Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Làm gì để nâng cao sức cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.36 KB, 4 trang )

Làm gì để nâng cao sức cạnh tranh?
Theo TS Vũ Tiến Lộc, sức cạnh tranh thấp, chậm được cải thiện vẫn
là điểm yếu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, trong khi thời hạn thực
hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đến gần.
Nhìn thẳng vào thực tế
Sau gần 17 năm đổi mới, sức mạnh tổng thể nói chung và năng lực
cạnh tranh nói riêng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.
Có hai chỉ số phản ánh rõ việc cải thiện thế và lực kinh tế của
Việt Nam. Một là, GDP nhân đôi sau 10 năm và sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ
cấu theo hướng CNH, HÐH. Hai là, từ một nền kinh tế hầu như khép kín,
chỉ quan hệ với một số ít nền kinh tế khác, đến nay, chúng ta đã mở rộng
quan hệ thương mại tới hơn 120 nước và vùng lãnh thổ trên khắp các châu
lục.
Số sản phẩm "made in Việt Nam" tham gia cạnh tranh và cạnh tranh
thắng lợi trên thị trường thế giới ngày càng tăng mà "Vinamilk", "May
10", "Việt Tiến", "Vinataba", "Vietel", "Rạng Ðông", "Biti's", "Cà-phê
Trung Nguyên", "Agifish", v.v. là những minh chứng sinh động. Nhiều
thương hiệu và sản phẩm Việt Nam bị "ăn cắp", chiếm đoạt, làm giả, làm
nhái, nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với hạn ngạch (quota),
các hàng rào kỹ thuật và những vụ kiện vô lý về "bán phá giá" trong khi
họ không hề nhận được sự trợ cấp của Chính phủ. Kết quả đó có được là
nhờ các doanh nghiệp biết dựa vào sức thúc đẩy của đổi mới, tận dụng các
lợi thế tiềm năng, tuy còn ít nhưng rất quý báu, như lợi thế lao động,
lợi thế địa lý - chính trị, lợi thế của nền kinh tế xuất phát muộn, biến
chúng thành lợi thế cạnh tranh thị trường thật sự.
Nhưng đó mới chỉ là một mặt của vấn đề.
Khi đặt mình vào cuộc chơi, đối mặt các đối thủ cạnh tranh, đối
mặt thời cơ và thách thức hội nhập, từ bất cứ góc nhìn nào, ở bất kỳ
phạm vi nào, đều không thể phủ nhận một thực tế: sức cạnh tranh của nền
kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu và
có nhiều điểm đáng lo ngại.


Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia hằng năm do một số tổ
chức quốc tế đưa ra cho thấy trong mấy năm qua, khả năng cạnh tranh quốc
gia của Việt Nam được đánh giá thấp. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, thứ
hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam các năm 2000, 2001 và 2002 lần
lượt là 53 trong số 59 nước được nghiên cứu; 60 (trong số 75 nước) và 65
(trong số 80 nước).
Thứ hạng cạnh tranh có lẽ phản ánh khá chính xác trạng thái thực
của nền kinh tế. Có thể kiểm định điều đó qua chỉ số hiệu quả sử dụng
vốn (ICOR). ICOR của nước ta đã tăng khoảng gần hai lần sau 10 năm - một
tốc độ nhanh không bình thường đối với các nền kinh tế đang phát triển.
ICOR cao nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Tình hình còn ít khả quan hơn ở cấp doanh nghiệp và sản phẩm. Nếu
coi giá thành sản phẩm là chỉ báo năng lực cạnh tranh quan trọng bậc
nhất thì bức tranh giá thành của các doanh nghiệp Việt Nam cũng không
mấy sáng sủa. Một số sản phẩm có vị thế quan trọng hàng đầu đối với


triển vọng dài hạn của nền kinh tế đều có giá thành cao hơn hẳn giá của
các đối thủ cạnh tranh. Giá xi-măng, đường, giấy, thép, v.v. sản xuất
tại Việt Nam cao hơn giá các sản phẩm cùng loại của các nước khu vực
Ðông-Nam Á tới 20 - 30%.
Bên cạnh giá thành, nhiều yếu tố tạo năng lực cạnh tranh khác, thí
dụ như mẫu mã, chất lượng sản phẩm, khả năng tiếp thị, các dịch vụ sau
bán hàng của doanh nghiệp Việt Nam đều thấp hơn của khu vực và thế giới.
Ði tìm căn nguyên của vấn đề
Khi xem xét các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh quốc gia, dễ nhận
thấy rằng, ở Việt Nam, môi trường thể chế vĩ mô chưa thật đồng bộ. Tình
trạng môi trường kinh doanh, khung pháp lý và hành chính chưa hoàn
thiện. Một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức bất cập về năng lực.
Ðối với sức cạnh tranh doanh nghiệp, do vừa thoát khỏi môi trường

"bao cấp", trong tương quan so sánh quốc tế, phần lớn số doanh nghiệp
Việt Nam, cả khu vực nhà nước lẫn khu vực tư nhân, đều trong tình trạng
tiềm lực yếu, kinh nghiệm thiếu, trình độ kinh doanh thấp và năng lực
công nghệ kém. Ðây là nguyên nhân chủ yếu của sự yếu kém sức cạnh tranh
kéo dài, mà hệ quả tất nhiên là doanh nghiệp thường xuyên phải chịu
những tổn thất không nhỏ khi tham gia cạnh tranh thị trường thế giới.
Cho đến nay, chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn được
xây dựng một cách thụ động, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm hơn là căn cứ
vào sự phân tích thị trường; còn việc xây dựng chiến lược cạnh tranh thì
căn bản dựa trên cơ sở năng lực và sản phẩm hiện tại mà ít tính đến lợi
thế so sánh, chưa có sự tham gia của yếu tố khách hàng, của đối thủ cạnh
tranh và hầu như thường xuyên vắng mặt lộ trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Do thiếu các nhà quản trị chuyên nghiệp, việc hoạch định chiến lược
kinh doanh vẫn còn nặng về thủ tục hành chính, thậm chí rập khuôn theo
quy trình hoạch định chiến lược phát triển ở cấp quốc gia hoặc cấp
ngành.
Các yếu kém nêu trên thường tác động một cách tổ hợp. Khi đó,
chúng kích phát lẫn nhau và sinh ra nguy cơ tạo vòng xoáy: sức cạnh
tranh thấp - kinh doanh không hiệu quả - không thể tiếp cận vốn và công
nghệ cao - không thể cải thiện sức cạnh tranh. Thật đáng tiếc, từ góc
nhìn hội nhập và cạnh tranh quốc tế của giai đoạn tới, có thể thấy vòng
xoáy này đang đe dọa không ít doanh nghiệp Việt Nam.
Những yếu tố cần lưu ý
Có nhiều yếu tố xác định tính chất của cuộc đua tranh phát triển
mà nền kinh tế và các doanh nghiệp nước ta đang chủ động tham gia. Xin
nêu một vài yếu tố.
Thứ nhất, đó là việc chúng ta tham gia một "võ đài" ngày càng mở
rộng, đối mặt số đối thủ ngày càng lớn, già dặn hơn và mạnh hơn trên
nhiều phương diện, từ tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và tri thức kinh
doanh cho đến năng lực công nghệ - kỹ thuật, v.v.

Thứ hai, đây là cuộc đua diễn ra trong bối cảnh quốc tế không ổn
định, khó dự đoán, được quyết định bởi logic tốc độ. Chu kỳ sản xuất và
công nghệ ngày càng rút ngắn, đến mức chỉ chậm một chút thì mọi cơ may
đều có thể biến mất. Môi trường đó đòi hỏi các doanh nghiệp, để trụ vững


và phát triển, vừa phải có tầm nhìn xa, lại vừa phải có năng lực xử lý
và phản ứng tình huống đặc biệt nhanh và nhạy.
cạnh
đang
định
đang
phải
phải
mình

Thứ ba, trong nền kinh tế hiện đại, tầm quan trọng của lợi thế
tranh truyền thống (tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động rẻ)
giảm sút. Tri thức, công nghệ và kỹ năng cao trở thành yếu tố quyết
thắng lợi trong cạnh tranh thị trường của hàng hóa. Sự thay đổi này
đảo lộn mạnh mẽ tư duy phát triển. Nó đặt các doanh nghiệp Việt Nam
giải quyết nhiệm vụ "kép": không chỉ phát triển tuần tự, mà còn
chuẩn bị các điều kiện để chuyển sang kinh tế tri thức ngay từ khi
còn nghèo và lạc hậu.

Có lẽ còn nhiều yếu tố khác. Song những yếu tố nêu trên cũng tạm
đủ để nói lên các thách thức to lớn.
Một số định hướng chính
Những lập luận nêu trên ít nhiều hé mở cách tiếp cận cơ bản
giải quyết vấn đề. Ðó là: để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh

các sản phẩm Việt Nam có thể khẳng định vị thế chắc chắn trên thị
thế giới, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đúng cách và đúng xu thế
Chính phủ và doanh nghiệp trong nỗ lực cùng hướng tới phát triển.

để
tế, để
trường
giữa

Trong giai đoạn tới, xuất phát từ những điều kiện cụ thể và căn cứ
các yêu cầu đặt ra, cần xác định rõ và đúng những khâu đột phá trong nỗ
lực phối hợp tổng thể này. Nếu không, với những giới hạn ngặt nghèo về
năng lực của chính mình, lại phải đáp ứng các yêu cầu nhiều mặt và to
lớn của nhiệm vụ hội nhập và thoát khỏi tình trạng tụt hậu phát triển,
chúng ta dễ rơi vào tình trạng "rải mành mành" các nguồn lực vốn đã nhỏ
bé, không tạo được cú huých mạnh để tạo đà vươn lên.
Xin nêu một số định hướng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế, trực tiếp là của các doanh nghiệp Việt Nam, trong lộ trình hội
nhập kinh tế quốc tế như sau:
Trước hết, ở cấp vĩ mô, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,
cần tập trung cao độ cho một số khâu: Từng bước tạo dựng và củng cố một
cơ cấu kinh tế có năng lực cạnh tranh bằng cách chuyển mạnh hướng đầu tư
nhà nước sang phát triển các ngành hướng vào xuất khẩu, sử dụng nhiều
lao động và dựa chủ yếu trên cơ chế thị trường định hướng XHCN. Tập
trung phát triển một số thể chế thị trường đang kém phát triển, thí dụ
thị trường bất động sản, thị trường tài chính và thị trường lao động, để
tạo lập khung thể chế thị trường đồng bộ. Ðẩy mạnh quá trình đổi mới các
doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sở đó mà nâng cấp và hoàn thiện dần môi
trường kinh doanh bình đẳng. Ðẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung vào
việc phân định rõ chức năng của các khâu quản lý nhà nước và tăng cường

công tác giám sát, chế tài việc thừa hành công vụ.
Ở cấp vi mô, để nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp, có rất nhiều
việc cụ thể phải làm. Trên bình diện chung, xin được nêu hai điểm quan
trọng:
Một là, tăng cường mức độ sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế trên
mọi phương diện. Mỗi doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng một chiến
lược hội nhập với lộ trình rõ ràng và các giải pháp tích cực, khả thi.
Ðây là điều kiện tiên quyết cho mọi hành động đúng xu thế phát triển của
doanh nghiệp hiện nay.


Hai là, định hướng phát triển doanh nghiệp với một tầm nhìn chiến
lược đủ xa và phù hợp xu hướng phát triển của thế giới và khả năng tạo
dựng lợi thế cạnh tranh mới của chính mình.
Thật ra, việc thực hiện hai yêu cầu nêu trên đã bao hàm việc giải
quyết nhiều vấn đề khác liên quan toàn bộ hoạt động kinh doanh theo
hướng hội nhập của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể coi đó là hai khâu
đột phá cần được xử lý sớm.
TS VŨ TIẾN LỘC
Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam



×