Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

liên môn tích hợp ngữ văn 9 chủ đề TÌNH ĐỒNG CHÍ của NGƯỜI LÍNH THỜI kỳ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG bài THƠ “ ĐỒNG CHÍ ” của CHÍNH hữu (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 8 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
1. Tên chủ đề dạy học:
TÌNH ĐỒNG CHÍ CỦA NGƯỜI LÍNH
THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG BÀI THƠ “ ĐỒNG CHÍ ”
CỦA CHÍNH HỮU
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức:
2.1.1. Môn Ngữ Văn:
- Cảm nhận tình đồng chí của các anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ .
- Lí tưởng cao đẹp và tình đồng chí gắn bó keo sơn làm nên sức mạnh tinh
thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Với ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2.1.2. Môn Lịch sử:
Những người lính đã viết lên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến
chống thực dân Pháp trong bài thơ Đồng chí .
2.1.3. Môn Địa lý:
- Đặc điểm địa hình vùng miền Việt Nam
- Đặc điểm khí hậu Việt Nam
2.1.4. Môn Giáo duc công dân :
- Nêu được lý tưởng sống của người lính trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp.
- Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam.
2.1.5. Môn Sinh học :
Biết được một số triệu trứng của bệnh sốt rét rừng.
2.1.6. Môn Nhạc :
Biết được bài thơ được viết thành bài hát “ Tình đồng chí ” do tác giả Minh
Quốc phổ nhạc.
2.1.7. Môn Mỹ thuật :
Hoc sinh biết vẽ tranh về anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
2.2. Kỹ năng
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về tình đồng chí trong bài


thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ
thuật của chúng trong bài thơ.
- Vận dụng kiến thức môn lịch sử, giáo dục công dân, địa lý, sinh học,... thực
tế cuộc sống.
2.3. Thái độ :
- Nhận thấy vẻ đẹp của tình đông chí trong thời kì kháng chiến chống thực
dân Pháp. Từ đó cố gắng học tập để xứng đáng là nền móng tương lai của đất
nước.
- Xác định lý tưởng sống cho bản thân.
3. Đối tượng dạy học:
1


- Học sinh trường THCS Hùng Tiến – Mỹ Đức – Hà Nội
+ Số lượng: 38 học sinh
+ Số lớp: 01 lớp
+ Khối lớp: Khối 9
4. Ý nghĩa của dự án:
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học:
- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến
thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn
học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình
huống khác.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống:
- Hiểu sâu sắc về tình đồng đội – đồng chí và tinh thần kháng chiến của dân
tộc ta trong cuộc kháng chiến tự cường của dân tộc.
- Có ý thức học tập tốt và xây dựng quê hương đất nước tươi đẹp, giàu mạnh.
- Xác định lý tưởng sống đẹp cho bản thân.

5. Thiết bị dạy học và học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
- Tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- Máy chiếu hắt.
- Phiếu học tập, bảng phụ.
5.2. Học liệu
- Một số hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp, hình ảnh về tình đồng chí
đồng đội; Hình ảnh về tác giả Chính Hữu; Clip bài hát Tình đồng chí.
- Một số thông tin về cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước.
5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint.
- Máy chiếu hắt.
6. Hoạt động dạy - học và tiến trình dạy học:
6.1. Ổn định tổ chức lớp:(1 phút)
Kiểm tra sĩ số lớp.
6.2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
Kiểm tra vở soạn của học sinh
6.3. Tiến trình dạy - học bài mới:
6.3.1. Giới thiệu bài mới:(2 phút )
GV: Cho học sinh nghe một đoạn bài hát “Tinh đồng chí” thơ Chính Hữu, phổ
nhạc tác giả Minh Quốc.
GV: Bát viết về điều gì?( Viết về tình đồng chí).
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi mãi là
hình ảnh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi vào lòng người và
văn chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm
ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất viết về tình cảm của những người
lính Cụ Hồ là bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẻ
và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của người trong cuộc, qua bài thơ “Đồng
2



chí”, Chính Hữu đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh
bộ đội thời kháng chiến. Để tìm hiểu tình đồng chí của người lính trong thừi kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được thể
hiện như thế nào, cô cùng các em tìm hiểu.
6.3.2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: (10 phút)
GV: Định hướng nội dung chính:

Nội dung
I. Tìm hiểu chung:

Giới thiệu vài nét về tác giả?
GV: Chính Hữu (1926-2007), quê ở Hà
Tĩnh. Là nhà thơ – người chiến sĩ.
Thơ ông thường viết về người lính và hai
cuộc chiến đấu với cảm xúc dồn nén, ngôn
ngữ và hình ảnh chọn lọc.
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
GV: Tích hợp kiến thức lịch sử thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946
-1954).
GV: Giảng:Trải qua 75 ngày đêm chiến
đấu (7/10 đến 21/12/1947) tại Việt Bắc
quân và dân ta đập tan chiến lược “ đánh
nhanh, thắng nhanh” của thực dân
Pháp,đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta
sang một giai đoạn mới- giai đoạn thứ hai
của cuộc kháng chiến .Sau chiến dịch Việt

Bắc (Thu Đông 1947), Chính Hữu viết bài
thơ Đồng chí vào đầu năm 1948 tại nơi
ông nằm điều trị bệnh. Trích từ “Đầu súng
trăng treo”.
Hoạt động 2: (25 phút)
GV: Chiếu bài thơ, gọi học sinh đọc bài
thơ.
GV: Để biết được tình đồng chí của người
lính xuất phát từ đâu ta tìm hiểu phần 1.
Mở đầu bài thơ “Đồng chí”, tác giả đã
giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của
những người lính qua cuộc chiến đấu
chống Pháp như thế nào?
GV: Đưa chi tiết ; Bài thơ mở đầu bằng
những lời tâm tình của hai người bạn như
3

1. Tác giả:
- Chính Hữu là nhà thơ – người
chiến sĩ.
- Thơ ông thường viết về người
lính và hai cuộc chiến đấu với cảm
xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh
chọn lọc.
2. Tác phẩm:

Sau chiến dịch Việt Bắc (Thu
Đông 1947), Chính Hữu viết bài thơ
Đồng chí vào đầu năm 1948.


II. Tìm hiểu chủ đề:

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí:


một lời thăm hỏi về quê quán của nhà của
nhau :
“Quê anh- nước mặn đồng chua
Làng tôi- đất cày lên sỏi đá ” .
GV : Tích hợp kiến thức địa lý Việt
Nam.
Chi tiết :“nước mặn đồng chua ; đất cày
lên sỏi đá ” chỉ đậc điểm tự nhiên của
vùng đất nào trên đất nước ta ?
GV : Đó là từ miền núi, trung du, đồng
bằng, miền biển những quê hương nghèo
khó trên đất nước ta .
Ở hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng
biện pháp nghệ thuật nào ?Qua đó thể
hiện điều gì ?
GV : Với thành ngữ “ nước mặn đồng
chua” , “ đất cày lên sỏi đá ” ; câu thơ
sóng đôi “ quê anh” và “ làng tôi” đều là
những miền quê lam lũ, vất vả, đói nghèo.
Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp xuất
thân của những người nông dân mặc áo
lính.
Dù họ xuất thân từ những người nông
dân nghèo khổ nhưng họ có điểm nào
chung ?

GV : Đưa chi tiết,diễn giảng :Từ những
phương trời xa lạ, họ “chẳng hẹn ” mà
“quen nhau” bởi họ cùng chung mục
đích,ngoài ra họ còn chung nhiệm vụ,
chung một chiến hào, cùng đắp chung một
chăn khi trời giá lạnh,… và đặc biệt hơn cả
là họ cùng chung lí tưởng vì độc lập, tự do
của Tổ quốc.
GV : Tích hợp môn giáo dục công dân 9.
Đó là lí tưởng sống của người lính trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp .Vậy
em hiểu thế nào là lí tưởng sống ?
GV : Lí tưởng sống (lẽ sống)là cái đích
của cuộc sống mà mỗi người muốn khát
khao đạt được.
Vậy lí tưởng sống hiện nay của thanh
niên là gì ?
Kết lại đoạn thơ là hai từ “đồng chí”.
Điều này có gì đặc biệt?
4

.

- Nghệ thuật: Thành ngữ, từ ngữ gợi
tả, câu thơ sóng đôi.
->Xuất thân: Nông dân nghèo trên
mọi miền quê hương

=> Cùng chung lí tưởng, cùng
chung chiến hào chiến đấu vì độc

lập, tự do của Tổ quốc.


GV: Bình giảng : Khi tấm chăn chung đắp
lại đó là lúc dòng tâm sự mở ra vì thế: từ
xa lạ -> quen nhau -> tri kỉ -> đồng chí
.Hai từ “đồng chí” như một nốt nhấn, nó
vang lên như một sự phát hiện, lời khẳng
định, đồng thời lại như một bản lề gắn kết
đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài.
GV : Để tìm hiểu tình đồng chí trong cuộc
sống gian lao ra sao ta sang 2.
Câu thơ “ Ruộng nương...gửi người ra
lính ”, đã diễn tả điều gì ?
GV : Họ cảm thông chia sẻ cho nhau
những tâm tư, nỗi nhớ quê nhà : nhớ ruộng
nương, lo cảnh nhà gieo neo, từ “ mặc
kệ ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời nhưng
về tình cảm thì ta phải hiểu ngược lại. Với
giọng điệu, hình ảnh ca dao “bến nước,
gốc đa ” làm cho lời thơ trở nên thắm thiết.
Hoàn cảnh sống của những người lính
được tác giả miêu tả qua những lời thơ
nào trong bài thơ Đồng chí ?
GV: Đưa chi tiết; hình ảnh.
Em có nhận xét gì về các chi tiết, hình
ảnh được tác giả sử dụng trong đoạn
thơ trên ?
GV : Chiếu chi tiết;
GV: Tích hợp môn sinh học về triệu trứng

sốt rét rừng.
GV :Nhấn mạnh: Chính Hữu không nói cái
khổ mà nói về cái hiểu nhau trong cái khổ,
cái phổ biến “Anh với tôi....vầng trán ướt
mồ hôi ”. Hai câu thơ đã nêu đủ các triệu
trứng của bệnh sốt rét rừng(thoạt đầu cảm
thấy ớn lạnh,sau đấy lạnh tới run cầm
cập ,thân nhiệt phải lên tới 40,41 độ), nếu
trải qua mới hiểu được cái thật của câu thơ
mà tác giả muốn nói. Tác giả đã sử dụng
phép liệt kê, các chi tiết, hình ảnh cụ thể,
chân thật, cách xây dựng những câu thơ
sóng đôi đối ứng nhau (anh-tôi) như hai
đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần
tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá /
chân không giầy ; tay nắm / bàn tay. Kết
đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu “
5

2.Tình đồng chí trong cuộc sống
gian lao:
- Họ thông cảm chia sẻ tâm tư, nỗi
nhớ quê hương.

- “Anh với tôi... bàn tay”.

- Nghệ thuật: Câu thơ sóng đôi, liệt
kê,hình ảnh chân thực.



thương nhau...bàn tay ” - tình đồng chí
truyền hơi ấm cho đồng đội, dường như
chỉ một cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay” mà
người lính được tiếp thêm sức mạnh vượt
qua mọi gian khổ và cũng là biểu tượng
đoàn kết sẽ chiến thắng mọi thứ.
Qua tìm hiểu, em hiểu gì về cuộc sống
của những người lính cách mạng?
GV: Chốt ý: Ở người lính, đó là sự cảm
thông chia sẻ những thiếu thốn, khó khăn,
gian khổ của cuộc đời người lính nhưng họ
luôn lạc quan.
GV Liên hệ một số câu trong bài thơ “Tây
Tiến ”của Quang Dũng:
GV: Chuyển ý: Dù gặp khó khăn gian khổ
nhưng những người lính luôn có một tình
đồng chí như thế nào trong chiến đấu ta
sang phần 3.
Câu thơ: “ Đêm nay rừng ...đứng cạnh
bên nhau chờ giắc tới ”Tư thế của người
lính được thể hiện như thế nào?
GV: Đưa chi tiết, bình giảng, chốt ý : Tác
giả muốn diễn tả một cách cụ thể về thời
gian trở nên cụ thể, công việc cũng cụ thể
và gợi cảm với những hình ảnh: “Đêm nay
rừng ...Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới ”,
những ấn tượng, cảm giác của người lính.
GV: Tích hợp môn địa lý về hiện tượng
sương muối.
Em biết gì về hiện tượng sương muối ?

GV: Ở nước ta sau khi không khí lạnh về,
vùng núi Bắc bộ nằm sâu trong không khí
lạnh, đêm trời quang mây, lặng gió, không
khí ẩm đã lạnh lại bị bức xạ mất nhiệt nên
tiếp tục lạnh, nhiệt độ không khí giảm
nhanh dẫn đến hình thành sương muối.
Sương muối thường hình thành khi nhiệt
độ không khí <= 4 độ C (trong trạm đo khí
tượng ở độ cao 2 m), khi ấy nhiệt độ bề
mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đã có
thể xấp xỉ 0 độ C, nhưng phải đủ ẩm mới
hình thành được sương muối. Các vùng
đồng bằng nước ta chỉ có sương giá
(không phải sương muối), song nó cũng
6

→ Tình đồng chí như tiếp thêm sức
mạnh vượt qua mọi thiếu thốn,khó
khăn, gian khổ...

3.Tình đồng chí trong chiến đấu:

- “ Đêm nay rừng ...đứng cạnh bên
nhau chờ giắc tới ”.
->Diễn tả thời gian cụ thể, công
việc cụ thể.


nguy hiểm đối với một số cây trồng nếu
thời gian sương giá kéo dài.

Cho học sinh thảo luận 1 phút:
Kết lại bài thơ Đồng chí là một hình ảnh
đẹp, theo em đó là hình ảnh nào? Hình
ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về người
lính?
GV: Đưa chi tiết.
GV: Nhận xét, cho xem dẫn chứng,bình
giảng thêm: Đây là bức tranh đẹp về cuộc
đời người chiến sĩ. Trong bức tranh nổi bật
trên cảnh rừng đêm giá rét là hình ảnh gắn
kết với nhau: người lính- khẩu súng- vầng
trăng. Trong đó, hình ảnh “đầu súng trăng
treo”, tác giả đã nói lên những ấn tượng
suy nghĩ của mình. Hình ảnh súng và trăng
còn mang biểu tượng được gợi lên bởi sự
liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần
và xa, vừa thực tại vừa mơ mộng, chất
chiến đấu và chất trữ tình và thi sĩ...Đó
cũng là biểu tượng cao đẹp của tình đồng
chí, đồng đội, vẻ đẹp tinh thần hòa quyện
hiện thực và lãng mạn.
Qua bài thơ ,tác giả đã giúp ta cảm
nhận gì về tình đồng chí của người lính
qua thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp?
GV:Tình đồng chí chân thành, bền chặt
trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao
cũng như niềm vui. Đó cũng là biểu tượng
cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội, vẻ
đẹp tinh thần hòa quyện hiện thực và lãng

mạn.
Mỗi chúng ta cần cón lòng tri ân đối với
những người đã có công với đất nước.

- Đầu súng trăng treo.

-> Đó cũng là biểu tượng cao đẹp
của tình đồng chí.

=> Tình đồng chí chân thành, bền
chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi
gian lao cũng như niềm vui. Đó
cũng là biểu tượng cao đẹp của tình
đồng chí, đồng đội, vẻ đẹp tinh thần
hòa quyện hiện thực và lãng mạn.

6.3.3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
6.3.3.1. Củng cố:
Bài tập1: Cho học sinh tìm từ khóa trong các ô chữ.
TL: ĐỒNG CHÍ.
7


Bài tập 2: Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh tả thực hay hình ảnh
biểu tượng ?
A. Tả thực.
B. Biểu tượng.
C. Vừa tả thực vừa biểu tượng.
Bài tập 3: Qua tìm hiểu bài thơ Đồng chí, em hãy vẽ một bức tranh về
hình ảnh người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

6.3.3.2. Dặn dò:
+ Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ.
+ Sưu tầm các tài liệu liên quan đến bài thơ...
7. Các sản phẩm của học sinh:

Hùng Tiến, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Người viết

Đào Hoa Mỹ Bình

8



×