Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thach thc ca qua trinh toan cu hoa d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.55 KB, 32 trang )

Thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
Có học giả cho rằng toàn cầu hóa đã xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XIX
dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với việc mở rộng các
thuộc địa của các đế quốc phương Tây nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc
lột nhân công rẻ mạt ở các nước bản xứ và áp đặt chính sách buôn bán tự do,
thực chất là giành giật thị trường, mở rộng thương mại có lợi cho các nhà tư
bản. Khi đó Luân đôn đã trở thành "trung tâm của đế chế tài chính quốc tế và
trải rộng hơn cả đế chế chính trị" của nó. (1)
Hai cuộc chiến tranh thế giới và sau đó là bức màn sắt ngăn cách hai phe,
hai cực đã làm gián đoạn quá trình toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa một thời gian
dài.
Chiến tranh lạnh kết thúc, chúng ta lại chứng kiến một quá trình toàn cầu
hóa mới tương tự, nhưng lần này do nước Mỹ thúc đẩy nhằm thâu tóm sự giàu
có và sức mạnh đặng khẳng định uy quyền và bá quyền của Mỹ.
Như vậy, có thể thấy toàn cầu hóa là quy luật phát triển khách quan của
nền kinh tế thế giới. Nó bắt nguồn từ quá trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất
dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Toàn
cầu hóa là xu thế tất yếu, là tiến trình lịch sử, nó đang và sẽ cuốn hút hầu hết các
nước trên thế giới vào guồng máy của nó.
I. Câu hỏi đặt ra: toàn cầu hóa có lợi hay có hại?
Nếu nhìn tổng thể quá trình phát triển của nền kinh tế quốc tế, thì chính
các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ đóng vai trò to lớn làm tăng
nhanh chóng thu nhập thế giới, đồng thời thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh
tế thế giới.
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI, thu nhập thế giới hàng năm chỉ hơi nhích
lên, nhưng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX đã tăng khoảng 50%. Sau đó, trong
một thế kỷ (1850 - 1950) nó đã tăng gấp 3 lần. Và chỉ trong nửa cuối thế kỷ 20
(1950 - 2000) lại tăng gấp 3 lần nữa (2).

1



Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, mọi hoạt động thương mại, tài chính,
tiền tệ, đầu tư đều tăng nhanh. Từ 1990 đến 1997, tăng trưởng khối lượng xuất
khẩu thế giới hàng năm đạt 7% đạt trong khi tăng trưởng GDP thế giới chỉ đạt
3%. Lượng tiền trao đổi qua các giao dịch tài chính quốc tế hàng ngày trên thế
giới năm 1986 mới ở mức 200 tỉ USD thì đến năm 1996 đã lên tới 1.500 tỉ USD
(nay lên tới 3.500 tỷ USD). Từ năm 1991 đến 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài
cũng tăng 10%. Năm 1990 tổng số các công ty xuyên quốc gia là 35.000 với
150.000 chi nhánh thì đến 1997 đã lên tới 53.000 công ty với 450.000 chi nhánh
hoạt động trên khắp thế giới (3).
Đấy là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế thế
giới, tạo điều kiện ít nhiều thuận lợi cho các nước tham gia vào tiến trình toàn
cầu hóa do sự phân công chuyên sâu trong hợp tác quốc tế.
Nhưng vì toàn cầu hóa mang tính chất tư bản chủ nghĩa rõ rệt "khi mà các
nước tư bản chủ nghĩa giàu có nhất, các công ty tư bản xuyên quốc gia đang
nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác
động lên toàn thế giới như vốn, kỹ thuật, công nghệ, các tổ chức và thể chế kinh
tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế. Họ nắm cả những phương tiện hùng
mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất tinh thần và tác động tinh thần, cả những
nguồn lực quan trọng nhất về chất xám ...."(4), thì rõ ràng quá trình toàn cầu
hóa có nhiều bất lợi cho các nước nghèo và đang phát triển.
Nếu như trước đây, sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới còn dựa trên
nguồn nguyên nhiên liệu, các nước nghèo và đang phát triển còn nhiều lợi thế
đấu tranh, thì ngày nay nhân tố tri thức, cùng phương tiện truyền thông ngày
càng đóng vai trò quan trọng lại nằm trong tay các nước phát triển giàu có.
Và toàn cầu hóa không những không tạo ra mức sống đồng đều cho mọi
người, mọi quốc gia, mọi khu vực mà ngược lại nó làm cho hố ngăn cách giàu
nghèo ngày càng sâu rộng, bất bình đẳng ngày càng lớn. Theo chương trình
Liên hợp quốc về phát triển (PNUD) thì cuối những năm 90, 85% thu nhập thế
giới rơi vào túi 1/5 số người giàu nhất (trong khi vào những năm 60 họ mới

2


chiếm 70%), 1/5 số người nghèo nhất chỉ chiếm 1,4% (những năm 60 còn
chiếm 2,3%) (5).
Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra ở Giơnevơ
mới đây đã kết luận "nghèo đói, sự không đồng đều và tình trạng mất an ninh đã
tăng lên trên thế giới kể từ khi toàn cầu hóa được khởi động". Cách đây 5 năm,
số người nghèo là 1 tỷ nay đã lên tới 1,2 tỷ. Các nước công nghiệp hóa giàu hơn
các nước nghèo nhất tới 74 lần. Trong 30 nước nghèo nhất, thu nhập bình quân
thực tế đầu người đã giảm đi trong 35 năm qua. Tài sản của 3 nước giàu nhất
thế giới lớn hơn tổng sản phẩm quốc dân nội địa của các nước kém phát triển
nhất cộng lại với số dân lên tới 600 triệu người (6). Còn theo báo cáo của Hội
nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (CNUCED), thì trong số 644 tỷ
USD đầu tư quốc tế, 2/3 vào Mỹ và Liên minh châu Âu, tất cả các nước đang
phát triển chỉ thu hút được 1/3, trong đó cả lục địa châu Phi chỉ nhận được 8,3
tỷ USD tức chỉ chiếm 1,3% (7).
Thực chất "các nhà đầu tư quốc tế chủ yếu đến từ các nước phát triển và
động cơ của họ là lợi nhuận kinh tế chứ không phải là giúp các nước đang phát
triển tăng trưởng bền vững" (8).
Những năm 90, toàn cầu hóa có giúp cho tuổi thọ trung bình tăng lên và
nạn mù chữ giảm đi phần nào. Nhưng những người mắc bệnh Aids lại tăng gấp
đôi chỉ trong thời gian từ 1990 - 1997. Đến năm 1997 vẫn còn 850 triệu người
lớn tuổi không biết đọc, biết viết; 1/3 tỷ người vẫn không được sử dụng nước
sạch; 1/7 trẻ em ở độ tuổi đi học vẫn không được đến trường; 160 triệu trẻ em bị
suy dinh dưỡng và số trẻ em phải làm việc nặng nhọc (9) còn nhiều hơn thế.
Gánh nặng nợ nần chồng chất cũng làm cho các nước nghèo và kém phát
triển khó tranh thủ được những thuận lợi của toàn cầu hóa.
Sự mở cửa biên giới do hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa còn có nguy
cơ làm gia tăng tình trạng buôn lậu vũ khí, ma tuý và làm trôi nổi số nhân công

có tay nghề cao. Chẳng hạn, năm 1998 hơn 250.000 lao động châu Phi tay nghề
cao sang làm việc tại châu Âu và Hoa Kỳ (10), và nếu tính toàn bộ các nước
3


đang phát triển thì con số đó phải lên tới hàng triệu. Nạn chảy máu chất xám
này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập và phát triển của các nước
nghèo và đang phát triển.
Toàn cầu hóa cũng tác động mạnh đến việc hoạch định chính sách quốc
gia của từng nước vì các Nhà nước sẽ khó khăn hơn trong việc thiết kế chính
sách kinh tế xã hội của mình dưới con mắt xoi mói của các thị trường kinh tế và
tài chính đã được toàn cầu hóa. Các nước chịu sức ép lớn buộc phải đặt các thoả
thuận đa phương lên trên chính sách quốc gia.
Chính vì thế mà toàn cầu hóa diễn ra với "bao nhiêu mâu thuẫn đủ loại,
cực kỳ phức tạp, đan xen. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là quyền lực và lợi ích
chi phối, thao túng của những thế lực tư bản quốc tế, các nước tư bản chủ nghĩa
với một bên là chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là mâu thuẫn ngay
trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa, giữa các tập đoàn tư bản với nhau. Đó là
mâu thuẫn giữa tăng trưởng của cải với phân phối không công bằng dẫn tới
phân cực giàu nghèo ngày càng tăng giữa các quốc gia và trong mỗi nước, giữa
trung tâm với ngoại vi, giữa Bắc với Nam. Đó là mâu thuẫn giữa kinh tế tăng
trưởng với văn hóa, đạo đức xã hội suy đồi do tác động từ mặt trái của kinh tế
thị trường toàn cầu hóa. Đó là mâu thuẫn giữa hợp tác và đấu tranh. Là mâu
thuẫn giữa xã hội với thiên nhiên biểu hiện ở hiểm hoạ ngày càng tăng và mâu
thuẫn cho đời sống con người do tàn phá môi trường sinh thái (10).
Tóm lại, toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và những lợi ích mà nó
mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đặt ra muôn vàn
khó khăn, thách thức và mâu thuẫn cho các quốc gia đặc biệt là các nước nghèo
và các nước đang phát triển.
II. Thái độ của các nước trước toàn cầu hóa?

Nhìn chung các nước giàu ca ngợi toàn cầu hóa và chỉ nhấn vào mặt
thuận lợi của nó. Họ cho rằng đây là cơ hội để các nước nghèo và các nước
đang phát triển tranh thủ vươn lên thóat khỏi đói nghèo và trở nên giàu có như
những con rồng, con hổ châu A'... Còn các nước nghèo và các nước đang phát
4


triển thì lo lắng, trăn trở trước những khó khăn, thách thức và mâu thuẫn nảy
sinh trong quá trình hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa.
Cũng có một điểm chung là hầu hết các nước đều cảnh giác trước sự bá
quyền của Mỹ trong tiến trình toàn cầu hóa. Tổng thống Pháp Jacques Chirac
kêu gọi một thế giới đa cực trong đó Liên minh châu Âu phải trở thành một
trong những cực mạnh nhất và kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hóa Pháp cũng như
văn hóa châu Âu trước sự thâm nhập và bành trướng mạnh mẽ của văn hóa Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Vedrine cho rằng Mỹ hiện nay đã trở thành "siêu
siêu cường" (Hyperpuissance) vì Mỹ đã vượt trội các nước khác cả về kinh tế,
tiền tệ, công nghệ, quân sự, lối sống, ngôn ngữ và các sản phẩm văn hóa đại
chúng. Mỹ đã và đang tung các thế mạnh đó ra thế giới nhằm nhào nặn mọi
người theo cách suy nghĩ, cách sống, cách hành động kiểu Mỹ. Suy nghĩ này
được nhiều nước chia sẻ. Bộ Trưởng Giáo dục Singapo Teo Chee Hean từng
phát biểu tại cuộc hội thảo tại Pháp nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Quan
hệ quốc tế Pháp (IFRI) rằng: "Điều bất hạnh là toàn cầu hóa thực tế là một sự
Mỹ hóa".
Vì vậy, các nước nghèo và đang phát triển một mặt thừa nhận toàn cầu
hóa sẽ tiếp tục là xu thế áp đảo trong thế kỷ thứ XXI, nhưng đòi hỏi toàn cầu
hóa phải đem đến những cơ may đồng đều cho tất cả các nước, trước hết phải
xóa nợ cho các nước nghèo, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nước nghèo
và đang phát triển có khả năng hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa. Muốn vậy,
các nước phát triển không được sử dụng các tổ chức và thể chế quốc tế để áp đặt
các luật chơi có lợi cho họ và tất nhiên bất lợi cho các nước nghèo và đang phát

triển, chẳng hạn các nước phát triển đòi hỏi mở cửa thị trường cho các lĩnh vực
mũi nhọn mà họ chiếm ưu thế trong khi khép lại hoặc bảo hộ các thị trường của
họ đối với các mặt hàng truyền thống hoặc còn chút ít ưu thế của các nước
nghèo và đang phát triển. Họ bảo hộ nền nông nghiệp của họ, hạn chế sự thâm
nhập các sản phẩm nông nghiệp của các nước nghèo và đang phát triển, buộc

5


các nước này phải cơ cấu lại nền kinh tế trong khi không chịu cơ cấu lại nền
kinh tế của họ.
Các nước phát triển chủ yếu đầu tư lẫn nhau, còn số vốn đầu tư vào các
nước đang phát triển rất ít, trong đó các nước nghèo lại càng nhận được phần ít
hơn. Họ chuyển giao cho các nước này những công nghệ cũ kỹ, nhà máy xí
nghiệp gây ô nhiễm để đi vào những ngành mũi nhọn, từ đó luôn giữ chìa khóa
phát triển trong tay họ. Còn các nước nghèo và đang phát triển lắm khi buộc
phải vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, hy sinh môi trường
sinh thái hòng đổi lấy sự phát triển có hạn. Họ đòi hỏi các nước đi vào nền kinh
tế thị trường, hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa, đẩy nhanh tư nhân hóa, dân
chủ hóa theo kiểu phương Tây nhằm tạo những tiền đề để chuyển hóa các chế
độ chính trị mà họ không ưa. Họ rêu rao về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường
và dân chủ hóa, về sự "biện chứng hỗn hợp giữa phát triển với hiện đại hóa và
dân chủ hóa". Những nước nào chống lại thì họ bao vây cấm vận. Điều họ muốn
chính là làm thế nào nhào nặn tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới này theo
hình mẫu tư bản chủ nghĩa phương Tây của họ.
Y' thức được những bất lợi, thách thức, mâu thuẫn trong quá trình hội
nhập vào nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa đó, các nước nghèo và đang phát
triển đòi hỏi " toàn cầu hóa phải được thuần hóa, nhân văn hóa" và để trong
những thập kỷ tới tổ chức hệ thống quốc tế như thế nào đó cho phép con cháu
mình được sống trong một thế giới hoà bình, thịnh vượng chung. Trước mắt, tất

cả các nước nhất là các nước phát triển giàu có phải cùng quan tâm giải quyết
các vấn đề bức xúc đặt ra, đó là xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, nguồn
nước, bảo vệ môi trường, chuẩn mực xã hội và sự đa dạng văn hóa....
Toàn cầu hóa là một tiến trình lịch sử chứ không phải là một sự phổ cập
tức thì, là một bối cảnh chứ không phải là một giải pháp, do đó mỗi nước tuỳ
hoàn cảnh cụ thể của mình mà tìm ra hướng đi phù hợp trong quá trình tham gia
vào toàn cầu hóa.

6


III. Thái độ và hành động của Việt Nam trước toàn cầu hóa trên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội?
Việt Nam đã thực hiện chính sách "Đổi mới" từ 15 năm nay và đã đạt
được những thành tựu đáng phấn khởi: "kinh tế phát triển nhanh; tổng sản phẩm
quốc dân trong nước tăng gấp đôi trong 10 năm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
và năng lực sản xuất (một số sản phẩm quan trọng) tăng hơn trước; đất nước đã
ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nền kinh tế từ chỗ thiếu lương thực và
hàng tiêu dùng đến chỗ có dư; từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã chuyển
sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN; từ chỗ chủ yếu có 2 thành phần
kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước là
chủ đạo. Văn hóa - xã hội có những tiến bộ mới; đời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững. Quan
hệ đối ngoại mở rộng" (11).
Coi tụt hậu là nguy cơ lớn nhất, Việt Nam tiếp tục quá trình đổi mới, mở
cửa, "khẳng định và nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hội
nhập kinh tế quốc tế", "tranh thủ các thời cơ để hội nhập" trong khi "xác định
độc lập, tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất cơ bản, bảo đảm sự bền vững của
độc lập, tự chủ về chính trị" trên "nguyên tắc bao trùm là bảo đảm giữ vững độc
lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững bản sắc

văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường; hợp tác bình đẳng cùng có lợi, chống lại sự
áp đặt không công bằng, không bình đẳng"(12).
Việt Nam ý thức được rằng toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẫn
(như đã nêu ở phần I), mà mâu thuẫn đặc trưng cho các nước đi theo con đường
phát triển chủ nghĩa xã hội là ngoài độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia bị
đụng chạm, còn có sức ép của xu hướng tư bản chủ nghĩa mà toàn cầu hóa chi
phối, khống chế đòi phải tự do hóa, tư nhân hóa kinh tế, mở toang cánh cửa
kinh tế để từ đó đi đến chuyển hóa chế độ chính trị.
Do đó, Việt Nam chủ trương chủ động "hội nhập" và xác định quá trình
hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh. Việt Nam không bao giờ ảo
7


tưởng rằng các nước tư bản, đặc biệt là các nước tư bản phát triển nhất, lại hỗ
trợ cho mình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngay khi tuyên bố bình thường hóa
quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Hoa Kỳ Bin Clinton cũng thẳng thừng nói
rằng sẽ chuyển hóa Việt Nam như họ đã từng chuyển hóa Liên Xô, Đông Âu
trước đây. Các nước đầu tư vào Việt Nam cũng luôn đòi hỏi Việt Nam phải cải
cách hơn nữa, phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn nữa... họ không bao giờ
bằng lòng với những cố gắng của Việt Nam. Họ đòi Việt Nam phải nhanh chóng
tư nhân hóa nhằm xóa bỏ sự chủ đạo của kinh tế nhà nước, cơ sở của định
hướng XHCN. Họ khuyến khích dân chủ hóa, luôn vu cáo Việt Nam vi phạm
quyền con người...
Là một nước kém phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua con
đường phát triển tư bản chủ nghĩa, Việt Nam phải tính tóan kỹ cách thức hội
nhập, mở cửa sao cho không "chệch hướng XHCN", để vừa tranh thủ tối đa các
cơ hội và loại trừ, hạn chế hết mức những rủi ro và cạm bẫy. Lênin từng nói
"giai cấp vô sản buộc phải để cho chủ nghĩa tư bản tham gia vào sự nghiệp của
mình" (Lênin: Toàn tập, trang 25, và trang 141), và các nước kém phát triển như
Việt Nam lại càng cần phải "học hỏi" và "tranh thủ" chủ nghĩa tư bản về phương

thức quản lý, về nguồn vốn và kỹ thuật, công nghệ... tức là Việt Nam có thể
"mượn tiền đề từ các nước tư bản phát triển" để xây dựng chủ nghĩa xã hội (13).
Và chúng ta tin tưởng rằng chúng ta sẽ không bị chệch hướng, bởi vì :
- Sự nghiệp "đổi mới", "hội nhập", "mở cửa" của Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục tiêu xây dựng thành
công xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Chúng ta "đổi mới", "hội nhập", "mở cửa" với mục đích giải phóng lực
lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời
sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Chuyển từ nền kinh tế hai thành phần sang nền kinh tế nhiều thành
phần, từ chế độ công hữu đơn nhất sang nhiều loại hình sở hữu, lấy công hữu

8


làm nền tảng, chính là sử dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phục vụ
cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Việt Nam vận dụng cơ chế thị trường kết hợp với kế hoạch hướng dẫn
để vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Cùng với chính sách phát huy tối đa nội lực, Việt Nam thực hiện chính
sách "mở cửa", "hội nhập" với tất cả các nước trên thế giới để thu hút ngoại lực
nhằm đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (14).
Trong khi hội nhập, mở cửa, chúng ta vẫn giáo dục vận động nhân dân và
có những chính sách đúng đắn nhằm bảo tồn nền văn hóa và bản sắc dân tộc.
Đồng thời chúng ta kiên quyết đấu tranh chống lại những ý đồ can thiệp vào
công việc nội bộ dưới mọi biểu hiện của "diễn biến hoà bình".
Chúng ta đã từng trả giá cho việc bị bao vây cấm vận về kinh tế và cô lập
về chính trị. Nền kinh tế nước ta đã từng rơi vào khủng hoảng trầm trọng kéo
theo nhiều khó khăn, tiêu cực xã hội. Hơn ai hết chúng ta lại thấm nhuần bài
học "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" và với tinh thần "chủ

động và sáng tạo" trong sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, việc tham gia
vào quá trình toàn cầu hóa sẽ giúp chúng ta lợi dụng được sự phân công lao
động quốc tế mới và nếu biết đi tắt đón đầu một số ngành mũi nhọn hợp với khả
năng và trình độ của ta, chắc chắn chúng ta sẽ tranh thủ được những cơ hội mà
toàn cầu hóa tạo ra./.
Tài liệu trích dẫn:
1. Noelle Burgi và Philip Golub. "Dejà, au XIX Siècle .....", báo Le
Monde Diphomatique tháng 4/2000.
2. Philippe Moreau Depage. "Thế giới và những bất bình đẳng". Tạp chí
Quốc phòng của Pháp tháng 5/2000.
3. Theo tác giả TQ Zhen Bingxi. "Toàn cầu hoá kinh tế và Trật tự kinh tế
thế giới mới".
4. Nguyễn Đức Bình. "Đôi điều suy nghĩ về vận mệnh của CNXH". Nhân
dân, 5/7/2000.
9


5. Xem chú thích 2.
6. Xem chú thích 2.
7. Tham luận của Henri Konan Bộdiộ (cựu Tổng thống Bờ biển ngà) tại
hội thảo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Viện quốc tế Pháp (IFRI).,tạp chí
Politique Etrangère của Pháp. 4/2000.
8. Tin A ngày 29/8/2000 đăng lại báo cáo của Nhóm nghiên cứu về hệ
thống kinh tế tài chính quốc tế của Nhật Bản.
9. Trích tham luận của Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi tại Hội thảo nhân
kỷ niệm 20 năm thành lập IFRI.
10. Xem chú thích trang 9.
10. Xem chú thích 4.
11. Bài phát biểu của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại lễ bế mạc Hội nghị
lần thứ 10 BCHTW khoá 8. Nhân dân ngày 5/7/2000.

12. Lấy ý trong Nguyễn Đức Bình "Đôi điều suy nghĩ..." (xem chú thích
4).
13. Xem chú thích 4.
14. Lấy ý trong Nguyễn Đức Bình "Đôi điều suy nghĩ..." (xem chú thích
4)./.
Toàn cầu hóa: cơ hội và thách đố của giới trẻ ngày nay
Chúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, một thế kỷ được mệnh danh là kỷ
nguyên của toàn cầu hoá hay còn gọi là thời đại văn minh trí tuệ. Mặc dầu chưa
có sự đồng thuận về ý nghĩa và giá trị của toàn cầu hóa nhưng không ai có thể
phủ nhận sự hiện hữu và tầm quan trọng của nó. Toàn cầu hóa là một cơ hội cho
giới trẻ chúng ta không chỉ phát huy khả năng của mình mà còn đón nhận những
luồng văn hóa mới từ mọi nơi thổi vào. Bên cạnh những thuận lợi đó, giới trẻ
chúng ta cũng đang phải đối diện với biết bao nhiêu khó khăn, thách đố của thời
đại toàn cầu hóa. Hơn nữa, toàn cầu hóa đã và đang làm lu mờ không chỉ đời
sống đức tin mà ngay cả những giá trị đạo đức của con người.
10


1 Những thuận lợi và thành công
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tăng trưởng của
nền kinh tế nên giới trẻ chúng ta lạc quan và tự tin hơn trong cách thể hiện
chính mình. Hiện tượng này đã cho thấy nơi mỗi người chúng ta có nhiều điều
kiện thuận lợi để khám phá những điều mới mẻ, đồng thời chúng ta được tiếp
cận với các phương tiện truyền thông hiện đại: có cơ hội học hiểu, nắm bắt
những thông tin cách nhanh chóng và phong phú. Nhìn vào thế hệ trẻ 8x, 9x
ngày nay, chúng ta không thể không thán phục mà còn tự hào vì một số người
rất thành công trên con đường học tập và sự nghiệp. Cách đây không lâu, tôi có
dịp đến thăm một doanh nghiệp tư nhân rất thành đạt. Khi tiếp xúc với anh giám
đốc trẻ này, tôi không những thán phục mà còn ngỡ ngàng vì những thành công
anh ta đạt được. Mặc dù từ hai bàn tay trắng nhưng anh đã làm lên một cơ ngơi

hoành tráng, chẳng hạn như xe hơi đời mới, một biệt thự sang trọng và anh có
5000 m2 đất…
Bên cạnh đó, nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy thế hệ trẻ hôm nay khác
hẳn với thế hệ đàn anh, đàn chị ngày trước. Họ tương đối có trình độ học vấn
cao hơn, có những mối tương quan, giao tiếp rộng rãi hơn. Đồng thời, họ tự do
tìm hiểu và kết hôn nhưng không bị cha mẹ ép buộc. Sự thay đổi này trước hết
do yếu tố chính trị, điều kiện kinh tế, môi trường xã hội. “Nhìn một cách tổng
quát, những khác biệt này đã và đang được biểu lộ qua lối sống, suy nghĩ, tâm
trạng, thái độ trước cuộc đời, cũng như điều kiện phát triển bản thân, cơ hội
hưởng thụ, .v.v. của giới trẻ” .
Đồng thời, toàn cầu hóa và những biến đổi của khoa học kỹ thuật đã để
lại những dấu ấn đặc biệt đối với giới trẻ chúng ta. Chính máy vi tính cho phép
giới trẻ chúng ta nối kết với mọi người, đối thoại trực tiếp, công khai bình đẳng
với những người đồng lứa tuổi ở bất cứ góc bể chân trời nào. Sự “bình đẳng trên
mạng” gây ấn tượng tự tin, tự khẳng định mình và tạo nhiều ước mơ nơi giới trẻ
chúng ta hôm nay. Cũng vậy, “trong thế giới thông tin đó, giới trẻ chúng ta có
thể độc lập nghiên cứu, học hỏi, làm việc, kết bạn cùng lúc. Nhờ đó, chúng ta
11


sống thật sự, thật tình với bạn bè và qua bạn bè, chúng ta khám phá ra ý nghĩa
của cuộc đời, giá trị của tình người và là động lực để cùng nhau vượt qua những
khó khăn của cuộc sống” . Bên cạnh đó, toàn cầu hóa đã mang lại cho giới trẻ
chúng ta rất nhiều cơ hội và thuận lợi. Theo báo Tuổi Trẻ “Con số người trẻ Việt
Nam thành công trong các lãnh vực giáo dục, y tế, khoa học, doanh nghiệp…
ngày càng tăng cao” .
Hơn nữa, giới trẻ chúng ta hôm nay tiếp thu rất nhanh những biến đổi của
thời đại. Chẳng hạn như về phương diện khoa học kỹ thuật, “chúng ta gần
những giới trẻ cùng lứa tuổi ở các nước khác trên thế giới hơn là thế hệ đàn anh
đàn chị trong cùng một nước. Người quan sát tinh ý sẽ nhận thấy những thay

đổi về lối sống, suy nghĩ, cái nhìn và tiêu chuẩn đánh giá của giới trẻ Việt Nam
hôm nay” . Có thể nói toàn cầu hoá là những cơ hội và những thách thức đối với
giới trẻ ngày nay, đồng thời cũng là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của
nhân loại.
Câu hỏi:
1. Trong thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, là một giới trẻ bạn thấy cuộc
sống đang phải đối diện những khó khăn thách đố nào?
2. Những khó khăn và thách đố
Bên cạnh những thuận lợi và thành công của toàn cầu hóa mang lại, khi
nhìn vào bức tranh xã hội hôm nay, qua những phương tiện truyền thông, qua
quan sát thực tế và qua kinh nghiệm tiếp cận cụ thể, chúng ta có cảm nhận rất rõ
đa số giới trẻ hôm nay đang trong hai cơn lốc xem ra ngược chiều nhau: cơn lốc
đầu tư kiến thức, cơn lốc hưởng thụ và thực dụng dưới nhiều hình thức; trong
đó nhiều bạn trẻ không dễ tìm được một tình yêu đích thực. Đặc biệt, đối với
đức tin, giới trẻ chúng ta đang gặp những thách đố rất lớn.
2.1 Thách đố về kiến thức
Quả thực, kiến thức là một thách đố rất khó khăn cho giới trẻ chúng ta
hôm nay khi hội nhập vào vòng xoáy của nền kinh tế thị trường. Vì chúng ta
nhận định rằng: kiến thức và chất xám là đôi chân để tiến thân trong xã hội công
12


nghiệp hóa, hiện đại hóa này. Thực tế đã cho thấy, đa số các chủ doanh nghiệp
khi tuyển dụng những ứng viên cho các vị trí của công ty, họ thường ưu tiên cho
ứng viên có trình độ kiến thức cao và có bề dầy kinh nghiệm. Vì thế, các bạn trẻ
thi nhau hối hả học tập để xây dựng sự nghiệp cho mình. Hơn nữa, “nhiều bậc
cha mẹ đã trải qua kinh nghiệm bế tắc của mình: bị thất nghiệp do không đủ
bằng cấp, nên đã động viên ép các bạn phải học. Trong bối cảnh như thế, nhiều
bạn bạn trẻ đã lao mình vào học” , một số bạn học ngày không đủ tranh thủ học
cả đêm nên dẫn đến tình trạng Stress; suy nhược cơ thể, tinh thần; ...

2.2 Thách đố về hưởng thụ
Bên cạnh một số đông giới trẻ chúng ta đang bị cuốn hút vào vòng xoáy
của kiến thức, thì một lớp không nhỏ đang lao vào cơn lốc hưởng thụ. Quả thực,
xã hội chúng ta đang sống là một xã hội tôn thờ chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa
hưởng thụ khoái lạc. Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy
của văn hóa tốc độ. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa
phim sex được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến
những vũ trường, quán Bar thâu đêm, đến những ngôi nhà nghỉ. Chính tình
trạng trên đã đưa giới trẻ chúng ta vào con đường tội lỗi, nhúng sâu vào vũng
lầy của cám dỗ. Một dịp, tôi được anh bạn mời đi quán Bar trên đường Nguyễn
Văn Trỗi Tp HCM, mới đặt chân vào trong, tôi đã không chịu nổi vì tiếng nhạc
phát ra; bên trong hầu hết là các bạn trẻ đang đắm mình uốn ẹo nhún nhảy trong
tiếng nhạc, trên tay là những ly rượu mạnh đắt tiền và hò hét điên cuồng. Một số
bạn nữ với những trang phục áo “thiếu vải”, quần “cực ngắn” cũng đang ngất
ngây trong tiếng nhạc. Tôi hỏi anh bạn đi cùng: sao hôm nay không phải là ngày
cuối tuần mà quán Bar đông quá vậy? Anh bạn trả lời: bình thường như mọi
ngày không có gì mà lạ, đây chỉ là khởi đầu của một đêm, còn tăng hai tăng ba
nữa mới hấp dẫn. Tôi thật sự ngỡ ngàng và suy nghĩ: không biết thời gian nào
để các bạn trẻ này học tập và làm việc? Vì thế không ít một số bạn trẻ đã lao
vào con đường ăn chơi nghiện ngập dẫn đến HIV và các bệnh khác. Trước tình
trạng đó, ông Nguyễn Khoa Điềm, trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương,
13


cảnh báo: “Trong các hoạt động dịch vụ văn hóa; Karaoke, vũ trường, quan Bar,
Internet công cộng… không ít cơ sở biến thành nơi mua dâm, bán dâm, ăn chơi
xa hoa, trụy lạc của một phần xã hội , đăc biệt là giới trẻ…”
Mặt khác, ngày nay do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình
trạng quan hệ tình dục và sống thử trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo
động. Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi cho rằng việc đó là bình thường không ảnh

hưởng gì. Theo tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn Đại học Sư phạm Tp HCM việc
các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương
Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi của các bạn . Vấn đề này thường xảy ra ở
học sinh, sinh viên và công nhân. Đồng thời, tình trạng phá thai ngày càng trở
lên nhiều hơn. Một số bạn trẻ phá thai không những một lần mà còn nhiều lần.
Theo Báo Lao Động số ra ngày 05/10/2009 tỉ lệ nữ học sinh, sinh viên nạo phá
thai đang gia tăng một cách báo động và đã gây ra những hậu quả khôn lường.
Hơn thế nữa, giới trẻ chúng ta đang đứng trước những khó khăn và thách đố rất
lớn; chúng ta đang bị cuốn hút vào vòng xoáy nghiệt ngã của thời đại hay nói
cách khác thay đổi chóng cả mặt. Một số bạn trẻ không bắt nhịp được cuộc sống
nên dấn đến tình trạng chán nản, họ cảm thấy mình bị xã hội loại bỏ và rơi vào
thế bế tắc .
2.3 Thách đố về thực dụng
Tuổi trẻ muôn đời vẫn là tuổi của ước mơ và hy vọng. Nhưng rất nhiều
người cho rằng, giới trẻ ngày nay thực tiễn và thực dụng. “Điểm độc đáo của
tiếng Việt là dấu. Thế nhưng ở thời đại @ này, khi “chat” trên mạng hay gửi
Email, người ta cũng thường cho dấu bốc hơi” . Ngôn ngữ của một số bạn trẻ
thế hệ @ cũng rất hiện đại và quái đảm. Một sinh viên Đại học Bách khoa Hà
Nội kể: “Có lần sau khi dẫn bạn gái đi ăn cùng bố mẹ, tôi hỏi khéo mẫu thân:
“Mẹ thấy con có …vệ sinh không? (ý muốn hỏi xinh không). Trông hơi bị
“Neestti’ (Nestea) đấy mẹ nhỉ”. Các cụ cứ tròn cả mắt chẳng hiểu gì cả, rồi
phán: “Cả mấy lần nó ăn nói như… dở người ấy, ai lại con gái con lứa gì mẹ

14


nhờ gọi người phục vụ tính tiền nó buông ngay một câu: “Chị ơi, chị tổng vệ
sinh xem bàn này hết bao nhiêu tiền để bác gái còn… “củ chi”” .
Hơn nữa, giới trẻ ngày nay coi mình là “trung tâm của vũ trụ” mà không
nghĩ đến người khác. Họ đòi hỏi yêu thương và thông cảm, nhưng lại ích kỷ và

khắc nghiệt với thế hệ đi trước. Hiếu thắng, hăm hở lao mình vào cuộc chạy đua
của nền kinh tế thị trường và khoa học kỹ thuật, nhưng cũng rất dễ chao đảo
trước những khó khăn của cuộc sống, những thất bại trong nghề nghiệp và lỡ dở
trong việc tình duyên. Không thiếu những bạn trẻ đã nản chí, buông xuôi và tìm
cách giải quyết vấn đề bằng ma túy, tình dục hay bằng chính cái chết. Mặt khác,
về lãnh vực tình dục, giới trẻ chúng ta hôm nay là những đại diện đầu tiên của
lớp người hưởng thụ ở Việt Nam, những người đầu tiên có sự tự chủ về đầu tóc,
quần áo, thân thể và cuộc sống mình. Quan niệm của chúng ta về phái tính hoàn
toàn khác biệt với thế hệ đi trước. Chúng ta cho rằng cha mẹ chúng ta sống quá
gò bó, cố chấp giả tạo. Còn chúng ta không thể chấp nhận quan niệm sống gò
bó đó. Chúng ta muốn sống thực với lòng mình. Một số bạn trẻ khi mới ra thành
thị, mới thoát được vỏ bọc của gia đình ban đầu thì còn e ngại, nhưng chỉ một
thời gian sau đã phá vỡ bứng tường e ngại đó bằng việc ăn chơi, thậm chí một
số bạn sa vào con đường tệ nạn xã hội.
2.4 Thách đố về tình yêu
Làm sao để có được một tình yêu đích thực? Hay cần phải nuôi dưỡng
tình yêu như thế nào? Đó là mối bận tâm rất lớn của hầu hết các bạn trẻ; đồng
thời, nó cũng là thách đố các bạn phải định hướng cho mình. “Trong thực tế,
hầu như các bạn trẻ đang ở trong hai cơn lốc đầu tư kiến thức và ăn chơi hưởng
thụ vô độ đều cảm thấy trống rỗng vì chưa cảm thấy hạnh phúc thực sự của
người được yêu” . Bên cạnh đó, ngày nay do ảnh hưởng của nền văn hóa
Phương Tây, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi
tình yêu tốc độ. Tình trạng góp gạo thổi cơm chung hay sống thử trước hôn
nhân đang diễn ra ở giới sinh viên, công nhân đã lên mức báo động. Cách đây
không lâu, tôi có dịp đến thăm các bạn sinh viên sống ở khu nhà trọ; tôi thật ngỡ
15


ngàng trong một dãy phòng trọ, có khoảng một phần ba các bạn sống trước hôn
nhân, hay còn gọi là góp gạo thổi cơm chung.

Mặt khác, một số bạn trẻ dường như không coi trọng giá trị của tình yêu
mà coi tình yêu như một phong trào. Tôi được một bạn sinh viên chia sẻ: phòng
em có ba người ở, hai bạn của em có người yêu; em cảm thấy rất buồn và quyết
định kiếm một người yêu đại để vơi đi lỗi buồn đó. Nhưng sau thời gian khi
chiếm được thân xác em, anh ta đã cao chạy xa bay. Bây giờ, em không thể tin
vào tình yêu nữa! kinh nghiệm cho thấy, tình yêu đến càng nhanh thì độ bền của
nó càng ngắn. Chính vì thế, ca sĩ Mỹ Tâm đã hát “tình yêu đến em không mong
đợi gì tình yêu đi em không hề hối tiếc”.
Bên cạnh đó, đối với nhiều bạn, hạnh phúc lứa đôi chủ yếu tình yêu theo
cái nhìn của Phương Tây. Không ít bạn trẻ đổi chác trong tình yêu, lấy vật chất
làm thước đo, làm nền tảng cho tình yêu; không chỉ các cô gái mà còn cả nam
giới làm trai bao cho các phụ nữ đang tuổi hồi xuân, thiếu hụt tình cảm. Theo
báo Thanh Niên số ra 12/02/2009 “Một nữ sinh viên có học vấn trẻ đẹp còn
chấp nhận làm sân sau cho những người có gia đình, học vấn thấp, chênh lệch
tuổi tác, để có tiền tiêu, may sắm theo sở thích. Tệ hơn nữa, con số nữ sinh làm
dịch vụ tình cảm theo nhu cầu của khách, nghĩa là hình thức mại dâm cao cấp,
ngày càng gia tăng” .
Câu hỏi:
2. Đối diện với những khó khăn thách đố đó bạn đã và phải làm gì?
3 Những thách đố về đức tin
3.1 Tầm quan trọng của đức tin
Đức tin trước hết là một ơn ban của Thiên Chúa. Nhưng để đức tin được
triển nở và vững mạnh cần có sự đáp trả của con người, nghĩa là về phía con
người đi tìm chân lý, còn về phía Thiên Chúa đã, đang và luôn ban ánh sáng đặc
biệt để dẫn dắt con người. Ánh sáng soi đường đó là Đức Giêsu Kitô chiếu soi
nội tâm của con người, khiến chúng ta xác tín các thực tại con người đang đối
diện hoặc khám phá được điểm không nằm ngoài thánh ý của Thiên Chúa. Bởi
16



thế, trong thực tại của toàn cầu hóa hôm nay, hơn bao giờ hết, đức tin có một
tầm quan trọng hết sức cơ bản đối với giới trẻ chúng ta; Nó như là ngọn đuốc
soi dẫn chúng ta tiến bước trên con đường tìm về, gắn kết với Thiên Chúa và
sống cho Ngài.
3.2 Thực trạng đời sống đức tin của giới trẻ ngày nay
Ngày nay, nhiều bạn trẻ sống đức tin rất vững vàng. Tại các giáo xứ, giới
trẻ chúng ta tham gia vào các hội đoàn, chẳng hạn như sinh viên công giáo,
huynh trưởng, giáo lý viên, ca đoàn…, rất nhiều bạn trẻ không những được học
hỏi, đào sâu và cảm nghiệm được giá trị của Lời Chúa mà còn đem ra thực
hành, qua việc tham gia các hội đoàn này. Một bạn trẻ chia sẻ với tôi: “Quả thực
từ khi tham gia vào nhóm sinh viên công giáo, em cảm thấy đức tin của mình
càng ngày càng vững vàng hơn, nhất là khi gặp khó khăn thử thách về đời sống
đức tin, em đã được các Cha và bạn bè trong nhóm nâng đỡ”. Hơn nữa, một số
bạn trẻ đã trở thành những cộng tác viên rất đắc lực trong công tác tông đồ và
những hoạt động từ thiện của giáo xứ mình. Tóm lại, giới trẻ chúng ta thường
được coi là tương lai của đất nước, là tinh hoa của dân tộc, là tầng lớp của nét
đẹp văn hóa, tôn giáo và truyền thống dân tộc, cũng như của Giáo hội.
Thế nhưng, giới trẻ ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề làm cho chúng
ta không khỏi thất vọng và lo lắng cho một thế hệ tương lai. Các nhà lãnh đạo
tôn giáo rất lo lắng, trước sự ý thức đạo đức của giới trẻ sa sút. Tại các xứ đạo,
số bạn trẻ đi lễ đang giảm sút trầm trọng, nhiều bạn trẻ ngày nay coi việc đi lễ là
một gánh nặng; đi vì trách nhiệm, hoặc vì ép buộc. Họ đến nhà thờ là vì cha mẹ
thúc ép không đi không được, hoặc vì không đi sợ mắc tội chứ không vì niềm
tin và lòng mến của họ. Họ có mặt ở nhà thờ nhưng không hề ý thức mình đang
có mặt ở đó để làm gì, chỉ mong sao giờ lễ mau kết thúc. Thậm chí một số khác
còn đi lễ “ôm” một danh từ hơi lạ nhưng nói lên được thực trạng hiện nay của
các bạn trẻ. Họ đứng ngoài đường dự lễ và từng cặp ngôi trên xe gắn máy ôm
nhau, đùa giỡn, chuyện trò… chẳng quan tâm thánh lễ đang đến đâu và chủ tế
đang làm gì, chỉ biết có người ra về là họ nổ máy chạy thẳng.
17



3.3 Những thách đố về đời sống đức tin
Như vậy, hơn bao giờ hết ngày nay, đức tin của giới trẻ chúng ta đang
xuống dốc trầm trọng. Ở một vài giáo xứ, người ta không còn thấy bóng bạn trẻ
đi tham dự thánh lễ hàng tuần. Và nếu có đi, thì ghế ngồi của họ là “xe ôm”,
hoặc tụ tập thành nhóm đứng ngoài lề trò chuyện, hút thuốc cho xong…. Nói
chung là dự lễ cho qua hay cho xong bổn phận. Một người mẹ chia sẻ: “Mỗi lần
tôi nói với đứa con trai đi tham dự thánh lễ, nó trả lời rằng: ‘thời đại này cần
phải đến nhà thờ làm gì mẹ, chỉ cần mình tin có Chúa là đủ; Mẹ thử nghĩ mấy
đứa bạn con có đi lễ đâu mà nhà nó vẫn giầu có đó’”.
Quả thật, do ảnh hưởng của chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa cá nhân đang
“ ăn” sâu vào đời sống giới trẻ chúng ta: tình tương thân – tương ái chia sẻ ý
nghĩa cuộc sống hằng ngày đang dần dần mất đi. Giờ đây, vật chất đối với họ là
trên hết nên hậu quả họ bỏ bê, chểnh mảng việc bổn phận chăm lo đời sống
thiêng liêng rất cần thiết cho đời sống tâm linh của người mang danh là kitô
hữu, và tại các giáo xứ, số lượng người trẻ học giáo lý ngày càng ít đi.
Hơn nữa, do ảnh hưởng của thời đại toàn cầu hóa, giới trẻ chúng ta hôm
nay dường như đang khao khát chờ đợi một điều gì đó khác hơn so với những
lối cử hành thánh lễ buồn tẻ. Điều này có thể thấy rõ vào những ngày lễ Chúa
Nhật, một số bạn trẻ thường đi tới các các giáo xứ có thánh lễ long trọng, bài
giảng thật hấp dẫn và sống động, ca đoàn hát hay…. dễ làm thu hút họ.
Có thể nói, lối sống của thời toàn cầu hóa là lối sông mở. Quan niệm về
luân lý cũng biến đổi nhiều so với sự đổi thay của môi trường sống là nơi diễn
ra những khác biệt về kinh tế xã hội, chủng tộc, văn hóa giới tính .v.v. Tạo nên
những thách đố khác nhau gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đức tin của
giới trẻ chúng ta. “Một Giám mục Á Châu có lý khi ví toàn cầu hóa như một
luồng gió mát lạnh đem đến nhiều lợi ích và thỏa mái, mà chúng ta cần mở rộng
cửa để đón nhận. Mặc dù, đôi khi nó cũng mang chứng khí, bão tố và một vài
con muỗi” . Vậy đâu là điểm quy chiếu để mỗi giới trẻ chúng ta sống xứng đáng


18


với tư cách là con Thiên Chúa? Và để trở nên những người công giáo tốt, sống
đức tin và là chứng nhân đích thực của đức tin Kitô giáo trong xã hội hôm nay?
Lời kết
Tuổi trẻ muôn đời vẫn là tuổi của hy vọng, đầy mộng mơ và lý tưởng, là
thành phần trẻ trong lòng Giáo hội; vì thế, mỗi người chúng ta nên sáng suốt
cân nhắc lựa chọn đâu là điều tốt cho mình, cái gì là tốt đẹp và hành động theo
đó, tránh xa những cái xấu và dịp tội để làm đẹp cho tâm hồn mình, trở thành
người có ích cho Giáo hội và xã hội.
Hơn nữa, trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay đã tạo nên cách thế nhìn
đời, đường lối suy tư của giới trẻ chúng ta khác với thế hệ đi trước. Tất cả đều
có hai mặt ưu và khuyết. Ước mong sao, dưới ánh sáng của Lời Chúa, giới trẻ
chúng ta sẽ có khả năng nhận định đúng và lựa chọn đúng con đường mình sẽ đi
để có thể đem lại niềm vui và hạnh phúc cho cuộc đời như lời Đức tổng Giám
mục Ngô Quang Kiệt đã căn dặn các bạn sinh viên trong chuyến viếng thăm
ngài ở dòng Châu Sơn Ninh Bình: “Các con phải biết lựa chọn và đón lấy
những điều tốt, đào thải ra khỏi tâm hồn những cái xấu, cái không tốt để trở nên
những con người toàn diện, can đảm làm chứng nhân cho Chúa” .
Câu hỏi
3. Là một người công giáo bạn gặp phải điều gì? Và phải làm gì để vượt
qua?
4. Bạn có lời khuyên nào cho các bạn trẻ như bạn không?
Tác động của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước đang phát
triển
Toàn cầu hoá, khu vực hóa (TCH, KVH) tạo ra những thời cơ thuận lợi
cho sự phát triển của các nước đang phát triển (ĐPT). Một trong những thời cơ
thuận lợi đó là các nước ĐPT nếu chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hội nhập

thì sẽ phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế.

19


Trong quá trình TCH, KVH sẽ có sự phân chia thành các nhóm nước với những
lợi thế so sánh tương ứng để bổ sung cho nhau trong sự hợp tác và phát triển.
I. Tác động tích cực của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước
đang phát triển
1. Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển
Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi
nước. Nước nào có nền kinh tế càng kém phát triển thì lợi thế so sánh càng suy
giảm. Đa số các nước ĐPT chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài
nguyên, thị trường.... Đó là một thách thức lớn đối với các nước ĐPT. Nhưng
TCH, KVH cũng mang lại cho các nước ĐPT những cơ hội lớn mới, nếu biết
vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn,
bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp
nhẹ, du lịch, dịch vụ.... các nước ĐPT có thể tham gia vào tầng thấp và trung
bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành
sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung
bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng
hoá - dịch vụ trên thị trường thế giới. Để làm được việc đó các nước ĐPT có cơ
hội tiếp nhận được các dòng vốn quốc tế, các dòng kỹ thuật - công nghệ mới và
kỹ năng quản lý hiện đại. Nhưng cơ hội đặt ra như nhau đối với các nước ĐPT,
song nước nào biết tận dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ
thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi nước.
Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình TCH, KVH của các
nước ĐPT là nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim
ngạch mậu dịch thế giới của các nước ĐPT ngày một tăng (1985: 23%, 1997:

30%). Các nước ĐPT cũng ngày càng đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan
hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày
càng tăng (1985: 47%, 1998: 70%) và các nước ĐPT đang nắm giữ khoảng 25%
lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên toàn thế giới.
20


2. Tăng nguồn vốn đầu tư
Kinh tế TCH, KVH biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu.
Điều đó tạo cơ hội cho các nước ĐPT có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài
cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp. Thiết lập
một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định hướng thu
hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những
điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của
họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước
ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Theo Báo
cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước ĐPT tiếp nhận 129 tỷ
USD FDI, đến năm 1999 FDI vào các nước ĐPT tăng lên 198 tỷ USD, trong đó
97 tỷ USD vào Mỹ Latinh (Braxin chiếm 31 tỷ), 91 tỷ USD vào Châu Á (riêng
Trung Quốc chiếm 40 tỷ).
TCH, KVH đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng
luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển, nhất là trong khi các nước ĐPT
đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển. Chẳng hạn, lượng vốn
đầu tư vào các nước ĐPT tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ USD;
1996: gần 200 tỷ USD; năm 1997 các nước ĐPT thu hút tới 37% lượng vốn FDI
toàn thế giới. Trong dòng vốn đầu tư vào các nước ĐPT thì dòng vốn tư nhân
ngày càng lớn.

3. Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ
Trước xu thế TCH, KVH, các nước ĐPT tuỳ theo vị thế, điều kiện lịch sử

cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát triển theo con
đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường phát triển là: Thứ nhất, du nhập
kỹ thuật - công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng những ngành
công nghiệp của mình như là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp
hiện đại. Tuỳ thuộc vào khả năng vốn, trí tuệ... mà các nước ĐPT lựa chọn một
21


hoặc cùng lúc cả hai con đường phát triển nói trên. TCH, KVH cho phép các
nước ĐPT có điều kiện tiếp nhận các dòng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện
đại từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ của mình.
Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào khả năng của từng nước biết tìm ra chiến
lược công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp.
Trong quá trình TCH, KVH các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận và thu
hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng
dần trình độ công nghệ sản xuất

của các nước ĐPT. Do vậy, mà ngày càng

nâng cao được trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước
ĐPT. TCH, KVH được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ
kỹ thuật - công nghệ ở các nước ĐPT. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên
doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI...
các nước ĐPT có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết
sức phong phú, đa dang của các nước đang phát triển.
4. Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
TCH, KVH đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước
ĐPT phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ
nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển
những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng

vốn lớn... đang chiếm ưu thế, còn ở những nước ĐPT chỉ có thể đảm nhận
những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về
công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nước ĐPT nào chủ động, biết tranh thủ cơ hội,
tìm ra được con đường phát triển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn sớm có được
nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình TCH, KVH
sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, điều đó
buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, không còn con đường nào khác là
phải hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế
nào bắt kịp dòng vận động chung thì phát triển, không thì dễ bị tổn thương và
bất định. Mỗi nước ĐPT cần phải tìm cho mình một phương thức để chuyển
22


dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có thể phát triển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh
tế của các nước ĐPT đều tiến tới mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc
tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến. Đây là một mô hình
kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng nền kinh tế thị trường
mở, hội nhập quốc tế đòi hỏi chính phủ các nước phải có quan niệm đúng và xử
lý khéo quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm
bắt được các thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết
hợp các nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế
thị trường mở, hội nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế
bên trong phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và
có năng lực thích ứng để đương đầu với những thay đổi của các điều kiện phát
triển toàn cầu. Điều đó buộc các nước ĐPT phải tìm ra con đường công nghiệp
hoá rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mô hình công nghiệp hoá hướng về
xuất khẩu, dựa vào tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Phát triển
công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế các nước ĐPT nhanh chóng chuyển
được nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từng bước
chuyển tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu phụ thuộc vào trình

độ thích ứng về tiếp nhận công nghệ, khả năng về vốn, khai thác thị trường. Dù
bước chuyển dịch ở trình độ nào, nền kinh tế ở các nước ĐPT đều chú trọng
tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ; đồng thời tập trung nỗ
lực phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế
của nhiều nước ĐPT đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng
các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu
hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng lên
theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng sản phẩm qua chế biến đã tăng
từ 5,65% (năm 1980) lên 77,7% (năm 1994).
TCH, KVH đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia cơ
cấu lại nền kinh tế của mình. Nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng,
thì nền kinh tế của các nước ĐPT, nếu muốn phát triển, không còn con đường
23


nào khác là phải nhanh chóng hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền
kinh tế thế giới. Các nước phải bắt kịp các động thái của dòng vận động tiền
vốn, kỹ thuật - công nghệ, hàng hoá - dịch vụ khổng lồ của thế giới. Tính bất
định và mức độ dễ bị tổn thương với tính cách là hệ quả của những động thái
này đang ngày càng gia tăng, nhất là đối với nền kinh tế các nước ĐPT.
5. Mở rộng kinh tế đối ngoại
TCH, KVH làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu
hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản
xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. TCH, KVH đang
diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước ĐPT. Và chỉ bằng cách
đó mới có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế. Đồng thời, TCH, KVH,
quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế càng đẩy mạnh thì càng tạo ra những cơ
hội và thách thức mới mà chỉ có sự phối hợp quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại
thì mới có thể tranh thủ được những cơ hội, vượt qua được những thách thức.

Thực tế lịch sử cũng đã khẳng định rằng: ngày nay không một quốc gia nào có
thể phát triển được nếu không thiết lập quan hệ kinh tế với các nước khác, và do
vậy không một quốc gia nào, kể cả các nước ĐPT, lại không thực hiện việc mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Trong hoàn cảnh quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, quá
trình TCH, KVH được thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở
thành một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi
nước, nhất là những nước ĐPT.
6. Cơ sở hạ tầng được tăng cường
Quá trình TCH, KVH đã tạo ra cơ hội để nhiều nước ĐPT phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện,
nước... ở các nước ĐPT, mức thu nhập tính theo đầu người rất thấp, do đó tích
luỹ cũng vô cùng thấp vì phần lớn thu nhập dùng vào sinh hoạt. Trong khi đó
24


các nước ĐPT lại rất cần những lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng và
xây dựng những công trình thiết yếu nhằm phát triển kinh tế. Bởi vậy, xuất hiện
khoảng cách lớn giữa nhu cầu đầu tư và tích luỹ vốn. Cho nên các nước ĐPT
muốn tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thì phải biết tạo môi trường thuận lợi
để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có thông qua các quan hệ kinh tế đối
ngoại mới có thể cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở
sản xuất hiện có; cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống; xây dựng những
hướng công nghệ hiện đại... Nhờ đó mà xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ
sở hạ tầng cho nền kinh tế.
7. Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến
Các nước có nền kinh tế phát triển thường có phương thức, cách thức
quản lý nền kinh tế tiên tiến với những công cụ quản lý hiện đại. Thông qua các
quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế các nước ĐPT học tập những kinh nghiệm quản
lý tiên tiến hiện đại của các nước phát triển. Học tập trực tiếp qua các dự án đầu

tư, qua các Xí nghiệp, Công ty liên doanh...., qua việc đàm phán ký kết các hợp
đồng kinh tế...
II. Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, khu vực hoá đối với các nước
đang phát triển
1. Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu
Nền kinh tế các nước ĐPT đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế thị
trường mở, hội nhập quốc tế. Nhưng trong quá trình đó, tốc độ tăng trưởng kinh
tế của nhiều nước ĐPT phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Mà xuất khẩu lại phụ
thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả quốc tế, vào lợi ích của
các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước phát triển... do vậy,
mà chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.
Những thập niên gần dây, ở nhiều nước ĐPT, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và
thu nhập đầu người bị giảm. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế hàng năm của Châu Phi là 5%, nhưng hiện nay đã giảm xuống 2,6%.
25


×