Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Báo cáo kiến tập về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.24 KB, 39 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI:

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THIÊN TUẤN

Hà Nội, tháng 06 năm 2016


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI:

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THIÊN TUẤN

Sinh viên thực hiện

:

Nguyễn Xuân Hùng


Lớp

:

TN8T4

Chuyên ngành

:

Tài chính doanh nghiệp

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Trần Đình Vân

Hà Nội, tháng 06 năm 2016


Mục lục
Lời mở đầu......................................................................................................... 1

Chương 1: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Thiên Tuấn..... 2
1.1. Khái quát về Công ty CP Thiên Tuấn..........................................................2
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................2
1.1.2. Kết quả hoạt động SXKD của 3 năm gần nhất..........................................3
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Thiên Tuấn.....................................4
1.2.1. Nguồn tài trợ và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty................................4
1.2.1.1. Nguồn tài trợ vốn kinh doanh.................................................................4
1.2.1.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty.......................................................5
1.2.2. Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP Thiên Tuấn................................7
1.2.2.1. Quy mô và kết cấu VCĐ........................................................................7

1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP Thiên Tuấn qua một số chỉ tiêu
.............................................................................................................................9
1.2.3. Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty CP Thiên Tuấn..............................12
1.2.3.1. Quy mô và kết cấu VLĐ.......................................................................12
1.2.3.2. Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty CP Thiên Tuấn qua một số chỉ tiêu
...........................................................................................................................15
1.2.4. Một số chỉ tiêu khác................................................................................17
1.2.4.1. Hệ số quay vòng vốn............................................................................17
1.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh.................................................18
1.2.4.3.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu..................................................19

Chương 2: Những đánh giá và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở
Công ty CP Thiên Tuấn.......................................................................................21


2.1. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Thiên Tuấn.......21
2.1.1. Những kết quả đạt được............................................................................21
2.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân...................................................................22
2.2. Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty CP Thiên Tuấn
.............................................................................................................................22

Kết luận:....................................................................... 25
Phụ lục:.........................................................................................................26
Tài liệu tham khảo:.............................................................................32


Danh mục các từ viết tắt
Ký tự viết tắt

Chữ viết đầy đủ


CP

Cổ phần

TSCĐ

Tài sản cố định

VCĐ

Vốn cố định

VLĐ

Vốn lưu động

ĐVT

Đơn vị tính

SXKD

Sản xuất kinh doanh


Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động SXKD của 3 năm gần nhất (2013-2015)............3
Bảng 1.2: Các nguồn tài trợ vốn kinh doanh của công ty................................4
Bảng 1.3: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty..................................................5

Bảng 1.4 Bảng kết cấu VCĐ của công ty...........................................................7
Bảng 1.5: Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty…10
Bảng 1.6 Bảng quy mô và kết cấu VLĐ.......................................................…12
Bảng 1.7: Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty…15
Bảng 1.8: Bảng hệ số quay vòng vốn của công ty ..........................................17
Bảng 1.9: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh.................................18
Bảng 1.10: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu................................19

Danh mục các biểu đồ
Hình 1.1: Biểu đồ cơ cấu vốn của công ty..........................................................6
Hình 1.2: Biểu đồ kết cấu VCĐ..........................................................................8
Hình 1.3: Biếu đồ kết cấu VLĐ........................................................................13


7

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh
tế thị trường nhiều thành phần…Điều đó, đặt ra sức ép cạnh tranh cho các doanh
nghiệp Việt Nam, để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì
đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ
của mình. Điều này, cũng có nghĩa là các doanh nghiệp phải biết cách sử dụng
những đồng vốn của mình hiệu quả nhất. Vậy doanh nghiệp sử dụng vốn ra sao,
như thế nào để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất là một vấn đề cấp thiết ?
Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành SXKD, dù ở quy mô lớn hay vừa và nhỏ,
dù ở lĩnh vực nào hay loại hàng hóa nào, thì cũng cần một lượng vốn nhất định
để phục vụ SXKD. Vốn là điều kiện tiên quyết để giúp các doanh nghiệp sản
xuất và thực hiện các mục tiêu kinh tế của mình vì lợi nhuận. Vì vậy, việc sử
dụng vốn có hiệu luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp hướng tới.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, thì các doanh nghiệp phải luôn tìm tòi

hướng đi mới cho riêng mình, phải chủ động trong kinh doanh, bù đắp chi phí và
có lãi. Để được như thế thì doanh nghiệp phải làm tốt công tác của mình từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đó là sử
dụng hiệu quả vốn SXKD.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài “ Hiệu quả sử
dụng vốn của Công ty CP Thiên Tuấn” để làm báo cáo cho đợt kiến tập của
mình tại Công ty CP Thiên Tuấn.
Báo cáo này gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Thiên Tuấn
Chương 2: Những đánh giá và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở
Công ty CP Thiên Tuấn
Đề tài này được sự hướng dẫn tận tình của Ths. Trần Đình Vân cùng với sự giúp
đỡ của các cán bộ công nhân viên trong Công ty CP Thiên Tuấn. Tuy nhiên,
trong quá trình thu thập thông tin và viết báo cáo khó tránh khỏi những sai sót,
nên rất mong Thầy Cô giáo và các bạn đọc quan tâm tới đề tài của mình góp ý
và nhận xét để đề tài của mình có thể hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn!


8

Chương 1: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
CP Thiên Tuấn
1.1. Khái quát về Công ty CP Thiên Tuấn
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Tiền thân của Công ty CP Thiên Tuấn là Công ty CP Hoàng Anh. Ngày
20 tháng 11 năm 2008, để đáp ứng với tình hình phát triển SXKD và phù hợp
với xu thế của xã hội, thì tại cuộc họp cổ đông đơn vị đã nhất trí chia tách Công
ty CP Hoàng Anh thành 2 Công ty đó là : Công ty CP Hoàng Anh do Ông :
Nguyễn Thủy Ngân làm giám đốc và Công ty CP Thiên Tuấn do Ông : Nguyễn
Văn Tuấn làm giám đốc.

Ngày 01 tháng 01 năm 2009 thì Công ty CP Thiên Tuấn chính thức được
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đăng kí kinh doanh. Công ty có tên viết
tắt là Thiên Tuấn ., JSC và có trụ sở chính tại Khối 12 – Thị trấn Thạch Hà –
Huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh. Với các ngành kinh doanh chính là: xây dựng
các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, trạm và đường dây
điện 35Kv trở xuống, điện nước sinh hoạt, san lấp mặt bằng; kinh doanh vật liệu
xây dựng, phân bón, mộc dân dụng; dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ. Khi bắt
đầu đi vào hoạt động thi Công ty có tổng số vốn điêu lệ là 3 tỷ đồng, sau một
thời gian hoạt động và phát triển thì năm 2012 Công ty đã bổ sung thêm số vốn
điều lệ đưa số vốn điều lệ hiện có là 9 tỷ đồng.
Kế thừa năng lực kỹ thuật, thiết bị, kinh nghiệm SXKD từ Công ty CP
Hoàng Anh cùng với sự đầu tư lớn về vốn, đội ngũ kỹ thuật và thiết bị thi công
tiên tiến. Công ty CP Thiên Tuấn mạnh dạn đi vào SXKD. Từ năm 2009 đến
nay Công ty đã nhận và thi công nhiều công trình có quy mô, đã có uy tín với
các Chủ đầu tư. Các công trình do đơn vị thi công đạt chất lượng, thẩm mỹ và
đúng tiến độ. Kinh doanh vật liệu xây dựng và vận tải phát triển mạnh. Doanh
thu 2 năm 2009 và 2010 đạt hơn 10 tỷ đồng, năm 2011 là hơn 18,5 tỷ đồng, các


9

năm từ 2012 đến 2015 doanh thu đạt hơn 20 tỷ đồng. Đến nay đơn vị đã mở
thêm nhiều địa bàn kinh doanh và ngành nghề kinh doanh để phù hợp với môi
trường kinh doanh thời kỳ hội nhập.

1.1.2. Kết quả hoạt động SXKD của 3 năm gần nhất (2013-2015)
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động SXKD của 3 năm gần nhất (2013-2015)
ĐVT: đồng Việt Nam

Năm

2013

Năm
2014

Năm 2015

20.429.769.700

27.288.646.979

2.Giá vốn hàng
bán

18.136.189.255

3.Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

Chỉ tiêu

Chênh lệch năm 2014
so với 2013

Chênh lệch năm 2015
so với 2014

Số tiền
(tăng/giảm)


Tỉ lệ %
(tăng/giảm)

26.900.233.404

6.858.877.270

133,57

-388.413.570

23.723.999.547

23.388.750.776

5.587.810.290

130,81

-335.248.771

53,69

2.293.580.445

3.564.647.432

3.511.482.628


1.271.066.987

155,42

-53.164.804

90,58

4.Chi phí quản lý
kinh doanh

1.964.729.458

2.926.093.886

3.013.025.507

961.364.428

148,93

86.931.621

102,97

5.Chi phí thuế
TNDN

22.235.433


39.951.663

38.788.967

17.716.230

179,68

-1.162.696

97,09

6.Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp

66.706.299

141.646.805

137.524.521

74.940.506

212,34

-4.122.284

97,09


1.Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ

Số tiền
Tỉ lệ %
(tăng/giảm) (tăng/giảm)

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014-2015)

Qua bảng số liệu trên ta có thế thấy được doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng năm 2014 nhưng lại giảm vào năm 2015.
Trong năm 2014, là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) của
Nhà nước đạt sự tăng trưởng tốt cùng với việc công ty đã tập trung đầu tư vào
trang thiết bị máy móc, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
của kỹ sư, công nhân và nhân viên đã tác động tích cực tới công ty giúp cho tình
hình hoạt động SXKD của công ty đạt được hiệu quả cao, số lượng hợp đồng

98,58


10

tăng trong năm này và chất lượng sản phẩm dịch vụ sản xuất được nâng cáo và
công ty được nhiều khách hàng lựa chọn và tin cậy. Đây chính là lý do làm cho
doanh thu thuần năm 2014 tăng đạt 27.288.646.979 đồng, tăng 6.858.877.270
đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,57 % so với năm 2013.
Tuy vậy, nhưng năm 2015 lại có xu hướng giảm vì nền kinh tê thế giới lúc này
đang trên đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng : cuộc khủng hoảng và cuộc chiến

chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông, cấm vận của phương Tây với
Nga… nên đã tác động tới nền kinh tế nước ta nói chung và tác động tới công ty
nói riêng, làm cho doanh thu thuần của công ty năm 2015 giảm 388.413.570
đồng tương ứng với 1,42% so với năm 2014. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của
năm 2015 vẫn đạt được 137.524.521 đồng.
Tóm lại, trong 3 năm qua công ty hoạt động SXKD có hiệu quả bằng
chứng là doanh thu thuần tăng theo tình hình kinh tế chung và mức lợi nhuân mà
công ty đạt được luôn ở mức cao. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy công ty đã
quan tâm xem xét, điều chỉnh các chiến lược trong việc tiết kiệm, giảm trừ các
chi phí để hoạt động SXKD của công ty gặt hái được nhiều thành công và đạt
được những mục tiêu đề ra.

1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP Thiên Tuấn
1.2.1. Nguồn tài trợ và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
1.2.1.1. Nguồn tài trợ vốn kinh doanh
Bảng 1.2: Các nguồn tài trợ vốn kinh doanh của công ty
ĐVT: đồng Việt Nam

Chỉ tiêu
Năm 2013
Vốn đầu tư ban đầu
9.052.545.784
của chủ sỡ hữu

Năm 2014

Năm 2015

8.790.409.388


20.120.006.252

Vay ngắn hạn

5.353.020.000

5.201.149.000

3.748.123.000

Vay dài hạn

0

2.800.000.000

0


11

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2014-2015)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được ngoài số vốn điều lệ của công ty
thì chính sách tài trợ vốn kinh doanh của công ty chủ yếu dựa vào vốn chủ sở
hữu, đặc biệt là năm 2015 thì vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tới 84,3% tổng
các nguồn tài trợ vốn kinh doanh cho công ty. Việc công ty sử dụng nhiều vốn
chủ sẽ đảm bảo sự an toàn và khả năng tự chủ, độc lập về tài chính của công ty
tăng cao, công ty không phải thường xuyên đối mặt với việc thanh toán lãi vay,
giảm thiểu được rủi ro và các chi phí lãi vay và có thể tài trợ cho các dự án kinh

doanh của mình mà không gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đáo
hạn của công ty. Và việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu, sẽ cho công ty có khả
năng tài trợ tốt cho TSCĐ, qua đó tạo dựng được niềm tin với các chủ nợ, các
nhà đầu tư và các doanh nghiệp muốn hợp tác với công ty…
1.2.1.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Bảng 1.3: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
ĐVT: đồng Việt Nam

Năm 2013

Năm 2014

Chênh lệch năm
2014 so với 2013

Năm 2015

Chỉ tiêu

Chênh lệch năm
2015 so với 2014

%

Số tiền
(tăng/giảm)

%

Giá trị


%

Giá trị

%

Giá trị

%

Số tiền
(tăng/giảm
)

10.743.525.95
6

63,47

11.426.211.28
9

56,91

11.755.363.69
8

44.49


682.685.330

106,35

329.152.409

102,88

Vốn lưu
động

6.182.512.411

36,53

8.649.931.320

43,09

14.667.387.96
0

55,51

2.467.418.909

139.91

6.017.456.640


169,57

Tống
vốn

16.926.038.36
7

100

20.076.142.60
0

100

26.422.751.65
8

100

3.150.104.240

118,61

6.346.609.050

131,61

Vốn cố
định


(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2014-2015)

Hình 1.1 Biểu đồ cơ cấu vốn của công ty


12

Qua kết quả trên bảng số liệu, ta thấy tổng vốn kinh doanh của công ty
liên tục tăng trong 3 năm qua. Năm 2013 tổng vốn của công ty là
16.926.038.367 đồng, đến năm 2014 tổng vốn của công ty đạt 20.076.142.600
đồng, tăng 18,61% so với năm 2013. Đến năm 2015 thì tổng vốn của công ty
tiếp tục tăng và đạt 26.422.751.658 đồng, tăng 31,61% so với năm 2014. Sự
thay đổi liên tục này chủ yếu là do sự thay đổi lớn của VLĐ. Năm 2013, VLĐ
của công ty đạt 6.182.512.411đồng đến năm 2015 thì số VLĐ của công ty lên
tới 14.667.387.960 đồng. Nguyên nhân chính làm cho số VLĐ của công ty tăng
mạnh là do công ty đã đầu tư mua mới các tài sản cố định, thiết bị phục vụ cho
quá trình SXKD đã làm tăng lượng hàng tồn kho và các khoản thu ngắn hạn
cũng tăng theo. Và một phần là do các chính sách lưu chuyển tiền tệ trong quá
trình SXKD của công ty được thực hiện tốt.
Nhưng tỷ lệ thuận với sự gia tăng của tổng vốn kinh doanh và VLĐ là sự tăng
lên của VCĐ. Năm 2014 VCĐ của công ty là 11.426.211.289 đồng tăng
682.685.330 đồng với tỷ lệ tăng 6,35% so với năm 2013. Năm 2015 VCĐ của
công ty là 11.755,363.698 đồng, VCĐ đã tăng lên 329.152.409 đồng với tỷ lệ
tăng là 2,88% so với năm 2014. Điều này thể hiện sự gia tăng đầu tư của công ty
vào máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, công ty đã chi đầu tư thêm TSCĐ
tăng cường năng lực sản xuất và do một số TSCĐ của công ty đã khấu hao hết
phải đầu tư mua mới đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường.
Tổng vốn kinh doanh tăng qua 3 năm chứng tỏ sự đầu tư rất lớn của công
ty để mở rộng quy mô SXKD. Nhận thấy cả VCĐ và VLĐ của công ty trong 3

năm tăng nhanh khẳng định sự cố gắng vượt bậc của cán bộ công nhân viên
trong công ty đã nỗ lực hết mình, huy động vốn cao đầu tư cho sản xuất. Vì thế
nên công ty cần phải có các chính sách kinh doanh có hiệu quả để sử dụng
những đồng vốn của mình huy động được có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận tối
đa cho công ty, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

1.2.2. Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP Thiên Tuấn
1.2.2.1. Quy mô và kết cấu vốn cố định


13

Bảng 1.4 Bảng kết cấu VCĐ của công ty
ĐVT: đồng Việt Nam

Vốn cố định

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Giá trị

%

Giá trị

%


Giá trị

%

1. Tài sản cố định

3.771.553.582

35,11

7.142.130.384

62,51

7.098.745.128

60,39

- Nguyên giá

6.644.524.707

- Khấu hao

(2.932.971.125)

2. Chi phí
XDCBDD
Tổng


11.504.129.341

12.126.977.759

(4.361.998.956

(5.028.232.622)

)

7.031.972.374

64,89

4.284.080.904

37,49

4.656.618.561

39,61

10.743.525.956

100

11.426.211.289

100


11.755.363.698

100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2014-2015)

Hình 1.2: Biểu đồ kết cấu vốn cố định
Nhìn chung, qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình VCĐ của Công ty
trong 3 năm qua ổn định và tăng lên. Cụ thể do các yếu tố sau:
Tài sản cố định: Công ty quan tâm đầu tư tài sản cố định, nguyên giá tăng
lên qua các năm. Năm 2013, giá trị tài sản cố định là 3.771.553.582 đồng, chiếm
tỷ trọng 35,11% trong tổng VCĐ. Năm 2014, tài sản cố định là 7.142.130.384
đồng, chiếm tỷ trọng 62,51% trong tổng VCĐ. Nguyên nhân tăng là do công ty
đã đầu tư mua mới thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc mở rộng hoạt động
SXKD của mình. Năm 2015, tài sản cố định là 7.098.745.128 đồng, chiếm tỷ
trọng 60,39% trong tổng số VCĐ. Tuy năm 2015, công ty có đầu tư mua sắm
thiết bị mới nhưng một số máy móc thiết bị cũ của những năm trước đã làm cho
mức trích khấu hao tăng lên. Mà nguyên giá tài sản cố định có tăng nhưng vẫn
tăng ít hơn so với mức trích khấu hao tăng nên đã làm cho tài sản cố định năm
2015 giảm so với năm 2014. Và toàn bộ TSCĐ của công ty đã được huy động
hết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không có TSCĐ chưa cần dùng hay


14

không cần dùng, việc này có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn và thể hiện sự cố
gắng của công ty trong việc khai thác nguồn lực có sẵn của mình vào sản xuất
ngay từ khâu lập kế hoạch mua sắm TSCĐ để tránh TSCĐ mua về lại chưa cần
dùng tới gây ứ đọng vốn, lãng phí vốn, do đó giúp công ty tiết kiệm được chi phí

bảo quản, bảo dưỡng những máy móc thiết bị chưa sử dụng.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2013 là 7.031.972.374 đồng, chiếm
tỷ trọng 64,89% tổng VCĐ, năm 2014 là 4.284.080.904 đồng chiếm tỷ trọng
37,49% trong tổng VCĐ, năm 2015 là 4.656.618.561 đồng. Điều đó thể hiện
một số công trình xây dựng cơ bản dở dang đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử
dụng góp phần làm tăng giá trị TSCĐ.
Tóm lại, trong kết cấu VCĐ của công ty, tài sản cố định của công ty tăng
lên. Điều này chứng tỏ công ty tăng cường SXKD, họat động lâu dài thì việc đầu
tư vào TSCĐ là điều hợp lý. Nhưng bên cạnh đó, trong điều kiện hội nhập của
nền kinh tế, đầu tư tài chính là một cơ hội tốt để giúp công ty sử dụng số vốn dôi
thừa có hiệu quả, đồng thời tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội để nắm bắt
cũng như học hỏi kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế tiên tiến góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như có điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời hy vọng tìm kiếm được nguồn lợi tức lâu
dài vì điều đó cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng hóa các hoạt động để
giảm rủi ro tài chính. Nhưng công ty chưa nắm bắt được cơ hội này, công ty cần
chú ý trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.2.2.2. Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP Thiên Tuấn qua một số chỉ tiêu
Các chỉ tiêu trong bảng sau đây nhằm đo lường việc sử dụng VCĐ đạt
được hiệu quả như thế nào? Cụ thể một đồng vốn cố định thu được bao nhiêu
đồng doanh thu khi đầu tư. Nâng cao hiệu quả sử sụng vốn cố định có ý nghĩa
quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới
sự phát triển của công ty. Với một số vốn cố định nhất định, nếu công ty nâng
cao hiệu quả sử dụng của nó.


15

Bảng 1.5: Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của
công ty

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Chênh lệch năm
2014 so với 2013

Chênh lệch năm
2015 so với 2014

%
(tăng/giảm)

Tỷ lệ
%

%
(tăng/giảm)

Tỷ lệ
%


1.Hiệu suất sử dụng
VCĐ

190,16 238,82

228,8
3

48,66

125,59

-9,99

95,82

2.Hàm lượng VCĐ

52,59

43,70

-10,72

79,62

1,83

104,37


3.Hiệu suất sử dụng
TSCĐ

307,47 237,21 221,82

-70,26

77,15

-15,39

93,51

44,14

37,92

41,46

-6,22

85,91

3,54

109,34

0,62


1,24

1,17

0,62

200

-0.07

94,35

4.Hệ số hao mòn
TSCĐ
5.Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế VCĐ

41,87

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được:
- Hiệu suất VCĐ: năm 2013 là 190,16% đến năm 2014 là 238,82%, tương ứng
với tăng 25,59% so với năm 2013, và qua đó cho thấy được việc công ty đang sử
dụng tốt đồng VCĐ đưa vào kinh doanh. Đến năm 2015, thì có sự sụt giảm nhẹ
4,18% so với năm 2014, tuy sụt giảm nhẹ nhưng điều này cũng cảnh báo cho
công ty biết các chính sách sử dụng VCĐ của mình đang bắt đầu kém hiệu quả
và cần phải thay đổi.
- Hàm lượng VCĐ: ta thấy hàm lượng VCĐ qua các năm của công ty là có thể
chấp nhận được, khi hàm lược VCĐ của 3 năm là gần bằng 50%, chứng tỏ
lượng VCĐ đưa vào kinh doanh để thu lại 1 đồng doanh thu thuần là không quá



16

lớn. Khi mà hàm lượng VCĐ năm 2013 là 52,59% đến năm 2015 thì chỉ còn
43,70%, điều này cho ta biết được hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang có
dấu hiệu đi lên và khá cao.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này của công ty là khá cao chứng tỏ việc đầu
tư TSCĐ của công ty đang đi đúng hướng và phát triên tốt, tạo ra được doanh
thu cao. Tuy chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm dần, năm 2013 là 307,47% mà
tới năm 2015 là 221,82%, điều này phản ánh sự hao mòn của các TSCĐ, nhưng
nó vẫn đạt 221,82% nến công ty cần phải tiếp tục có các chính sách sử dụng
TSCĐ có hiệu quả hơn nữa.
- Hệ số hao mòn TSCĐ: ta thấy chỉ tiêu này của công ty qua 3 năm là tương đối
nhỏ (đều < 0,5), chứng tỏ năng lực còn lại của các TSCĐ mà công ty đầu tư là
đang khá lớn, có thể tiếp tục phục vụ cho các công trình dài hạn và số VCĐ mà
công ty phải thu hồi là đang khá lớn, giúp công ty có động lực, mục tiêu để phấn
đấu SXKD, đưa lại hiệu quả tốt nhất.
-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCĐ: năm 2013, 1 đồng VCĐ mang lại cho
công ty 0,0062 đồng lợi nhuận, đến năm 2014 thì 1 đồng VCĐ bỏ vào hoạt động
SXKD mang lại cho công ty 0,0124 đồng lợi nhuận; năm 2015, 1 đồng VCĐ
mang lại 0,0117 đồng lợi nhuận. Như vậy, 1 đồng VCĐ năm 2015 bỏ ra thu
được lợi nhuận nhiều hơn so với năm 2013 là 0,0055 đồng.Tuy có sụt giảm so
với năm 2014 là 0,0007 đồng. Nhưng điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VCĐ
năm 2015 cao hơn năm 2013, chứng tỏ kết cấu TSCĐ của công ty hoàn toàn hợp
lý đại đa số TSCĐ được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với
khả năng, đặc điểm hoạt động của công ty.
Tóm lại, qua phân tích số liệu của 3 năm gần nhất, ta thấy được hiệu quả
sử dụng VCĐ của công ty là tương đối cao, đó là một nỗ lực rất lớn cần phát
huy. Mọi chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng VCĐ năm nay đều khá cao, trong
cơ cấu TSCĐ lại không cần dùng chờ thanh lý nên vốn không bị tồn, nhưng

đang có xư hướng đi xuống, đầu tư mới vào TSCĐ còn chưa cao sẽ là một phần


17

nguyên nhân hạn chế năng lực sản xuất của nhà máy, phân xưởng sản xuất. Vì
vậy, công ty cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa vào máy móc thiết bị dùng trong
sản xuất để tạo điều kiện tái sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu trong thời
gian tới và phải có các chính sách sử dụng VCĐ phù hợp để có hiệu quả tốt hơn,
đưa về lợi nhuận cao cho công ty.

1.2.3. Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty CP Thiên Tuấn
1.2.3.1. Quy mô và kết cấu VLĐ
Bảng 1.6 Bảng quy mô và kết cấu VLĐ
ĐVT: đồng Việt Nam

Vốn lưu động

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Giá trị

%

Giá trị


%

Giá trị

%

1. Vốn bằng tiền

75.933.326

1,23

113.004.964

1,31

1.245.921.717

8,49

2. Các khoản
phải thu

3.926.514.069

63,51

2.504.998.568

28.96


7.181.967.677

48,97

- Phải thu KH

3.926.474.569

2.685.151.286

7.238.346.412

-Trả trước cho
người bán

0

22.238.000

44.238.000

- Phải thu khác

39.500

0

101.773.983


-Dự phòng các
khoản phải thu
khó đòi

0

(202.390.718)

(202.390.718)

3. Hàng tồn kho

2.173.135.916

35,15

6.024.998.688

69,65

6.232.569.466

42,49

4. Tài sản lưu
động khác

6.929.100

0,11


6.929.100

0,08

6.929.100

0,05

Tổng

6.182.512.411

100

8.649.931.320

100

14.667.387.960

100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2014-2015)


18

Hình 1.3: Biểu đồ kết cấu VLĐ
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được:

-Vốn bằng tiền: Nhìn chung qua 3 năm, vốn bằng tiền của công ty có xu hướng
tăng lên. Năm 2013, vốn bằng tiền của công ty là 75.933.326 đồng, chiếm tỷ
trọng 1,23% trong tổng VLĐ. Năm 2014 vốn bằng tiền tăng lên, đạt
113.004.964 đồng, chiếm tỷ trọng 1,31% trong tổng VLĐ. Năm 2015 thì vốn
bằng tiền của công ty tiếp tục tăng mạnh và đạt 1.245.921.717 đồng, chiếm
8,49% trong tổng VLĐ. Vốn bằng tiền có xu hướng tăng điều này không tốt, do
công ty đã dự trữ một số lượng tiền khá lớn không đưa vào sản xuất kinh doanh
để nhằm tăng lợi nhuận. Nhưng vốn bằng tiền lớn cho thấy khả năng thanh toán
nhanh của công ty được đảm bảo, đặc biệt là khả nảng thanh toán bằng tiền. Bên
cạnh đó, công ty dự trữ một lượng tiền đủ lớn để tận dụng các cơ hội trong kinh
doanh và để phòng rủi ro.
Trong 3 năm qua, công ty không tham gia đầu tư tài chính ngắn hạn.
- Các khoản phải thu: Khoản phải thu là tiền chưa thu và bị các đơn vị khác
chiếm dụng. Nhiệm vụ của nhà quản trị là làm sao giảm các khoản phải thu.
Năm 2013 các khoản phải thu là 3.926.514.069 đồng chiếm tỷ trọng 63,51%
trong tổng VLĐ. Năm 2014, các khoản phải thu là 2.504.998.568 đồng, chiếm
28,96% trong tổng VLĐ. Trong năm 2015, thì các khoản phải thu lại tiếp tục
tăng lên tới 7.181.967.677 đồng, tăng

so với năm 2014 một lượng là

4.676.969.109 đồng, tương ứng tăng 186,71%. Điều này cho thấy các nhà quản
trị của công ty chưa làm tốt nhiệm vụ của mình. Khoản phải thu tăng chứng tỏ
mức độ rủi ro trong thu hồi nợ của công ty cao làm cho các khoản dự phòng của
công ty cũng tăng theo. Bên cạnh đó, các khoản phải thu tăng cũng đồng nghĩa
với việc công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh. Do đó, công ty nên hạn
chế mở rộng hợp tác kinh doanh và có biện pháp thích hợp để thu hồi vốn mà
không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lâu dài.



19

- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty năm 2013 là 2.173.135.916 đồng,
chiếm tỷ trọng 35,15% trong tổng VLĐ. Năm 2014, hàng tồn kho tăng mạnh lên
6.024.998.688 đồng, chiếm tỷ trọng 69,65% trong tổng VLĐ. Năm 2015, hàng
tồn kho của công ty tiếp tục tăng đạt 6.232.569.466 đồng , tăng lên so với năm
2014 là 207.580.778 đồng, tương ứng tăng 3,45%. Tóm lại, việc dự trữ hàng hóa
để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh là điều tất yếu. Tuy nhiên,
hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho công tác kinh doanh và xây
dựng. Vì vậy phải tốn chi phí lưu kho, bảo quản, dự phòng khi hàng hóa quá hạn
sử dụng. Nhìn chung, phải khắc phục lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao,
nhanh chóng giải phóng hàm lượng hàng tồn kho, góp phần làm tăng vòng quay
vốn để đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Tài sản lưu động khác: Tài sản lưu động khác của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ
và ổn định qua các năm là 6.929.100 đồng.
Như vậy, trong quá trình sử dụng và quản lý VLĐ, công ty đã đầu tư
nhiều vào các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho khá lớn, nên công ty cần
phải xúc tiến nhanh công tác thu hồi công nợ, giải phóng nhanh lượng hàng tồn
kho như đưa vào sản xuất và kinh doanh, để góp phần nâng cao vòng quay vốn
tăng lợi nhuận cho công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.
1.2.3.2. Hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty CP Thiên Tuấn qua một số chỉ tiêu
Trong sản xuất kinh doanh, VLĐ không ngừng vận động. Một chu kỳ vận
động của VLĐ được xác định từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và
các yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ vốn đó được thu hồi lại bằng tiền
do bán sản phẩm. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ là phân tích các chỉ
tiêu trong bảng dưới đây:
Bảng 1.7: Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty
Chỉ tiêu

Năm

2013

Năm
2014

Năm
2015

Chênh lệch năm
2014 so với 2013

Chênh lệch năm
2015 so với 2014


20

1.Số lần luân chuyển
VLĐ (lần)
2.Kỳ luân chuyển
VLĐ (ngày)
3.Số vòng quay các
khoản phải thu
(vòng)
4.Thời gian thu tiền
bình quân (ngày)
5.Số vòng quay hàng
tồn kho (vòng)
6.Số ngày một vòng
quay hàng tồn kho

(ngày)
7.Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế VLĐ (%)

Lượng
(tăng/giảm)

Tỷ lệ
%

Lượng
(tăng/giảm)

Tỷ lệ
%

3,30

3,15

1,83

-0,15

95,45

-1,32

58,10


110

115

197

5

104,55

82

171,30

5,20

10,89

3,75

5,69

209,42

-7,14

34,44

70


34

96

-36

48,57

62

282,35

8,35

3,94

3,75

-4,41

47,19

-0,19

95,18

44

92


96

48

209,09

4

104,35

1,08

1,64

0,94

0,56

151,85

-0,7

57,32

Căn cứ vào bảng số liệu đã tính toán được ở trên, ta có thể thấy được hiệu
quả sử dụng VLĐ của công ty có chiều hướng giảm qua 3 năm:
- Số lần luân chuyển VLĐ của công ty giảm dần qua các năm (năm 2013 là 3,3
vòng, năm 2014 là 3,15 vòng và giảm mạnh trong năm 2015 còn 1,83 vòng),
đồng thời làm cho kỳ luân chuyển VLĐ tăng lên, như năm 2015 thì phải cần đến
197 ngày để thực hiện được một lần luân chuyển VLĐ trong kỳ, một thời gian

khá dài chứng tỏ tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty là khá chậm, làm cho
hoạt động sử dụng VLĐ của công ty đạt hiệu quả không cao, làm cho công ty
phần nào gây lãng phí vốn.
- Số vòng quay các khoản phải thu của công ty là tương đối lớn, đặc biệt là năm
2014 khi số vòng quay các khoản phải thu là 10,89 vòng. Và cùng với đó là thời
gian thu tiền trung bình của công ty là khá dài so với trung bình ngành (35 ngày)
chỉ có năm 2014 là thấp hơn trung bình ngành. Điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi
các khoản tiền hàng của công ty là chậm, số vốn mà công ty bị chiếm dụng
nhiều. Tuy nhiên, việc thời gian thu tiền dài sẽ tạo điều kiện cho người mua,


21

khuyến khích người mua nên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh
doanh của công ty.
- Số vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm dần qua 3 năm: năm 2013 là 8,35
vòng, năm 2014 giảm xuống còn 3,94 vòng, tương ứng với giảm 52,81% so với
năm 2013, đến năm 2015 vẫn tiếp tục giảm tới 3,75 vòng, giảm 4,82% so với
năm 2015. Việc số vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm chứng tỏ việc
tổ chức và quản lý dự trữ của công ty đang có dấu hiệu đi xuống. Nhưng số
vòng quay hang tồn kho của công ty vẫn đang là khá cao so với mức trung bình
ngành (3 vòng). Viêc vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm mạnh là do 2
năm 2014 và 2015 công ty đã dự trữ một lượng hàng lớn. Vì vậy, để khắc phục
vấn đề này thi công ty cần phải tổ chức và quản lý tốt hơn số hàng dự trữ của
mình, tránh để quá nhiều hành tồn đọng ở trong kho.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VLĐ: năm 2013 đạt 1,08% tức là cứ 100 đồng VLĐ
đưa vào SXKD thì thu về được 1,08 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2014, chỉ
tiêu này tăng lên 1,64% cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đang có
nhiều khả quan. Nhưng tới năm 2015, thì chỉ tiêu này lại giảm xuống chỉ còn
0,94% cho thấy việc sử dụng VLĐ của công ty đang là không tốt và không có

hiệu quả cao.
Tóm lại, qua phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng VLĐ cho thấy công
ty hoạt động không đạt hiệu suất và hiệu quả cao. Do đó, lợi nhuận trong hoạt
động sản xuất và kinh doanh vật tư được mở rộng không cao, nhưng vì thực hiện
đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề để tránh rủi ro. Thế cho nên, công ty cần
phải nhanh chóng có các biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ nói riêng và vốn nói chung.
1.2.4. Một số chỉ tiêu khác
1.2.4.1. Hệ số quay vòng vốn
Bảng 1.8: Bảng hệ số quay vòng vốn của công ty


22

Chênh lệch giữa năm
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

2014 so với 2013
Lượng
(tăng/giảm)

1.Doanh thu

2.Vốn sử dụng

bình quân
3. Hệ số quay
vòng vốn(lần)

%

20.429.769.700

27.288.646.979

26.900.233.404

6.858.877.270

133,57

16.926.038.367

20.076.142.600

26.422.751.658

3.150.104.240

118,61

1,21

1,36


1,02

0,15

112,40

Chênh lệch giữa
năm 2015 so với
2014
Lượng
(tăng/giảm)

%

-388.413.570

98,58

6.346.609.050

131,61

-0,34

75

Qua bảng số liệu tính toán ở trên ta thấy được:
Hệ số quay vòng vốn của toàn công ty qua 3 năm có sự biến động nhẹ.
Năm 2013, hệ số quay vòng vốn là 1,21lần. Đến năm 2014, hệ số quay vòng vốn
đạt 1,36 lần do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn sử dụng bình

quân. Nghĩa là một đồng vốn bình quân bỏ ra trong năm 2013 thu về 1,21 đồng
doanh thu, còn năm 2014 thì thu về 1,36 đồng doanh thu. Tuy nhiên đến năm
2015 thì chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 1,02 lần. Qua phân tích số vòng quay
vốn cho thấy số lần vốn luân chuyển trong 3 năm của công ty là tương đối thấp.
Nên công ty cần có những biện pháp hợp lý để có thể quay vòng vốn nhanh hơn,
để năm bắt tốt cơ hội đầu tư.
1.2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
Bảng 1.9: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch giữa năm
2014 so với 2013

Chênh lệch giữa
năm 2015 so với
2014


23

Lượng
(tăng/giảm)

%


Lượng
(tăng/giảm
)

%

74.940.506

212,34

-4.122.284

97,09

1.Lợi nhuận
sau thuế

66.706.299

141.646.805

2.Vốn sử
dụng bình
quân

16.926.038.367

20.076.142.600


26.422.751.658

3.150.104.240

118,61

6.346.609.050

131,61

3. Tỷ suất
lợi nhuận
trên vốn
kinh
doanh(%)

0,39

0,71

0,52

0,32

182,05

-0,19

73,24


137.524.521

.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của công ty cũng có sự biến động
nhẹ qua 3 năm. Năm 2014 là năm có tỷ suất cao nhất với 0,71% tức là cứ 100
đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu về 0,0071 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2015
thì chỉ tiêu này giảm xuống 0,52%, do là khi công ty mở rộng ngành nghề xây
lắp và kinh doanh vật tư, lợi nhuận không cao nhưng với mục đích lấy sản xuất
nhỏ để hỗ trợ sản xuất chính và phương châm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng
hóa ngành nghề, sẽ làm cho công ty không bị phụ thuộc nếu xảy ra rủi ro.
1.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Bảng 1.10: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu
1.Lợi nhuận
sau thuế

Năm 2013

66.706.299

Năm 2014

141.646.805

Năm 2015
137.524.521

Chênh lệch giữa

năm 2014 so với
2013

Chênh lệch giữa
năm 2015 so với
2014

Lượng
(tăng/giảm)

%

Lượng
(tăng/giảm)

%

74.940.506

212,34

-4.122.284

97,09


24

2.Vốn chủ
sỡ hữu bình

quân

9.119.252.083

8.790.409.388

20.257.530.773

-328.842.695

96,39

11.467.121.38
5

230,45

3. Tỷ suất
lợi nhuận
trên vốn chủ
sở hữu(%)

0,73

1,6

0,68

0,87


219,18

-0,92

42,50

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: ta thấy có sự tăng mạnh từ năm
2013 đến năm 2014 (từ 0,73%-1,6%). Nhưng đến năm 2015 lại giảm xuống còn
0,68% cho thấy việc sử dụng vốn năm 2015 của công ty không đạt hiệu quả so
với năm trước. Công ty cần sớm có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả
hoạt động SXKD.
Nhận xét chung:
Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh
giá quá trình sử dụng vốn trong SXKD. Trong hoạt động SXKD, hiệu quả sử
dụng vốn là vấn đề then chốt gắn bó sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy,
phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng quản lý vốn và
quản lý SXKD. Từ đó, cho ta thấy được khả năng tiềm tàng của công ty nhằm
nâng cao hơn nữa kết quả SXKD của đơn vị mình.
Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua 3 năm 2013 đến 2015, chúng ta
rút ra được những nhận xét sau:
Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nói chung là đạt kết quả
chưa tốt. Doanh thu của công ty tăng khá đều qua các năm cho thấy việc tiêu thụ
sản phẩm của công ty tốt. Nhưng lợi nhuận của công ty đem lại lại không thực
sự cao như mong muốn.
Việc tăng thêm vốn đầu tư đã làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể, nhưng
năm 2015 lại có xu hướng đi xuống. Như vậy, chứng tỏ công ty hoạt động
SXKD chưa hiệu quả, chưa tiết kiệm được tối đa chi phí sử dụng vốn, đặc biệt là
việc quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho.



25


×