Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nghiên cứu thị trường hệ thống xử lý nước RO và các yếu tố tác động giá của hệ thống này.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.15 KB, 47 trang )

Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….



SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

1


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

LỜI MỞ ĐẦU

Bất kỳ một quốc gia nào khi muốn có một nền kinh tế mạnh mẽ và ổn định đều
phải xây dựng cho mình một nền sản xuất vững chắc. Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Công nghệ kỹ thật cao nói chung và máy thiết bị nói riêng là tất
yếu của sản xuất. Thực tế đã chứng minh, trãi qua rất nhiều thời kỳ, bắt đầu từ những
vật dụng thô sơ cho đến trình độ hiện đại ngày nay, máy móc đã từng bước hoàn
thiện, nâng cao khả năng phục vụ đời sống, hiệu quả sản xuất cho con người.
Nhận thấy tầm quan trọng của máy thiết bị trong nền kinh tế chung đồng thời
tầm quan trọng của việc thẩm định giá máy thiết bị đối với kinh tế, khoa Thẩm định
giá và Kinh doanh bất động sản tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên chuyên ngành
Thẩm Định Giá trong công việc thực tiễn sau này thông qua chuyên đề máy thiết bị.
Bài báo cáo thực hành nghề nghiệp được triển khai tạo nền tảng ban đầu trong
việc thẩm định máy thiết bị. Trang bị kiến thức kỹ thuật cơ bản và phân loại máy
móc, mà thẩm định giá cần sử dụng. Hơn thế nữa còn rèn cho sinh viên những cọ sát
thích ứng với thị trường, tiếp cận những hoạt động kinh doanh cũng như kỹ năng về
tìm kiếm thu thập, xử lý thông tin, phân tích thị trường thông qua số liệu. Tất cả kỹ
năng này là rất quan trọng trong nghề thẩm định.
Xin trân trọng cảm ơn khoa Thẩm định giá và Kinh doanh bất động sản đã tạo
điều kiện thuận lợi để bài báo cáo được tiến hành, trân trọng cảm ơn giáo viên đã

hướng dẫn tận tình giúp bài báo cáo đi đúng hướng và sâu sắc.

Nội dung nghiên cứu
Khảo sát thị trường máy thiết bị, đánh giá phân tích những yếu tố tác động đến
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

2


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

giá của một máy thiết bị cụ thể.
Phạm vi – đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thị trường hệ thống xử lý nước RO và các yếu tố tác động giá của
hệ thống này.
Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu: phân tích những yếu tố

giống nhau, độ tương đồng giữa các tài sản.
-

Duy vật biện chứng: từ những chứng cứ thị trường, tài liệu thực tế thu thập

được tính toán và lấy làm cơ sở phân tích đánh giá các yếu tố tác động giá.
Mục đích
- Giúp sinh viên có điều kiện vận dụng kiến thức vào thực tế trong chuyên môn.

- Là bước đệm cho sinh viên Thẩm Định Giá bước vào công việc thực tế.
- Sau cuộc khảo sát, sinh viên có thêm kinh nghiệm trong việc thu thập thông tin
thị trường, phân tích thông tin cũng như rèn luyện các kỹ năng phần mềm để phục vụ
công việc sau này.
Yêu cầu
- Thông tin về các tài sản thu thập được phải có độ tin cậy cao.
- Mô tả chi tiết về thông số kỹ thuật cơ bản và công năng của máy thiết bị.
- Điều tra thu thập trình độ khoa học công nghệ hiện tại đối với hệ thống xử lý
nước trên thực tế, từ đó cho biết sự lỗi thời, lạc hậu của các tài sản.
- Đối với tài sản nhập khẩu, nắm được tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm nhập
khẩu.Việc đưa ra các yếu tố tác động giá phải dựa vào chứng cứ thị trường.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

Mục đích – yêu cầu
Phạm vi nghiên cứu

3


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà
Phương pháp nghiên cứu

Nơi thu thập tài liệu
Lên kế hoạch nghiên cứu


Trình tự thu thập tài liệu
Tài liệu cần thu thập

Các nguồn tìm kiếm
Thông tin về loại tài sản

Thu thập tài liệu, thông tin

Chi tiết về các tài sản

Các yếu tố tác động đến giá
Phân tích tài liệu, thông tin

Mức độ tác động

Viết đề án

MỤC LỤC
1.Khái niệm.....................................................................................................................5

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

4


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà


Rk = ( C – S)......................................................................................................................13

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MÁY THIẾT BỊ
1. Khái niệm
a. Máy:
Cấu thành từ nhiều chi tiết cơ khí, điện, điện tử phối hợp chuyển động một cách
hợp lí, có hệ thống và làm biến đổi năng lượng, vật liệu thành sản phẩm hoặc thực
hiện một hay nhiều chức năng, nhằm làm tăng hiệu quả lao động, phục vụ nhu cầu
của con người.
b. Thiết bị:
Là những tài sản phụ trợ, liên kết hoặc hoạt động bổ sung hoặc buộc phải kèm
theo máy móc; những thiết bị này trợ giúp cho máy móc hoạt động hiệu quả hơn; xu
hướng của các thiết bị này là ngày càng nhỏ gọn, đa năng.
2. Phân loại
Máy thiết bị được phân loại theo những tiêu chí khác nhau
a. Công dụng, công năng của máy thiết bị:
- Máy – thiết bị động lực: máy phát động lực, máy phát điện.
- Máy – thiết bị công tác: máy công cụ, thiết bị luyện kim, máy – thiết bị cho
ngành dệt, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, hương liệu thực phẩm.
- Thiết bị và phương tiện vận tải: xe tải, tàu…
- Dụng cụ đo lường thí nghiệm: thiết bị điện, điện tử, quang học, phóng xạ…
- Dụng cụ quản lý: thiết bị tính toán, máy móc, thiết bị thông tin, phần mềm tin
học phục vụ quản lý.
b. Tính thông dụng và đặc thù của máy thiết bị:
- Máy – thiết bị chuyên dùng: có đặc điểm thiết kế, tính năng sử dụng đặc biệt
của máy không sử dụng cho đa số người tiêu dùng. Do đó những thông tin về các

máy thiết bị này không nhiều và khó tìm kiếm.
- Máy – thiết bị không chuyên dùng: sử dụng nhiều, và giao dịch rộng rãi trên thị

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

5


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

trường.
c. Chế độ hạch toán kế toán:
Căn cứ vào quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài
Chính.
- Tài sản là cố định: thời gian sử dụng ít nhất là 1 năm đồng thời có giá từ 10
triệu đồng trở lên.
- Tài sản lưu động: những tài sản không thỏa mãn một trong hai điều kiện trên thì
được xếp vào đây.
II. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG MÁY THIẾT BỊ
1. Khái niệm thị trường máy thiết bị
Thị trường máy thiết bị là một môi trường trong đó người mua và người bán tác
động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc mua bán máy, thiết bị thông qua cơ chế giá.
Thị trường máy, thiết bị có thể là thị trường trong nước hay thị trường thế giới.
Có hai thị trường máy, thiết bị là thị trường máy, thiết bị mới và thị trường máy,
thiết bị cũ.
2. Các lực lượng tham gia thị trường
- Nhà sản xuất máy – thiết bị.
- Người tiêu dung máy – thiết bị.

- Công ty chuyên doanh máy – thiết bị: có vai trò phân phối, môi giới.
- Các ngân hàng, tổ chức tín dụng: có vai trò bảo lãnh cho việc thanh toán tiền
mua bán máy, thiết bị.
- Các công ty cho thuê tài chính: mua các máy, thiết bị theo hợp đồng cho bên sử
dụng kèm theo những ràng buộc tài chính.
3. Các nhân tố tác động giá thị trường máy thiết bị
a. Cung cầu:
- Tăng trưởng kinh tế: mức độ tăng trưởng kinh tế phù hợp sẽ là động lực tăng
nhu cầu tiêu dùng, thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh. Máy móc, thiết bị là tất yếu
cho các hoạt động sản xuất này.
- Toàn cầu hóa nền kinh tế: dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi những công
nghệ tiên tiến để cải thiện, đó là tiền đề cho sự máy, thiết bị ngày càng hoàn thiện.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

6


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

- Công nghiệp hóa nền sản xuất: quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi rất nhiều máy
móc, thiết bị để phục vụ nền kinh tế. Càng ngày máy, thiết bị càng có hàm lượng chất
xám cao.
b. Phát triển khoa học kỹ thuật
Sự phát triển khoa học kỹ thuật tạo ra sự hao mòn vô hình chung cho máy, thiết
bị, vì ngày càng có nhiều máy chất lượng tốt hơn, hoàn thiện hơn, khi đó các máy
trước đó sẽ có giá hạ xuống.
III. KHÁI NIỆM THẨM ĐỊNH GIÁ

1. Khái niệm thẩm định giá
(Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2005)
Thẩm định giá là một nghệ thuật đồng thời là một sự khoa học về ước tính giá trị
của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời gian nhất định và cho một
mục đích xác định theo những tiêu chuẩn được công nhận như những thông lệ quốc
tế hoặc quốc gia.
2. Khái niệm thẩm định giá máy thiết bị
Thẩm định giá máy móc, thiết bị là sự ước tính giá trị của một máy, thiết bị cụ thể
vào một thời điểm nhất định, tại một địa điểm nhất định cho một mục đích nhất định.
IV.CƠ SỞ CỦA THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY THIẾT BỊ
Cơ sở thẩm định giá trị tài sản là máy, thiết bị phải tuân theo chuẩn mực của ủy
ban Chuẩn mực Thẩm định giá Quốc tế (IVSC), đó là giá trị thị trường và giá trị phi
thị trường.
1. Cơ sở giá trị thị trường
(Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2005)
Giá trị thị trường là số tiền ước tính của tài sản sẽ được trao đổi vào ngày thẩm
định, giữa một bên sẵn sàng bán và một bên sẵn sàng mua trong một giao dịch khách
quan, sau một quá trình tiếp thị thích hợp, tại đó các bên tham gia đều hành động một
cách hiểu biết, thận trọng và không chịu bất cứ một áp lực nào.
2. Cơ sở giá trị phi thị trường
a. Khái niệm
Là giá trị của máy, thiết bị được rút ra từ lợi ích kinh tế thay thế hay những

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

7


Thực hành nghề nghiệp


GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

chức năng gắn với nó, hay phản ánh những biểu hiện thị trường không điển hình,
không bình thường. Gồm một số loại giá trị:
b. Một số giá trị khác giá trị thị trường
- Giá trị trong sử dụng: Là giá trị của máy, thiết bị đang được sử dụng cho một
mục đích nhất định cho đơn vị sử dụng, khi thẩm định với tư cách là một bộ phận của
doanh nghiệp.
- Giá trị đầu tư: Giá trị của máy, thiết bị đối với nhà đầu tư nhất định, có thể cao
hơn hoặc thấp hơn giá thị trường.
- Giá trị đặc biệt: giá trị tài sản được tăng lên bởi các yếu tố đặc biệt của nó, thu
hút một số rất ít các nhà đầu tư.
- Giá trị bán cưỡng chế: là số tiền có thể thu được một cách hợp lý thông qua
việc bán tài sản trong phạm vi thời gian giới hạn, nên công tác tiếp thị cho việc chào
bán chưa được thích hợp.
- Giá trị bán đấu giá: là khoản tiền mà người bán mong nhận được tại một cuộc
bán đấu giá được yết thị và quảng bá một cách rộng rãi, với giả định việc mua bán
được tổ chức tại địa điểm mà các tài sản trong danh mục chào bán được đưa ra cùng
một lúc.
- Giá trị phế liệu: là số tiền có được từ việc bán tài sản dưới dạng phế liệu mà
không theo mục đích sử dụng của nó.
V. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY THIẾT BỊ
1. Sử dụng cao nhất và tốt nhất
Việc sử dụng tài sản mang lại khả năng sinh lợi hợp pháp và chắc chắn nhất, tại
thời điểm thẩm định, tài sản được sử dụng theo cách mà nó mang lại hiệu quả tối ưu.
2. Tính hữu dụng
Đánh giá trên phương diện các yếu tố pháp lý, cơ sở vật chất, kinh tế và môi
trường tác động đến khả năng sinh lợi có được từ việc sử dụng tài sản.
Ngoài ra còn áp dụng theo các nguyên tắc:
-


Sự thay thế: hai tài sản có thể thay thế cho nhau trong sử dụng.

-

Sự đồng nhất: giữa các bộ phận của máy.

-

Nguyên tắc đóng góp.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

8


Thực hành nghề nghiệp
-

Sự phù hợp với môi trường.

-

Những thay đổi trong công nghệ.

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

VI.CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY THIẾT BỊ
1. Phương pháp so sánh giá bán
a. Khái niệm

Phương pháp so sánh giá bán dựa trên cơ sở giá trị thị trường của tài sản cần
thẩm định có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản tương tự đã hoặc đang mua
bán trên thị trường.
Tài sản tương đồng về: đặc điểm vật chất; thông số kỹ thuật cơ bản; chức năng,
mục đích sử dụng; chất lượng tương đương; có thể thay thế nhau trong sử dụng.
b. Đặc điểm
- Không có công thức hay mô hình nhất định mà chỉ dựa vào các giao dịch mua
bán trên thị trường để cung cấp số liệu thực tế để so sánh với tài sản thẩm định.
- Giá tài sản phải dựa vào nguyên tắc “người bán và người mua tự nguyện” và
sự tương đồng giữa các tài sản càng cao thì độ chính xác càng lớn.
c. Cơ sở giá trị: giá trị thị trường.
d. Phạm vi áp dụng
Các loại tài sản có giao dịch phổ biến trên thị trường.
e. Yêu cầu:
-

Phải có thông tin liên quan của các tài sản tương tự được mua bán trên thị

trường. Các thông tin mua bán các tài sản tương đồng này là cơ sở để thẩm định tài
sản mục tiêu.
-

Các tài sản có thông tin làm cơ sở thẩm định phải có sự tương đồng cao với tài

sản thẩm định. Sự tương đồng càng cao thì cơ sở thẩm định càng vững chắc và giá trị
ước tính của tài sản thẩm định càng khách quan.
-

Thông tin thu thập phải có chất lượng cao: chính xác, kịp thời, các nguồn lấy


thông tin phải đáng tin cậy.
-

Thị trường với giả thuyết phải ổn định, nếu thị trường có nhiều biến động thì

các thông tin thu thập được sẽ bị nhiễu, không thể hiện chính xác.
-

Người thẩm định viên phải có kinh nghiệm và kiến thức thực tế về thị trường

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

9


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

để có thể phân tích thông tin, chọn lọc những thông tin chính xác, cần thiết và đưa ra
mức giá phù hợp và khách quan.
f. Ưu – nhược điểm
- Ưu điểm: phương pháp có cơ sở vững chắc vì lấy trực tiếp từ thị trường đồng
thời không có nhiều khó khăn về kỹ thuật nên được sử dụng rộng rãi.
- Nhược điểm: phụ thuộc quá nhiều vào lượng thông tin thu thập; sự biến động
của thị trường làm sai lệch giá; nếu tiến hành điều chỉnh giá các tài sản so sánh với
những đặc điểm khác biệt sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác.
g. Các bước tiến hành
-


Tìm kiếm thông tin về thị trường và thông tin về tài sản so sánh đang hoặc đã

giao dịch trong thời gian gần nhất của các tài sản tương đồng với tài sản mục tiêu.
-

Kiểm tra các thông tin về tài sản có thể so sánh được để xác định giá trị thị

trường, làm cơ sở để so sánh với mục tiêu cần thẩm định giá.
- Phân tích các mức giá, xác định những đặc điểm khác nhau về kỹ thuật của tài
sản cơ sở và tài sản mục tiêu, tiến hành điều chỉnh.
 Một số phương pháp tiến hành điều chỉnh
Công thức so sánh tương quan cập đôi:

Gi = G0 *(

Ni x
)
N0

Gi: Giá trị thị trường của tài sản thẩm định
Go: Giá bán của tài sản đem so sánh
N: tiêu thức so sánh, đối với máy móc thiết bị thường là công suất.
x: hệ số điều chỉnh, thông thường x = 0,5 ÷ 0,8; với máy móc thiết bị x = 0,7
Công thức cho điểm:
n

Gi =G0 *

X



ij

X


0i

j=
1
n

i=
1

Gi: giá trị thị trường của tài sản thẩm định
Go: giá bán của tài sản đem so sánh

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

10


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

Dj : độ bền; kiểu dáng; công dụng; độ tiêu chuẩn.
Hệ số phức tạp của chất lượng:
n


Gi = G0 * ∑aij * kij
i =1

kij: Các bộ phận tổng thành (

∑k

ij

= 100% ).

aij: tỷ lệ chênh lệch các bộ phận giữa máy thẩm định và máy so sánh.
2. Phương pháp chi phí:
a. Khái niệm
Là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản dựa trên chi phí tái tạo lại
hoặc chi phí thay thế máy thiết bị tương tự với máy thiết bị cần thẩm định. Có 2 loại
chi phí:
-

Chi phí thay thế: là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy,

thiết bị có giá trị sử dụng tương đương với tài sản mục tiêu theo đúng những tiêu
chuẩn, thiết kế, cấu tạo hiện hành.
-

Chi phí tái tạo: là chi phí hiện hành phát sinh khi sản xuất ra một máy, thiết bị

thay thế giống hệt như máy, thiết bị thẩm định, bao gồm cả những điểm lỗi thời.
Lý luận đằng sau phương pháp này là nguyên tắc thay thế: một người mua khôn

ngoan sẽ không trả nhiều hơn chi phí để có tài sản với tiện ích tương tự.
b. Cơ sở giá trị: giá trị thị trường và giá trị phi thị trường.
c. Phạm vi áp dụng
-

Các tài sản chuyên dùng: việc giao dịch bị hạn chế, không phổ biến.

-

Thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm.

-

Là phương pháp để đấu thầu hoặc kiểm tra đấu thầu.

-

Kiểm tra các phương pháp khác.
d. Cơ sở thẩm định: chi phí sản xuất máy thiết bị hoàn chỉnh đưa vào sử

dụng.
e. Ưu – nhược điểm
-

Ưu điểm: về mặt lý luận, phương pháp này cho kết quả chính xác hơn.

- Nhược điểm: chi phí đôi khi không bằng giá trị; không tính đến giá trị do các

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang


11


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

bộ phận hợp thành; tính chủ quan trong khấu hao nên thẩm định viên cần có nhiều
kinh nghiệm. Đối với máy thiết bị lỗi thời thì cách tính này không hiện thực vì việc
tìm kiếm nguồn thông tin, tài liệu cho biết mức chi phí tiêu hao để tái tạo lại nó là rất
khó khăn và không khả thi.
f. Các bước tiến hành:
-

Giả định sự sử dụng hiện tại là cao nhất, tốt nhất.

-

Ước tính chi phí tái tạo, thay thế.

-

Ước tính tổng số tiền giảm giá tích lũy của máy, thiết bị bao gồm hữu hình và

vô hình.
-

Xác định giá trị hiện tại của máy, thiết bị bằng cách trừ giá trị giảm giá tích

lũy khỏi giá trị thay thế hiện có.

-

Chiết trừ tiền giảm giá tích lũy của các hạng mục phụ và giá trị các hạng mục

nâng cao nếu có.
 Công thức:
Giá trị
máy thiết bị

=

Chi phí
thay thế (tái tạo)

_

Giá trị
hao mòn tích lũy

 Trong đó giá trị hao mòn tích lũy được tính như sau:
Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Khấu hao tích lũy vào năm k:

Dk =k * R
Trong đó:
-

Tổng giá trị khấu hao = nguyên giá – giá trị thu hồi

-


Giá trị khấu hao hằng năm:
∑ Giá trị khấu hao
R=
Thời gian sử dụng
Phương pháp khấu hao giảm dần có điều chỉnh:

(Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC)
Khấu hao tích lũy vào năm k:

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

12


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

Dk = ∑ giá trị khấu hao từ năm 1 đến năm k
Công thức tính mức trích khấu hao vào năm n:
Rn =
Trong đó:

Giá trị còn lại của TS

Tỷ lệ
=
khấu hao nhanh


* Tỷ lệ khấu hao nhanh

Tỷ lệ khấu hao
đường thẳng

* Hệ số điều chỉnh

Phương pháp khấu hao tổng số năm:
Khấu hao tích lũy vào năm k:
Dk = ∑ R từ năm 1 đến năm k
Trong đó:

( n – k +1)

Rk =

( C – S)
s

-

Rk: giá trị khấu hao hàng năm vào năm k.

-

n: tổng số năm sử dụng.

-

s: tổng số của các năm.

s=

-

C: nguyên giá tài sản.

-

S: giá trị thu hồi.

n(n+1)
2

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Công thức:
Mức KH tích lũy
của TSCĐ

=

Lượng sản phẩm
đã sx

*

KH bình quân
1 đv sản phẩm

Trong đó:
KH bình quân 1 đv sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ /Sản lượng theo cs thiết kế

3. Phương pháp thu nhập:
a. Khái niệm
Là phương pháp ước tính giá trị của máy thiết bị bằng cách chiết khấu dòng tiền ròng
trong tương lai về thời điểm hiện tại và có tính đến yếu tố lạm phát.
b. Cơ sở thẩm định
Giá trị thị trường của tài sản bằng với giá trị hiện tại của tất cả các khoản lợi

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

13


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

nhuận thu được trong tương lai do tài sản này mang lại.
c. Trường hợp áp dụng:
- Các máy thiết bị có dòng tiền không thường xuyên và không đều, và có giá trị
hiện tại phụ thuộc vào dòng tiền tương lai nhận được.
- Dùng để kiểm tra các phương pháp khác.
d. Ưu – nhược điểm:
- Ưu: khắc phục nhược điểm của phương pháp vốn hóa thu nhập truyền thống
(tính đến cả yếu tố lạm phát và dòng tiền không ổn định; hữu ích trong các đầu tư
mang tính chất quan trọng để đưa ra các quyết định).
- Nhược điểm: dùng nhiều giả định nên cần một lượng thông tin lớn để phân
tích; phương pháp rất phức tạp nên thẩm định viên cần có chuyên môn vững vàng.
e. Các bước tiến hành:
- Dự đoán dòng tiền ròng tương lai phát sinh hàng năm từ sử dụng máy thiết bị.
- Xác định hệ số vốn hóa hoặc tỷ lệ chiết khấu, phải phản ánh được các rủi ro,

kết quả xác định được phải phù hợp với thị trường.
- Giá trị máy, thiết bị là giá trị hiện tại hóa dòng thu nhập tương lai với hệ số
vốn hóa hoặc tỷ suất chiết khấu vừa tìm.
 Công thức

PV= ∑ CFt / (1+r)t + [ Vn / (1+r)t ]
Hoặc:
PV = Thu nhập ròng / Hệ số chuyển hóa vốn
Trong đó:
- CFt: Dòng tiền ròng năm thứ t.
-

n: Tuổi thọ.

-

r: Tỷ suất chiết khấu.

-

Vn: Giá trị thu hồi.

Dòng tiền đều: khi CF1 = CF2 = CF3 = … = CFn = A thì:

PV= A∑ 1/(1+r)t + [ Vn / (1+r)t ]

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

14



Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

CHƯƠNG II:

THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RO
I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường máy thiết bị nói chung
a. Các thị trường tham gia vận động
Hiện nay, thị trường máy thiết bị nhìn chung rất đa dạng và phong phú. Tùy
từng loại máy thiết bị cụ thể mà có những đặc tính thị trường khác nhau.
-

Thị trường máy mới: máy thiết bị ngày càng tinh vi, kích thước thu nhỏ, công

năng sử dụng tốt hơn, tự động hóa được đưa vào áp dụng một cách rộng rãi.
-

Thị trường máy cũ: loại thị trường này chủ yếu đối với các máy thiết bị có tuổi

thọ kinh tế dài. Do nhu cầu phát triển quy mô sản xuất, nâng cấp, cải tiến sản phẩm
và một số nguyên nhân không chính yếu khác mà hình thành nên thị trường. Ví dụ
như xe nâng, cần trục, xe trộn bê tông, các xe tải…
-

Thị trường nhập khẩu: với trình độ nước ta hiện nay, đối các máy thiết bị đòi


hỏi những công nghệ kỹ thuật cao, do không sản xuất được nên phần lớn phải nhập
khẩu từ các nước phát triển hơn: Ý, Đức, Hà Lan, Nhật…Như các thiết bị y tế cao
cấp, siêu xe, hệ thống lọc dầu…

Tình hình nhập khẩu máy thiết bị tháng 5 năm 2011(Nguồn: tổng cục hải

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

15


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

quan)
So với cùng kỳ năm trước lượng nhập khẩu tăng, tính đến tháng 11, tăng 13,4 %.
-

Thị trường máy thiết bị sản xuất trong nước: nhìn chung, với những nổ lực

học hỏi nâng cao trình độ, máy móc thiết bị của Việt Nam đã và đang có sự phát triển
nhất định: hợp tác sản xuất, tự sản xuất những thiết bị cơ bản của máy tối tân, nâng
cao hiệu quả của máy.
b. Các yếu tố tác động thị trường máy thiết bị trong nước
-

Cung – cầu:
o


Với chủ trương của nhà nước là tiếp tục công nghiệp hóa hiện đại hóa

nhằm đưa đất nước ta trở thành cường quốc công nghiệp trong tương lai, thị trường
máy thiết bị sẽ có nhiều cơ hội phát triển cả về chất lượng và số lượng. Như chủ
trương phát triển ngành đóng tàu, ngành xây dựng, công nghiệp chế biến…
o

Biến động giá thị trường máy thiết bị có quan hệ chặt chẽ với biến động tỷ

giá ngoại tệ do nhập khẩu máy thiết bị vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong thị trường
nước ta.

Biểu đồ thể hiện dao động tỷ giá ngoại tệ cuối năm 2010 đến 30/11/2011
(số liệu lấy từ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vietcombank)
o

Thị trường máy thiết bị là một bộ phận của thị trường chung nên cũng chịu

những tác động từ nền kinh tế như lạm phát, giảm phát, xu hướng đầu tư… Đợt

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

16


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

khủng hoảng kinh tế vừa xảy ra có tác động mạnh mẽ đến thị trường máy thiết bị

trong nước, lượng đầu tư giảm đáng kể kéo theo cầu về máy thiết bị suy giảm.
-

Khoa học kỹ thuật: nước ta vẫn chưa đủ trình độ để sản xuất các thiết bị công

nghệ cao, nhưng nhìn chung thị trường máy thiết bị Việt Nam nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng rất đa dạng, đủ mọi công nghệ.
2. Thị trường hệ thống xử lý nước RO
a. Mặt bằng công nghệ:
Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước như công nghệ NANO xử lý bằng
hạt REZIN, và công nghệ xử lý nước RO, cục lọc tầng thông thường lọc bằng than
hoạt tính.
-

Với công nghệ NANO, hạt REZIN rất độc hại bên cạnh đó giá trị khá cao.

Trình độ kỹ thuật chuyên môn hiện nay và khả năng tài chính còn hạn chế của các
nhà đầu tư không đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu khắc khe khi sử dụng như giai
đoạn xử lý nguồn nước trước khi lọc, bảo hộ lao động… Trên thị trường Việt Nam
công nghệ này không được ứng dụng rộng rãi.
-

Lọc bằng than hoạt tính được sử dụng rất phổ biến nhưng với công nghệ cũ,

chất lượng nước đầu ra thấp, còn nhiều chất độc, độ tinh khiết của nước kém không
còn phù hợp với nhu cầu hiện nay.
-

Công nghệ lọc nước RO vẫn sử dụng hệ thống lọc than hoạt tính tuy nhiên


quy trình lọc được nâng cấp và cải tiến để có chất lượng nước tốt hơn. Trong quy
trình áp dụng nhiều màng lọc, lọc than hoạt tính kết hợp lọc Ozon, thẩm thấu
ngược… Giá thành phù hợp với khả năng tài chính của nhà đầu tư, quy trình lọc khá
đơn giản, nguồn nước đầu vào là nước máy sinh hoạt hoặc nước giếng nên việc áp
dụng công nghệ được tiến hành rộng rãi hơn.
b. Nguồn cung ứng – đầu ra và giá cả của thị trường RO:
Về cơ bản máy thiết bị xử lý nước có 2 nhóm, máy lọc nước RO dùng cho hộ
gia đình, văn phòng và hệ thống xử lý nước RO dùng trong công nghiệp sản xuất.
-

Máy xử lý nước gia đình: hiện có rất nhiều trên thị trường, giá tương đối

thấp, sản phẩm đa dạng. Phần lớn là hàng nhập khẩu từ các nước như Mỹ, Hàn quốc,
Nhật, Ý… Qua khảo sát, phần lớn hệ thống được nhập khẩu từ các nước có kỹ thuật
công nghệ cao như Mỹ, Ý, Đức, và một bộ phận nhỏ có xuất sứ ở Đài Loan.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

17


Thực hành nghề nghiệp
-

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

Hệ thống xử lý nước RO dùng trong công nghiệp sản xuất: hệ thống này có

nhiều công suất khác nhau: từ 1.000 lít/giờ đến khoảng 50.000 lít/giờ. Hệ thống gồm
nhiều thiết bị được lắp đặt một cách có logic để thực hiện những công đoạn khác
nhau trong quy trình xử lý nước. Giá trị của hệ thống xử lý nước RO không quá cao,

tuổi đời kinh tế không dài bên cạnh đó do phải cập nhật công nghệ kỹ thuật thường
xuyên để đáp ứng các chỉ tiêu do pháp luật quy định nên đa số trên thị trường diễn ra
các giao dịch máy mới.
Bài báo cáo sẽ tập trung phân tích về các yếu tố tác động giá của hệ thống xử lý
nước RO dùng trong công nghiệp sản xuất nước đóng chai trên thị trường máy mới
100%, vì trên thị trường gần như không có giao dịch máy cũ do giá trị của máy
không cao và đời sống kinh tế không dài.
Qua khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm hiện tại, có rất
nhiều công ty cung cấp, lắp đặt thiết bị kèm theo tư vấn, thiết kế. Có thể kể đến như
Tân Đô Lương, Thiên Tạo, Thiên Hà Xanh, Siêu Thị Thiết Bị Nước…Về nhà sản
xuất, lắp ráp có thể nói lớn nhất là Toàn Á phân phối thiết bị toàn quốc. Việc tiến
hành lắp đặt khi có nhu cầu sử dụng cũng được tiến hành khá nhanh chóng do nguồn
cung không khan hiếm.
Lượng tiêu thụ nước đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh rất lớn do nhu cầu về
nước sạch là nhu cầu thiết yếu và ngày càng trở nên cấp bách. Các nhà máy nước
đóng chai trên toàn quốc sử dụng công nghệ RO như Vĩnh Hảo, LaVi, M – Kitech,
Hawa…
Giá trị của hệ thống xử lý nước RO trên thị trường tương đối thấp và ổn định.
Dao động giá do tăng giá các nguồn đầu vào và tình hình lạm phát chung của nền
kinh tế.
3. Tổng quan về hệ thống xử lý nước RO
a. Công năng
Xử lý vi khuẩn, vi chất, kim loại và ion kim loại.
b. Quy trình xử lý:
Hệ thống xử lý nước RO làm việc theo một trình tự nhất định để cho ra sản
phẩm nước tinh khiết.
Nước nguồn
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

18



Thực hành nghề nghiệp

Bơm

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

cấp I

Xử lý kim loại nặng

Lọc Cacbon

Làm mềm nước

Xử lý tinh

Xử lý tiệt trùng cấp I
(Ozon)

Xử lý thẩm thấu ngược
(tách ion)

Bể chứa nước thành phẩm
Bơm

cấp II

Xử lý thanh trùng cấp II

(đèn UV)

Lọc sát khuẩn

Đóng thành phẩm
c. Cấu tạo cơ bản của hệ thống:
Hệ thống gồm có:
-

Hệ thống bơm nước: có bơm đầu vào và bơm đầu ra.

-

Bộ lọc đa tầng: lọc các kim loại nặng.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

19


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

-

Bộ làm mềm nước: xử lý nước cứng chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.

-


Bộ lọc than hoạt tính.

-

Bộ lọc tinh.

-

Bồn chứa nước: cho các giai đoạn lọc và làm mềm.

-

Bộ điều khiển RO: đây là cơ quan điều khiển toàn bộ hoạt động của hệ

thống.
-

Đèn UV: chiếu tia cực tím để tiệt trùng.

-

Máy Ozon: lọc sát khuẩn lần cuối trước khi cho ra nước thành phẩm.

-

Vật tư điện cho toàn bộ hệ thống.

-

Vật tư đường ống.


II. THỊ TRƯỜNG HỆ THỐNG XỬ LÝ RO QUA KHẢO SÁT
A. Các tài sản thu thập
1. Bảng tổng hợp tài sản
Giá trên mỗi sản phẩm không bao gồm chi phí lắp đặt và vận chuyển.
Chỉ tiêu cơ bản
Model
Năm sản xuất
Xuất xứ
Công suất (lít/giờ)
Khả năng lọc nguồn nước
Giá
Nguồn

TS 1
RO – 1.000i
2010
Mỹ
2.000
Nước giếng

TS 2
RO – 300G
2010
Mỹ
2.000
Nước giếng

TS 3
RO – 1.000i

2010
Đài loan
2.000
Nước giếng

405.000.000

346.000.000

365.000.000

Tân Đô Lương

Nam Việt

Thiên Hà Xanh

TS 4

TS 5

TS 6

Chỉ tiêu cơ bản

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

20



Thực hành nghề nghiệp
Model

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà
RO – 300G

Năm sản xuất
Xuất xứ
Công suất (lít/giờ)
Khả năng lọc nguồn

2011
Đài Loan
3.000
Nước giếng xử lý

nước
Giá

cơ bản
365.000.000

Nguồn

Chỉ tiêu cơ bản
Model
Năm sản xuất
Xuất xứ
Công suất (lít/giờ)
Khả năng lọc nguồn


RO – 300G
2011
Mỹ
3.000
Nước giếng

RO – CY 3000
2010
Đài Loan
3.000
Nước giếng sử

397.750.000

lý cơ bản
345.000.000

Nam Việt

Tân Đô Lương

HaWa

Tài sản 7
RO – 1000i

TS 8
RO – 1000i


TS 9
RO – 1000i

2011
Mỹ
3.000
Nước giếng

2010
Mỹ
9.000
Nước giếng

2011
Mỹ
10.000
Nước giếng

nước
Giá

490.000.000

1.300.000.000

1.700.000.000

Nguồn

M - KTech


M - KTech

LaVie

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

21


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà
Biểu đồ thể hiện giá của các tài sản

2. Mô tả đặc điểm tài sản
a. Nhóm tài sản công suất 2.000 lít/giờ
Tài sản 1:

Mô tả:
-

Model: RO – 1000i, sản xuất năm 2010.

-

Nhà sản xuất: Filmtec – Mỹ.

-


Chất lượng: mới 100%.

-

Khung sườn inox.

-

Cấu tạo: Màng RO: 4040, 4 lõi.
o

2 bình chứa nước lọc than hoạt tính, khử ozon, làm mềm nước.

o

Bơm áp lực: 3 hp, 2 cái.

o

Đồng hồ lưu lượng.

o

Đồng hồ áp suất.

o

Van Solenoil (điều áp) tự động.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang


22


Thực hành nghề nghiệp
o

Tự động xả rửa hệ thống.

o

2 bình chứa có dung tích 1000 lít.

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

Thông số kỹ thuật:
-

Công suất nước đầu ra: 2 000 lít/giờ.

-

Số giờ hoạt động: 22 giờ/ngày.

-

Nguồn điện cung cấp: 220V/ 50 Hz

-


Mức độ thẩm thấu ngược: 1 mức 2 cấp.

-

Tỷ lệ khử muối: ≥ 98%.

-

Áp lực danh nghĩa: 0,7 – 1,5 MPa.

-

PH của nước thô: 2 – 11.

-

Nhiệt độ nước: 1 – 45 °C.

-

Tỷ lệ tinh khiết so với nước cất là 95%.

-

Nguồn nước đầu vào có khả năng lọc tối thiểu là nước giếng khoan không

cần xử lý trước.
Máy được đưa báo giá bởi công ty TNHH Tân Đô Lương vào 15/11/2011

Tài sản 2:


SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

23


Thực hành nghề nghiệp

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

Mô tả:
-

Model: RO – 300G, sản xuất năm 2010.

-

Nhà sản xuất: Filmtec – Mỹ.

-

Chất lượng: mới 100%.

-

Khung sườn inox.

-

Cấu tạo: Màng RO: 4040, 4 lõi.

o

3 cột lọc than hoạt tính, khử ozon, làm mềm nước.

o

Bơm áp lực: 3 hp, 2 cái.

o

Đồng hồ lưu lượng, đồng hồ áp suất.

o

Van Solenoil (điều áp) tự động.

o

3 bình chứa có dung tích 500 lít.

Thông số kỹ thuật cơ bản:
-

Công suất nước đầu ra: 2 000 lít/giờ.

-

Số giờ hoạt động: 22 giờ/ ngày.

-


Nguồn điện cung cấp: 220V/ 50 Hz

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

24


Thực hành nghề nghiệp
-

GVHD: cô Mai Thị Thanh Trà

Mức độ thẩm thấu ngược: 1 mức, 2 cấp.

-

Tỷ lệ khử muối: ≥ 98%.

-

Áp lực danh nghĩa: 0,7 – 1,5 MPa.

-

Nhiệt độ của nước: 1 – 45°C.

-

PH của nước: 2 – 11.


-

Tỷ lệ tinh khiết so với nước cất là 85% - 90%.

-

Nguồn nước đầu vào có khả năng lọc tối thiểu là nước giếng khoan không cần

xử lý trước.
Tài sản được công ty TNHH Thương Mại – Xây Dựng Môi Trường Nam Việt báo
giá ngày 30/10/2011
Tài sản 3:

Mô tả:
-

Model: RO – 1000i, sản xuất năm 2010.

-

Nhà sản xuất: Makxim

-

Xuất xứ: Đài Loan.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang

25



×