Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tích hợp liên môn hóa học 11 bài 7 nitơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.84 KB, 17 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
1. TÊN DỰ ÁN: TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC , SINH HỌC, ĐỊA LÍ,
VẬT LÍ, CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11
CHỦ ĐỀ: NITƠ VỚI SỰ SỐNG
Tiết 11. Bài 7. Nitơ
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức:
2.1.1. Môn Hóa Học
- Biết được vị trí của nitơ trong BTH, cấu hình e và cấu tạo phân tử nitơ.
- Học sinh hiểu tính chất vật lí, hóa học của nitơ, ứng dụng của nitơ và điều chế nitơ.
2.1.2. Môn Ngữ Văn
- Giải thích được tính khoa học của các câu ca dao tục ngữ về lao động sản xuất:
+ Bài 3: Ca dao dân ca. Những câu hát về tình cảm gia đình- Ngữ văn lớp 7, tập 1.
2.1.3. Môn Sinh Học
- Biết được vai trò của nitơ trong các nguyên tố dinh dưỡng ở thực vật, sự hô hấp của
động vật:
+ Lớp 11:Bài 17: Hô hấp ở động vật.
+ Lớp 11: Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng.
+ Lớp 11: Bài 5,6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
+ Lớp 11: Bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của
phân bón.
+ Lớp 10: Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.
+ Lớp 10: Bài 5: Protein.
+ Lớp 10: Bài 6: Axit nucleic.
2.1.4 Môn Công Nghệ
- Biết được vai trò của nitơ trong phân bón hóa học, tính chất của phân đạm.
+ Lớp 10: Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông
thường.
1



+ Lớp 10: Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.
2.1.5 Môn Vật Lí
- Biết được nhiệt độ lò hồ quang điện.
+ Lớp 12: Bài 30: Hiện tượng quang điện, thuyết lượng tử ánh sáng.
+ Lớp 12: Bài 31: Hiện tượng quang điện trong.
2.1.6 Môn Địa Lí
- Biết được thành phần của không khí, các tầng khí quyển.
+ Lớp 10: Bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.
2.2 Kỹ năng
2.2.1 Môn Hóa Học
- Viết cấu hình electron, công thức cấu tạo phân tử.
- Dự đoán được tính chất hóa học của nitơ, viết được phương trình phản ứng minh
họa.
- Đọc và tóm tắt được thông tin về tính chất vật lí, ứng dụng, điều chế nitơ.
2.2.2 Môn Ngữ Văn
- Phân tích câu tục ngữ
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
+ Bài 3: Ca dao dân ca. Những câu hát về tình cảm gia đình- Ngữ văn lớp 7, tập 1.
2.2.3 Môn Sinh Học
- Trong khoảng vài chục nguyên tố hóa học, cấu tạo nên cơ thể sống thì C, H, O, N
chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể.
- Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp
lục, ATP…
- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật, là nguyên tố đại
lượng cho cây trồng, tức là thiếu nitơ cây không hoàn thành được chu trình sống, và
hàm lượng N trong mô thực vật cao.
- Thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein, từ đó sự sinh trưởng của các cơ
quan bị giảm.
2



- Qúa trình cố định nitơ ở thực vật.
+ Lớp 11:Bài 17: Hô hấp ở động vật.
+ Lớp 11: Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng.
+ Lớp 11: Bài 5,6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
+ Lớp 11: Bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của
phân bón.
+ Lớp 10: Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.
+ Lớp 10: Bài 5: Protein.
+ Lớp 10: Bài 6: Axit nucleic.
2.2.4 Môn Công Nghệ
- Thành phần của các loại phân đạm đều chứa nitơ, tác dụng của phân đạm. Cách tính
độ đạm.
- Phân vi sinh cố định độ đạm là loại phân bón có chứa các nhóm vi sinh vật cố định
nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu.
+ Lớp 10: Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông
thường.
+ Lớp 10: Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.
2.2.5 Môn Vật Lí
- Nhiệt độ của lò quang điện là khoảng 3000 oC.
+ Lớp 12: Bài 30: Hiện tượng quang điện, thuyết lượng tử ánh sáng.
+ Lớp 12: Bài 31: Hiện tượng quang điện trong.
2.2.6 Môn Địa Lí
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, khí quyển gồm 5 tầng, càng lên cao
không khí càng loãng.
+ Lớp 10: Bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.
2.3 Thái độ
- Yêu thích thiên nhiên, tự giải thích được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên.
- Giáo dục môi trường biết cách sử dụng hợp lý phân bón để tốt cho cây mà vẫn bảo

vệ môi trường.
3


- Yêu thích các môn học và biết vận dụng kiến thức liên môn vào học tập môn Hóa
Học làm cho môn học trở nên hấp dẫn hơn.
3. Đối tượng dạy học
- Học sinh trường THPT Lê Lợi- Hà Đông.
+ Số lớp: 4
+ Số học sinh: 168 học sinh
+ Khối lớp: Khối 11
4. Ý nghĩa của bài học
4.1 Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học
- Qua việc dạy học theo chủ đề giúp học sinh phát triển được tư duy, biết vận dụng
những kiến thức đã học của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số chủ đề.
- Phát triển được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích thí nghiệm, tranh ảnh, kỹ
năng xem và ghi nhớ, kỹ năng phân tích ca dao tục ngữ.
4.2 Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống
Qua bài học thấy được ý nghĩa thực tiễn của các hiện tượng
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của nitơ:
+ Nitơ là một khí không duy trì sự sống nhưng không có cuộc sống nào lại không có
mặt nitơ.
+ Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh học khác
+ Nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, thực phẩm, điện tử sử dụng nitơ làm môi
trường trơ.
- Tính oxi hóa, tính khử:
+ Sản xuất NH3
+ Sản xuất HNO3

+ Sản xuất phân đạm, các loại phân tổng hợp.

+ Cách sử dụng phân bón đúng cách, tận dụng các sản phẩm thừa làm phân bón.
+ Sấm sét, các cơn giông bão.
- Trạng thái tự nhiên, điều chế:
+ Bảo vệ không khí trong lành cho Trái Đất.
4


+ Chống lại các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
5. Thiết bị dạy học và học liệu
5.1 Thiết bị dạy học
5.1.1 Phần chuẩn bị của GV
- Máy tính, máy chiếu, loa ngoài
- Các hình có trong SGK hóa 11 H2.1, sách Sinh học 11 Hình 5.1, Hình 5.2, Hình 6.2
- Mô hình phân tử Nitơ
5.1.2 Phần chuẩn bị của trò
- Tự làm mô hình phân tử Nitơ.
- Hình ảnh về hiện tượng sấm sét, giông tố.
- Chọn một bộ rễ cây họ Đậu.
- Chuẩn bị một ít phân ure, phân đạm một lá, phân đạm hai lá.
- Chuẩn bị đọc trước bài 17 SGK Sinh 11, xem lại bài 5, 6 SGK Sinh 11.
- Thông tin môn Sinh học: quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành nên NH3 gọi là
quá trình cố định nitơ do các vi sinh vật thực hiện. Các vi sinh vật cố định nitơ gồm 2
nhóm: nhóm vi sinh vật tự do như vi khuẩn lam có nhiều ở ruộng lúa và nhóm cộng
sinh với thực vật, điển hình là các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây
họ Đậu. Trong cơ thể của các vi khuẩn cố định N có enzim nitrogenaza có khả năng
bẻ gãy 3 liên kết cộng hóa trị bền vững ( N≡N) giữa 2 nguyên tử N để N liên kết với
H tạo ra NH3 ( SGK Sinh lớp 11)
- Câu tục ngữ, ca dao ở Ngữ văn lớp 7 và sưu tầm ở các sách, internet các câu tục ngữ
về lao động sản xuất.
- Bài thơ: Cô gái Nito- Sách những điều kì thú của hóa học- Nguyễn Xuân Trường

5.3 Ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng phần mềm Microsoft office Power Point 2007.
- Sử dụng phần mềm violet.
6. Hướng dẫn dạy học và tiến trình dạy học
6.1 Ổn định tình hình lớp (1 phút): Lớp trưởng báo cáo sĩ số và tình hình chuẩn bị
bài của lớp.
6.2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ học.
5


6.3 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CHÍNH

GV: Giới thiệu chương II (1 phút)
Nitơ photpho có vai trò quan trọng trong cuộc
sống và sản xuất

Chương II: Nitơ- Photpho

Trong chương II chúng ta sẽ nghiên cứu cấu tạo

- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của

và tính chất của N, P và hợp chất của chúng

Nitơ, photpho.
- Tính chất cơ bản của đơn chất và hợp


GV: giới thiệu chủ đề (1 phút): Nitơ với sự

chất của Nitơ, photpho.

sống. Nitơ là một khí không duy trì sự sống

- Điều chế N, P và hợp chất của chúng.

nhưng không có cuộc sống nào lại không có mặt
nitơ. Lịch sử tìm ra nitơ gắn liền việc tìm ra
thành phần không khí và các chất khí như oxi,

Bài 7: Nitơ

hidro. Bài học hôm nay cô và các em sẽ đi tìm
hiểu về các tính chất của nitơ thông qua phần
tìm hiểu của các nhóm đã chuẩn bị trước dưới
sự hướng dẫn của cô.
Hoạt động 1 (5 phút)):

I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử

- GV phát phiếu học tập số 1: cho biết nitơ

- Vị trí

ô thứ 7

có Z=7 hãy viết cấu hình e và xác định vị trí


Nhóm VA

của N trong BTH?

Chu kì 2

- HS trả lời vào phiếu, GV thu 2 phiếu trả

- Cấu hình e: 1s22s22p3

lời nhanh và đúng nhất chấm và ghi điểm.
- GV chuẩn bị kiến thức
- GV phát phiếu học tập số 2: dựa vào
nguyên tắc bát tử hãy viết CT e, CTCT của
phân tử N2?

- CTPT : N2
- CT e
- CTCT:

GV: Liên kết hóa học trong phân tử N2 là
liên kết gì? độ bền?

N N

N≡N

- Liên kết giữa 2 nguyên tử N trong phân tử
N2 là liên kết cộng hóa trị không cực, là 1
6



- HS trả lời. HS đưa ra mô hình phân tử nito liên kết ba bền vững.
đã chuẩn bị trước.
- GV chuẩn kiến thức
Chuyển ý: Kiến thức liên môn theo chủ đề
Hoạt động 2 (6 phút)

II. Tính chất vật lí

- GV cho một học sinh làm thí nghiệm: Cho
một con côn trùng( con gián hoặc châu
chấu) vào lọ sau đó đậy nắp lại. Một học
sinh khác làm thí nghiệm: cho que đóm
đang cháy vào lọ rồi đậy nắp lại.
- HS quan sát hiện tượng.
- GV hỏi : Nguyên nhân gây ra cái chết của
con côn trùng? Vì sao que đóm tắt?
- Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp

HS trả lời.
GV chuẩn kiến thức.
Kiến thức liên môn theo chủ đề
GV: cho HS nhóm 1 đã chuẩn bị ở nhà trình
bày bài 17 trong SGK sinh học lớp 11 : hô
hấp ở động vật về thành phần không khí hít
vào và thở ra của động vật
Loại khí

không khí hít vào


không khí

thở ra
O2

20,96%

16,40%

CO2

0,03%

4,10%

- Ở điều kiện thường N2 là chất khí không

N2

79,01%

79,50%

màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn

- GV giới thiệu một số vụ án trẻ em bị ngạt

không khí, rất ít tan trong nước .


trong ôtô khi bị bỏ quên trong xe do thiếu
oxi.

III. Tính chất hóa học

-> giáo dục các em phải có kỹ năng sống.

- Liên kết ba trong phân tử N2 rất bền, ở
7


- HS trình bày tính chất vật lí của N2

nhiệt dộ thường N2 trơ về mặt hóa học

-GV chuẩn kiến thức

nhưng ở nhiệt độ cao nito trở nên hoạt động
hơn.

Hoạt động 3 ( 13 phút)
- GV nêu vấn đề : Nitơ là phi kim khá hoạt
động, có độ âm điện lớn (bằng 3), nhưng ở

- Trong hợp chất Nitơ có các số oxi hóa -3,

nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học,

+1, +2, +3, +4, +5


tại sao như vậy? Dựa vào CTPT hãy giải

- Số oxi hóa âm với nguyên tố có độ âm

thích?

điện nhỏ hơn như H, kim loại.., số oxi hóa

- HS trả lời

dương với những nguyên tố có độ âm điện

GV hỏi: xác định các số oxi hóa của Nitơ?

lớn hơn như oxi, Flo

Khi nào N thể hiện số oxi hóa âm, khi nào
thể hiện số oxi hóa dương?
- HS trả lời

- N20

N-3 (NH3)

- GV chuẩn kiến thức

(Tính oxi hóa)
N+2 (NO)

- GV hỏi: Dự đoán tính chất hóa học của N2


(Tính khử)

dựa vào số oxi hóa? Tính chất hóa học chủ

- Tính oxi hóa là tính chất chủ yếu của nitơ

yếu của N2 là gì?

1. Tính oxi hóa

- HS trả lời

a. Tác dụng với kim loại

- GV chuẩn kiến thức

0

0

+2

-3

t0

Chuyển ý: kiến thức liên môn theo chủ đề
- GV: Ở nhiệt thường N2 tác dụng được với
Li, ở nhiệt độ cao N2 tác dụng được với một

số kim loại hoạt động như Ca, Mg, Al... tạo
nitrua kim loại.

3Mg + N2




Mg3N2
magiê nitrua

b. Tác dụng với hidro
0

0

-3 +1



¬


4500 C , xtFe
pcao

3H2 + N2
t0: 450-5000C

2NH3


H<0

- HS: Viết PTPU, nêu rõ số oxi hóa của N.
8


p: cao từ 200-300 atm
-GV: N2 còn thể hiện tính oxi hóa khi tác

xt: Fe, Al2O3,…

dụng với chất nào? Viết ptpu, chỉ rõ số oxi
hóa của N? Các em hãy nêu các điều kiện
để phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 xảy
ra?
- GV: Tại sao điều kiện phản ứng tổng hợp
NH3 từ N2 và H2 lại khó khăn như vậy?

0



-3

N + 3e
N
N2 tính oxi hóa
-Tính oxi hóa là tính chất hóa học chủ
yếu của N2


Trong tự nhiên có cách nào tổng hợp NH3
từ N2 dễ hơn không?
Trong SGK sinh học lớp 11 bài 6 đã chỉ rõ
con đường sinh học cố định N dựa vào
enzim có ở vi khuẩn có khả năng bẻ gãy
liên kết ba của N≡N.
- HS nhóm 2 đã chuẩn bị lên trình bày con
đường sinh học cố định nitơ, chỉ rõ các nốt
sần ở rễ cây họ Đậu , hình vẽ: Hình 6.2
SGK Sinh học 11.
- Hs khác nhận xét.
GV: so sánh ưu, nhược điểm của 2 cách
tổng hợp NH3 trên (con đường hóa học và
con đường sinh học)?
- HS trả lời
- GV: Chuẩn kiến thức.

2. Tính khử
Tác dụng với oxi:
0
0

+2-2

→
¬

hay 30000 C
hoquangdien


N2 + O2
2NO.
N2 thể hiện tính khử
P/u không xảy ra ở điều kiện thường.

-GV: Chuyển ý kiến thức liên môn theo chủ
đề.
Ngoài tính oxi hóa là chủ yếu nitơ còn có
tính chất gì nữa?
- GV: nitơ có phản ứng trực tiếp với oxi
9


không? Ở điều kiện nào? Viết pt p/ứ? Chỉ rõ
sự thay đổi số oxi hóa của N?
- HS trả lời.
- GV: chuẩn kiến thức
- Kiến thức liên môn theo chủ đề .
- GV: Tại sao phản ứng trên không xảy ở
điều kiện thường? 3000oC có thể có ở đâu?
+ Lò hồ quang điện đạt đến 3000oC (SGK
vật lí 12 bài 30, 31)
+ Hoặc khi có sấm sét xảy ra ở tầng đối lưu
(địa lí 10 bài 10,11)
- GV: Trong tự nhiên phản ứng trên xảy ra
khi nào? Trong điều kiện nào?
- HS nhóm 3 lên trình bày phần đã chuẩn
bị:


2NO + O2  2NO2
Nâu đỏ
p/ứ xảy ra ở nhiệt độ thường
4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
HS giải thích dựa vào các phản ứng hóa
học.
- HS khác nhận xét.

Chú ý: Một số oxit khác của nitơ như: N2O,
N2O3, N2O5 không điều chế trực tiếp được
từ nitơ và oxi.

- GV chuẩn kiến thức: Lúa chiêm vào đầu
tháng ba trời hay có giông bão, sấm sét tạo
đủ điều kiện cho N2 p/ứ với O2 tạo NO.NO

KL: N2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính
khử nhưng tính oxi hóa là chủ yếu.

tác dụng với O2 tạo NO2. NO2 tác dụng với
H2O và O2 tạo HNO3. HNO3 kết hợp các
chất khác trong đất thành NO3-, NH4+ là các

IV. Ứng dụng

ion cây có thể hấp thụ được nên cây lớn

nhanh.
- GV: các oxit khác của nito có điều chế
trực tiếp được từ N2, O2 không?
10


- GV: Kết luận N2 có tính chất hóa học gì?
Tính chất nào là chủ yếu?
Chuyển ý: Nitơ có vai trò như thế nào trong
cuộc sống?
Hoạt động 4 (5 phút).
Kiến thức liên môn theo chủ đề
- GV: dựa vào SGK Sinh học 10 bài 5,6 và
SGK Sinh 11 bài 5 em hãy cho biết vai trò
sinh lí của nguyên tố nitơ?
- HS nhóm 4 lên trình bày phần đã chuẩn
bị: Nito là nguyên tố dinh dưỡng khoáng

- Nto là một trong những thành phần dinh
dưỡng chính của thực vật.
- Trong công nghiệp, phần lớn lượng nito
sản xuất ra được dùng để tổng hợp NH3,
HNO3, phân đạm…
- Nhiều nghành công nghiệp như luyện kim,
thực phẩm, điện tử… sử dụng nito làm môi
trường trơ, N2 lỏng dùng để bảo quản máu
và các mẫu sinh học khác.

thiết yếu của thực vật. Hình 5.2 SGK sinh
11- dấu hiệu đói nitơ ở cây.

- HS khác nhận xét.
- GV: các em đã được học phần phân bón ở
SGK công nghệ 10 bài 12, đã biết N là
thành phần chính của phân đạm. Vậy cách
sử dụng phân đạm như thế nào là hợp lý?
Không gây ảnh hưởng cho môi trường mà
vẫn tốt cho cây?
- HS trả lời: dùng phân đạm để bón thúc là
chính, dùng với lượng vừa phải để cây hấp
thụ hết, tránh lãng phí gây hại cho đất, ảnh
hưởng đến môi trường.
- GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 5 (4 phút)

V. Trạng thái tự nhiên
- Trong không khí N2 chiếm 78,16% thể
tích. Gần đúng coi nito chiếm 4/5 thể tích
không khí.
- Nito có 2 đồng vị
14
7

N

15
7

N

99,63%


0,37%
- Ở dạng hợp chất, nito có nhiều trong
khoáng chất NaNO3
VI. Điều chế
Trong công nghiệp N2 được sản xuất bằng
phương pháp chưng cất phân đoạn không
khí lỏng. Nâng nhiệt độ không khí lỏng đến
-1960C thì nito sôi được lấy ra, còn lại là
oxi lỏng.

- GV hỏi: nêu thành phần của không khí?
Nito những có đồng vị nào? Nitơ có trong
khoáng chất nào?
11


- HS: dựa vào SGK trả lời
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 6 (3phút)
- GV hỏi: điều chế N2 từ nguồn nào? Nêu
cách điều chế N2 từ không khí?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV chuẩn kiến thức

6.4. CỦNG CỐ BÀI: (4 PHÚT)
- Chơi trò chơi tiếp sức: 2 đội , mỗi đội gồm 2 học sinh
- Hình thức: Lần lượt từng bạn điền vào 1 nội dung sau đó bạn thứ 2 tiếp sức điền
tiếp nội dung cứ như thế cho hết yêu cầu.
- Thời gian: 2 phút

- Ban giám khảo: học sinh
- Kết quả: đội nào nhanh nhất, đúng nhất sẽ chiến thắng.
-Một bạn HS đọc bài thơ Cô gái Nito
6.5. DẶN DÒ: (1phút)
- Làm bài tập 3,4,5 SGK trang 31
- Xem trước bài 8: Amoniac và muối amoni.Tính chất của NH3 , NH4+?
6.6. NHẬN XÉT LỚP HỌC: (1 phút)
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
7.1. Mục đích kiển tra đánh giá.
- Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng kiến thức văn học, sinh
học, địa lí,vật lí,công nghệ trong dạy học hóa học 11, chủ để : NITƠ VỚI SỰ SỐNG
7.2. Kiểm tra, đánh giá
12


Sau khi kết thúc quá trình dạy thực nghiệm, tôi thu thập toàn bộ thông tin và kết
quả thực nghiệm, tiến hành kiểm tra – đánh giá trên 3 lớp thực nghiệm, thống kê, xử
lý các kết quả thu được từ thực nghiệm trên các phương diện định tính và định lượng.
Tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS ngay sau khi kết thúc
dạy thực nghiệm và đều được kiểm tra cùng một đề và cùng một tiêu chí đánh giá.
Định tính: Phân tích bài kiểm tra của HS nhằm so sánh, đánh giá chất lượng
làm bài ở các lớp thực nghiệm.
Định lượng: Tôi tiến hành đánh giá qua số liệu thống kê về điểm số bài kiểm
tra.
7.4. Xử lý số liệu.
7.4.1. Phương tiện đánh giá.
Trong quá trình thực nghiệm, tôi sử dụng các biện pháp chủ yếu là:
- Lập phiếu ghi chép nhận xét khi dự giờ dạy của GV, ghi chép tiến trình giờ
học và quan sát biểu hiện thái độ của HS trong giờ học.
- Căn cứ vào khả năng vận dụng của HS khi trả lời câu hỏi của GV hay làm bài

tập để xác định mức độ nhận thức của HS: biết, hiểu, vận dụng.
- Phiếu trắc nghiệm, phiếu thăm dò, phiếu kiểm tra: là cơ sở đánh giá khả năng
hiểu biết và vận dụng dạy học tích hợp của GV và HS.
- Phân tích các thông tin thu được và đánh giá theo các tiêu chí đã đề ra.
7.4.2. Phân tích kết quả định tính.
Căn cứ vào tiêu chuẩn trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, tôi xây
dựng tiêu chí đánh giá gồm:
-

Những dấu hiệu nhận thức tích cực của HS trong quá trình dạy học:

+ Không khí lớp học
+ Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động dạy học.
- Chất lượng các bài kiểm tra theo các tiêu chí:
+ Khả năng trả lời đúng các câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi khó trong bài
kiểm tra.
+ Hiệu quả của việc vận dụng dạy học tích hợp vào quá trình dạy học.
13


Các tiêu chí trên được cụ thể hóa trong các phiếu đánh giá, bài kiểm tra của HS.
7.4.3. Phân tích kết quả định lượng.
Sau khi dạy học thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra, và xử lý số liệu thu được
theo phương pháp thống kê toán học
7.5. Kết quả thực nghiệm.
7.5.1. Phân tích định tính.
- Phân tích các hoạt động và thái độ của HS trong quá trình dạy học.
Thông qua việc dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy rằng HS lớp TN có thái độ học
tập tốt, HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chủ động tích cực tìm hiểu thông
tin trên internet. Khi GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí, Sinh học,

Công nghệ và Vật lý để giải quyết nhiệm vụ của bài học thì HS hăng hái, sôi nổi thảo
luận và trình bày ý kiến. Phát triển năng lực hoạt động nhóm.
7.5.2. Phân tích chất lượng bài kiểm tra của HS.
* Về mức độ hiểu bài ngay sau bài học:
Đa số các em đều vận dụng được kiến thức trả lời câu hỏi phần củng cố, giải
quyết các tình huống trong đời sống thực tế.
* Về độ bền kiến thức sau thực nghiệm:
Sau thực nghiệm tôi cho HS làm bài kiểm tra 15, để đánh giá độ bền kiến thức
(khả năng lưu giữ thông tin của HS). Kết quả các bài kiểm tra cho thấy, phần lớn các
em lưu giữ được thông tin rất tốt khoảng điểm từ khá đến giỏi chiếm tỉ lệ lớn.
7.5.3. Phân tích định lượng.
-. Kết quả thực nghiệm (Qua bài kiểm tra 15 phút).
Sau thực nghiệm, kết quả kiểm tra – đánh giá được phân tích để rút ra các kết
luận khoa học mang tính khách quan. Cụ thể là:
- Lập bảng thống kê các số liệu thu được.
- Xác định các đại lượng thống kê đặc trưng: Trung bình, Phương sai, Mod của
mỗi mẫu.
- So sánh giá trị trung bình để đánh giá mức độ hiểu bài của HS.
Kết quả bài kiểm tra ở các lớp TN được thể hiện ở Bảng 1.
14


Các đại lượng thống kê như giá trị Trung bình cộng, Độ lệch chuẩn và Phương
sai của dãy số liệu điểm số bài kiểm tra ở các lớp được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 1: Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra 15 phút.
Điểm (xi)

Lớp
TN


N

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

0

2

6

15


25

45

23

16

3

0

135

Bảng 2: Các đại lượng thống kê
Phương án

n

x

S2

S

TN

135

5,87


2,13

1,46

Số liệu trong Bảng 2 cho thấy giá trị Trung bình cộng điểm cao. Điều đó cho
phép nhận định điểm trắc nghiệm ở các lớp tập trung quanh giá trị trung bình cộng,
chứng tỏ các em có sự tiếp thu bài tốt.
Hình 1: Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra 15 phút.
8. Sản phẩm của học sinh
1.
2.
3.
4.

Bài chuẩn bị nội dung kiến thức chuyên đề
Sản phẩm nghiên cứu họat động nhóm
Hình ảnh học sinh tham gia giờ học tích cực
Kết quả bài kiểm tra đánh giá cho học sinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

THPT LÊ LỢI

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LỚP 11

NĂM HỌC: 2014– 2015
Môn : Hóa học

ĐỀ CHÍNH THỨC


Thời gian làm bài: 15 phút

1. Nitơ không duy trì sự sống, nitơ có phải là khí độc không?
A. Đúng

B. Sai

2. CTCT của phân tử N2 là
15


A. N=N

B. N-N

C. N≡N

D. N2

3. Tính chất hóa học chủ yếu của nitơ là
A. Tính oxi hóa

B. Tính khử

C. Vừa tính oxi hóa vừa tính khử

D. Tính trơ

4. Trong hợp chất N có các số oxi hóa là?

A. -3, -2, -1, +1, +2, +3, +4, +5
B. -3, +1, +2, +3, +4, +5
C. -3, +1, +3, +5
D. -1, +1, +2, +3, +4, +5
5. Phản ứng giữa N2 và H2 ở điều kiện
A. to cao, P cao, có mặt chất xúc tác
B. to thấp, P khí quyển, có mặt chất xúc tác
C. to cao, P thấp, không cần xúc tác
D. điều kiện thường.
pcao


¬


4500 C , xtFe

6. Trong p/ứ 3H2 + N2

2NH3 thì N2 đóng vai trò là:

A. Chất oxi hóa
B. Chất khử
C. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử


¬




7. Phản ứng N2 + O2

2NO xảy ra ở điều kiện:

A. thường

B. 3000OC

C. 300oC

D. 10000C

8. Có thể điều chế các oxit N2O, N2O3, N2O5 trực tiếp từ N2 và O2
A. Đúng

B. Sai
16


9. Có thể coi khí nitơ chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích của không khí
A. 50%

B. 60%

C. 70%.

D. 80%




¬



10.Trong phản ứng N2 + O2
A. Khử

2NO thì N2 là chất:

B. vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa

C. oxi hóa

17



×