Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

giáo án tích hợp liên môn hóa học 10 bài 26 PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG hóa học vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.71 KB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT SƠN TÂY

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

DỰ ÁN
PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
LIÊN MÔN: Hóa học – Sinh học – Địa lý – Giáo dục công dân –
Tin học

Giáo viên thực hiện: Trần Mạnh Hùng

Năm học: 2014 - 2015

1


Phần 1: MÔ TẢ DỰ ÁN
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC.

BÀI 26: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN MẠNH HÙNG
I. Mục tiêu của bài dạy:
1/ Các mục tiêu đạt được theo các bậc
Bậc 1: Biết, nhớ
+ Liệt kê được các phản ứng trong hóa vô cơ đã học.
+ Hiểu được thế nào là phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt.
+ Nắm được cách phân loại phản ứng ứng hóa học.
Bậc 2: Hiểu, áp dụng


+ Vận dụng kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử để phân loại phản ứng hóa học
vô cơ.
+ Vận dụng hiệu ứng nhiệt để xác định được phản ứng thu nhiệt và tỏa nhiệt.
Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá
+ Học sinh phân tích được các phản ứng đã học thuộc loại phản ứng nào và có
ứng dụng gì trong thực tế đời sống.
+ Học sinh đánh giá được lợi ích và tác hại của phản ứng hóa học đến các lĩnh
vực của đời sống hàng ngày.
+ Từ việc phân tích, đánh giá trên học sinh đưa ra được các giải pháp khắc phục
hậu quả có tính thực tiễn.
2/ Những năng lực mà học sinh đạt được trong bài dạy
+ Kĩ năng lập kế hoạch: Từ việc thực hiện nội dung nhiệm vụ, nhóm trưởng giao
công việc cho các cá nhân một cách hợp lý.
2


+ Kĩ năng tra cứu: Tìm hiểu thông tin trên sách, báo tại thư viện, internet.
+ Kĩ năng ghi chép thông tin: Ghi lại một cách chi tiết hoặc tóm tắt thông tin thu
được từ các nguồn.
+ Kĩ năng phân tích: Dựa trên các câu hỏi gợi ý của bài học, nhóm phân tích để
đưa ra các ý nhằm giải quyết vấn đề.
+ Kĩ năng tổng hợp: Tổng hợp các thông tin thu được thành nội dung bài thu
hoạch.
+ Kĩ năng hoạt động nhóm: Tạo mối liên hệ giữa các cá nhân, phối hợp tốt của
các thành viên trong nhóm nhằm đạt được mục tiêu chủ đề.
+ Kĩ năng thâu tóm bài học, soạn thảo, trình chiếu và thuyết trình.
3/ Tính liên môn của bài dạy:
Sinh học:
- Gây tổn hại đến các hệ sinh thái, sức khỏe con người (ung thư, lao phổi, …).
- Sản ra các thuốc giúp nâng cao sức khỏe, tuổi thọ.

Địa lý:
- Gây biến đổi khí hậu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề phát triển kinh tế.
- Tham gia vào việc điều hoà khí hậu.
Vật lý - KTCN:Giúp cải thiện và nâng cao công suất của động cơ.
Giáo dục công dân: Quy luật biến đổi lượng chất.
4/ Tính thực tế:
Không chỉ kiến thức hóa học thuần túy, bài còn có tính thực tế cao như:
- Học sinh nắm được nhiều lợi ích cũng như tác hại của phản ứng hóa học đến
nhiều lĩnh vự của cuộc sống.
- Phân tích các hiện tượng trong tự nhiên, đời sống hàng ngày và đưa ra giải
pháp sử dụng, khắc phục hợp lí.
II. Đối tượng dạy học:
- Lớp 10 – Ban nâng cao
- Lớp 10 chuyên Lý có 33 học sinh chia làm 2 nhóm.
III. Ý nghĩa của dự án
3


Thông qua dự án, học sinh có thể :
- Vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức liên môn trong dạy học, giúp học sinh
chủ động chiếm lấy kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc.
- Gây hứng thú học tập các bộ môn.
- Giúp học sinh học đều, toàn diện các môn học, đồng thời giúp học sinh yêu
thích tìm hiểu thực tế.
- Giúp học sinh hình thành một số năng lực cần thiết: tổng hợp, phân tích,
giao tiếp, hoạt động nhóm,...
+ Vận dụng kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày.
+ Có khả năng tự tìm kiếm chọn lọc thông tin cũng như liên kết thông tin rời rạc
từ nhiều bài học, nhiều bộ môn khác nhau thành một hệ thống thông tin duy nhất.
+ Có khả năng tự giải quyết vấn đề.

+ Có khả năng đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.
+ Có khả năng tổ chức công việc, làm chủ thời gian.
+ Có ý thức công đồng, sử dụng kiến thức và lý luận của mình nhằm giúp đơ
mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn, vận dụng kiến thức để góp phần xây dựng
đất nước phát triển.
IV. Thiết bị dạy học, học liệu:
+ Sách Giáo khoa của các môn liên kết trong dự án.
+ Máy tính, máy ảnh.
+ Các video sưu tầm về lợi ích và tác hại, video tự quay, hình ảnh....
+ Bài thuyết trình trên Power Point của học sinh.
+ Các Phiếu đánh giá, sổ theo dõi, ghi chép.

+ Các kỹ thuật về CNTT cần sử dụng trong Dự án:
- Tìm kiếm thông tin qua các trang web, download và xử lý.
- Tìm kiếm hình ảnh bằng google picture.
- Phần mềm xử lí hình ảnh, nhạc, phim, chữ, thuyết trình, soạn thảo.
V. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
4


V-1. Kế hoạch dạy học:
- Giáo viên chọn chủ đề, giới thiệu chủ đề.
- Chia nhóm và phân công nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm tìm hiểu các nội dung của chủ đề, thực hiện công việc
được giao.
V-2. Tổ chức dự án:
- Học sinh nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ theo thời gian qui định.
- Báo cáo quá trình thực hiện theo định kì.
- Hoàn thành kết quả trên bản word và trên Powerpoint.

- Thuyết trình nội dung thực hiện.
VI. Kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh:
Kiểm tra:
- Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ.
- Qua theo dõi, ghi chép, báo cáo của nhóm trưởng và thư kí.
- Qua phần thuyết trình.
Đánh giá
- Học sinh nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
- Phiếu đánh giá.
- Giáo viên cho điểm.
VII. Các sản phẩm của học sinh:
- Bản word: Nội dung nghiên cứu, hồ sơ theo dõi…
- Phần trình chiếu Powerpoint
- Hình ảnh, clip sưu tầm, chụp, quay được.

Phần 2: THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN
5


- GV thực hiện: Trần Mạnh Hùng
Tổ Hóa – Trường THPT Sơn Tây
Email:

- GV tham gia tích hợp
1/ Giáo viên

Nguyễn Hoàng Tùng

môn Vật lí


2/ Giáo viên

Hoàng Khánh Giang

môn Vật lí

3/ Giáo viên

Trần Thị Hải Yến

môn Địa lí

4/ Giáo viên

Phùng Đức Thanh

môn GDCD

5/ Giáo viên

Nguyễn Quỳnh Anh

môn Sinh học

6/ Giáo viên

Trần Thị Thu Thủy

môn Tin học


7/ Giáo viên

Ngô Quang Vinh

môn KTCN

Phần 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN
6


1. Cơ sở nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học
Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước chúng ta phải đổi mới đồng bộ chương trình, sách
giáo khoa và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Trong công cuộc đổi mới
này đòi hỏi nhà trường phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng
tạo, ngành giáo dục phải đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học theo
hướng chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động sang hướng dẫn người học chủ
động tiếp cận tri thức, dạy cho học sinh phương pháp tự học phát huy tính tích
cực, chủ động và sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức. Vì vậy, việc nghiên cứu và
sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực đang là vấn đề hết sức cần
thiết.
KHOA HỌC LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT. Do đó, đã xuất hiện
những khoa học liên ngành, giao ngành, hình thành những lĩnh vực tri thức đa
ngành, liên ngành. Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp cận phân tích - cấu
trúc sang tiếp cận tổng hợp - hệ thống. Sự thay đổi nhận thức này gây ảnh hưởng
đến việc truyền thụ kiến thức sao cho phù hợp với nhận thức mới.
Vậy hướng đi phù hợp xu thế mới cho nhà trường phổ thông là việc tích hợp
các bộ môn khoa học để giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
2. Dạy học tích hợp:
2.1. Khái niệm về dạy học tích hợp:

Có nhiều khái niệm như:
Theo Unesco: Dạy học tích hợp các bộ môn khoa học được định nghĩa là
"một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt
sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá
sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau"
Định nghĩa này cho rằng cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lí khoa học
chứ không phải là hợp nhất nội dung.
Theo Hội nghị tại Maryland 4/1973
Dạy học tích hợp các khoa học nghĩa là phải chỉ ra cách thức chuyển
từ nghiên cứu khoa học sang triển khai ứng dụng, làm cho các tri thức kĩ
thuật - công nghệ trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội
hiện đại. Rất tiếc là hiện nay trong giáo dục phổ thông người ta thường tách
khoa học và công nghệ , coi trọng khoa học, xem nhẹ công nghệ . Hay nói khác
7


đi , một cách gần gũi hơn đó là nền giáo dục của ta hiện nay còn coi trọng lý
thuyết, xem nhẹ thực hành.
Theo Xavier Roegiers, sư phạm tích hợp là quá trình học tập, góp phần
hình thành ở học sinh những năng lực cụ thể có dự tính trước những điều
kiện cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập sau này
hoặc nhằm hoà nhập các em vào cuộc sống lao động. Như vậy sư phạm tích
hợp tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
2.2. Mục tiêu của dạy học tích hợp
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc
sống hàng ngày.
- Học sinh có năng lực cơ bản vận dụng vào xử lí những tình huống có ý
nghĩa trong cuộc sống.
- Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học.
2.3. Phương thức tiến hành

Cách 1:
Những ứng dụng chung cho nhiều môn học, được thực hiện ở cuối năm
học hay cuối cấp học. Ví dụ: Các môn lí, hoá, sinh vẫn được dạy riêng rẽ nhưng
đến cuối năm hoặc cuối cấp có một phần, một chương về những vấn đề chung
của các khoa học tự nhiên và thành tựu ứng dụng thực tiễn, HS được đánh giá
bằng một bài thi tổng hợp kiến thức.
Cách 2:
Những ứng dụng chung cho nhiều môn học được thực hiện ở những thời
điểm đều đặn trong năm học. Ví dụ: Các môn lí, hoá, sinh vẫn được giảng dạy
riêng rẽ, hoặc vì bản chất và lôgíc phát triển nội dung từng môn học, hoặc vì các
môn học này do các GV khác nhau đảm nhiệm. Tuy nhiên, chương trình có bố
trí xen một số chương tích hợp liên môn vào chỗ thích hợp nhằm làm cho HS
quen dần với việc sử dụng kiến thức những môn học gần gũi với nhau.
Cách 3:
Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích
hợp. Cách này được áp dụng cho những môn học gần nhau về bản chất, mục tiêu
hoặc cho những môn học có đóng góp bổ sung cho nhau, thường dựa vào một
môn học công cụ như Tiếng Việt Nam. Trong trường hợp này môn học tích hợp
được cùng một GV giảng dạy.
Cách 3 có giá trị chủ yếu ở cấp tiểu học, ở đó các vấn đề phải xử lí thường
là những đề tài đơn giản, có giới hạn. Ví dụ. Bài tập đọc tích hợp kiến thức lịch
sử, khoa học, bài toán tích hợp kiến thức dân số, môi trường. Cách tiếp cận này
8


cố gắng khai thác tính bổ sung lẫn nhau của các môn học theo đuổi những mục
tiêu bổ sung cho nhau bằng các hoạt động trên cơ sở các chủ đề nội dung
Cách 4:
Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống
tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn

học tích hợp. Ví dụ: Môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học tích hợp các kiến thức
về con người và sức khoẻ, gia đình và nhà trường với môi trường xã hội, động
vật thực vật, bầu trời và mặt đất.
Lên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, hệ thống khái niệm trong các môn
học phức tạp hơn, đòi hỏi sự phát triển tuần tự chặt chẽ hơn, mỗi môn học
thường do một Giáo viên được đào tạo chuyên đảm nhiệm, do đó cách tích hợp
thứ 3 khó thực hiện, người ta thiên về áp dụng cách 4, tuy có nhiều khó khăn
nhưng phải tìm cách vượt qua vì dạy học tích hợp là xu hướng tất yếu, đem lại
nhiều lợi ích.

Phần 4: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP
9


BÀI 26: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
1. CƠ SỞ TÍCH HỢP
Mục tiêu
Môn
học
HÓA

Tên bài – Lớp
Kiến thức
HS biết:
BÀI 26: PHÂN + Liệt kê được
LOẠI PHẢN
các phản ứng
ỨNG TRONG trong hóa vô cơ
HÓA HỌC VÔ
đã học.


+ Thế nào là
Lớp 11NC
phản ứng tỏa
nhiệt và phản
ứng thu nhiệt.

Kỹ năng
+ Vận dụng kiến
thức về phản
ứng oxi hóa –
khử để phân loại
phản ứng hóa
học vô cơ.

Thái độ

+ Biết yêu
quý bảo vệ
nguồn tài
nguyên thiên
nhiên.
+ Trân trọng
các giá trị
+ Vận dụng hiệu của cuộc
sống.
ứng nhiệt để xác
định được phản
+ Cách phân ứng thu nhiệt và
loại phản ứng tỏa nhiệt.

ứng hóa học.
+ Học sinh phân
tích được các
phản ứng đã học
thuộc loại phản
ứng nào và có
ứng dụng gì
trong thực tế đời
sống.
+ Học sinh đánh
giá được lợi ích
và tác hại của
phản ứng hóa
học đến các lĩnh
vực của đời sống
hàng ngày.
+ Học sinh đưa
ra được các giải
10


pháp khắc phục
hậu quả có tính
thực tiễn.
Bài 14: Thiên
nhiên phân hóa
đa dạng
Bài 17: Sử dụng
bảo
vệ

tài
nguyên
thiên
nhiên và môi
trường
Bài 26, 27: Phát
triển kinh tế
Bài 28: Vốn đất
và sử dụng vốn
đất
Bài 37: Vấn đề
phát triển công
nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng
Bài 44: Vấn đề
phát triển du
lịch
Lớp 12NC

HS biết được:
- Sự phân bố tài
nguyên
thiên
nhiên và môi
trường.
Ảnh
hưởng của tài
nguyên,
môi
trường đến sự

phát triển kinh
tế - xã hội.
- Sự quan trong
của sự đa dạng
sinh thái, kì
quan thiên
nhiên đến vấn
đề phát triển du
lịch của Việt
Nam và các
nước trên thế
giới.

GDCD

Lớp 10

Hiểu được các
chính sách của
nhà nước về
nguồn
tài
nguyên và môi
trường.
Hiểu sâu hơn
về quy luật biến
đổi lượng –
chất.

Lí KTCN


Lớp 11NC

Biết được ảnh
hưởng của hóa
học đến công
suất động cơ.

Địa lý

11

-Biết cách sử
dụng và bảo vệ
nguồn
tài
nguyên
thiên
nhiên
+ Biết cách cải
thiện và khắc
phục cách ảnh
hưởng xấu của
hóa học đối với
môi trường.

+ Biết cách sử
dụng và bảo vệ
tài nguyên, môi
trường.

+ Vận quy luật
biến đổi lượng –
chất vào các lĩnh
vực.

+ Có khái
niệm về sự
đa dạng tài
nguyên
thiên, tình
hình sử dụng
tài nguyên
của Việt
Nam, của
địa phương
trong vấn đế
phát triển
kinh tế.

Có ý thức
công đồng
cao,
yêu
thiên nhiên,

hành
động bảo vệ
môi trường.
Năng động ,
tự tin và

sáng tạo
trong các
hoạt động
ngoại khoá.


TIN

Vận dụng kiến
thức đã học ở
THCS và sự
hướng dẫn của
giáo viên

-Có khả năng Chủ động,
tìm kiếm, xử lý tích cực,
thông tin trên sáng tạo
mạng
-Có khả năng
trình bày các
biểu mẫu, bảng,
thống kê
-Biết xử dụng
các phần mềm:
Powerpoint,
video…

BIỆN PHÁP TÍCH HỢP
+ Chia nhóm học sinh.
+ Phân công nhiệm vụ

- Nhóm 1: Giáo viên các môn: Hóa, Sinh, Địa, GDCD, Lý, KTCN.
- Nhóm 1: Giáo viên các môn: Hóa, Sinh, Địa, GDCD, Lý, KTCN.
+ Kiểm tra tiến độ công việc : GV Hoá
+ Đánh giá thường xuyên : 8 GV
+ Chuẩn bị buổi báo cáo : Toàn bộ GV và học sinh
+ Rút kinh nghiệm.
2. KỊCH BẢN DỰ ÁN
IV.Thiết kế giáo án
+ Chuẩn bị:
Bài dạy: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
- Giáo viên: nghiên cứu tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, tìm hiểu các
tài liệu tham khảo, ... nhằm xác định mục tiêu của bài học, lựa chọn phương
pháp dạy học, xác định nội dung của bài học có tính chất liên quan đến môn học
khác, xây dựng nội dung nhiệm vụ giao cho học sinh chuẩn bị.
- Nhiệm vụ cụ thể:
Nhiệm vụ chung: Nghiên cứu bài học và tự thâu tóm các kiến thức chính của
bài học.
Nhóm I: Nghiên cứu các lợi ích của hóa học trong trong cuộc sống.
Nhóm II: Nghiên cứu các ảnh hưởng của hóa học trong trong cuộc sống.
12


- Thời gian chuẩn bị 15 ngày
- Yêu cầu: Các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong
nhóm, lên kế hoạch làm việc cụ thể. Thư kí ghi chép đầy đủ nhiệm vụ và quá
trình thực hiện của các thành viên trong nhóm. Cứ 5 ngày báo cáo với nhóm
viên một lần về tiến độ và kết quả làm việc của nhóm.
- Kiểm tra, đánh giá:
+ Qua quá trình chuẩn bị ở nhà, qua báo cáo của nhóm trưởng và sổ ghi chép
của thư kí.

+ Qua bài thuyết trình của học sinh trong tiết học, nhận xét của các nhóm lẫn
nhau và đưa ra giải pháp khắc phục.
Soạn giáo án:

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT SƠN TÂY

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN HÓA HỌC (LỚP 10 NÂNG CAO)
Dạy theo phương pháp TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Bài dạy: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
Giáo viên thực hiện: Trần Mạnh Hùng
Kiến thức đã biết liên quan đến bài học
+ Các phản ứng trong hóa vô cơ:
- Phản ứng hóa hợp.
- Phản ứng phân hủy.
- Phản ứng thế.
- Phản ứng trao đổi.
+ Các xác định số oxi hóa và cân bằng
phản ứng oxi hóa - khử.

Kiến thức mới cần đạt được
- Cách phân loại phản ứng hóa học vô
cơ dựa vào sự thay đổi số oxi hóa.
- Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu

nhiệt, hiệu ứng nhiệt và phương trình
nhiệt hóa học.
- Các lợi ích, ảnh hưởng của hóa học
đến các lĩnh vực của cuộc sống và giải
pháp khắc phục các ảnh hưởng xấu của

13


hóa học, đời sống, sản xuất và thiên
nhiên.
I - MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh hiểu được:
- Cách phân loại phản ứng hóa học vô cơ dựa vào sự thay đổi số oxi hóa.
- Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt, hiệu ứng nhiệt và phương trình nhiệt
hóa học.
- Vận dụng kiến thức hóa học để đưa ra giải pháp khắc phục các ảnh hưởng xấu
của hóa học, đời sống, sản xuất và thiên nhiên.
2/ Kĩ năng:
- Làm các bài tập hóa học: phân loại phản ứng, nhiệt phản ứng.
- Thiết kế và xây dựng các mô hình, dụng cụ học tập.
- Bước đầu hình thành được một số kĩ năng: lập kế hoạch, giao tiếp, điều tra,
phân tích, tổng hợp và báo cáo.
3/ Thái độ:
- Yêu thích bộ môn hóa học và các bộ môn khác có liên quan.
- Có thái độ tích cực, chủ động trong công việc được giao
II - CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng nhóm, bút viết bảng, …

2/ Học sinh:
- Máy ảnh, bút viết bảng.
- Sổ theo dõi.
- Giấy bút để ghi bổ sung các kiến thức vào vở chuẩn bị ở nhà.
III - PHƯƠNG PHÁP:
- Học theo dự án.
- Quan sát, nghiên cứu, đàm thoại, thuyết trình.
IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời
Nội
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
gian
dung

Đồ dùng

BƯỚC 1: LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN
2 phút

Lựa
- Giới thiêu về chủ đề
chọn chủ chiếu tên chủ đề:
“Phân loại phản ứng
đề
trong hóa học vô cơ”
-Thông báo bài học
theo phương pháp
14


- Nhắc tên chủ đề
- Ghi tên chủ đề

- M
áy
ch
iế
u


13
phút

30
phút

học theo dự án: Tích
hợp liên môn.
Xây
Tổ chức cho học sinh Trao đổi theo nhóm,
dựng các phát triển mạng ý có ý kiến phát biểu
tiểu chủ tưởng.
- Cùng giáo viên
đề
- Thảo luận với học chọn lọc những nội
sinh để lược bớt, chốt dung để thực hiện
lại một số vấn đề thảo dự án.
luận và hình thành các
nhiệm vụ của dự án.
Lập kế

- Cho học sinh các - Học sinh nhận
hoạch
nhiệm vụ cần thực hiện nhiệm vụ cần thực
thực
của dự án.
hiện.
hiện
Nhiệm vụ chung: - Ngồi theo nhóm
Nghiên cứu bài học và có cùng nhiệm vụ
tự thâu tóm các kiến - Thảo luận, xây
thức chính của bài học. dựng kế hoạch thực
Nhóm I: Nghiên cứu hiện kế hoạch của
nhóm (theo mẫu)
các lợi ích của hóa học
trong trong cuộc sống. - Các nhóm trưởng
lần lượt báo cáo kế
Nhóm II: Nghiên cứu
hoạch của nhóm.
các ảnh hưởng của hóa
- Các nhóm khác
học trong trong cuộc
nhận xét, bổ sung.
sống.
- Cùng tham gia hỏi
và trả lời.

Máy
chiếu,
chiếu nội
dung cần

thảo
luận.
Máy
chiếu ( sổ
theo dõi
dự án)
- Bảng
phân
công
nhiệm vụ
nhóm.

BƯỚC 2: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ XÂY DỰNG SẢN PHẨM
3 buổi
chiều

Thu thập - Theo dõi, hướng dẫn, - Thực hiện theo kế - Mạng
thông tin giúp đơ các nhóm
hoạch:
Internet,
sách giáo
+ Nhóm 1
khoa
+ Nhóm 2:
Máy
quay.
15


2 buổi

chiều

Tổng
hợp
thông tin
và hoàn
thành
báo cáo

Theo dõi, giúp đơ các
nhóm (xử lí thông tin,
cách trình bày sản
phẩm của các nhóm)

- Từng nhóm phân - Máy
tích kết quả thu thập tính
được và trao đổi về
cách trình bày sản
phẩm.
- Xây dựng báo cáo
sản phẩm của nhóm

PHIẾU HỌC TẬP TIẾT 42 – HÓA 10 NÂNG CAO
BÀI 26 – PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC VÔ CƠ
Phiếu học tập số 1 (kiểm tra bài cũ)
Cân bằng phương trình của phản ứng oxi hoá - khử sau theo phương pháp thăng bằng
electron:
a) Na2SO3 + KMnO4 + H2O → Na2SO4 + MnO2 + KOH
b) FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
c) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O

d) Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Phiếu học tập số 2
Hãy điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Phản ứng?

Phương trình hóa học

→ AB
A + B 

→ SO2
S + O2 
→ Ca(HCO3)2
CaCO3 + CO2 + H2O 

→ A+B
AB 
→ 2Hg + O2
2HgO 

→ CaO + CO2
CaCO3 
→ AC + B
AB + C 

→ Cu(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2AgNO3 
→ FeSO4 + H2
Fe + H2SO4 
16


Có sự thay
đổi số oxi
hoá

Không có
sự thay đổi
số oxi hoá


AB + CD → AD + CB

→ CaCl2 + H2O + CO2
CaCO3 + 2HCl 

→ Ca(NO3)2 + 2H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 
Kết luận: Dựa vào dấu hiệu số oxi hoá có thể phân phản ứng hoá học thành những loại
nào?
Phiếu học tập số 3
Hãy điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Phản ứng

Phản ứng toả nhiệt

Phản ứng thu nhiệt

Định nghĩa
Thí dụ
Nhiệt phản ứng (H)

Cho phương trình nhiệt hoá học sau : H2(k) + 1/2O2(k) → H2O(l) ∆H = –285,83 kJ
Em biết gì về phản ứng từ những thông tin trong phương trình?
Phiếu học tập số 4 (thảo luận nhóm)
Nội dung 1: Hãy nêu những lợi ích do các phản ứng hóa học mang lại đối với một số
lĩnh vực của đời sống? (nhóm 1)
Nội dung 2: Hãy nêu những tác hại do các phản ứng hóa học mang lại đối với một số
lĩnh vực của đời sống? (nhóm 2)

BƯỚC 3: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ
5 phút

Kiến
thức bài


- Đặt câu hỏi kiểm tra
kiến thức bài cũ

- Trả lời

- Máy
tính
- Máy
chiếu

Hoạt động 2
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và không có sự thay đổi số oxi hóa
17



5 phút

7 phút

Nhóm I
và II báo
cáo kết
quả

- Tổ chức cho các cho
các thành viên trong
nhóm trả lời phiếu học
tập số 2 và nhóm báo
cáo kết quả và phản
hồi.

- Báo cáo nội dung
của nhóm mình đã
thực hiện.

- Máy
tính

Phản
ứng có
sự thay
đổi số
oxi hóa


không
có sự
thay đổi
số oxi
hóa

- Nhận xét sự trả lời - Lắng nghe và ghi
của các nhóm.
chép bổ sung kiến
- Trình chiếu nội dung thức vào vở ghi
về các phản ứng hóa chép.

- Máy
tính

- Máy
- Các nhóm tham chiếu
gia phản hồi về
phần trình bày của
nhóm bạn.

- Máy
chiếu

vô cơ và tích hợp nội - Vận dụng kiến
dung có liên quan đến thức liên môn để trả
các phản ứng đã nêu.
lời câu hỏi.
- Phân loại phản ứng

hóa học vô cơ dựa vào
sự thay đổi số oxi hóa.
Hoạt động 3

Phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt
5 phút

7
phút

Nhóm I
và II báo
cáo kết
quả

- Tổ chức cho các cho
các thành viên trong
nhóm trả lời phiếu học
tập số 3 và nhóm báo
cáo kết quả và phản
hồi.

- Báo cáo nội dung
của nhóm mình đã
thực hiện.

- Máy
tính

- Nhận xét sự trả lời - Lắng nghe và ghi

của các nhóm.
chép bổ sung kiến
- Trình chiếu nội dung thức vào vở ghi
về phản ứng tỏa nhiệt chép.

- Máy
tính

và phản ứng thu nhiệt.

- Máy
- Các nhóm tham chiếu
gia phản hồi về
phần trình bày của
nhóm bạn.

- Vận dụng kiến
- Khái niệm về phản thức liên môn để trả
ứng tỏa nhiệt, phản lời câu hỏi.
ứng thu nhiệt, hiệu ứng
nhiệt, phương trình
18

- Máy
chiếu


nhiệt hóa học và vấn
đề tích hợp.
- Phân loại phản ứng

hóa học vô cơ dựa vào
nhiệt phản ứng.
Hoạt động 4
Thảo luận nhóm về lợi ích, tác hại của hóa học và giải pháp khắc phục
8 phút

Nhóm II,
nhóm II
báo cáo
kết quả

- Tổ chức cho các
nhóm báo cáo kết quả
của nội dung phiếu học
tập số 4 và phản hồi.

- Nhóm I báo cáo:
Nghiên cứu các lợi
ích của hóa học
trong trong cuộc
- Tổ chức cho các sống.
nhóm thảo luận về
- Nhóm II báo cáo:
cách khắc phục hậu
Nghiên cứu các ảnh
quả của hóa học.
hưởng của hóa học
trong trong cuộc
sống.


- Máy
tính
- Máy
chiếu
- Mô
hình trực
quan

- Các nhóm tham
gia phản hồi về
phần trình bày của
nhóm bạn.
- Cùng tham gia và
đưa ra các giải pháp
khắc phục các ảnh
hưởng xấu của hóa
đến các lĩnh vực
của đời sống.
- Tuyên truyền tới
mọi người ứng
dụng các sản phẩm.
Hoạt động 5
Tổng hợp, nhận xét quá trình thực hiện kế hoạch
7 phút

Tổng

- Nhận xét, bổ sung và
19


- Lắng nghe

-Máy


hợp,
nhận xét
quá trình
thực
hiện kế
hoạch

tổng hợp các vấn đề
tích hợp trong bài học.

chiếu

- Kết luận, tuyên
dương nhóm, các nhân.

Hoạt động 6
Thâu tóm nội dung và kết thúc bài học
5 phút

Thâu
tóm nội
dung và
kết thúc
bài học


Thâu tóm nội dung bài
học,

Lắng nghe

3.2. BÀI GIẢNG

20

Máy
chiếu.


21


22


23


24


TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
1. Sự sáng tạo: thành thạo, mạo hiểm, rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ
2. Tư duy: xác định thông tin quan trọng, đánh giá nguồn thông tin, suy
3.
4.

5.
6.

luận, học tập độc lập, truyền đạt
Giải quyết vấn đề: xác định vấn đề, thông tin liên quan, phân tích vấn đề,
sử dụng chiến lược, suy nghĩ, truyền đạt giải pháp
Sự công tác: sự đóng góp, hợp tác, lắng nghe, tích cực và sự nhận thức
Thuyết trình: mục đích, giới thiệu, bố cục, lập luận, bằng chứng, khán giả,
kết luận, cách diễn đạt
Sử dụng đa phương tiện, lĩnh vực

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
25


×