Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG (ngữ văn 8) “ vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để bảo vệ sức KHỎE TRONG mùa ĐÔNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.01 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ỨNG HÒA
TRƯỜNG THCS TRUNG TÚ
Địa chỉ: xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0433888494
Email:

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
Tên tình huống:
“ VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE
TRONG MÙA ĐÔNG”

Môn học chính: Ngữ Văn
Các môn học được tích hợp: Sinh học, Thể dục, Công nghệ, Vật lý, Mỹ
thuật, Giáo dục công dân, Hóa học…
Thông tin về nhóm Học sinh:
1.

Nguyễn Minh Phương - Lớp 8A
Ngày sinh: 15/05/2001

2.

Vương Đăng Thái - Lớp 7A
Ngày sinh: 19/05/2002


I. TÊN TÌNH HUỐNG:
“ VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE


TRONG MÙA ĐÔNG”
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
- Hiện tại, bây giờ đã là tháng 10 âm lịch, thời tiết bắt đầu trở lạnh, tuy
chưa có nhứng đợt rét đậm nhưng đã có vài đợt rét đầu mùa đan xen trong những
ngày nắng ấm. Thời điểm này, đã có rất nhiều bạn Học sinh chủ quan lơ là trong
việc bảo vệ sức khỏe dẫn đến mắc một số bệnh về đường hô hấp. Nên đây được
coi là một tình huống xuất phát từ thực tế cuả Học sinh trong trường học cơ sở
Trung Tú.
- Hiện nay, một trong những tiêu chí để xây dựng “Trường học thân thiện
Học sinh tích cực” là việc rèn kỹ năng sống cho Học sinh, trong đó việc bảo vệ
sức khỏe cho Học sinh luôn được các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường cùng
với các bậc phụ huynh quan tâm. Trong những tháng vừa qua chúng ta đã chứng
kiến một số dịch bệnh bùng phát như dịch Đau mắt đỏ, dịch sốt xuất huyết, dịch
Ebola…Với mong muốn tạo cho các em Học sinh có môi trường học tập lành
mạnh, với những con người khỏe mạnh, BGH trường THCS Trung Tú đã tổ chức
sinh hoạt ngoại khóa cho Học sinh với chủ đề “Bảo vệ sức khỏe trong mùa đông”
để chuẩn bị cho các em có những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ sức khỏe của
mình khi mùa đông đang đến gần. Chính vì vậy, thông qua buổi sinh hoạt tập thể
này, chúng em muốn góp phần thiết thực cùng với các thầy cô giáo và các bậc
phụ huynh trong toàn trường tuyên truyền, hướng dẫn giúp các bạn Học sinh
trong trường THCS Trung Tú nói riêng và tất cả các bạn Học sinh trong độ tuổi
đến trường trong toàn xã Trung Tú – huyện Ứng Hòa có kĩ năng bảo vệ sức khỏe
trong mùa đông. Bên cạnh đó các bạn còn là những tuyên truyền viên nhỏ tuổi,
tuyên truyền tới những người thân trong gia đình và những người xung quanh
mình có kỹ năng bảo vệ sức khỏe khi mùa đông đang đến gần.
- Khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ được tìm hiểu sâu hơn, rộng
hơn về kiến thức các môn học như Sinh học, Công nghệ, Mỹ thuật, Thể dục, Vật
lý, Giáo dục công dân và cả những môn mà chúng em đã được học ở bậc Tiểu
học như môn Tự nhiên và xã hội… và từ đó, chúng em tăng khả năng của mình
trong việc vận dụng kiến thức các môn học vào thực tế đời sống.

III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể
vận dụng nhiều kiến thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết cho
thấu đáo, cặn kẽ tình huống mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là: môn Sinh
học, Thể dục, Vật lý, Công nghệ, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Thể dục và Ngữ
văn… ở các khối lớp mà chúng em đã được học


Cụ thể:
- Với môn Địa lí: Nhận biết đặc điểm thời tiết khí hậu ở miền Bắc nước ta
vào mùa đông
- Với môn Sinh học:
+ Nhiệt độ cơ thể. (quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt). Phương pháp phòng
chống lạnh.
+ Các vitamin trong các loại hoa quả có lợi cho cơ thể trong mùa đông.
- Với môn Thể dục: Tăng cường luyện tập.
- Với môn Công nghệ:
+ Cách chọn chất liệu vải để giữ ấm cơ thể.
+ Cách lựa chọn thực phẩm trong mùa đông.
- Với môn Vật lý:
+ Sự truyền nhiệt.
+ Sự khuyêch tán trong không khí.
- Với môn Mỹ thuật: Cách chọn màu sắc của trang phục mùa đông.
- Với môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho
bản thân.
- Với môn Hóa Học: Vai trò của nước đối với cơ thể con người.
- Với môn Ngữ văn: sử dụng lối văn nghị luận trong thuyết minh tiến trình
giải quyết tình huống sao cho thuyết phục được các bạn
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

- Trước hết cho các bạn hiểu “Sức khỏe” là gì? Tầm quan trọng của sức
khỏe đối với mỗi người đặc biệt là với mỗi bạn Học sinh.
- Bảo vệ sức khỏe là gì? Tác hại của việc không bảo vệ sức khỏe và bảo
vệ sức khỏe không đúng cách trong mùa đông.
- Vận dụng các kiến thức đã học để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông.
- Ý nghĩa, sự cần thiết và trách nhiệm để mỗi Học sinh phải bảo vệ sức
khỏe cho bản thân trong mùa đông.


V. THUYẾT MINH VỀ TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Chúng ta vẫn thường nói người bị bệnh tật hoặc người tàn phế là người
không có sức khỏe. Nhưng theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y tế Thế
giới (WHO) thì “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về vật chất,
tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Như
vậy, sức khỏe được hiểu một cách đầy đủ là sự sảng khoái và thoải mái về thể
chất và tinh thần. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về vật chất là sức lực dẻo
dai, nhan nhẹn, chống được các yếu tố gây bệnh và có khả năng chịu đựng các
điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Sức khỏe tinh thần được thể hiện ở sự sảng
khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm giác vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc
quan, yêu đời… Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ
giữa bản thân – Gia đình – Nhà trường – Bạn bè – Xóm làng – Nơi công cộng.
Càng hòa nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức
khỏe xã hội tốt và ngược lại.
Một trong 14 điều dạy của đạo Phật đã nhấn mạnh rằng: Tài sản lớn nhất
của con người là sức khỏe. Khi bình thường, chẳng ai trong chúng ta nghĩ đến
sức khỏe của mình, chỉ khi nào bị tác động của bệnh tật hoặc tuổi già mới giật
mình nghĩ lại, chủ yếu là cảm giác nuối tiếc. Các cụ chúng ta thường nói“Bảo vệ
sức khỏe là bảo vệ cuộc sống của chính mình”. Vì vậy, bảo vệ sức khỏe rất quan
trọng với mỗi Học sinh và với tất cả mọi người. Đặc biệt trong mùa đông lạnh
giá, nhiệt độ xuống thấp như ở miền Bắc thì việc bảo vệ sức khỏe lại càng trở lên

quan trọng hơn. Bảo vệ sức khỏe trong mùa đông là tăng cường khả năng miễn
dịch cho cá nhân và tránh xa các mầm bệnh, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ sức
khỏe để học tập và làm việc. Nếu chúng ta không tự bảo vệ hoặc bảo vệ sức khỏe
không đúng cách trong mùa đông sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm.
Thời tiết lạnh cơ thể có thể bị nhiễm lạnh và cơ quan chịu ảnh hưởng đầu
tiên là hệ hô hấp trên tạo nên các bệnh như viêm mũi, họng, xoang rồi lâu dần sẽ
nhiễm trùng lan xuống khí quản và nhu mô phổi gây viêm phế quản, viêm phổi.
(H1, H2)

Hình 1

Hình 2


Vào mùa đông, thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao… nếu sức
khỏe của chúng ta không tốt là cơ hội cho các loại vi rút xâm nhập đưa chúng ta
đến với căn bệnh cảm cúm, sốt vi rút. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là trán hơi
nóng, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đau nhức cơ khớp…làm cho cơ
thể chúng ta mệt mỏi không muốn vận động chút nào lại còn phải kèm theo chiếc
khăn tay luôn bên mình để xỉ mũi thì thật là buồn chán.
Không chỉ vậy, bạn có thấy khi thời tiết lạnh, các ngón chân bị ngứa, đau
kèm theo sung tấy, cảm giác rất khó chiu. (H3, H4)

Hình 3

Hình 4

Một tác hại nữa mà các bạn có thể thấy ngay đó là vào mùa đông làn da trở
lên khô và nứt nẻ, có người còn chảy cả máu chắc là đau lắm. (H5)


Hình 5
Vậy, làm thế nào để có thể bảo vệ được sức khỏe của bản thân mình trong
mùa đông?
Vì thời tiết lạnh cơ thể có thể bị nhiễm lạnh và cơ quan chịu ảnh hưởng
đầu tiên là hệ hô hấp trên, nên việc cần thiết chúng ta cần làm là giữ ấm hơi thở.


Theo như môn Sinh học, mùa đông là thời điểm mà các bệnh về phổi và phế
quản phát triển mạnh do các yếu tố thời tiết: độ ẩm cao, khí áp thấp, nhiệt độ thấp
cộng với khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi sinh vật (vi trùng,
virus, nấm mốc, sinh trùng…) phát triển.
Làm thế nào để giữ ấm hơi thở? Nhiều người lầm tưởng rằng vào mùa
đông chỉ cần đóng kín các cửa, các khe, lỗ hở để tránh gió lùa là giữ ấm cho căn
phòng. Nếu bạn làm như vậy, cộng thêm các thiết bị như điều hòa, máy sưởi …
thì vô tình bạn lại càng làm cho căn phòng của mình thêm khô hanh, là cơ sở cho
vi trùng sinh sôi nảy nở. Hơn thế nữa, căn phòng ít thông gió dẫn tới chất lượng
không khí kém, giảm ô xy. Căn phòng thoáng mát tự nhiên sẽ giúp chống ô
nhiễm và các loại virus, vì vậy mặc dù mùa đông lạnh nhưng bạn cũng nên mở
hết các cửa sổ lớn 1 lần/ngày khoảng 10 phút vào những ngày đông để không khí
trong nhà luôn thoáng mát và sự thông gió tự nhiên sẽ giúp không khí trong lành
hơn. Vì khi đó sẽ có sự khuếch tán không khí như chúng mình đã học trong môn
Vật lý rồi.
Việc tiếp theo, bạn cần biết và làm ngay đó là giữ ấm cơ thể. Dù cơ thể bạn
có khỏe đến mấy đi nữa, khi nhiệt độ đã hạ xuống dưới 15 oC mà bạn vẫn mặc
phong phanh như những ngày nắng ấm của mùa thu là bạn đã không biết tự bảo
vệ sức khỏe của mình rồi. Các bạn có biết tại sao có một số bạn vào mùa đông da
mặt lại tái đi, môi thâm lại và cơ thể run lên như vậy không? Đó chính là phản
ứng tự nhiên của cơ thể với thời tiết lạnh. Vì cơ thể của ta rất nhạy cảm với
những thay đổi của nhiệt độ, nên nếu bạn mặc ít áo, không quàng khăn, không
đội mũ, không đi giày tất… bạn sẽ thấy rét (có thể run chân tay). Bạn có biết vì

sao như vậy không? Đó là vì nhiệt độ cơ thể bạn đang truyền ra môi trường (do
cơ thể mất nhiệt). Bình thường nhiệt độ trong mỗi cơ thể chúng ta là 37 oC, nó chỉ
thay đổi ít trong phạm vi hạn hẹp (trên dưới 10 oC tùy thuộc vào trạng thái tâm
sinh lý, lứa tuổi và vị trí khác nhau trên cơ thể). Trong mùa đông nhiệt độ cơ thể
bao giờ cũng cao hơn nhiệt độ ngoài môi trường, mà môn Vật lí thầy Ngô Văn
Quý đã dạy chúng ta rõ “sự truyền nhiệt từ nơi nhiệt độ cao đến nơi nhiệt độ
thấp”. Da người truyền nhiệt ra môi trường xung quanh, sự truyền nhiệt nhiều
hay ít phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ, không khí. gió và độ ẩm. Khi nhiệt độ
xuống thấp, tốc độ lớn thì cơ thể càng mất nhiệt nhanh, điều này gây cảm giác
lạnh (rét run). Điều này bài Thân nhiệt trong môn Sinh học 8 cũng đã nói rõ rồi.
Do đặc điểm địa hình vùng Đông Bắc Bộ mà thầy Khoa đã giảng cho
chúng ta ở môn Địa lí: do tác động của các dãy núi, hướng núi với các cánh cung
Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm không ngăn cản mà lại tạo thành các
sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa đông. Vì vậy, trong
mùa đông, thời tiết ở miền Bắc chúng ta thường lạnh kéo dài, có đợt dài cả tháng
sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe chúng ta. Vậy, làm thế nào để có thể giữ ấm cho
cơ thể trong những ngày lạnh giá như vậy?
Theo tôi: mặc ấm, quàng khăn, đi giày tất là cách giữ ấm cho cơ thể tốt


nhất. Nếu đi ra đường các bạn nhớ đừng quên đeo khẩu trang, nhất là với các bạn
ở thôn Lạc Đạo, Dương Liễu, Cao Xá. Tại sao mình lại nói như vậy, vì các bạn ở
xa trường tới 2 km, đường tới trường lại qua các cánh đồng và những dòng sông
lúc nào cũng hun hút gió thổi thì dù các bạn có mặc ấm bao nhiêu mà thiếu khẩu
trang thì sau đoạn đường đó chắc mũi các bạn sẽ đỏ ửng như quả cả chua ấy và
chắc khi đến nơi các bạn sẽ tha hồ mà hắt xì hơi. Đây là nguyên nhân dễ đưa các
bạn đến với bệnh về đường hô hấp.
Trong các chất liệu để giữ ấm thì chất liệu bằng len, dạ là giữ ấm cho cơ
thể tốt nhất. Môn Công nghệ cô giáo đã dạy chúng ta rồi. Vì đó, đều là những
chất liệu có bề mặt xù xì giúp giữ nhiệt và hấp thụ nhiệt rât tốt nên chúng ta hãy

thoải mái lựa chọn cho mình những đôi găng tay, những chiếc khăn quàng bằng
len dạ thật ấm áp. Nếu chọn đồ bằng len thì các bạn nên nhớ chọn áo và quần len
sợi nhỏ, đan chặt sẽ giúp bạn ấm hơn áo len sợi to, đan lỏng bởi những lỗ hổng
vẫn khiến không khí lùa vào cơ thể bạn. Và mình nghĩ, các bạn cũng đừng ngại
ngần khi diện cho mình những bộ cánh có màu sắc sặc sỡ. Vì mùa đông, khi ta
dùng những trang phục có màu sắc sặc sỡ như: vàng, đỏ, cam… sẽ giúp chúng ta
có cảm giác ấm áp như thầy Vương Danh Giang dạy môn Mỹ Thuật đã dạy
chúng mình hôm trước ấy. Bạn cũng đừng quá lo sợ vì những trang phục ấy
không phải là đồng phục của Nhà trường. Bạn vẫn nghe chương trình thời sự trên
ti vi và thầy Hiệu trưởng đã công bố “vào ngày rét đậm các em không nhất thiết
phải mặc đồng phục (vì quần áo đồng phục của nhà trường thường là áo gió rất
mỏng) các em phải mặc cho đủ ấm để tránh bị nhiễm lạnh rồi mà. Những ngày
đó, các bạn sao đỏ sẽ không chấm điểm đồng phục đâu. Nhưng nếu bạn là người
ưa giản dị, không thích các màu sặc sỡ thì bạn hãy nói với bố mẹ về sở thích của
mình để đặt may riêng những bộ quần áo phù hợp nhé.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể sáng tạo trong cách mặc để phù hợp với
thời tiết và sở thích của mình. Bạn không thích những chiếc áo len, áo dạ dày và
nặng trịch thì bạn có thể mặc nhiều áo mỏng bên trong sẽ giúp giữ ấm cho cơ thể
tốt hơn nữa. Theo môn Vật Lý, thầy Ngô Văn Quý đã dạy “với cùng một độ dày,
khi chúng ta mặc nhiều áo mỏng thì giữa các lớp áo sẽ có lớp không khí giúp cho
việc cách nhiệt rất tốt, hạn chế sự truyền nhiệt của cơ thể ra bên ngoài bởi không
khí truyền nhiệt kém do đó khí lạnh truyền vào được cơ thể ta”. Như vậy, mặc
nhiều áo mỏng thay cho một áo dày cũng là một phương pháp giúp bạn giữ ấm
khi trời lạnh.
Không chỉ mặc ấm, mà lựa chọn thực phẩm ăn uống cũng là một biện pháp
tốt. Trong mùa đông, hầu hết chúng ta thường có nhu cầu ăn nhiều hơn so với
mùa hè vì con người chúng ta có sự điều hòa thân nhiệt theo cơ chế hóa học được
thực hiện bằng sự tăng hay giảm cường độ trao đổi chất. Vào mùa đông khi nhiệt
độ giảm, con người chủ động tăng các quá trình sinh nhiệt bằng cách tăng cường
độ trao đổi chất ở các mô và tế bào. Ngược lại vào mùa hè, khi nhiệt độ môi

trường tăng, cơ thể sẽ giảm quá trình chuyển hóa để sinh nhiệt. Điều này giải
thích tại sao vào mùa đông chúng ta thường ăn ngon và ăn nhiều hơn mùa hè.


Nhưng nếu các bạn ăn quá nhiều các món giàu đạm hay đồ ngọt, trong môn
Công nghệ 6 chúng ta đã được học rồi, điều này có thể gây ra một số nguy cơ
như: mắc một số bệnh về đường tiêu hóa và răng miệng hoặc làm cho cơ thể bị
thừa đạm làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, việc lựa
chọn thực phẩm là rất quan trọng để bảo đảm sức khỏe cũng như tăng cường khả
năng đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật trong những ngày giá rét. Chúng ta
không nên ăn thức ăn có quá nhiều calo trong mùa đông, những bữa ăn nhiều
chất và nhiều mỡ sẽ làm chúng ta cảm thấy khó chịu. Ngoài các loại thức ăn
thường ngày, bạn hãy nên duy trì 3 phần rau và 2 phần trái cây trong thực đơn
của mình. Bởi rau quả là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất rất
cần thiết cho cơ thể. Các đồ ăn ngọt và thực phẩm có chứa nhiều chất béo có tác
dụng giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh nhưng lại không tốt cho sức khỏe vì vậy các
bạn hay ăn vặt có thể lựa chọn các loại hạt (hạt dẻ). Các loại hạt vẫn cung cấp
chất béo cho chúng ta chống lại cái lạnh giá của mùa đông mà lại không làm
chúng ta lên cân. Thật là lí tưởng phải không các bạn. Và các bạn đừng quên bổ
sung thêm sữa chua, hay sữa tươi, ngũ cốc để tăng hàm lượng canxi cho xương
chắc khỏe nhé.
Các bạn cũng cần uống đủ nước nữa. Theo kiến thức của môn Công nghệ
6, nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Nước là thành phần
chủ yếu của cơ thể, là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ
thể. Nước không thể thiếu để giúp chúng ta điều hòa thân nhiệt giúp chúng ta
tránh được nguy cơ bị lạnh trong mùa đông. Theo kiến thức môn Hóa học 8, vai
trò của nước trong cơ thể được nâng ở tầm cao hơn. Đó là, nước giúp chúng ta
đào thải và loại trừ các độc tố ra khỏi cơ thể. Nước còn là môi trường để các phản
ứng sinh lý – sinh hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Ngoài ra còn có thể
phòng tránh được căn bệnh cảm cúm hay cảm lạnh rất thường gặp. Nhiều người

cho rằng, mùa đông nhiệt độ thấp nên cơ thể không có mồ hôi có nghĩa là không
bị mất nước và không cần thiết phải uống nhiều nước vì không có cảm giác khát,
điều này thật sai lầm. Trái lại, các chuyên gia về sức khỏe lại khuyên bạn nên
uống nhiều nước trong những ngày mùa đông hay cả những ngày hè. Lượng
nước tối thiểu bạn cần uống mỗi ngày là từ 1,5 đến 2 lít nước. Ngoài nước lọc
thông thường, bạn có thể uống các loại nước ngọt khác như nước nước từ các loại
rau, củ quả đặc biệt là uống một số loại trà như trà Gừng giúp lưu thông và làm
ấm cơ thể, trà xanh để tăng cường chất ô xi hóa cho cơ thể. … Cách uống nước
cũng rất quan trọng để giữ ấm. Nếu bạn nào có thói quen uống nước lạnh hoặc
nước hơi ấm cho nhanh thì thay vào đó hãy nhâm nhi một cốc nước thật nóng để
làm tăng nhiệt độ cơ thể giúp cơ thể ấm hơn nhé.
Bên cạnh việc giữ ấm cho cơ thể, để đảm bảo một thể trạng tốt trong mùa
đông bạn cũng cần có chế độ hoạt động hợp lí như việc tập thể dục đều đặn
chẳng hạn. Đừng vì thời tiết lạnh mà chúng ta lười vận động, cứ co mình lại trong
lớp. Chúng ta không nhất thiết phải chạy bộ trong thời tiết rét như cắt, đơn giản
chỉ là tập một vài động tác nhẹ nhàng trong vòng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn
tăng sức đề kháng, tăng khả năng chịu lạnh và còn giúp da dẻ chúng ta mịn màng


hơn. Cô Vũ Thị Mai – Giáo viên môn Thể dục có nói “các hoạt động ngoài trời
là liều thuốc tốt nhất giúp các em chống lại tâm trạng chán nản, mệt mỏi trong
mùa đông. vì đó là nguyên nhân làm cho các em lười học. Đừng như con sên co
người trong vỏ, nếu thời tiết cho phép hãy ra ngoài vui chơi với những động tác
nhẹ nhàng để cải thiện tâm trạng.. Một lý do nữa mà chúng ta cần tham gia hoạt
động ngoài trời là vì vào mùa đông, ít khi trời nắng nên chúng ta luôn trong tình
trạng thiếu vitamin D, một loại vitamin rất cần thiết cho da và giúp cơ thể tăng
cường sức đề kháng. Nếu thiếu nó, chúng ta dễ mắc bệnh còi xương, đây là đây
là kiến thức rất quan trọng của môn Sinh học 8 đấy các bạn ạ. Vì vậy, hãy tận
dụng những giây phút đẹp ngoài trời để vừa hít thở không khí bên ngoài vừa hấp
thu vitamin D các bạn nhé. Trong khi tập thể dục, các bạn cũng cần lưu ý thêm

rằng nếu trời nắng quá các bạn không nên tập vì nắng mùa đông cũng có hại
không kém gì nắng mùa hè. Vì thế bạn nên đeo kính chống nắng khi đi ra ngoài
để bảo vệ mắt mắt bạn khỏi tia UVA và UVB. Khi đeo kính bạn phải hạn chế đeo
kính áp tròng vì mùa đông thời tiết thường rất khô và lạnh. Nếu đeo kính áp tròng
bạn cần phải luôn giữ cho mắt có được độ ẩm cần thiết. Nếu bạn không biết loại
kính nào có thể chống lại tia UV hiệu quả, bạn hãy hỏi các bác sĩ về mắt để có lời
khuyên hữu ích.
Tắm rửa cũng rất quan trọng đấy. Mùa đông lạnh, nên nhiều bạn trong
chúng ta ngại tiếp xúc với nước nên chỉ tắm - rửa khi có dấu hiệu bẩn. Điều này
thực sự nguy hiểm cho sức khỏe vì nó tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn trú ngụ và
sinh sôi nhiều hơn, tăng nguy cơ xâm nhập vào cơ thể. Việc tắm rửa tưởng
chừng quá đơn giản nhưng lại mang đến những hiệu quả rất tích cực để phòng
ngừa bệnh tật trong mùa đông. Thường xuyên tắm rửa bạn sẽ loại trừ được các
loại vi khuẩn gây hại tấn công, đặc biệt là mầm bệnh gây cảm cúm. Nên tắm - rửa
với nước ấm và xà phòng diệt khuẩn. Nếu bạn tắm hay rửa tay với nước lạnh,
thân nhiệt của bạn cũng sẽ giảm xuống và rất khó giữ ấm cơ thể. Điều này sẽ
khiến hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bạn giảm, dễ dẫn đến bị cảm lạnh
và các bệnh hô hấp khác như cúm, viêm họng. Tốt nhất bạn hãy dùng nước ấm để
vệ sinh và giữ da khô thoáng để tránh nhiễm lạnh. Điều này, tất cả chúng ta đã
được học ở môn Tự nhiên và xã hội trong chương trình tiểu học rồi.
Có thể nói rằng, biết cách tự bảo vệ sức khỏe trong mùa đông là rất quan
trọng nên trong chương trình Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng này trường ta đã
tổ chức buổi giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh trong mùa đông hôm nay.
Thông qua buổi học hôm nay, mỗi chúng ta đều nhận thấy việc giữ gìn sức
khỏe trong mùa đông là rất cần thiết. Vì Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao
động có hiệu quả và giúp chúng ta sống lạc quan, yêu đời như môn Giáo dục
công dân 6 chúng ta đã được học. Mỗi Học sinh chúng ta đều phải có trách
nhiệm giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe không chỉ là tài sản quý của mỗi cá nhân
mà còn là tài sản chung của cả cộng đồng như lời Bác đã dạy “Mỗi một người
dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước

khỏe mạnh”. Vậy chúng ta hãy tích cực học hỏi để biết cách và tự chăm sóc sức


khỏe trong mùa đông này các bạn nhé.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
“Bảo vệ sức khỏe trong mùa đông” là một việc làm rất cần thiết. Các biện
pháp giải quyết tình huống mà chúng em đưa ra ở trên đều xuất phát từ kinh
nghiệm thực tế và kiến thức mà chúng em đã được học. Với tình huống trên,
chúng em thiết nghĩ nếu được tuyên truyền rộng rãi đến tất cả các bạn Học sinh
nói chung và các bạn Học sinh trường THCS Trung Tú nói riêng sẽ có những ý
nghĩa quan trọng như: các bạn sẽ có ý thức tự bảo vệ đúng cách sức khỏe mùa
đông cho mình và cho mọi người. Từ đó các bạn thấy rằng tất cả những điều
chúng ta được học từ các bộ môn đều có tác dụng và ý nghĩa lớn trong đời sống,
không kiến thức nào, không môn học nào được gọi là kiến thức hoặc môn học
phụ. Như vậy, tự các bạn sẽ có ý thức học tốt hơn ở tất cả các môn học, không
xem nhẹ hay coi thường môn học nào. Và hơn thế nữa thông qua cách vận dụng
các kiến thức để giải quyết tình huống trên, mỗi bạn học sinh khi được tuyên
truyền đều có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống,
các hiện tượng mà các bạn thường gặp trong thực tiễn. Trên cơ sở đó sẽ kích
thích tính tò mò, ham học hỏi, đồng thời xác định rõ việc học tập quan trọng như
thế nào. Từ đó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập trong mỗi Học sinh.
Trên đây là một trong nhiều tình huống thực tiễn mà nhóm học sinh trường
THCS Trung Tú – huyện Ứng Hòa đã gặp và giải quyết. Trong quá trình giải
quyết tình huống có thể còn có những hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô và các bạn. Chúng em mong rằng, các biện pháp trên sẽ
được các bạn áp dụng vào thực tế để phòng tránh bệnh cho mình và người thân.
Chúc cho tất cả các bạn sẽ luôn khỏe mạnh trong mùa đông giá rét.

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG


Trung Tú, ngày 02 tháng 12 năm 2014
Người viết

Nguyễn Minh Phương

Vương Đăng Thái


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công nghệ 6 – Nhà xuất bản Giáo dục
Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc.
Bài 2: Lựa chọn trang phục.
Bài 15: Cơ sở của ăn uống hợp lý
2. Sinh học 8- Nhà xuất bản Giáo dục
Bài 22: Vệ sinh hô hấp
Bài 33: Thân nhiệt
Bài 34: Vi ta min và muối khoáng.
3. Địa lí 8 – Nhà xuât bản Giáo dục
Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta.
4. Vật lí 8 – Nhà xuất bản Giáo dục
Chương II: Nhiệt học
5. Mĩ thuật 6 – Nhà xuất bản Giáo dục
Bài 10: Màu sắc.
6. Hóa học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục
Bài 36: Nước
7. Giáo dục công dân 6 – Nhà xuất bản Giáo dục
Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH

CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS TRUNG TÚ - ỨNG HÒA
THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ “BẢO VỆ SỨC KHỎE TRONG MÙA ĐÔNG”

Nguyễn Minh Phương – Lớp 8A với bài thuyết minh “Vận dụng kiến thức liên môn
để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông”
(Ảnh chụp ngày 02/12/2014)


Vui chơi đá cầu ngoài trời khi thời tiết cho phép
(Ảnh chụp ngày 02/12/2014)

Thời tiết không cho phép
Luyện tập những động tác nhẹ nhàng trong nhà đa năng


(Ảnh chụp ngày 04/12/2014)

Học sinh lớp 6A tham gia tổng vệ sinh giữ cho môi trường luôn sạch
(Ảnh chụp ngày 02/12/2014)

Rửa tay sạch sẽ sau khi vui chơi và đi vệ sinh


(Ảnh chụp ngày 02/12/2014)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH BIẾT LỰA CHỌN TRANG PHỤC
TRONG MÙA ĐÔNG

Không quên găng tay, khăn quàng và mũ ấm khi đi đường



Không nhất thiết phải mặc đồng phục trong những ngày rét đậm



×