Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Cuộc cạnh tranh mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.53 KB, 1 trang )

Cuộc cạnh tranh mới
26-02-2008 00:17:10 GMT +7

Một cuộc cạnh tranh mới hứa hẹn diễn ra không kém phần quyết liệt trên đất nước ta: Đó
là cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động. Theo lộ trình mở cửa mà ta cam kết khi đàm
phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) các ngành tài chính, dịch vụ, ngân
hàng, bảo hiểm... với 100% vốn đầu tư nước ngoài trong vài năm tới sẽ hoạt động rộng rãi
ở nước ta. Hàng loạt cơ sở làm ăn mới của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mở ra. Tất
nhiên nhu cầu về nhân lực nhất là nhân lực có trình độ cao sẽ tăng lên. Nếu nguồn nhân
lực này trong nước chưa đáp ứng được thì nguồn nhân lực từ nước ngoài sẽ tràn vào.
Điều này là hoàn toàn phù hợp trong xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay.
Không cần phải đợi vài năm nữa mà ngay từ bây giờ cuộc cạnh tranh trên thị trường lao động
cấp cao cũng đã diễn ra. Và cuộc cạnh tranh này không chỉ diễn ra tại các cơ sở sản xuất, kinh
doanh của các nhà đầu tư nước ngoài mà ngay cả tại các cơ sở làm ăn lớn của các doanh
nghiệp trong nước trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tài chính, ngân hàng, chứng khoán,
công nghệ cao, địa ốc... Thời gian gần đây cùng với việc đưa vào sử dụng nhiều văn phòng, căn
hộ cao cấp một số công ty địa ốc có tên tuổi của VN đã thuê hàng chục lao động nước ngoài
vào các vị trí giám đốc điều hành, quản lý, tư vấn xây dựng. Xin dẫn chứng một vài trường hợp
cụ thể: Công ty Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh – Gia Lai tuyển gần 10 kỹ sư - chuyên
viên tư vấn giám sát xây dựng. Vị giám đốc công ty này cho biết họ làm việc với tinh thần trách
nhiệm cao. Giao việc cho họ là yên tâm về chất lượng công trình; bảo đảm tiến độ xây dựng
theo kế hoạch. Tuy phải trả lương cao nhưng đáng đồng tiền. Còn Công ty Sản xuất Kinh doanh
Xuất Nhập khẩu Bitexco thì thuê nhiều chuyên gia nước ngoài quản lý điều hành 5 cao ốc lớn
hạng A ở Hà Nội và TPHCM.
Hiện nay trên cả nước có trên 40.000 lao động nước ngoài (LĐNN) làm việc được cấp giấy phép
lao động. Riêng tại TPHCM năm 2007 đã cấp gần 1.800 giấy phép cho LĐNN, tăng 35,6% so
với năm 2006. Số LĐNN làm việc tại VN sẽ tăng lên nhanh chóng theo đà mở cửa thực hiện
cam kết với WTO. Một quan chức Bộ LĐ-TB-XH cho biết đã có tờ trình Chính phủ sửa đổi quy
định cấp phép cho LĐNN. Theo đó không khống chế tỉ lệ cấp phép cho LĐNN là 3% mà cho
phép doanh nghiệp được tuyển LĐNN theo nhu cầu nếu số lao động VN chưa đủ khả năng đáp
ứng.


Một nghịch lý đáng buồn là trong mấy năm gần đây, ta tìm mọi cách thâm nhập thị trường lao
động thế giới để xuất khẩu lao động vừa nhằm giải quyết việc làm vừa nhằm thu ngoại tệ cho
đất nước; nhưng lao động mà ta xuất khẩu là “lao động thô” nên ngoại tệ thu được ít, trong khi
đó ta phải nhập lao động cao cấp nên phải trả lương cao, tốn nguồn ngoại tệ lớn. Từ đó, vấn đề
đặt ra là nếu không dốc sức chuẩn bị nguồn nhân lực được đào tạo bài bản có kỹ năng, trình độ
đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới thì chúng ta sẽ thua trong
cuộc cạnh tranh này ngay trên sân nhà.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×