Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đánh giá hiện trạng MT trong nuôi trồng thủy sản ở khu vực bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.01 KB, 46 trang )

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VEN BIỂN

DỰ ÁN VIE/97/030

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN KHU
VỰC BẮC TRUNG BỘ

HÀ NỘI 7/2004
BỘ THUỶ SẢN
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LHQ
TỔ CHỨC LƯƠNG NÔNG THẾ GIỚI


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................................2
1. Giới thiệu..............................................................................................................................................................6
1.1. Mục tiêu của dự án VIE/97/030...............................................................................................................7
1.2. Mục tiêu của báo cáo hiện trạng..............................................................................................................7
2. Phương pháp........................................................................................................................................................7
2.1. Chọn điểm................................................................................................................................................7
2.2. Thu thập dữ liệu.......................................................................................................................................7
2.2.1. Dữ liệu thứ cấp..................................................................................................................................7
2.2.2. Dữ liệu sơ cấp....................................................................................................................................7
3. Thanh Hoá............................................................................................................................................................8
3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................................................8
3.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và địa giới hành chính....................................................................................8
3.1.2. Điều kiện khí hậu và khí tượng thuỷ văn...........................................................................................9
3.1.3. Điều kiện địa lý - thổ nhưỡng ...........................................................................................................9
3.1.4. Hệ thống sông, hồ .............................................................................................................................9
3.1.5. Thiên tai (lũ lụt, bão, gió mùa) .......................................................................................................11


3.1.6. Khu hệ động thực vật thuỷ sinh ......................................................................................................11
3.1.7. Các hệ sinh thái nhạy cảm và đa dạng sinh học..............................................................................11
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................................................................11
3.2.1. Dân số..............................................................................................................................................11
3.2.2. Số lao động......................................................................................................................................13
3.2.3. Giáo dục ..........................................................................................................................................13
3.2.4. Tình hình di dân và chảy máu chất xám..........................................................................................13
3.2.5. Tình hình sử dụng đất......................................................................................................................13
3.2.6. Cơ sở hạ tầng...................................................................................................................................14
3.2.7. Kinh tế.............................................................................................................................................15
3.3. Hiện trạng NTTS ven biển......................................................................................................................16
3.3.1. NTTS nước lợ..................................................................................................................................16
3.3.2. Bãi triều...........................................................................................................................................16
4. Xã Hoàng Phong................................................................................................................................................19
4.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................................................19
4.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................................................19
4.1.2. Khí hậu............................................................................................................................................19
4.1.3. Đặc điểm dân số, lao động...............................................................................................................19
4.2. Điều kiện kinh tế xã hội .........................................................................................................................19
4.2.1. Trình độ văn hóa:.............................................................................................................................19
4.2.2. Cơ sở hạ tầng: .................................................................................................................................20
4.2.3. Thu nhập..........................................................................................................................................20
4.2.4. Lao động..........................................................................................................................................20
4.2.5. Sử dụng đất......................................................................................................................................20
4.2.6. Thông tin về NTTS..........................................................................................................................21
4.2.7. Quản lý NTTS ................................................................................................................................21
5. Tỉnh Nghệ An.....................................................................................................................................................22

2



5.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................................................22
5.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và địa giới hành chính..................................................................................22
5.1.2. Điều kiện khí hậu và khí tượng thuỷ văn.........................................................................................22
5.1.3. Điều kiện địa lý - thổ nhưỡng .........................................................................................................22
5.1.4. Thảm hoạ về môi trường (lũ lụt, bão, gió mùa) ..............................................................................22
5.1.5. Nguồn lợi tự nhiên, các hệ sinh thái nhạy cảm và đa dạng sinh học...............................................22
5.2. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................................................................24
5.2.1. Dân số..............................................................................................................................................24
5.2.2. Số lao động .....................................................................................................................................25
5.2.3. Giáo dục và y tế...............................................................................................................................25
5.2.4. Tình hình sử dụng đất......................................................................................................................25
5.2.5. Hiện trạng NTTS ven biển...............................................................................................................26
6. Xã Quỳnh Bảng ................................................................................................................................................27
6.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................................................27
6.1.1. Chế độ gió và tình hình bão lụt........................................................................................................27
6.1.2. Chế độ thuỷ triều.............................................................................................................................27
6.2. Điều kiện kinh tế xã hội:........................................................................................................................28
6.2.1. Dân số..............................................................................................................................................28
6.2.2. Văn hoá giá dục...............................................................................................................................28
6.2.3. Cơ cấu kinh tế..................................................................................................................................28
6.2.4. Tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất...............................................................................................28
6.2.5. Tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản trong xã................................................29
6.2.6. Cơ sở hạ tầng...................................................................................................................................29
6.3. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản trong xã................................................................................................29
6.3.1. Dư nợ ngân hàng của các hộ nuôi trồng thuỷ sản:...........................................................................30
6.3.2. Đánh giá công tác kiểm soát các hoạt động:...................................................................................31
6.3.3. Thành tựu và kết quả nuôi trồng thuỷ sản đã đạt được năm 2002...................................................32
6.3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong nuôi trồng thuỷ sản.....................................................................32
7. Thừa Thiên Huế.................................................................................................................................................34

7.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................................................34
7.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và địa giới hành chính..................................................................................34
7.1.2. Điều kiện khí hậu và khí tượng thuỷ văn.........................................................................................34
7.1.3. Chế độ thuỷ triều:............................................................................................................................35
7.1.4. Điều kiện thuỷ văn...........................................................................................................................35
7.1.5. Điều kiện địa lý - thổ nhưỡng .........................................................................................................36
7.1.6. Thảm hoạ về môi trường (lũ lụt, bão, gió mùa) ..............................................................................36
7.2. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................................................................36
7.2.1. Dân số..............................................................................................................................................36
8. Xã Vinh Giang...................................................................................................................................................38
8.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................................................38
8.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................................................38
8.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết...............................................................................................................38
8.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................................................38
8.2.1. Dân số..............................................................................................................................................38
8.2.2. Văn hoá giáo dục.............................................................................................................................38
8.2.3. Tình hình sử dụng đất......................................................................................................................39
8.2.4. Tình hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản......................................................................................39
8.2.5. Kinh tế - xã hội...............................................................................................................................40
8.3. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản..............................................................................................................40
8.3.1. Quản lý NTTS của xã......................................................................................................................40
8.3.2. Định hướng phát triển NTTS...........................................................................................................40

3


8.3.3. Dư nợ ngân hàng của các hộ nuôi trồng thuỷ sản năm 2002...........................................................41
8.3.4. Những tồn tại trong NTTS tại địa phương......................................................................................42
8.4. Kế hoạch phát triển NTTS 2003 và các năm tới....................................................................................43
9. Kết luận...............................................................................................................................................................44

9.1. Hiện trạng..............................................................................................................................................44
9.2. Một số hướng quản lý môi trường dựa trên kinh nghiệm của dự án VIE/97/030..................................44
10. Khuyến nghị.....................................................................................................................................................45
11. Tài liệu tham khảo..........................................................................................................................................46

4


Danh sách các bảng
Bảng 1: Lưu vực, lưu lượng và dòng chảy của các sông chính......................................................................10
Bảng 2: Dân số và cơ cấu dân số trung bình hàng năm của tỉnh Thanh Hoá..............................................11
Bảng 3: Phân bố lao động theo các ngành nghề...............................................................................................13
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thanh Hoá (1993)...........................................................................13
Bảng 5: Tình hình sử dụng đất ven biển của tỉnh Thanh Hoá......................................................................14
Bảng 6: Các trường Đại học và Cao đẳng, Trung học dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá...............15
Bảng 7: Cơ cấu kinh tế trong GDP ....................................................................................................................15
Bảng 8: Diện tích đất chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.............................................................16
Bảng 9: Diện tích (ha) bãi triều, nước lợ............................................................................................................16
Bảng 10: Diện tích nước lợ (ha) đã đưa vào nuôi trồng thủy sản 1996 - 2000 ở các huyện thị ................17
Bảng 11: Diện tích (Dt-ha) và sản lượng (Sl-t) nuôi tôm sú thời kỳ 1996-2000...........................................17
Bảng 12: So sánh sản lượng tôm sú (tấn) và sản lượng các sản phẩm NTTS khác ...................................18
Bảng 13: Đất và hình thức sử dụng đất của xã Hoằng Phong........................................................................20
Bảng 14: Hiện trạng sử dụng vùng triều ở Nghệ An ......................................................................................23
Bảng 15: Sự nhập cư và di cư nội tỉnh ..............................................................................................................25
Bảng 16: Trình độ văn hoá của tỉnh qua các năm như sau:.........................................................................25
Bảng 17: Các loại đất chia theo hiện trạng sử dụng........................................................................................25
Bảng 18: Tiềm năng diện tích NTTS của tỉnh Nghệ An..................................................................................26
Bảng 19: Diện tích nuôi trồng, sản lượng đánh bắt thuỷ sản.........................................................................27
Bảng 20: Hiện trạng sử dụng đất NTTS trong xã............................................................................................29
Bảng 21: Xu hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản qua các năm.......................................................30

Bảng 22: Tổng vốn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản................................................................................................30
Bảng 23: Hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của các hộ qua các năm..................................................................30

5


Bảng 24: Đánh giá chuyển dịch kinh tế nhờ nuôi trồng thuỷ sản của xã.....................................................31
Bảng 25: Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp......................................................31
Bảng 26: Dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.................................................................................................31
Bảng 27: Dao động nhiệt độ các theo tháng trong năm 2000.........................................................................34
Bảng 28: Dao động lượng mưa theo tháng trong năm 2000...........................................................................35
Bảng 29: Dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................................................37
Bảng 30: Tỉ lệ tăng dân số của các huyện ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2000...37
Bảng 31: Tình hình sử dụng đất ........................................................................................................................39
Bảng 32: Tình hình sử dụng đất NTTS của Vinh Giang.................................................................................39
Bảng 33: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong thời kỳ 1999-2002................................................................41
Bảng 34: Tổng số vốn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản...........................................................................................41
Bảng 35: Hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản của hộ qua các năm.........................................................................41
Bảng 36: Đánh giá chuyển định kinh tế NTTS của xã.....................................................................................42
Bảng 37: Tình hình dịch bệnh.............................................................................................................................42
Bảng 38: Hiện trạng sử dụng thuốc bvtv trong nông nghiệp.........................................................................42

1. Giới thiệu
So với các vùng khác trong cả nước nuôi trồng thuỷ sản ven biển ở khu vực Bắc Trung Bộ
kém phát triển hơn. Điều kiện thời tiết cũng như ao đầm và khả năng đáp ứng các yêu cầu
kỹ thuật cũng có rất nhiều hạn chế, năng suất tôm nuôi thấp. Những thử nghiệm bước đầu
của Viện 1 cho thấy rằng khu vực Bắc Trung Bộ có thể phát triển NTTS ven biển, thúc đẩy
việc xoá đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm. Trong đó hiện tại khu vực đang phải
đương đầu với những khó khăn về môi trường do sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản, như cải
tạo đất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi tôm, xung đột giữa khai thác và nuôi trồng ở

các vùng đầm phá và cửa sông. Chính phủ đang quan tâm cho việc phát triển nuôi trồng
thuỷ sản ven biển cùng với các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua việc xác định và
hạn chế những ảnh hưởng xấu tới môi trường và đảm bảo sự phát triển NTTS bền vững ở
khu vực này. Đã có một số dự án tiến hành nhằm giải quyết các vấn đề trên như dự án
IDRC, dự án SUMA…Dự án VIE/97/030 là một trong các dự án trên tập trung vào vấn đề
quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản ven biển.

6


1.1.

Mục tiêu của dự án VIE/97/030

Mục tiêu phát triển của dự án này là phát triển bền vững nghề nuôi trồng thuỷ sản vùng ven
biển ở vùng Bắc miền trung của Việt nam.
Mục tiêu trước mắt là:
1. Phát triển và phổ biến hệ thống quản lý trong nuôi trồng thuỷ sản ven biển để cải
thiện môi trường;
2. Xây dựng các kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển cho 3 tỉnh nơi phối
hợp các biện pháp bảo vệ môi trường;
3. Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các cơ quan quản lý thuỷ sản cấp tỉnh,
huyện, cán bộ khuyến ngư, và nông dân.
Những nhân tố quan trọng của dự án bao gồm nghiên cứu ứng dụng, kế hoạch tham gia ở
mức độ địa phương và khu vực, các đoàn tham quan trong và ngoài nước và các chương
trình đào tạo. Dự án sẽ đóng góp cho các mục tiêu của Chính phủ trong việc xoá đói giảm
nghèo cho các cộng đồng ngư dân vùng ven biển thông qua việc khuyến khích việc sử
dụng hợp lý nguồn lợi ven biển và bảo vệ hệ sinh thái vùng ven biển.

1.2.


Mục tiêu của báo cáo hiện trạng

Những kết quả sau ba năm thực hiện dự án cho phép so sánh, phân tích và đánh giá hiện
trạng môi trường. Báo cáo này nêu lên những tác động qua lại giữa NTTS ven biển đối với
môi trường và KTXH, các chính sách sử dụng đất đai và mối liên quan giữa môi trường
với nuôi trồng thuỷ sản, những thuận lợi và hạn chế cho việc nâng cao hiệu quản lý môi
trường của 3 tỉnh Bắc Trung Bộ.
1. Mô tả hiện trạng và ảnh hưởng về mặt môi trường và kinh tế xã hội trong NTTS
ven biển.
2. Nghiên cứu và đánh giá các ảnh hưởng của các tổ chức địa phương, dự án
VIE/97/030 và các tổ chức cộng đồng trong quản lý môi trường NTTS.
3. Khuyến cáo một số biện pháp quản lý môi trường trong NTTS ven biển dựa trên
kinh nghiệm của dự án và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của khu vực Bắc
Trung Bộ.

2. Phương pháp
2.1.

Chọn điểm

Ba tỉnh thực hiện dự án là Thanh Hoá, Nghệ An và Thừa Thiên Huế và ba xã điểm được
chọn làm điểm nghiên cứu.

2.2.

Thu thập dữ liệu
2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp được thu ở các cơ quan địa phương, các tổ chức và dự án.

2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu trực tiếp từ các chuyến đi thực địa, điều tra và đánh giá có sự tham
gia của cộng đồng tại xã các xã điểm
Các chủ đề thảo luận trong các cuộc hội thảo PRA

7




Hiện trạng nuôi trồng thủy sản của Vinh Giang: Sơ đồ mặt bằng, sơ đồ lát cắt



Lịch sử hình thành và phát triển NTTS: Thảo luận nhóm



Xác định các tổ chức đoàn thể, cơ quan và mức độ ảnh hưởng của những tổ chức
đó đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương: Biểu đồ Venn



Xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các ngành nghề khác nhau đối với
hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương: Biểu đồ Venn.



Đóng góp của các ngành nghề khác nhau trong cộng đồng: Thảo luận nhóm, xếp
hạng ưu tiên.




Các hoá chất sử dụng trong NTTS: Thảo luận nhóm , xếp hạng ưu tiên



Tình hình dịch bệnh: Thảo luận nhóm



Phân công công việc trong NTTS: Thảo luận nhóm



Tình hình học hỏi kinh nghiệm của người dân và nhu cầu đào tạo của họ: Thảo luận
nhóm, xếp hạng ưu tiên.



Những thuận lợi và khó khăn và ảnh hưởng xấu môi trường lên NTTS trong NTTS
tại địa phương: Thảo luận nhóm, xếp hạng ưu tiên.
Phương pháp và cách thức lựa chọn nhóm



Phương pháp chọn nông hộ: phân chia các hộ theo thôn (khu vực nuôi), chọn ngẫu
nhiên các hộ theo từng thôn. Số lượng nông hộ ở các thôn khác nhau phụ thuộc vào
tỷ lệ số hộ NTTS trên toàn xã. Tuy nhiên cán bộ các thôn có nuôi trồng được chỉ
định.




Trong quá trình họp, do buổi đầu tiên thảo luận rất nhiệt tình và đóng góp nhiều ý
kiến rất bổ ích nên chúng tôi quyết định mời nhóm thảo luận trong những buổi tiếp
theo



Trong quá trình thảo luận 1 chủ đề bất kỳ , mọi thành viên họp đều có thể bày tỏ ý
kiến của mình. Gọi thành viên cho điểm 1 cách ngẫu nhiên.



Cách cho điểm: tuỳ theo tầm quan trọng của các vấn đề đưa ra mà người dân cho
điểm theo thang từ 1-5, vấn đề quan trọng nhất cho 5 điểm và cho điểm thấp dần
theo mức độ ít quan trọng của từng vấn đề và vấn đè ít quan trọng nhất cho 1 điểm.
Tuy nhiên những vấn đề theo đánh giá của người dân là ngang nhau có thể cho
điểm bằng nhau. Cách cho điểm này rất đúng khi các vấn đề đưa ra đánh giá là ít ,
do vậy khi cần đánh giá nhiều vấn đề (từ 10 trở lên) chúng tôi chọn thang điểm là
10 và đánh giá tương tự thang điểm 5.

3. Thanh Hoá
3.1.

Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và địa giới hành chính

Thanh Hoá thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, chạy dài từ 19 018’ đến 20040’ vĩ độ bắc và
trải rộng từ 104022’ đến 106004’ kinh độ đông. Phía bắc tiếp giáp với các tỉnh Ninh Bình,

Hòa Bình và Sơn La (211km), phía tây giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía nam

8


giáp tỉnh Nghệ An (170km) và phía đông giáp Biển Đông (102 km). Chiều rộng từ tây
sang đông là 110km, từ bắc xuống nam là 100km.
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh toàn tỉnh vào khoảng 11.168,3 km 2 chiếm 3,37% và đứng
thứ 7 diện tích toàn quốc.
3.1.2. Điều kiện khí hậu và khí tượng thuỷ văn
Thanh Hoá nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa đông giá lạnh. Nhiệt độ trung
bình năm là 23 - 240C ở vùng đồng bằng và thấp dần lên miền núi, xuống tới 20 0C. Hàng
năm có bốn tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau), nhiệt độ trung bình dưới 20 0C. Tháng
lạnh nhất là tháng 1 (170C). Độ ẩm W = 85 - 86%. Phía nam của vùng ven biển thuộc
huyện Tĩnh Gia có thời điểm độ ẩm không khí lên tới 90%. Lượng mưa trung bình hàng
năm là 1600 – 2000mm. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến hết tháng 10,
trong đó lượng mưa từ tháng 8 đến tháng 10 chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng mưa cả
năm.
3.1.3. Điều kiện địa lý - thổ nhưỡng
Địa hình thanh Hoá tương đối phức tạp, rất phong phú, đa dạng thấp dần từ tây sang
đông, chia thành bốn vùng sinh thái rõ rệt. Có thể khai thác tổng hợp thế mạnh của từng
vùng để phát triển nông lâm ngư nghiệp toàn diện. Các vùng sinh thái đó là:


Vùng núi chiếm 45% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có nhiều lâm sản, thú quy
hiếm. Đây là vùng núi cao có độ dốc trên 250, có nhiều ngọn núi cao như Phu
Pha Bang (1587 m) ở Bá Thước, Bù Chó (1563 m) ở Thường Xuân.




Vùng trung du có độ dốc từ 20 – 250,chiếm 27,3% diện tích thích hợp cho trồng
cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi...



Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng chiếm 22,7% diện tích, có nhiều lợi
ích để sản xuất lương thực, thực phẩm.



Vùng ven biển 4,8% diện tích tự nhiên, có chiều dài 102 km thuộc sáu huyện
ven biển là Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã
Sầm Sơn.

Ngoài ra, Thanh Hoá còn có rất nhiều đảo với tổng diện tích 810 ha với một số đảo lớn
như đảo Hòn Mê, đảo Nghi Sơn và đảo Hòn Nẹ.
3.1.4. Hệ thống sông, hồ
Thanh Hóa có nguồn tài nguyên nước khá phong phú. Mạng lưới sông, hồ khá dày và
các hồ như hồ Yên Mỹ, Đập Mực, đập Bái Thượng, hồ Bến En, và hàng trăm hồ, đập nhỏ
phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh. Thanh Hoá có 30 con sông lớn nhỏ, thuộc bốn hệ thống
sông chính (bảng1).


Sông Hoạt: Phát nguồn từ Yến Thịnh (Hà Trung) chảy ra biển tại Nga Liên
(Nga Sơn) với chiều dài 55km.

9





Sông Mã phát nguồn từ Điện Biên Phủ chảy qua Sơn La, Sầm Nưa (Lào) nhập
vào Thanh Hoá tại Mường Lát. Chiều dài sông là 486 km, trong đó thuộc địa
phận Thanh Hoá là 242 km. Các sông thuộc hệ thống sông này gồm sông
Luồng (102km), sông Lò (74,5km), sông Bưởi (130km), sông Cầu Chày
(87,5km), sông Âm (79km), Sông Chu (325km).



Sông Yên phát nguồn từ Bình Lương (Như Xuân) đến HảI Ninh (Tĩnh Gia) dàI
94,2km. Các sông chính thuộc sông yên gồm sông Nhơm (66,9km), sông
Hoàng (81km), sông Thị Long (50,4km).



Sông Bạng: Từ núi Nhơm đến lạch Bạng dài 34,5km.

Bảng 1: Lưu vực, lưu lượng và dòng chảy của các sông chính
Danh mục sông và cửa Diện tích
lạch
lưu vực
(km2)

Lượng dòng Lượng dòng chảy mùa
chảy mùa lũ
kiệt (m3)
(m3)

Sông Hoạt – lạch Sung


250

132 x 106

18x 106

Sông Mã - lạch Trường và
lạch Hới

9.424

8.776 x 106

2.859 x 106

Sông Yên - lạch Ghép

1.996

961 x 106

185 x 106

Sông Bạng – lạch Bạng

236

132 x 106

18 x 106


Ngoài ra còn có các sông thuộc hệ thống sông Chu, sông Bưởi, sông Càn (giáp Ninh
Bình) - lạch Càn và sông Yên Hòa (giáp Nghệ An).
Bờ biển Thanh Hoá có chiều dài 102 km, có cảng Lễ Môn và vùng Nghi Sơn có điều
kiện xây dựng cảng sâu cho phép tàu trên 10 vạn tấn ra vào.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản vùng triều nước lợ ở 7 huyện, thị ven biển là 6.125
ha chiếm 76% diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản. Trong đó diện tích nuôi ổn định
là 3.676 ha.
Vùng thủy văn sông Mã với diện tích của vùng khoảng 5600km 2 là đường phân thủy
của cửa sông Chu, sông Cầu Chày. Vùng thủy văn sông Chu bao gồm lưu vực sông Chu,
công Cầu Chày, sông Yên, sông Bạng có diện tích khoảng 4000km2.
Một vùng nữa có tổng lượng mưa khá lớn, chịu ảnh hưởng nước triều của 6 huyện ven
biển là Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia, một phần
Nông Cống, Đông Sơn. Diện tích của vùng khoảng 1200km 2, có 6 cửa sông chính, bình
quân cứ khoảng 18 - 20km bờ biển lại có một cửa sông. Đây là một tiềm năng để phát triển
nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thanh Hóa. Vùng này chịu sự tác động trực tiếp của bão, áp
thấp nhiệt đới và thủy triều. Biển Thanh Hoá có chế độ nhật triều không đều, bình quân
thủy triều lên xuống 1 lần/ngày. Biên độ triều hàng ngày trung bình là 120 - 150 cm, biên
độ thủy triều biến động từ 1 - 3m.

10


3.1.5. Thiên tai (lũ lụt, bão, gió mùa)
Vùng đồng bằng ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông-bắc từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau. Gió Tây-nam khô nóng có tổng số ngày hoạt động từ 19 - 22 ngày/
năm thường vào tháng 6, tháng 7. Bão nhiệt đới đổ vào đất liền, tốc độ gió trung bình là
1,5 - 2,2m/s, tốc độ gió lớn nhất khi có bão là 40m/s. Thanh Hoá là nơi có tần suất bão khá
lớn. Trung bình 1 năm có 3 - 4 cơn bão và áp thấp tập trung vào tháng 8, tháng 9. Đây
cũng là một điểm bất lợi vì chỉ nuôi trồng thủy sản 1 vụ, nếu nuôi vụ trái gặp rất nhiều bất

lợi về thời tiết và nguồn nước. Vào mùa mưa, mưa lớn kết hợp với triều cường làm cho
một số vùng đất thập bị ngập, mặc dù thời gian ngập ngắn hơn so với các vùng thủy văn
khác nhưng cũng gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
3.1.6. Khu hệ động thực vật thuỷ sinh
Các tài liệu về khu hệ động thực vật thuỷ sinh ở Thanh Hoá rất thiếu và cũng chưa
được nghiên cứu nhiều. Rong câu và tôm sú là hai loài đang được nuôi trồng phổ biến hiện
nay ở khu vực ven biển.
3.1.7. Các hệ sinh thái nhạy cảm và đa dạng sinh học
Ở Thanh Hoá, rừng ngập mặn đã có mặt hầu khắp ở các vùng cửa sông. Do các hoạt động
quai đê lấn biển cuối những năm 1970, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp đi nhiều. Gần
đây, do ảnh hưởng của NTTS, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp hơn nữa. Diện tích rừng
ngập mặn có sự biến động giảm dần theo theo các năm. Năm 1990 có 500 ha, đến năm
1995 còn 200 ha và đến năm 2000 còn 50 ha. Hiện nay chủ yếu rừng ngập mặn còn tồn tại
ở huyện Nga Sơn. Năm 1998- 1999 Hội Chữ Thập đỏ Thanh Hóa đã triển khai dự án trồng
rừng ngập mặn tại các vùng ven biển với đối tượng cây chính là đước, sú, vẹt.

3.2.

Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1. Dân số

Thanh hoá là một tỉnh đông dân (bảng 2), khoảng 3.450.000 người năm 1995 và ước
tính năm 2000 là 3.563.000 người. Tỷ lệ sinh là 2,29% trong thời kỳ 1991 – 1995. Việc
tăng dân số chủ yếu là do tăng tự nhiên. Thanh Hoá là tỉnh có nhiều dân tộc (32 dân tộc),
trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 84,7%.
Bảng 2: Dân số và cơ cấu dân số trung bình hàng năm của tỉnh Thanh Hoá
Năm

Tổng số


Chia theo giới tính
Nam

Chia theo
-Nông thôn

Nữ

Thành
thị

Thành

thị

Nông
thôn

Dân số trung bình (nghìn người)
1995

3337

1625

1712

276

3061


11


1996

3377

1646

1731

288

3089

1997

3426

1671

1755

300

3126

1998


3468

1693

1775

312

3156

1999

3520

1720

1800

325

3195

200
0 (ứơc tính)

3562

1741

1821


329

3233

Cơ cấu (Tổng số = 100%) - %
1995

100,00

48,70

51,30

8,27

91,73

1996

100,00

48,74

51,26

8,53

91,47


1997

100,00

48,77

51,23

8,76

91,24

1998

100,00

48,82

51,18

9,00

91,00

1999

100,00

48,86


51,14

9,23

90,77

200
0 Ước tính

100,00

48,88

51,12

9,24

90,76

12


3.2.2. Số lao động
Bảng 3: Phân bố lao động theo các ngành nghề
Đơn vị tính: người
Ngành nghề

2000

2001


Lao động nuôi trồng thủy sản

6907

9200

Lao động làm thuê

3125

2500

Lao động khai thác, đánh bắt

25.000

24.500

Lao động chế biến

4320

5600

Tổng
Như vậy có thể nhận thấy số lao động tham gia trực tiếp vào nuôi trồng thủy sản có xu
hướng tăng lên trong khi lao động khai thác giảm xuống và lao động chế biến cũng gián
tiếp tăng lên, (bảng 3).
3.2.3. Giáo dục

Trình độ dân trí của Thanh Hoá tương đối cao. Đến nay (1997) đã phổ cập cấp 1
cho 15/23 huyện, thị, thành phố với 419 xã miền xuôi, 48 xã miền núi. Tỷ lệ người biết chữ
chiếm 90,2%.
3.2.4. Tình hình di dân và chảy máu chất xám
Do là một tỉnh nghèo và đông dân, người dân tỉnh này di cư tạm thời hay lâu dài ở
các tỉnh khác. Thanh Hoá cũng là nơi phát sinh nhiều nhân tài, chiếm một tỷ lệ cao trong
các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Tuy nhiên, nhiều sinh viên ra trường không
quay trở về công tác tại địa phương.
3.2.5. Tình hình sử dụng đất
Đất rừng chiếm một tỷ lệ khá lớn (63,2%) diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó
rừng tự nhiên chiếm 86,34% và rừng trồng chiếm 13,66%. Sau đó là đất nông nghiệp
chiếm 22,8%, đất chuyên dùng và các loại đất khác mỗi loại là 6,7% (bảng 4). Trong đất
nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 76,4%, trong đó 76,7% có thể gieo trồng hai vụ
lúa.
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thanh Hoá (1993)
STT

Diện tích (%)

Đất lâm nghiệp

63,8

Đất nông nghiệp

22,8

- Cây hàng năm
Đất chuyên dùng


6,7

Đất khác

6,7

Tổng

100

Nguồn: Toàn cảnh Việt Nam, 1997. NXB Thống kê.

13


Bảng 5: Tình hình sử dụng đất ven biển của tỉnh Thanh Hoá
Loại đất

Tổng diện tích vùng triều ven
biển

Diện tích
8. 040

Diện tích rừng ngập mặn

50

Diện tích rong cỏ biển


800

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 239. 842,2 ha; trong đó diện tích lúa bị
nhiễm mặn ven biển vào khoảng 1800 ha. Diện tích rừng toàn tỉnh 416.838,92 ha. Tổng
diện tích vùng triều ven biển là 8. 040 ha, trong đó diện tích đang sử dụng cho NTTS là
6125ha chiếm khoảng 76% diện tích vùng triều có khả năng NTTS. Diện tích rong cỏ biển
vào khoảng 800 ha, trong đó 500 ha đã được chuyển sang NTTS.
Diện tích mặt nước ngọt toàn tỉnh là 8000 ha. Diện tích vùng triều khá lớn, khoảng
10000 ha nằm ở 6 huyện giáp biển bao gồm Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn,
Quảng Xương, Tĩnh Gia và Nông Cống (tuy không giáp biển nhưng có ảnh hưởng của thuỷ
triều). Diện tích đất ở chiếm 19.292 ha.
3.2.6. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống điện lưới, liên lạc
Mạng lưới điện của Thanh Hoá khá phát triển. Nhà máy điện Bàn Thạch công suất
3 x 400 KVA đã hoà mạng, hàng năm có thể cung cấp 4-5 triệu kwh. Đường dây 500 KV
đi qua địa bàn của tỉnh và tỉnh có trạm hạ thế 220KV ở ngã ba Chè (Đông Sơ với công suất
125 KVA. Toàn tỉnh có 150 km đường dây 110KV. Tuy có thuận lợi về nguồn điện và cấp
điện áp, mạng lưới phụ tải khá cũ và hư hỏng nên thất thoát điện lớn, không đáp ứng được
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, tăng gấp năm lần từ năm
1991 – 1995. Bình quân máy điện thoại của 1000 dân tăng nhanh từ 0,34 cái năm 1991 đến
1,25 cái năm 1995.
Hệ thống giao thông, đường sá
Toàn tỉnh có 7725 km đường giao thông. Trong đó 407km đường do trung ương
quản lí, 1415 km đường do tỉnh quản lý, 2525km do huyện quản lí và 3137 km do xã quản
lí. Phần lớn đường có chất lượng rất thấp, đường nhựa chỉ chiếm 8,5%, đường đá dăm
chiếm 79%, còn lại là đường đất. Thanh Hoá có tiềm năng giao thông thuỷ khá lớn với 102
km ven biển và 755km đường sông, 280 km kênh đào. Trong đó, tàu trọng tải 50-70 km đi
được 315 km và trọng tải 5-10 tấn đi được 502 km. Vùng miền núi và trung du có 733 km
sông thiên nhiên nhưng chỉ tận dụng được 250km.


14


Hệ thống trường
Bảng 6: Các trường Đại học và Cao đẳng, Trung học dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
STT

Tên

1

Đại học Hồng Đức

2

Cao đẳng sư phạm

3

Cao đẳng y tế

4

Trung học Nông – Lâm nghiệp

5

Trung học Văn hoá Nghệ thuật


6

Trung học Thể dục Thể thao

7

Trung học sư phạm 12 + 2

8

Trường Hành chính Pháp lí

9

Trung học Địa chính

10

Trung học Thương mại

11

Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật

Nguồn: Toàn cảnh Việt Nam. NXB Thống kê.
Tỉnh có một trường Đại Học và 10 trường cao đẳng và trung cấp khác, 53 trường cấp II và
III, trong đó có một trường dân tộc nội trú.
Hệ thống y tế
Bình quân số bác sỹ trên một vạn dân là 10,5. Toàn tỉnh có 30 bệnh viện và 4230
giường bệnh, 3852 cán bộ y tế. Ngoài bệnh viện trung tâm tỉnh còn có các bệnh viện

chuyên khoa phụ sản, tâm thần, chống lao, đông y, khu điều trị phong và da liễu, viện điều
dưỡng phục hồi chức năng và 23 bệnh viện huyện, thị xã và của thành phố Thanh Hoá.
3.2.7. Kinh tế
Trong thời kỳ 1986 – 1988, GDP giảm với nhịp độ 1-8% nhưng trong thời kỳ 1991
– 1995 mức tăng trưởng GDP là 6,6%. Năm 1995 GDP bình quân đầu người của Thanh
Hoá chỉ bằng khoảng 70% bình quân toàn quốc.
Bảng 7: Cơ cấu kinh tế trong GDP
Thành phần

1986 – 1990

1991-1995

Dịch vụ (%)

31,5

35,3

Công nghiệp và xây dựng cơ 17,5
bản (%)

20,2

Nông Lâm nghiệp và Thuỷ 52
sản (%)

44,5

Nguồn: Toàn cảnh Việt Nam. NXB Thống kê.


15


3.3.

Hiện trạng NTTS ven biển
3.3.1. NTTS nước lợ

Toàn tỉnh có 22.000 ha diện tích nước lợ phân bố trên 7 huyện, 84 xã ven biển. Trong
đó có khoảng 608 hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản.
Bảng 8: Diện tích đất chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản nước lợ
Dạng đất

Diện tích (ha)

Đất lúa ngập mặn

500

Đất làm muối

30

Rừng ngập mặn

25

Đất vùng bãi triều


2000

Đất ngập nước khác

1000

Tổng

3555
3.3.2. Bãi triều

Tình hình sử dụng diện tích bãi triều nước lợ (số liệu năm 2000). Diện tích bãi triều nước
lợ có khả năng nuôi trồng thủy sản của Thanh Hóa là 8.040 ha, trong đó diện tích ngoại đê
là 2,109 ha, nội đê là 5.931 ha. Vùng bãi triều nước lợ Thanh Hóa được chia theo các loại
hình mặt nước như sau
Bảng 9: Diện tích (ha) bãi triều, nước lợ
Hiện
Tổng số
trạng sử
dụng
Đã
khoanh
vùng
NTTS
Cói
năng
suất thấp

Nga
Sơn


612

350

Hậu
Hoằng Sầm
Lộc
Hóa
Sơn
870

1820

250

5

5

109

804
0

Nông
Cống

141


402

0

80

0

0

165

0

70

8

151

91

58

184

18

958


1971

341

124

1594

490

0
510

Tổng

Tĩnh
Gia

102
3

140

Lúa
năng
suất thấp

Quảng
Xương


1440

6

16


Bảng 10: Diện tích nước lợ (ha) đã đưa vào nuôi trồng thủy sản 1996 - 2000 ở các huyện
thị
STT

Các huyện, thị,
thành phố

1996

1997

1998

1999

2000

1

Nga Sơn

100


172

189

297

350

2

Hậu Lộc

500

592

668

754

870

3

Hoằng Hóa

1497

1620


1648

1667

1820

4

Sầm Sơn

162

200

220

242

250

5

Quảng Xương

704

782

896


927

1023

6

Tĩnh Gia

896

930

1014

1224

1410

7

Nông Cống

241

304

365

389


402

Tổng cộng

4100

4600

500

5500

6125

Thời kỳ 1996 - 2000 diện tích NTTS nước lợ tăng liên tục bình quân 12% năm. Hình thức
nuôi Quảng canh và Quảng canh cải tiến (đối với nuôi tôm sú) là chủ yếu. Kết quả nuôi
tôm sú ở các địa phương thể hiện ở bảng 11.
Bảng 11: Diện tích (Dt-ha) và sản lượng (Sl-t) nuôi tôm sú thời kỳ 1996-2000
STT

Các
huyện

1996

Thị,
thành
phố

Dt


Sl

Dt

Sl

Dt

1

Nga Sơn 50

10

62

12

2

Hậu Lộc 112

20

134

3

Hoằng

Hóa

202

40

4

Sầm
Sơn

60

5

Quảng
Xương

7

1999

2000

Sl

Dt

Sl


Dt

Sl

80

16

90

20

120

30

27

160

32

198

39

232

50


309

62

380

76

568

110

603

125

12

65

13

75

15

100

21


108

30

116

24

190

38

272

64

434

128

480

180

Tĩnh
Gia

28

8


50

10

80

16

180

30

230

40

Nông
Cống

32

11

40

18

103


31

200

42

250

60

600

125

850

180

1150

250

1770

390

2023

515


Tổng cộng

1997

1998

17


* Năm 2001: Sản lượng tôm sú của Thanh Hóa đạt 1.015 tấn tăng 2 lần so với năm
2000.
Bảng 12: So sánh sản lượng tôm sú (tấn) và sản lượng các sản phẩm NTTS khác
Sản lượng/năm

1996

1997

1998

1999

2000

2001

Sản lượng tôm sú

125


180

250

390

515

1015

Sản lượng khác

3175

4320

4450

5130

4985

5785

550

6800

Tổng sản lượng


330
0

450
0

470
0

520
0

0

Khoảng 25% sản lượng NTTS của Thanh Hoá đã tham gia thị trường xuất khẩu, giá trị
sản xuất hàng năm đạt 70.241 tỷ đồng.
Tổng quan về quản lý NTTS ven biển
Cơ cấu hành chính và thể chế
Giống như các tỉnh ven biển khác, Thanh Hoá có Sở Thuỷ sản có chức năng quản lý điều
phối chung các hoạt động NTTS. Khu vực ven biển được xem là vùng trọng điểm trong
chiến lược phát triển của tỉnh, do đó khu vực này được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, lực
lượng tham gia quản lý NTTS ven biển còn rất mỏng so với nhu cầu NTTS ven biển.
Thanh Hoá đang đề nghị xây dựng một trung tâm cảnh báo môi trường và dịch bệnh và
trạm kiểm dịch động vật thuỷ sản cho tỉnh. Hiện nay, Sở Thuỷ sản và Sở Tài Nguyên –
Môi trường đã phối hợp với nhau trong việc quan trắc môi trường nước ở một số sông
chính. Trường Đại học Hồng Đức và một số trường trung cấp nông lâm cũng tham gia đào
tạo các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung và môi trường thuỷ sản nói
riêng.
Thanh hoá
Những yếu tố tích cực trong NTTS ven biển

NTTS ven biển đã thực sự góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo. NTTS không chỉ mang
lại lợi ích trực tiếp cho người nuôi mà còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho những người
cung cấp dịch vụ thức ăn, con giống và hoá chất. NTTS đã tạo điều kiện cho nhiều người
dân nghèo làm thuê tăng thu nhập, đặc biệt là phụ nữ nghèo.
Những tác động tiêu cực
Về môi trường và dịch bệnh, do việc tăng diện tích NTTS ven biển thiên về tự phát thiếu
quy hoạch nên một số vấn đề môi trường dịch bệnh đã không thể tránh khỏi. Rừng ngập
mặn đã bị thu hẹp đến gần như mất hẳn. Giống một số loài thuỷ sản như cua biển bị khai
thác đến gần kiệt để cấp cho các hộ nuôi. Việc chuyển đổi đất canh tác lúa năng suất thấp
sang NTTS gây ra ba tác động tiêu cực chủ yếu. Thứ nhất, việc nhiễm mặn đất trồng lân
cận là không thể tránh khỏi. Thứ hai, giá đất tăng lên ở một số nơi. Thứ ba, nhiều gia đình
đã đồng ý bán quyền sử dụng đất của mình cho các hộ NTTS lấy tiền một lần. Tiền này đã
không được sử dụng hiệu quả do nông dân nghèo thiếu kinh nghiệm sản xuất, khi có tiền
không biết đầu tư vào sản xuất và tiêu hết trong thời gian ngắn. Ngoài ra, khu vực bãi triều
là nơi những người khai thác nhỏ kiếm sống nay bị thu hẹp và suy thoái dần, sinh kế của
những người này bị mất dần.

18


4. Xã Hoàng Phong
4.1.

Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý

Hoằng Phong nằm ở phía Nam huyện Hoằng Hóa, cách trung tâm huyện 8 km; phía
bắc giáp xã Hoằng Lưu; phía nam giáp xã Hoằng Châu; phía tây giáp xã Hoằng Thành;
phía đông giáp xã Hoằng Phụ.
Khu vực nuôi trồng thủy sản của Hoằng Phong được chia thành 2 khu nội đê và

ngoại đê bởi ngăn mặn. Khu vực ngoại đê nằm dọc theo lạch Trường, khu vực này tương
đối thuận lợi về nguồn nước, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay một số người dân đã bắt
đầu nuôi ngao khiến cho lạch Trường đã bị thu hẹp bởi các hộ nuôi trồng thủy sản ngoại đê
lại càng bị thu hẹp hơn, gây cản trở dòng chảy, vấn đề gây mâu thuẫn về nguồn nước lại
càng trở nên trầm trọng hơn. Khu vực nội đê nằm giáp với khu nông nghiệp, không có hệ
thống mương dẫn nước riêng của hai hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nên
vấn đề khó khăn nhất của các hộ trong khu vực nội đê vẫn là nguồn nước (bị ô nhiễm bởi
nước thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt).
4.1.2. Khí hậu
Hoằng Phong có đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng ven biển Thanh Hóa.
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Mã - lạch Trường và lạch Hới.
Thủy triều là một yếu tố quan trọng. Hoằng Phong nằm trong vùng chế độ nhật triều không
đều, trong 1 tháng có 8 - 10 ngày triều lên xuống 2 lần, biên độ dao động triều đạt tới 2m.
Các tháng có mực triều lớn là tháng 11, 12 và tháng 1, tháng có mực triều thấp là các tháng
8, 9 và 10. Đây cũng là một yếu tố không thuận lợi để nuôi trồng thủy sản 2 vụ.
4.1.3. Đặc điểm dân số, lao động
Tổng dân số toàn xã vào khoảng 6700 người, trong đó 3300 nữ, 3400 nam. Lực
lượng lao động nam trong độ tuổi (16 - 60 tuổi) là 1200 lao động, lực lượng lao động nữ
trong độ tuổi vào khoảng 1300 lao động. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm vào khoảng
12%. Mật độ dân số trung bình: 12 người/ km2.
Số hộ NTTS là 170/1230 hộ, số lao động NTTS là 200 người chiếm 4,8% tổng số
lao động trong xã. Số hộ khai thác thủy sản: 140 hộ/1230 hộ, số lao động 250 người chiếm
6% tổng số lao động trong xã. Có một hộ cung cấp dịch vụ, hóa chất, thức ăn, cho thuê
máy móc và một số hộ thu mua thuỷ sản.

4.2.

Điều kiện kinh tế xã hội
4.2.1. Trình độ văn hóa:


- Số học sinh tiểu học: 1003
- Số học sinh trung học phổ thông: 620
- Số học sinh trung học: 148
- Số học sinh trung cấp, cao đẳng: 5
- Số sinh viên đại học: 2
- Số người mù chữ: 10

19


4.2.2. Cơ sở hạ tầng:
- Đê bao: dài 1,6 km
- Cống: 3
- Đường giao thông liên xã, liên thôn: đường đất cát
- Cầu: 6
- Hệ thống cung cấp năng lượng: 3 trạm biến áp phục vụ sinh hoạt
- Số trường học (cấp I, II): 2, 28 phòng học, số lượng giáo viên58
- Y tế: 1 trạm xá với 12 giường bệnh, 1 y tá, 4 y sỹ
- Số hộ giàu trong xã: 19,7%
- Số hộ nghèo đói: 40,4%
- Số hộ trung bình: 39,9%
- Thu ngân sách xã từ hoạt động nuôi trồng thủy sản: 300 triệu/ năm
4.2.3. Thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người
Từ nông nghiệp: 751.000đ/ năm
Từ khai thác: 200.000đ/ năm
Từ dịch vụ thương mại, buôn bán nhỏ: 560.000đ/ năm
Từ thủ công nghiệp: 1.250.000đ/ năm
Từ nuôi trồng thủy sản: 12.800.000đ/ năm
4.2.4. Lao động

Lực lượng lao động, phân bố lao động trong các ngành nghề: 400 người
4.2.5. Sử dụng đất
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 670 ha. Rừng phi lao phòng hộ và đất vùng triều
bãi bồi cửa sông (trong đó có 70 ha cói sậy) không có số liệu diện tích cụ thể. Diện tích
rừng ngập mặn là 3 hoàn toàn là rừng trồng lại.
Bảng 13: Đất và hình thức sử dụng đất của xã Hoằng Phong
Tổng diện tích đất tự nhiên (ha)

670

Đất nông nghiệp:

420

Đất trồng lúa (bao gồm cả 30 ha đất trồng lúa năng suất thấp)

250

Đất trồng màu

170

Đất nuôi trồng thủy sản (ha):

250

Nội đê

110


Ngoại đê

140

20


4.2.6. Thông tin về NTTS
Tổng số hộ NTTS toàn xã là 170. Có 2 hộ làm dịch vụ thức ăn và 2 hộ dịch vụ con
giống và một số hộ thu mua sản phẩm. Các hộ NTTS dựa vào các điều kiện nguồn nước tự
nhiên và nguồn dinh dưỡng có trong nước triều. Họ thường thả thêm con giống và thu
thêm phần hoa lợi tự nhiên. Vụ chiêm (tháng 8 đến tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau), các hộ
nội đê thường nuôi rong câu, một số hộ ngoại đê vẫn lợi dụng nguồn nước tự nhiên và thả
thêm tôm giống với mật độ rất thấp (chiếm số lượng không đáng kể). Một số hộ nuôi cua.
4.2.7. Quản lý NTTS
Xã Hoằng Phong chỉ có một người không chuyên phụ trách theo dõi NTTS. Các
hoạt động NTTS như quản lý ao nuôi, cung cấp dịch vụ và thu mua sản phẩm đều do các
hộ hay một nhóm hộ tư nhân tự làm. Vấn đề bức xúc nhất là nguồn nước cấp cho các ao
nuôi phụ thuộc vào thời vụ của nông nghiệp và thường bị nhiễm thuốc trừ sâu, phân bón và
một số chất thải khác. Dự án VIE đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương hình
thành và đưa vào hoạt động hình thức quản lý dựa vào cộng đồng đã phần nào mang lại
hiệu quả.

21


5. Tỉnh Nghệ An
5.1.

Điều kiện tự nhiên

5.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và địa giới hành chính

Tỉnh Nghệ An thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, chạy dài từ 18 032’ đến 2001’ vĩ độ Bắc và
trải rộng từ 104 053’ đến 106015’ kinh độ Đông. Phía bắc, Nghệ An tiếp giáp với tỉnh
Thanh Hoá, phía tây giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh và
phía Đông giáp Biển Đông.
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh toàn tỉnh vào khoảng 16371 km 2, đứng thứ 3 diện tích toàn
quốc. Trong đó khoảng 11,25% diện tích toàn tỉnh là diện tích đất nông nghiệp.
5.1.2. Điều kiện khí hậu và khí tượng thuỷ văn
Khí hậu ở Nghệ An có đặc tính nhiệt đới gió mùa, chịu tác động trực tiếp của gió mùa
Tây Nam khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 8 và gió mùa đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 23, 8 0C. Nhiệt độ thấp nhất là rơi vào tháng 12 đến
tháng 2 năm sau. Nhiệt độ tối thấp có thể xuống dưới 10 0C, tháng có nhiệt độ cao nhất là
tháng 7. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 85%. Năng lượng bức xạ mặt trời là 104 Kcal/
năm và số giờ nắng trung bình là 1500- 1800 giờ/ năm.
Mùa mưa tập trung vào chủ yếu vào mùa mưa trong đó tháng 9 và tháng 10 có lượng
mưa cao nhất. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1, 2 và 3. Miền núi có lượng mưa
trung bình là 1572 mm và vùng đồng bằng là 1767 mm.
Vùng ven biển Nghệ An có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có gần nửa số
ngày có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng trong ngày. Thời kỳ nước nước cường và thời kỳ
nước kém xảy ra gần cùng với thời gian thuỷ triều ở hòn Dáu. Đặc biệt ở các cửa sông thời
gian triều dâng từ 15- 16 giờ. Biên độ thuỷ triều lớn, có thể đạt tới 3m, nước biển có thể
xâm nhập vào đất liền 10- 12 km theo các cửa lạch. Độ mặn cao nhất vào mùa khô, thấp
nhất vào mùa mưa. Trong mùa mưa độ mặn nằm trong khoảng 2- 20% o. Tuy nhiên ở một
số địa phương độ mặn có thể tụt xuống 2- 5% o, trong vòng 3- 4 tháng. Vào mùa khô độ
mặn nằm trong khoảng15- 35%o.
5.1.3. Điều kiện địa lý - thổ nhưỡng
Độ dốc trung bình, hướng dốc cao. Cao nhất là đỉnh Pullaileng 2711 m ở huyện Kỳ
Sơn. Thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu có nơi
chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Địa hình có độ dốc lớn, bị

chia cắt mạnh, đất có độ dốc lớn hơn 8 0- chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đặc
biệt trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 250.
5.1.4. Thảm hoạ về môi trường (lũ lụt, bão, gió mùa)
Từ năm 1996 trở lại đây, Nghệ An không có bão đổ bộ trực tiếp, nhưng chủ yếu là chịu
ảnh hưởng của các cơn bão cũng như áp thấp nhiệt đới ở các nơi khác nên thường gây mưa
lớn, chủ yếu gây thiệt hại đến hoa màu và một số nhà cửa.
5.1.5. Nguồn lợi tự nhiên, các hệ sinh thái nhạy cảm và đa dạng sinh học
Qua đợt khảo sát 37 xã ven biển tỉnh Nghệ An thì hiện trạng sử dụng đất được thể hiện qua
bảng sau

22


Bảng 14: Hiện trạng sử dụng vùng triều ở Nghệ An
TT Dạng đất

Quỳnh Lưu

1

Rừng
mặn

2

Đất NTTS

3

Bãi triều có 186,2

thể
trồng
RNM
Tổng
tích

ngập 343,8

diện

803,5

Diễn Châu

Nghi Lộc

Vinh

1,
4

Hưng
Nguyên

0,9 260

7,6

160


55,8

3,2

0

0

3,
1

187,
9

5,5

104,5 0,9 93,1
5

5,4

110

14,3

0,7 29,7

0,8

20


0,9

2,7

0,4

0,2 16

1,33
47
28
1
3,5
4,7 7,6
13,9 4,5
2,5 64,9 9,5

1
12,7 14,7

Nguồn: Nguyễn Hữu Nghĩa, 2002. Báo cáo quy hoạch rừng ngập mặn ở Nghệ An.
Tính đến tháng 10/2002 thì diện tích rừng ngập mặn toàn tỉnh Nghệ An là 819.63 ha và
diện tích có thể trồng mới là 254.4 ha, trong đó huyện Quỳnh Lưu chiếm diện tích lớn nhất
là 343.8 ha. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở các con sông bắt nguồn từ 6 cửa lạch, dọc
hai bờ sông như sông Mai Giang, sông Hoàng Mai, sông Thai, sông Bùng, sông Lam, kênh
nhà Lê...
Năm 1998- 1999 Hội Chữ Thập đỏ Nhật Bản đã hỗ trợ Nghệ An trồng rừng ngập mặn
tại các vùng ven biển với đối tượng cây chính là đước, sú, vẹt. Gần đây, dự án VIE 97/030
đã hỗ trợ tỉnh quy hoạch trồng mới và bảo tồn rừng ngập mặn của tỉnh.

Trước năm 1985 theo phỏng vấn một số hộ thì rừng ngập mặn được bao phủ dọc bờ
sông, thành phần loài rất đa dạng, nhưng sau 1985 phong trào nuôi tôm phát triển mạnh
rừng ngập mặn bị chặt phá để nuôi trồng thuỷ sản cùng với việc khai thác nguồn lợi thuỷ
sản tăng quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi và ô nhiễm môi trường. Đến năm 1994
được sự hộ trợ của Hộ Chữ Thập Đỏ Nhật Bản toàn tỉnh Nghệ An tiến hành trồng rừng
ngập mặn và đã có những thành công đáng kể. Rừng ngập mặn chiếm diện tích nhiều nhất
là ở huyện Quỳnh Lưu và sau đó là huyện Diễn Châu với các loài thực vật ưu thế như
Đước vòi (Rhizophora stylosa) và loài cây Trang (Kandelia candel). Ở Hưng Hoà chỉ với
diện tích nhỏ là 55.83 ha chủ yếu là loài Bần chua (Sonneratia caseolaris). Trên các bãi
bồi từ các cửa lạch của Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, quần thể Mắm biển mọc
thuần loại vì ở đây độ mặn khá cao từ 25-30‰, đất cát chiếm tỷ lệ rất cao chỉ có quần thể
Mắm mới sống được trên nền đất cát đó, trên bãi triều cao có nhiều cát thì loài muống biển
(Ipomaea pes-carpae) xâm nhập tạo thành thảm dọc ven sông, biển. Ở các bãi triều ngập
trung bình, giàu mùn, đất bùn sét có nhiều mùn bã hữu cơ như ở Quỳnh Lương, Quỳnh
Thanh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh, Diễn Kim, Diễn Bích, thành phần loài cây phức tạp
hơn tạo thành một quần xã hỗn hợp như Đước Vòi (Rhizophora stylosa), Vẹt dù
(Bruguiera gymnorhiza), Trang (Kandelia candel), thỉnh thoảng gặp một vài cá thể của
loài Sú (Aegiceras corniculatum), Ô rô lá to (Acanthus ilicifolius). Các vùng đất cao như
gò đồi, ven đê....cây ưu thế vẫn là Ráng biển (acrosstichum aureum), Vạng hôi
(Clerodendron inerme), Dứa sợi (Pandanus tectorius), Cúc tần (Pluchea indica), Vuốt
hùm (Caesalpinia bonduc) và thảm thực vật thân thảo khác. Trên các bãi triều chỉ ngập
triều cao, quần thể Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza) chiếm ưu thế và phát triển tốt như ở
Quỳnh Dị cây cao đến 3,5m, tán phủ 5m, chúng nhờ hệ thống rễ phát triển mạnh, có ưu thế
trong cuộc cạnh tranh ánh sáng và chất dinh dưỡng, đã tiêu diệt dần các loài khác để tạo
23


thành một quần thể thuần loại. Những nơi chỉ ngập triều thật cao thì quần xã cây ngập mặn
với thành phần loài là Giá (excoecaria agallocha), cỏ Gà (Cynodon dactylon), củ gấu biển
(Cyperus malaccensis). Ở những vùng đất chua mặn, độ măn 5-15‰ như ở Hưng Hoà,

Quỳnh Diễn thấy xuất hiện loài Bần chua (Sonneratia caseolaris) chiếm hoàn toàn ưu thế,
cây cao đến 8m, đây là loài thực vật chỉ thị cho môi trường nước lợ.
Nhìn chung thành phần loài cây ngập mặn ít thay đổi, song thảm thực vật chuyển từ dạng
nguyên sinh giàu có trước năm 1985 sang dạng rừng thứ sinh, cây bụi hay rừng trồng.
Những nơi mất rừng được thay bằng các đầm nuôi tôm như ở Quỳnh Liên 3.6 ha rừng
ngập mặn bị phá huỷ để biến thành đầm nuôi tôm.
Kết quả điều tra nghiên cứu động vật nổi (Zooplankton) và động vật đáy (Zoobenthos) tại
một số đầm nuôi tôm ở Hưng Hoà, Vinh - Nghệ An và Xuân Đan, Nghi Xuân - Hà Tĩnh1
trong thời gian từ tháng 7/2001 đến tháng 12/2002 cho thấy:
1. Trong các đầm nuôi tôm ở Hưng Hoà - Vinh và Xuân Đan - Nghi Xuân có tính đa
dạng loài động vật nổi và động vật đáy ở mức cao, với 119 loài, 83 giống, 55 họ, 17
bộ.
2. Nhóm động vật đáy có 68 loài thuộc 32 họ, 12 bộ, 4 lớp (Gastropoda, Bivalvia,
Polychaeta, Crustacea); ở các đầm nuôi tôm số loài động vật đáy dao động 17 - 45
loài. Nhóm động vật nổi có 51 loài thuộc 23 họ, 5 bộ, 3 nhóm (Rotatoria,
Cladocera, Copepoda); ở các đầm nuôi tôm số loài động vật nổi dao động 23 - 32
loài.
3. Chỉ số đa dạng sinh học (Chỉ số H) của động vật đáy tại các đầm nuôi dao động
1,29 -2,28; Tại các đầm nuôi tôm, ở lạch cấp và thoát nước có đa dạng sinh học của
động vật đáy đạt mức trung bình khá; ở các đầm nuôi tôm quảng canh cải tiến đa
dạng sinh học của động vật đáy đạt mức trung bình yếu.
4. Thành phần loài và số lượng cá thể của động vật nổi, động vật đáy ở các đầm nuôi
tôm phụ thuộc vào các yếu tố sinh thái như nền đáy, phương thức xử lý đầm, độ
muối, nhiệt độ... Động vật nổi, động vật đáy có 3 nhóm loài sinh thái theo độ
muối: nhóm loài nước ngọt, nhóm loài nước lợ và nhóm loài nước mặn.

5.2.

Điều kiện kinh tế xã hội
5.2.1. Dân số


Nghệ An là một tỉnh đông dân. Tổng dân số của Nghệ An là 2.858.000 người, trong đó
1.407.000 nam và 1.451.000 nữ. Giảm tỷ lệ tăng dân số 1,6% , tỷ lệ sinh 1%o.

1

Nguyễn Huy Chiến, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Xuân Quýnh, 2003. Đa dạng động vật nổi (zooplankton) và
động vật đáy (zoobenthos) ở một số đầm nuôi tôm Hưng Hoà- Vinh và Xuân Đan- Nghi Xuân. Kỷ yếu Hội
thảo khoa học toàn quốc về NTTS lần thứ 2.

24


5.2.2. Số lao động
Bảng 15: Sự nhập cư và di cư nội tỉnh
Năm

Di dân
Hộ

Dãn dân
Lao
động

Nhân
khẩu

Hộ

Lao

động

Nhân
khẩu

1995

494

1098

1998

1645

3976

77036

1996

110

254

380

983

2344


4340

1997

88

232

501

1350

3183

6492

1998

101

196

266

997

2235

4258


1999

65

126

127

572

1235

2132

5.2.3. Giáo dục và y tế
Phát triển toàn diện, trình độ dân trí tăng, quy mô học sinh tăng ở các ngành học, 50 55% số dân được xem truyền hình, 80% số dân được nghe đài phát thanh, 100% xã
phường có trạm y tế.
Bảng 16: Trình độ văn hoá của tỉnh qua các năm như sau:
Trình độ văn hoá
Số học sinh mẫu giáo

95 - 96

96 - 97

11489

124542


7
Số học sinh tiểu học

98 - 99

12966

125162

46876

455206

24013

261800

4
46466

6
Số học sinh cấp 2

97 – 98

46739
2

2


18175
1

21349
7

7

Số học sinh cấp 3

42249

53958

63040

74182

Số học sinh đại học,
cao đẳng

3802

7047

6284

7156

5.2.4. Tình hình sử dụng đất

Tổng diện đất tự nhiên được xác định năm 2000 là 1.648.729,74 ha.
Bảng 17: Các loại đất chia theo hiện trạng sử dụng
Diện tích các loại đất

Số lượng (ha)

Đất nông nghiệp

182.078

Đất rừng

716.246

Rừng ngập mặn

484,8

Rừng phòng hộ

968

Đất chuyên dùng

52810

Đất muối

870


Đất trồng cói

200

Đất lầy hoang hoá

762
25


×