ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính
mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên
toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã
hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện ở Los - Angeles Mỹ
năm 1981, đến nay đại dịch HIV/AIDS đã lan rộng trên toàn thế giới, tập trung
nhiều ở khu vực cận Sahara, châu Phi, Đông Nam Á... Ngày 20/11/2012, chương
trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS đã công bố “Báo cáo toàn cầu về
HIV/AIDS năm 2012”, theo báo cáo này, trong năm 2011 đã có thêm 2,5 triệu
người mới nhiễm HIV (dao động từ 2,2 triệu – 2,8 triệu) và 1,7 triệu người (dao
động từ 1,5 triệu – 1,9 triệu) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS. Số người
còn sống ước tính khoảng 34 triệu. Trong 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang
còn sống có khoảng một nửa (17 triệu người) không biết về tình trạng nhiễm vi rút
này của mình. Phần lớn trong số họ không biết mình mang vi rút. Hàng triệu người
hầu như không biết hoặc biết rất ít về HIV để tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh
này .
Với tốc độ lây lan nhanh chóng và hậu quả nghiêm trọng của HIV/AIDS đã
có rất nhiều các quốc gia triển khai các chương trình can thiệp nhằm giảm tỷ lệ lây
nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. Một trong những chương trình được triển khai
sớm nhất đó là chương trình can thiệp giảm tác hại, các chiến lược (cung cấp cho
người sử dụng thuốc sự tiếp cận toàn diện đối với nền giáo dục, sự trao đổi kim
tiêm, các liệu pháp chữa bệnh, việc làm, nhà ở và chăm sóc y tế ) được hợp pháp
hóa khi chúng thành công trong việc giảm số người nhiễm HIV và các hậu quả
khác liên quan tới việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, chương trình cũng mới chỉ đáp
ứng được một bộ phận nhỏ những đối tượng có nhu cầu về bơm kim tiêm.
Đồng hành với việc trao đổi, phân phát bơm kim tiêm sạch thì chương trình
bao cao su cũng được triển khai rộng khắp. Thái Lan là một trong những nước xây
dựng và đẩy mạnh chương trình 100% bao cao su (BCS) trong các cơ sở hoạt động
mại dâm, hiện nay đã được triển khai ở toàn quốc. Tại Singapore tỷ lệ lao động
tình dục sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất đạt100%, thấp
nhất tại Afghanistan chỉ đạt 1%.
Về dịch vụ bảo hiểm, chỉ có 68% phụ nữ, 47% đàn ông ở các nước thu nhập
thấp và trung bình được tham gia, và chỉ 28% trẻ em trên toàn thế giới có bảo
hiểm.
Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12
năm 1990. Tính đến hết 31/5/2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là
1
213.413 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 và 65.133 trường
hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 243 người
trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000
dân cao nhất cả nước (1015,8), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (677), thứ 3 là
Thái Nguyên (610,6).
Với sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ và nỗ lực của chính mình, nước ta
cũng đã triển khai nhiều chương trình chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm
HIV/AIDS như: Chương trình bơm kim tiêm; chương trình bao cao su; chương
trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (MTĐ); điều trị
ARV cho bệnh nhân AIDS; điều trị dự phòng lây truyền mẹ con; chương trình
thông tin – truyền thông – giáo dục sức khỏe.... Các chương trình trên đã được
triển khai và thu được những kết quả to lớn.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS của cả nước.
Theo số liệu của Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế năm 2012, Thái Nguyên
là tỉnh có tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên dân số cao thứ 3 trong cả nước (611 người
nhiễm/100.000 dân). Từ năm 2006 đến 2010, trung bình mỗi năm phát hiện thêm
1.000 - 1.200 người mới. Số người nhiễm HIV lũy tích đến 31/12/2012 là 8.777
người, tăng 546 người trong năm 2012; số bệnh nhân chuyển AIDS lũy tích đến
31/12/2012 là 3.975 người, năm 2012 tăng 229 người; số tử vong do AIDS là
1.809 người, năm 2012 tăng 49 người. So sánh với năm 2011, số nhiễm HIV giảm
chậm (năm 2011 là 641). Qua giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi năm 2012,
với nhóm nghiện chích ma túy: Tỷ lệ nhiễm HIV (có xét nghiệm khẳng định HIV
+ ) 38,83% ở nhóm nghiện chích ma túy và 3,97% ở nhóm phụ nữ bán dâm.
Được sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, Thái Nguyên đã và đang triển khai mở
rộng các dịch vụ chăm sóc và điều trị, hỗ trợ đến tận các xã, phường, thị trấn nhằm
tăng cường các hoạt động dự phòng lây truyền HIV/AIDS cho mọi đối tượng như:
thông tin, giáo dục, truyền thông; can thiệp giảm tác hại; tư vấn, xét nghiệm HIV
tự nguyện; cung cấp thuốc ARV, các dịch vụ chăm sóc và điều trị liên quan đến
HIV/AIDS.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và
y tế của tỉnh và của vùng miền núi phía bắc. Dân số gần 300.000 người trong đó có
khoảng 30.000 học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dậy nghề. Trường hợp người nhiễm HIV đầu tiên được ghi nhận vào
tháng 7/ 1997. Tính đến 30/10/2013 lũy tích người nhiễm HIV của thành phố ( sau
điều tra, rà soát tháng 10 năm 2013) là 1.846 người .
Trong những năm qua thành phố đã được tiếp nhận, triền khai nhiều chương
trình, dự án từ các tổ chức phi chính phủ tài trợ như: Chương trình bơm kim tiêm;
chương trình bao cao su; chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng Methadone (MTĐ); điều trị ARV cho bệnh nhân AIDS; điều trị dự phòng lây
2
truyền mẹ con; chương trình thông tin – truyền thông – giáo dục sức khỏe.... Các
chương trình trên đã góp phần quan trọng nhằm kiềm chế sự gia tăng của
HIV/AIDS trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên do nguồn lực từ các chương trình, dự án còn hạn chế nên các
chương trình này mới đáp ứng được một phần nhu cầu của người nhiễm
HIV/AIDS của thành phố Thái Nguyên. Nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng người
nhiễm HIV/AIDS và nhu cầu tiếp cận đối với các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ của
người nhiễm HIV/AIDS, nhóm cán bộ của Trung tâm Y tế thành phố tiến hành đề
tài nghiên cứu: "Điều tra thực trạng và nhu cầu tiếp cận các dịch vụ chăm sóc,
điều trị, hỗ trợ của người nhiễm HIV/AIDS thành phố Thái Nguyên năm
2013".
I. Mục tiêu.
1. Mục tiêu chung.
Điều tra thực trạng và nhu cầu tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, điều trị, hỗ trợ
của người nhiễm HIV/AIDS thành phố Thái Nguyên, năm 2013.
2. Mục tiêu cụ thể.
Mô tả thực trạng người nhiễm HIV/AIDS thành phố Thái Nguyên năm 2013.
Xác định nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS về các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ
II. Phương pháp.
1. Địa điểm, thời gian và đối tượng điều tra.
Địa điểm điều tra: Tiến hành điều tra trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Thời gian: Tiến hành trong tháng 10 năm 2013
Đối tượng điều tra: Người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.
2. Thiết kế điều tra.
Điều tra dịch tễ học theo phương pháp mô tả cắt ngang.
3. Cỡ mẫu.
Tiến hành lựa chọn toàn bộ người nhiễm hiện có mặt trên địa bàn thành phố
4. Phương pháp chọn mẫu.
4.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu.
Là những người nhiễm HIV hiện đang có mặt tại thành phố, có kết quả xét
nghiệm HIV dương tính, có tên hoặc không có tên trong danh sách quản lý của
Trung tâm Y tế thành phố.
4.2. Phương pháp chọn mẫu.
3
Từ danh sách những đối tượng nhiễm người nhiễm HIV của từng xã,
phường Trạm y tế xã phường sẽ xác nhận những thông tin về đối tượng đó có đúng
như trong danh sách quản lý hay không, thống kê rõ những trường hợp đang ở địa
phương, mất dấu, đang đi trại cải tạo, chuyển đi nơi khác hay không có thực tế.
Trạm y tế các xã cũng có thể bổ sung thêm vào danh sách những trường hợp mà cơ
sở xác nhận được mà không có tên trong danh sách quản lý.
4.3. Số mẫu thực tế của nghiên cứu.
Sau khi tiến hành rà soát theo phương pháp nêu trên, nhóm nghiên cứu đã
xác định được hiện tại có 767 người nhiễm HIV hiện đang có mặt tại thành phố
Thái Nguyên.
III. Thu thập thông tin và xử lý thông tin.
1. Phương pháp thu thập thông tin.
Tiến hành phỏng vấn tất cả những người nhiễm HIV của thành phố hiện
đang được điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú và điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng Methadone tại 02 cơ sở Methadone.
Tiến hành phỏng vấn người nhiễm HIV hiện có mặt tại địa bàn chưa được
phỏng vấn tại phòng khám ngoại trú và cơ sở Methadone.
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng: Để đánh giá được nhu cầu, mong muốn tiếp
cận các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm nhóm điều tra tiến hành phỏng vấn
các đối tượng bằng bộ câu hỏi định lượng. Điều tra viên sẽ giải thích rõ ràng cho
đối tượng về nội dung, mục đích của cuộc điều tra và chỉ tiến hành phỏng vấn khi
đối tượng đồng ý.
Cuộc điều tra đảm bảo diễn ra đúng qui định của điều 30 luật phòng chống
HIV/AIDS và thông tư 09/TT-BYT (đảm bảo bí mật thông tin, tên, tuổi, địa chỉ
cho người phỏng vấn).
Các điều tra viên được tập huấn và phỏng vấn thử bộ câu hỏi trước khi tiến
hành điều tra.
Các giám sát viên được tập huấn về các khái niệm sử dụng trong bộ câu hỏi,
những lưu ý của điều tra để giải đáp các thắc mắc liên quan đến bộ câu hỏi. Đồng
thời, các giám sát viên cũng được thống nhất về cách thức tiến hành thu thập thông
tin và được phổ biến các yêu cầu của điều tra trong khi thực hiện thu thập thông
tin.
2. Quản lý và phân tích thông tin.
Sau khi phỏng vấn xong, toàn bộ phiếu phỏng vấn được các giám sát viên,
điều tra viên và nhóm nghiên cứu kiểm tra rà soát để loại bỏ các phiếu phỏng vấn
chưa hợp lệ.
4
Tổng hợp và thống kê số liệu theo phương pháp thống kê đơn thuần.
IV. Vấn đề đạo đức trong điều tra nghiên cứu.
Phải có được sự đồng ý của tất cả các đối tượng điều tra trong quá trình thu
thập thông tin.
Tôn trọng đối tượng và tuyệt đối bảo mật về các thông tin phỏng vấn. Thông
tin điều tra của những người tham gia sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ ai không có
liên quan.
V. Kết quả nghiên cứu.
Bảng 1. Phân bố dân tộc người nhiễm.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Dân tộc
N = 559
500
28
10
15
0
2
0
1
3
Kinh
Tày
Nùng
Sán Dìu
Sán Chay
Dao
Mông
Hoa
Khác
Tỷ lệ (%)
89,4
5,0
1,8
2,7
0
0,004
0
0,002
0,005
Nhận xét: Bảng 1 cho thấy tại thành phố Thái Nguyên người nhiễm HIV là
người dân tộc Kinh chiếm đa số ( 89,4 %). Có sự khác biệt rõ so với các dân tộc khác.
Bảng 2. Phân bố người nhiễm theo tuổi.
TT
1
2
3
4
5
6
Độ tuổi
N = 559
0 – 13 tuổi
14 – 19 tuổi
20 – 29 tuổi
30 – 39 tuổi
40 – 49 tuổi
≥ 50 tuổi
0
0
61
319
147
32
Tỷ lệ (%)
0
0
10,9
57,1
26,3
5,7
Nhận xét: Bảng 2 cho thấy người nhiễm ở nhóm tuổi từ 30 đến 49 tuổi
chiếm đa số ( 83,4 %) đây là nhóm tuổi lao động và là trụ cột của mỗi gia đình.
Tuy nhiên người nhiễm ở độ tuổi 20 đến 29 chiếm đến 10,9 % trong quần thể
nghiên cứu.
5
Bảng 3. Giới tính trong quần thể nghiên cứu.
TT
1
Nam
2
Nữ
Giới tính
N = 559
396
163
Tỷ lệ (%)
70,8
29,2
Nhận xét: Bảng 3 cho thấy tỷ lệ nữ chiếm tới 29,2 % trong quần thể nghiên cứu.
Bảng 4. Phân bố nghề nghiệp trong quần thể nghiên cứu.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Nghề nghiệp
N = 559
Công nhân
Cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang
Lái xe
Công chức, viên chức, hợp đồng
Trí thức
Học sinh, sinh viên
Thất nghiệp
Nghề khác
Nhân viên cơ sở kinh doanh dễ bị lợi dụng
Người làm nông nghiệp
Ngư dân
Phạm nhân
Lao động tự do
Tự do
36
2
28
18
3
1
61
21
1
122
1
2
151
112
Tỷ lệ (%)
6,4
0,004
5,0
3,2
0,005
0,001
10,9
3,8
0,002
21,8
0,002
0,004
27,0
20,0
Nhận xét: Bảng 4 cho thấy nhóm người lao động tự do và làm nông
nghiệp chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên người nhiễm phân bố ở hầu hết các ngành nghề .
Bảng 5. Phân bố theo đối tượng nguy cơ.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đối tượng
Nghiện chích ma túy
Phụ nữ bán dâm
Bệnh nhân hoa liễu
Đối tượng khác
Người hiến máu
Bệnh nhân Lao
Di tản hồi hương
Bệnh nhân nghi AIDS
Nhân viên khách sạn
Phụ nữ mang thai
N = 559
311
3
0
59
0
0
0
4
0
1
6
Tỷ lệ (%)
55,6
0,005
0
10,6
0
0
0
0,007
0
0,002
11
12
13
14
15
16
17
18
Người mắc LTQĐTD
Mẹ truyền cho con
Lái xe đường dài
Tù nhân
Thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự
Vợ/chồng người nhiễm
Trẻ em dưới 5 tuổi
Phụ nữ mang thai ở miền núi siêu cao
34
0
1
3
0
143
0
0
6,1
0
0,002
0,005
0
25,6
0
0
Nhận xét: Bảng 5 cho thấy người nhiễm chủ yếu là người nghiện chích
ma túy và từ vợ chồng lây sang nhau ( lây truyền qua đường tình dục).
Bảng 6. Phân bố theo hành vi nguy cơ.
TT
Hành vi nguy cơ
1
Tiêm chích ma túy
2
Quan hệ tình dục với người bán dâm hoặc người
3
4
5
6
7
N = 559
Tỷ lệ (%)
313
56,0
mua
Quan hệ tình dục đồng giới nam
Quan hệ tình dục với nhiều người
Nguy cơ khác của bản thân (Tình dục khác giới)
Lây truyền từ mẹ sang con
Nguy cơ khác của bản thân (Tình dục khác giới)
26
0
5
176
0
39
4,7
0
0,005
31,5
0
7,5
Nhận xét: Bảng 6 cho thấy hành vi nguy cơ lây nhiễm trong quần thể
chủ yếu là từ tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục khác giới.
Bảng 7. Phân bổ theo đường lây.
TT
1
2
3
4
5
6
7
Đường lây
N = 559
Không rõ
Mẹ truyền cho con
Tình dục đồng giới
Tình dục khác giới
Tiêm chích ma túy
Truyền máu
Tai nạn nghề nghiệp
24
0
0
212
312
1
10
7
Tỷ lệ (%)
4,3
0,002
0
37,9
55,8
0,002
1,8
Nhận xét: Bảng 7 cho thấy đường lây chủ yếu là từ tiêm chích ma túy và
quan hệ tình dục khác giới.
Bảng 8. Hiện trạng cư trú của quần thể.
TT
1
2
3
4
5
Hiện trạng cư trú
N = 559
Mất dấu
Đang ở địa phương
Không có thực tế
Đang đi trại
Chuyển đi nơi khác
Bảng 9. Tình trạng bệnh của quần thể.
0
547
0
12
0
Tỷ lệ (%)
0
97,9
0
2,1
0
TT Tình trạng bệnh
N = 559
Tỷ lệ (%)
1
Người nhiễm HIV
176
31,5
2
Người bệnh AIDS
383
68,5
Nhận xét: Bảng 9 cho thấy trong quần thể nghiên cứu số người đã chuyển
sang giai đoạn AIDS chiếm đa số ( 68,5%)
Bảng 10. Trạng thái điều trị.
TT
Trạng thái điều trị
N = 559
Tỷ lệ (%)
1
Chưa được điều trị
68
12,2
2
Danh sách đang chờ điều trị
18
3,2
3
Đang được điều trị
473
84,6
Nhận xét: Bảng 10 cho thấy hiện trong quần thể nghiên cứu vẫn còn 68
người ( 12,2%) chưa được điều trị và chưa đăng ký điều trị.
Bảng 10. Cơ sở điều trị.
TT
1
2
3
4
5
Cơ sở điều trị
Bệnh viện A
TTYT thành phố Thái Nguyên
TTYT Phổ Yên
TTYT Đồng Hỷ
TTYT Phú Lương
N = 559
238
213
5
29
0
Tỷ lệ (%)
48,5
43,4
1,0
5,9
0
N = 559
329
Tỷ lệ (%)
58,9
Bảng 11. Sử dụng ma túy.
TT
Đối tượng đã từng sử dụng ma túy
1
Đã từng
8
2
Chưa
230
41,1
Nhận xét: Bảng 11 cho thấy trong quần thể nghiên cứu tỷ lệ người nhiễm đã
từng sử dụng ma túy chiếm đa số ( 58,9%)
Bảng 12. Sử sụng ma túy sau khi biết mình bị nhiễm HIV/AIDS
TT
Sử sụng ma túy sau khi biết mình bị
N = 329
Tỷ lệ (%)
nhiễm HIV/AIDS
1
2
Có
200
60,8
Không
129
39,2
Nhận xét: Bảng 12 cho thấy tỷ lệ người nhiễm vẫn tiếp tục sử dụng ma túy
chiếm đa số ( 60,8%) đây là nguồn lây nguy hiểm qua con đường tiêm chích.
Bảng 13. Thông tin của người nhiễm về MTĐ.
TT
Đối tượng biết về chương trình MTĐ
N = 329
Tỷ lệ (%)
1
Có
231
70,2
2
Không
98
29,8
Nhận xét: Bảng 13 cho thấy vẫn còn 29,8% những người có sử dụng ma túy
trong quần thể nghiên cứu chưa được biết và tiếp cận với chương trình điều trị thay
thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.
Bảng 14. Người nhiễm uống MTĐ
TT
Đối tượng nhiễm HIV/AIDS đang uống
N = 329
Tỷ lệ (%)
MTĐ
1
2
Có
Không
101
228
30,7
69,3
Nhận xét: Bảng 14 cho thấy còn 69% những người có sử dụng ma túy trong
quần thể nghiên cứu chưa được điều trị MTĐ
Bảng 15.Sử dụng BCS trong khi quan hệ tình dục khi đã biết nhiễm HIV
TT Đối tượng sử dụng BCS trong khi quan hệ
tình dục khi đã biết nhiễm HIV
1
Thường xuyên
2
Không thường xuyên
Không bao giờ
Không có quan hệ tình dục
9
N = 559
301
78
33
129
Tỷ lệ (%)
55,6
14,4
6,1
23,8
Nhận xét: Bảng 15 cho thấy số người thường xuyên sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục chiếm tỷ lệ 55,6%, đây là một yếu tố nguy cơ lây nhiễm cao.
Bảng 16. Sự cần thiết SD BCS trong thời gian tới.
TT Có cần thiết SD BCS trong thời gian tới
1
Có
2
Không
N = 559
365
176
Tỷ lệ (%)
67,5
32,5
Nhận xét: Bảng 16 cho thấy tỷ lệ người nhiễm cho rằng không cần thiết
phải sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục còn cao ( 32,5%).
Bảng 17. Đăng ký điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú
TT
Đăng ký điều trị ARV tại phòng khám
N = 559
Tỷ lệ (%)
ngoại trú
1
2
Có
Không
502
57
89,8
10,2
Nhận xét: Hiện vẫn còn 10,2 % người nhiễm trong quần thể nghiên cứu
chưa đăng ký điều trị ARV.
Bảng 18. Lý do chưa đăng ký điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú
TT
1
2
3
4
5
Lý do chưa đăng ký điều trị ARV tại
phòng khám ngoại trú
Sức khỏe ổn định
Không được tư vấn
Do kỳ thị, phân biệt đối xử
Không biết cơ sở điều trị
Khác
10
N = 57
Tỷ lệ (%)
38
4
10
3
2
66,7
7,0
17,5
5,3
3,5
Nhận xét: Bảng trên cho thấy còn nhiều lý do cản trở người có H đến với
phòng khám ngoại trú để đăng ký điều trị.
Bảng 19. Ứng xử của người nhiễm khi các chương trình miễn phí kết thúc.
TT
Ứng xử khi chương trình miễn phí kết
N = 559
Tỷ lệ (%)
thúc
1
2
3
4
5
Dừng điều trị
Mua thuốc và tiếp tục điều trị
Mua thuốc được đến đâu thì hay đến đó
Không biết, không trả lời
Khác
45
284
186
44
0
8,1
50,8
33,3
7,9
0
Nhận xét: Bảng trên cho thấy chỉ có 50,8% người có H trong quần thể
nghiên cứu cho rằng sẽ tiếp tục mua thuốc để tiếp tục điều trị.
Bảng 20: Tham gia BHYT của người nhiễm.
TT
1
Có
2
Không
Tỷ lệ tham gia BHYT
N = 559
330
229
Tỷ lệ (%)
59
41
N = 330
209
37
Tỷ lệ (%)
63,3
11,2
83
1
25,2
0,001
Bảng 21: Loại hình tham gia BHYT
TT
Loại hình tham gia BHYT
1
Bảo hiểm y tế tự nguyện
2
Bảo hiểm y tế bắt buộc
3
Bảo hiểm y tế cho người nghèo, bảo trợ xã
4
hội
Khác
Nhận xét: Bảng 21 cho thấy người có H chủ yếu tham gia loại hình bảo
hiểm y tế tự nguyện.
Bảng 22. Nguyện vọng tham gia BHYT của người nhiễm.
TT
Mong muốn tham gia BHYT trong thời
N = 330
Tỷ lệ (%)
gian tới
1
Có
325
11
98,5
2
Không
5
1,5
Nhận xét: Bảng trên cho thấy đa số người có H đều mong muốn được tham
gia bảo hiểm y tế.
Bảng 23. Nguyện vọng được tư vấn và điều trị dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con.
TT
1
2
Được tư vấn và điều trị dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con
N = 39
Tỷ lệ (%)
Có
28
71,8
Không
11
28,2
Nhận xét: Bảng 23 cho thấy trong quần thể có tới 71% phụ nữ có nhu cầu
sinh con mong muốn được tư vấn và điều trị lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tuy
nhiên đáng quan tâm là còn tới 28,2% không có mong muốn được tư vấn và điều
trị lây truyền mẹ con.
Bảng 23. Nguyện vọng được tiếp cận truyền thông.
TT
1
2
3
4
5
6
Các hình thức truyền thông
Trên thông tin đại chúng
Tài liệu truyền thông
Cán bộ y tế
Nhân viên tiếp cận cộng đồng
Nhóm tự lực
Không biết, không rõ
Bảng 24. Kỳ thị phân biệt đối xử.
N = 559
412
254
194
88
16
5
Tỷ lệ (%)
73,7
45,4
34,7
15,7
2,9
0,009
TT
1
2
3
4
Kỳ thị phân biệt đối xử tại nơi sinh sống
Có
Chỉ có ở giai đoạn đầu
Không
Không biết
N = 559
Tỷ lệ (%)
6,3
21,4
69,0
3,3
21
71
229
11
Nhận xét: Bảng 24 cho thấy hiện nay tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử với
người nhiễm vẫn còn khá phôt biến ( 6,3% luôn kỳ thị và 21,4% kỳ thị ở giai đoạn
đầu)
Bảng 25. Nguyện vọng về tham gia câu lạc bộ người nhiễm.
TT
Tham gia câu lạc bộ người nhiễm
12
N = 559
Tỷ lệ (%)
1
2
Có
Không
82
477
14,7
85,3
Nhận xét: Bảng trên cho thấy 85,3% người nhiễm trong quần thể không có
nguyện vọng tham gia câu lạc bộ người nhiễm.
VI. Bàn luận
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã
chính thức chọn chủ đề chung cho các Chiến dịch Phòng, chống AIDS toàn cầu
trong giai đoạn 2011-2015 là “Geting to zero” nghĩa là “Hướng tới mục tiêu ba
không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và
không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”. Tầm nhìn “Ba
không” đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc công bố chính thức tại Phiên họp cấp
cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS tháng 6/2011.
Việt Nam năm 2013 tập trung vào chủ đề “Hướng tới không còn người
nhiễm mới HIV”:
Tuy dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã bị kìm chế ở mức độ thấp, số người mới
phát hiện nhiễm HIV đã giảm liên tục trong 4 năm gần đây nhưng vẫn chưa đủ bền
vững. Dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan trên đất nước ta với một số xu hướng
thay đổi đáng lưu ý như tỷ lệ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đã vượt qua tỷ lệ
lây nhiễm HIV qua đường máu, sự gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là
những người ít có nguy cơ như phụ nữ mang thai… Một bộ phận dân cư vẫn chưa
thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm vẫn còn ở mức
độ cao… Điều đó có nghĩa là, mặc dù chúng ta đã làm giảm được tốc độ lây lan
của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có
thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta không có những biện pháp ứng phó toàn diện và
quyết liệt hơn.
Do vậy kiểm soát sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng vẫn tiếp tục là một
trong những mục tiêu ưu tiên của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
VII. Kiến nghị
- Công tác quản lý người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng còn gặp nhiều
khó khăn do tình trạng người bệnh di biến động thường xuyên.
- Việc quản lý chặt chẽ đối tượng trên có tác dụng tốt cho người nhiễm vì tư
vấn kịp thời tình trạng sức khỏe, hướng dẫn cách phòng lây nhiễm trong gia đình
và cộng đồng, giảm bớt sự mặc cảm của bản thân, sự kỳ thị, xa lánh của cộng
đồng.
13
- Cần duy trì các mô hình can thiệp giảm tác hại cho nhóm nghiện chích
ma túy, nhóm người nhạy cảm liên quan đến mại dâm, tăng cường công việc
chuyển tuyến, chuyển tiếp điều trị giữa các dịch vụ hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS.
- Tăng cường các dịch vụ điều trị bao gồm: điều trị phơi nhiễm, điều trị
nhiễm trùng cơ hội, nâng cao chất lượng của hoạt động phòng chống Lao/AIDS.
- Duy trì thường xuyên hoạt động tư vấn, lấy mẫu sàng lọc HIV cho phụ nữ
có thai nhằm điều trị dự phòng kịp thời các trường hợp thai phụ HIV (+), hướng
dẫn cụ thể địa điểm chăm sóc sau sinh.
- Tuyên truyền sâu rộng Nghị định số 96/2012/NĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ quy định về điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và Thông
tư số 12/2013/ TT-BYT hướng dẫn thực hiện Nghị định trên.
- Từng bước thực hiện xã hội hóa việc điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc
Methadone.
- Có biện pháp phối hợp quản lý chặt chẽ người sử dụng Methadone giữa địa
phương và cơ sở điều trị.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ y tế, ước tính dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2005-2010.
2, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Nghiên cứu về tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều
trị và hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em nhiễm HIV trong cộng đồng người dân tộc thiểu số tại
Điện Biên, KomTum, và An Giang năm 2011.
3, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, năm 2008, Báo cáo quốc gia lần thứ 3 về việc
thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS giai đoạn 2006- 2007.
4, UNAIDS, năm 2011, Tuyên bố chính trị về phòng, chống HIV/AIDS.
5, Tổng cục thống kê, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, năm 2006, Điều tra dân số
và các chỉ số AIDS Việt Nam năm 2005.
6, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên, năm 2012, Báo cáo
giám sát trọng điểm, lồng ghép hành vi năm 2012 tỉnh Thái Nguyên.
7, Bộ Y tế, Thông tư 09/2011/TT-BYT : “”.
8, Sở y tế Thái Nguyên, năm 2012, Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống
HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên năm 2012
9, Ủy ban quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại
dâm, năm 2012, Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
10, UNAIDS, 2012, UNAIDS report on the global AIDS epidemic 2012.
11, WHO, 2006, Preventing HIV/AIDS in young people.
12, UNGASS,
15
16