Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN HỆ VI SINH VẬT ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.77 KB, 18 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẾN HỆ VI SINH VẬT
ĐẤT
NHÓM 09
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
B. NỘI DUNG.....................................................................................................2
I. Thuốc trừ sâu...................................................................................................5
II. Thuốc trừ cỏ………………………………………………………………10
C. TÁC ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT BVTV ĐẾN VI SINH VẬT ĐẤT…........14
D. KẾT LUẬN……………………………………………………………......16
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………17

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và các nước trên thế giới, sâu,
bệnh, cỏ dại (gọi chung là sâu hại) là mối đe dọa lớn và nếu không được tổ chức
phòng trừ tốt, chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất cây trồng và
chất lượng nông sản. Bởi vì, thiệt hại do các loại sinh vật hại gây nên đối với cây
trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm 20-25% năng suất, có khi lại đến 50%.
Để phòng trừ các loại sinh vật hại nói trên, trong những năm qua chúng ta đã áp
dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật là biện pháp phổ biến và thông dụng nhất trong nền nông nghiệp hiện nay.
Theo thống kê năm 2009 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay tại
Việt Nam có khoảng 926 tên thương phẩm thuốc trừ sâu và khoảng 400 tên thương
phẩm thuốc trừ cỏ, hàng trăm thương phẩm thuốc trừ bệnh nữa... và con số đó sẽ
không dừng lại ở đây, cách đây 30 năm, số hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng
chỉ có 20 loại. Về chủng loại hóa chất bảo vệ thực vật khá đa dạng, còn về số
lượng cũng gia tăng không ngừng. Năm 1980 lượng hóa chất bảo vệ thực vật sử
dụng ở việt nam khoảng 10.000 tấn /năm, đầu thập niên 90 thế kỉ XX con số này



tăng lên gấp đôi và hiện nay còn khoảng 30.000 tấn/năm. Hầu hết các hóa chất bảo
vệ thực vật đều là chất hữu cơ tổng hợp,có tính độc nguy hiểm đối với sinh vật và
con người. Chúng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch,cơ quan nội tiết, cơ quan sinh
sản ở những mức độ khác nhau và bằng nhiều con đường khác nhau.chúng có thể
phân thành các loại rất độc,độc,trung bình và ít độc. Hóa chất bảo vệ thực vật là
các hydrocacbua thơm thường rất độc và khá bền về sinh học. Hầu hết các hóa chất
bảo vệ thực vật sử dụng đi trực tiếp vào đất. một số đất có khả năng hấp thụ hóa
chất bảo vệ thực vật rất cao. Mới đầu ,trường hợp này có hiệu quả bảo vệ nước
ngầm và chuỗi thức ăn,nhưng khi đất hấp thụ mạnh quá và biến đổi sẽ làm gia tăng
tính nguy hiểm của hóa chất bảo vệ thực vật đối với sinh vật. sự tồn lưu chất hóa
chất bảo vệ thực vật được đo bằng thời gian cần có để chất đó mất hoạt tính hay
phân hủy đến 95%.loại bền thời gian phân hủy trên 2 năm, trung bình:1-18 tháng
và không bền từ 1-2 tuần. thời gian để phân hủy hết 1 nửa gọi là thời gian bán phân
hủy. Nhóm hóa chất bảo vệ thực vật là hợp chất hữu cơ bền trong môi trường tự
nhiên , có thời gian phân hủy dài. Lượng thuốc bảo vệ thực vật khi ngấm vào đất sẽ
có ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh vật trong đất. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật cho cây trồng thì có khoảng 50% lượng thuốc tác dụng đến sinh vật gây hại còn
khoảng 50% rơi xuống đất.
Thuốc BVTV gây tác động rất khác nhau đến quần thể vi sinh vật sống trong đất.
Nói chung các hợp chất thuốc bảo vệ thực vật đều thuộc vào loại chất có độc tính,
nếu sử dụng tùy tiện sẽ gây ô nhiễm trong môi trường đất. Các hợp chất thường
được sử dụng là clo hữu cơ, lân hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học... hầu hết các chất
này đều có độc tính cao đối với con người và sinh vật. Các chất bảo vệ thực vật có
thể hòa tan trong nước hoặc không hòa tan và được tạo thành dịch nhữ tương phun
vào đất. Phần dư thừa trông chờ vào hoạt động của vi sinh vật trong đất phân hủy
và làm sạch dần, song nhiều chất trơ rất bền ít bị phân hủy như DDT và 666. Muốn
phân hủy 99% một lượng nhỏ DDT trong đất phải mất 30 năm. Do vậy chất này
tồn tại rất lâu trong môi trường và khuếch tán rộng trong môi trường, đặc biệt môi
trường đất. Các chất bảo vệ thực vật không bị phân hủy sẽ tích lũy ở trong đất và

gây độc đối với cây trồng, có tác dụng xấu(có khi diệt) đến hệ vi sinh vật đất. Điều
này xảy ra thì thật nguy hiểm vì hệ sinh thái đất có thể bị hủy diệt và rất lâu mới có
thể phục hồi được hệ sinh thái này và dù có thể phục hồi lại được cũng không bao
giờ được như cũ.


B. NỘI DUNG
I.

THUỐC TRỪ SÂU

Thuốc trừ sâu là một loại chất được sử dụng để chống côn trùng. Chúng bao gồm
các thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn trùng.
Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp, y tế, công nghiệp và gia
đình. Việc sử dụng thuốc trừ sâu được cho là một trong các yếu tố chính dẫn tới sự
gia tăng sản lượng nông nghiệp trong thế kỷ 20. Gần như tất cả các loại thuốc trừ
sâu đều có nguy cơ làm tham đổi lớn các hệ sinh thái; nhiều loại thuốc trừ sâu độc
hại với con người; và các loại khác tích tụ lại trong chuỗi thức ăn.
Thuốc trừ sâu ở liều thông dụng thường ít tác động xấu đến quần thể vi sinh vật
đất, nhiều khi ở liều này, thuốc còn kích thích vi sinh vật đất phát triển. Nhưng ở
liều lượng cao, thuốc trừ sâu ảnh hưởng xấu đến vi sinh vật đất, kéo dài thời gian
tác động của thuốc (Raglu & Mac Rae,1967; Tu,1970; Wolfe, 1973). Cũng có loại
thuốc trừ sâu ngay ở liều thấp cũng hạn chế sự gây hại của vi sinh vật đất.
- Phân loại:







Thuốc trừ sâu clo hữu cơ
Thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ
Thuốc trừ sâu Carbamate
Thuốc trừ sâu pyrethroit (gốc cúc tổng hợp)
Thuốc trừ sâu sinh học

1. Thuốc trừ sâu Clo hữu cơ
Sau chiến tranh thế giới lần hai, DDT và sau đó là một loạt thuốc trừ sâu hữu cơ
khác ra đời. Do có hiệu lực trừ sâu lớn chưa từng có so với các thuốc trừ sâu vô cơ
và thảo mộc trước đó, các thuốc trừ sâu Clo hữu cơ đã được sản xuất và sử dụng
với một qui mô lớn, đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của ngành Hóa Bảo
Vệ Thực Vật. Công thức hóa học có chứa: Cl, C, H, O, S... . Các thuốc trừ sâu
thuộc nhóm Clo hữu cơ có những đặc điểm chính như sau:
Một số loại thuốc cho hữu cơ thông dụng trước đây
a. DDT (Dichlodiphenyl trichloetan)
- Tên gọi: DDT, POLAZOTOX, NEXOID, GESAROL, ZEDAN


- Dạng chế phẩm thường gặp: 30ND, 75BHN, 10BR, 5H...
- Tên hóa học: 1,1,1- Trichloro- 2,2 bis (p-chlorophenyl) ethane.
- Cấu trúc hóa học:

- Độc tính: LD50 (chuột) = 113mg/kg; thuốc có khả năng tích lũy trong cơ
thể người và động vật, nhất là các mô mỡ, mô sữa, đến khi đủ lượng gây độc thì
thuốc sẽ gây ra các bệnh hiểm nghèo như ung thư, sinh quái thai. DDT độc mạnh
với cá và ong mật. DDT an toàn đối với cây trồng, trừ những cây thuộc họ bầu bí.
Thuốc bị cấm sử dụng.
- Ảnh hưởng: DDT là loại thuốc khó bị phân hủy, muốn phân hủy một lưởng nhỏ
DDT phải mất tới 30 năm, do đó lượng DDT tồn đọng lại trong đất nhiều và
khuếch tán rộng, theo nước trong đất chảy ra sông, suối, ao, hồ ra biển sau đó xảy

ra quá trình bốc hơi và gây mưa, ảnh hưởng lớn đến con ngươi, sinh vật. Lượng
tích lũy trong đất ảnh hưởng rất lớn đến vi sinh vật trong đất. Khi đó hệ sinh thái
của đất có thể bị hủy diệt và khó có thể hồi phục. Một số loài xạ khuẩn có khả năng
phân giải DDT thành dẫn xuất DDD, ở điều kiện yếm khí ngập nước thì DDT bị
phân giải mạnh hơn
b. Actardor 100WP (Imidacloprid)
- Công thức hóa học: C9H10ClN5O2
- Imidacloprid có xuất xứ từ Trung Quốc.
- Cách dùng và liều lượng:thuốc có dạng bột pha nược nên thường phun trực
tiếp lên thực vật và thường được sử dụng với liều lượng 10ml/360 m2 .


Bảng 1:Ảnh hưởng thuốc trừ sâu Actardor 100WP đến vi khuẩn tổng số(10 6
CFU/g đất)
Công thức
CT0
CT1
CT2
CT3

0 ngày
7,96
7,96
7,96
7,96

5 ngày
7,74
6,93
6,80

6,07

10 ngày
7,35
6,97
6,51
6,13

20 ngày
6,73
7,05
6,96
6,72

30 ngày
6,54
7,13
6,25
6,33

60 ngày
6,12
6,44
6,31
5,71

- Trong mẫu đối chứng CT0 sự suy giảm vi khuẩn tổng số có thể do sự suy
giảm của hàm lượng các chất hữu cơ trong đất (chỉ bổ sung phân bón và chất
hữu cơ khi bắt đầu thí nghiệm).
- Trong CT1 vi khuẩn giảm trong 10 ngày đầu thí nghiệm do tác động của

hoạt chất Imidacloprid và có tăng lên trong ngày thứ 20 đến 30. Đến ngày
thứ 60 thì vi khuẩn trở về mức khá cân bằng với mẫu đối chứng. Điều này
chứng tỏ với mức sử dụng hóa chất BVTV Actardor 100WP ở mức khuyến
cáo chỉ ức chế vi khuẩn trong thời gian ngắn, sau đó có tác động kích thích
vi khuẩn sau 20-30 ngày và ổn định sau 60 ngày sử dụng.
- Trong CT2 với liều lượng cao gấp 5 lần mức khuyến cáo thì vi khuẩn tổng
số giảm so với mẫu đối chứng trong 20 ngày đầu thí nghiệm do tác động ức
chế của Imidacloprid ở nồng độ cao có thể kéo dài hơn, ngày thứ 30 đến 60
tăng không đáng kể so với mẫu đối chứng.
- Trong CT3 với liều lượng cao 100ml/360 m2, thể hiện rõ ràng hơn mức độ
ảnh hưởng của hóa chất BVTV Actardor 100WP đối vi khuẩn. Điều này
chứng tỏ ở liều lượng cao hoạt chất Imidacloprid có thể gây ức chế sự phát
triển của vi khuẩn (vi khuẩn tổng số đều giảm so với mẫu đối chứng). Sau


60 ngày thí nghiệm, vi khuẩn tổng số vẫn giảm và chưa trở lại trạng thái cân
bằng so với mẫu đối chứng (xuống còn 5,71x106 CFU/g đất). Tuy nhiên,
trong ngày thí nghiệm thứ 20 vi khuẩn tổng số vẫn có giảm so với mẫu đối
chứng nhưng lại tăng so với các ngày còn lại trong thí nghiệm. Điều này
chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của Actardor 100WP ở liều lượng cao khá phức
tạp, khó xác định.
Bảng 2: Ảnh hưởng của Actardor 100WP tới số lượng xạ khuẩn tổng số
Công thức
CT0
CT1
CT2
CT3

0 ngày
6,82

6,82
6,82
6,82

5 ngày
6,74
6,77
6,85
6,57

10 ngày
6,53
6,96
7,14
6,32

20 ngày
6,46
7,15
7,54
6,15

30 ngày
6,40
8,26
8,10
5,45

60 ngày
6,32

8,94
8,03
6,13

- Trong mẫu đối chứng CT0 cũng tương tự như vi khuẩn tống số xạ khuẩn
cũng có xu hướng giảm theo thời gian thí nghiệm, tuy nhiên mức biến động
không lớn.
- Trong mẫu thí nghiệm CT1 với mức sử dụng liều lượng Actardor 100WP
10ml/360 m2, ta thấy xạ khuẩn có xu hướng tăng theo thời gian thí nghiệm
so với mẫu đối chứng và vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm sau 60 ngày thời
gian thí nghiệm (tăng liên tiếp từ 6,77 x105 đến 8,94 x105 CFU/g đất). Điều
này có thể khẳng định Actardor 100WP ở liều lượng khuyến cáo có khả
năng kích thích sự phát triển của xạ khuẩn.
- Trong mẫu thí nghiệm CT2 với mức liều lượng Actardor 100WP 50ml/360
m2, vẫn thấy tác động tương tự như trong CT1, tuy nhiên mức độ tăng có xu
hướng chậm hơn so với CT0 (tăng từ 6,85 x105 đến 8,03 x105 CFU/g đất).
- Trong mẫu thí nghiệm CT3 với mức sử dụng 100ml/360 m2, lại cho thấy
một diễn biến trái ngược lại so với CT1 và CT2, số lượng xạ khuẩn tổng số
có xu hướng giảm dần theo thời gian thí nghiệm so với mẫu đối chứng (giảm
từ 6,57 x105 xuống còn 5,45 x105 CFU/g đất). Điều này chứng tỏ hóa chất
BVTV Actardor 100WP chỉ có tác dụng kích thích sự phát triển của xạ
khuẩn ở một khoảng nồng độ xác định, ngoài khoảng nồng độ đó lại có tác
dụng ngược lại, ức chế xạ khuẩn phát triển.
c. Chlorofrom


Chlorofrom được coi như là một chất độc đối với môi trường. Trước đây
Chlorofrom còn được sử dụng trong việc gây mê, thường được sử dụng trong phẫu
thuật. Tuy nhiên, người ta nhanh chóng cấm sử dụng vì tính độc của nó, đặt biệt là
khả năng gây ra chứng loạn nhịp tim chết người nhưng sau đó người ta sử dụng

dung môi Cholorofrom để sản xuất thuốc trừ sâu.
- Tên khác: triclorometan và metyl triclorua
- Công thức hóa học: CHCl3

Bảng 2: Ảnh hưởng Chlorofrom đến vi khuẩn tổng số(106 CFU/g đất)
Thí nghiệm của Protocob.V.1982, gồm 3 công thức 3 lần nhắc lại:
1) Đối chứng(không sử dụng thuốc)
2) Sử dụng Clorofrom (100-150mg/lít)
Công thức
nghiệm
Phân tích
sau sử dụng
Sau 5 ngày
Sau 10 ngày
Sau 20 ngày
Sau 30 ngày
Sau 60 ngày
Sau 90 ngày
Sau 120 ngày

thí
Đối chứng

Bón Chlorofrom
(100-150 mg/lít)

100
100
100
100

100
100
100

76.2
81.7
88.2
92.4
108.9
116.2
125.8


Thuốc trừ sâu sinh học
Để dạt hiệu quả cao và lâu dài trong BVTV, đồng thời đảm bảo an toàn cho
con người, các sinh vật có ích, tránh gây ô nhiễm môi trường, sử dụng các chế
phẩm sinh học là một hướng đi mới đầy triển vọng.
Ở phương pháp này, người ta dùng các hợp chất có khả năng làm thay đổi
quá trình phát triển sinh học bình thường của từng cá thể hoặc của cả quần thể côn
trùng theo chiều hướng xấu đối với chúng.
Reasegant 3.6 EC
- Liều dùng: 0,15-0,26L/ha.
- Lượng nước: 500-600L/ha.
- Cách pha phun: pha 1 gói cho bình 16L/sào.

Bảng 4: Ảnh hưởng Reasegant 3.6 EC đến vi khuẩn tổng số(106 CFU/g đất)
Công thức
CT0
CT4
CT5


0 ngày
7,96
7,96
7,96

5 ngày
7,54
7,43
5,80

10 ngày
7,35
7,27
7,11

20 ngày
6,73
6,65
6,56

30 ngày
6,54
7,43
6,35

60 ngày
6,12
6,10
6,06



CT6

7,96

4,97

6,57

6,32

6,05

5,81

Trong 5 ngày đầu thí nghiệm ở công thức CT4 có sự giảm nhẹ so với đối chứng
của vi khuẩn tổng số, tuy nhiên ở các công thức CT5 và CT6 có sự giảm đáng kể
của vi khuẩn tổng số. Điều này chứng tỏ sự nhạy cảm của vi khuẩn với nồng độ
cao của hoạt chất Abamectin trong thuốc trừ sâu sinh học Reasegant 3.6 EC. Ngày
thí nghiệm thứ 10, vi khuẩn tổng số có xu hướng trở về cân bằng với mẫu đối
chứng hơn (với mẫu CT4), các mẫu CT5 và CT6 do hoạt chất Abamectin ở nồng
độ cao nên vi khuẩn chưa kịp phục hồi so với mẫu đối chứng. Từ ngày thí nghiệm
20 trở đi, vi khuẩn tổng số ở cả 3 mẫu CT4, CT5 và CT6 khá cân bằng với mẫu đối
chứng (do hoạt chất Abamectin có khả năng phân hủy nhanh trong môi trường có
ánh sáng). Tuy nhiên với mẫu CT6 với mức sử dụng hóa chất gấp 10 lần khuyến
cáo cho thấy khả năng phục hồi cân bằng chậm hơn so với các mẫu sử dụng hóa
chất thấp. Tóm lại, hóa chất BVTV sinh học Reasegant 3.6EC có tác dụng mạnh
đến sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn trong những ngày đầu thí nghiệm do
độc tính cấp của hoạt chất Abamectin trong thuốc. Tuy nhiên, vi khuẩn trong đất

cũng có khả năng phục hồi khá nhanh sau khi sử dụng loại hóa chất này (đối với
mẫu CT4 chỉ 10 ngày, mẫu CT5 là 20 ngày và CT6 là 60 ngày) do khả năng phân
hủy nhanh của Abamectin trong môi trường.
Ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất Reasegant 3.6 EC tới xạ khuẩn tổng số
Công thức
CT0
CT4
CT5
CT6

0 ngày
6,82
6,82
6,82
6,82

5 ngày
6,74
5,75
4,11
2,21

10 ngày
6,53
6,57
4,23
3,34

20 ngày
6,46

6,25
6,50
4,67

30 ngày
6,40
5,87
5,39
5,78

60 ngày
6,32
5,75
5,18
6,20

Trong 5 ngày đầu thí nghiệm cũng thấy sự giảm mạnh của xạ khuẩn tổng số ở cả 3
công thức thí nghiệm và giảm mạnh nhất ở công thức CT6 (mức sử dụng
150mg/360m2).
Ngày thí nghiệm thứ 10 đã thấy sự phục hồi cân bằng so với mẫu đối chứng của
công thức CT4, ở các công thức CT5 và CT6 cho thấy sự phục hồi chậm do tác
động độc tính của Abamectin vẫn còn hiệu lực. Ở ngày thứ 20 và 30 đã thấy sự
phục hổi của mẫu CT5 với mức sử dụng hóa chất gấp 5 lần khuyến cáo (phục hồi


vào ngày thứ 20 và có xu hướng giảm dần do nguồn hữu cơ giảm), tuy nhiên mẫu
CT6 vẫn chưa có khả năng phục hồi so với đối chứng. Tuy nhiên ở ngày thứ 60 số
lượng xạ khuẩn đã được phục hồi của mẫu CT6 với mức sử dụng hóa chất sinh học
cao. Điều đó chứng tỏ Reasegant 3.6EC đã bị phân hủy và không còn tác dụng độc
đối với sinh vật đất.


II.

THUỐC TRỪ CỎ
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại những
lợi ích to lớn cho loài người.Ở các nước trên thế giới, ngay từ khi có sự ra đời
của thuốc trừ cỏ đầu tiên là 2,4D, việc sử dụng chúng đã trở nên khá phổ biến
và có thể coi là một biện pháp không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Ở
nước ta, mặc dù thuốc trừ cỏ đã bắt đầu được sử dụng từ cuối thập kỷ 60 nhưng
trong những năm gần đây, do quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông
nghiệp ngày càng cao do đó thuốc trừ cỏ ngày càng được nông dân quan tâm và
sử dụng nhiều hơn. Năm 2010 lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng ở nước ta là
28.169 tấn, chiếm 38,8% tổng lượng thuốc BVTV và cao gấp 4,2 lần so với
lượng dùng của năm 2000 (N. H. Sơn, 2011). Bên cạnh tác dụng tích cực, các
thuốc trừ cỏ cũng có thể gây nên những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái đồng
ruộng đặc biệt là các nhóm sinh vật chức năng như động vật thuỷ sinh, vi sinh
vật đất hay các loài côn trùng thiên địch bắt mồi nếu không được sử dụng một
cách hợp lý (Crossy, 1983). Gần đây, do sự gia tăng về mức độ sử dụng thuốc
trừ cỏ, nhiều nhà quản lý, nhà chuyên môn và nông dân băn khoăn liệu các
thuốc trừ cỏ ảnh hưởng thế nào đến dinh dưỡng, thành phần cơ giới đất, hệ vi
sinh vật đất và các loại vi sinh vật có ích.Tất cả những thuốc trừ cỏ đang được
sử dụng ở nước ta đều là những hợp chất hữu cơ tổng hợp.
Những thuốc trừ cỏ thông dụng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thường ít
độc hơn với người và gia súc so với thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh.Tuy nhiên
không ngoại trừ có một số ít thuốc trừ cỏ có độ độc thấp như thuốc Paraquat.


Thuốc trừ cỏ dại là nhóm thuốc BVTV dễ gây hại cho cây trồng hơn cả. Chỉ
một sơ xuất nhỏ như chọn thuốc không thích hợp, sử dụng không đúng lúc,
không đúng liều lượng, không đúng cách, … là thuốc dễ có khả năng gây hại

cho cây trồng.
1. Thuốc trừ cỏ 2,4D: (thuộc nhóm Fenoxy)

2,4 – điclophenoxyaxetic

Thuốc trừ cỏ hoạt chất 2,4 D (trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được
phép sử dụng ở Việt Nam có 21 tên thương mại như AD 600DD, Anco
720DD, Rada 80WP…) là thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, có tác động kích
thích sinh trưởng thực vật, diệt trừ các loại cỏ năn, lác và lá rộng cho các cây
trồng hòa bản như lúa, ngô, mía. Ngoài việc sử dụng trừ cỏ cho cây trồng,


2,4 D còn dùng với liều lượng thấp để kích thích sự phát triển của cây, kích
thích ra rễ trong chiết cành, giâm cành.
Thuốc trừ cỏ hoạt chất 2,4 D thường sử dụng ở dạng muối Natri (Na), amine
và ester. Muối 2,4 D-dimethyl amine độc với mắt, xếp vào nhóm độc I, các
2,4 D khác xếp vào nhóm độc II. Về độ độc cấp tính đối với động vật máu
nóng, trị số LD50 (liều lượng ít nhất có thể gây chết tức thời 50% số cá thể
đối với chuột) của acid 2,4 D là 699mg/kg, muối Na là 500-805 mg/kg, muối
dimethyl amine là 949 mg/kg, các ester khác là 896 mg/kg. Dư lượng tối đa
cho phép của 2,4 D mà không gây hại đến cơ thể người và vật nuôi khi ăn
hạt lúa là 0,5 mg/kg. Thời gian cách ly của 2,4 D được quy định từ ngày
phun thuốc lần cuối đến ngày thu hoạch đối với hạt lúa là 42 ngày.
Trong các sản phẩm 2,4 D thường có một số lượng chất Chloro phenol
không được tổng hợp hết (gọi là Phenol tự do) tạo nên mùi nặng khó chịu
của 2,4 D. Trong tự nhiên, Chlorophenol tồn tại tương đối lâu và có thể
chuyển hóa thành chất Dioxin. Chất Dioxin có khả năng kích thích tế bào
ung thư phát triển, gây đột biến tế bào và dị dạng cơ thể người và động vật
máu nóng. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, hàm lượng
Chlorophenol trong các chế phẩm 2,4 D dùng trong nông nghiệp không

được vượt quá 0,3% (3g/kg).
2. Thuốc trừ cỏ Dalapon (thuộc nhóm những dẫn xuất của axit Alifatic)
- Tên thông dụng: dalapon.
- Tên hóa học: 2-2 dichlo propionic acid (ngoài ra thuốc còn được sản xuất ở
dạng muối natri: 2-2 dichlo propionate sodium).
- Công thức hóa học: C3H4Cl2O2 hoặc C3H3Cl2O2Na.
- Độc tính: ít độc LD50 = 9.330 mg/kg, thuốc gây ngứa và đôi khi làm lột da.
Là loại thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, nhóm dẫn xuất alifatic, do công ty Pepro
(Pháp) tìm ra từ năm 1944. Thuốc dạng bột hòa nước, có màu trắng đến trắng
ngà và dễ hòa tan trong nước và dung môi hữu cơ. Trong dung dịch nước ở
nhiệt độ 25oC thuốc ít phân hủy, khi nhiệt độ trên 50oC bị phân hủy nhanh tạo
thành rượu ethylic và axít clohydric dẫn đến mất tác dụng và ăn mòn kim loại.
Vì vậy khi đã pha thuốc cần dùng ngay, không để qua ngày. Ngoài ra thuốc


cũng dễ hút ẩm làm chảy nước và chuyển qua màu nâu, cho nên cần bảo quản
thuốc nơi khô ráo và bao bì kín.
Dùng trừ cỏ hòa bản và ít có hiệu quả với cỏ lá rộng. Trong thời gian xử lý cần
ẩm độ không khí cao (giúp thuốc được hấp thu tốt hơn) và cỏ sinh trưởng mạnh.
Dalapon nên phun ở nồng độ 0,75 - 1,0% và phun 2 - 3 lần với chu kỳ 2 - 3
tuần/lần. Nếu chỉ phun một lần ở liều lượng cao, thuốc phá hủy mạch dẫn của lá
làm ngăn cản quá trình lưu dẫn thuốc xuống rễ, thân ngầm. Ngoài ra do thuốc
dễ bị mưa rửa trôi, nên tránh mưa ít nhất 6 giờ sau khi xử lý. Sau khi xử lý,
thuốc mau phân hủy bởi nhiều loại vi sinh vật, riêng với cây cao su thuốc không
gây hại cho những bộ phận đã hóa nâu, nhưng gây cháy lá và chết chồi non.
Liều dùng diệt cỏ tranh 20 - 22,5 kg/ha.
- Các dạng thương phẩm: Dalapon 80WP, Basfon 80WP, Target 80WP
(dalapon + asulam).
Ví dụ:
Bảng 5: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đối với vi sinh vật đất

( Nguyễn Đường, ĐHNN1,1979, đơn vị 106 /gam trên đất khô kiệt)

Loại
thuốc

Lần
phun

Vsv
Vsv
hảo khí yếm
khí

Nấm

Xạ
khuẩn

Azotobacter Vi
khuẩn
NO3-

2,4D

1

16.69

7.0


0.08

0.07

0.12

0.22

2

51.20

7.0

0.08

0.09

0.15

0.38

3

59.70

6.0

0.05


0.09

0.17

0.60

1

53.2

3.0

0.07

0.1

0.14

0.03

2

59.7

3.0

0.06

0.13


0.16

048

3

68.3

3.0

0.04

0.1

0.17

0.60

Simazine 1

45.1

5.0

0.07

0.08

0.15


0.25

Dalapon


2

42.8

4.0

0.07

0.08

0.12

0.21

3

39.6

4.0

0.05

0.06

011


0.21

Không
0
sử dụng
thuốc
(đối
chứng)

66.7

8.0

0.08

013

0.16

0.33

C. TÁC ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT BVTV ĐẾN VI SINH VẬT ĐẤT
Thuốc BVTV không chỉ có tác dụng gây độc đến dịch hại cây trồng, mà trong
quá trình lưu thông, sử dụng nếu không có những biện pháp ngăn ngừa thích
hợp, thuốc có thể gây độc cho người, sinh vật có ích và môi trường sinh
sống.Hóa chất BVTV sinh học có tác động theo chiều hướng nhất định đến
VSV đất trong thời gian ngắn, quá trình phục hồi của VSV nhanh. Ngược lại,
các tác động của hóa chất BVTV hóa học khó xác định, ảnh hưởng lớn đến sự
thay đổi thành phần của VSV trong đất và ở mức sử dụng cao khả năng phục

hồi của VSV là chậm.
Dù xử lý bằng phương pháp nào, cuối cùng thuốc BVTV cũng đi vào đất, tồn
tại ở các lớp đất khác nhau, trong các khoảng thời gian không giống nhau.
Trong đất thuốc BVTV thường bị vi sinh vật đất phân giải hay bị đất hấp phụ
(bị sét và mùn hút). Nhưng có nhiều loại thuốc có thời gian phân huỷ dài, khi
dùng liên tục và lâu dài, chúng có thể tích luỹ trong đất một lượng rất lớn.
Thời gian tồn tại của thuốc ở trong đất được gọi là độ bền hóa học (chemical
persistent).Bao giờ tính bền hóa học cũng dài hơn độ bền sinh học. Nhiều hợp
chất hóa học có thể tồn tại dưới dạng liên kết không gây được tác động sinh
học, hoặc tồn ở dạng thông thường, nhưng ở lượng thấp, tuy có thể phát hiện
bằng phương pháp hóa học, nhưng không đủ thể hiện hiệu lực của chúng với
sinh vật.
Tác động của thuốc BVTV đến hệ vi sinh vật (vi sinh vật) đất


Để đánh giá khả năng tồn tại của thuốc trong đất, người ta thường dùng chỉ tiêu
Thời gian bán phân huỷ (half life), được ký hiệu bằng trị số DT50 (Disappeared
time - DT: thời gian bị biến mất): là khoảng thời gian tính bằng giờ, ngày, tuần,
tháng, năm kể từ khi hoạt chất được đưa vào đất đến khi hàm lượng chỉ còn một
nửa lượng thuốc đưa vào.
Trị số DT50 của một loại thuốc phụ thuộc vào bản chất hóa học, các phản ứng
hóa học có thể xảy ra, mức độ hoạt động của vi sinh vật đất và các nhân tố môi
trường (tính chất đất, nhiệt và ẩm độ đất, điều kiện thời tiết). Tuy nhiên trong
những điều kiện xác định, trị số DT50 khá ổn định.
Căn cứ vào trị số DT50, Briggs (1976) chia độ bền của các thuốc BVTV thành
4 nhóm:
1. Rất bền: DT50 > 26 tuần
2. Bền lâu: DT50 = 6-26 tuần
3. It bền: DT50 = 2-6 tuần
4. Không bền: DT50 < 2 tuần

Trị số LD50 chỉ cho biết xu thế bền vững của một loại thuốc BVTV ở trong đất,
giúp so sánh độ bền của các thuốc với nhau trong cùng một điều kiện.Nhưng
chỉ tiêu này có nhiều hạn chế.
Dư lượng thuốc BVTV trong đất tồn tại dưới 2 dạng:
1. Dư lượng liên kết
2. Dư lượng tự do
Các thuốc BVTV, đặc biệt là thuốc trừ cỏ có thời gian tồn tại lâu, có thể gây hại
cho cây trồng nối tiếp (thậm chí 1-2 năm sau), hoặc làm cho cây trồng vụ sau
trở nên mẫn cảm hơn với thuốc, dẫn đến năng suất và chất lượng cây bị ảnh
hưởng.
- Thuốc BVTV có thể tác động xấu đến quần thể vi sinh vật sống trong đất,
làm giảm khả năng cải tạo đất. Nhưng ở dạng tự do, thuốc cũng dễ bị các loài vi
sinh vật phân huỷ.


- Sự có mặt lâu dài của một loại thuốc BVTV ở trong đất có thể kìm hãm sự
phân huỷ các thuốc BVTV khác.
Thuốc BVTV có thể gây ô nhiễm bề mặt đất và mạch nước ngầm.
vi sinh vật đất (gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo, nguyên sinh động vật) giữ
vai trò chủ yếu trong quá trình chuyển hóa vật chất trong đất. Số lượng và thành
phần của vi sinh vật đất phản ánh độ phì nhiêu của đất và ảnh hưởng trực tiếp
đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Thuốc BVTV gây tác động rất khác nhau đến quần thể vi sinh vật sống trong
đất.
Thuốc trừ sâu ở liều thông dụng thường ít tác động xấu đến quần thể vi sinh vật
đất, nhiều khi ở liều này, thuốc còn kích thích vi sinh vật đất phát triển. Nhưng
ở liều lượng cao, thuốc trừ sâu ảnh hưởng xấu đến vi sinh vật đất, kéo dài thời
gian tác động của thuốc (Raglu & Mac Rae,1967; Tu,1970; Wolfe, 1973). Cũng
có loại thuốc trừ sâu ngay ở liều thấp cũng hạn chế sự gây hại của vi sinh vật
đất.

Thuốc trừ bệnh tác động mạnh đến quần thể vi sinh vật đất. Các sinh vật có ích
như vi khuẩn nitrite và nitrate hóa, vi khuẩn phản nitrate, vi khuẩn cố định đạm,
vi khuẩn phân giải chitin rất mẫn cảm với thuốc trừ bệnh (cả thuốc trừ bệnh
xông hơi lẫn thông dụng). Nhiều nấm đối kháng như nấm Trichoderma viride
chống chịu được nhiều loại thuốc trừ bệnh (Ruhloff & Burton 1954;
Martin,1957; Domsh, 1959; Brown, 1978).
Thuốc trừ cỏ tác động rất khác nhau đến quần thể vi sinh vật đất, tuỳ theo loại
thuốc, liều lượng dùng và nhóm sinh vật. Một số thuốc trừ cỏ chỉ tác động xấu
đến một số nhóm vi sinh vật này, nhưng lại ít ảnh hưởng đến các các nhóm vi
sinh vật khác. Thuốc trừ cỏ tác động chọn lọc thường chỉ kìm hãm tạm thời đến
vi sinh vật đất. Sau một thời gian bị ức chế, hoạt động của sinh vật đó lại được
phục hồi, đôi khi một số loài nào đó còn phát triển mạnh hơn trước (Kearney,
1965; Bộ môn Vi sinh, trường Đại học Nông nghiệp I Hà nội,1970). Nhìn
chung, ở liều trừ cỏ, thuốc không tác động xấu đến hoạt động của vi sinh vật đất
(Zemaneck, 1971; Fryer & Kirland, 1970; Nguyễn Trần Oánh, 1983).
D. KẾT LUẬN


Mức độ tác động thuốc bảo vệ thực vật đến vi sinh vật phụ thuộc vào 3 yếu tố
chính đó là:
• Loại thuốc
• Nồng độ sử dụng
• Phương pháp sử dụng
Do đó khi đưa vào môi trường các loại thuốc BVTV ta cần chú ý các yếu tố trên
sao cho phù hợp, nhằm đảm bảo không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng tới mức tối
thiểu nhất các tác hại mà thuốc BVTV gây cho vi sinh vật bởi hệ sinh thái vi
sinh vật có vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp và đó cũng là hệ sinh
thái khó phục hồi nhất khi bị tác động quá mức hoặc nếu có hồi phục lại thì hệ
sinh thái đó cũng không thể trở lại như ban đầu.
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình hóa bảo vệ thực vật(Ts. Trần Văn Hải)
- Cơ sở khoa học trong công nghệ bảo vệ môi trường (Trần Cẩm Vân)
- Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
- Từ điển Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật…, thư viên Lương Đình Của, Đại Học
Nông Nghiệp Hà Nội.
2.Tài liệu Internet:
/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09
vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghie
psite/bagiambatang/sudung24d
/> />



×