổ chức thành các
chuyên mục. Tuy nhiên, với cách thức
đưa đường dẫn truy cập về nguồn tin
báo chí, giao diện trang sẽ thiếu sự
đồng nhất.
Thể loại không đa dạng, chủ yếu là
tin, ít phóng sự, điều tra,…
Thường không đa dạng và đông đảo
như công chúng của báo điện tử. Với
một số trang tin điện tử tổng hợp về
văn hóa, giải trí, nhờ có các mạng
truyền thông xã hội mà nhận được sự
quan tâm, theo dõi của một số lượng
lớn công chúng trẻ.
Không phải là các nhà báo chuyên

nghiệp
Tổng hợp thông tin từ báo chí dựa
trên các tiêu chí khác nhau và đưa
đường dẫn về nguồn báo chí hoặc
trích nguyên văn.
Sự kiểm soát, quản lý hời hợt, lỏng
lẻo.

2. Tìm hiểu các khái niệm: Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã
hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Tài liệu:
- Giáo trình luật hành chính – ĐH Luật Hà Nội 2008;
- Bài viết “suy nghĩ về hệ thống chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay” –
TS. Trần Thái Dương (ĐH Luật Hà Nội);
- Kỷ yếu hội thảo - văn kiện đại hội XI của Đảng: một số vấn đề lý luận và
thực tiễn (tạp chí Cộng sản - viện khoa học xã hội Việt Nam - Hà Nội
2011), ThS Nguyễn Hoàng Việt


Tổ chức xã hội
- Khái niệm tổ chức xã hội ở đây được xem như là một thành tố của cơ cấu xã
hội; với ý nghĩa này, tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết
cá nhân nào đó để đạt được một mục đích nhất định. Như vậy, định nghĩa này
nhấn mạnh đến hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ không phải chính tập
hợp cá nhân trong các tổ chức và các quan hệ ở đây là các quan hệ xã hội. Nếu
như giữa tập hợp các cá nhân không có những quan hệ xã hội thì họ chưa thể
được coi là thành viên của một tổ chức xã hội nào đó. Những quan hệ này sẽ
liên kết các cá nhân vào một nhóm để họ cùng thực hiện một hoạt động chung
nào đó nhằm đạt được những lợi ích nhất định.
- Các nhà nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra các dấu hiệu cơ bản nhất của tổ chức

xã hội như sau:
+ Nhóm xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của nhóm đó ý thức
được rằng nhóm của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đó.
+ Nhóm xã hội được xem là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các quan
hệ quyền lực xã hội, tức là có quan hệ lãnh đạo - phục tùng, có những cá nhân
có khả năng điều chỉnh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền
lực thấp hơn. Nói cách khác, trong các nhóm này có người nhiều quyền lực và
những người ít quyền lực hơn. Họ được phân bố trong mạng lưới các quan hệ
quyền lực theo thứ bậc trên - dưới, cao - thấp.
+ Tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò. Mỗi một thành viên của tổ
chức xã hội có vị thế xác định trong nhóm. Họ đã là thành viên của tổ chức thì
bao giờ họ cũng được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, dù họ là
những người đứng thấp nhất trong thang bậc quyền lực của tổ chức. Để thực
hiện tốt các trách nhiệm và vị thế của từng thành viên, tổ chức xã hội cũng đặt ra
cho những thành viên này một tập hợp hành vi được phép làm và những hành vi
không được làm.


+ Vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo sự mong đợi của
tổ chức. Nhưng nếu mọi người tự phát thực hiện các vai trò này thì có thể dẫn
đến sự rối loạn hoạt động. Chính vì lẽ đó, trong mọi tổ chức luôn có những quy
tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò. Những quy tắc này sẽ phối hợp việc
thực hiện vai trò của các thành viên khiến cho tổ chức hoạt động được nhịp
nhàng, ổn đinh.
+ Phần lớn các mục đích và các mối quan hệ của tổ chức được chính thức và
công khai. Không chỉ lãnh đạo của tổ chức mà các thành viên, thậm chí cả người
ngoài tổ chức đều có thể biết đến mục đích của phần nhiều các hoạt động của tổ
chức. Các tương tác giữa các thành viên và các thành viên của tổ chức với bên
ngoài phần nhiều dựa trên vị thế và vai trò của họ được thừa nhận một cách
chính thức.

- Tổ chức xã hội ở nước ta hiện nay, bao gồm: Các hiệp hội kinh tế, các tổ chức
xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác...

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp
Là loại tổ chức thành lập theo sáng kiến của của Nhà nước, hình thành theo quy
định của Nhà nước. Có nghĩa là trên một số lĩnh vực Nhà nước thấy cần phải có
một tổ chức hỗ trợ mình trong quá trình giải quyết một số công việc của xã hội
nên thành lập lên loại hình này, chính vì vậy để tham gia tổ chức cần đáp ứng
đầy đủ những quy định của Nhà nước và tất nhiên tổ chức này sẽ được đặt dưới
sự giám sát quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy vậy vẫn thể
hiện được đây là một tổ chức xã hội như hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ
chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự
nguyện. Tiêu biểu tại Việt Nam là Trung tâm trọng tài, Đoàn luật sư…

Tổ chức chính trị - xã hội:


- Theo Kỷ yếu hội thảo - văn kiện đại hội XI của Đảng: một số vấn đề lý luận và
thực tiễn (tạp chí Cộng sản - viện khoa học xã hội Việt Nam - Hà Nội 2011, ThS
Nguyễn Hoàng Việt, tổ chức chính trị - xã hội là tập hợp những người có chung
mục tiêu về chính trị, có cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, cùng xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
- Theo giáo trình luật hành chính 2008 – ĐH luật Hà Nội, tổ chức CT-XH là tổ
chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội
đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ
thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và
chia thành nhiều lớp hoạt động.
- Ở Việt Nam hiện có các tổ chức chính trị - xã hội là Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các đoàn thể quần chúng như: Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ

Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu
chiến binh Việt Nam.
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị - tổ chức liên hiệp tự nguyện
của các đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp
xã hội, các dân tộc, tôn giáo; là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn kết và
nguyện vọng chân chính của nhân dân; nơi tập hợp trí tuệ của con người Việt
Nam yêu nước, nơi thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối hợp
với chính quyền thực hiện nền dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của
các tầng lớp nhân dân; giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng nhà nước, quản lí xã
hội. Mặt trận Tổ quốc có chức năng tham chính, tham nghị và giám sát; đoàn kết
nhân dân, chăm lo đời sống, lợi ích của các thành viên, thực hiện dân chủ và đổi
mới xã hội, thực thi quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa
Đảng, Nhà nước và nhân dân.


+ Các tổ chức chính trị - xã hội còn lại có mục đích chủ yếu là bảo về quyền và
lợi ích của các thành viên, cũng như phát huy sức mạnh của các tầng lớp đó
trong việc quản lí và xây dựng đất nước.
- Ngoài ra, còn có một số tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp như Liên hiệp
các hội khoa học, kĩ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội hữu nghị Việt Nam, Hội
nhà báo Việt Nam...
Tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp
Theo TS Trần Thái Dương (ĐH Luật Hà Nội), trong thực tế đời sống chính trị xã hội ở nước ta, thời gian qua có một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã phát
triển thành tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Các tổ chức này không chỉ
đơn thuần mang tính chất đoàn thể xã hội mà còn đóng vai trò to lớn trong việc
thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước.




×