Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại thành phố cần thơ (1986 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.87 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Quốc Phong

QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(1986 - 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Quốc Phong

QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(1986 - 2010)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số

: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. LÊ VĂN ĐẠT

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu và số liệu trích
dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Tác giả

Nguyễn Quốc Phong


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn chân thành TS. Lê Văn Đạt, người đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm cùng các thầy, cô khoa Lịch sử và Phòng Sau đại
học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn
Bỉnh Khiêm Vĩnh Long, nơi tôi đang công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và nhân viên các phòng, ban của Ủy ban Nhân dân
thành phố Cần Thơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ, Ban Quản lý khu công
nghiệp - khu chế xuất Cần Thơ, Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, và Thư viện thành phố
Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình thực hiện luận
văn.
Tác giả

Nguyễn Quốc Phong



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 3
3T

3T

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 4
3T

T
3

MỤC LỤC ............................................................................................................................. 5
3T

T
3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... 9
3T

3T

DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. 10
3T

3T


MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
3T

T
3

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................... 1
3T

3T

2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................................... 3
3T

3T

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 5
3T

T
3

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu của đề tài......................................... 6
3T

T
3

5. Mục đích nghiên cứu của đề tài....................................................................................................... 7
3T


3T

6. Những đóng góp của đề tài.............................................................................................................. 8
3T

3T

7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................................................... 8
3T

3T

CHƯƠNG 1. NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG THU
3T

HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.................................................................................. 9
3T

1.1. Một số vấn đề chung về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” và “Khu công nghiệp” ....................... 9
3T

T
3

1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài................................................................................................. 9
T
3

3T


1.1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 9
T
3

3T

1.1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam........................................... 11
T
3

T
3

1.1.1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................................... 12
T
3

T
3

1.1.2. Khu công nghiệp, khu chế xuất .......................................................................................... 14
T
3

T
3

1.1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................................... 14
T

3

3T

1.1.2.2. Đặc điểm, vai trò của khu công nghiệp - khu chế xuất ............................................. 15
T
3

T
3

1.2. Những tiềm năng và lợi thế của thành phố Cần Thơ trong phát triển khu công nghiệp - khu
3T

chế xuất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. ......................................................................................... 18
T
3

1.2.2. Về lịch sử, văn hóa - du lịch ................................................................................................ 20
T
3

3T

1.2.2.1. Đôi nét về lịch sử thành phố Cần Thơ ...................................................................... 20
T
3

T
3



1.2.2.3. Văn hóa và tiềm năng du lịch ...................................................................................... 22
T
3

T
3

1.2.3. Cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội ........................................................................................... 24
T
3

T
3

1.2.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng ............................................................................................... 24
T
3

3T

1.2.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................................. 25
T
3

3T

1.2.4. Tiềm năng về nguồn lực con người ................................................................................... 31
T

3

T
3

CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU
3T

CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG 10 NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986 1995)................................................................................................................................... 34
T
3

2.1. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chủ trương của thành phố Cần Thơ về phát
3T

triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (1986 - 1995). ........................................................... 34
T
3

2.1.1. Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước...................................................................... 34
T
3

T
3

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Cần Thơ .................................................................. 38
T
3


T
3

2.2. Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Cần Thơ trong giai
3T

đoạn (1986 - 1995) .............................................................................................................................. 41
3T

2.2.1. Công tác xây dựng cơ bản .................................................................................................. 41
T
3

3T

2.2.1.1. Công tác xây dựng các khu công nghiệp................................................................... 41
T
3

T
3

2.2.1.2. Công tác xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. .............................................. 42
T
3

T
3

2.2.2. Công tác xây dựng cơ chế chính sách quản lý và dịch vụ khu công nghiệp ................. 45

T
3

T
3

2.2.2.1. Công tác xây dựng cơ chế, chính sách quản lý ........................................................ 45
T
3

T
3

2.2.2.2. Công tác xây dựng dịch vụ khu công nghiệp ............................................................ 48
T
3

T
3

2.3. Đánh giá về quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Cần Thơ
3T

giai đoạn 1986 - 1995 ......................................................................................................................... 49
3T

2.3.1. Về kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài ........................................................................ 49
T
3


T
3

2.3.1.1. Về số dự án và số vốn đầu tư ..................................................................................... 49
T
3

T
3

2.3.1.3. Đối tác và địa bàn đầu tư............................................................................................. 52
T
3

3T

2.3.1.4. Về ngành nghề thu hút đầu tư .................................................................................... 54
T
3

T
3

2.3.2. Tác động về mặt kinh tế - xã hội......................................................................................... 55
T
3

T
3


2.3.2.1. Về kinh tế ...................................................................................................................... 55
T
3

3T

2.3.2.2. Về mặt xã hội ................................................................................................................ 56
T
3

3T


2.3.3 Những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp Cần
T
3

Thơ giai đoạn 1986 - 1995............................................................................................................. 56
3T

CHƯƠNG 3. QUÁ TRÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU
3T

CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (1996 - 2010) ........................................ 59
T
3

3.1. Chủ trương của Đảng và thành phố Cần Thơ về phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước
3T


ngoài (1996 - 2010). ............................................................................................................................ 59
3T

3.1.1. Chủ trương của Đảng .......................................................................................................... 59
T
3

3T

3.1.2. Chủ trương, giải pháp của Đảng bộ thành phố Cần Thơ ................................................ 63
T
3

T
3

3.2. Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp Cần Thơ giai đoạn
3T

1996 - 2010 .......................................................................................................................................... 67
T
3

3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản .................................................................. 67
T
3

T
3


3.2.1.1. Công tác xây dựng các khu công nghiệp................................................................... 67
T
3

T
3

3.2.1.2. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. ............................................................ 71
T
3

T
3

3.2.2. Công tác xây dựng hệ thống dịch vụ khu công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực ..... 75
T
3

T
3

3.2.2.1. Công tác xây dựng hệ thống dịch vụ.......................................................................... 75
T
3

T
3

3.2.2.2. Công tác đào tạo nguồn nhân lực .............................................................................. 78

T
3

T
3

3.2.2.3. Công tác tiếp thị, xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp .................................... 80
T
3

T
3

3.3. Đánh giá về quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại Cần Thơ
3T

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996 - 2010) .......................... 82
T
3

3.3.1. Về kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài ........................................................................ 82
T
3

T
3

3.3.1.1. Về số dự án và số vốn đầu tư ..................................................................................... 82
T
3


T
3

3.3.1.2. Quy mô và hình thức đầu tư ....................................................................................... 85
T
3

T
3

3.3.1.3. Đối tác và địa bàn đầu tư............................................................................................. 86
T
3

3T

3.3.1.4. Về ngành nghề thu hút đầu tư .................................................................................... 88
T
3

T
3

3.3.2. Tác động về mặt kinh tế - xã hội......................................................................................... 90
T
3

T
3


3.3.2.1. Về kinh tế ...................................................................................................................... 90
T
3

3T

3.3.2.2. Về mặt xã hội ................................................................................................................ 91
T
3

3T

3.3.3 Những hạn chế trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp Cần
T
3

Thơ giai đoạn 1966 - 2010............................................................................................................. 92
3T


KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 97
3T

T
3

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 102
3T


3T

PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 1
3T

T
3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

STT

Chữ viết

01

CNH

Công nghiệp hóa

02

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

03


ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

04

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

05

Ha

Héc ta

06

HĐH

Hiện đại hóa

07

KCN

Khu công nghiệp

08


KCX

Khu chế xuất

09

Km

Kilômét

10

KV

Kilôvôn

11

KVA

Kilôvôn Ampe

12

KW

Kilôwat

13


KW/h

Kilôwat/giờ

14

m

mét

15

MVA

Milivôn Ampe

16

MW

Mêgawat

17

NXB

Nhà xuất bản

18


ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

19

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

20

TP

Thành phố

21

Tr

Trang

22

UBND

Ủy ban Nhân dân



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 1976 - 1985 (giá cố định 1994).
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất công nghiệp ở TP Cần Thơ giai đoạn 1976 - 1985 (giá cố định 1994).
Bảng 2.1. Số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài vào KCN Trà Nóc trong giai đoạn 1988 - 1995.
Bảng 2.2. Quy mô vốn ĐTNN vào KCN Trà Nóc tại TP Cần Thơ trong giai đoạn 1988 - 1995
Bảng 2.3. Hình thức ĐTNN vào KCN Trà Nóc tại TP Cần Thơ trong giai đoạn 1988 - 1995.
Bảng 2.4. Tổng vốn đầu tư của các đối tác nước ngoài vào KCN Trà Nóc trong giai đoạn 1988 1995.
Bảng 2.5. Cơ cấu ngành nghề thu hút ĐTNN vào KCN Trà Nóc trong giai đoạn 1986 - 1995.
Bảng 3.1. Số dự án ĐTNN đầu tư vào 5 KCN tại TP Cần Thơ trong giai đoạn 1996 - 2010.
Bảng 3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở ĐBSCL từ năm 1988 - 2009
Bảng 3.3. Quy mô vốn ĐTNN đầu tư vào 5 KCN tại TP Cần Thơ trong giai đoạn 1996 - 2010.
Bảng 3.4. Quy mô vốn ĐTNN đầu tư vào 5 KCN tại TP Cần Thơ trong giai đoạn 1996 - 2010 so với
giai đoạn 1986 - 1995.
Bảng 3.5. Hình thức ĐTNN đầu tư vào 5 KCN Trà Nóc tại TP Cần Thơ trong giai đoạn 1996 2010.
Bảng 3.6. Tổng vốn đầu tư của các đối tác nước ngoài vào 5 KCN tại TP Cần Thơ trong giai đoạn
1996 - 2010.
Bảng 3.7. Số dự án nước ngoài đầu tư vào 5 KCN (1996 - 2010) phân theo lĩnh vực đầu tư.
Bảng 3.8. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN từ năm 1986 đến 2010.
Bảng 3.9. Tình hình hoạt động của các KCN TP Cần Thơ tính đến năm 2007.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho đến nay, nguồn vốn FDI đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng
kinh tế, nguồn lực quan trọng của sự nghiệp CNH - HĐH nước ta. Vai trò của FDI được thể hiện rất
rõ qua việc đóng góp quan trọng vào việc: bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội;
chuyển giao công nghệ; phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm; đóng góp tích cực vào
nguồn thu ngân sách, cũng như đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu, qua đó giúp nước ta hội nhập
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong suốt hơn 20 năm qua, nhờ có sự đóng góp quan trọng của

FDI mà nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và được biết đến là một trong những
nước phát triển năng động, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Khu vực kinh tế có
vốn ĐTNN đã không ngừng được mở rộng và phát triển, trở thành một bộ phận quan trọng của nền
kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Tuy nhiên, vốn FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển
bền vững và chất lượng cuộc sống của người dân. Trong những năm gần đây, đã xuất hiện hàng loạt
vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội, trong đó nổi bật là chất lượng sử dụng nguồn vốn đầu tư thấp,
thiếu tính bền vững dẫn đến sự mất cân đối trong nền kinh tế; nhiều cuộc tranh chấp lao động trong
khu vực có vốn ĐTNN chưa được quan tâm giải quyết kịp thời; sự yếu kém trong chuyển giao công
nghệ, và nghiêm trọng nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN, gây nhiều tác hại nghiêm
trọng mang tính hủy hoại môi trường sinh thái ở nước ta.
Có thể nói, đi đôi với thu hút vốn ĐTNN là phát triển mô hình các KCN - KCX. Chiến lược
này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Trong tiến trình CNH - HĐH nước ta, việc xây dựng
các khu - cụm công nghiệp tập trung là rất cần thiết và được nhà nước khuyến khích phát triển. Tại
Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 và đại hội VIII năm 1996 của Đảng đã coi việc
xây dựng, hình thành và phát triển các KCN - KCX ở nước ta là một nội dung cơ bản của quyết sách
CNH - HĐH thu hút FDI. Tiếp theo đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn
2001 - 2010, Đảng đã đưa ra chủ trương: “Hoàn chỉnh và nâng cấp các khu công nghiệp, khu chế
xuất hiện có, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh
tế mở...” [9, tr.11]. Đây là một định hướng và quyết sách cực kỳ quan trọng nhằm mục tiêu đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. KCN - KCX là đầu mối quan trọng
trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Bởi tại đây có các công trình cơ sở hạ tầng kĩ
thuật tập trung, đầu tư nhanh với chất lượng cao, với các dịch vụ cần thiết và các thủ tục đơn giản
đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, đồng thời, KCN - KCX cũng chính là nơi tiếp nhận những công


nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại của thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quy hoạch và
xây dựng, phát triển và quản lý các KCN - KCX ở nước ta còn nhiều bất cập làm cho hoạt động thu
hút ĐTNN vào khu vực này có chiều hướng giảm dần. Đó đang là một vấn đề không nhỏ đặt ra cho
các cấp, các ngành cần phải nghiên cứu, tiếp tục có những chính sách phát triển đúng đắn các KCN

- KCX.
Năm 2006, Đảng ta đã tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước và thu
hút ĐTNN (1986 - 2006), bên cạnh những thành tựu đạt được, Đảng đã nhận định: chính sách thu
hút nguồn vốn FDI ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết như: về cơ
chế chính sách, môi trường thu hút đầu tư, cũng như việc xây dựng và quản lý KCN... Do đó, đường
lối thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà nước cũng như của TP Cần Thơ trong thời gian tới cần phải tiếp
tục phát triển, hoàn chỉnh.
TP Cần Thơ nằm ở trung tâm ĐBSCL trực thuộc Trung ương ngày 1 tháng 1 năm 2004, là một
trong những TP lớn của cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, thu hút
ĐTNN. Vận dụng đường lối của Đảng, nhất là nhận thức được tầm quan trọng của KCN đối với sự
phát triển kinh tế, CNH - HĐH đất nước, TP đã chọn KCN làm mô hình trọng điểm ở địa phương.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, TP Cần Thơ đã đặt ra mục tiêu: “Xây
dựng Cần Thơ trở thành thành phố hiện đại và văn minh, là đô thị loại 1 trước năm 2010 và cơ bản
trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục
- đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long;
là đầu mối quan trọng về giao thông, vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ
vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước, là
một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng
sông Cửu Long” [73, tr.11]. Để thực hiện được mục tiêu trên, bên cạnh khai thác phát huy tối đa các
tiềm lực và lợi thế sẵn có, thì việc thu hút nguồn vốn ĐTNN vào các KCN là một trong những giải
pháp quan trọng, động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình CNH - HĐH của địa phương trong giai đoạn
hiện nay. Trong thời gian qua, TP Cần Thơ đã tập trung xây dựng nhiều KCN, tuy nhiên trải qua
hơn 20 năm (1986 - 2010), các dự án nước ngoài đầu tư vào khu vực này còn rất khiêm tốn. Quy mô
và tổng số vốn đầu tư vào các KCN chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương.
Thêm vào đó là hiệu quả thực hiện các dự án còn rất hạn chế. Đây là một thực trạng không chỉ diễn
ra Cần Thơ mà còn xuất hiện ở nhiều địa phương khác trong cả nước. Vì vậy, vấn đề thu hút ĐTNN
vào các KCN phục vụ quá trình CNH - HĐH đang trở thành tâm điểm chú ý thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học, giới nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho sự
phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việc nghiên cứu quá trình thu hút vốn ĐTNN vào các
KCN tại TP Cần Thơ (1986 - 2010), trở thành một yêu cầu cấp bách, nhằm lý giải những thành



công cũng như hạn chế của quá trình thu hút ĐTNN thời gian qua, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm nâng cao vai trò của nguồn lực quan trọng này đối với thực hiện các mục tiêu CNH - HĐH
của nước ta nói chung và TP Cần Thơ nói riêng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới.
Chính vì những lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài “Quá trình thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào các khu công nghiệp tại thành phố Cần Thơ (1986 - 2010)” để viết luận văn Thạc sĩ
lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Vốn ĐTNN và KCN - KCX có vai trò rất lớn, là một trong những nhân tố quan trọng có tính
chất quyết định trong quá trình CNH - HĐH cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Chính vì
vậy đường lối, chủ trương của Đảng trên mặt trận thu hút ĐTNN vào KCN được các nhà lý luận,
các nhà lãnh đạo, các học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trên phạm vi cả nước đã
có nhiều công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Nhìn
một cách chung nhất, các công trình nghiên cứu liên quan có thể chia làm ba nhóm:
Nhóm thứ nhất, là sự tổng kết của Đảng Cộng sản Việt Nam, rút ra những kinh nghiệm, đề ra
đường lối, chủ trương phát triển KCN - KCX và thu hút ĐTNN ở nước ta. Sự tổng kết đó được phản
ánh trong các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X và Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương. Sự tổng kết của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang và sau này là TP Cần Thơ qua các kỳ Đại hội III,
IV, VIII, IX, X, XI, XII. Đây là những đánh giá chính thức của Đảng, phản ánh nhận thức lý luận và
thực tiễn của Đảng về nguồn vốn FDI ở các KCN - KCX.
Nhóm thứ hai, một số công trình nghiên cứu khoa học về KCN - KCX và ĐTNN đã được xuất
bản, như Giáo trình đầu tư nước ngoài của Vũ Chí Lộc, NXB Giáo Dục năm 1997. Đây là công
trình nghiên cứu viết về đầu tư quốc tế và chiến lược thu hút vốn FDI của Việt Nam, những chính
sách quản lý Nhà nước về hoạt động thu hút đầu tư FDI, cách thức lập dự án FDI, tài chính của các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Thông tin đầu tư khu chế xuất - khu công nghiệp - khu kinh tế vùng
đồng bằng sông Cửu Long của Ban quản lý KCN - KCX Cần Thơ, năm 2009. Trong công trình này
chủ yếu giới thiệu về vùng kinh tế trọng điểm, mục tiêu phát triển các KCN - KCX, định hướng các

giải pháp và một số quy định về cơ chế chính sách đối với các tỉnh, TP khu vực ĐBSCL. Hoàn thiện
chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam của Mai Quốc Cường, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2000: phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong chính
sách và việc tổ chức thu hút ĐTNN ở Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra những kiến
nghị để hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút FDI trong những năm tới. Kinh nghiệm thu hút vốn


đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam của Nguyễn Huy Thám, Học viện
Chính trị Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 1999. Trong công trình này nêu bật lên hai kinh nghiệm
thu hút ĐTNN ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và vấn đề thu hút ĐTNN tại Việt
Nam. Và một số ấn phẩm khác như: Khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - IPs, EPZs in
Vietnam của Trần Ngọc Châu; Thành phố Cần Thơ tiềm năng và cơ hội đầu tư do Sở Kế hoạch và
Đầu tư TP Cần Thơ ấn hành vào các năm 2004, 2005, 2006, 2007 và 2008; Cần Thơ các dự án gọi
vốn đầu tư nước ngoài, do UBND TP Cần Thơ xuất bản năm 2000; Quy hoạch các dự án ưu tiên
gọi vốn ODA thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2010, do UBND TP Cần Thơ ấn hành.
Nhóm thứ ba, đó là những tác phẩm, bài viết về TP Cần Thơ nói chung trong đó có đề cập ít
nhiều đến đặc điểm, tiềm năng cơ hội đầu tư vào các KCN Cần Thơ như: Địa chí Cần Thơ do
Nguyễn Lương Bằng chủ biên, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2002 và 30 năm xây dựng và
phát triển thành phố Cần Thơ (1975 - 2005) do UBND TP Cần Thơ ấn hành năm 2005. Gần đây
nhất, tháng 8 - 2006 có ấn phẩm Cần Thơ thế và lực mới trong thế kỷ 21 (Can Tho new image in
century XXI) của Chu Viết Luân, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2006.
Đây là những ấn phẩm có nội dung phản ánh, lý giải khái quát về quá trình phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới, ít nhiều đề cập đến ĐTNN vào các KCN tại TP.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề thu hút đầu tư trong nước và ĐTNN vào các KCN
tại TP Cần Thơ, như: Thu hút vốn đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp Cần Thơ, Sài Gòn
Giải Phóng, 1 - 6 - 1998, [10, tr.4]; Khu công nghiệp Cần Thơ có thêm 8 dự án đầu tư, Sài Gòn Giải
Phóng, 7 - 11 - 1998, [11, tr.5]; Các khu công nghiệp Cần Thơ - Động lực chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đồng bằng sông Cửu Long, Sài Gòn Giải Phóng, 12 - 2 - 2001, [15, tr.4]; Các khu công nghiệp
Cần Thơ thu hút 126,87 triệu USD, Sài Gòn Giải Phóng, 22 - 7 - 1999, [12, tr.7].
Đặc biệt là trong luận án, đề tài: “Phát triển khu công nghiệp của thành phố Cần Thơ đến năm
2020”, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Nhã đi sâu lý giải, phân tích: Nhu cầu phát triển KCN của TP Cần Thơ

và những bài học kinh nghiệm phát triển KCN; đánh giá thực trạng quá trình phát triển KCN tại TP
trong thời gian qua; thông qua đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp phát triển KCN của TP Cần Thơ
đến năm 2020. Những phân tích, đánh giá và nhận định của Luận án đã được luận văn tham khảo,
sử dụng có chọn lọc.
Qua các danh mục trên đây, có thể thấy tuy TP Cần Thơ đã và đang thu hút sự quan tâm của
nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi
sâu tái hiện và phân tích quá trình thu hút vốn ĐTNN vào các KCN tại TP Cần Thơ trong thời kỳ
đổi mới và CNH - HĐH đất nước (1986 - 2010). Chính vì vậy, tác giả luận văn mong muốn tập hợp
được nhiều nguồn tài liệu và kế thừa những kết quả đã có, để tiếp cận và nghiên cứu đề tài “Quá
trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tại thành phố Cần Thơ (1986 - 2010)”


một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ hơn, nhằm lý giải những thành công cũng như những hạn
chế của quá trình thu hút vốn ĐTNN, nhất là vốn FDI vào các KCN tại TP Cần Thơ, từ đó luận văn
đúc kết những kinh nghiệm và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút
ĐTNN vào các KCN.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Về KCN - KCX Việt Nam: Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) ký quyết định số 394/CT thành lập KCX đầu tiên ở nước ta. Sau đó, chủ trương phát
triển các KCN - KCX tiếp tục được khẳng định tại văn kiện Đại hội IX của Đảng về chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội (2001 - 2010). Và cho đến nay, trên cả nước đã có hơn 150 KCN - KCX đang
hoạt động. Riêng ở TP Cần Thơ, khu kỹ nghệ Tây Đô (nay là KCN Trà Nóc 1) được chính quyền
Sài Gòn thành lập từ rất sớm vào năm 1968, được nước ta chính thức công bố thành lập vào năm
1992. Xét trên nhiều phương diện, KCN và KCX là khác nhau, vì vậy đến nay, TP Cần Thơ chưa có
KCX nào.
Về hoạt động thu hút ĐTNN: Từ khi đổi mới đất nước (1986), cụ thể là từ khi ban hành Luật
ĐTNN vào năm 1987, thì hoạt động thu hút vốn nước ngoài ở nước ta rất đa dạng và phong phú,
trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như: nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế, v.v…Theo Luật đầu

tư được Quốc hội khóa XI ban hành năm 2005, ĐTNN có hai hình thức: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) và Đầu tư gián tiếp nước ngoài (tiếng Anh:
Foreign Portfolio Investment, viết tắt là FPI). Trong đó, FDI được coi là nguồn vốn thích hợp đối
với nước ta.
Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình thu hút ĐTNN vào các KCN tại
TP Cần Thơ, bao gồm: nguồn vốn FDI ở các công ty, xí nghiệp, các ngành nghề, và cơ sở hạ tầng
thuộc KCN.
Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình thu hút ĐTNN vào các KCN tại TP Cần Thơ
(1986 - 2010), phân kỳ thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đổi mới (1986 - 1995): với hai mốc thời gian có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với
cả nước nói chung và TP Cần Thơ nói riêng. Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng - đại hội mở đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội đã đề ra những chính sách hết
sức đúng đắn, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế quan liêu bao cấp
cũ. Một trong những bước chuyển biến lớn trong định hướng đổi mới kinh tế, thể chế hóa đường lối


của Đại hội VI là việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987. Năm 1986, Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ IV (1986 - 1990), được triệu tập nhằm quán triệt thực hiện đường
lối đổi mới đất nước của Đảng. Từ năm 1991 - 1995 là Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần
VIII (vòng II), tổng kết, đánh giá thành tựu 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Giai đoạn (1996 - 2010): Đây là thời kỳ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy
nhanh quá trình CNH - HĐH. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đề ra nhiệm vụ, phương
hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn (1996 - 2010) và sau đó Đại hội IX
của Đảng tiếp tục đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI là xây
dựng nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Năm 1996, Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ IX, và năm 2010 Đại hội Đảng bộ lần thứ XII của TP Cần Thơ
được diễn ra thành công với mục tiêu đưa TP Cần Thơ cơ bản trở thành TP công nghiệp trước năm
2020.
Về không gian: Luận văn chọn phạm vi không gian nghiên cứu là các KCN trên địa bàn TP

Cần Thơ hiện nay. Trong một chừng mực nhất định, luận văn có đề cập đến các vùng thuộc địa bàn
tỉnh Hậu Giang cũ và tỉnh Cần Thơ trước khi tách tỉnh, nhằm làm rõ quá trình thu hút vốn FDI vào
các KCN của TP Cần Thơ trong thời kỳ đó.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu của đề tài
Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; và những
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về FDI và KCN qua từng thời
kỳ.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là hai phương
pháp chính mà tác giả luôn vận dụng.
Qua kết hợp hai phương pháp này, vấn đề thu hút vốn FDI vào các KCN tại TP Cần Thơ được
đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội chung của TP và được xem xét trên các giai đoạn phát
triển kế tiếp nhau với những tính chất, trạng thái cụ thể. Nhờ so sánh trạng thái phát triển về chất ở
mỗi giai đoạn mà tác giả thấy được những thay đổi nội tại của hoạt động thu hút FDI vào các KCN
trên địa bàn TP theo tiến trình thời gian, từ đó làm rõ được sự phát triển của nó.
Phương pháp phân tích và tổng hợp cũng được vận dụng trong đề tài. Qua phân tích để thấy
được cái đặc thù, thuận lợi, khó khăn của TP Cần Thơ, những nguyên nhân của mặt được và chưa
được trong hoạt động thu hút ĐTNN vào các KCN. Qua tổng hợp để thấy cái toàn cục, sự nổi trội,


vai trò nổi bật của TP Cần Thơ về tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội trong vùng ĐBSCL. Phân tích
các thông tin, tài liệu, báo cáo chính thức đã công bố của Ban quản lý KCN - KCX TP Cần Thơ.
Nguồn tài liệu:
Những tài liệu được sử dụng trong luận văn gồm nhiều nguồn khác nhau:
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước từ năm 1986 đến năm 2010: Đại hội lần VI, VII, VIII, IX,
X, XI.
Các văn kiện của Đảng bộ TP Cần Thơ từ năm 1981 đến năm 2010: lần thứ II, III (vòng II năm 1983), IV, VIII (vòng II), X, XI, XII.
Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và phương hướng, nhiệm

vụ từ năm 1991 - 2010 của tỉnh Hậu Giang và sau là TP Cần Thơ.
Báo cáo hàng năm của Ban quản lý KCN - KCX Cần Thơ từ năm 1995 - 2010.
Nguồn số liệu thống kê về những chuyển biến kinh tế - xã hội của Cục Thống kê TP Cần Thơ
1990 - 2010.
Luận văn còn tham khảo trên các website:
www.canthoepiza.gov.vn (Các KCN và KCX Cần Thơ).
www.cantho.gov.vn (Cổng thông tin điện tử TP Cần Thơ).
www.mekongdelta.com.vn (Diễn đàn ĐBSCL).
www.khucongnghiep.com.vn (KCN - KCX Việt Nam).

5. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài, luận văn mong muốn góp phần tìm hiểu và hệ thống quá trình vận dụng,
sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng về hoạt động thu hút FDI vào các KCN và lãnh đạo quá trình
thu hút FDI vào các KCN ở TP Cần Thơ từ năm 1986 đến năm 2010.
Luận văn đánh giá bước đầu về thành tựu và hạn chế của quá trình thu hút vốn FDI vào các
KCN tại TP Cần Thơ từ năm 1986 - 2010;
Luận văn phân tích kết quả tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội TP Cần Thơ
nói riêng và cả nước nói chung;
Từ đó, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm, kiến nghị những giải pháp tăng cường hoạt
động thu hút vốn FDI vào các KCN tại TP Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung, phục vụ quá
trình CNH - HĐH.


6. Những đóng góp của đề tài
Luận văn tiếp cận, lựa chọn, tổng hợp một số tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan
vốn FDI nói chung và nguồn vốn FDI đầu tư vào các KCN tại TP Cần Thơ, nhằm giúp cho việc
nghiên cứu đạt độ tương đối đầy đủ và có hệ thống về quá trình thu hút FDI vào các KCN tại TP từ
năm 1986 đến năm 2010. Trên cơ sở đó sẽ lý giải một cách khoa học những thành tựu cũng như
những hạn chế trong quá trình thu hút vốn FDI vào các KCN, về thực trạng phát triển, tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của các KCN trên địa bàn TP trong thời gian qua.

Qua nghiên cứu, luận văn phân tích những mặt thuận lợi, khó khăn của TP Cần Thơ cũng như
các nguyên nhân chủ quan, khách quan đưa đến những thành tựu và hạn chế trong hoạt động thu hút
vốn FDI vào các KCN. Từ đó, luận văn cung cấp cho Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền TP Cần Thơ
và các cơ quan trực thuộc trong việc hoạch định chính sách; cho các Ban quản lý KCN - KCX
những ý kiến đóng góp về việc hoàn thiện cơ chế quản lý cũng như những giải pháp cần thiết để thu
hút vốn FDI có hiệu quả.
Ở một khía cạnh nào đó, luận văn nhằm nhấn mạnh vai trò của vốn FDI đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của TP Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung, góp phần quảng bá, giới
thiệu những tiềm năng, thế mạnh, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của TP Cần Thơ đến các
nước.
Ngoài ra, các nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu lịch sử
TP Cần Thơ trong thời kỳ đổi mới và làm tài liệu giảng dạy về lịch sử địa phương.

7. Cấu trúc đề tài
Luận văn gồm phần Mở đầu, phần Nội dung gồm 3 chương và phần Kết luận. Trong đó, phần
Nội dung được cấu trúc như sau:
Chương 1 - Những tiềm năng của thành phố Cần Thơ trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Chương 2 - Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp thành phố Cần
Thơ trong 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1995).
Chương 3 - Quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp Cần Thơ trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996 - 2010).


Chương 1. NHỮNG TIỀM NĂNG CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1. Một số vấn đề chung về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” và “Khu công nghiệp”
1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Ngân hàng Thế giới (tiếng Anh: World Bank, viết tắt là WB): “FDI là việc công dân của
một nước thành lập hoặc mua lại một phần đáng kể sở hữu và quản lý ít nhất là 10% vốn chủ sở

hữu của doanh nghiệp ở một nước khác”. Các nhà ĐTNN có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp và
hoạt động đầu tư có thể do người nước ngoài sở hữu hoàn toàn hoặc liên doanh giữa nhà ĐTNN và
các đối tác đầu tư địa phương. FDI không bao gồm các hoạt động như cấp giấy phép, hợp đồng phụ
và đầu tư chứng khoán trong đó nhà ĐTNN không giữ vai trò chi phối hoặc kiểm soát chủ yếu [52,
tr.16].
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (tiếng Anh: World Trade Ozganization, viết tắt là WTO):
FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác
(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người
đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường
hay đựoc gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”[52,
16].
Theo Từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến Việt Nam: “Đầu tư là bỏ vốn vào một doanh
nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách vốn tự có,
liên doanh, hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc HĐH, mở
rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng. Đầu tư bao gồm: đầu tư sản
xuất, đầu tư dịch vụ v.v.. Thông thường, đầu tư là bỏ vốn để tạo ra một tài sản đem lại lợi nhuận; là
bỏ vốn vào những giá trị động sản. Nguồn vốn đầu tư lấy từ trong lợi nhuận của các đơn vị sản xuất,
từ vốn vay ngân hàng hay từ cấp phát ngân sách; nói chung là từ quỹ tích luỹ của tái sản xuất xã hội,
không thuộc quỹ tiêu dùng. Cơ cấu và hiệu quả đầu tư (tính bằng thời gian thu hồi vốn, hoặc bằng
bảng tổng kết tài sản hiện hành) quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự hình thành cơ cấu
kinh tế hợp lí. Trong cải cách kinh tế, tăng vốn đầu tư từ mọi nguồn (ngân sách nhà nước, tích luỹ


của các đơn vị kinh tế, tích luỹ của các tầng lớp dân cư, tiết kiệm tiêu dùng, thu hút vốn ĐTNN dưới
nhiều hình thức, vv.) đi đôi với đổi mới việc sử dụng vốn (điều chỉnh cơ cấu đầu tư và cơ chế đầu
tư) nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tạo ra nhịp độ phát triển nhanh, mạnh, vững chắc là
những vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Đầu tư chiều sâu là việc đổi mới thiết bị, công nghệ, nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng, đổi mới và mở rộng mặt hàng... có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng,
đặc biệt trong thời đại ngày nay” [75].

“Đầu tư quốc tế là xuất khẩu tư bản, đưa tư bản ra nước ngoài kinh doanh. Đây là một hình
thức quan hệ kinh tế quốc tế, qua đó tư bản của nước này di chuyển sang nước khác nhằm mục đích
trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận; ngoài ra, cũng có hình thức viện trợ không hoàn lại không nhằm
mục đích kinh doanh. Đầu tư quốc tế bao gồm: đầu tư dài hạn, đầu tư ngắn hạn…Đầu tư quốc tế chủ
yếu gồm các hình thức: đầu tư một chiều như viện trợ không hoàn lại; đầu tư tín dụng không có lãi
hoặc lãi nhẹ; đầu tư có tính chất công như đầu tư của chính phủ, các tổ chức quốc gia, các tổ chức
quốc tế phi chính phủ; đầu tư có tính chất tư là đầu tư của các tổ chức tư và tư nhân; đầu tư hỗn hợp,
có cả hai tính chất công và tư; đầu tư nhiều bên (trường hợp bên đầu tư là một tổ chức đại diện cho
nhiều tổ chức như ngân hàng Thế giới)” [75].
Luận văn căn cứ theo nội dung Luật đầu tư đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1 - 7 - 2006 áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước,
nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam, và nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Luật đầu tư 2005
được ban hành nhằm thay thế Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật ĐTNN năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Theo đó:
Đầu tư được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để
hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại
Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) có nghĩa là
nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư gián tiếp (tiếng Anh: Foreign Portfolio Investment, viết tắt là FPI): là nhà đầu tư bỏ
vốn ra kinh doanh nhưng không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư, như: mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác; thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; và thông qua các định
chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Việc Quốc hội nước ta ban hành quy định thêm về các hình thức đầu tư gián tiếp nhằm tạo cơ
sở pháp lý để có thể thu hút có hiệu quả nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì đây là một




×