Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

giáo án tích hợp ngữ văn vấn đề GIA TĂNG dân số và một số GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.27 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA

*---------***---------*
ĐỀ TÀI
VẤN ĐỀ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP
1, TRƯỜNG:THCS Bế Văn Đàn
2, ĐỊA CHỈ:Ngõ 181, Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội
3, ĐIỆN THOẠI:04.38574030
4, EMAIL:c2bevandan-đ@hanoiedu.vn
5, THÔNG TIN VỀ NHÓM HỌC SINH:

I. Tên tình huống
và mục tiêu
giải quyết

II. Tổng quan về
các nghiên cứu
liên quan đến
việc gia tăng
dân số

- Học sinh: Xà Minh Thu.
Sinh ngày 24/8/2001
- Học sinh: Nguyễn Mai Ngọc
Sinh ngày30/9/2001

III. Đâu là giải
pháp???


IV. Tiến trình giải
quyết vấn đề
gia tăng dân
số - trở ngại
của toàn xã
hội


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
I. TÊN TÌNH HUỐNG VÀ MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Tên tình huống:VẤN ĐỀ GIA TĂNG DÂN SỐ THẾ GIỚI
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Dưới hình thức một bài toán cổ, gia tăng dân sốđã trở thành vấn nạn lớn đối với toàn
xã hội, trở thành đề tài nóng hổi cho tất cả các cuộc hội thảo và trên hết chính là nguyên
nhân dẫn đến con ngườiđã tự đặt dấu chấm hết cho chính cuộc sống của mình. Nhưng
không vì thế mà chúng ta không thể kéo dài được sự sống rất đỗi mỏng manh đó, chúng
em - những mần non tương lai của đất nước - những người con của mẹ Trái đất toàn năng
sẽ đồng hành cùng với thế giới của chúng ta cứu giúp chính cuộc sống sau này. Nhờ cuộc
thi này, qua những kiến thức lí thú và vô cùng bổích mà chúng em được học ở trên lớp,
chúng em sẽ đề ra những giải pháp để mỗi người hãy cùng chung tay gỡ “cái nút thắt”
muôn đời của toàn xã hội – đó là vấn đềgia tăng dân số.
II. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIA TĂNG
DÂN SỐ:
1. Khái quát về tình hình số dân trên thế giới


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
Một báo cáo mới được công bố của Viện Nghiên cứu Nhân khẩu Pháp cho thấy dân số

thế giới sẽ tăng lên mức 9,7 tỉ người vào năm 2050.

Ngày 2/10, một nghiên cứu của Pháp dự đoán dân số thế giới sẽ tăng từ mức 7,1 tỉ người
hiện nay lên 9,7 tỉ người vào năm 2050 và Ấn Độ sẽ soán ngôi Trung Quốc để trở thành
quốc gia đông dân nhất thế giới.
Cũng theo báo cáo do Viện Nghiên cứu Nhân khẩu Pháp (INED) thực hiện, đến cuối thế
kỷ 21, Trái đất sẽ là ngôi nhà chung cho khoảng 10-11 tỉ người.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
Báo cáo này được thực hiện song song với các chương trình của Liên Hợp Quốc, Ngân
hàng Thế giới và các tổ chức khác để dự đoán mức tăng trưởng dân số của thế giới. Một
báo cáo hồi tháng 6 của Liên Hợp Quốc cho rằng dân số thế giới sẽ đạt mức 9,7 tỉ người
vào năm 2050 và số người trên 60 tuổi sẽ tăng từ mức 841 triệu như hiện nay lên tới 2 tỉ
vào năm 2050 và gần 3 tỉ vào năm 2100.
Nghiên cứu của INED cho thấy dân số châu Phi sẽ chiếm 1/4 dân số thế giới vào năm
2050 với khoảng 2,5 tỉ người, cao gấp đôi mức hiện tại.
Nhà nghiên cứu Gilles Pison, tác giả của báo cáo này cho hay tỉ lệ sinh đẻ ở châu Phi
hiện nay là mỗi phụ nữ có 4,8 con, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 2,5 con của
thế giới.
Dân số châu Mỹ sẽ vượt ngưỡng 1 tỉ người vào năm 2050, còn dân số châu Á sẽ tăng từ
4,3 tỉ người hiện nay lên 5,2 tỉ người vào năm 2050.
Hiện quốc gia đông dân nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc với 1,3 tỉ dân, tiếp theo là
Ấn Độ với 1,2 tỉ dân. Tuy nhiên đến năm 2050, dân số Ấn Độ sẽ đạt ngưỡng 1,6 tỉ người
và soán ngôi quốc gia đông dân nhất thế giới từ tay Trung Quốc.
Đến giữa thế kỷ 21, quốc gia đông dân nhất châu Phi là Nigeria với 444 triệu dân sẽ vượt
mặt Mỹ về dân số với 400 triệu người.

=> Số dân trên thế giớiđã bước qua ô thứ 33 của bàn cờ vàđang trên đà phát triển nhanh

đến chóng mặt. Nếu Trái đất “chứa” vượt ngưỡng 11 tỉ người thìđó sẽ chính là kết thúc


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
của con người và mọi sinh vậtđẹpđẽ trên thế giới này. Đây cũng là mở đầu của hàng loạt
những nguyên nhân “dài dòng” mà chúng em sẽ trình bài kế tiếp đây!
2. Sự gia tăng dân số và câu hỏiđược đặt ra là:“Liệu chúng ta cóđảm bảo được chất
lượng sống sau này?”
Thế giới đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng dân số cả về tốc độ lẫn quy mô. Dân số
tăng cao, tốc độ gia tăng nhanh, khoảng cách thời gian tăng ngày càng rút ngắn. Vấn đề
đặt ra cho sự gia tăng dân số là những bài toán khó cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Đó là vấn đề phát triển bền vững, tài nguyên, môi trường, giáo dục, việc
làm, bình đẳng giới, an sinh xã hội, tệ nạn xã hội... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
con người.
Dân số tăng nhanh làm cho môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con
người. Muốn tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn
nuôi gia súc. Từ năm 1950 - 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha
xuống 0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích, người ta phải tăng năng suất cây
trồng bằng thủy lợi và phân bón. Nhưng ngày nay diện tích canh tác, diện tích thuỷ lợi
hoá
và lượng phân bón tính theo đầu người cũng giảm và xu thế này còn tiếp tục diễn ra
chừng nào số dân còn tiếp tục tăng.
Năm 1996 lượng cá đánh bắt đạt 93 triệu tấn đến năm 1999, con số này chỉ còn lại 86
triệu tấn. Do lượng đánh bắt giảm nên nuôi trồng thủy sản phát triển và gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật bị suy thoái. Đô thị
hoá với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan giải. Năm 1999, số dân
thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so với năm 1950. Hiện nay, có tới
một nửa dân số thế giới sống ở thành thị, những thách thức về môi trường bắt nguồn một
phần từ các đô thị. Chính các thành phố đã sản sinh ra 75% lượng CO2 trên toàn cầu vì



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
sử dụng nhiên liệu hoá thạch và tiêu thụ 3/4 lượng gỗ công nghiệp thế giới. Tốc độ đô thị
hoá nhanh, những vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và nước đang trở nên tồi tệ
ở những nơi Chính phủ không đủ năng lực xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng về giao
thông, nước và xử lý rác thải. Hiện nay có 220 triệu người trong các thành phố thuộc các
nước đang phát triển đang trong tình trạng thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống
ngột ngạt trong bầu không khí bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, chất lượng đất cũng giảm rõ rệt,
diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự nhiên. Nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp bị ô nhiễm môi trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã. Lượng
chất thải tăng cùng với sự gia tăng dân số.
Báo cáo của Liên Hợp quốc cảnh báo rằng gia tăng dân số và biến đổi khí hậu đều diễn ra
trầm trọng nhất ở các nước đang phát triển. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cùng với lũ
lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve,
chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ
phận dân số trên thế giới. BĐKH là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện
trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch,
dịch tả, viêm não Nhật Bản), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm
A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1,
H5N1 nhanh hơn. Phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu
thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá hủy dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên
mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt. Nhiệt độ không khí
tăng cao trực tiếp làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và hô hấp.
BĐKH tác động đến sự di dân làm mất cân bằng dân số, ảnh hưởng đến an ninh xã hội.
Hàng trăm nghìn người hiện đang sống ở những vùng ven biển trũng có thể sẽ phải từ bỏ
nhà cửa của họ nếu mực nước biển dâng tiếp tục dâng cao và lũ lụt tiếp tục hoành hành
với tần suất càng ngày càng gia tăng như hiện nay. Ngoài ra hạn hán kéo dài và nghiêm
trọng có thể đẩy nhiều nông dân từ các vùng nông thôn ra các đô thị để kiếm kế sinh nhai



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
mới vì vậy càng gia tăng sự mất cân bằng dân số, dẫn tới ở thành phố đất chật người
đông, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng thể hiện rõ rệt.
Bên cạnh đó BĐKH làm giảm chất lượng nước và trữ lượng nước sạch, nguy cơ gia tăng
các bệnh truyền nhiễm và đây chính là các yếu tố đe dọa sức khỏe sinh sản, điều kiện
nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. BĐKH không những gây nguy hiểm tới cuộc
sống và hủy hoại sinh kế của con người mà còn gia tăng sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và
nam giới.
Theo công bố của UNESCO, trên thế giới hiện có khoảng 775 triệu người không biết đọc,
biết viết; 2/3 số người mù chữ là những cô gái và các phụ nữ (phần lớn trong số họ sống
ở vùng Nam Á, Đông Á và châu Phi); khoảng 122 triệu thanh thiếu niên trên toàn thế giới
hoàn toàn thiếu các kỹ năng đọc và viết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây
nên sự bất bình đẳng trong giáo dục giữa các khu vực, quốc gia, vùng miền, bất bình
đẳng về giới. Số người mù chữ ở 5 nước có số người mù chữ cao nhất thế giới gồm
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Bangladesh và Ai Cập lên tới 510 triệu người,
chiếm 70% tổng số người mù chữ toàn cầu. Theo UNICEF, trên thế giới có 115 triệu trẻ
em toàn thế giới không được đến trường tiểu học thì có đến 90 triệu là trẻ em gái. Ở Việt
Nam tỷ lệ dân số trong độ tuổi học sinh phổ thông giảm hơn 10%, từ 39,33% năm 1979
chỉ còn 28,73% vào năm 2009. Số dân trong dộ tuổi này của cả nước cũng đã bắt đầu
giảm từ 26.507.676 người năm 1999 xuống còn 24.650.028 năm 2009. Vì vậy, tuy tỉ lệ
nhập học tăng lên nhưng số học sinh phổ thông các cấp khoảng 15 năm nay đã giảm
mạnh. Về dài hạn, dân số độ tuổi học sinh phổ thông ở nước ta sẽ vẫn tiếp tục giảm tuyệt
đối. Do vậy, việc chuyển đổi từ hệ thống giáo dục phổ thông phát triển theo chiều rộng
sang phát triển theo chiều sâu là nhu cầu tất yếu. Do đó, vấn đề dân số và giáo dục cần
được quan tâm giải quyết đúng mức nhằm nâng cao chất lượng dân số thế giới, góp phần
giảm sự bất bình đẳng trong giáo dục, tạo sự ổn định xã hội trên thế giới.
Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số cao đòi hỏi quy mô của hệ thống y tế (số cơ sở y

tế, số bệnh viện, số giường bệnh, số y bác sĩ, trang thiết bị y tế...) cũng phải phát triển với


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
một tốc độ phù hợp để đảm bảo các hoạt động khám chữa bệnh cho người dân. Dân số
tăng nhanh vượt quá mức cung ứng sẽ dẫn đến dịch bệnh, thương tật, tử vong gia tăng,
giảm sức lao động. Hiện nay, ở những nước nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng
dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng, đặc biệt là tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Dân số
đông và tăng quá nhanh dẫn đến mật độ dân cư đông, vệ sinh môi trường không đảm bảo,
ô nhiêm môi trường làm phát sinh bệnh tật và các loại bệnh truyền nhiễm gia tăng; mặt
khác, dân số tăng nhanh dẫn đến đẩy mạnh KHHGĐ, làm tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ y
tế.
Quy mô gia đình lớn, đặc biệt là gia đình nghèo, cha mẹ thường chỉ ưu tiên cho chăm sóc
sức khỏe và giáo dục ở nhà trường cho con trai. Vì vậy, con gái thường rơi vào cảnh thất
học hoặc ít học, đi làm và lấy chồng sớm, đẻ nhiều con. Kết quả là, so với nam giới, phụ
nữ thường có học vấn, thu nhập thấp hơn, ít hoạt động chính trị, xã hội hơn hẳn. Bất bình
đẳng nam nữ là điều khó tránh khỏi. Nhìn chung tình trạng dân số tăng nhanh ở các nước
chậm và kém phát triển với mức sinh cao, đói nghèo, bệnh tật, thất học, thất nghiệp, chất
lượng dân số thấp; cùng với những phong tục tập quán lạc hậu về dân số và bất bình đẳng
giới đã cản trở những nỗ lực trong kiểm soát sự biến động dân số và chất lượng dân số. Ở
các nước phát triển việc kiểm soát tình trạng dân số và bình đẳng giới được tốt hơn do có
điều kiện kinh tế; do nhận thức của người dân về vấn đề dân số và bình đẳng giới được
nâng cao hơn cùng đó là ít bị ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu về dân số đã thúc
đẩy tiến trình bình đẳng giới và phát triển dân số được cải thiện rõ nét so với các quốc
gia, khu vực chậm và kém phát triển.
Vấn đề thất nghiệp tăng gần như tỷ lệ thuận với tốc độ gia tăng dân số, gây nên sức ép
cho xã hội dẫn đến mất ổn định xã hội, kéo theo các tệ nạn xã hội gia tăng. Số lượng
người thất nghiệp trên thế giới đã tăng thêm 3,2 triệu và đạt mức 203,2 triệu người trong
năm 2014. Đây là thống kê nằm trong báo cáo “Thế giới lao động 2014” của Tổ chức Lao

động Quốc tế (ILO) ngày 26/5/2014.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
Theo kết quả nghiên cứu thường niên, ở cùng thời điểm này năm 2013, số lượng người
thất nghiệp gần đạt mức 200 triệu người, chiếm khoảng 6% dân số đang ở độ tuổi lao
động trên thế giới. Chỉ số thất nghiệp 6% nhiều khả năng sẽ vẫn giữ nguyên cho đến năm
2017, với đà này, đến năm 2019 trên thế giới sẽ có khoảng 213 triệu người không có việc
làm.

Dân số tăng tạo nên sức ép cho các chương trình an sinh xã hội, bảo trợ xã hội. Báo cáo
"Tình hình Mạng lưới An sinh Xã hội 2014" do Ngân hàng Thế giới (WB) mới công bố
hiện nay có 870 triệu người dân nghèo nhất thế giới chưa được tiếp cập và hưởng lợi từ
những chương trình trên. Mặc dù hơn 1 tỷ người dân tại 146 quốc gia đang tham gia ít
nhất một trong 475 chương trình an sinh xã hội, nhưng hầu hết những người nghèo nhất
(có thu nhập dưới 1,25 USD/ngày) lại là những đối tượng chưa được tiếp cận. Theo báo
cáo mới của ILO cho biết, hơn 70% dân số thế giới không được hưởng chế độ bảo trợ xã
hội. Trên toàn thế giới, chỉ có 12% người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp,
gần một nửa (49%) tổng số người ở độ tuổi được hưởng lương hưu không nhận được
nguồn trợ cấp nào. Báo cáo cũng cho thấy khoảng 47% dân số thế giới không được hỗ trợ
bởi một hệ thống hay chế độ y tế nào. Ở các quốc gia có thu nhập thấp, tỷ lệ này lên tới
hơn 90%. Việt Nam đang phải đối mặt với sự già hóa dân số, theo Tổng điều tra dân số
năm 2009 cho thấy: 72,5% NCT sống ở nông thôn. Trong số NCT chỉ có khoảng 16-17%


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước.
Theo điều tra Quốc giavề NCT năm 2011 có tới 56% NCT nói là sức khỏe yếu và rất yếu,

trung bình mỗi người 2,7 bệnh. Trong bối cảnh con ít và con cái di cư, sống xa cha mẹ,
an sinh xã hội trở thành vấn đề lớn.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, chất lượng cuộc sống sẽ bị đi xuống do tác động của
gia tăng dân số tới mọi mặt của đời sống xã hội.
Sức ép về quy mô lớn, gia tăng nhanh của dân số toàn cầu đến các vấn đề xã hội (tài
nguyên, môi trường, chính trị, xã hội...) ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống trên thế
giới. Đó là vấn đề nhà ở, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân
đầu người giảm; điều kiện được học tập, chăm sóc cho trẻ em bị hạn chế do tình trạng
quá tải tại các trường học, cơ sở khám chữa bệnh...
3. Nguyên nhân của việc gia tăng dân số:
Một là, đời sống của một số gia đình ngày càng khá giả, vấn đề nuôi con không còn là
gánh nặng nên có nhu cầu sinh thêm con.
Hai là, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” theo kiểu “chồng chúa, vợ tôi”, “xuất giá tòng
phu”, “mười gái không bằng một trai” vẫn còn tồn tại trong ý nghĩ của một bộ phận dân
cư, nhất là ở các vùng ven biển, vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi lẽ,
họ cho rằng con trai có trách nhiệm nhiều hơn con gái trong việc phụng dưỡng, chăm sóc
cha mẹ khi về già và lo liệu ma chay, thờ cúng sau khi cha mẹ mất, đồng thời tâm lý sinh
con trai còn để dự phòng trong trường hợp rủi ro (tai nạn, tệ nạn xã hội…).
Ba là, nhiều địa phương còn có cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên, đã tác động
không tốt đến phong trào vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ.
Bốn là, hiểu biết của các cặp vợ chồng về việc sử dụng các biện pháp phòng tránh thai
còn hạn chế.
Năm là, tỷ lệ gia tăng tự nhiên theo quy luật. Với sự phát triển của kinh tế, khoa học và
công nghệ, tỷ lệ chết ngày càng giảm, dẫn đến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên (tỷ lệ sinh –


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
tỷ lệ chết) ngày càng tăng. Tỷ lệ sinh hiện nay ở nước ta ước lượng là 15% tỷ lệ chết xấp
xỉ 5%, như vậy, chỉ một phép tính thông thường cũng cho thấy, hiện nay tỷ lệ gia tăng

dân số sinh tự nhiên ở nước ta là 10%. Đây là con số cộng dồn cố định vào mức tăng dân
số của nước ta mỗi năm.
Sáu là, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số và cộng tác viên (CTV) dân số còn mỏng,
chất lượng chưa đồng đều, nhiều địa phương cán bộ dân số phải đảm nhiệm khối công
việc rất lớn, chế độ phụ cấp thấp. Mặc dù Nghị quyết số 47 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ
phải có chính sách khuyến khích thỏa đáng tinh thần và vật chất cho đội ngũ này, song
thực tế cho thấy, ngân sách của một số địa phương hiện nay huy động để hỗ trợ, khuyến
khích cho lực lượng làm công tác dân số ở cơ sở vẫn còn hạn chế.
Bảy là, nhận thức về công tác DS-KHHGĐ ở nhiều địa phương còn chưa đúng, chưa
đồng đều, dẫn đến việc đầu tư nguồn nhân lực làm công tác này còn hạn chế. Chưa kể
đến việc không có chế tài thống nhất xử lý các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, nên hầu
hết các địa phương khó thực hiện. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự
quan tâm chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ, còn phó mặc cho cán bộ chuyên trách cơ sở…
Tám là, sự thay đổi về tổ chức. Năm 2007, tổ chức bộ máy ngành dân số, gia đình và trẻ
em (DSGĐ&TE) có những thay đổi lớn. Việc giải thể Uỷ ban DSGĐ&TE, sáp nhập bộ
phận dân số về Bộ Y tế (nhưng 6 tháng sau mới có quyết định chính thức thành lập Tổng
cục DS-KHHGĐ) đã ít nhiều làm xáo trộn tâm tư của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công
tác dân số ở nhiều tỉnh/thành phố trong cả nước, đặc biệt là đội ngũ CTV, cán bộ chuyên
trách ở cơ sở không khỏi băn khoăn, lo lắng. Một trong những khó khăn trước mắt, đó là
làm sao duy trì ổn định lực lượng CTV dân số (7.200 người) tại các thôn, bản, xã,
phường, những người đã bao năm lăn lộn với phong trào “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận
động bà con thực hiện KHHGĐ. Nhờ có đội ngũ CTV dân số mà công tác DS – KHHGĐ
của các tỉnh/thành phố đã được đẩy mạnh, tăng cường đến các thôn, bản vùng sâu, vùng
xa, nơi có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 cao.
Chín là, sự phát triển của khoa học và công nghệ. Có thể nói sự mất cân bằng giới còn có


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
nguyên nhân từ sự phát triển của khoa học và công nghệ. Y học ngày càng phát triển đã

giúp việc sinh con theo ý muốn, làm cho tỷ lệ bé trai được sinh ra tăng lên rõ rệt. Thông
qua sự hỗ trợ của các biện pháp như siêu âm, lựa chọn giới tính nhờ ăn uống, các cặp vợ
chồng có thể lựa chọn giới tính thai nhi theo mong muốn.
4. Tổng kết kiến thức:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
III. ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ???
Bằng những kiến thức chúng em đãđược học ở trên lớp, chúng em sẽ vận dụng kiến
thức các môn học đểđưa ra các biện pháp giải quyết vấn đềđã đặt ra như trên:
- Môn Ngữ Văn: dùng kiến thức môn Văn để viết thuyết trình, những bài nghị luận để
tuyên truyền, làm thay đổi những lối sống, thói quen, tư tưởng “trọng nam kinh nữ” của
người dân.
- Môn Toán: dùng để phục vụ cho việc tính số dân, tỉ lệ gia tăng dân số,… nhấn mạnh
những giải pháp để kìm hãm sự gia tăng dân số.
- Môn Địa lý: dùng để chứng tỏ diện tích đất ở, đất trồng trọtđang hạn hẹp dần do dân số
quá lớn. Qua đó, ta cũng biết được tỉ lệ gia tăng tự nhiên, số dân, đặc điểm dân cư của
mỗi quốc gia.
- Môn Lịch sử: “vấn đề gia tăng dân số không chỉ xuất hiện trong vài chục năm trở vềđây
mà nóđã trở thành đề tài không có lời giải trong hang ngàn năm về trước…”
- Môn Mĩ thuật: dùng để vẽ các băng rôn, các khẩu hiệu vừa sáng tạo, bắt mắt lại vừathu
hút được sự chúý của mọi người.
- Môn Sinh học: từ các vấn đề về cơ thể con người, tâm sinh lí của con người mà ta rút ra
được các biện pháp để giúp kìm hãm sự phát triển của dân số.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT GIA TĂNG DÂN S Ố - TRỞ NGẠI CỦA XÃ H ỘI
- Dùng các kiến thức môn Ngữ Văn, Toán, Địa lí, Lịch sử, sinh học để tạo thành
một bài thuyết minh hoàn chỉnh để tuyên truyền cho cộng đồng. Chúng ta có thể phát trên
loa đài truyền thanh của phường, tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, các buổi giao
lưu, thảo luận, tổ chức các chuyến đi thức tế ở những vùng nghèo đói giáp với Hà

Nội.Như thế thì cả người dân và học sinh đều nhận thức rõ được sự ảnh hưởng to lớn của
việc gia tăng dân số.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
- Dùng môn Mĩ thuật cùng với môn Ngữ Văn để làm thành các băng rôn,
khẩu hiệu vô cùng ngắn gọn, giản dị nhưng nhiều ý nghĩa. Mở ra nhiều thông điệp
sống tới mọi người.
V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GỠ “CÁI NÚT THẮT” MUÔN ĐỜI – GIA TĂNG DÂN
SỐ:
Qua tình huống thực tiễn trên, chúng em đã nhận được những bài học vô cùng bổ ích và
quý giá. Đây chính là sân khấu cho chúng em thỏa sức sáng tạo, tư duy và rèn luyện,
song hành với việc đó, chúng em cũng đã hiểu hơn về vấn đề gia tăng dân số và những
giải pháp để kìm hãm sự gia tăng dân số. Qua đây em cũn muốn mọi người hiểu hơn về
vấn đề này và cũng như em, chúng ta sẽ cùn chung tay bảo vệ hành tinh này trước nguy
cơ bị hủy diệt!Chúng em xin hết!



×