Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đạo đức báo chí pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.74 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Khoa Báo Chí & Truyền Thông

Bài tiểu luận giữa kỳ môn:
Pháp Luật &Đạo Đức Báo Chí
PGS.TS Đinh Văn Hường
Sinh viên : Vũ Văn Hùng
Lớp : K54_ Báo chí & Truyền thông
Khoa : Báo chí & Truyền Thông
HÀ NỘI - 2011
1

Đề bài:
Câu 1: cho biết sự tương đồng và khác biệt giữa đạo đức báo chí việt nam
và đạo đức báo chí một số nước trên thế giới, và cho biết lí do của sự khác
biệt đó.
Câu 2: bản thân thu nhận được những bài học gì để hoạt động báo chí sau
khi nghiên cứu phần đạo đức nghề nghiệp.
Bài làm
Câu 1:
Đạo đức nhà báo là vấn đề được tranh luận khá sôi nổi trên các hệ thống
thông tin đại chúng của ta trong thời gian qua. Những năm gần đây, khi báo chí
khẳng định được vị thế của mình, trở thành "quyền lực thứ tư" trong đời sống xã
hội thì đạo đức báo chí càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong khi rất
nhiều tác phẩm báo chí có giá trị hình thành và định hướng xã hội cao, góp phần
không nhỏ vào công cuộc đổi mới thần diệu của đất nước hơn 20 năm qua thì cũng
có không ít những bài báo, phóng sự gây ra những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng
với đời sống xã hội. vì thế đạo đức báo chí việt nam đang cần một bộ quy tắc thật
sự xác thực cho hoạt động báo chí tốt hơn, đạo đức báo chí việt nam so với đạo
đức báo chí một số nước trên thế giới có sự tương đồng tuy nhiên do điều kiện và


hoàn cảnh nên vẫn có sự khác biệt.
So sánh đạo đức báo chí việt nam với một số đạo đức báo chí nước ngoài ta
thấy đa số là có điểm tương đồng. Sự tương đồng rõ nhất là những đạo đức cơ bản
của nghề báo, luôn đi theo và bảo vệ nguyên tắc tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận và quyền của công chúng được biết thông tin. Hầu hết các nhà báo luôn cố
gắng đảm bảo rằng thông tin họ cung cấp được truyền tải một cách trung thực
nhất, chính xác và công bằng nhất có thể.
Nhà báo luôn tìm lao động hết mình thu thập thông tin để đưa đến cho công
chúng những cái nhìn đa chiều từ góc độ cuộc sống hàng ngày, nhà báo thu thập
2
tài liệu bằng những phương pháp thật thà nhất, thẳng thắn và cởi mở, trừ những
bài điều tra phục vụ lợi lớn của cộng đồng và liên quan tới những bằng chứng mà
không thể có được nếu nhà báo sử dụng biện pháp minh bạch. Nhà báo Việt cũng
như các nhà báo nước ngoài không bao giờ xâm phạm đến lợi ích, đời tư, nỗi đau
hay sự khốn cùng của bất kì ai, trừ khi vì lợi ích của công đồng, đạo đức chung
của mọi nhà báo là luôn lao động hết mình tìm kiếm thông tin và bảo vệ nguồn tin
và tài liệu thu thập được trong quá trình tác nghiệp đến cùng, chính vì thế hầu hết
các nhà báo đều chống lại sự đe dọa bất kì thế lực nào muốn gây ảnh hưởng muồn
bóp méo thông tin. Quy tắc đạo đức nhà báo việt hay bất cứ nhà báo nào trên thế
giới này là không tranh thủ làm lợi cá nhân cho mình một cách công bằng nhờ vào
các nguồn tin thu thập được trong quá trình tác nghiệp trước khi thông tin trở
thành của cộng đồng. Là một nhà báo thì không bao giờ tạo ra những sản phẩm có
khả năng gây xung đột, phân biệt dựa trên tuổi tác, giới tính, chủng tộc, sắc da,
nguồn gốc, tình trạng nhân thân, sự ốm yếu tàn tật, tình trạng hôn nhân và xu
hướng tình dục.
Đạo đức lớn của nhà báo đó là phải giành được niềm tin của người đọc,
nghe hay xem. Chỉ bằng cách dành được niềm tin của độc giả thì các tờ báo mới
có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhiệm vụ truyền tải thông tin là nhiệm vụ
thiêng liêng vì thế nhà báo luôn phải làm hết mình để công chúng được tiếp cận
với nguồn tin chân thật khách quan, qua đó nhà báo sẽ là cầu nối những ý kiến của

người dân với những vấn đề bất cập cần giải quyết hay sự khen thưởng hợp lí hơn.
Khi nhà báo làm được như vậy có nghĩa là nghĩa vụ thông tin đã thu lại được hiêụ
quả, đấy là đạo đức của một nhà báo nói chung cần phải đạt được.
Phẩm chất báo chí của nước ta hay nước ngoài thì luôn tôn trọng sự thật, sự
thật là chân lý để đánh giá và đưa ra biện pháp phát triển hoặc khắc phục tốt hơn.
Vì thế mọi nhà báo trên thế giới này không chấp nhận sự dối trá trong báo chí,
đừng bao giờ nói dối để có được tin, bài. Thời báo New York Time cho rằng hành
động bóp méo, bịa đặt thông tin là điều không thể chấp nhận được và không thể
3
tha thứ cho hành động thiếu đạo đức đó, báo chí Việt Nam cũng vậy, việc làm đó
sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng tờ báo. Vậy nên các nhà báo luôn phải giới thiệu
mình với nguồn tin, đừng bao giờ giả danh người khác để thu âm lén mà hãy chân
thật nhất có thể, hãy luôn nói sự thật khi viết bài. Khi một vài sai xót xảy ra hãy
đăng ngay những bài cải chính thông tin, đó là điều nên làm của mọi nhà báo khi
biết mình sai. Quy tắc đạo đức của nhà báo Việt Nam hay thời báo New york time
luôn khuyến khích các nhà báo đưa tin khách quan nhất, nhưng khi họ đưa ra ý
kiến chủ quan của riêng mình thì vấn đề đặt ra là đạo đức, nhà báo không nên đưa
ra ý kiến quá chủ quan của mình để đánh giá một vấn đề mà chưa rõ, điều đó có
thể làm công chúng hiểu nhầm, vì báo chí luôn là công cụ định hướng nếu công
chúng đọc bài báo có nhiều ý kiến chủ quan và nhiều câu khẳng định sẽ làm họ
tin, đơn giản là họ tin báo chí là chỗ đáng tin cậy nhất. Nếu ý kiến chủ quan của
nhà báo quá nhiều trong một bài viết thì nhà báo đó đã vi phạm đạo đức của một
con người chỉ được truyền đạt sự thật theo hướng khách quan cho công chúng
đánh giá.
Một vấn đề đạo đức nữa không kém phần quan trọng mà đạo đức báo chí
trong nước hay nước ngoài đều quan tâm và đã có những quy tắc xử sự đạo đức
dành cho nhà báo, đó là nhà báo hãy phục vụ công chúng đừng phục vụ bản thân.
Một nhà báo giỏi chỉ phục vụ lợi ích của công chúng. Đừng dùng nghề của mình
làm lợi cho cá nhân mình, đừng dùng nguồn tin để kiếm lợi và đừng dây dưa làm
ăn với nguồn tin, hay đừng để sử dụng mình vào lợi ích chính trị. Nếu tránh được

những cán dỗ đó thì đạo đức nhà báo mới được toàn diện, một hành động mà
không bất cứ tờ báo nào chấp nhận là mang đạo đức của mình sang một bên để
kiếm tiền, điều này làm băng hoại đi đạo đức của một cái nghề mà nhiều người đã
nhận định làm báo là để phục vụ cộng đồng, đừng bao giờ làm báo vì tiền vì nếu
muốn giàu thì đừng bao giờ lựa chọn nghè báo, nếu đã lựa chọn thì hãy sống bằng
sự chân thật với đạo đức nghề, sự dối trá trong nghề báo là không thể chấp nhận
và không bao giờ tồn tại được.
4
Đạo đức là đừng bao giờ là một kẻ xào sáo các bài của người khác như một
kẻ trộm, không chịu làm chỉ ngồi đợi chờ sự sơ hở là hành động, đây là điều đáng
khinh nhất trong nghề báo, điều này được coi là vi phạm đạo đức nghề báo nghiêm
trọng nhất của một con người lao động mà mọi người làm báo không nên dính
vào. Đừng lấy cắp thông tin, bài, ảnh của người khác để biến đổi thành bài báo của
bạn, đó là sự cướp công lao của người khác, nếu bạn mất bao công sức để làm nên
một ý tưởng mà bị người khác lấy mất hay sao chép mà không xin phép, bạn sẽ
nghĩ thế nào? Thật tức giận phải không? Vâng, nếu như một nhà báo làm như vậy
thì bạn là một kẻ lười nhác, không chịu lao động là kẻ sống dựa dẫm. Đây là điều
cấm kị của mọi tòa báo đôi với nhà báo, điều này sẽ dẫn đến xung đột lợi ích và
phẩm giá của nhà báo nói riêng cũng như tòa soạn báo nói chung.
Công bằng và cân bằng là hai yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với nhà báo.
Cần phải có một nhà báo hoàn chỉnh và không được bỏ qua những chi tiết quan
trọng. phải tìm mọi cách có thể có ý kiến của những người bị buộc tội có hành vi
sai trái. Khi đưa tin, bài hoặc ảnh tội phạm thì đừng đối xử với họ như tội phạm
chỉ vị họ bị cảnh sát bắt. Mọi người đều có quyền bảo vệ mình ở tòa, họ vẫn vô tội
cho đến khi nào tòa án xem xét bằng chứng và ra phán quyết là họ có tội.
Là một nhà báo, cần phải ren luyện tính cẩn thận, nắn nót khi đưa tin bài,
ảnh. Tránh dùng những ngôn từ bậy bạ như chửi bới hoặc miêu tả thô tục những
hành vi tình dục hoặc cơ thể người. Nhà báo tất cả các nước luôn tránh những gì
quá lộ liễu hoặc kinh dị, đặc biệt khi đưa tin về tai nạn, tội phạm và thảm họa, hãy
nghĩ tới cảm giác của người nhà nạn nhân. Đạo đức nhà báo không cho phép đưa

những tin về hình ảnh của những nạn nhân bị hiếp dâm, hay những người không
muốn mặt mình có trên mặt báo vì những lí do tế nhị làm ảnh hưởng đến cuộc
sống của họ sau này. Chúng ta đê biết tình dục và máu me sẽ giúp báo bạn chạy,
nhưng việc của phóng viên không phải là bán báo, việc của phóng viên là đưa
thông tin cho mọi người. Tuy nhiên để sự thực khách quan nhất đối với người đọc
thì các nhà báo trong hay ngoài nước đều sử dụng ảnh đã làm mờ mặt nạn nhân.
5
Điều đó giúp cho độc giả hiểu vấn đề này là có thật và bức ảnh mờ kia là đạo đức
muốn giữ thể diện cho nạn nhân.
Một điểm tương đồng nữa mà các nhà báo trong và ngoài nước là luôn đặt
việc tôn trọng quyền riêng tư của các cá nhân, tuy nhiên họ cũng luôn tìm kiếm
thông tin nếu sự riêng tư của cá nhân vượt quá, gây ảnh hưởng đến dư luận xã hội.
Nhà báo có trách nhiệm không chỉ với công chúng mà với cả nguồn tin. Ví như
nếu nguồn tin trao cho bạn một thông tin nhạy cảm với điều kiện không được nêu
tên họ trong bài hoặc những chỗ khác, thì bạn nên làm như vậy, đó là đạo đức của
nghề báo mà mọi người làm báo mọi nơi đều làm như vậy, bạn không nên hứa hảo
vơí người cung cấp thông tin, bạn nên tìm một cách khác như thay đổi tên nhận
vật, đó là cáh hay và hợp lí để giải quyết vấn đề mà chúng ta vẫn có được sự
khách quan của bài báo và cũng giữ lương tâm, đạo đức của một nhà báo.
Tất cả những điểm vừa nêu trên là sự tương đồng của một số quy tắc đạo
đức của nhà báo việt và các nhà báo khác trên thế giới. Tuy nhiên, với những hoàn
cảnh và đặc điểm văn hóa, con người của mỗi nước khác nhau nên một số phẩm
chất đạo đức của nhà báo cũng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau đó
chúng ta xem xét qua một số quy tắc đạo đức của nhà báo Mỹ mà điển hình là bộ
quy tắc của Thời Báo New York Time.
Nhìn chung đạo đức báo chí của nước Mỹ có phần nghiêm ngặt hơn đạo
đức báo chí Việt Nam, đó có vẻ là sự khác biệt chủ yếu giữa đạo đức báo chí Việt
Nam và một số nước trên thế giới. Tạp chí New york time đòi hỏi về đạo đức báo
chí là một chuỗi các quy luật mà bất cứ người làm nào trong tòa soạn báo cũng
phải tuân theo mà sự khác biệt nhất so với báo chí nước ta đo là việc sử dụng mối

quan hệ của nhà báo để làm việc thì báo chí Mỹ dường như không đồng tình với
việc đó, thời báo New York time đưa ra một số quy tắc về sự hạn chế các mối
quan hệ trong khi viết báo như, nhà báo phải hoàn toàn trung lập, khách quan nhất,
không được sử dụng các mối quan hệ của mình để có những bài viết nhưng ở Việt
Nam đạo đức báo chí cho phép có những bài viết đó, những bài viết có mối quan
hệ với nhà báo ở nước ta có thể khai thác sâu hơn, đi vào vấn đề thông tin nhiều
6
hơn. Khi một nhà báo phỏng vấn ở Việt Nam có mối quan hệ với nhà báo và nhà
báo với tư cách là một nhà báo một người bạn, một người bạn thì luôn đáng tin
cậy hơn một nhà báo lạ lẫm thì người cung cấp thông tin chia sẻ thông tin sẽ luôn
thật lòng nhất có thể.
Nhà báo Mỹ làm việc với những nguyên tắc luôn tránh những xung độ
trong công việc như là gia đình có vợ làm trong lĩnh vực kinh tế thì nhà báo Mỹ
không nên làm trong các lĩnh vực kinh tế của báo, đơn giản vì bộ quy tắc muốn
tránh những quy tắc đạo đức cho nhà báo không có sự xung đột, như nhà báo tìm
hiểu thông tin, nắm bắt thông tin rồi thông tin cho vợ mình điều đó sẽ ảnh hưởng
đến tính công bằng của tòa soạn với công chúng. Nhưng ở Việt Nam thì sao? Vấn
đề đặt ra ở đây không phải là thông tin trước cho người trong gia đình trước công
chúng mà nếu vợ của nhà báo đó làm trong lĩnh vực kinh tế thì nhà báo đó sẽ có
thêm những hiểu biết về kinh tê và nguồn tin xác thực hơn cho công chúng, điều
đó không làm nhà báo việt vi phạm đạo đức mà còn giúp nhà báo biết thêm thông
tin kinh tế, có những bài viết tốt hơn nhưng bài viết khác.
Nhà báo nước ngoài không được nhận những bữa tiệc hay những bữa ăn mà
người cung cấp thông tin cho mình mời đi nói chuyện để trao đổi vấn đề nhà báo
cần tìm hiểu để có bài viết, và nếu nhận lời thì nhà báo của Time phải tự chi trả
nếu không những thông tin thu được trong lời mời đó không có tính khách quan
cao. Đối với nhà báo việt thì sao? Nhà báo việt không phải sẽ nhận lời đi dự tiệc
ngay nhưng cũng không từ chối, thường thì họ sẽ nhận lời mời đo, nếu người cần
lấy thông tin không thể có thời gian rảnh rỗi nào ngoài những bữa ăn trưa thì đó là
cách tất yếu để gặp họ và lấy thông tin. Sự tri trả không quy cho vấn đề khách

quan hay đạo đức mà đó là sự lịch sự của người mời, là điều hiển nhiên của việc
xã giao trong văn hóa người Việt mà người Mỹ không cho đó là một văn hóa mà
đó là biểu hiện của sự thiên vị thiếu khách quan khi lấy thông tin.
Đạo đức của nhà báo Mỹ là sự trung lập giữa mọi tổ chức xã hộ và chính
trị, thời báo New York Time cho rằng nhà báo không nên time gia bất cứ tổ chức
xã hộ nào hay ủng hộ bầu cử chính trị, họ phải trung lập để đưa những thông tin
7
khách quan nhất, nếu nhà báo nào tham gia và đưa tin về các tổ chức hay tin chính
trị thì có sự thiên lệch và không được tham gia bầu cử bất cứ với cửa tri nào tức là
không tham gia chính trị để đảm báo tinh khách quan. Với nhà báo việt nam thì
việc tham gia các tổ chức xã hội và viết về các tổ chức là chuyện rất đỗi tự nhiên
và không làm ảnh hưởng đến đạo đưc báo chí tí nào, một nhà báo nếu tham gia
vào tổ chức sẽ hiểu rõ và viết tốt hơn về tổ chức đó, ví như tham gia hội cựu chiến
binh Việt Nam là một chuyện quá đỗi bình thường và khi viết bài về một nhân vật
trong hội nhân dịp ngày 27/2 thì đó là chuyện tốt và không có lí do gì cho đó là sự
thiên vị hay thiếu khách quan mà trái lại đó là sự đồng cảm của đồng đội kể cho
nhau nghe cho nhau biết và được thông tin qua người bạn làm báo đến với công
chúng về cái nhìn toàn cảnh về một người cựu chiến binh như thế nào.
Nhà báo việt Nam là một con người sống và làm việc cho nhân dân tức là
cho Đảng và Nhà nươc thì đó là người việc chính trị. Nhà báo việt nam theo đánh
giá của Đảng và Nhà nước là người làm nên cầu nối giữa nhân dân với Nhà nước,
là kênh thông tin 2 chiều, giúp cho Đảng hiểu nhân dân cần gì và nhân dân Việt
Nam hiểu đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Báo chí việt nam đã
khẳng định lợi ích của đất nước là trên hết, và báo chí không tách khỏi nhân dân
không tách khỏi đường lối chính sách của Nhà Nước. vì thế không thể có chuyện
nhà báo phải trung lập với chính trị, ngay cả nhà báo hay tòa soạn đều chịu sự
quản lí của Nhà nước và phục vụ lợi ích cho Nhà nước vì nhân dân và nhà báo là
một thành viên chính trị nằm trong đội ngũ đảng viên, vì thế không có gì là vi
phạm đạo đức khi làm công việc có ích cho đất nước của nhà báo Việt Nam.
Nhân viên của Time “ Nhân viên không được tham gia các cuộc thi do các

cá nhân hoặc các nhóm có lợi ích trực tiếp trong tiến trình đưa tin của Thời báo tài
trợ. Họ không được làm giám khảo hoặc nhận phần thưởng trong các cuộc thi này.
Ví dụ thường thấy là các cuộc thi do các hiệp hội thương mại, chính trị, hoặc
chuyên môn tài trợ nhằm đánh giá việc đưa tin về những vấn đề của họ” nhà báo
Việt có thể tham gia các cuộc thi này hoặc làm ban giám khảo, bởi khi mời Nhà
báo vào làm ban giám khảo ở Việt Nam thì nhà báo đó là một người có kinh
8
nghiệm và uy tín cũng như sự hiểu biết về lĩnh vực sẽ thi, và họ nhà báo sự bình
luận sẽ khách quan hơn bởi họ mang nhiệm vụ của một nhà báo đối với nhân dân,
phần thưởng họ nhận được là thành quả của sự lao động hay sự thông minh làm
nên giá trị của phần thưởng trước ban giám khảo hoặc do công chúng bình trọn
chú không phải nhà tài trợ của cuộc thi làm ban giám khảo hay tác động vào công
chúng để công chúng bình trọn cho người thi đó đạt giải thưởng, điều đó là không
thể làm được. vì thế chẳng có gì là vi phạm đạo đức nghề ngiệp ở đây hay sự thiên
vị với một bên nào đó.
Từ sự phân tích trên chúng ta có thể rút ra những nhận định về sự khác
nhau giữa những quan niệm đúng sai về đạo đức báo chí giữa nước Mỹ qua thời
báo New York Time với đaọ đức báo chí Việt Nam là do sự khác nhau giưa yếu tố
con người, cách làm việc theo tập quán của mỗi quốc gia. Một điểm nữa là do thể
chế chính trị của các nước khác nhau nên đạo đức báo chí cũng có những biến thể
khác nhau, đạo đức báo chí Việt Nam vì chính trị là vì nước vì dân, báo chí Mỹ là
sự khách quan với độc giả là cao nhất. Bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia có sự
khác, tạo nên yếu tố con người cũng khác nhau vì thế những hành sử theo quy
chuẩn và quan niệm cũng khác. Văn hóa giao tiếp trong công việc của mỗi nước
cũng khác nhau nên đạo đức báo chí trong một số trường hợp có sự khác nhau
tương đối, bạn là người việt bạn có cách hành xử trong công việc khác với người
Mỹ. Một điểm nữa dẫn tới sự khác nhau giữa đạo đức báo chí nước ta và một số
nước khác trên thế giới, đó là sự phát triển của mỗi đất nước, Nước ta đang trong
giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là một nước đang phát triển, nên vấn đề đạo
đức có phần khác biệt trong một số trường hợp.

Câu 2:
Đạo đức nhà báo không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tác phẩm
của nhà báo đó, mà còn tác động đến toàn xã hội nói chung và đội ngũ báo chí nói
riêng. Trong những năm qua, vấn để xuống cấp của đạo đức báo chí trong cơ chế
9
thị trường đã là chủ đề của nhiều cuộc hội thảo do Hội nhà báo Việt Nam phối hợp
với các cơ quan chức năng tổ chức. Nhưng dường như số lượng những vụ việc,
những biểu hiện tiêu cực về đạo đức báo chí vẫn không thuyên giảm mà đang có
xu hướng tăng lên. Là một sinh viên theo học nghành báo chí và sau này sẽ trở
thành những người làm báo tôi có tâm niệm về đạo đức của một người làm báo đó
là “mắt sáng, bút sắc, lòng trong và bàn tay sạch” , từ cái tâm đó tôi có đôi điều
suy nghĩ về đạo đức của một người làm báo như sau.
Trước tiên để hiểu rõ sự xuống cấp của đạo đức nhà báo, chúng ta cùng
phân tích và đặt một số câu hỏi để thấy được vai trò quan trọng của đạo đức nghề
báo: Vì sao với nghề báo, đạo đức nghề nghiệp được đặc biệt coi trọng, được so
sánh với nghề y, nghề luật, an ninh, tòa án? Có ý kiến cho rằng vì đó là 5 nghề
này có vị trí quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi với nhiều người trong xã
hội. Thế nhưng nghề thực phẩm, nghề nông hay rất nhiều nghề khác đều có mối
quan hệ rất rộng với người dân; thậm chí còn có tính toàn dân. Như vậy thì nghề
giáo, nghề báo, nghề y, nghề luật, an ninh, tòa án có gì khác biệt với phần lớn
những nghề còn lại? Có một sự khác biệt rất lớn về mối tương quan của người làm
nghề và đối tượng phục vụ giữa 5 nghề này với những nghề còn lại. Nếu đặt lên
bàn cân một bên là người làm nghề và một bên là đối tượng phục vụ, thì với 5
nghề vừa nêu, đối tượng phục vụ nhẹ cân hơn hẳn về vị thế. Dường như người làm
nghề có quyền nhiều hơn đối tượng của mình. Ở thế yếu hơn, những người được
phục vụ khó có khả năng tự bảo vệ mình, họ phải trông chờ vào đạo đức nghề
nghiệp, vào lương tâm của các nhà báo, cũng như các thẩm phán, bác sĩ, điều tra
viên. Những người được phục vụ mong muốn những người làm nghề thận trọng và
cân nhắc kỹ càng trước mỗi một nhát dao mổ, một kết luận điều tra, một bản án,
một bài báo.


Mặt trái của nền kinh tế thị trường đang có tác động không nhỏ tới nhân
cách con người, khiến đạo đức xã hội xuống cấp, trong đó có đạo đức báo chí. Kết
10
quả của cuộc điều tra dư luận xã hội năm 2007-2008 về “Đạo đức nghề nghiệp của
nhà báo Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Thị Trường Giang tiến hành với 500 nhà
báo và 600 người dân nêu lên những con số đáng suy nghĩ: [ 24% số nhà báo
được hỏi cho rằng nhà báo nên tham gia viết bài có nội dung hoặc lồng ghép
quảng bá cho thương hiệu hoặc sản phẩm(trừ trường hợp nhà báo tác nghiệp
trong lĩnh vực này); 49% nhà báo được hỏi cho rằng nên nhận phong bì; 29% nhà
báo được hỏi cho rằng sẽ công bố chi tiết dù không được sự đồng ý của nguồn tin;
5% nhà báo được hỏi cho rằng đưa tin ảnh địa chỉ của bé gái bị xâm hại lên mặt
báo là bình thường 3,8% nhà báo được hỏi vẫn cho đăng thông tin chi tiết thu hút
công chúng dù điều đó không có lợi cho nhân vật ] (1)
(1) nguồn từ Sóng Trẻ: />option=com_content&view=article&id=827:hoi-nha-bao-viet-nam-voi-van-de-
dao-duc-nguoi-lam-bao-trong-co-che-thi-truong&catid=41:baochi-cat&Itemid=89
Nguyên nhân khách quan nào dẫn tới những biểu hiện xuống cấp về đạo
đức báo chí? Theo báo cáo kết quả cuộc điều tra dư luận xã hôi nói trên tác động
tiêu cực của cơ chế thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ nhà báo. 86,7% số người được hỏi là công chúng xếp
đây là nguyên nhân quan trọng số một.
Nếu chỉ số của sự văn minh là nhà cao, xe đẹp thì chắc chắn những bài viết
hoặc chương trình truyền hình mô tả ai đó mới mua xe nhiều nhiều triệu, mới tổ
chức tiệc mừng xe ô tô mới, hay dùng hàng hiệu này kia định hướng người đọc
được là cần nỗ lực mua nhà đẹp, xe đẹp hay dùng hàng hiệu sẽ được coi là “phục
vụ nhân dân”. Nếu chỉ số của sự văn minh là ý thức trách nhiệm xã hội, là những
hành động quan tâm và giúp đỡ những người thiệt thòi hơn mình thì những bài
viết hoặc chương trình truyền hình về cuộc chạy bộ kêu gọi xã hội quan tâm đến
trẻ em tự kỷ chẳng hạn sẽ được coi là phục vụ nhân dân vì giúp cho đông đảo
người đọc nhận biết về sự tồn tại của một nhóm thiệt thòi hơn mình trong xã hội.

11
Từ sự phân tích vai trò của đạo đức vừa nêu trên với tư cách sinh viên theo
học nghề báo, tôi tự hiểu rằng đạo đức nhà báo là vấn đề nóng bỏng hiện nay trong
khi hành nghề, đạo đức là những chuẩn mực của con người từ xưa đến nay người
có đạo đức luôn được mọi người coi trọng, nhiều người có tài nhưng không có đạo
đức thì cũng vứt như câu nói “ có tài mà không có đức thì cũng vứt – Hồ Chí
Minh” vì thế người làm báo có tài giỏi bao nhiêu đi nữa mà không có cái tâm thì
sẽ đưa ra những hậu quả lớn cho cộng đồng.
Vì thế theo ý nghĩ của tôi, người làm báo phải có tâm, cái tâm ở đây là sự
biết nhìn nhận vấn đề một cách khái quát, chân thực nhất, cái nhìn của nhà báo
phải là sự trung lập không nên ràng buộc vào những vấn đề khác để rồi hướng
nhìn cũng bị lệch lạc về một nơi nào đó mà không phải là cái đáng viết cho người
đọc biết và hiểu rõ nhất.
Một nhà báo hay một sinh viên học báo thì hãy luôn học tập và làm theo
tấm gương và đạo đức của Hồ Chí Minh. Người là một nhà báo kiệt xuất, người
sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh quan niệm, người làm
báo cũng là cán bộ cách mạng, gắn cuộc đời mình với dân tộc, chiến đấu kiên
cường vì lý tưởng của Đảng, lợi ích của tổ quốc. Người đã khẳng định: “Cán bộ
báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.
Vì vậy việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đối với người làm báo cũng hết sức quan
trọng và không thể thiếu. Đạo đức ở đây không phải là thứ đạo đức chung chung,
trừu tượng, mơ hồ, mà cụ thể là đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp. Xuất
phát từ chỗ xác định nhà báo cũng là chiến sĩ cách mạng, Bác yêu cầu: “Để làm
tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách
mạng”. Đạo đức cách mạng như Người nói có phải chăng đó là thời xa xôi của
mấy chục năm về trước khi chúng ta đang trong chiến tranh còn bây giờ thời bình
thì thôi? Theo suy nghĩ của tôi, thì cách mạng là sự nghiệp cả đời của một con
người làm báo, hay bất cứ con người nào sống trên đất nước Việt Nam này, cách
mạng thời chiến là chiến đấu để giải phóng cho đất nước, cách mạng bây giờ là để
12

xây dựng đất nước ngày một phồn vinh hơn, vì thế người làm báo hãy luôn xem
nghề của mình là phấn đấu cho cách mạng thành công hơn nữa trong thời bình.
Hồ Chí Minh đã đề cập đến nội dung này với nhiều khía cạnh phong phú
khác nhau. Trước hết, đó là vấn đề phê bình và tự phê bình. Người nói: “Phê bình
và tự phê bình là vũ khí cần thiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm
và phát triển ưu điểm”. Trong phê bình, Bác nhắc nhở: “Phê bình phải nghiêm
chỉnh, chắc chắn, có trách nhiệm, nói có sách mách có chứng. Phải phê bình với
tinh thần thành khẩn, xây dựng, “trị bệnh cứu người”. Chớ phê bình lung tung,
không chịu trách nhiệm (…). Mặt khác, các báo cũng cần khuyến khích quần
chúng giúp ý kiến và phê bình báo mình để tiến bộ mãi”. Bác đã từng đề nghị tất
cả các sách, báo đều phải ghi câu “Hoan nghênh bạn đọc phê bình” để khích lệ bạn
đọc góp ý, nhằm nâng cao chất lượng sách, báo. Về vấn đề này Bác Hồ đã có cách
làm rất thiết thực. Có lần sau khi kể về bước đầu đến với báo chí, Người tâm sự:
“Bây giờ khi Bác viết gì cũng đưa cho một số đồng chí xem lại. Chỗ nào khó hiểu
thì các đồng chí bảo cho mình sửa chữa”.
Làm báo là làm nghề của đại chúng, hãy luôn nghĩ mình là người lao động
của công chúng, công chúng cần chúng ta thông tin những gì xác thực nhất và khi
đã làm sai thì phải nhận và sửa lỗi ngay, đừng bao giờ ngại ngùng vì lỗi sai của
mình mà giấu nó đi. Khi giấu lỗi lầm đi là bạn đã vi phạm đạo đức nghề, hãy đặt
mình vào vị trí một người bị người khác lừa dối bạn và không xin lỗi khi người đó
biết sự thật, bạn sẽ nghĩ như thế nào, còn tôi thì sẽ rất tức giận. người ta đánh kẻ
chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại, khi mình làm sai mình nhận lỗi thì chẳng ai
trách mình cả còn mình có lỗi mà không nhận thì bạn sẽ bị lên án liền. Vì thế khi
làm nghề báo hãy dũng cảm đối đầu với sự thật, hãy biết nhận lỗi khi làm sai đó là
lương tâm của người làm báo.
Trong những lần gửi thư, hoặc gặp gỡ trực tiếp với các tờ báo, các đại hội
Hội Nhà báo, Bác thường góp ý phê bình ân cần và kỹ lưỡng nhiều vấn đề đối với
nhà báo trên bình diện tư tưởng, cũng như lao động nghiệp vụ báo chí. Bác nhắc
13
nhở các nhà báo phải luôn tâm niệm “vì ai mà viết, mục đích viết để làm gì”.

Trước khi viết “Phải đặt câu hỏi, viết cho ai: viết cho đại đa số Công - Nông -
Binh; viết để làm gì: để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình, để phục vụ quần
chúng; thế thì viết cái gì: trong vấn đề này cũng phải có lập trường vững vàng ta,
bạn, thù thì viết mới đúng. Viết để nêu cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta,
của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta,
của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt và giấu cái xấu.
Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ có
phóng đại, có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để
nêu lên, không phải bịa ra”.
Người đã chỉ ra cho chúng ta đạo đức khi làm việc, đó là hãy nghĩ đến đại
chúng khi làm báo, một bài báo hay không phải là bài báo chau chuốt câu từ, đó là
bài báo mà ai cũng đọc được và ai cũng hiểu được, đại đa số công chúng không
phải ai cũng hiểu những ngôn từ khoa học, khó hiểu vì thế là nhà báo bạn hãy viết
những bài báo mà công chúng đều hiểu được như thế họ sẽ thích đọc hơn những
bài mà toàn ngôn từ họ chưa tiếp xúc bao giờ. Hãy thử nghĩ nếu nhưng văn bản
pháp luật, những nghị định của chính phủ mới ban hành và bạn viết về nó một
cách khó hiểu đối với đại chúng thì những văn bản ấy có giá trị gì khi chính phủ
đưa ra mà người dân không hiểu gì và không làm theo, theo suy nghĩ của cá nhân
tôi thì hãy luôn tìm nhưng giọng văn thân thuộc nhất đối với đại chúng để họ hiểu
hơn về giá trị thông tin khi mình mang lại.
Trên phương diện đạo đức cách mạng của nhà báo, Bác Hồ còn phê phán
mạnh mẽ bệnh cá nhân chủ nghĩa mà không ít báo mắc phải. Về vấn đề này Bác
nêu lên hai khía cạnh. Thứ nhất, người làm báo phải có tinh thần vượt qua khó
khăn để vươn lên, phải có ý chí tự lực, tự cường, cố gắng học tập để làm tốt hơn
chức nghiệp của mình. Khi thấy có một số nhà báo vì trình độ văn hóa và chính trị
còn kém đâm ra bi quan, muốn đổi nghề, Bác khuyên “… phải có ý chí tự cường,
tự lập, kém thì phải cố mà học. Chúng ta phải làm thế nào để vượt được khó khăn,
làm tròn nhiệm vụ. Người cách mạng gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn,
14
chứ không chịu thua khó khăn”. Từ thực trạng về trình độ của những người làm

báo mấy năm đầu miền Bắc mới được giải phóng, Bác phân tích “Ngoài những
đồng chí làm báo trong những năm cách mạng và khán chiến, số đông cán bộ báo
chí đều mới vào nghề. Muốn viết hay, muốn tiến bộ thì phải cố gắng học hỏi, ra
công rèn luyện, chớ tự ái…”. Ngược lại, có nhiều nhà báo tự cao, tự phụ, tự cho
mình là trên hết, Bác cũng đã chỉ rõ: “Có người chỉ mốn làm cái gì để “lưu danh
thiên cổ” cơ. Muốn viết bài cho oai, muốn đăng bài mình lên các báo lớn. Cái đó
cũng không đúng. Những khuyết điểm đó đều do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra. Họ
không thấy rằng: làm việc gì có ích cho dân, cho cách mạng đều là vẻ vang”.
Như lời của Bác nêu trên, ta phải biết rằng nghề báo là nghề cao quý vì nó
phục vụ cho công chúng chứ không phải một vài cá nhân nào, và khi làm nghề tất
nhiên có lúc sẽ gặp khó khăn nhưng không phải vì gặp khó khăn mà bạn bỏ bê
công việc mà hãy cố găng vượt qua, hay biết vượt lên những trở ngại bởi chúng ta
đang được làm nghề cao quý như nghề giáo truyền đạt câu chữ cho măng non của
đất nước, còn chúng ta thì mang lại thông tin tri thức cho cộng đồng. là sinh viên
theo học nghề báo khi tôi chọn nghề cho mình đó cũng là một thử thách, bởi biết
bao người nói làm báo khổ lắm, không xin được việc nhưng điều đó không làm tôi
nản chí với nghề bởi tôi hiểu tôi tin nghề mình chọn và vinh dự khi được là người
học báo. Bởi tôi đang học nghề mà sau này làm việc không phải cho tôi mà cho
công chúng, cho mọi người cần thông tin và tri thức.
Về phương diện đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, Hồ Chí Minh
cũng đã đặt ra rất nhiều vấn đề sâu sắc. Ngay từ trong thời điểm nước sôi lửa bỏng
của cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác vẫn dành thời gian để viết tác phẩm quan
trọng “Sửa đổi lề lối làm việc”, trong đó có cả một chương mang tên “Chống thói
ba hoa” liên quan trực tiếp đến nghề báo. Người chỉ ra 8 biểu hiện của thói ba hoa,
đồng thời phân tích kỹ lưỡng và có ví dụ cụ thể. Đó là: “Dài dòng, rỗng tuếch, có
thói cầu kỳ, khô khan, lúng túng, báo cáo lông bông, lụp chụp cẩu thả, bệnh theo
sáo cũ, bệnh hay nói chữ, nói không ai hiểu. Sau đó Người chỉ ra cách chữa thói
ba hoa theo 5 cách cụ thể như sau: 1.Phải học cách nói của quần chúng. Chớ nói
15
như cách giảng sách (…); 2.Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản

đơn, thiết thực và dễ hiểu.; 3.Khi viết, khi nói phải luôn làm thế nào cho ai cũng
hiểu được. Làm sao cho quần chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu
gọi của mình. Bao giờ cũng phải tự hỏi: “Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?”;
4.Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết; 5.Trước khi nói,
phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận…”. ở một lớp tập huấn khác Người phân
tích chi tiết hơn: Phải tránh lối viết “dây cà ra dây muống”, nghĩa là lằng nhằng
“trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh”.
Mình viết ra cốt để giáo dục, cổ động, nếu người xem mà không nhớ được, không
hiểu được là viết không đúng, nhắm không trúng mục đích. Muốn cho người xem
hiểu được, nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ người xem, viết rõ
ràng, chớ dùng chữ nhiều. Để viết được như vậy cách làm của Bác là “Khi viết
xong một bài tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt hơn
nữa là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào họ
không hiểu, thì sửa lại cho dễ hiểu”.
Những lời của bác đã cho chúng ta hiểu thêm đạo đức báo chí là luôn phải
nghĩ đến người đọc, hiện nay nhiều nhà báo hay tâng bốc, nói quá về thông tin để
làm nên những bài báo thu hút độc giả, điều đó đã vi phạm đạo đức nghề báo.
Công chúng cần sự thật chứ không phải sự khoác lác ba hoa, không cần sự phô
trương thái quá. Đạo đức nhà báo là phải làm cho công chúng hiểu và nhìn nhận
đúng vấn đề như nhà báo nhìn thấy chú không phải để công chúng nhìn nhận theo
những ý nghĩ của mình, những việc không có thật vì thế nhà báo luôn phải là
người khách quan, là người tìm thấy vấn đề và đưa vấn đề đó ra cho công chúng
biết và nhận xét chư không phải là người nhận xét theo sự chủ quan của mình rồi
thông tin lại cho công chúng, như thế ự khách quan của bài viết đã không còn. Là
sinh viên học báo tôi đã nghe nhiều những lời của bạn bè hay một số người mới
gặp và họ hỏi mình học nghề gì? Tôi rất hứng khởi nói với họ tôi học báo chí
nhưng đáp lại là câu nói mà truyền kì mọi nhà báo chắc cũng đôi làn nghe thấy “
nhà văn nói láo, nhà báo nói phét” đó là sự chua chát, đụng đến lòng tự trọng của
16
bất kì người nào học hay làm báo rồi. Tại sao lại có những câu nói như vậy? và tôi

nghĩ nhà báo chúng ta đã làm gì mà công chúng lại nói như vậy, phải chăng đôi ba
làm chúng ta đã ba hoa chích chòe. Và rồi tôi tự nhủ sau này làm nghề mình
không bao giờ làm gì để công chúng mất lòng tin nữa, đó là đạo đức của nghề mà
tôi phải cố gắng làm được.
Một điểm nữa mà khi làm báo chúng ta cần lưu ý đó là phải cẩn thận trong
công việc, khi làm một việc gì đó ta phải luôn cẩn trọng, một bài báo không thể
xuất hiện sự cẩu thả, sự cậu thả trong văn học như Nam Cao cho đó là sự bất
lương thì trong nghề báo của chúng ta thì sao? Đó là sự tác trách không cò lương
tâm, không có cái đạo đức tối thiểu đối với nghề. Bài viết, nói, nghe đều tác động
đến phần đông công chúng chứ đâu phải một hai người mà có thể thông cảm được,
sai xót trên báo chí là sự nguy hiểm và nghiêm trọng, đa từng xảy ra nhiều vụ việc
như việc đưa tin là có loại thuốc kích thích thực vật chỉ vài ngày sau trồng là có
thể bán được, làm người tiêu dùng thực phẩm hoang mang, còn người bán thực
phẩm thì điêu đứng vì công sức làm ra rau củ không bán được phải bỏ đi chỉ vì sự
sai sót của nhà báo. Đây là vấn đề đáng phải lưu tâm, đôi với mọi người làm báo,
những ai đó đang và sắp sửa làm báo hãy ghi tâm vấn đề này.
Lời Người nói là những lời dạy khắc sâu trong mỗi người làm báo, viết
phải đúng sự thật cũng là vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo mà Bác
Hồ rất quan tâm. Người chỉ ra rằng: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi
không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết”. Lời dạy của Bác về
tính chân thật của báo chí có thể gói gọn lại ở hai chữ “có” và “cần”. Có là sự
kiện, sự việc diễn ra trong thực tế, là chất liệu để hình thành nên tác phẩm báo chí.
Song, tác phẩm lại có những quy định của nó, như kết cấu, dung lượng, chủ đề. Từ
cái “có” thực tiễn đó, nhà báo phải tìm được cái “cần”, tức là những chi tiết, sự
kiện phù hợp với chủ đề để đưa vào tác phẩm. “Không có gì cần nói, không có gì
cần viết, chớ nói, chớ viết càn”. Tính chân thật, khách quan không đòi hỏi nhà báo
phải phản ánh từng chi tiết vặt vãnh, nhỏ bé, nếu nó không liên quan đến nội dung
chính của tác phẩm. Nhưng nếu là những chi tiết, sự kiện có ích cho nội dung của
17
tác phẩm thì nhà báo phải ghi nhận thật tỉ mỉ, cụ thể, chính xác. Nếu không sẽ tạo

cho công chúng sự hoài nghi, mù mờ, hoặc hiểu lệch lạc. Còn mỗi khi đã lỡ viết
sai, viết thiếu chính xác thì phải thật thà nhận lỗi, đính chính. Đó cũng là một
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quan trọng của người làm báo, mà bản thân Bác
cũng là tấm gương sáng ngời. Có lần viết bài trên báo Nhân dân bị sai sót con số,
thế là Bác xin lỗi ngay: “Đó là một thái độ không nghiêm túc, cẩn thận. T.L xin
thật thà tự phê bình và xin lỗi các bạn đọc”.
Lời người dạy cho chúng ta thêm những bài học hay cho nghề nghiệp, mỗi
một người làm báo phải hiểu về cách đưa tin, tránh đưa quá hời hợt nhưng cũng
đừng quá chi tiết. để hiểu hơn ta vận dụng vào vấn đề cụ thể, ví như đưa tin về lũ
lụt, giá xăng dầu tăng, hay những thông số thiệt hai, sự phát triển của kinh tế nên
đưa những con số chân thực, chính xác và tỉ mỉ hơn để người quan tâm đến sự
việc đó có cái nhìn toàn diện và hành xử tốt hơn với công việc của mình. Còn
không nên đưa chi tiết đối với các thông tin nhạy cảm làm ảnh hưởng đến lợi ích
của quốc gia của cá nhân, doanh nghiệp nào đó, ví như khi đưa tin về vụ tai nạn
nào đó, đùng đưa những cảnh rùng rợn quá mức như thế sẽ làm phản cảm với
người đọc, và thân nhân của gia đình nạn nhân sẽ đau thương hơn khi nhìn người
thân mình thảm thiết trong tai nạn giao thông, hay một đứa trẻ bị hiếp dâm thì nhà
báo chúng ta phải cân nhắc nên đưa tin hay không, nếu có tính răn đe cảnh báo với
xã hội thì nên đưa nhưng phải thay đổi tên nạn nhân và đưa hình thì phải làm mờ
mặt nạn nhân hoặc có những góc chụp góc quay không chính diện với mặt của
người bị hại. tóm lại làm báo hãy nghĩ và đạt mình vào trong vị trí của đối tượng
mà mình muốn đưa tin, đó là cách làm tốt nhất để không làm tổn hại đến họ.
Quả thật, chính vì không có đủ đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp để đề
kháng những cám dỗ từ cơ chế kinh tế thị trường mà thời gian qua không ít cơ
quan báo chí và bản thân nhà báo, trong hoạt động của mình, đã mắc phải nhiều
sai lầm, đánh mất đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, đi ngược lại tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh về báo chí và người làm báo. Nó diễn ra dưới nhiều hình
18
thức, thủ đoạn hết sức đa dạng và tinh vi, mà chủ yếu là xuất phát từ chủ nghĩa cá
nhân.

Trước hết phải kể đến hiện tượng nhà báo và cơ quan báo chí lợi dụng cái
gọi là “quyền lực thứ tư”, mà thực chất là lợi dụng sức mạnh của công chúng, sức
mạnh của dư luận xã hội để tự xem mình như những người có quyền đứng trên
pháp luật, hách dịch với quần chúng; hù dọa, tống tiền các doanh nghiệp, dùng
danh nghĩa chống tiêu cực để thực hiện hành vi tiêu cực, bất kể các đức tính liêm,
chính, chí công, vô tư. Ngược lại, nếu không được chiều chuộng thì nảy sinh thiên
kiến, khi có cơ hội thì vội vàng quy kết, luận tội, thậm chí còn đưa ra hình thức xử
lý chẳng khác nào các cơ quan thực thi pháp luật, nhằm đánh gục, giết chết, chứ
không phải để “trị bệnh cứu người” như quan điểm của Bác Hồ về nhiệm vụ
chống tiêu cực của báo chí, làm cho vị thế và uy tín của các cơ quan báo chí và
người làm báo bị hạ thấp rất nhiều trong lòng công chúng.
Những điều vừa nêu trên thật sự là nỗi đau của một nghề mà người làm
nghề đi sai hướng, đó là sự chua xót. Với tư cách người làm báo tương lai, tôi thiết
nghĩ mọi nhà báo phải luôn rèn luyện đạo đức cho mình, đầu tiên là đạo đức của
một con người khi sống phải như thế nào? Thứ hai là nên nghĩ về đạo đức nghề
của mình như thế nào? Hãy có trách nhiệm với nghề của mình như trách nhiệm
với chính bản thân mình, hãy đặt lợi ích chung lên đầu chú đừng đặt lợi ích cá
nhân của mình lên đầu. khi đang còn được ngồi trên ghế nhà trường ai đó đang là
sinh viên nghề báo hãy tu dưỡng ngay cho mình một đạo đức nghề cho mình đó là
hành trang tốt nhất cho nghề báo sau này. Và ai đó đang làm nghề hãy tu dưỡng
đạo đức của mình tốt hơn nữa đừng để nó tuột dốc mà hãy đi lên.
Một hệ quả tất yếu của những tư tưởng và cách hành xử nêu trên là tệ vi
phạm tính khách quan, chân thật trong báo chí. Ai cũng biết uy tín của báo chí phụ
thuộc vào tính khách quan, chân thật có trong những thông tin mà báo chí đăng tải.
Điều 2 Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam quy định: “Nhà
báo có trách nhiệm cung cấp cho công chúng hình ảnh chân thật, đúng bản chất về
quá trình của sự kiện và tình huống được thông tin, thông qua đó hướng dẫn dư
19
luận”. Thế nhưng do bị những lợi ích vật chất riêng tư chi phối mà thời gian qua
không ít nhà báo đã bị các thế lực đen điều khiển, phải bẻ cong ngòi bút, bóp méo

sự thật, làm mất tính khách quan trong thông tin. Qua đó góp phần che giấu các
hoạt động tiêu cực trong xã hội. Để rồi thay vì là người chiến sĩ chiến đấu cho lợi
ích của nhân dân, của đất nước, một số nhà báo đã trở thành kẻ đồng lõa, bảo kê
cho tiêu cực, tham nhũng. Hay nhẹ nhàng và phổ biến hơn là tình trạng một số nhà
báo thiếu tôn trọng tính khách quan, chân thật trong thông tin trong việc quảng cáo
sản phẩm, quảng bá thương hiệu không dựa trên cơ sở thực tế; ca ngợi, tâng bốc
một chiều, vì lợi ích kinh tế cục bộ của cơ quan báo chí hoặc vì tư túi của nhà báo.
Nói chung, dù với mức độ nào thì những hành vi đại loại như vậy cũng đều vi
phạm Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, bởi điều 3 quy
định này ghi rõ: “Nhà báo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí,
không vì bất kỳ sức ép nào mà làm trái mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam, đi
ngược lợi ích đất nước”. Đồng thời điều đó cũng hoàn toàn xa lạ với lời dạy giản
đơn mà sâu sắc của Bác: “Không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ
viết càn”. Vì nói và viết như thế thì báo chí chỉ làm nhiễu loạn dư luận xã hội, và
đánh mất niềm tin của công chúng vào mình mà thôi.
Chưa dừng lại ở đó, chủ nghĩa cá nhân cũng là một trong những yếu tố tạo
ra sự sai sót làm mất tính chân thật trong thông tin báo chí. Bởi có những nhà báo
muốn cạnh tranh với đồng nghiệp, nên phải “đi tắt đón đầu” bằng cách thông tin
“lụp chụp, cẩu thả”, thậm chí còn thông tin theo dự đoán chủ quan, không đúng
thực tế. Có khi vì chạy theo những nguồn thông tin mới một cách quá đà, thiếu suy
nghĩ về hậu quả của nó, một số cơ quan báo chí và nhà báo còn đưa ra những
thông tin gây tác hại không nhỏ cho lợi ích của một bộ phận công chúng, đi ngược
lại lời dặn dò của Bác Hồ: “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói,
chớ viết”.
20
Trong khi đó việc công khai xin lỗi, cải chính những thông tin sai lệch, gây
ảnh hưởng xấu đến uy tín của các cá nhân, đơn vị khác đến nay vẫn chưa được các
cơ quan báo chí thực hiện một cách nghiêm túc, không như quan điểm của Bác
Hồ, đã lỡ viết sai, viết thiếu chính xác thì phải thật thà nhận lỗi, cải chính, và mặc
cho điều 4 Quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam đã quy

định: “Nhà báo có quyền kiên trì quan điểm và thông tin đúng đắn của mình,
nhưng phải tôn trọng quyền trả lời và quyền cải chính của công dân theo đúng
pháp luật”, nên đã gây ảnh hưởng không ít đến danh dự, lợi ích của một số cá
nhân, đơn vị khác. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói: “Rất đúng là phía
sau những dòng cải chính trên báo là số phận, sự còn mất, nỗi vinh nhục của mỗi
con người, thậm chí của cả một gia đình, dòng họ, của cả một doanh nghiệp với
biết bao người lao động gắn bó”. Từ đó ông chỉ ra: “Việc chân thành nhìn nhận sai
sót, nghiêm túc đính chính đúng sự thật là bản lĩnh, là cái tâm, là trách nhiệm cao
của người làm báo đối với sinh mạng của con người và của toàn xã hội”, nên các
báo cần phải thực hiện nó một cách nghiêm túc và đầy đủ hơn.
Đạo đức là cái cần đạt được của mỗi con người, nghề nào cũng có đạo đức
và đạo đức nghề báo là cái mà chúng ta không thể không có khi làm nghề báo. Có
những nhà báo vi phạm đạo đức thường xuyên mà họ không bao giờ sửa chữa
được, đó là câu hỏi phải chăng đó là câu hỏi mà người ta thường nó đến cơ chế thị
trường nhưng theo suy nghĩ của tôi đó chỉ là một phần mà thôi, còn lại đó là đạo
đức khi rèn luyện lúc vào nghề. Khi là sinh viên bạn hay nghĩ gì? Đa số mọi người
học đều nghĩ tới việc làm, lương thế nào? Có ai nghĩ phải làm sao cho công chúng
luôn tin tưởng mình, luôn phấn đấu sao cho đạo đức làm nghề của mình tốt hơn.
Với tư các là một người theo đuổi nghề báo, tôi cũng có đôi lần nghĩ về tương lai
về việc làm cũng như địa vị của mình sau này, nhưng sau nhiều lần nghĩ và khi
học môn đạo đức và pháp luật báo chí, cái nhìn của tôi đã sáng tỏa hơn trước, tôi
nhìn ra làm báo là nghề cao quý là nghề được phục vụ quần chúng nhân dân, đem
thông tin và tri thức cho người dân. Cái ý nghĩ bây giờ không phải là tìm việc tìm
21
danh lợi địa vị trong nghành báo mà là tim cho mình đạo đức, trình độ để phục vụ
quần chúng tốt hơn và chắc rằng một con người có đạo đức với nghề sau này dù
địa vị thế nào thì vẫn vui vẻ, lạc quan lao động hết mình cho độc giả.
Quả không thể không lo ngại khi nhìn lại thực tế thời gian qua do bị tác
động bởi mặt tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường mà đã có không ít cơ quan báo
chí và người làm báo vi phạm Quy ước đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt

Nam dưới những hình thức và mức độ khác nhau. Có thể nhìn nhận tổng thể thực
tế đó qua vài con số sau. Theo Bộ Văn hóa- Thông tin, từ năm 1998 đến năm 2001
có 19 nhà báo bị thu hồi thẻ, trong đó có 6 người do thông tin sai sự thật. Từ năm
2003 đến 2005 số nhà báo bị thu hồi thẻ đã tăng lên đến 27 người, trong đó cũng
lại có một số trường hợp do vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, vài năm trở
lại đây còn có đến vài chục trường hợp cơ quan báo chí bị phạt hành chính, hàng
chục trường hợp bị nhắc nhở, phê bình, cảnh cáo. Thậm chí còn có một số báo bị
đình bản, và thu hồi ấn phẩm do vi phạm các quy định trong công tác quản lý báo
chí, hoạt động sai tôn chỉ, mục đích, hoặc thông tin tạo ra hiệu ứng xấu trong dư
luận xã hội. Mới đây, hẳn mọi người vẫn chưa quên, vụ một số nhà báo của các cơ
quan báo chí có tầm cỡ bị phạt tiền vì đã thông tin sai sự thật về khả năng gây
bệnh ung thư của trái bưởi, gây thiệt hại khá nặng nề cho bà con nông dân trồng
bưởi, đó cũng là một dạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của báo chí cần được ghi
nhớ, dù rằng những nhà báo ấy có hành động vô tình và không phải vì động cơ
xấu.
Tóm lại sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường chỉ là nguyên nhân trước
mắt dẫn đến những sai phạm của một số nhà báo và cơ quan báo chí , còn nguyên
nhân sâu xa của nó xét đến cùng không gì khác hơn là do nhiều người làm báo
chúng ta đến nay vẫn chưa chịu rèn luyện đạo đức nghề, và chưa học tập và thấm
nhuần tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác Hồ đối với báo chí.
Từ sự phân tích nói trên và khi đã được học tập môn đạo đức báo chí dưới
góc độ của một người sinh viên học báo, tôi thiết nghĩ để làm báo tốt nhất nhà báo
22
cần phải trau dồi đạo đức nhiều hơn nữa và dưới đây là những điều mà một người
làm báo cần phải đạt được:
Thứ nhất chúng ta hãy cố gắng lao động hoàn thành nghĩa vụ của một con
người làm báo, hết mình lao động cho công việc của đại chúng, đang là sinh viên
thì hãy phấn đấu học tập và tu dưỡng đạo đức báo chí để sau này khi tác nghiệp
không làm trái đạo đức nghề của mình.
Thứ hai nhà báo phải đặt tính chân thực với độc giả lên đầu, khi làm sai

phải nhận lỗi và sửa lỗi. Khi nhận lỗi và biết sửa lỗi là một lần chúng ta biết tu
dưỡng và rèn luyện đạo đức báo chí, là sinh viên hãy cố gắng rèn luyện từ những
việc nhỏ như trong học tập như thế bạn sẽ quen với việc đặt đạo đức của mọi việc
mình làm lên đầu, sau này khi làm nghề bạn sẽ có phong thái làm việc theo đạo
đức.
Thứ ba, hãy cố gắng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
đạo đức của người là đạo đức lí tưởng của mọi ngành nghề nhất là với nghề báo.
Khi đã thông suốt tư tưởng đạo đức của người bạn sẽ luôn làm mọi việc tốt hơn
bởi đạo đức của người là chuẩn mực.
Thứ tư khi chúng ta tác nghiệp hãy nhân đạo hơn, hãy nghĩ đến bạn đọc,
nghĩ đến đối tượng của mình,đừng nghĩ đến mình hay tòa soạn của mình quá
nhiều. Hãy nghĩ nếu một đứa tre bị hiếp dâm, bạn cũng đưa hình của đứa trẻ đó
lên trang báo thì bạn bè của đứa bé sẽ giễu cợt nó như thế nào? Số phận của cô bé
đó ra sao? Lương tâm trong những vụ việc của mình trong những vụ việc này phải
đưa lên đầu, bởi vì nếu những lời những hình bạn đưa đến với công chúng có thể
quyết định số phận của một con người, tình dục và bạo lực luôn là những thứ luôn
làm báo bán chạy nhất nhưng việc của người làm báo chúng ta không phải bán
báo. Là sinh viên hãy tìm hiểu những vấn đề tế nhị khi viết báo, hãy gắn đạo đức
của mình với bài viết nếu bạn làm được như vậy chắc chắn sau này khi tác nghiệp
bạn sẽ không bao giờ làm tổn hại người nào trên bài viết.
Là sinh viên hãy tìm hiểu thật kĩ làm báo là làm cho ai? Đó là làm cho đại
chúng nghe, xem, đọc vì thế bạn nên hãy nghĩ đến mọi người hơn là đến mình.
23
Làm báo không phải để làm giàu vì thế trước khi bước vào nghề hãy nghĩ rằng báo
chí là phục chứ không phải làm lợi cho bản thân mình, nếu muốn giàu bạn hãy
chọn nghề khác đừng bao giờ dùng thông tin và quyền lợi của công chúng mà làm
giàu, nếu cố ý làm vậy bạn sẽ không bền với nghề và có thể nhận những hậu quả
xấu cho chính bản thân mình. Khi còn là sinh viên hãy bỏ những ý nghĩ làm giàu
bằng nghề của mình bất chấp đạo đức và pháp luật, khi không còn ý nghĩ đó sau
này tác nghiệp bạn sẽ vô tư để làm nghề mà không chịu sự đè nén của ghánh nặng

ý nghĩ cơm áo, hãy tự hào về nghề của mình, nghề cao quý như nghề y nghề giáo,
nghề được phục vụ công chúng. Chắc hẳn nếu bạn nghĩ được như vậy đạo đức
nghề báo của bạn sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều.
Là một sinh viên học báo hay người đã làm báo hãy khắc sâu trong mình
mấy chữ “ bút sắc, mắt sáng, lòng trong, bàn tay sạch” chỉ mấy chữ này thôi là cả
một sự nổ lực cố gắng để một người làm báo phấn đấu đạt được, đó là cái làm nên
phẩm chất một người làm báo chân chính,hoàn thành nghĩa vụ của nghề với mình
với công chúng. Đạo đức nghề báo làm nên tất cả những câu chữ đó.
Chú thích: Các nguồn tài liệu tham khảo:
+ giáo trình đạo đức báo chí.
+ diễn đàn hội nhà báo việt nam:
+trang web : tailieu.vn
24

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×