Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện bình tân, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.29 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
______________

VÕ THỊ THANH NGUYÊN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HÀNG HÓA Ở HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
______________

VÕ THỊ THANH NGUYÊN

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở
HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: Địa lí
Mã số

: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Vũ Quế Hương

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên

Võ Thị Thanh Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Quế
Hương đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành
luận văn đúng thời hạn;
Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Long, Ban giám hiệu
trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường Đại học sư phạm TPHCM cùng
các Thầy, Cô đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học;
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng nghiệp vụ Sở Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm thông tin Sở nông nghiệp & Phát triển
nông thôn Vĩnh Long, Chi cục thủy sản Vĩnh Long, Huyện ủy Bình Tân, Phòng
Nông nghiệp huyện Bình Tân đã nhiệt tình cung cấp số liệu, thông tin để tôi có thể
hoàn thành được luận văn đúng thời hạn;
Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, những
người bạn thân đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi suốt thời gian học!



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
_________
CNCB: công nghiệp chế biến
CNH: công nghiệp hóa
CNH, HĐH: công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN – TTCN: công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
KHCN: khoa học công nghệ
KHKT: khoa học kỹ thuật
KT-XH: kinh tế - xã hội
HĐH: hiện đại hóa
GlobalGAP: Global Good Agricultural Pratices
GTSXNN: giá trị sản xuất nông nghiệp
GTSX: giá trị sản xuất
LTTP: lương thực, thực phẩm
NNHH: nông nghiệp hàng hóa
QL: quốc lộ
SXLTTP: sản xuất lương thực, thực phẩm
SXNN: sản xuất nông nghiệp
SXNNHH: sản xuất nông nghiệp hàng hóa
VAC: mô hình sản xuất kết hợp giữa vườn - ao - chuồng
VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Pratices
WTO: World Trade Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng


Trang

1.1

Tình hình phát triển ngành thủy sản từ năm 2005 –

27

2010
1.2

Giá trị xuất khẩu hàng nông lâm, thủy sản giai đoạn

29

2001 – 2010
1.3

Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định phân

32

theo ngành kinh tế (đơn vị: triệu đồng)
2.1

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phân theo

45


ngành kinh tế trên địa bàn Bình Tân từ năm 2008 –
2011 (đvt: triệu đồng)
2.2

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở

46

Bình Tân từ năm 2008 – 2011 (đvt: người)
2.3

Tỷ lệ lao động nông nghiệp Bình Tân từ năm 2008 –

60

2011.
2.4

Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của Bình

68

Tân từ năm 2008 – 2011 theo giá hiện hành (đvt:%)
2.5

Tình hình sản xuất lúa ở Bình Tân năm 2011

73

2.6


Tổng hợp chi phí – lợi nhuận (đồng/ha) của hộ sản

73

xuất lúa cả năm 2011.
2.7

Diện tích cây màu huyện Bình Tân từ năm 2008 –
2011 (đvt: ha)

75


2.8

Hiệu quả kinh tế từ nuôi heo (đvt: 1.000 đồng/con).

80

2.9

Hiệu quả kinh tế từ nuôi gà (đvt: 1.000 đồng/con).

81

2.10

Diện tích và sản sản lượng cá tra ở Bình Tân từ năm


82

2008-2011
2.11

Hiệu quả kinh tế từ nuôi cá tra thâm canh (đvt: 1.000

82

đồng/con).
2.12

Một số thông tin cơ bản về nông thôn Bình Tân năm

85

2011
2.13

Năng suất lao động nông nghiệp qua các năm từ 2008

87

– 2011
3.1

Mục tiêu tăng trưởng GTSX nông, lâm, thủy sản của
tỉnh Vĩnh Long theo giá hiện hành (%)

93



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

1.1

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản

35

Vĩnh Long từ năm 2000 – 2010
1.2

Biểu đồ cơ cấu giá trị nông lâm thủy sản tỉnh Vĩnh

36

Long năm 2005, năm 2010.
2.1

Bản đồ hành chính huyện Bình Tân năm 2011.

42

2.2


Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh

43

tế Bình Tân từ năm 2008-2011 theo giá hiện hành.
2.3

Biểu đồ cơ cấu giá trị nông, lâm, thủy sản của Bình

44

Tân năm 2008, 2011 theo giá hiện hành (đơn vị %)
2.4

Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi cây màu và cây

57

công nghiệp huyện Bình Tân năm 2011
2.5

Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi trồng lúa và

58

nuôi trồng thủy sản huyện Bình Tân năm 2011
2.6

Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất nông nghiệp ở


64

Bình Tân từ năm 2008-2011.
2.7

Bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp huyện

66

Bình Tân năm 2011.
2.8

Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất lúa ở Bình Tân

72

từ năm 2008 – 2011.
2.9

Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng khoai lang

76


ở Bình Tân từ năm 2008 – 2011
2.10

Diện tích và sản lượng mè ở Bình Tân từ năm


77

2008-2011 theo giá thực tế.
2.11

Biểu đồ thể hiện giá cá tra qua các tháng từ năm

83

2008 – 2011.
3.1

Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh

94

Vĩnh Long năm 2015, 2020 theo giá thực tế
3.2

Biểu đồ thể hiện cơ cấu nông, lâm, thủy sản của
huyện Bình Tân năm 2015, 2020 theo giá thực tế

96


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .......................................................2
2.1. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................2

2.2. Nhiệm vụ của đề tài ......................................................................................2
3. GIỚI HẠN VỀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................3
3.1. Giới hạn về nội dung.....................................................................................3
3.2. Giới hạn về thời gian ....................................................................................3
3.3. Giới hạn về lãnh thổ......................................................................................3
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .....................................................................3
5. HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........6
5.1. Hệ thống quan điểm nghiên cứu ...................................................................6
5.2. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................7
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .........................................................................8
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ..........................................................................9
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................10
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................10
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................24
Chương 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG
HÓA Ở HUYỆN BÌNH TÂN ...............................................................................41
2.1. Khái quát chung về huyện Bình Tân ..........................................................41
2.2. Vai trò của SXNNHH trong sự phát triển KT – XH ở huyện Bình Tân ....48
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển SXNNHH ở huyện Bình Tân ....54
2.4. Hiện trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở huyện Bình Tân .................64
2.5. Ảnh hưởng của SXNNHH đến chất lượng cuộc sống người nông dân và
nông thôn ...........................................................................................................84
2.6. Những thách thức trong phát triển SXNNHH ở huyện Bình Tân .............85


Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
HÀNG HÓA Ở HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 ........................91
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển SXNNHH ở huyện Bình Tân ..........91
3.2. Một số giải pháp phát triển SXNNHH ở huyện Bình Tân ........................98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 110
1. KẾT LUẬN .....................................................................................................110
2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 113


1

PHẦN MỞ ĐẦU
------------------1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển SXNNHH là quy luật chung của sự phát triển KT-XH. Đối với
nông nghiệp, phát triển SXHH sẽ là nền tảng vững chắc tạo nên sự thay đổi toàn
diện đời sống KT-XH ở khu vực nông thôn.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi phát triển KT-XH nông thôn là mục
tiêu trọng tâm. Trong nhiều kì Đại Hội, chủ trương “đẩy nhanh CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn” và hình thành các vùng nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp
với nhu cầu của thị trường, điều kiện sinh thái của từng vùng luôn được nêu ra. Đặc
biệt sau khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, SXNNHH đã phát triển rất
nhanh góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn ở nước ta; mà trước hết
là thay đổi phương thức sản xuất, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người
nông dân.
Tỉnh Vĩnh Long có vị trí địa lý nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, ở trung tâm
ĐBSCL. Nơi đây có đất đai khá màu mỡ nên thuận lợi phát triển sản xuất nông
nghiệp và thủy sản. Trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh, SXNN giữ vai trò
quan trọng do đó luôn nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng. Trong
những năm gần đây, nền kinh tế Vĩnh Long đang chuyển dịch theo hướng tập trung
khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển KT-XH. Trong quy hoạch phát triển KTXH đến năm 2015 của Vĩnh Long, Bình Tân được chọn là vùng SXNNHH lớn của
tỉnh. Với những lợi thế về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu và đặc biệt là kinh
nghiệm sản xuất của người dân, Bình Tân sẽ tập trung phát triển ngành trồng trọt
tạo ra những nông sản hàng hóa chủ lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Hiện tại, hoạt động SXNN của Bình Tân có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo
hướng sản xuất hàng hóa và hiện đại: giảm diện tích lúa kém hiệu quả, tăng diện
tích màu chuyên canh, luân canh; tăng diện tích cây ăn trái có giá trị kinh tế cao;


2

đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản; phát triển chăn nuôi; hình thành các mô hình sản
xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, từng bước nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Tuy nhiên, còn một số tồn tại nhất định như: quy mô sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ
mặc dù bước đầu đã hình thành được một số vùng chuyên canh; tình hình phát triển
nuôi trồng thủy sản tự phát ven sông Hậu gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm
trọng; liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản còn yếu kém; công tác xúc tiến
thương mại, xây dựng thương hiệu cho nông sản còn yếu, đặc biệt chưa có nông sản
nào có thương hiệu mặc dù rất nổi tiếng như khoai lang, dưa hấu, bắp, rau đặc sản...
Xuất phát từ thực tế phát triển SXNNHH ở Bình Tân hiện nay, đề tài nghiên
cứu“Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long”
sẽ góp phần đưa ra những định hướng, giải pháp để thúc đẩy SXNN ở huyện Bình
Tân phát triển theo hướng hàng hóa nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Bình
Tân từ đó đưa ra định hướng và giải pháp cho việc phát triển SXNNHH giai đoạn
2013 - 2020.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài

- Làm rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Đánh giá nguồn lực và hiện trạng phát triển nông nghiệp hàng hóa ở huyện
Bình Tân.
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển SXNNHH huyện Bình

Tân giai đoạn 2013 – 2020.


3

3. GIỚI HẠN VỀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Giới hạn về nội dung
Luận văn sẽ tập trung phân tích một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa
chính của huyện Bình Tân và những thách thức trong SXNNHH ở Bình Tân hiện
nay. Trên cơ sở đó đề ra định hướng và giải pháp phát triển SXNNHH ở huyện
Bình Tân.
3.2. Giới hạn về thời gian
Nguồn số liệu sử dụng phân tích trong luận văn chủ yếu từ năm 2008 cho
đến năm 2011.
3.3. Giới hạn về lãnh thổ
Luận văn đi sâu nghiên cứu về không gian sản xuất nông nghiệp hàng hóa
của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Phát triển SXNNHH là quy luật chung của sự phát triển KT-XH, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu thực hiện CNH,
HĐH đất nước, SXNNHH là con đường duy nhất giải phóng nông dân và nông thôn
thoát khỏi tình trạng lạc hậu.
Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển SXNNHH
được đăng trên các tạp chí kinh tế nông nghiệp, tạp chí Công sản, tạp chí Triết
học…; trên các đầu sách, luận văn của một số tác giả như:
“Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”
năm 2003 của TS. Trần Xuân Châu. Tác giả đã nêu lên một số vấn đề lý luận chung
về nền nông nghiệp hàng hóa, kinh nghiệm của một số nước và vùng lãnh thổ trong
việc đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa; thực trạng phát triển nền
nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra; trên cơ sở đó tác giả đưa

ra những giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa


4

ở nước ta. Tuy nhiên do sách được viết vào đầu những năm 2000 nên một số giải
pháp mà các tác giả nêu ra không còn phù hợp với tình hình hiện nay.
Đề tài “Những biện pháp kinh tế, tổ chức và quản lí nhằm phát triển kinh tế
nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Miền Trung” năm
1997 của TS. Nguyễn An Tiêm; “Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An” luận văn thạc sĩ năm
2007 của Phạm Nguyệt Thương. Nhìn chung, công trình nghiên cứu của các tác giả
trên đã nêu được cơ sở lí luận chung về nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp;
đánh giá được thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một vùng, địa
phương; từ đó đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế NNHH và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa…, tuy nhiên một số nội dung mang
nặng tính lý thuyết chưa được cụ thể bằng kết quả khách quan.
Bên cạnh đó, một số sách nghiên cứu chuyên sâu về nông nghiệp được luận
văn sử dụng phục vụ cho công tác nghiên cứu như:
Giáo trình “Kinh tế nông nghiệp” năm 2006 của PGS.TS. Vũ Đình Thắng.
Thông qua sách, tác giả giới thiệu về cơ sở lí luận chung về kinh tế nông nghiệp,
thực trạng phát triển và chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam; giới thiệu
về hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam; những cơ sở lý thuyết kinh tế học vi mô
về nông nghiệp; kinh tế sử dụng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp; tiến bộ
khoa học - công nghệ trong nông nghiệp; đặc điểm sản xuất hàng hóa, chuyên môn
hóa trong nông nghiệp và thâm canh nông nghiệp; phân tích thị trường nông
nghiệp; thương mại quốc tế các sản phẩm nông nghiệp; quản lí nhà nước về kinh tế
trong nông nghiệp… Nhìn chung, giáo trình đã phân tích rất sâu và tổng quát về đặc
điểm kinh tế nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
“Kinh tế nông nghiệp. Lý thuyết và thực tiễn” năm 2003 của TS. Đinh Phi

Hổ. Tác giả giới thiệu vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế; kinh tế các
nguồn lực sản xuất nông nghiệp; trọng tâm là giới thiệu các lý thuyết sản xuất nông
nghiệp, lý thuyết thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, lý thuyết


5

thị trường nông sản và sự can thiệp của Chính phủ, lý thuyết thị trường tín dụng
nông thôn, lý thuyết phát triển nông nghiệp bền vững. Mặc dù hơi nặng về lý thuyết
nhưng từ những công thức mà tác giả đưa ra chứng minh sẽ giúp người làm nông
nghiệp biết được giá trị đích thực của kinh tế nông nghiệp khi trực tiếp tham gia sản
xuất.
Giáo trình “Kinh tế Việt Nam” năm 2008 do GS.TS. Nguyễn Văn Thường
chủ biên. Giáo trình gồm 14 chương, trong đó chương 10 nói về nông nghiệp.
Trong chương nông nghiệp, tác giả giới thiệu về vai trò của nông nghiệp trong nền
kinh tế; những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp Việt Nam; nông nghiệp Việt Nam
từ khi đổi mới đến nay; định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Ở Vĩnh Long đã có một số đề tài, công trình liên quan đến vấn đề này như:
Đề tài “Nghiên cứu xác định sản phẩm chủ lực tỉnh Vĩnh Long đến năm
2015” năm 2011 do PGS.TS Trần Quốc Khánh làm chủ nhiệm. Đề tài đã nêu được
cơ sở khoa học về xây dựng sản phẩm chủ lực trong phát triển KT-XH của Vĩnh
Long; đánh giá thực trạng sản phẩm chủ lực của tỉnh Vĩnh Long trong đó có các sản
phẩm nông nghiệp; xây dựng định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm chủ
lực của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015.
Dự án “Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020”
năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Dự án đánh
giá các nguồn lực, những nhân tố mới tác động đến SXNN tỉnh Vĩnh Long; đánh
giá hiện trạng và diễn biến SXNN một cách cụ thể ở các khía cạnh: chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, hiện trạng sản xuất nông nghiệp, tổ chức quản lí SXNN; từ
các dự báo ảnh hưởng đến phát triển SXNN tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, quan

điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp, phân vùng nông nghiệp dự án đưa ra các
phương án quy hoạch nông nghiệp cùng với các giải pháp thực hiện cho tỉnh Vĩnh
Long giai đoạn 2011-2020.
Đối với huyện Bình Tân, đã có dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
huyện Bình Tân đến năm 2020” (năm 2010) của Ủy Ban nhân dân huyện Bình Tân.


6

Dự án đã đánh giá được các điều kiện tự nhiên và những nhân tố tác động đến phát
triển KT-XH; thực trạng phát triển KT-XH trong đó có đánh giá hiện trạng phát
triển nông nghiệp của Bình Tân; từ quan điểm và mục tiêu phát triển dự án đã đưa
ra các phương án quy hoạch cụ thể cho từng ngành và lĩnh vực cùng với các giải
pháp thực hiện.
Tuy nhiên trong ngành nông nghiệp, cụ thể là SXNNHH ở Bình Tân hiện
nay chưa có công trình nghiên cứu nào.
5. HỆ THỐNG QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
5.1. Hệ thống quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm đặc trưng của nghiên cứu địa lý. Trong tự nhiên cũng như
KT-XH, các đối tượng luôn có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Ngành nông
nghiệp được xem là hệ thống sản xuất bao gồm nhiều hệ thống nhỏ: nông, lâm, ngư
nghiệp cấu thành và đồng thời nó lại là một bộ phận của hệ thống lớn hơn đó là hệ
thống các ngành kinh tế. Vì vậy, theo quan điểm hệ thống, nghiên cứu SXNNHH ở
Bình Tân phải được xem xét trong mối quan hệ với các ngành kinh tế của huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và các đơn vị lãnh thổ khác.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ
Theo quan điểm tổng hợp lãnh thổ, trong mỗi đơn vị lãnh thổ nhất định, các
yếu tố tự nhiên, KT-XH đều có tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, có sự khác

biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mỗi sự vật và hiện tượng.
Theo quan điểm lãnh thổ, nghiên cứu SXNNHH huyện Bình Tân phải được
xem xét trong mối quan hệ với các nhân tố tự nhiên, KT-XH cũng như các ngành
sản xuất khác nhau trong hệ thống các ngành kinh tế của huyện.


7

5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Các quá trình KT-XH không ngừng vận động trong không gian và biến thiên
theo thời gian. Để định hướng đúng đắn sự phát triển tương lai của chúng cần phải
vận dụng quan điểm quan điểm lịch sử.
Quan điểm lịch sử cho phép nghiên cứu, xem xét quá trình phát triển nông
nghiệp nói chung và nông nghiệp hàng hóa nói riêng trên địa bàn huyện Bình Tân
trong quá trình vận động thay đổi theo thời gian và không gian. Thấy được nguồn
gốc phát sinh, phát triển từ đó đánh giá chính xác các quá trình này trong giai đoạn
hiện tại và tìm ra những giải pháp tối ưu, hài hòa trong việc hoạch định các hướng
phát triển trong tương lai.
5.1.4. Quan điểm kinh tế và phát triển bền vững

Những bức xúc về môi trường hiện nay đòi hỏi nghiên cứu bất cứ vấn
đề nào liên quan đến sự phát triển kinh tế cũng cần phải đảm bảo đạt được cả 3
mục tiêu: kinh tế - xã hội - môi trường. Nghiên cứu SXNNHH của Bình Tân

cũng không nằm ngoài xu hướng tất yếu này. Việc phân tích các khía cạnh về
lợi ích kinh tế nói riêng của SXNNHH ở Bình Tân luôn được gắn liền với lợi
ích kinh tế xã hội và môi trường chung của cả huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long và cả nước.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn đã sử dụng một loạt phương pháp sau:

Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích: Đây là những phương
pháp quan trọng, xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài. Bằng cách thu thập,
tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu thống kê, sách báo, tạp chí…liên quan đến
vấn đề phát triển SXNNHH của huyện Bình Tân, nhiều kết quả quan trọng của đề
tài đã được đưa ra.


8

Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Bản đồ - biểu đồ là một kênh thông tin quan
trọng đặc biệt đối với ngành địa lý. Các nghiên cứu địa lý KT-XH được khởi đầu
bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ, bản đồ là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn
gọn, xúc tích, trực quan góp phần minh họa, làm rõ hơn vấn đề của đối tượng
nghiên cứu. Ngày nay, việc ứng dụng phương pháp GIS (hệ thống thông tin địa lý)
khiến việc xây dựng các bản đồ ngày càng dễ dàng hơn. Trong luận văn, phương
pháp GIS được sử dụng để xây dựng các bản đồ: Bản đồ hành chính huyện Bình
Tân năm 2011, Bản đồ hiện trạng sản xuất nông nghiệp huyện Bình Tân năm 2011,
Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi cây màu và cây công nghiệp huyện Bình Tân
năm 2011, Bản đồ đánh giá mức độ thích nghi trồng lúa và nuôi trồng thủy sản
huyện Bình Tân năm 2011 phục vụ cho việc nghiên cứu SXNNHH huyện Bình
Tân.
Phương pháp thực địa: Là phương pháp cần thiết để thu thập được thông tin
một cách chính xác và cập nhật, đây cũng và là phương pháp phổ biến trong nghiên
cứu địa lý. Sử dụng phương pháp này giúp tránh được những kết luận chủ quan, vội
vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. Qua quá trình khảo sát thực địa, người nghiên cứu có
thể đánh giá, xác định độ chính xác của tài liệu đã có, đồng thời bổ sung kịp thời
những nội dung và số liệu mới được phát hiện trong khi đi điền dã.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
(i) Luận văn đã tổng quan được cơ sở lí luận về sản xuất nông nghiệp hàng
hóa và áp dụng vào địa bàn nghiên cứu.

(ii) Luận văn đã làm rõ những thế mạnh và hạn chế, đồng thời phân tích thực
trạng phát triển SXNNHH ở huyện Bình Tân ở cả hai góc độ thuận lợi và khó khăn.
Từ đó, phát hiện những thách thức đối với sự phát triển SXNNHH của huyện Bình
Tân trong giai đoạn tới.
(iii) Luận văn đã đưa ra một số định hướng và giải pháp phát triển SXNNHH
ở huyện Bình Tân trong giai đoạn 2013 – 2020.


9

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 115 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
phụ lục và mục lục, phần nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hóa
Chương 2: Hiện trạng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện
Bình Tân.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp hàng hóa ở
huyện Bình Tân giai đoạn 2013 – 2020.



×