Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Các mô hình phân phối thuốc từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng tại việt nam và trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.94 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA DƯỢC- BỘ MÔN DƯỢC LÂM SÀNG

CÁC MÔ HÌNH PHÂN PHỐI THUỐC TỪ
NHÀ SẢN XUẤT ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI
VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Lớp D4B-Nhóm 5-Tổ 6

Huế, Tháng 4 năm 2016
1


MỤC LỤC
I. Mô hình phân phối thuốc tại Việt Nam...................................................3
I.1 Phân phối sỉ..............................................................................................3
I.2 Phân phối lẻ.......................................................................................4
II. Hệ thống phân phối thuốc ở châu Âu...................................................5
II.1 Cơ cấu thị trường bán buôn và bán lẻ dược phẩm ở châu Âu...........5
II.1.1 Cơ cấu thị trường trong Bán buôn................................................5
II.1.2 Cơ cấu thị trường của các nhà thuốc bán lẻ.......................................7
II.1.3 Tích hợp trong phân phối......................................................................9
II.1.4 Bản chất thay đổi của mô hình phân phối...................................10
II.2 Sự đa dạng trong hệ thống phân phối của một số quốc gia EU.......11
II.2.1 UK...............................................................................................11
II.2.2 Hy lạp..........................................................................................11
II.2.3 Thụy Điển...................................................................................12
II.2.4 Tây Ban Nha...............................................................................13
III. Hệ thống phân phối thuốc ở Hoa Kỳ..................................................13

2




CÁC MÔ HÌNH PHÂN PHỐI THUỐC TỪ NHÀ SẢN XUẤT ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
I.

Mô hình phân phối thuốc tại Việt Nam
Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam,
từ 1.1.2009, các doanh nghiệp nước ngoài được quyền nhập khẩu trực tiếp.
Do vậy, mô hình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng,
cũng thay đổi. Trước đây, mô hình liên kết này có dạng như sau:
nhà sản xuất (nước ngoài) - nhà phân phối (nước ngoài) - nhà nhập khẩu ủy
thác (tại Việt Nam) - nhà phân phối sỉ (tại Việt Nam) - nhà phân phối lẻ (tại
Việt Nam). Hiện tại, quy trình đã được rút ngắn, lược bỏ khâu "nhà phân phối
nước ngoài" nhằm tiết giảm chi phí.

Phân phối thì có 2 mảng: phân phối sỉ và phân phối lẻ. Trước hết, ở "mặt
trận" phân phối sỉ, hiện cả "nội" lẫn "ngoại" đều đã đẩy mạnh việc khai thác
thị trường.
I.1 Phân phối sỉ:
Theo một số báo cáo, 3 gương mặt nhà phân phối sỉ lớn tại Việt Nam Zuellig Pharma
(Thụy Sĩ), Mega Products (Thái Lan), Diethelm Vietnam đã nắm giữ đến khoảng 40%
thị phần (xin nói thêm, dù Diethelm Vietnam được xem là nhà phân phối sỉ hoàn toàn
nhưng trên thực tế, hậu cần - kho dược phẩm, giao vận - mới là mảng kinh doanh
chính của họ). Trong khi đó, 304 nhà phân phối nước ngoài sỉ khác đang hiện diện tại
Việt Nam cùng với khoảng 897 nhà phân phối trong nước đang chiếm thị phần còn lại.
3


Đa phần sản phẩm do các nhà phân phối sỉ nước ngoài cung ứng được nhập ngoại

nên ở khâu này, nhà phân phối sỉ trong nước khó có thể cạnh tranh được. Nguyên
nhân là hầu hết các nhà phân phối sỉ nước ngoài này đều đã có mối quan hệ với các
nhà sản xuất nước ngoài. Hơn nữa, ngay chính bản thân các nhà sản xuất lớn như
GlaxoSmithKline cũng mong muốn giao quyền phân phối cho các công ty phân phối uy
tín và có mạng lưới đa quốc gia.
Chính vì thế, các nhà phân phối sỉ nước ngoài tại Việt Nam thực sự "sống khỏe". Ông
Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, cho biết, doanh số của những
công ty phân phối nước ngoài đạt từ 100 tỉ đồng đến 1.000 tỉ đồng. Một con số đẹp mà
bất kỳ nhà phân phối nào cũng mơ ước.
Trong khi đó, "đấu" với 3 nhà phân phối sỉ nước ngoài trên là 6 nhà phân phối sỉ nội địa
lớn: Công ty Dược phẩm TW I, II, Đông Á, Đô Thành, IC Việt Nam, ATM Pharma. Có
thể đơn cử trường hợp nổi bật là Công ty Dược phẩm Trung Ương II (Codupha). Hiện
tại, chiến lược lớn nhất mà công ty này đã thực hiện xong là thiết lập một hệ thống kho
bãi, cửa hàng tại 59/64 tỉnh, thành phố. Như một quy luật, câu chuyện phân phối tạo
được độ bao phủ rộng không phải là điều dễ dàng. Và với đặc điểm địa hình của Việt
Nam, các công ty đa quốc gia phải mất khá nhiều thời gian và am hiểu thị trường nhiều
hơn mới có thể mở rộng miếng bánh thị phần. Và đây dường như là lợi thế chính của
các công ty Việt Nam.
I.2 Phân phối lẻ
Đối với mảng phân phối lẻ, vì theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các doanh
nghiệp nước ngoài được quyền nhập khẩu trực tiếp nhưng không được quyền phân
phối bán lẻ dược phẩm ra thị trường (cam kết vĩnh viễn) nên ở mảng phân phối này,
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn "một mình một sân".
Cục diện phân phối lẻ có thể được chia ra thành 3 nhóm: nhà sản xuất có thực hiện
phân phối, chuỗi nhà thuốc và các nhà thuốc lẻ tư nhân.
Chiết khấu chung của các nhà sản xuất dành cho các nhà phân phối thường dựa vào
từng sản phẩm một. Theo đó, mức này dao động và không vượt quá 20% doanh thu.
Các công ty sản xuất nước ngoài thì có chiết khấu cao hơn (chủ yếu dành cho thị
trường OTC, còn đối với hệ thống điều trị, mức chiết khấu thật sự vẫn còn là "một con
số bí ẩn").

Tuy nhiên, để chủ động được khâu bán hàng và hạn chế được việc chia sẻ cho các
nhà phân phối, các công ty sản xuất trong nước thường phát triển thêm khâu phân phối
của mình. Điển hình là Dược Hậu Giang. Hiện tại, hệ thống phân phối của công ty này
có khoảng 40 điểm. Ngoài ra, Dược Hậu Giang cũng đang thực hiện chiến lược mua lại
hoặc liên kết với các công ty nhỏ khác của địa phương để mở rộng hệ thống bán hàng.
4


Imexpharm cũng đã nâng sự hiện diện của họ tại các hệ thống điều trị với 55% doanh
thu mang về và đang chiếm 4% thị phần phân phối lẻ.
Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM (tính đến ngày 9.9.2009), chuỗi nhà thuốc của
doanh nghiệp đạt chuẩn của Bộ Y tế đang ở mức 55 chuỗi, trong đó, nhiều chuỗi đã
khẳng định vị thế tên tuổi của mình như V-Phano (Công ty Cổ phần Dược phẩm Phano,
Tân Bình), chuỗi nhà thuốc ECO (Công ty Cổ phần Dược phẩm ECO), chuỗi nhà thuốc
Đông Dương (Công ty Cổ phần Nhà thuốc Đông Dương), chuỗi nhà thuốc Sapharco
(Công ty Cổ phần Dược phẩm Sapharco), chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu.
Tuy nhiên, nhìn toàn cảnh ở Việt Nam, chưa có doanh nghiệp nào có thể phát triển
chuỗi nhà thuốc lên đến 50 cửa hàng. Trong khi đó, tại Philippines, để chiếm được 60%
doanh thu của thị trường tại nước này, Tập đoàn Dược phẩm Mercury (sở hữu chuỗi
nhà thuốc Mercury) hiện đã bành trướng chuỗi này lên đến con số 700 nhà thuốc. Và
tập đoàn này đã phải trải qua một thời gian khá dài trong suốt 64 năm để xây dựng và
phát triển hệ thống, cũng như liên tục thay đổi chiến lược của mình theo từng thời
điểm. Theo đó, ngoài chuỗi nhà thuốc độc lập, Tập đoàn này còn lập ra những cửa
hàng lớn khác mang tên Mercury Drug SuperStores bán các mặt hàng chuyên về dược
cũng như các mặt hàng tiện lợi khác.
Ngoài ra, một dạng phân phối khác cũng đã xuất hiện tại các nước nhưng còn mới lạ
đối với Việt Nam, đó là phân phối thuốc trong các siêu thị (cụ thể, các siêu thị trên thế
giới đều có một khu vực dành riêng cho các sản phẩm không kê toa). Bởi trên thực tế,
Việt Nam chỉ mới phát triển chuỗi bán hàng trong vài năm trở lại đây (quy mô và độ phủ
còn nhỏ, hầu hết tập trung ở Hà Nội và TP.HCM).

"Việc các nhà sản xuất làm cả sản xuất lẫn phân phối dẫn đến vấn đề cạnh tranh
không công bằng do hệ thống này chắc chắn sẽ ưu tiên cho sản phẩm của mình hơn là
sản phẩm của các công ty cùng ngành".
II.

Hệ thống phân phối thuốc ở châu Âu

II.1. Cơ cấu thị trường bán buôn và bán lẻ dược phẩm ở châu Âu:
II.1.1 Cơ cấu thị trường trong Bán buôn:
Phần lớn các quốc gia đều có hỗn hợp các nhà bán buôn quốc gia và bán buôn vùng
cung cấp thuốc cho các nhà thuốc, nhà bán buôn quốc gia về nguyên tắc cung cấp đầy
đủ các loại thuốc ( Full Line Wholesalers) và nhà bán buôn vùng cung cấp toàn bộ
hoặc một phần các loại thuốc ( "Short Line" dùng để chỉ một danh mục thuốc có giới
hạn).
Mặc dù nhà hoạt động bán buôn vùng có thể nhiều hơn các nhà hoạt động bán buôn
quốc gia, ngoại trừ Pháp, Ireland và Romania, các nhà bán buôn quốc gia chiếm lĩnh thị
phần lớn nhất của thị trường, ngoại trừ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, nơi bán buôn
5


vùng có nhiều hơn 50 phần trăm thị trường. Tần suất giao hàng tối thiểu của các nhà
bán buôn dao động từ một lần đến ba lần mỗi ngày (Hình 3.2) và phần lớn các trường
hợp này là dịch vụ công cộng bắt buộc (với ngoại lệ của Vương quốc Anh)
Một số ít các nước (Thụy Điển, Phần Lan) có hệ thống kênh phân phối cấp 1 nơi mà
các nhà bán buôn có độc quyền phân phối thuốc cho một nhà sản xuất. Điều này có
ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn. Ở các nước có kênh
phân phối cấp 1 thường có một số lượng rất thấp các công ty bán buôn. Còn lại 25
nước thành viên EU áp dụng các kênh phân phối đa cấp, trong đó các loại thuốc của
một nhà sản xuất được phân phối và cung cấp đồng thời thông qua nhiều nhà bán
buôn khác nhau.

Trong những thập kỷ qua, gần như tất cả các nước đã sáp nhập trong lĩnh vực bán
buôn và làm giảm một số lượng các công ty hoạt động bán buôn .(PPRI Country
Reports).
Các mô hình trên và xu hướng trong cơ cấu thị trường phải được kiểm tra theo cách
nhìn thay đổi gần đây trong phân phối bán buôn, bán lẻ dược phẩm. Sự xuất hiện của
các mô hình đại lý và giảm mô hình bán buôn trong phân phối bán buôn các loại thuốc
hiện nay có nghĩa là các nhà sản xuất dược phẩm có thể cung cấp thuốc trực tiếp
(Direct-To-Pharmacy or DTP) bằng cách thông qua một (hoặc nhiều) nhà bán buôn là
nhà phân phối trung gian (Agency Model, AM) cho một phần hoặc tất cả danh mục sản
phẩm của họ. Tương tự, các nhà sản xuất có thể ký hợp đồng với một số lượng nhỏ
các nhà bán buôn đối với một phần hoặc tất cả danh mục sản phẩm của họ. Điều này
không thể tránh khỏi tác động đến cấu trúc thị trường trong kinh doanh bán buôn và có
thể hiểu rằng bán buôn trở nên phân đoạn hơn như một kết quả.

6


II.1.2 Cơ cấu thị trường của các nhà thuốc bán lẻ
Tất cả các nước đều có một số lượng ổn định các nhà thuốc cộng đồng kể từ năm
2000, với các nhà thuốc cộng đồng là các nhà bán lẻ dược phẩm chính mặc dù ở Áo
bác sĩ tự cấp phát thuốc vẫn chiếm một tỷ trọng lớn. Hy lạp, Bulgaria và Cyprus có số
lượng nhà thuốc trên bình quân đầu người cao nhất, trong khi Đan Mạch, Thụy Điển và
Slovenia là thấp nhất. Trong hơn một nửa các nước EU27, có những quy định về
quyền sở hữu nhà thuốc (13 quốc gia) và / hoặc các tiêu chí đặt ra cho việc mở nhà
thuốc (16 quốc gia) . Ở Phần Lan,không có luật liên quan đến việc mở nhà thuốc,
nhưng theo Medicines Act, phải có đủ số lượng các nhà thuốc trên toàn quốc để người
dân bất cứ nơi nào đều có thể mua được thuốc mà không gặp khó khăn. Hiện nay có
một vài xu hướng bãi bỏ quy định về việc thành lập nhà thuốc mới. Ví dụ, tiêu chuẩn về
mở nhà thuốc mới đã được xóa bỏ.
Thông thường, tiêu chí địa lý và nhân khẩu học, hoặc cả hai được áp dụng cho việc mở

nhà thuốc mới. Ví dụ, ở Ausria , hai nhà thuốc phải cách nhau hơn 500 mét và số
lượng khách hàng tiếp tục được cung cấp bởi nhà thuốc kế tiếp phải không dưới 5.500
cho một hiệu thuốc mới mở .. Tại Pháp, Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha chỉ có dược sĩ mới
được chủ sở hữu nhà thuốc (mặc dù ở một số nước là đồng sở hữu) và có thể chỉ sở
hữu được một nhà thuốc.
Các thuốc Generic được bán theo các điều kiện khác nhau (trong 20 quốc gia, trong đó
bắt buộc trong 7 quốc gia) và tại 8 quốc gia dược sĩ phải bán thuốc với giá thấp nhất.
Nhà bán buôn giảm giá cho tất cả các nhà thuốc được chính thức cho phép, trừ Cộng
7


hòa Séc, Phần Lan và Hy Lạp, mặc dù các nhà bán buôn tại Hy Lạp thường giảm giá
cho các hiệu thuốc từ lợi nhuận của mình (thông tin dựa trên các cuộc phỏng vấn).
Bên cạnh các nhà thuốc cộng đồng,các trạm xá khác được phép cấp phát thuốc theo
toa cho bệnh nhân ngoại trú. Điều này là để đảm bảo cung cấp thuốc cho khu vực nông
thôn, vùng sâu vùng xa. Điều này thường được thực hiện bởi các bác sĩ, ở Áo, Pháp,
Hungary, Ireland, Anh vàHà Lan. Tuy nhiên, ngoài Áo, số lượng của chúng đã suy giảm
và không đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ. Chỉ ở Áo số lượng các nhà
thuốc ngang bằng với số lượng các bác sĩ cấp phát thuốc. Hơn nữa, dược sĩ bệnh viện
có thể được cho phép, với các điều kiên riêng biệt, cho bệnh nhân và sản phẩm riêng
biệt, cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Chi nhánh của nhà thuốc dưới sự giám
sát của một nhà thuốc (ví dụ Áo, Đức) hoặc cửa hàng có thể là một phương án khác để
giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, các trạm xá có sản phẩm nằm trong danh mục thuốc
OTC có thể được cho phép và hoạt động tại một số quốc gia (ví dụ Cộng hòa Séc, Ba
Lan, Bồ Đào Nha).
Một số nước cho phép các nhà thuốc thiết lập hệ thống thương mại điện tử (E trade)
cho cả thuốc không kê đơn (OTC) và thuốc kê đơn (POMs) (Cộng hòa Séc, Đan Mạch,
Bồ Đào Nha, Thụy Điển). Tại Đan Mạch, POMs có thể được đặt hàng và trả tiền qua
internet và được gửi đến địa chỉ của bệnh nhân hoặc các nhà thuốc. Tại Bồ Đào Nha,
thuốc có thể được giao cho người có đăng ký địa chỉ nhà, và các trang web của các

nhà thuốc được theo dõi về giá cả, điều kiện giao hàng và thanh toán, địa bàn hoạt
động, thời gian giao hàng, và thông tin liên lạc với nhà thuốc. Trong năm 2008, 90 nhà
thuốc đã đăng ký để sử dụng dịch vụ internet này ở Bồ Đào Nha (PPRI-Bồ Đào Nha,
2008).

8


II.1.3 Tích hợp trong phân phối
Tích hợp theo chiều ngang
Tích hợp theo chiều ngang được định nghĩa như là một sự liên kết của các chủ thể kinh
doanh ngang hàng. Ít có sự tích hợp theo chiều ngang giữa các nhà bán buôn mặc dù
vậy nó vẫn diễn ra ở vài nơi của EU. Càng ngày, các chuỗi nhà thuốc càng trở nên phổ
biến hơn ở các nước thành viên
Tích hợp theo chiều dọc
Tích hợp theo chiều dọc là sự liên kết của các chủ thể có lợi ích kinh doanh hỗ trợ
nhau. Trong chuỗi giá trị dược phẩm, điều này có nghĩa là sự liên kết giữa các nhà bán
buôn và bán lẻ, hoặc nhà sản xuất bán buôn và bán lẻ. Tích hợp giữa bán buôn và nhà
thuốc là một xu hướng chính, mặc dù nó được quy định bởi các điều lệ tại các quốc gia
khác nhau. Một điều kiện tiên quyết là nhà thuốc có được chủ sở hữu bởi người không
phải dược sĩ hay không. Ở 18 quốc gia, người không phải dược sĩ có thể sở hữu nhà
thuốc, với những điều kiên cụ thể. Một số bên liên quan cụ thể có thể bị cấm sở hữu
nhà thuốc. Tại Áo, tích hợp chỉ được phép nếu các dược sĩ điều hành giữ đa số các cổ
phiếu (51%) và có quyền quản lý độc quyền. Các nước khác nơi tích hợp theo chiều
dọc được cho phép, có hoặc không có giới hạn là: Bỉ, Estonia, Ireland, Latvia, Litva,
Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha (có giới hạn) và Vương quốc Anh. Ở Estonia, các
nhà bán buôn và nhà thuốc không thể trực tiếp liên kết nhưng các công ty con của
9



chúng có thể liên kết với nhau. Ở Lithuania, nhà bán buôn lớn nhất được sở hữu chuỗi
nhà thuốc .
II.1.4 Bản chất thay đổi của mô hình phân phối
Điểm nổi bật là sự phát triển của việc phân phối thuốc trực tiếp từ các nhà sản xuất đến
nhà thuốc, sử dụng một số lượng hạn chế các nhà bán buôn là đại lý độc quyền để
phân phối sản phẩm trực tiếp đến các nhà thuốc (Direct-To-pharmacy hoặc DTP), hoặc
sử dụng nhà bán buôn như các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần cho các mục đích tương
tự. Trong khi phần lớn các nhà thuốc nhận hàng từ các nhà bán buôn. Tại một số quốc
gia, tỷ lệ bán hàng dược phẩm có nguồn gốc trực tiếp từ các nhà sản xuất là hơn 10%
(Đan Mạch, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Vương quốc Anh) và có thể hơn
20% (Cộng hòa Séc, Pháp, Italy).
Tại Áo thuốc có thể được phân phối trực tiếp đến các nhà thuốc, tuy nhiên, phần lớn
các thuốc được phân phối thông qua nhà bán buôn, và ở Bulgaria đa số các nhà sản
xuất đều có cơ sở bán buôn. Tại Hungary, giấy phép sản xuất thường đi kèm với giấy
phép bán buôn. Tại Pháp, phân phối thuốc trực tiếp áp dụng đối với các sản phẩm có
doanh thu cao, và tại Ý nhà sản xuất được phép phân phối trực tiếp đến các bệnh viện
và phòng khám ngoại trú. Tại Anh, phân phối trực tiếp áp dụng cho các thuốc generic
cho đến gần đây, nhưng, hiện nay, xu hướng này đang giảm dần. Ở Anh, đã có thu
nhập đáng kể từ hình thức DTP trong 3 năm qua. GSK là đầu tiên, Pfizer thứ hai (hiện
nay bao gồm Wyeth). Chỉ với Astra Zeneca và Eli Lilly đã chiếm hơn 30% của thị
trường. Ngoài ra còn có nhiều lựa chọn bởi các công ty là bán trực tiếp hoặc thông qua
bán buôn, ví dụ như Roche và Bonviva thông qua Williams, Takeda và Prostap thông
qua Clarity DTP
Chương trình Reduced Wholesaler Model (RWM) thường được sử dụng để cung cấp
sản phẩm cho các nhà thuốc. Trong RWM (hoặc Reduced Wholesaler Agreements,
RWA), các nhà sản xuất dược phẩm sử dụng một số lượng rất nhỏ các nhà bán buôn
theo cách thức truyền thống để phân phối sản phẩm. Trong trường hợp này, nhà bán
buôn mua cổ phiếu, do đó, họ có thể yêu cầu được chiết khấu. Gần đây bằng chứng
trên thực tế cho thấy một số nhà sản xuất đã chọn con đường này; ởAnh có Sanofi
Aventis, Novartis, Janssen-Cilag, Roche, Novo Nordisk và Bayer Schering đã áp dụng

các chương trình RWM.
II.2 Sự đa dạng trong hệ thống phân phối của một số quốc gia EU
II.2.1 UK
Các nhà bán buôn chính ở Anh là Celesio, Alliance Healthcare, Phoenix
và Mawdsley-Brooks.
10


Bán buôn thường cung cấp lên đến một nửa hoặc hơn về lợi nhuận
(12,5%) cho các thuốc thương mại. Bán buôn quốc gia chiếm phần lớn trên thị
trường Dược phẩm (93%), trong khi bán buôn trong khu vực chiếm thiểu số. Tuy
nhiên, khoảng 11% thuốc được cung cấp bởi nhà bán buôn ngắn hạn (GIRP
Database, 2010).
Các mô hình phân phối bán buôn đã thay đổi trong 4-5 năm qua với sự
phát triển của các chi nhánh và giảm sự dàn xếp trước của các nhà bán buôn.
Như một kết quả, dòng bán buôn dài hạn đang giảm và bán buôn đường ngắn
thì đang có lợi thế.
UK là một trong những chính phủ cho phép giảm giá từ bán buôn đến các
hiệu thuốc, cho phép các chuỗi cung ứng và các quyền sở hữu phi dược, ít kiểm
soát sự cho thuê . Hơn nữa, hầu hết các nhà thuốc cung cấp dịch vụ bổ sung
như kiểm tra đường huyết và ngừa thai khẩn cấp, đôi khi miễn phí cho các bệnh
nhân.

II.2.2 Hy lạp
Năm nhà bán buôn lớn nhất ở Hy Lạp là Alapis SA, Cipfa Salonica,
Stroumsas I SA, Prosyfape và Synetairismos Piraeus. Khoảng 15% các loại
thuốc không qua các nhà bán buôn và được phân phối trực tiếp đến các nhà
thuốc, chiếm tỷ lệ cao nhất giữa các nước thành viên (Cơ sở dữ liệu GIRP,
2010).
Bán buôn dường như khó phát triển, do có nguồn gốc từ những đặc thù

địa lý của đất nước (trên 65% là núi và con đường tiếp cận khá khó khăn; có
hàng ngàn hòn đảo, trong đó có nhiều nơi chỉ có số ít dân sinh sống), mặc dù
gần đây các chính sách phát triển và đầu tư hạ tầng đã được đưa vào.
Quyền sở hữu nhà thuốc vẫn còn rất hạn chế, chỉ có dược sĩ mới được
phép là chủ sở hữu, không có chuỗi cung ứng nào khác được phép và có quy
định nghiêm ngặt, dù rằng đây là đất nước có nhà thuốc dày đặc nhất trong EU.
Các hiệu thuốc chỉ được phép cấp thuốc theo toa và những nhóm không phải là
thuốc, bao gồm thực phẩm chức năng. Dựa trên các cuộc điều tra các nhà bán
buôn, một phần đáng kể lợi nhuận của họ (khoảng 2/3) bị chuyển giao qua chiết
khấu cho các hiệu thuốc. Các hiệu thuốc cũng đã hợp tác với nhau, tức là hình
11


thành thỏa thuận với nhau để họ có thể có được mức giá hợp lý từ các nhà cung
cấp thuốc men.
II.2.3 Thụy Điển
Hai nhà bán buôn chính ở Thụy Điển là Tamra và KID - chiếm 95% thị
phần (không tồn tại bán buôn khu vực). Nó có duy nhất 1 kênh phân phối hệ
thống, mô hình tổ chức phân phối bán buôn này chỉ có thể được tìm thấy ở
Thụy Điển và Phần Lan.
Trong hệ thống kênh, bán buôn độc quyền có quyền phân phối thuốc
chữa bệnh cho một nhà sản xuất. Đã chứng minh được rằng bán buôn tại các hệ
thống kênh duy nhất có một sức mạnh thị trường mạnh hơn so với hệ thống đa
kênh (ÖBIG 2003). Điều này có thể ảnh hưởng đến giá cả và làm dẫn đến thiếu
cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia cho phép phân phối trên
internet, Từ năm 1971 đến năm 2009, nhà nước Thụy Điển sở hữu tất cả các
hiệu thuốc, tức là chỉ có một chuỗi nhà thuốc nhà nước ("Apoteket") tồn tại. Thụy
Điển là một trong số ít các nước trên toàn thế giới độc quyền dược phẩm. Nhiều
nỗ lực đã được thực hiện để từ bỏ sự độc quyền, nhưng không thành công.

Thêm vào đó, sự độc quyền dược phẩm của Thụy Điển đã bị thách thức bởi Ủy
ban Châu Âu. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2006, Chính phủ quyết định thành
lập một ủy ban mới nhằm bãi bỏ các quy định trong ngành dược vào năm 2009.
Vào tháng Bảy năm 2009, quy định mới được phát triển và bắt đầu có hiệu lực.
Kể từ đó bất kì ai cũng có thể sở hữu một nhà thuốc, ngoại trừ người kê
đơn và các công ty dược phẩm. Một số chuỗi cung ứng cũng đã bước vào thị
trường này. Một số thuốc do chính phủ sở hữu vẫn còn được quản lí trong một
hệ thống nhượng quyền thương mại. Hai DocMorris pharmacies đã xuất hiện ở
Thụy Điển và một số chuỗi cung ứng thực phẩm cũng sở hữu các hiệu thuốc.
Tháng 6 năm 2010 khoảng 50% số thuốc nhà nước đã được bán cho các chủ sở
hữu khác và 50% còn lại vẫn đang và tiếp tục được kiểm soát.
Các mục tiêu của sự buông lỏng ở Thụy Điển, mà một số chuyên gia thích
đề cập đến là "tái điều chỉnh", để tăng khả năng tiếp cận (để kéo dài thời gian
mở cửa), Trong số các mục tiêu và nhiệm vụ do chính phủ Thụy Điển là Lợi ích
12


chi nhánh (TLV) của nha khoa và Dược phẩm mà phụ trách việc này cũng là để
điều chỉnh nhà thuốc / biên độ bán lẻ.
II.2.4 Tây ban nha
Năm nhà bán buôn lớn nhất ở Tây Ban Nha là Cofares, Alliance
Healthcare, Hefame,
Cecofar và Federación. Bán buôn khu vực (55 công ty) chiếm phần lớn
nhất của thị trường cổ phiếu ở mức 58%, so với thành viên khác. Bán buôn quốc
gia là thiểu số, nhưng chiếm vị trí là các nhà phân phối chính (GIRP 2010). Hầu
hết các nhà bán buôn khu vực thuộc sở hữu của dược sĩ liên doanh, kiểm soát
75% thị trường; chỉ một bán buôn thuộc sở hữu của một tổ chức nước ngoài
(SAFA, 14% thị phần).
Có một số hạn chế trong hoạt động của các kênh phân phối, như không
có tích hợp theo chiều dọc hoặc ngang - tất cả các nhà thuốc được sở hữu bởi

dược sĩ và không có thuốc là một phần của một chuỗi cung ứng dài (ÖBIG,
2006). Tuy nhiên, có các nhóm mua hình thành (khoảng 25 nhóm, mỗi nhóm có
50 thành viên) để giúp nhau về giá mua. Hơn nữa, thị trường đang rất phân
mảnh (thể hiện bằng thống trị của nhà bán buôn khu vực) phần nào phản ánh cơ
cấu tổ chức của đất nước với sự nhấn mạnh vào các cộng đồng tự trị (khu vực).
Số nhà thuốc trên đầu người đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua.
III.

Hệ thống phân phối thuốc ở Hoa Kỳ

Hệ thống phân phối thuốc có 3 nhà buôn lớn, chiếm 90% thị trường. Ngoài ra, có nhiều
chỗ bán nhỏ, những người có thể có đầy đủ dòng sản phẩm hoặc một phần, có thể
hoặc không thể bán trên toàn quốc hoặc khu vực. Một số trong những người bán sỉ tập
trung vào thị trường bán buôn " thứ cấp", tức là người mua lựa chọn các sản phẩm
thuốc từ người bán sỉ và họ bán lại cho các nhà bán buôn khác , bao gồm cả bán buôn
lớn , cũng như các nhà thuốc. Họ thường mua sản phẩm thuốc giảm giá. Có nhiều lý
do tại sao bán hàng từ một người bán buôn khác có thể mang lại lợi ích người tiêu
dùng. Có thể bao gồm:




Lợi dụng giảm giá có sẵn trên một số sản phẩm thuốc hợp pháp (ví dụ khi một
nhà sản xuất hoặc người bán buôn có tình trạng trữ hàng quá nhiều tạm thời
hoặc mua sản phẩm quá nhiều dựa vào suy đoán rằng các nhà sản xuất sẽ tăng
giá)
Khối lượng giao dịch thấp ( ví dụ, liên quan đến các loại thuốc chỉ được sử dụng
thỉnh thoảng đối với các trường hợp đặc biệt)
13






Quay vòng nhanh (ví dụ, cho phép một người bán buôn hoặc nhà thuốc để đáp
ứng sự gia tăng tạm thời và bất ngờ trong nhu cầu về một loại thuốc)
Bán cho một khu vực ở xa (ví dụ như , bán hàng cho một cộng đồng nhỏ ở nông
thôn).

Hình mô tả mô hình phân phối thuốc tại Hoa Kỳ
Mô hình phân phối thuốc

Hình trên mô tả ba mô hình cho thấy sự chuyển động của thuốc thông qua hệ thống
phân phối thuốc của Hoa Kỳ. ( Các đường chấm chấm chỉ tiềm năng bán hàng bất hợp
pháp . )
1. Các nhà sản xuất bán trực tiếp cho điểm bán lẻ.
2. Các nhà sản xuất bán cho người bán buôn . Người bán buôn hoặc bán cho nhà
đóng gói lại hoặc bán cho điểm bán lẻ, và các điểm bán lẻ bán lại cho bán buôn
hoặc bán lẻ.
3. Nhà sản xuất bán cho người bán buôn hoặc các nguồn thuốc khác như dược
chế, các tiệm thuốc đã đóng cửa , hoặc thị trường nước ngoài. Các nguồn thuốc
14


khác bán cho người bán buôn hoặc bán có khả năng bất hợp pháp để bán cho
người bán buôn khác. Hoặc là người bán buôn bán cho các nhà đóng gói lại
hoặc điểm bán lẻ . Các nhà bán lẻ có thể bán bất hợp pháp cho người bán buôn.
Trong tình huống đơn giản nhất, các nhà sản xuất bán trực tiếp cho người
bán lẻ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có thể có một hoặc nhiều hơn bán
buôn, hoặc thậm chí là một nhà đóng gói lại, người xử lý thuốc trước khi nó đến

các điểm bán lẻ. Đó là trong các bước trung gian, đặc biệt là khi những người
bán buôn hay nhà đóng gói có được sản phẩm từ các nguồn khác hơn nhà sản
xuất ban đầu, đây những cơ hội lớn nhất để làm ảnh hưởng đến sự an toàn của
hệ thống phân phối tại Hoa Kỳ.

15



×