Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tích hợp liên môn sinh học 9 CHỦ đề PROTEIN và sự SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.44 KB, 19 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Chương Mỹ.
- Trường THCS Hoàng Diệu.
- Địa chỉ: Hoàng Diệu - Huyện Chương Mỹ - Hà Nội.
Điện thoại: 0433841050.
Email: ;
- Thông tin về giáo viên:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Nga - THCS Hoàng Diệu
- Ngày sinh: 05/06/1977
- Môn: Hóa học – Sinh học
- Điện thoại: 0986834698;
- Email:

1


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC
1. Tên hồ sơ dạy học: "PROTEIN VÀ SỰ SỐNG"
2. Mục tiêu dạy học:
Môn học

Hóa học 9
1. Protein (Bài 53)

Sinh học 9
1. Protein (Bài 18)

Tích hợp với Sinh học 8
1.Thức ăn và sự tiêu hóa
thức ăn (Bài 24).


2.Vệ sinh hệ tiêu hóa (Bài
30).
3.Tiêu chuẩn ăn uống.
Nguyên tắc lập khẩu (Bài

Bài học

36).
4.Tiêu hóa ở ruột non (Bài
29).
5.Sự hấp thụ chất dinh
dưỡng (Bài 29).

Kiến thức

Học sinh biết
được:

Học sinh

6.Chuyển hóa (Bài 32).
nêu HS biết được: Để cơ thể

được :

hấp thụ được protein từ

- Protein là chất cơ - Các bậc cấu trúc thức ăn phải trải qua quá
bản không thể thiếu của protein và vai trình tiêu hóa thức ăn, hấp
được của cơ thể trò của chúng, biết thụ chất dinh dưỡng, và sự

sống.

được chức năng của chuyển hóa các chất. Và

- Protein có khối protein từ đó giải muốn thực nhiện tốt quá
lượng phân tử rất thích được tính đa trình này mỗi chúng ta
lớn và có cấu tạo dạng và đặc thù của phải biết ăn uống khoa học
phân tử

rất phức protein.

để có một cơ thể khỏe

tạp, do nhiều amino - Chức năng của mạnh.
axit tạo nên.

Protein, mối liên hệ
2


- Tính chất hóa học chặt chẽ giữa thành
của protein

phần cấu tạo và tính

- Ứng dụng của chất của protein với
Protein trong đời cấu trúc và chức
sống và sản xuất.

năng của protein từ


2. Tìm được các ví đó các em thấy
dụ về ứng dụng của được

tầm

quan

protein trong cuộc trọng của protein
sống

với sự sống.

* Rèn kĩ năng:
- Quan sát và phân tích hình ảnh, video thí nghiệm từ đó nêu được đặc
điểm cấu trúc của phân tử protein .
- Làm thí nghiệm sự phân hủy, sự đông tụ protein và quan sát thí
nghiệm.
- Viết PTHH.
Kĩ năng

- Xác định được sự thủy phân, sự phân hủy, sự đông tụ protein trong
một số hiện tượng thực tế của đời sống.
- Hợp tác, làm việc nhóm.
* Rèn kĩ năng tư duy logic:
- Thu thập thông tin qua quan sát, điều tra, sưu tầm thông tin và phân
tích số liệu thu thập được.
- Khái quát, tổng hợp, phân tích, so sánh và giải quyết vấn đề.

Thái độ


- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học, có
niềm tin vào khoa học.
- Nâng cao ý thức bảo vệ cơ thể.
- Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh đặc biệt là các bạn học
sinh biết cách ăn uống khoa học hợp vệ sinh, để phòng tránh các về tiêu
hóa như: Bệnh Gout và suy dinh dưỡng.
-Hiểu được cơ sở khoa học của quy trình sản xuất đậu phụ an toàn, và
3


các công đoạn sản xuất đậu phụ một món ăn (giàu protein)rất phổ biến
trong các bữa ăn hàng ngày của những người dân Việt Nam.
Dự án còn góp phần phát triển các năng lực khác cho học sinh:
Năng lực

+ Năng lực thuyết trình.
+ Năng lực nghiên cứu khoa học.
+ Năng lực phản biện khoa học.
- Ngoài ra dự án còn tích hợp liên môn với các vấn đề thuộc môn:
Sinh học 8: Thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn, Tiêu hóa ở ruột non, Sự
hấp thụ chất dinh dưỡng, Chuyển hóa. Từ kiến thức về tiêu hóa học sinh
sâu chuỗi với kiến thức về protein, sự hấp thụ và chuyển hóa protein
trong cơ thể từ đó các em thấy được muốn cơ thể hấp thụ được protein
từ thức ăn phải trải qua quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh
dưỡng ở ruột non, và sự chuyển hóa các chất.
Và muốn thực hiện tốt quá trình này mỗi chúng ta phải biết bổ sung
protein vào cơ thể hàng ngày qua đường tiêu hóa vì đây là loại chất


Tích hợp

dinh dưỡng không thể thay thế, tuy nhiên cần ăn uống điều độ khoa học
hợp vệ sinh, để phòng tránh các bệnh về tiêu hóa như: Bệnh Gout và
bệnh Suy dinh dưỡng .
+ Tin học: Học sinh biết sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm tư
liệu phục vụ cho bài học, nâng cao kỹ năng thiết lập văn bản, kỹ năng
tạo bài trình chiếu powerpoint, …
+ Toán học: Thông qua việc tổng hợp phiếu điều tra học sinh rèn luyện
kỹ năng đã được học trong bộ môn Toán học.
+ Ngoại ngữ: thông qua phông chữ, và lời thuyết minh trong các bộ
phim khoa học bằng tiếng Anh, Học sinh vận dụng vốn tiếng Anh của
mình để nghe và hiểu nội dung phim.

3. Đối tượng dạy học của bài học:
Học sinh hai lớp 9C, 9ATrường THCS Hoàng Diệu
Đặc điểm: Cả hai lớp học sinh đã được học bộ môn Hóa học, Sinh học, Toán học,
Tiếng Anh theo chương trình GDPT và môn Tin học tự chọn.
4


4. Ý nghĩa của bài học:
- Thực tiễn dạy học:
+ Vấn đề thực tiễn dạy học đặt ra là: Làm thế nào để dạy một vấn đề có liên
quan đến nhiều bài học, nhiều môn học chỉ trong một chủ đề dạy học để tránh sự
chồng chéo và lặp lại kiến thức nhằm giảm bớt sự nặng nề về kiến thức cho học sinh?
Dự án này đã đạt được mục tiêu đó: Chỉ với bài dạy trong 2 tiết giáo viên có
thể đề cập và giải quyết vấn đề có liên quan đến Trạng thái tự nhiên, thành phần cấu
tạo, tính chất, ứng dụng, cấu trúc chức năng, một cái nhìn tổng quát về protein trong
thiên nhiên. Vấn đề này trong chương trình hiện tại nằm ở các bài:

1. Protein (Bài 18 - Sinh học 9)
2. Protein (Bài 53 - Hóa học 9)
Và có liên kết với các bài :
3. Thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn (Bài 24- Sinh học 8).
4. Vệ sinh hệ tiêu hóa (Bài 30- Sinh học 8).
5. Tiêu chuẩn ăn uống. Nguyên tắc lập khẩu (Bài 36- Sinh học 8).
6. Tiêu hóa ở ruột non (Bài 28- Sinh học 8).
7. Sự hấp thụ chất dinh dưỡng (Bài 29- Sinh học 8).
8. Chuyển hóa (Bài 32- Sinh học 8).
Ngoài ra:
- Thông qua việc thực hiện dự án giúp cho giáo viên, cũng như học sinh nâng
cao trình độ nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức sâu rộng hơn, bài giảng thực tế hơn. Học
sinh làm quen dần với các tiến trình nghiên cứu khoa học, đây cũng là nền tảng cơ sở
để các em hình thành các ý tưởng nghiên cứu khoa học.
- Thông qua dự án các em có điều kiện bộc lộ những ưu điểm, những tiềm
năng sẵn có của bản thân như khả năng thuyết trình, tư duy phân tích, tổng hợp, khả
năng làm việc nhóm.., qua đây các em cũng được rèn luyện các kỹ năng sống khác
nữa mà chính các em tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân qua quá trình làm việc chứ
không phải tiếp thu một cách thụ động.
- Thực tiễn đời sống xã hội:
Kết quả thực tiễn của dự án:
5


Các nhóm đã biết được cơ sở khoa học của quy trình sản xuất Đậu phụ an toàn
một món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam và quy trình
sản xuất Đậu phụ an toàn gồm những công đoạn nào?
Tuyên truyền giải thích cho các bạn học sinh trong trường, lớp, những người
thân trong gia đình hiểu được nguyên nhân các bệnh tiêu hóa như bệnh Suy dinh
dưỡng, bệnh Gout là do khẩu phần protein trong thức ăn quá ít hoặc quá nhiều so với

tiêu chuẩn cho phép cho 1 người/ 1 ngày. Biết cách bảo vệ cơ thể thông qua việc ăn
uống khoa học, vệ sinh tiêu hóa, vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường…
Dự án này có thể được nhân rộng, vận dụng trong cộng đồng hoặc chia sẻ trên
các mạng xã hội để tuyên truyền rộng rãi cho mọi người cùng tham gia.
Từ những nghiên cứu của chính học sinh sau khi thực hiện dự án, các em nhận
thấy mối liên hệ giữa kiến thức đã học trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống. Qua
đó hình thành phong cách sống hiện đại, sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng
đồng hiện tại và tương lai.
5.Thiết bị dạy học, học liệu:
a. Thiết bị dạy học:
- Giáo án, bài giảng trình chiếu "Protein và sự sống".
- Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm cho bài Protein - Các đoạn phim khoa học
về Protein – các hình ảnh về Protein.
b. Học liệu, nguồn tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo các bộ môn Hóa học 9, Sinh
học 9, Sinh học 8…
- Chuẩn kiến thức và kĩ năng các bộ môn Hóa học 9, Sinh học 9, 8…
- Tài liệu liên quan đến bài giảng trong Hoá học 9, Sinh học 9, Sinh học 8, ...và
các tài liệu sưu tầm trên mạng như trang wwwWikipedia. com, Sức khỏe với đời
sống, Công nghệ với đời sống, thư viện giáo án điện tử, thư viên bài giảng điện tử,
thư viện đề thi và kiểm tra,www. bệnh viên bạch mai…..
c. Các ứng dụng công nghệ thông tin:
- Phần mềm soạn giảng Power Point, hệ soạn thảo văn bản .
- Máy vi tính kết nối internet, máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, ….
6


6. Hoạt động dạy học và tiến trình thực hiện:
a. Các hoạt động dạy học
* Mục tiêu: Thông qua kiến thức về trạng thái tự nhiên, thành phần cấu tạo,

tính chất, ứng dụng, cấu trúc và chức năng của Protein các em sẽ hiểu rõ vai trò của
Protein đối với sự sống, biết vận dụng các kiến thức đó trong thực tiễn để tuyên
truyền cho những người thân trong gia đình cũng như mọi người xung quanh biết tầm
quan trọng của Protein để mỗi người biết cách tự bảo vệ mình và bảo vệ mọi người
xung quanh bằng các hành động cụ thể như xây dựng các thói quen tốt trong ăn uống
và bảo vệ môi trường:
- Ăn uống khoa học, đủ các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt cung cấp đủ protein
trong khẩu phần ăn hàng ngày, biết được protein là thức ăn không thể thay thế trong
các bữa ăn, nếu thiếu cơ thể sẽ không tồn tại hoặc kém phát triển dễ mắc bệnh suy
dinh dưỡng, nếu thừa sẽ gây bệnh gout….
- Biết được đậu phụ an toàn là món ăn cung cấp protein trong các bữa ăn hàng ngày
cho mỗi người dân Việt Nam: cơ sở khoa học là sự đông tụ protein một tính chất hóa
học quan trọng của Protein và quy trình sản xuất đậu phụ an toàn.
- Vệ sinh tiêu hóa, bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường…
*Nội dung:
- Bài giảng và giáo án "PROTEIN VÀ SỰ SỐNG".
- Nội dung giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh sau khi học bài ở lớp.
- Bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn 15 câu, chấm sau khi các em tham
gia dự án này.
* Cách thức tổ chức dạy học:
- Triển khai bài giảng trên lớp 2 tiết.
- Giao cho các nhóm tiến hành nghiên cứu thực tế trong thời gian 2 tuần và đề
xuất các biện pháp các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa cũng như bảo vệ cơ thể khỏi mắc
các bệnh liên quan đến tiêu hóa protein trong ăn uống như: Suy dinh dưỡng, bệnh
Gout. Cũng trong 2 tuần các nhóm sẽ tìm hiểu về đậu phụ món ăn cung cấp nhiều
protein: về cơ sở khoa học và quy trình sản xuất đậu phụ an toàn.

7



- Chuẩn bị tốt các nội dung thi trong buổi thuyết trình, trong đó mỗi đội phải
xây dựng một bài thuyết trình về nội dung mà giáo viên đã giao cho bằng Word và
powerpoint.
- Giao cho học sinh tự chấm bài kiểm tra trắc nghiệm (theo sự hướng dẫn của
của giáo viên) để các em tự đánh giá lẫn nhau.
* Phương pháp dạy học:
- Phương pháp đàm thoại, trực quan sinh động, sử dụng thí nghiệm.
- Phương pháp nêu vấn đề giải quyết các vấn đề thực tiễn như tại sao những
người làm việc trong môi trường độc hại phải uống sữa, tại sao không giặt áo len lông
cừu, áo da bằng xà phòng có tính kiềm, tại sao phải ăn uống theo khẩu phần hợp lý và
khoa học, tại sao không nên ăn quá nhiều hoăc quá ít protein trong khẩu phần ăn…?
- Phương pháp nghiên cứu quy mô nhỏ chẳng hạn giao cho các em điều tra
thực tế về nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh các bệnh về tiêu hóa như:
+Bệnh Gout và Suy dinh dưỡng trên địa bàn xã Hoàng Diệu và trường THCS Hoàng
Diệu….
+Nghiên cứu về quy trình sản xuất đậu phụ an toàn.
*Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- Đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học sinh thực hiện dự án để có
kết quả toàn diện về thái độ, kĩ năng và năng lực hoạt động của các em.
- Tổ chức buổi ngoại khóa là cách đánh giá các em đầy đủ hơn về nhiều mặt,
các em tham gia một cách tự giác, hào hứng hơn so với cách giao bài tập thông
thường ví dụ như phần thi thuyết trình. Qua các phần thi tạo không khí sôi nổi, đoàn
kết, học sinh biết thêm nhiều kiến thức mới mà giáo viên cũng có thể kiểm tra kiến
thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được trong dự án này một cách toàn diện hơn.
- Tất nhiên, phần bài tập trắc nghiệm để kiểm chứng mức độ thông hiểu, vận
dụng của các em không thể thiếu, giáo viên phát cho học sinh, sau đó các em tự chấm
lẫn nhau, sau khi tham gia xong dự án này.
* Hoạt động của giáo viên:
- Hình thành ý tưởng, xây dựng kế hoạch thực hiện của dự án (phụ lục 5)


8


- Tiến hành soạn bài giảng điện tử, giáo án kèm theo, sau đó giảng dạy trên lớp
2 tiết.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh; theo dõi ,kiểm tra việc thực hiện của
các nhóm, tư vấn và hỗ trợ các nhóm khi cần .
- Chuẩn bị nội dung buổi ngoại khóa, mời giám khảo môn Hóa, môn Sinh, và
nhân viên y tế học đường để đảm bảo tính khách quan, khoa học, giao cho các tổ
chuẩn bị tốt phần thuyết trình theo dàn ý cho trước.
- Tổ chức buổi ngoại khóa.
- Tổng kết, nhận xét, đánh giá toàn bộ dự án.
* Hoạt động của học sinh:
- Tìm các ví dụ về ứng dụng của Protein trong cuộc sống, giải thích các hiện
tượng liên quan đến protein trong đời sống hàng ngày.
- Tham gia vào các tiết dạy của bài "PROTEIN VÀ SỰ SỐNG"
- Các tổ cử 3 bạn tham gia vào đội thi, ngoài ra các thành viên khác có thể
tham gia vào việc biên soạn nội dung thuyết trình, xây dựng bài thuyết trình, tham gia
việc điều tra tình hình để phòng tránh các về tiêu hóa như: hình ảnh, số liệu về bệnh
suy dinh dưỡng của các bạn học sinh trong trường THCS Hoàng Diệu ( theo số liệu
của nhân viên y tế học đường), ở Trường tiểu học và Mầm non trong xã Hoàng Diệu,
Bệnh Gout ở địa phương(thông qua điều tra số liệu ở trạm y tế xã Hoàng Diệu), đến
cơ sở sản xuất đâu phụ ở địa phương để trực tiếp quan sát và chụp ảnh tư liệu các
công đoạn chính của quy trình sản xuất đậu phụ một món ăn quen thuộc trong các
bữa ăn hàng ngày( chứa nhiều protein) và giải thích được cơ sở khoa học của quá
trình này … làm sao để cả tập thể các em cùng tham gia.
- Tự đánh giá kết quả lẫn nhau sau khi tham gia dự án này.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a. Cách thức: đánh giá qua bài kiểm tra trắc nghiệm, qua bài giảng trên lớp,
qua quá trình theo dõi học sinh làm việc nhóm, sản phẩm mang tính thực tiễn của học

sinh (bài thuyết trình) và đặc biệt là qua buổi ngoại khóa.
b. Tiêu chí:

9


- Đảm bảo tính toàn diện: đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực,
thái độ, hành vi của các em.
- Đảm bảo độ tin cậy : phần thuyết trình của buổi ngoại khóa có sự tham gia
của các giám khảo để đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng như
khả năng thuyết trình của các em một cách chính xác, công bằng.
- Đảm bảo tính khả thi: các nội dung cần đánh giá đều nằm trong vùng kiến
thức các em đã học.
- Đảm bảo tính phân hóa:
+ Bài tập trắc nghiệm có các mức độ dễ, trung bình, khó phải vận dụng thực
tiễn.
+ Phần điều tra số liệu xây dựng bài thuyết trình đòi hỏi học sinh không những
phải nắm kiến thức vững vàng mà cần có tư duy tổng hợp mới giải quyết được.
- Đảm bảo tính thực tiễn: Sản phẩm của các nhóm có ý nghĩa thực tiễn ra sao,
hiệu quả tuyên truyền sâu rộng như thế nào?
c.Công cụ đánh giá:
- Xây dựng mẫu phiếu đánh giá nội dung thuyết trình.
- Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm.
- Xây dựng mẫu phiếu đánh giá làm việc của nhóm học sinh (Thông qua các
buổi họp nhóm, nhóm trưởng đánh giá kết quả làm việc của từng thành viên trong
nhóm dựa vào mức độ hoàn thành công việc, cuối dự án nhóm trưởng tổng kết chung
và gửi điểm đánh giá từng thành viên trong nhóm tới giáo viên).
d. Kết quả:
- Kết quả của học sinh là tổng hợp kết quả đánh giá của từng mặt khi thực hiện
dự án, đảm bảo đánh giá đầy đủ nhất, toàn diện nhất các mặt kiến thức, kĩ năng thái

độ năng lực, hành vi của các em:
+ Kết quả kiểm tra trắc nghiệm (Kiến thức): Hệ số 1
+ Kết quả làm việc nhóm học sinh: Hệ số 2
+ Kết quả sản phẩm thuyết trình: Hệ số 3
Tổng điểm sau khi nhân hệ số chia cho tổng các hệ số để lấy điểm trung bình
đánh giá từng học sinh.
10


Ngoài ra giáo viên còn gửi kết quả của học sinh tới giáo viên các bộ môn Sinh
học, Tin học, Toán học …để giáo viên cộng điểm thưởng cho các em.
8. Các sản phẩm của học sinh:
- Các bài thuyết trình do các em tự thiết kế (phần trình chiếu Power Point và
phần nội dung bằng Word).
- Các nội dung thông tin tuyên truyền tới bạn bè, người thân.
- Kết quả kiểm tra trắc nghiệm
- Sau khi các em tham gia dự án này, nắm được kiến thức về Protein và vai trò
của Protein đối với sự sống một cách đầy đủ, toàn diện hơn, thể hiện trên kết quả bài
trắc nghiệm 84% đạt số điểm từ 8 điểm trở lên. Điều quan trọng hơn, các em có thể
vận dụng kiến thức thực tiễn để có ý thức phòng tránh các bệnh về tiêu hóa cho bản
thân và những người thân của mình như : Bệnh Gout và suy dinh dưỡng nâng cao ý
thức bảo vệ bản thân, hiểu được cơ sở khoa học của quy trình làm đậu phụ an toàn là
tính đông tụ của Protein, từ đó có ý thức bảo vệ cộng đồng để hướng tới một tương
lai tốt đẹp hơn, một sự phát triển bền vững hơn./

PHIẾU 1:
Nhóm1: BỆNH SUY DINH DƯỠNG
Nhiệm vụ:
11



1.Kiến thức:
Nêu vai trò của protein đối với cơ thể:
2.Điều tra: Thực trạng về suy dinh dưỡng ở nước ta hiện nay:
- Điều tra thực trạng về suy dinh dưỡng ở nước ta trong 10 năm trở lại
đây ( số liệu ...)
-> Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó:
3.Tác hại của bệnh suy dinh dưỡng
4.Cần phải làm gì khi bản thân em có nguy cơ bị suy dinh dưỡng?

Phụ lục 1
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ CÁC NHÓM HỌC SINH

12


PHIẾU2:
Nhóm 2: BỆNH GOUT
Nhiệm vụ:
1. Kiến thức:
- Nêu vai trò của protein đối với cơ thể:
2. Điều tra: Thực trạng về bệnh GOUT ở nước ta hiện nay:
- Điều tra thực trạng về bệnh GOUT ở nước ta trong 10 năm trở lại
đây( Hình ảnh, số liệu ...)
-> Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó:
3. Tác hại của bệnh GOUT
4. Cần phải làm gì khi bản thân em, hoặc người thân trong gia đình bị bệnh
GOUT?

PHIẾU 3:

Nhóm 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐẬU PHỤ AN TOÀN
Nhiệm vụ:
1.Cơ sở khoa học của quy trình sản xuất:
Sự đông tụ protein
13


2.Nguyên liệu sản xuất: Có hình ảnh minh họa
3.Dụng cụ xản xuất: có hình ảnh minh họa.
4.Quy trình sản xuất:
Giới thiêu từng công đoạn và nhiêm vụ của từng công đoạn đó, có hình ảnh
minh họa.( gồm Ngâm hạt, nghiền, lọc, gia nhiệt và kết tủa, ép khuôn)

Phụ lục 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT
Nhóm thực hiện: …………………………………………………………………………….
Nhóm đánh giá……………………………………………………………………………….
Nội dung

Tiêu chí

Điểm

Đánh giá
của

Đánh giá
của giáo
14



nhóm
bạn
1.Bố cục

2.Nội
dung

3.Hình
thức

4.Trình
bày của
học sinh

- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem
- Cấu trúc mạch lạc, logic
- Thống nhất giữa nội dung với tiêu
đề

0.75

- Sử dụng thông tin, tư liệu chính xác.
- Thể hiện được kiến thức cơ bản có
chọn lọc, xác định được trọng tâm.
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức.

1.0

viên


0.75
0. 5

1.0

1.0
- Thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn, 0.5
sáng sủa…
- Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ hợp 0.5
lý.
- Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp 0.5
dẫn…
- Hình ảnh rõ ràng, sắc nét, tư liệu
0.5
vừa phải, phù hợp với nội dung
-Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm
nhấn thu hút người nghe.
- Trả lời được các câu hỏi chất vấn
- Duy trì giao tiếp tốt, xử lý tình
huống linh hoạt.
- Không bị lệ thuộc vào phương tiện,
có sự phối hợp nhịp nhàng giữa diến
giảng và trình chiếu.
- Thời gian hợp lý

1.0

Tổng điểm


10

0.5
0.5
0.5
0.5

Phụ lục 3
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM
1.Thời gian, địa điểm, thành phần:
- Thời gian: ……………………………
- Địa điểm:……………………………
- Nhóm: ………………., Số thành viên: ……………………. Lớp:
……….
- Số thành viên có mặt:……….vắng măt:
…………………………………..
15


2. Nội dung công việc: ( Ghi rõ tên chủ đề thực hiện hoặc nội dung thực hành)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3.Phân công cụ thể:
STT

Họ và tên

Công việc được

giao

Thời hạn
hoàn thành

Ghi chú

1. Kết quả làm việc:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
2. Thái độ tinh thần làm việc:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
3. Đánh giá chung:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Thư ký
Nhóm trưởng
Phụ lục 4
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM
1.Thời gian, địa điểm, thành phần:

- Thời gian: ……………………………
- Địa điểm:……………………………
- Nhóm: ………………., Số thành viên: ……………………. Lớp:
……….
16


- Số thành viên có mặt:……….vắng măt:
…………………………………..
2. Nội dung công việc:
Đánh giá kết quả hoạt động nhóm của các thành viên trong nhóm qua quá trình
thực hiện dự án
3.Kết quả cụ thể:
STT

Họ và tên

Kết quả hoàn thành Điểm cho quá
công việc được giao
trình thực
hiện dự án

Ghi chú

4.Ý kiến đề xuất:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
Thư ký

Nhóm trưởng

Phụ lục 5: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN:
* Ý tưởng dạy học: Từ kiến thức bài protein bộ môn Sinh học 9 và Hóa học 9,
tích hợp thêm kiến thức, kĩ năng của một số bộ môn khác như Sinh học 8, Toán học,
Tin học, Tiếng Anh, … giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh, các em sẽ đóng vai là
những tuyên truyền viên về vai trò của Protein với sự sống :
- Nhóm 1: Bệnh suy dinh dưỡng.
- Nhóm 2: Bệnh Gout.
17


- Nhóm 3: Quy trình làm Đậu phụ an toàn
( Phụ lục 1)
*Lập kế hoạch dạy học:
+ Từ ngày 15/10 đến ngày 30/10/2014:
- Lập kế hoạch cho tiến trình thực hiện dự án
- Nghiên của nội dung chương trình môn Hóa học 8,9 và lựa chọn nội dung dạy
học của dự án là bài Protein của Sinh học 9 và Hóa học 9.
- Hình thành tên dự án (Protein và sự sống), mục đích dạy học sơ bộ.
- Xây dựng các câu hỏi khái quát và câu hỏi nội dung
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
+ Ngày 01/11/2014:
- Lựa chon học sinh thực hiện dự án ( Đối tượng là học sinh khối 9)
- Tiếp xúc học sinh, giới thiệu về cách dạy học theo dự án
- Hình thành nhóm học sinh thực hiện theo khả năng và sở thích của các em.
+ Từ 02/11 đến 07/11/2014:

- Giáo viên thực hiện các nội dung dạy học của dự án theo kế hoạch đã lập.
- Hoàn thiện nội dung bài dạy của giáo viên.
+ Ngày 09/11/2014: Thực hiện bài dạy với chủ đề Protein và sự sống.
+ Từ ngày 10/11 đến ngày 24/11/2015:
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra tiến trình thực hiện và thái độ làm việc của học
sinh trong từng nhóm.
+ Ngày 25/11/2014:
-Tổ chức ngoại khóa: Các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm
-Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Phát phiếu tự đánh giá (Phụ lục 2,3,4)và
bài kiểm tra trắc nghiệm.
-Giáo viên tổng kết đánh giá dự án.
* Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:
+ Câu hỏi khái quát: Protein có vai trò với sự sống như thế nào?
+ Câu hỏi nội dung:
1. Protein có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống?
2. Nguồn cung cấp Protein trong tự nhiên? Làm thế nào để có thể hấp thụ Protein
vào cơ thể được nhiều nhất?
3. Vì sao protein có tính đa dạng và đặc thù? Tính đặc trưng của protein thể hiện
qua cấu trúc không gian như thế nào?
4. Làm thế nào để duy trì và đảm bảo cân bằng lượng Protein đưa vào cơ thể
không quá nhiều, không quá ít?.
5. Protein có liên quan đến các bệnh về tiêu hóa của cơ thể ra sao?
6. Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng da, len lông cừu khi giặt?
7. Làm thế nào để có một cơ thể khỏe mạnh khi phải làm việc trong môi trường có
nhiều hóa chất độc hại ?
8. Cơ sở khoa học của quy trình sản xuất đậu phụ an toàn ?
*Tiến trình học sinh thực hiện:
- Học sinh nghe giới thiệu về dạy học theo dự án
18



-Nghe giáo viên cung cấp và trao đổi thảo luận với giáo viên về hệ thống mục
tiêu cần đạt, những nội dung dạy học chính của dự án.
- Tham gia giờ học và nhận nhiệm vụ mà giáo viên phân công.
- Thành lập nhóm, phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm.
- Họp nhóm, trao đổi, thảo luận về tiến trình thực hiện nhiệm vụ của nhóm
- Liên hệ, trao đổi với nhau và với giáo viên về những kết quả cũng như khó
khăn gặp phải trong quá trình thực hiện dự án để tìm hướng giải quyết.
- Hoàn thành sản phẩm.
- Báo cáo sản phẩm, đánh giá kết quả của nhau.

19



×